1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến sự Libya, Diễn biến, kết quả và hệ luỵ (Phần 2) THÔNG BÁO MỚI TRANG 119

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi unvietnamien, 21/03/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. TrymCuBoGia

    TrymCuBoGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2010
    Bài viết:
    2.038
    Đã được thích:
    1
    Dân thường: tội ác của cái gọi là bảo vệ dân thường.
    Căn cứ quân sự: đánh quá hay.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Xe tăng để tô hô thế, bắn thì đạn dẫn đường laze, gõ ngay nóc tháp pháo, chịu sao nổi.
    Xe tăng như thế, không có phòng không hình như là chiến thuật điển hình không đụng hàng của quân mấy nước Rệp hay sao ý.
  2. KtsDzi_2

    KtsDzi_2 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2006
    Bài viết:
    561
    Đã được thích:
    0
    Chả có tin j` mới nhể:(

    Gà với những thằng độk tài khác chết đều đáng cả thôi. Mấy thằng "thế thiên hành lạc" xem ngày cất nóc kỹ thế nhỉ, chắc sợ khênh thanh đòn đông lại tróc tý sơn móng tay thì khổ. Thương lắm!
    Nãy xem anh đại tá xứ nào (hok đại tá phải Bắc Phi) bình trên truyền hình xứ ấy rằng người ta bị "thế thiên" hành kinh thế là do có bờ biển dài đẹp + xì dầu, choáng!

    Lâu lâu lên TTVNol lại có thêm kiến thức, mai đi thửa quả tem lửa ghi chữ "Kách Mệnh" dán lại con Rebel ghẻ của miềng!!!
  3. quangiao

    quangiao Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/10/2005
    Bài viết:
    1.391
    Đã được thích:
    2.374
    Thằng Sạc trong vụ này là ngu nhất, hăng máu chi tiền đánh, thằng ALXX nó đưa thằng của nó từ Ca-na-đa ra chỉ huy, Anh Mỹ lẳng lặng đứng ngoài tìm cơ hội nhảy vào đưa 1 thằng tay sai lên, Pháp sẽ lại đánh không công cho ALXX giống như ở Vn từ 1948-1954
  4. amourunique

    amourunique Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Các bạn tin là mấy chú lính nổi dậy trói gà không chặt, mấy chú anh hùng rơm trả lời kiểu "chúng tôi chưa bao giờ trải quan huấn luyện quân sự cả, nhưng chúng tôi đã xem rất nhiều phim hành động" khi được bọn phóng viên hỏi về kinh nghiệm chiến đấu có thể tẩn nhau được với quân lính chuyên nghiệp của bác Ba Phi sao?
    Đám nổi dậy này đánh thể nào nổi, nhưng bọn họ sẽ đẩy quân Ba Phi đến thành luỹ cuối cùng, cái đó thì chắc chắn! Sự thật tuy chưa công bố nhưng từ lâu nay đã có đặc nhiệm liên quân tham chiến rồi. Đám đặc nhiệm này tất nhiên sẽ sử dụng màu áo quân nổi dậy để làm bình phong nhưng kinh nghiệm chiến đấu và vũ khí thì ăn đứt quân bác Ba Phi, thậm chí đám lính này cũng nói rành tiếng A rập luôn: Trong quân đội Pháp và Anh không thiếu lính gốc rệp.

    Một khi đã có sự dính líu của lính chuyên nghiệm liên quân thì sớm hay muộn đồng chí Ba Phi sẽ tèo thôi!

