1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến sự Libya, Diễn biến, kết quả và hệ luỵ (Phần 2) THÔNG BÁO MỚI TRANG 119

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi unvietnamien, 21/03/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. unvietnamien

    unvietnamien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/04/2006
    Bài viết:
    948
    Đã được thích:
    300
    Chiến sự Libya, Diễn biến, kết quả và hệ luỵ (Phần 2)

    Mời các bác tiếp, chú ý nên đi vào chủ đề chính, kô miên man lạc đề
    [r2)]
  2. vietcong91

    vietcong91 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2010
    Bài viết:
    1.159
    Đã được thích:
    0
    kết quả Lato thắng thế mà cũng hỏi, Lybia được "giải phóng" nhìn irắc áp ga là biết , trước khi Mỹ "giải phóng" áp ga lượng Cô ca in tuồn vào Mỹ là 7% chủ yếu từ mễ, khi "giải phóng" áp ga khỏi bọn Taliban con đẻ của Mujahideen bạn thân của CIA, lượng cô ca in tăng cao hơn một ít 60% =)). Đánh cho đã rồi chia phần thế nhào nhĩ :-?? giả dụ để vụ này cho Ngố tàu 2 thằng chia cũng dễ đằng này cả bầy Anh Pháp Ý Canada Mỹ, Mỹ lại ko đánh Anh Pháp gánh phần hết vậy lần này aka Mỹ ko có miếng sương nào rồi :(( Anh pháp ăn hết là đúng, thử hỏi xăng đổ đầy Torando Mirage Rafale cũng phải có bù lỗ chớ, mặc dù có F-18 nhưng của anh canada. Mỹ lần này ko sơ mú gì được rồi, có khi tình cảm Lato sứt mẻ sau vụ đập ông Gà cũng nên [:D]
  3. thanh0903

    thanh0903 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Đúng là bom đạn không có mắt dù là tinh vi đến mấy.lên YOUTUBE mà xem ,tất cả tan hoang rồi,thành quả kinh tế mấy chục năm có lẽ đi luôn
    rồi sau đó thêm năm đấu đá,cắn xé nhau nội bộ cuối cùng có 1 lãnh tụ nào đó của lybia đứng lên phát biểu ( chúng ta sẽ sây dựng lại 1 lybia đẹp hơn từ đống đổ nát)
  4. Ika

    Ika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2011
    Bài viết:
    403
    Đã được thích:
    0
    Chiến sự Libya sẽ rơi vào bế tắc?
    Cập nhật lúc :9:39 AM, 21/03/2011
    Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Đô đốc Mike Mullen thừa nhận rằng, cuộc can thiệp quân sự vào Libya có thể dẫn tới sự bế tắc tại quốc gia Bắc Phi này.

    “Chiến dịch quân sự của phương Tây có thể kết thúc trong bế tắc với nhà lãnh đạo lâu năm của Libya Muammar Gaddafi”, ông Mike Mullen nhấn mạnh. Quan chức này còn khẳng định, hồi kết của hành động quân sự tại Libya là “rất không rõ ràng”.
    Ông Mullen cũng không thể dự đoán nỗ lực can thiệp quân sự này có thể kéo dài bao lâu và kết quả ra sao.
    Liên đoàn Arab đổi ý?
    Liên đoàn Arab (AL) vừa lên tiếng chỉ trích các cuộc không kích của phương Tây nhằm vào Libya, mặc dù AL từng hối thúc áp đặt vùng cấm bay vào quốc gia Bắc Phi này.
    “Những gì đã và đang diễn ra ở Libya khác với mục đích áp đặt vùng cấm bay và điều chúng tôi muốn là bảo vệ dân thường chứ không phải dội bom vào dân thường. Ngay từ lúc đầu, chúng tôi chỉ yêu cầu thiết lập vùng cấm bay để bảo vệ người dân Libya và phản đối bất kỳ các biện pháp nào thêm nữa”, Tổng thư ký Liên đoàn Arab Amr Mussa tuyên bố.
    Ông Mussa cho hay, AL đang chuẩn bị triệu tập một cuộc họp khẩn, trong đó Libya sẽ là chương trình nghị sự hàng đầu.
    Tuy nhiên, việc AL chỉ trích các hành động quân sự của phương Tây lại đi ngược với bình luận của các quan chức Anh, Pháp rằng họ mong đợi và bảo đảm Arab sẽ tham gia các chiến dịch quân sự.

