1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến sự Libya, Diễn biến, kết quả và hệ luỵ (Phần 2) THÔNG BÁO MỚI TRANG 119

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi unvietnamien, 21/03/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Ika

    Ika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2011
    Bài viết:
    403
    Đã được thích:
    0
    tin nó thì có đường bán nhà=))=))=))=))
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Thương vụ vũ khí nhạy cảm giữa Mỹ và Li-bi

    Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng ở Li-bi chưa có dấu hiệu chấm dứt và súng đạn đang cướp đi sinh mạng của nhiều người Li-bi, báo chí phương Tây tiết lộ về một thỏa thuận nhạy cảm cung cấp vũ khí giữa Mỹ và Li-bi. Trong những tháng trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng ở Li-bi, Oa-sinh-tơn đã xúc tiến các thương vụ vũ khí với chính quyền của nhà lãnh đạo Ca-đa-phi. Oa-sinh-tơn đã lặng lẽ thông qua thỏa thuận trị giá 77 triệu USD cung cấp ít nhất 50 xe thiết giáp tân trang cho lực lượng quân đội của ông Ca-đa-phi.
    Tuy nhiên, ******** Mỹ đã cản trở thỏa thuận này do lo ngại thỏa thuận sẽ giúp tăng cường khả năng cơ động của quân đội Li-bi vốn gây nhiều nghi ngại. Vì thế thương vụ đã bị đình trệ rồi bị vô hiệu hóa khi xảy ra khủng hoảng ở Li-bi. Cựu chuyên gia tư vấn trong ngành công nghiệp quốc phòng Uy-li-am Lâu-oen (William Lowell), người từng đứng đầu cơ quan thương mại quốc phòng của Bộ Ngoại giao Mỹ trong những năm 90 của thế kỷ trước cho rằng, thường thì ******** không mấy khi can thiệp để dừng các thỏa thuận kiểu này. Bởi vậy, theo ông, chắc hẳn phải có ẩn tình nghiêm trọng gì đằng sau mà chính quyền Mỹ không muốn tiết lộ.
    [​IMG] Đoàn xe thiết giáp của quân đội Li-bi. Ảnh: AP