    Anh Phi sai lầm to lớn về chiến thuật khi nghĩ rằng đã bắt tay với phương Tây từ những năm 2007 sẽ được yên thân và chẳng mua sắm hàng họ gì cả: Từ cách đây 4 năm quyết tâm sắm hàng khủng các loại của Nga (không thiếu tiền nhé) thì phương Tây sẽ chùn tay khi không tập. Các đây 4 năm anh Phi sang ôm hôn anh lùn Sarko và hứa hẹn mua sắm Rafal, xe tăng, tàu chiến... mấy tỉ đô nhưng sau đó huỷ ý định và đòi chuyển sang hàng Nga, đây là lý do để anh Sarko trở bài!
  5. halongbienxanh

    halongbienxanh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    0
    Theo lời của quan chức này, chiến dịch tấn công trên bộ có thể bắt đầu vào cuối tháng tư hoặc đầu tháng 5. Kế hoạch này của NATO sẽ thành hiện thực nếu tổng thống Gaddafi chịu đầu hàng trước đòn tấn công bằng tên lửa và không quân của Liên minh. Mỹ và Anh sẽ là hai quốc gia tham gia tích cực nhất vào chiến dịch này. Trước đó, theo thông báo chính thức của các nước tham chiến thì họ sẽ không có ý định mở chiến dịch trên bộ.
    [​IMG]Chiến dịch trên bộ của Libya sẽ vào rơi vào cuối tháng 4. Ảnh minh họa.Ngày 17/3 vừa qua, Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc cho phép cộng đồng quốc tế sử dụng các biện pháp quân sự để bảo vệ dân thường tại Libya. Chiến dịch tấn công có tên gọi Bình minh Odyssey bắt đầu từ ngày 19/3. Pháp, Anh, Mỹ cùng một số nước khác tích cực tham gia vào chiến dịch này. Trong thời gian diễn ra chiếu dịch, các phương tiện của phòng không không quân của Libya đã bị phá hủy.