    [​IMG]
    AL lên tiếng chỉ trích hành động can thiệp mạnh tay của liên quân. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Pháp Laurent Teisseire cho hay, thành viên Qatar của AL vừa quyết định triển khai bốn máy bay để tham gia các chiến dịch quân sự chống lại ông Gaddafi.
    Phát ngôn viên Teisseire thậm chí miêu tả quyết định của Qatar là “điểm quan trọng” cho thấy “sự tham gia của Arab vào chiến dịch này”.
    Trong khi đó, Ngoại trưởng Anh Liam Fox cũng bày tỏ hy vọng quốc gia Arab đầu tiên này sẽ tham gia chiến dịch quân sự ở Libya trong vài ngày tới.
    Nguy cơ phản ứng ngược
    Trước sự can thiệp ngày càng sâu rộng của phương Tây, một nhà giao giao quân sự trong khu vực Bắc Phi nhận định, chiến dịch quân sự do Mỹ và các đồng minh phát động có thể khiến quân nổi dậy bắt tay với đại tá Gaddafi.
    Chuyên gia trên cho biết, các cuộc không kích do Mỹ và đồng minh phát động có thể gây thương vong cho lực lượng nổi dậy. "Tình hình tại Libya vô cùng phức tạp. Các bên xung đột chỉ cách nhau một quãng ngắn và các cuộc tấn công bằng tên lửa do những nước thành viên NATO tiến hành có thể gây ra phản ứng đối lập và kết quả là phe đối lập và lực lượng nổi dậy ở Libya sẽ bắt tay với Tổng thống Gaddafi", chuyên gia giấu tên này khẳng định.

    [​IMG]
    Nhiều chuyên gia cho rằng, quân nổi dậy có thể sẽ quay lại bắt tay với Tổng thống Gaddafi.
    Chiến dich can thiệp của quốc tế vào Libya hiện vượt quá việc thực thi khu vực cấm bay. Các máy bay của Mỹ, Anh, Pháp làm nổ tung hàng loạt xe tăng đang di chuyển về “thủ phủ” phía Đông Benghazi của quân nổi dậy. Các thống kê chưa đầy đủ cho thấy, từ khi cuộc không kích diễn ra đến nay, ít nhất 120 dân thường thiệt mạng.
    Theo chuyên gia này, các cuộc không kích của liên quân phá hủy các cơ sở kinh tế và dân sự của Libya. Những hành động thực tế của liên quân đi ngược hẳn với mục tiêu thiết lập một vùng cấm bay trên bầu trời quốc gia này.
    "Chiến dịch của Mỹ và Pháp đang đi đến bờ vực nguy hiểm bởi có thể gây ra những hậu quả không mong muốn và làm phát sinh các chiến dịch lớn", chuyên gia trên nhận định.
    Chia sẻ quan điểm này, báo Achourouk của Tunisia quan ngại rằng, sự can thiệp quân sự của phương Tây có thể khiến lợi thế nghiêng về Gaddafi. "Sự can thiệp của nước ngoài có thể làm lu mờ cuộc chiến chống lại chế độ tham nhũng của người dân Libya”, tờ báo nhấn mạnh.