    Sau khi toàn bộ hoạt động xuất khẩu vũ khí tới Li-bi bị cấm theo Nghị quyết trừng phạt Li-bi của HĐBA LHQ, Cơ quan kiểm soát thương mại quốc phòng thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo với ******** rằng, thỏa thuận đã bị phong tỏa và không còn hiệu lực. Thỏa thuận này được phòng thương mại của Bộ Ngoại giao Mỹ bật đèn xanh vào cuối năm 2009. Nhưng theo luật quản lý thương mại quốc phòng, thỏa thuận vẫn cần phải có sự giám sát của ******** trước khi thi hành. Hơn nữa đây lại là thỏa thuận có giá trị lớn liên quan đến việc bán loại thiết bị quân sự quan trọng nên đã nhanh chóng bị nghi ngờ. Tài liệu liên quan đến thỏa thuận cho thấy số lượng các loại xe vận tải quân sự được ghi không cụ thể, từ 40 đến 60 chiếc. Điều này gây lo ngại Li-bi có thể lót thêm một số loại thiết bị khác ngoài danh mục được phép.
    Các ủy ban liên quan của Mỹ cũng yêu cầu Bộ Ngoại giao làm rõ hơn chi tiết Li-bi sẽ sử dụng các xe thiết giáp như thế nào, nhưng họ đã không nhận được câu trả lời. Tham vọng nâng cấp đội hình xe thiết giáp của chính quyền Ca-đa-phi được coi là thông tin nhạy cảm. Tới mức, hai con trai của ông Ca-đa-phi là Kha-mít và Xa-íp đã yêu cầu phải làm mau lẹ thương vụ này. Theo một bức điện ngoại giao đề tháng 12-2009 do WikiLeaks tiết lộ, Kha-mít, một chỉ huy quân đội, từng bày tỏ mối quan tâm tới việc hiện đại hóa các phương tiện vận tải thiết giáp quân sự. Đơn vị do Kha-mít chỉ huy đã thực hiện vụ tấn công thành phố Da-uy-i-a do phe đối lập kiểm soát bằng các xe thiết giáp và xe bán tải trong cuộc xung đột đang diễn ra tại Li-bi.
    Mối quan tâm của chính quyền Mỹ đối với thỏa thuận này cho thấy bước đi thận trọng đầu tiên của Oa-sinh-tơn trong việc cho phép chính quyền của ông Ca-đa-phi được thực hiện các thương vụ vũ khí lớn. Mỹ vẫn từ chối cho phép Li-bi được tiếp cận các hệ thống vũ khí và viện trợ quân sự. Oa-sinh-tơn từng tuyên bố Mỹ sẽ không bàn tới khả năng bán các loại vũ khí gây chết người cho Li-bi chừng nào nước này đạt được các tiến bộ về vấn đề nhân quyền, thị thực và các lĩnh vực khác trong quan hệ song phương.
    Trong những năm gần đây, dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Bu-sơ và Ô-ba-ma, hàng hóa quốc phòng của Mỹ tới Li-bi đều được kiểm tra chặt chẽ. Số lượng hàng hóa quân sự của Mỹ tới Li-bi ít hơn rất nhiều so với khối lượng vũ khí khổng lồ mà các đồng minh châu Âu đã bán cho quốc gia này. Các nước EU đã có các thương vụ bán vũ khí trị giá 470 triệu USD cho quân đội của chính quyền Ca-đa-phi, tính riêng năm 2009. Theo báo cáo kiểm soát vũ khí của EU, I-ta-li-a đã cung cấp máy bay chiến đấu cho Li-bi, Man-ta bán các loại vũ khí loại nhỏ còn Anh bán đạn dược cho quốc gia này.
    Trong khi đó, số tiền trong thương vụ vũ khí của Mỹ với Li-bi cao nhất mới chỉ đạt 46 triệu USD vào năm 2008, tăng 5 triệu USD so với năm trước đó. Trong đó, 1 triệu USD cung cấp chất nổ và các chất gây cháy, ngoài ra Mỹ còn bán đạn nổ dùng trong khai thác dầu mỏ cho Li-bi. Các quan chức dưới thời ông Bu-sơ nói rằng, việc gia tăng nhẹ số lượng vũ khí bán cho Li-bi là thích đáng để đổi lấy việc quốc gia này từ bỏ chương trình sản xuất vũ khí nguyên tử. Cựu đại sứ Mỹ tại Li-bi Rô-bớt Giô-xép, người đóng vai trò điều phối trong chương trình này năm 2003, cho biết Mỹ rất cẩn trọng và tính toán trong việc cho phép ông Ca-đa-phi được nhận cái gì.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Bình luận: Thấy gì từ cuộc khủng hoảng ở Li-bi
    09/03/2011
    Đằng sau sự hỗn độn của các cuộc bạo loạn chính trị đó, ngày càng lộ rõ nguyên nhân về sự phá sản của chủ nghĩa tự do mới và sự can thiệp của phương Tây.
    Từ lâu, Mỹ và các thế lực phương Tây đã thực hiện chiến lược nhằm làm bá chủ Bắc Phi - Trung Đông và thế giới Ả-rập. Tất cả các chế độ theo khuynh hướng dân tộc tiến bộ đều bị Nhà Trắng xếp vào danh sách cần loại bỏ và Li-bi không nằm ngoài tầm ngắm. Để biến thế giới Ả-rập thành nhân tố phục vụ lợi ích chiến lược của Mỹ, các ông chủ Nhà Trắng đã ráo riết áp đặt mô hình tự do mới lên đời sống kinh tế xã hội của các quốc gia trong khu vực, thúc đẩy mô hình dân chủ theo các chuẩn mực Mỹ và phương Tây. Kinh tế tuy tăng trưởng nhưng không có ổn định vĩ mô, phụ thuộc ngày càng nhiều vào các nhân tố bên ngoài; phân hóa xã hội, chênh lệch giàu nghèo trầm trọng; giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc dân tộc, đạo lý Hồi giáo bị xâm hại nặng nề; căng thẳng xã hội âm ỉ kéo dài và sẵn sàng bùng phát; chủ nghĩa cực đoan tôn giáo tái hiện như sự phản kháng sống còn đối với văn minh ngoại lai… Bão táp chính trị ở Li-bi là hệ quả không tránh khỏi của sản phẩm mô hình tự do mới đó.