    Theo lời của đại diện quân đội Mỹ, trong mấy ngày gần đây, đội quân của ông Gaddafi bắn 16 tên lửa có cánh. Trong khi đó, đài truyền hình quốc gia Libya kết tội lực lượng nước ngoài giết hại 100 người dân. Tuy nhiên, Libya lại không đưa ra được chứng cớ chắc chắn những người dân Libya này không phải là lực lượng tham chiến.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Là một trong 3 "nhân vật" chính tại chiến trường Libya nhưng đến nay sự thể hiện của lực lượng chống chính phủ vẫn rất mờ nhạt.
    Từ vài cuộc ********* ban đầu, đến giữa tháng 2, lực lượng chống đối chính phủ bắt đầu nổi lên ở khu vực phía đông Libya và lập "đại bản doanh" tại thành phố Benghazi. Tuy nhiên, tình hình tại Libya khác với Ai Cập hay Tunisia. Nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi đáp trả cứng rắn và quyết liệt hơn nhiều so với các cựu Tổng thống Hosni Mubarak hay Zine el-Abidine Ben Ali. Quân đội Ai Cập và Tunisia đã "bỏ rơi" 2 cựu tổng thống trong làn sóng ********* còn ông Gaddafi được sự ủng hộ gần như tuyệt đối của quân đội và nhiều người dân, theo tờ L'Express. Vì thế với tình trạng trang bị và tổ chức yếu kém cả về quân sự lẫn chính trị như hiện nay, lực lượng chống chính phủ chắc chắn không thể lật đổ lãnh đạo Gaddafi, thậm chí suýt chút nữa đã mất luôn thành trì Benghazi nếu liên quân phương Tây và đồng minh không không kích Libya. Đây chính là điều mà Mỹ, Pháp, Anh và các đồng minh không lường hết được khi quyết định can thiệp quân sự vào quốc gia Bắc Phi.
    Áo thun, quần jeans, dép kẹp
    Hôm 24.3, Reuters dẫn lời phát ngôn viên lực lượng chống chính phủ Ahmed Bani cho biết: "Chúng tôi cần vũ khí, đạn dược. Đó là khó khăn lớn nhất hiện nay". Quân chống chính phủ hiện thiếu cả về trang thiết bị quân sự, đặc biệt là các loại vũ khí chống tăng, lẫn sự tổ chức bài bản để có thể tiếp tục cuộc chiến.
    Theo một phóng sự trên tờ Le Nouvel Observateur hôm 22.3, hàng trăm "chiến binh" leo lên xe tải nhỏ từ Benghazi đi về hướng nam để giải vây cho các khu vực đang bị quân đội chính phủ tấn công. Khi đến vị trí từng đóng quân một ngày trước đó, họ leo xuống, túa ra mỗi người một phía về các đụn cát cao, vài người còn leo lên cột đèn để quan sát. Trong số này có Kamal Mohamed, 31 tuổi, trước đây là thợ sửa ống nước. Kamal "lâm trận" với áo thun trắng đen, quần jeans, chân mang dép kẹp và không có vũ khí. Khá đông quân chống chính phủ chỉ mặc thường phục nên rất dễ bị phát hiện. Nhóm này được trang bị chủ yếu bằng AK-47, một số chỉ "chiến đấu" với dao, thậm chí tay không.
    Hôm ấy, chỉ một thời gian ngắn sau khi "đổ bộ", họ đã bị phát hiện và hứng pháo liên tục từ xe tăng của quân đội và phải nhào vào các đụn cát để tránh. Trong lúc hỗn loạn, Kamal để rơi mất một chiếc dép. Khi phóng viên tờ Le Nouvel Observateur hỏi vì sao lại cố gắng phục kích trong khi thiếu thốn vũ khí như thế, anh này thừa nhận: "Chúng tôi thật sự không biết phải làm thế nào. Không có vũ khí nên tôi phải đợi ai đó tử trận để dùng súng của anh ta".
    [​IMG]
    Lực lượng chống chính phủ không thể đối chọi hỏa lực mạnh của quân chính phủ - Ảnh: AFP
    Tờ Le Monde dẫn lời chuyên gia Luis Martinez thuộc Đại học Khoa học chính trị Paris nhận định lực lượng chống chính phủ phần đông là những người trẻ tuổi, còn gọi là shabab, tham gia ********* trước đây. Họ hoàn toàn không được đào tạo về quân sự, chỉ có mục tiêu trước mắt là lật đổ nhà lãnh đạo Gaddafi và chưa xác định rõ tương lai lâu dài.
    Dưới góc nhìn cận cảnh hơn, phóng viên tờ Le Monde tại Benghazi Rémy Ourdan cho biết việc huấn luyện lực lượng chống chính phủ chỉ dừng ở mức độ tối thiểu như cách sử dụng AK-47. Nhiều shabab ra tiền tuyến với súng máy, súng phóng rốc-két trong tay nhưng chưa từng có kinh nghiệm về quân sự. Theo nhà báo Ourdan, lực lượng chống chính phủ xác nhận được cung cấp vũ khí từ Ai Cập hoặc cướp được từ quân đội nhưng nhìn chung trang thiết bị của họ rất cũ kỹ.
    Tại Benghazi một số sĩ quan quân đội chính phủ đến đầu quân nhưng họ tỏ ra không nhiệt tình tham chiến nên cũng chẳng hỗ trợ việc huấn luyện cho các shabab. Thậm chí, phe chống đối còn nghi ngại những người này có thể là tình báo của ông Gaddafi. Hiện cũng chưa có sự phối hợp rõ ràng giữa Benghazi và liên minh phương Tây nên các chuyên gia quân sự Anh, Mỹ, Pháp vẫn chưa công khai tham gia vào việc luyện quân cho lực lượng chống chính phủ.
    Tương lai mờ mịt