    Dinh thự của ông Gaddafi bị san phẳng Một tên lửa hành trình của liên quân vừa phá hủy hoàn toàn tòa dinh thự bốn tầng của lãnh đạo Libya Moamer Gaddafi tại Thủ đô Tripoli.
    Phát ngôn viên của Chính phủ Libya Moussa Ibrahim cho hay, tòa nhà này cách lán trại mà ông Gaddafi thường xuyên dùng để tiếp khách khoảng 50 m.
    “Đây là vụ không kích mang tính hủy diệt bởi tên lửa có thể rơi trúng vài trăm dân thường tập trung ở vị trí cách tòa nhà khoảng 400m”, ông Moussa Ibrahim nhấn mạnh. Ông lên án sự mâu thuẫn trong các tuyên bố của phương Tây khi khẳng định rằng: “Các quốc gia phương Tây tuyên bố muốn bảo vệ dân thường trong khi họ ném bom vào nơi có dân thường ở đó”.
    Theo người phát ngôn này, trước khi tên lửa rơi trúng tòa nhà, hàng trăm người ủng hộ ông Gaddafi chạy tới gần đó sau khi có tin đồn máy bay của phương Tây trúng đạn và rơi xuống.
    Hình ảnh trên các kênh truyền thông cho thấy những cột khói bốc lên từ dinh thự trên và các doanh trại khi tiếng súng vang lên. Hiện chưa có tin về thương vong trong đợt tấn công này.

  5. lamali

    lamali Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    2.372
    Đã được thích:
    1.592
    Vì sao Trung Quốc không chống phương Tây can thiệp quân sự vào Libya

    Ngoại trưởng Pháp và Đại sứ TQ tại LHQ trước cuộc biểu quyết về Libya

    Một chính quyền sẵn sàng bóp chết từ trong trứng nước mọi ý đồ phản kháng, ly khai, giờ đây lại không chống sự can thiệp quân sự của phương Tây vào Libya nhằm ngăn chặn chế độ Kadhafi tàn sát thường dân ? Điều gì đã khiến Trung Quốc vắng mặt, không phủ quyết nghị quyết 1973 của Hội Đồng Bảo An ?

    Theo giới phân tích, trong vụ này, Bắc Kinh đã tính toán : Một mặt, Trung Quốc muốn cải thiện hình ảnh một nước lớn có trách nhiệm, củng cố vị thế của mình tại Trung Cận Đông và châu Phi. Mặt khác, Bắc Kinh muốn chiều lòng một số nước Ả Rập, đối tác quan trọng trong việc cung ứng dầu lửa cho Trung Quốc.

    Do vậy, sau các đợt oanh kích, bắn tên lửa của không quân và hải quân phương Tây vào một số mục tiêu ở Libya, ngày hôm nay (20/03/11), phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ nói lấy làm tiếc về các hành động quân sự của phương Tây tại Libya, nhưng không lên án và cũng không kêu gọi ngưng bắn.

    Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stephane Lagarde tường trình:

    « Đúng là Trung Quốc chỉ bầy tỏ thái độ lấy làm tiếc chứ không lên án các hành động tấn công quân sự của phương Tây vào Libya. Các từ ngữ mà phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc lựa chọn đúng với những gì đã xẩy ra vào tối thứ năm rạng ngày thứ sáu vừa qua tại Liên Hiệp Quốc.

    Chính quyền Tripoli đã không thành công trong việc thuyết phục đại sứ Trung Quốc tại Libya, kể cả việc hứa hẹn cho Trung Quốc khai thác toàn bộ nguồn dầu lửa của nước này, thay thế cho các tập đoàn của phương Tây. Thế nhưng, cuối cùng, Trung Quốc đã vắng mặt lúc bỏ phiếu nghị quyết cho phép sử dụng vũ lực và không sử dụng quyền phủ quyết trong tư cách là thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An.

