1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến lược quân sự mới của Ấn Độ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi xetangquansu, 14/02/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. xetangquansu

    xetangquansu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2003
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Chiến lược quân sự mới của Ấn Độ

    Ấn Độ đang lên kế hoạch triển khai 1 chuơng trình tăng cường quân sự quan trọng kéo dài trong 20 năm, đặc biệt là khả năng trên biển
    1)Mục têu trở thành cường quốc
    Quyết định công khai phát triển vũ khí hạt nhân năm 1998 xuất phát từ mong muốn được coi là 1 cường quốc lớn trên thể giới. Chính phủ Ấn Độ đã quyết định theo đuổi 1 chương trình kéo dài trong 20 năm để hoàn thành mục tiêu trở thành 1 cường quốc có ảnh hưởng khắp ấn độ dương, vịnh ả rập và toàn châu á. Chương trình này được xây dựng trên hệ tư tưởng của Ấn Độ về các vấn đề an ninh khu vực ở ấn độ dương. Điêù Ấn Độ hướng đến nữa là làm sao để Pakistan tụt lại đằng sau như một quốc gia không quan trọng và không còn đe dọa những lợi ích sống còn của Ấn Độ. Tháng 11-2003, thủ tướng Ân Độ Atal Bihari Vajpayee đã chỉ thị cho các nhà hoạch định kế hoạch của nước này soạn thảo những chiến lược phòng thủ mang tầm vóc khu vực và quốc tế. Ấn Độ tìm kiếm sự hợp tác mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực phong thủ cũng như trao đổi thông tin tình báo về các hoạt động khủng bố với các nước tring khu vực vịnh Pecxich, Nam Á và Trung Á. Sự hợp tác nay diễn ra thông qua việc tăng cường các cuôc trao đổi, tập trận chung và chia sẻ các vấn đề quốc phòng với các nước đặc biệt là Mỹ.
    Từ nay cho đến năm 2013, Ấn Độ tăng cường hợp tác quân sự với Malaysia, Indonesia, Singapo, Thái Lan... cũng như hợp tác hải quân với các nước châu Phi, UEA., và các quốc gia khác trong vùng vịnh. Ấn Độ còn tăng cường về hỗ trợ về cơ sơ hạ tầng, hậu cần và vũ khí cho Myanma nhằm ngăn chặn những hoạt động của Trung Quốc tại đó. Tất cả các quân chủng cuả Ấn Độ hiện nay đang thực hiện tăng cường mạnh mẽ cac vũ khí thông thường, vũ khí hạt nhân và chuẩn bị các hệ thống phòng thủ để chống lại các tên lửa hạt nhân thông qua việc cải tiến các hệ thống thông tin liên lạc và trinh thám. Tháng 4-2003, Ấn Độ đã công khai chủ trương triển khai quân đội phan ứng nhanh tới các nước xung quanh Ấn Độ Dương nhằm tạo 1 cái ô phòng thủ cho những nước này nhưng kế hoạch này không thể thực hiện được do Ấn Độ thiếu máy bay tầm xa và bay nhanh có khả năng tiếp nhiên liêu trên khôn, loại máy bay cảnh báo sớm va chỉ huy trên không, máy bay lên thẳng tiến công, tàu sân bay.
    2)Tăng cường mua bán vũ khí với nước ngoài
    Ngành công nghiệp quốc phòng của Ấn Độ không có khả năng cung cấp vũ khí trong nước đã đẩy ÂĐ vào tư thế tương đối bất lợi so với Trung Quốc, nước đang cố triển khai sức mạnh quan trọng của họ ở khu vực Ấn Độ Dương. Do đó. Ấn Độ đang hợp tác với các công ty cung cấp vũ khí nước ngoài nhằm tăng cường cá khả năng triển khai sức mạnh của ÂĐ và đa dạng hóa các nguồn cung cấp vũ khí, trnáh phụ thuộc quá nhiều vào Nga. Qua đó, ÂĐ còn muốn thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng hiện nay của ÂĐ đang tụt hậu trỏ nên có sức canh tranh hơn, có khả năng chế tạo những vũ khí có công nghệ cao phục vụ quân độiÂĐ cúng như phát triển ra thị trường quốc tể mà ÂĐ sẽ là 1 nước xuất khẩu vũ khí lớn.
    Từ những loại vũ khí mà hải quân ÂĐ đang tìm kiếm cho thấy ÂĐ có những tham vọng rất lớn, trong đó có việc tìm thế đối trọng với Pakistan và Trung Quốc. Điều này cũng phản ánh mục tiêu biến lực lượng hải quân của ÂĐ trở thành 1 lực lượng hoạt động rộng khắp Ấn Độ Dương. ÂĐ phải chi tới 20 tỷ USD để mua các tàu sân bay, tàu ngầm, máy bay trinh sát trên biển và nhiều thiết bị khác. Các quan chức quân sự ÂĐ cũng cho rằng nước này phải tăng cường khả năng phóng tên lửa tầm xa có thể bằn trúng mục tiêu cách 2.500 km nhằm đánh trả khi bị tấn công nhằm cân bằng lại với việc tăng cường sức mạnh hải quân của Pakistan và Trung Quốc có nguy cơ đe dọa nước này. Nhiều tàu ngầm Agosta 90-B cùng 3 máy bay tiến công trên biển Orion P-3C được trang bị tên lửa của Pakistan có thể tiến hành các hoạt động phong tỏa trên biển của ÂĐ. Hạm đội Trung Quốc vấn đang ngày càng có khả năng triển khai sức mạnh ở Ấn Độ Dương .Ở ĐNÁ và trong vùng biển với Malacca, ÂĐ chú tâm đến những lợi ích đang tăng lên của Trung Quốc. ÂĐ giờ đang mong muốn có được 1 vị trí và khả năng tương tự.

Chia sẻ trang này