    Cuộc khủng hoảng tại Li-bi đang leo thang nghiêm trọng và hiện thời một số thế lực phương Tây đang khoét sâu thêm mâu thuẫn tại Li-bi bằng những cáo buộc nhằm vào nhà lãnh đạo M. Ga-đa-phi và kêu gọi lật đổ chính phủ đương nhiệm bởi ông là đồng minh của các phong trào chống chủ nghĩa đế quốc.
    Khi lên nắm quyền vào năm 1969 sau một cuộc đảo chính quân sự, ông đã quốc hữu hóa lĩnh vực dầu mỏ của Li-bi và sử dụng một phần lớn số tiền này để phát triển kinh tế đất nước. Điều kiện sống của người dân đã được cải thiện đáng kể. Vì vậy mà các thế lực của phương Tây quyết tâm đè bẹp Li-bi và họ đã áp đặt nhiều lệnh trừng phạt hòng làm “chảy máu” nền kinh tế nước này. Mặt khác, Li-bi là nước sản xuất dầu mỏ lớn thứ ba ở châu Phi và cũng là nước có trữ lượng lớn nhất của lục địa đen với 44,3 tỷ thùng đã được kiểm chứng. Đây là một nước có dân số tương đối ít, nhưng có tiềm năng lớn đối với các công ty dầu khí khổng lồ để làm ra nhiều lợi nhuận. Đó là của cải to lớn nhìn thấy tại Li-bi và đó chính là nền tảng cho những mối quan tâm của Mỹ và phương Tây khi nói về dân chủ và nhân quyền của người dân Li-bi.
    Sau cuộc chiến tranh do Mỹ phát động xâm lược I-rắc năm 2003, ông Ga-đa-phi đã cố gắng loại trừ các mối đe dọa chống lại Li-bi bằng việc đưa ra những nhượng bộ quan trọng về chính trị và kinh tế. Tổng thống Li-bi không chỉ mở cửa nền kinh tế cho các ngân hàng và các công ty nước ngoài mà còn đáp ứng những đòi hỏi "điều chỉnh cơ cấu" từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và tư nhân hóa nhiều doanh nghiệp nhà nước, làm giảm đáng kể các khoản trợ cấp của nhà nước về thực phẩm và nhiên liệu. Chính mức giá cao và tình trạng thất nghiệp do các cuộc nổi loạn nổ ra từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã khiến cuộc sống của người dân Li-bi gặp nhiều khó khăn.
    Tuy nhiên, điều quan trọng là nhiều nhân vật được phương Tây “tung hứng” với tư cách là các nhà lãnh đạo đối lập chính là các nhân viên “nằm vùng” của phương Tây. Các phương tiện truyền thông của Mỹ và phương Tây hỗ trợ nhiều phóng sự về các sự kiện do các nhóm lưu vong của Mặt trận quốc gia vì sự bảo vệ Li-bi dựng lên.
    Cho dù có được những nhượng bộ từ Tổng thống Ga-đa-phi song vẫn là không đủ đối với các ông chủ dầu mỏ phương Tây, bởi họ muốn một chính phủ ở Li-bi có thể điều khiển trực tiếp, nắm giữ và thao túng. Tại Mỹ, một số thế lực đang cố gắng phát động ở quy mô đường phố một chiến dịch ủng hộ sự can thiệp như thế của Mỹ. Hiện các phương tiện truyền thông lớn ở Mỹ đang thổi phồng khả năng Oa-sinh-tơn có thể can thiệp quân sự ở Li-bi.
    Họ không chỉ chống phá bằng các vũ khí truyền thông, mà bằng cả hăm dọa quân sự, bằng sự hiện diện của tàu sân bay, tàu chiến với hàng nghìn lính thủy đánh bộ ăn chực nằm chờ sát nách quốc gia vốn đã làm Nhà Trắng mất mặt nhiều năm qua. Thêm nữa, họ còn chống phá Ca-đa-phi bằng sức mạnh của quyền lực chinh trị quốc tế, chủ yếu là thông qua Liên hợp quốc, với những nghị quyết cấm vận nguy hiểm.
    Tuy nhiên, dư luận nhiều nước trên thế giới đều không ủng hộ việc sử dụng hành động quân sự và nhắc nhở tất cả những người có thiện chí rằng hàng triệu người đã chết và hàng triệu người phải tị nạn do sự can thiệp của Mỹ tại I-rắc và Áp-ga-ni-xtan. Điều này cho thấy mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tại Li-bi đang gây ra với không chỉ người dân nơi đây mà còn khiến hàng chục quốc gia có người làm việc tại đất nước này phải chịu hệ lụy. Các phe phái Li-bi đang đứng trước ngã rẽ nhạy cảm giữa một bên là cuộc khủng hoảng nhân đạo với cả dân sở tại lẫn người nhập cư do nội chiến và bên kia là sự hòa giải để chấm dứt bế tắc thông qua đối thoại và sự đồng thuận của cả xã hội mà không có sự ép buộc từ bên ngoài. Điều đó có ý nghĩa quyết định với tương lai quốc gia được xem là giàu có nhất Bắc Phi này. Vì thế, vấn đề của Li-bi phải do chính quyền và nhân dân Li-bi giải quyết là thông qua giải pháp chính trị, trên cơ sở luật pháp quốc gia và tôn trọng các giá trị chung của cộng đồng quốc tế.