    Lần này, tại Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc không muốn bị cáo buộc là ủng hộ một chế độ sẵn sàng mọi hành động ********* tàn bạo. Hơn nữa, Trung Quốc không thể làm ngơ trước những tuyên bố của lãnh đạo Libya ngày 23 tháng 2 vừa qua. Vào lúc đó, đại tá Kadhafi đe dọa lực lượng nổi dậy là sẽ có một « Mùa xuân Bắc Kinh » theo kiểu Libya. Tại Trung Quốc, đương nhiên, những lời lẽ như vậy bị kiểm duyệt.

    Là bậc thầy trong việc tỏ thái độ nước đôi, mập mờ, giới ngoại giao Trung Quốc giờ đây chơi lá bài « không can thiệp vào công việc nội bộ » nhưng đồng thời vẫn theo dõi sát sao diễn biến tình hình tại Libya, không làm mất lòng Hoa Kỳ và Liên đoàn Ả Rập. Công luận Trung Quốc hài lòng về chính phủ của mình sau đợt di tản nhanh chóng và ấn tượng 36 ngàn lao độngười Trung Quốc ra khỏi Libya. Các doanh nghiệp Trung Quốc tại Libya bị thiệt hại nặng nề.

    Có thêm một thông tin nữa có thể giải thích thái độ của Trung Quốc là chỉ lấy làm tiếc mà không lên án các hành động quân sự : Nhập khẩu dầu lửa từ Libya chỉ chiếm có 3% tổng mức tiêu thụ của Trung Quốc ».

    Nếu như lượng dầu nhập khẩu từ Libya chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, thì ngược lại, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, nguồn dầu lửa đến từ Ả Rập Xê Út lại đóng vai trò quan trọng, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng cao liên tục của Trung Quốc. Hiện nay, vùng Trung Đông cung cấp 2,9 triệu thùng dầu thô mỗi ngày cho Trung Quốc, chiếm hơn một nửa tổng nhập khẩu của nước này, trong đó, riêng phần của Ả Rập Xê Út là 1,1 triệu thùng dầu thô.

    Vừa qua, trước những biến động tại Trung Đông và châu Phi, thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Địch Tuyển đã công du Ai Cập, Tunisia, Ả Rập Xê Út, Algeri, những quốc gia sản xuất và xuất khẩu dầu lửa và nhắc lại rằng Bắc Kinh luôn tôn trọng nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ các nước khác.

    Tuy nhiên, với chính sách thực dụng, Trung Quốc cũng sẵn sàng áp dụng mềm dẻo nguyên tắc trên, để chiều lòng các đối tác Trung Đông quan trọng, đặc biệt là Ả Rập Xê Út khi mà chính quyền Riyad lại ủng hộ can thiệp quân sự vào Libya.

    Mối thâm thù giữa Ả Rập Xê Út và Libya có từ thời 2003 khi mà đại tá Kadhafi tố cáo vua Abdullah hợp tác với phương Tây lật đổ chế độ Saddam Hussein tại Irak.
  6. ngochai12a2

    ngochai12a2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2008
    Bài viết:
    1.861
    Đã được thích:
    906
    Link về toppic cũ

    http://ttvnol.com/quansu/1299819


    Điểm qua một vài thông tin

    Ngày 17/3 hội đồng bảo an LHQ đã thông qua nghị quyết 1973 cho phép lập vùng cấm bay, mở đường cho một tấn công bằng không do liên quân nhắm vào Lybia. Tuy vậy , nghị quyết này không cho phép tiến hành cuộc tấn công trên bộ . Nghị quyết được thông qua với tỉ lệ 10-0 . 5 nước bỏ họp là Nga , TQ, Ấn Độ, Brazil , Đức ( Nga, TQ là 2 nước có quyền phủ quyết)

    Ngày 18/3, ngoại trưởng Lybia tuyên bố ngừng bắn và tuân thủ nghị quyết. Các nước phương tây tỏ ra nghi ngờ , yêu cầu ông Gadhafi " chứng minh bằng hành động chứ không phải lời nói"

