1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến lược phát triển bóng đá trẻ ở Việt Nam

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi newinvestor, 05/01/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. newinvestor

    newinvestor Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/05/2009
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    1
    Đặt vấn đề:
    Bóng đá trẻ là nơi nuôi dưỡng và đào tạo đối ngũ kế cận cho bóng đá Việt Nam. Các cầu thủ trẻ là niềm hy vọng cho tương lai tươi sáng của bóng đá nước nhà, để thực hiện giấc mơ châu lục và xa hơn nữa. Không có nền bóng đá trẻ phát triển, Chúng ta không thể duy trì thành tích cao tại khu vực cũng như tiến ra đấu trường lớn. Tuy nhiên, xu thế đáng buồn của bóng đá Việt Nam thời gian qua là sự thiếu vắng các gương mặt mới, chính sách ăn xổi trong việc nhập tịch cầu thủ ngoại của các câu lạc bộ cũng như sự lúng túng trong việc tìm kiếm, phát hiện, đào tạo và nuôi dưỡng các tài năng trẻ. Vậy, tôi mở topic này hy vọng chúng ta cùng thảo luận để xây dựng một chính sách phát triển tài năng bóng đá có hệ thống, xuyên suốt và khoa học.
  2. sexmovie

    sexmovie Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/10/2008
    Bài viết:
    2.895
    Đã được thích:
    1.172
    Thú vị đấy, đây cũng là 1 góc độ có thể đưa lên báo điện tử. Mời các bác vào đóng góp quan điểm.
  3. ThangUS

    ThangUS Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/12/2008
    Bài viết:
    1.048
    Đã được thích:
    6
    Đào tạo cầu thủ trẻ không thể thiếu các kỹ năng cơ bản sau đây:
    -Kỹ năng đục phá máy ATM.
    -Kỹ năng chích choác bồ đà, thuốc phiện.
    -Kỹ năng đá gái.
    -Kỹ năng chém chân chặt giò.
    -Kỹ năng đá vào lưới nhà.
    -Kỹ năng lừa thầy phản bạn.
    -và các kỹ năng khác.
    Đơn vị đào tạo rất tốt công việc này là Sông Lam Nghệ An. Chúc mừng.
  4. XiaoTong

    XiaoTong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/10/2010
    Bài viết:
    1.504
    Đã được thích:
    995
    Muốn đào tạo bóng đá trẻ , thì trước hết phải nâng cấp cơ sở hạ tầng trước tiên. Các trường học từ cấp 1 - cấp 3 ở VN phải có hạ tầng rộng hơn. Để ít nhất trường học công có 1 sân vận động phục vụ cho điền kinh và Bóng đá.

    Liên đoàn có thể tổ chức các giải thi đấu hàng năm từ vòng loại cho đến vòng chung kết của các cấp trường này trên toàn quốc.

    Muốn phát triển bóng đá , và đào tạo qua lò đào tạo chuyên nghiệp bắt buộc phải đưa được Bóng đá vào học đường. Hàn Quốc và Nhật Bản từng đi qua con đường này.
  5. newinvestor