    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Ai được lợi nhiều nhất trong cuộc chiến chống Libi ?



    [​IMG] -
    Quân đội Pháp tham gia cuộc chiến chống Libi có vẻ rất hăng hái và đầy quyết tâm, đóng vai trò tiên phong trong trận mở màn. Bình luận về động thái đáng chú ý này, mạng “Đa chiều” ngày 22/3 cho rằng Pháp hành xử như vậy là vì nước này có thể giành được những lợi ích to lớn từ cuộc chiến.

    Nhận xét về cuộc chiến chống Libi hiện nay, chuyên gia Đào Văn Chiêu - thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ Trung - Mỹ của trường Đại học Thanh Hoa - cho rằng các nước phương Tây đã "thổi phồng" cái gọi là “khủng hoảng nhân đạo” để lấy cớ can thiệp vào Libi. Mục tiêu của các nước này rất rõ ràng, đó là "hạ bệ" Tổng thống Muammar Kadhafi càng sớm càng tốt, tiến tới nâng đỡ và tạo dựng một chính quyền thân phương Tây ở Libi.


    [​IMG]
    Tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp trên đường đến vùng biển Libi.
    Xét tình hình hiện nay, trước mắt phương Tây sẽ can thiệp quân sự chủ yếu bằng không kích và tên lửa, mục đích nhằm làm suy yếu năng lực chiến đấu của quân đội chính phủ, từ đó tạo ưu thế cho lực lượng chống đối. Đây là sự can thiệp khá an toàn và ít tốn kém hơn. Tình hình Libi hiện nay có nhiều điểm giống với tình hình Xuđăng trước đây, đó là đất nước bạo loạn dẫn đến sự tranh giành của hai phe, ông Kadhafi kiểm soát miền Tây, trong khi lực lượng chống đối khống chế khu vực miền Đông. Đáng chú ý là ngay từ đầu, Pháp đã thể hiện là một nhân tố hết sức tích cực trong cuộc chiến chống Libi, thậm chí còn là nước đầu tiên thừa nhận tính hợp pháp của chính quyền của lực lượng chống đối.

    Theo ông Đào Văn Chiêu, có một số lý do để Pháp hành động như vậy:

    Thứ nhất, về địa lý, Pháp và Libi chỉ cách nhau Địa Trung Hải, có thể nói là rất gần. Xét trên góc độ địa chính trị, Libi có ý nghĩa chiến lược cực kỳ quan trọng đối với Pháp, rất nhiều chính khách ở Pháp coi Libi là “quốc gia đặc biệt” của Pháp. Do đó, Pháp cần phải nắm giữ và kiểm soát Libi.