    Ngày 19/3 phe nổi dậy cáo buộc xe tăng quân chính phủ tiến vào Benghazi, pháo hạng nặng và máy bay quân chính phủ oanh kích thành phố này . Tuy nhiên phe chính phủ phản bác và nói chính lực lượng quân nổi dậy tấn công khiêu khích họ . Có hình ảnh của một chiếc máy bay bị bắn hạ được cho là máy bay của quân chính phủ không kích nhưng cuối cùng thông tin điều tra cho thấy là máy bay của quân nổi dậy. Tình hình ở Misrata cũng trong tình trạng tương tự , cả hai bên cáo buộc nhau tấn công vi phạm lệnh ngừng bắn
    Xuất hiện các máy bay chiến đấu Rafael và Mirage2000 của Pháp trên bầu trời Benghazi . Máy bay Pháp cũng là lực lượng đầu tiên khai hỏa , mục tiêu là các xe thiết giáp của quân chính phủ quanh Benzaghi
    Rạng sáng 20/3 . một cuộc tấn công tổng lực diễn ra , 112 tên lửa hành trình tấn công Tomahawk đã được phóng đi từ các tàu tấn công của Anh và các tàu ngầm cũng như khu trục hạm của Mỹ ở Địa Trung Hải . Thông tin từ phía mỹ cho biết họ tiêu diệt hay vô hiệu hóa ít nhất 20 mục tiêu là các hệ thống thông tin , chỉ huy và các bệ tên lửa tầm xa S-200. tiếp đó 3 máy bay tàng hinhg B2 đã thả 40 quả bom làm tê liệt sân bay chính ở Tripolli .

    Các nươc Nato và một số nước Arap đang tập hợp lực lượng sẵn sàng cho các đợt không kích lớn hơn, Pháp đã điều TSB duy nhất của mình tham gia chiến dịch , TSB gần nhất của Mỹ là USS Enterprise đang ở Hồng Hải cũng sẵn sàng tham chiến , nhiều nước đồng ý gửi máy bay tham chiến
    Hiện nay các cuộc tấn công tập trung chủ yếu ở thủ đô Tripolli , nơi có các dinh thự và cơ sở quân sự cùng các sân bay chính của Lybia

    Thông tin phía Lybia đến ngày 20/3 đã có ít nhất 50 dân thường thiệt mạng do các cuộc không kích


    Nhiều nước bày tỏ quan ngại trước việc các cuộc không kích có thể gây tổn hại tới dân thường . Đặc biệt Tổng thư ký liên đoàn Arap Amr Moussa, tổ chức ủng hộ sớm nhất cho việc thiết lập vùng cấm bay đã phản đối cách thức thực hiện quá bạo lực và gây nhiều thiệt hại cho dân thường của các cuộc không kích

    .....
    Mỹ tuyên bố giai đoạn khởi động chiến dịch "Bình minh Odyssey" đã diễn ra đúng kế hoạch

    Dự kiến các cuộc không kích tiếp theo sẽ dữ dội hơn khi Nato và một vài nước Arap tập trung đủ lực lượng

    Qua 2 ngày chiến tranh cho thấy , lực lượng phòng không Lybia lạc hậu và yếu kém , đã không có nỗ lực đáng kể nào nhằm vào các máy bay của liên quân . Các máy bay của Lybia chưa thấy xuất kích .
  7. lamali