    newinvestor Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/05/2009
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    1
    Theo quan sát của tôi, hiện tại hệ thống phát triển bóng đá trẻ của VN gồm:
    - Các trường thể dục thể thao (trường 10/10, Từ Sơn Bắc Ninh ...) đào tạo bóng đá cho trẻ em dạng phong trào.
    - Các câu lạc bộ bóng đá (HAGL, Viettel, SLNA, Đà Nẵng, Đồng Tháp...)
    - Trung tâm huấn luyện quốc gia
    (Nếu thiếu, mong các bạn bổ sung thêm)
    Các giải đấu trong hệ thống được VFF tổ chức:
    - Nhi đồng (VFF) (Giải U1): tập hợp các cậu bé từ các trường năng khiếu của các tỉnh, đá theo địa phương. Giải đấu được tài trợ bởi các công ty, tổ chức. Vì vậy, giải được đổi tên liên tục theo tên của nhà tài trợ. Giải thường tổ chức vào tháng 6 - 8, do đây là thời gian các cháu được nghỉ hè.
    - Thiếu niên (U13): Dành cho các cháu thiếu niên. Hình thức tổ chức như giải Nhi đồng nhưng khác biệt là thi đấu trên sân cỏ thật.
    - Giải U15: giải gồm vòng loại và vòng chung kết. Sau vòng loại chọn 8 đội để đá vòng chung kết chia làm 2 bảng. Các đội bóng cỏ thể là địa phương hoặc câu lạc bộ. Giải cũng thi đấu vào khoảng từ tháng 6 - 8 hàng năm trong khoảng 15 ngày. Thi đấu tập trung tại một địa phương.
    - Giải U17: Giải thi đấu vòng loại, chọn 8 đối để đá vòng chung kết. Vòng chung kết được tập trung tại một địa phương trong khoảng thời gian 15 ngày (tháng 6 - 8). Các đội bóng tham dự có thể là câu lạc bộ bóng đá, các địa phương.
    - Giải U19 (có giải nam và giải nữ): Các giải trước không có nữ. Giải cũng gồm vòng loại và vòng chung kết. Vòng chung kết có 8 đội tham dự. Các đội tham dự là các câu lạc bộ bóng đá. Giải tổ chức vào khoảng từ tháng 2 - 5 hàng năm.
    - Giải U21: (chỉ có giải nam). Giải gồm vòng loại và vòng chung kết. Vòng chung kết có 8 đội. Sau khi kết thúc vòng chung kết sẽ tuyển chọn các tuyển thủ có chất lượng từ các đội tham dự để đá giải U21 quốc tế.
    Trên đây là tóm lược hệ thống bóng đá trẻ Việt Nam. Rất mong các bạn cho ý kiến bổ sung cũng như phân tích về hệ thống này.
  6. hungbarca

    hungbarca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2004
    Bài viết:
    1.087
    Đã được thích:
    1
    Rất phi thực tế! Giờ người ta cắt đất để bán, chứ chẳng ai dành đất cho mấy đứa nhóc đá banh. Cái lợi tiền bạc bây giờ được đặt lên trên hết, ở VN ai ai cũng nhìn cái ngắn hạn.

    Đào tạo cầu thủ trẻ là 1 qui trình cực kì tốn kém trong tình hình kinh tế xã hội VN, cho nên người ta vẫn cứ bỏ tiền ra mua cầu thủ về hơn là tự mình đào tạo. Trừ phi VFF ra luật, chứ không thì không một ai chịu làm.

    Có những kẻ có quyền làm luật nhưng chỉ dùng thứ đó làm lợi cho bản thân. Nếu anh biết làm luật 1 cách khôn khéo, anh sẽ lái con thuyền bóng đá VN đi đúng hướng.

    Những đề xuất đơn giản của tôi:
    1. Bắt đầu từ mùa 2015, mỗi đội V-League và hạng nhất phải có ít nhất 3 cầu thủ do chính CLB đào tạo.
    2. Nâng kinh phí dự giải của mỗi đội V-League lên thêm nữa (đội nào thiếu là cho xuống hạng, thế là bọn nào nghèo phải biết chủ động hơn đi tìm tài trợ, không thì xuống hạng cho kẻ khác đá).
    3. Cử 1 lứa HLV sang học việc đào tạo căn bản ở nước ngoài (tốt nhất là môi trường châu Âu như Đức, Pháp...).
  7. Agalloch

    Agalloch Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2008
    Bài viết:
    874
    Đã được thích:
    2
    Đúng rồi, các CLB ở Anh mỗi mùa giải đều phải đăng ký có ít nhất 3 em trưởng thành từ lò của CLB(Home-ground), 8 em nữa hình như phải đá ở CLB trước 21 tuổi thì phải (em chơi FM thấy thế nhưng ko biết hiểu có đúng ko). Các CLB bây h vung tiền mua cầu thủ chỉ để PR cho thương hiệu của doanh nghiệp chủ quản chứ chả quan tâm đến đội bóng đá đấm thế nào và tương lai phát triển của CLB đâu.
  8. XiaoTong

    XiaoTong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/10/2010
    Bài viết:
    1.504
    Đã được thích:
    995
    Chính vì cái nhìn kiểu của cậu mà ai cũng nghĩ nó phi thực tế. Thực tế là gì , muốn phát triển bóng đá trẻ, thì phải tìm ra các đứa trẻ có tiềm năng. Không đưa bóng đá vào nhà trường . Thì làm cách nào để bọn trẻ con nó có điều kiện tiếp xúc với Bóng Đá và bộc lộ năng khiếu ???