    Thứ hai, xét về lợi ích dầu lửa, Pháp thừa nhận tính hợp pháp của chính quyền của lực lượng chống đối nhằm “mở đường” cho các công ty dầu lửa của Pháp vào Libi. Có tài liệu cho thấy năm 2008, Pháp có 18 công ty đầu tư kinh doanh tại Libi, đến tháng 10/2010, con số này đã lên tới 32 công ty, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực dầu lửa.

    Thứ ba, từ xưa đến nay, Pháp vẫn tự cho mình là “nước bảo vệ nhân quyền”, song thái độ của Pháp đối với Bắc Phi thường không rõ ràng. Nay, để cải thiện hình ảnh của mình, Pháp buộc phải có thái độ rõ ràng trong vấn đề Libi.

    Cùng quan điểm trên, Phó Giáo sư Ngô Băng Băng - Phó Chủ nhiệm khoa Ngôn ngữ Arập thuộc Học viện Ngoại ngữ, trường Đại học Bắc Kinh - nhận định Pháp chọn ngày 19/3 để hành động khá vội vàng vì cho rằng đây là thời điểm cuối cùng phương Tây có thể can thiệp, nếu Tổng thống Kadhafi chiếm được Benghazi, sự can thiệp sau đó sẽ trở thành vô nghĩa. Tình hình Libi rất rõ ràng, nếu không có sự can thiệp của lực lượng bên ngoài, lực lượng chống đối không thể trụ được.

    Theo Giáo sư Ngô Băng Băng, cần phải xét từ ba góc độ lịch sử, ngoại giao và chính trị trong nước để giải thích thái độ hăng hái của Pháp:

    Về lịch sử, Pháp có tình cảm lịch sử đặc biệt với các nước Maghreb (các nước Bắc Phi, Địa Trung Hải). Nếu Kadhafi có thể trụ vững trong cuộc bạo động này, ảnh hưởng của ông ta sẽ lan tỏa khắp châu Phi, đây là điều cực kỳ bất lợi đối với Pháp.

    Về ngoại giao, chính phủ của Tổng thống Sarkozy đang ra sức thúc đẩy xây dựng “Liên minh các nước Địa Trung Hải” và muốn lãnh đạo liên minh này. Trong tình hình bạo loạn như vậy, Pháp phải thể hiện hình ảnh của một nước lãnh đạo của khu vực, tuyệt đối không để Mỹ làm thay việc này.

    Về tình hình trong nước, Tổng thống Sarkozy cũng hy vọng thông qua việc "hạ bệ" Kadhafi để cải thiện tỷ lệ ủng hộ trong nước đối với ông, vớt vát lại những gì khiến ông “mất mặt” trong việc xử lý các vấn đề của Ai Cập và Tuynidi. Hơn nữa, nếu hành động quân sự lần này có thể lật đổ được ông Kadhafi, đây sẽ là một lợi thế lớn đối với Tổng thống Sarkozy trong cuộc bầu cử vào năm tới. Pháp xưa nay vẫn bị cho là chỉ chạy theo Mỹ, không có vai trò nổi bật trong các sự kiện quốc tế. Vì vậy, với việc chủ động tích cực tham chiến ở Libi, hình ảnh của Pháp đã được thay đổi đáng kể.

    Giáo sư Ngô Băng Băng nhấn mạnh, cho dù cái giá phải trả cho chiến dịch quân sự này rất lớn, song Pháp cũng đã thấy trước được những lợi ích to lớn mà nó mang lại. Có thể nói, trong nỗ lực giải quyết cuộc xung đột ở Libi, Pháp sẽ là bên hưởng lợi lớn nhất, tiếp đến là Liên minh châu Âu. Theo phân tích của Giáo sư Ngô Băng Băng, lập trường của các nước tham gia cuộc chiến chống Libi không giống nhau, Mỹ và Đức có thái độ “chờ xem”, trong khi Anh và Pháp lại lo ngại “quá muộn”. Nay khi Pháp và Anh đã nắm lấy “cơ hội cuối cùng”, Mỹ và Đức có muốn “đứng ngoài cuộc” cũng không được.
  2. A_Heroes