    lamali Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    2.372
    Đã được thích:
    1.592
    Phía sau những hành động quân sự khoác áo "bảo vệ nhân quyền" Cập nhật lúc 02:55, Thứ hai, 21/03/2011 (GMT+7)
    Vào lúc 16 giờ 45 phút GMT (23 giờ 45 phút, Hà Nội) ngày 19-3, Mỹ cùng các nước Anh, Pháp, Ca-na-đa và I-ta-li-a đã mở chiến dịch "Bình minh Odyssey" tiến công Li-bi. Ðây là chiến dịch quân sự lớn nhất do liên quân tiến hành kể từ sau cuộc chiến tranh I-rắc năm 2003.
    Pháp đã mở đầu chiến dịch nói trên bằng việc cho 20 máy bay chiến đấu tiến công xe tăng, thiết giáp của quân đội Li-bi. Ðể dọn đường cho các cuộc tuần tra trên không, chiến hạm và tàu ngầm của Anh và Mỹ đã tiến công hơn 20 hệ thống phòng không liên hợp cùng các cơ sở phòng không khác trên bờ biển của Li-bi với ít nhất 110 quả tên lửa hành trình
    Tô-ma-hốc. Một đợt ném bom đã dội xuống khu vực gần cơ quan đầu não của nhà lãnh đạo Li-bi M. Ca-đa-phi. Thủ đô Tơ-ri-pô-li của Li-bi chìm trong những quầng lửa khói bom. Liên quân đã huy động nhiều loại vũ khí và các phương tiện chiến tranh được tập kết sẵn
    sàng. ************** Anh Ð.Ca-mê-rôn cho rằng 'thời gian hành động đã tới' và 'mọi việc phải được tiến hành khẩn trương'. Pháp thông báo sẽ điều hàng không mẫu hạm Sác-lơ Ðờ Gôn tới Li-bi. Các căn cứ không quân của Pháp được báo động. Anh cũng thông báo đưa phản lực cơ Tornado và Typhoon tới các căn cứ gần Li-bi, trong khi không quân Anh đảm nhiệm hoạt động tiếp liệu trên không và do thám.
    Lấy cớ 'thực hiện việc thiết lập vùng cấm bay' theo Nghị quyết 1973 của LHQ nhằm ngăn chặn quân đội của Tổng thống Ca-đa-phi tiến công lực lượng đối lập và bảo vệ dân thường Li-bi, liên quân đã huy động một lực lượng lớn với vũ khí hiện đại tiến công Li-bi, một nước độc lập, có chủ quyền. Các cuộc tiến công của liên quân nhằm vào cả mục tiêu dân sự ở Thủ đô Tơ-ri-pô-li đã làm ít nhất 64 dân thường chết và khoảng 150 người bị thương. Trái với mục tiêu 'bảo vệ nhân quyền', chiến dịch quân sự của phương Tây đang gây đau thương và chết chóc cho người dân Li-bi vô tội. Phải chăng đây chỉ là cái cớ để can thiệp tình hình nước này? Nhiều nhà phân tích cho rằng, mục đích cuối cùng của việc thiết lập vùng cấm bay thực chất là buộc Tổng thống Ca-đa-phi phải ra đi, thiết lập một chính quyền thân phương Tây, tạo ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực. Trước khi HÐBA LHQ phê chuẩn nghị quyết cho phép tiến công Li-bi, Chính phủ của Tổng thống Ca-đa-phi tuyên bố đã ngừng bắn. Trong khi Chính phủ Li-bi và lực lượng đối lập đều cáo buộc lẫn nhau vi phạm, chính quyền Tơ-ri-pô-li kêu gọi cộng đồng quốc tế cử quan sát viên tới nước này giám sát ngừng bắn, nhưng vẫn bị phương Tây bỏ qua.
    Dư luận quốc tế tỏ rõ nghi ngờ mục tiêu chiến dịch quân sự do liên quân tiến hành dưới sự 'bảo trợ' của một nghị quyết LHQ không vì mục tiêu nhân đạo và sự ổn định của Li-bi mà vì mục tiêu khác. Tổng thống Vê-nê-xu-ê-la U.Cha-vết cùng lãnh đạo các nước Cu-ba, Bô-li-vi-a, Ni-ca-ra-goa cho rằng, các chiến dịch quân sự chống Li-bi của Mỹ và đồng minh phương Tây là để giành nguồn tài nguyên dầu mỏ của nước này. I-ran cảnh báo,=))=))=))=))=))=))=))^:)^^:)^^:)^^:)^ chiến dịch quân sự của liên quân là nhằm kiểm soát kiểu 'thực dân mới' đối với nguồn dầu mỏ ở đất nước giàu dầu mỏ thứ ba châu Phi. Những gì diễn ra tại Li-bi khiến nhiều người lo ngại tái diễn 'kịch bản' ở I-rắc và nghi ngờ liệu Li-bi có phải là một 'I-rắc' thứ hai.
