1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến lược tăng ??" giảm giá

Chủ đề trong 'Ý tưởng - Sáng tạo' bởi thoigianquyetdinh, 17/04/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thoigianquyetdinh

    thoigianquyetdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    288
    Đã được thích:
    0
    Chiến lược tăng ?" giảm giá

    Cửa hàng nọ có một chiến lược bán hàng rất giỏi. Lúc đầu họ tăng giá các mặt hàng lên 10%, nửa năm sau lại giảm giá đã tăng xuống 10%. Họ làm vậy thì bán khá chạy, mà doanh số vẫn không bị ảnh hưởng nhiều.

    Bạn tính giúp là trước khi tăng và sau khi hạ giá, giá thành của sản phẩm có biến động gì không?

    đáp án
    http://www.megaupload.com/?d=TM2D4HXI
  2. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Cái này nên ở box Marketing .
    Tạm trả lời bạn:
    Các mặt hàng rau cỏ thì giá bán thay đổi hàng ngày, hoặc 2-3 ngày,
    hoặc một tuần, để phù hợp lối sống làm việc và đi chợ của dân quanh
    vùng. Ví dụ, ở nhà quê thì phiên chợ vào đầu tháng và ngày rằm, còn
    ở thị trấn và thành phố thì cuối tuần. Ban sáng rau tươi thì cao giá
    nhất, rồi chợ chiều thì hạ giá đi. Ở Mỹ thì mỗi khi chưa có rau quả
    mới về kho thì giá hơi cao một chút, nhưng sắp có hàng về thì đột
    ngột hạ thật thấp giá xuống, bán đổ bán tháo đi, và khi có hàng rau
    quả mới về thì giá hơi xuống, nên lúc này một mặt hàng có 2 loại mới
    và cũ với giá cả khác hẳn nhau. Trong lúc mặt hàng này lên giá thì
    mặt hàng kia giảm giá, khiến cho người đi chợ mua rẻ một loại rau, thì
    phải mua đắt một loại trái, củ, hay rau thơm. Chả lẽ thấy mấy thứ này
    hơn đắt lên giá thì bỏ về đi chợ khác hay sao?
    Cửa hàng bán đồ may mặc và giày dép thì tăng giảm giá theo mốt thời
    trang và theo mùa. Ví dụ mùa hè thì đồ mùa hè tăng giá, còn áo len thì
    hạ giá . Đến mùa thu, áo len lên giá, nhưng đến mùa xuân thì hạ giá.
    Các mặt hàng theo mùa thì trước mùa thì đắt, sau mùa thì rẻ, đành phải
    bán đổ bán tháo đi, không thể để đến sang năm được . Ví dụ bánh kẹo
    tét Trung Thu thì đầu tháng Tám âm lịch tăng giá gấp đôi, gần giữa
    tháng thì có thể tăng gấp ba, và sau ngày 16 âm lịch thì giảm xuống
    chỉ còn một nửa, hay một phần ba, hay chỉ bằng vốn nguyên liệu .
    Các mặt hàng kỹ thuật thì khi mới ra bán với giá gấp 3 gấp 4 lần giá
    bán có lãi, khi khách hàng quen biết mặt hàng của mình thì bán với
    giá có lãi rất ít, nhưng ồ ạt bán với số lượng cao. Khi mặt hàng mới
    ra nữa, thì mặt hàng cũ bán với giá hoà vốn, không lãi . Sau đó thì
    bán với giá lỗ cả tiền nguyên vật liệu . Cuối cùng phải bỏ tiền ra
    thuê công ty khác mang mặt hàng đi tiêu huỷ vì đã lỗi thời . Nói chung
    các bước như vậy, nhưng tuỳ theo các mặt hàng mới ra của các công ty
    cạnh tranh nữa. Nếu đối thủ của mình ra đời mặt hàng xịn hơn, thì
    mặt hàng của ta phái xuống giá để giải quyết các mặt hàng chưa bán
    được, và xuống giá như vậy sớm hơn nhiều so với vòng đời dự tính
    kế hoạch cho mặt hàng này.

Chia sẻ trang này