    A_Heroes Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/03/2011
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    tôi thì lại tin đấy , người Mỹ mà nói là làm ;)) , chứ ko như mấy thằng to khác, nói 1 đường làm 1 nẻo [-X
  3. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7



    Chỉ có thằng đần mới vậy thôi bác ạ vì nhiều thằng nói ngu bỏ miẹ, ảnh của người yêu của bác đây này hê hê, cứ thử làm theo những cái đã nói đi

    [​IMG]
    "Tôi không hề nghi ngờ gì rằng chúng ta sẽ thất bại", Bush phát biểu tại Bộ Lao động và nói tới các kế hoạch kinh tế, sau vụ tấn công
    khủ.ng bố hôm 11/9/2001. Ảnh: AP.

    [​IMG]
    "Kẻ thù của chúng ta rất sáng tạo và nhiều tiềm năng. Chúng ta cũng thế. Chúng không bao giờ ngừng nghĩ ra những cách mới nhằm làm hại đất nước ta và người dân của ta. Chúng ta cũng thế", Bush phát biểu tại Nhà Trắng hôm 5/8/2004. Ảnh: Getty Images.

    [​IMG]
    "Quá nhiều bác sĩ giỏi đã mất việc. Có quá nhiều bác sĩ khoa sản không thể làm chuyện ấy với vợ trên khắp đất nước này", Bush nói tại cuộc vận động ở bang Missouri hôm 6/9/2004. Ảnh: AFP.

    [​IMG]
    "Xin cảm ơn thủ. tướng Cảm ơn ngài đã tổ chức tốt hội nghị OPEC", Bush phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh APEC ở Australia tháng 9 năm
    2007. Ảnh: Getty Images.

    [​IMG]
    "Cảm ơn, Đức cha. Bài phát biểu thật là tuyệt cú mèo", Bush ca ngợi Giáo hoàng Benedict XVI trong lễ chào mừng Đức cha tới Washington
    D.C. hôm 16/4/2008. Ảnh: Getty Images.

    [​IMG]
    "Việc người ta mua máy có nghĩa là ai đó phải làm ra máy móc. Và việc người ta sản xuất máy móc có nghĩa là có công việc ở nơi chế tạo máy", Bush phát biểu ở bang Arizona hôm 27/5/2008. Ảnh: Getty Images.

    [​IMG]
    "Trong suốt lịch sử, những ngôn từ trong Tuyên ngôn Độc lập đã tạo cảm hứng cho người di cư khắp thế giới đặt chân tới nước ta. Chính những người nhập cư đó đã phát triển 13 thuộc địa nhỏ thành quốc gia hơn 300 người", Bush nói tại bang Virginia ngày 4/7/2008. Dân số Mỹ hiện nay là hơn 300 triệu người (theo số liệu của điều tra dân số). Ảnh: AP.
  4. Ika

    Ika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2011
    Bài viết:
    403
    Đã được thích:
    0
    ha ha.... hôm trước nghe bác Anh bảo phòng không và không quân libi ko còn 1 đơn vị nào có khả năng chiến đấu mà.... sao hôm nay lại bắn vào các máy bay trên đường bắng với lí do là chuẩn pị có hoạt động trong khi vực nhĩ........... hài vãi.... sợ mấy tuyên bố và lí do của mấy bác này quá.......
  5. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Ơ sao ảnh thời sự chiến trường mà mod cũng xoá nhỉ? Ảnh của tớ hoàn toàn hợp lệ có chú thích đàng hoàng mà :D
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Bác nên biến đi, ở đây coi chừng liên quân nó xịt vào trái bom bẩn vào bác thì khốn [r2)]
  6. Khu

    Khu Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/03/2011
    Bài viết:
    472
    Đã được thích:
    1
  7. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    Theo em thì Pháp chẳng đủ tuổi mà sờ vào dầu của Libia bác ạ, chẳng qua Sakozy làm nhắng lên để lấy ngoại trị nội thôi.