    Chiến dịch can thiệp quân sự của liên quân vào Li-bi, một nước có chủ quyền, khiến dư luận quốc tế hết sức lo ngại. Tổng Thư ký A.Mút-xa của Liên đoàn A-rập (AL), vốn ủng hộ Nghị quyết 1973 của LHQ, đã phải kêu gọi một cuộc họp khẩn cấp của AL, bởi những gì diễn ra ở Li-bi không đúng với mục tiêu của việc thiết lập vùng cấm bay là bảo vệ dân thường, mà lại gây lên nhiều chết chóc, đau thương cho những người dân vô tội, gây mất ổn định trong khu vực. Liên minh châu Phi (AU) yêu cầu ngừng 'ngay lập tức' các hành động tiến công Li-bi. Bộ Ngoại giao Nga cho biết, Mát-xcơ-va 'lấy làm tiếc' về sự can thiệp quân sự tại Li-bi được thông qua vội vã. Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản đối sử dụng vũ lực trong các mối quan hệ quốc tế. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du nhấn mạnh, các nguyên tắc trong Hiến chương của LHQ và các đạo luật quốc tế liên quan cần phải được tuân thủ triệt để; chủ quyền, độc lập, thống nhất và sự toàn vẹn lãnh thổ của Li-bi phải được tôn trọng. Ủy ban Chữ thập Ðỏ quốc tế (ICRC) đã kêu gọi tất cả các bên tham chiến ở Li-bi tôn trọng luật nhân đạo quốc tế.
    Cuộc tiến công của lực lượng liên quân vào Li-bi đúng vào lúc tình hình ở nhiều nước Trung Ðông và Bắc Phi diễn biến phức tạp, càng làm cho tình hình ở đây thêm mất ổn định. Cộng đồng quốc tế mong muốn các bên liên quan nỗ lực tìm giải pháp hòa bình, thông qua đối thoại để sớm ổn định tình hình ở Li-bi và kiềm chế leo thang quân sự để không gây thiệt hại cho dân thường nước này. Dù với bất cứ lý do nào, việc dùng sức mạnh quân sự tiến công Li-bi là sự xâm phạm một quốc gia độc lập, có chủ quyền. Ðây là điều không thể chấp nhận được vì tạo tiền lệ xấu trong quan hệ quốc tế. Ðiều đó không phù hợp với Hiến chương LHQ và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập, chủ quyền của các quốc gia.
  8. GT13E1

    GT13E1 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/01/2011
    Bài viết:
    493
    Đã được thích:
    0
    Tối hôm qua trên VTV1 nghe tin giờ chót bảo có 1 máy bay của pháp bị bắn rơi, có ai có thông tin thêm không?

    A French fighter jet has reportedly been shot down in Libya after several countries agreed on a large-scale military intervention into the North African country.

    http://www.presstv.ir/detail/170822.html
    nghe đồn là mirange 2000
  9. GT13E1

    GT13E1 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/01/2011
    Bài viết:
    493
    Đã được thích:
    0
    Cùng xem lại bản tuyên ngôn của quân nổi dậy nhé!
    Mọi người lưu ý đoạn dưới cùng

    [​IMG]
  10. namboruong

    namboruong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/08/2010
    Bài viết:
    611
    Đã được thích:
    265
    Trước:
    [​IMG]

    Sau:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này