    Với lực lượng hùng hậu, liên quân phương Tây và đồng minh chiếm ưu thế ngay sau khi bắt đầu không kích Libya. Quân đội của nhà lãnh đạo Gaddafi bị đẩy khỏi Benghazi nhưng đến nay, lực lượng chống chính phủ vẫn chưa thể phản công để giành lại những thành phố họ đã chiếm được trước đây. Các đoàn quân shabab hầu như chẳng tiến thêm được bao nhiêu khi phải đối diện với quân lực của chính phủ, hiện tấn công chủ yếu bằng xe tăng, đại pháo, rốc-két sau khi vùng cấm bay được thiết lập.
    Giáo sư về Quan hệ quốc tế và quân sự Alexandre Vautravers thuộc Đại học Webster (Thụy Sĩ) nhận định trên Le Monde: "Sự hình thành một tổ chức quân sự không thể nhờ "tùy cơ ứng biến" được, nhất là trong một cuộc chiến giữa sa mạc. Mọi thứ sẽ phức tạp hơn việc hằng ngày một số người leo lên xe tải hùng hổ đi "chinh phục" các thành phố mà không có bất cứ chiến lược cụ thể nào cả. Khả năng của quân chống đối đang dừng ở mức độ phục kích và chiến đấu đến sức cùng lực kiệt chứ chưa được tổ chức chặt chẽ". [​IMG] Chúng tôi thật sự không biết phải làm thế nào. Không có vũ khí nên tôi phải đợi ai đó tử trận để dùng súng của anh ta[​IMG]
    Kamal Mohamed, thành viên lực lượng chống đối chính phủ
    Việc duy trì của quân Benghazi phụ thuộc khá nhiều vào các cuộc không kích của liên quân. AFP dẫn lời một phát ngôn viên của lực lượng chống chính phủ tuyên bố hôm 23.3: "Phải tiếp tục không kích. Liên quân cần hỗ trợ nhiều hơn nữa vào những ngày tới và chúng tôi sẽ hoàn tất những phần việc còn lại". Tuy nhiên, liên quân phương Tây đang gặp nhiều rào cản. Nghị quyết 1973 của LHQ chỉ cho phép can thiệp quân sự vào Libya để bảo vệ dân thường, hoàn toàn không nhằm ủng hộ phe chống đối hoặc lật đổ ông Gaddafi. Đó là chưa kể sự phản đối đang dâng cao của công luận quốc tế đối với việc can thiệp quân sự vào một quốc gia có chủ quyền và sự bất đồng, bối rối trong nội bộ NATO. Nếu đổ bộ binh vào thì liên quân lại vi phạm Nghị quyết 1973 và tự chứng tỏ mình chỉ lợi dụng nghị quyết này để phục vụ ý định và lợi ích riêng. Bản thân lực lượng chống chính phủ cũng không muốn liên quân huy động bộ binh vì sợ sẽ tạo dư luận phản đối có lợi cho lãnh đạo Gaddafi.
    Điều làm Anh, Pháp, Mỹ - 3 mũi nhọn chủ lực của liên quân, lo ngại nhất là nguy cơ sa lầy chiến tranh tại Libya. Ngân sách của các nước này đều đang trong giai đoạn "thắt lưng buộc bụng". Việc đánh "phủ đầu" bằng hàng trăm tên lửa hành trình Tomahawk như hôm bắt đầu chiến dịch không kích khó có khả năng kéo dài. Ngoại trưởng Pháp Alain
    Juppé tuyên bố: "Không có chuyện sa lầy. Đây sẽ là một chiến dịch ngắn hạn". Tuy nhiên, thực tế đang cho thấy điều ngược lại. Các cuộc không kích của liên quân đã phá hủy không lực và nhiều căn cứ của quân Gaddafi nhưng trận tuyến của lực lượng chống chính phủ suốt nhiều ngày chỉ dịch chuyển được... vài km. Chiến dịch quân sự của phương Tây và đồng minh có nguy cơ sẽ kéo dài hơn tuyên bố lạc quan của ông Juppé. Không chỉ thế, hoạch định tương lai, nếu có, cho thời "hậu Gaddafi" chắc chắn cũng là một vấn đề nan giải với một "đối tác" quá nghiệp dư và yếu kém về tổ chức chính trị như lực lượng chống chính phủ.
    Để cải thiện tình hình, hôm 24.3, phát ngôn viên Ahmed Bani của Benghazi tuyên bố lực lượng chống chính phủ sẽ tổ chức lại hệ thống và thành lập "quân đội mới". Tham mưu trưởng của quân Benghazi là tướng Abdoul Fatah Younes, từng phục vụ 40 năm trong quân đội của nhà lãnh đạo Gaddafi. Trong khi chờ đợi "quân đội mới", AFP dẫn lời một nguồn tin quân sự giấu tên thừa nhận liên quân vẫn đang loay hoay "bay vòng vòng" với những cuộc không kích cầm chừng trên không phận Libya.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    Hội đồng Quốc gia lâm thời
    Lực lượng chống đối chính phủ đã thành lập Hội đồng Quốc gia lâm thời (CNT) từ ngày 27.2.
    Chủ tịch CNT là ông Moustapha Abdeljelil, cựu Bộ trưởng Tư pháp của chính quyền Tripoli. Hội đồng có 31 thành viên nhưng chỉ 10 người công khai tên tuổi trên website chính thức của CNT, số còn lại phải hoạt động bí mật vì vẫn trú tại những thành phố do chính phủ kiểm soát. Theo lực lượng chống đối chính phủ, mục tiêu của hội đồng là trở thành hình ảnh, tiếng nói của nhân dân Libya, đồng thời chuẩn bị các bước hành động cho giai đoạn “hậu Gaddafi”. Tuy nhiên, đến nay, vai trò của CNT vẫn rất mờ nhạt, chưa thực sự thu hút được sự ủng hộ của dân Libya cũng như chưa liên lạc chặt chẽ với liên quân.
  6. AndrewTran

    AndrewTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    3.135
    Đã được thích:
    80
    Hầu hết chính trị gia cả 2 đảng đều không muốn Mỹ đánh Gà vì chả có lợi gì. 3 người phụ nữ đầy quyền lực ảnh hưởng quyết định đến việc Mỹ tham chiến.

    Samantha Power: Special Assistant to the President and runs the Office of Multilateral Affairs and Human Rights.
    [​IMG]

    Susan Elizabeth Rice: UN Ambassador

    [​IMG]

    Hillary Rodham Clinton: the 67th United States Secretary of State

    [​IMG]
  7. lindaiyu

    lindaiyu Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/12/2010
    Bài viết:
    382
    Đã được thích:
    0
    Sáng sớm đánh răng xong vào phòng bật máy, lại thấy tin báo tiệp quân CM đã chiếm xong Brega, em có dòng thơ rằng:

    Sáng nay mới mở mắt ra
    Thấy tin thắng trận thật là vui thay
    Bre ga đã vào tay
    Tiến về Pô lý bắt ngay thằng già
    Độc tài tham nhũng xa hoa
    Ngày tàn đã tận kêu ca nỗi gì

    Lai phải bia hơi [r2)][r2)][r2)][r2)]
  8. lamali

    lamali Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    3.515
    Đã được thích:
    3.618
    Sa[​IMG]
    Bọn sát nhận mang khuôn mặt của bông hoa hồng
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    [​IMG]
    =))=))=))=))
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    [​IMG]
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    [​IMG]
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    [​IMG]
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Cuộc chiến của các Teen, đánh thì ít mà tự sướng và show hàng thì nhiều
    [​IMG]
  9. ongvua123

    ongvua123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2011
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    hoan hô mod đã làm trong sạch topic , nghe mấy bác kia cãi nhau mà phát bệnh .
  10. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Thích Nga thì bây giờ chắc chỉ một số ít người dân Bắc thôi bác ạ. Không tin bác vào Sài gòn hỏi thử xem 100 người có bao nhiêu người thích Nga ngố, phần lớn là họ ghét đấy chứ. Đơn cử thì viện trợ cho Việt Nam bây giờ phần lớn là từ cái nước tư bổn thối nát chưa thấy Nga cho đồng nào.

    Em ngày xưa cũng bị ảnh hưởng của Nga nhưng sau khi thấy Nga vàng bị Nga trắng cướp. giết thì em cũng thôi

    Bác đừng mang con số thành viên pro Ngố khá đông trong Vệ phủ rồi quy nạp cho cả nước nhé, nhầm chết.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này