    Còn được lợi nhất trong vụ này phải là
    Al-Qeada. Mỹ và phương Tây đang xóa sổ một chính phủ thế tục vốn chống đối lại chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan để dựng lên một nhà nước mà rõ ràng là có thành phần Al-Qeada trong đó. Những bài trước của em đã cho thấy người của Al-Qeada hoàn toàn chiến đấu ở các tuyến đầu trong hàng ngũ phiến quân, họ đã tích trữ tên lửa đất đối không ... và rồi hơ hơ người Mẽo và phương Tây sẽ lại được hưởng trái ngọt của mình.


    'Coalition forces paving rebels' way to Libyan oil facilities'

    IANS/RIA Novosti

    [​IMG]
    March 26, 2011

    Cairo, March 27 (IANS/RIA Novosti) The international coalition enforcing a no-fly zone in Libya is bombing both military and civilians targets to pave the rebels' way to oil facilities, a military source has told Libya's official Jana national news agency.

    The coalition's raids 'have nothing to do with the protection of civilians', the source said Saturday.

    'The coalition forces are methodically paving the way to Al-Qaeda's gangs so that they seize as many oil fields and facilities and territories as possible and then blackmail the authorities,' the source added.

    He also said that the coalition's air strikes eliminated almost all the tanks of Libyan leader Muammar Gaddafi's forces in the eastern oil town of Ajdabiya, leaving them no chance for defence.

    Libyan rebels managed to retake the town of Ajdabiya from Gaddafi loyalists earlier Saturday. The government forces had pulled back after being bombed by allied aircraft.

    The source said the coalition obviously coordinated its actions with the rebels.

    The UN Security Council imposed a no-fly zone over Libya March 17, also permitting 'all necessary measures' to protect civilians from Libyan leader Muammar Gaddafi's attacks on rebel-held towns.

    The operation to enforce the no-fly zone, codenamed Odyssey Dawn, is being conducted jointly by 13 countries, including the US, Britain, and France.

    Western warplanes have flown more than 300 sorties over the North African country and fired 162 Tomahawk missiles in the UN-mandated mission.

    Libyan state media outlets have reported that dozens of people have been killed by the air strikes.

    --IANS/RIA Novosti

    Link: in.news.yahoo.com/coalition-forces-paving-rebels-way-libyan-oil-facilities-20110326-133738-723.html


    Lược dịch
    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} [FONT=&quot]"[FONT=&quot]Liên [/FONT][FONT=&quot]quân[/FONT][FONT=&quot] mở[FONT=&quot] đường cho[/FONT][FONT=&quot] lực lượng[/FONT][/FONT][FONT=&quot] phiến quân " [FONT=&quot]tới các[/FONT][FONT=&quot] cơ sở[/FONT][/FONT][FONT=&quot] dầu mỏ[/FONT][FONT=&quot] của[/FONT][FONT=&quot] Libya '
    IANS / RIA Novosti

    26 Tháng Ba 2011

    Cairo, ngày 27 (IANS / RIA Novosti) [FONT=&quot]L[/FONT][FONT=&quot]iên [/FONT][FONT=&quot]quân[/FONT][FONT=&quot] quốc tế thi hành một vùng cấm bay ở Libya [FONT=&quot]bằng các[/FONT][FONT=&quot] vụ đánh bom[/FONT][FONT=&quot] vào cả [/FONT][FONT=&quot]mục tiêu[/FONT][FONT=&quot] là[/FONT][/FONT][FONT=&quot] quân đội và dân thường[/FONT][FONT=&quot]Libya[/FONT][/FONT][FONT=&quot] để dọn đường [FONT=&quot]cho[/FONT][FONT=&quot] phiến quân[/FONT][FONT=&quot] tiến[/FONT][FONT=&quot] vào các cơ sở dầu mỏ, một nguồn tin quân sự đã nói[FONT=&quot] một cách [/FONT][FONT=&quot]chính thức[/FONT][FONT=&quot] với[/FONT][/FONT][FONT=&quot] hãng tin quốc gia[FONT=&quot]Jana[/FONT][/FONT][FONT=&quot].[/FONT]

    Các cuộc không kích của liên [FONT=&quot]quân chẳng [/FONT][FONT=&quot]có[/FONT] [FONT=&quot]ý nghĩa [/FONT][FONT=&quot]gì[/FONT][/FONT][FONT=&quot] để bảo vệ dân thường, nguồn tin[FONT=&quot] này [/FONT][FONT=&quot]cho biết[/FONT][FONT=&quot] trong[/FONT][/FONT][FONT=&quot] hôm thứ Bảy.