    Hay chỉ có con nhà nòi , hoặc 1 số ông bố thích bóng đá thì hướng con vào nghiệp Bóng Đá.

    Ở Nhật , đất người ta chật hơn Việt Nam nhiều , người ta vẫn làm được. Lý do chẳng qua là người lớn hám tiền, ko biết tạo sân chơi, hoặc hướng con em vào các hoạt động thể thao , bình dân mà có lợi cho thể chất thôi.

    Ở Thành phố khó có đất , chả lẻ ở tỉnh , ở quê , ở nông thôn . Không có đất để xây dưng trường rộng hơn??

    1 cái sân vận động mini cho bóng đá 7 người ????
  9. mankichi0106

    mankichi0106 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/06/2008
    Bài viết:
    1.492
    Đã được thích:
    1.373
    Chỉ có 1 con đường: Cần nhiều hơn nữa những học viện bóng đá tâm huyết - chịu đầu tư - có chiều sâu - và nhất là chịu nhìn về tương lai==> Học viện JMG là 1 điển hình

    Học viện này khác với các trung tâm còn lại ở 1 điểm rất lớn đó là nó hoạt động theo mô hình tư nhân, do ông bầu làm kinh tế giỏi đứng ra đầu tư, lãnh đạo....Nên họ làm một cách nghiêm túc vì lợi nhuận của họ + lợi ích bđ nc nhà + và niềm yêu thích bđ...
    Chứ ko như những trung tâm của công...Của công mà--->kiếm được chút nào hay chút đó...Từ trên xuống 1tỷ đồng (ví dụ)...nhưng lấy số tiền đó để làm mục đích phát triển bóng đá thì còn được bao nhiêu? xhcn là z? rất khó để mà hy vọng, để mà phát triển...Chỉ hy vọng những người có tâm với bóng đá mà làm bóng đá thôi (mặc dù họ cũng vì lợi ích của họ), nhưng bên cạnh đó cũng đem lại lợi ích cho xã hội nếu người đó biết nhìn về tương lai, yêu bóng đá thật sự...
    Còn hy vọng vào những cái bộ như TDTT, VFF thì quên đi, ngủ cho khỏe..........
  10. loyallance

    loyallance Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2009
    Bài viết:
    570
    Đã được thích:
    368
    -Tui không đặt hi vọng VFF làm được gì vì cái loạn đá xấu không dẹp được. Trong VFF còn có người có tư duy mua suất lên hạng rồi dời 1 đội bóng vào SG, ngay cả giờ NaviBankSG mua các cầu thủ top về cũng là chỉ xây nhà từ nóc, khác hẳn tuyển TBN dựa vào Real,Barca, Đức dựa vào Bayern...Đa số mấy ông VFF chỉ dám ngồi yên giữ ghế, có ông nhiệt tình+dốt nát= phá hoại.

    - Việc đầu tiên là mướn GDKT người nước ngoài vai trò như ông Rainer đã làm, bóng đá VN đi xuống khi ông ấy về Đức
    -Cố gắng mang đá bóng vào học đường, ai học đá banh thì khỏi học thề dục.Sân trường nhỏ thì ngày thường luyện kỹ thuật, thể lực, weekend thì tổ chức bus ra sân ngoại ô đá.Nếu trường nào cũng có nhu cầu thì khắt sẽ có người đầu tư sân. Mà mấy trường cấp 3 như LHP, NTMK,Marrie Curie... đều có sân lớn, nhưng toàn cấm chạy nhảy.
    -Dẹp bớt tennis, bóng rổ, bóng ném hoặc làm sân đa năng cho đỡ tốn chỗ:P, thích tennis thường là người có điều kiện , ra ngoại ô mà đánh nhường chỗ cho bọn nhỏ .22 người đóng tiền sân sẽ kiếm được nhiều hơn 4 người đánh tennis :P. Mà chỉ trong thành phố mới phải vậy. Quan trọng nhất là tạo điều kiện cho các em nhỏ có thể theo đá banh.

    Người VN thích bằng cấp, không tách đá banh và học hành được mà nên tìm cách gắn 2 cái lại với nhau, xem như là 1 con đường khác để có nghề. Ai theo đá banh không nổi thì cố học, ai học không nổi thì cố đá banh, theo không nổi đá banh và học thì học nghề. Phải tạo con đường để người ta theo.

Chia sẻ trang này