    "[FONT=&quot]L[/FONT][FONT=&quot]ực lượng[/FONT][/FONT][FONT=&quot] liên [FONT=&quot]quân chọn cách[/FONT][FONT=&quot] mở đường cho các băng nhóm Al-Qaeda để họ nắm bắt các [FONT=&quot]vùng[/FONT][FONT=&quot] nhiều dầu và [FONT=&quot]càng nhiều[/FONT][FONT=&quot] vùng lãnh thổ càng tốt và sau đó tống tiền[/FONT][FONT=&quot]-[/FONT]blackmail[FONT=&quot] chính quyền[FONT=&quot] (nào ko rõ)[/FONT][FONT=&quot]"[/FONT] nguồn[/FONT][FONT=&quot] này[/FONT][FONT=&quot] nói.

    Ông cũng nói rằng cuộc không kích của liên [FONT=&quot]quân đã[/FONT][FONT=&quot] loại bỏ gần như tất cả các xe tăng của lực lượng[/FONT][FONT=&quot] của nhà[/FONT][FONT=&quot] lãnh đạo Libya[/FONT][FONT=&quot]-[/FONT][FONT=&quot]Muammar[/FONT][/FONT][FONT=&quot] Gaddafi tại thị trấn phía đông Ajdabiya [FONT=&quot]vốn nhiều [/FONT][FONT=&quot]dầu[/FONT][FONT=&quot] lửa[/FONT][FONT=&quot],[/FONT] để họ không có cơ hội phòng[FONT=&quot] thù[/FONT][FONT=&quot].[/FONT]

    Phiến quân Libya [FONT=&quot]đã cố gắng[/FONT][FONT=&quot] để chiếm lại thị trấn Ajdabiya từ[/FONT][FONT=&quot] tay[/FONT][FONT=&quot] [FONT=&quot]những [/FONT][FONT=&quot]người trung thành với[/FONT][/FONT][FONT=&quot] Gaddafi trước đó[/FONT][FONT=&quot] vào[/FONT][FONT=&quot] hôm thứ bảy. [FONT=&quot]L[/FONT][FONT=&quot]ực lượng[/FONT][/FONT][FONT=&quot] chính phủ đã [FONT=&quot]phải rút lui[/FONT][FONT=&quot] sau khi bị ném bom [FONT=&quot]bởi[/FONT][FONT=&quot] máy bay [FONT=&quot]liên quân..[/FONT][FONT=&quot].[/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT]
    [/FONT]
  8. Khu

    Khu Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/03/2011
    Bài viết:
    472
    Đã được thích:
    1
    Theo tớ thì thằng được lợi nhất trong vụ này là thằng sản xuất ra to mà ngốc, bom đạn mà liền quần dội xuống ủy lạo thường dân Ly Bia trong thời gian qua.

    Để lâu nó hỏng lại phải mất tiền để hủy, có dịp xài tội gì không xài, đây là thằng thứ 2 được lợi.

    [​IMG] Hơn 8.000 người đã thiệt mạng tại Libya, theo phiến quân. [​IMG]
  9. chipheovd

    chipheovd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2008
    Bài viết:
    389
    Đã được thích:
    0
    Bác không biết lão A3 pro Nga à? Nhìn các xe pháo Nga tan nát thế lão ấy lòng đau như cắt nước mắt đầm đìa.Tội nghiệp ngày xưa nhận của bọn đó mỗi tháng trăm rúp mà bây giờ vẫn còn cảm giác nợ nó nhiều lắm. ^:)^
  10. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Thông cảm cho bác ấy, thôi tớ không pót nữa để các mod đỡ phải xoá
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này