1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến sự Libya, Diễn biến, kết quả và hệ luỵ (Phần 2) THÔNG BÁO MỚI TRANG 119

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi unvietnamien, 21/03/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    Nếu thực sự quân prô bác Gà phi quyết tâm chơi chiến thuật chiến tranh đô thị + có tinh thần quyết chiến thì kể cả liên quân có đổ quân bộ vào cũng khó xực nữa là đám phiến quân này. Năm 2003 ở Iraq 5.000 lính Mỹ xông vào TP Nasarya bị 500 lính Iraq tẩn cho tơi bời phải chạy có cờ luôn có tin Mỹ hi sinh độ 100 còn bị quân Iraq bắt sống 7 chú. May cho đám tù binh Mỹ đây là lính chính quy Iraq chứ nếu là Al Qaeda thì phải cộng số này vào đám hy sinh.

    American P.O.W.s in 2003 Iraq War


    [​IMG]
    Picture Taken On:
    23 March, 2003






    April 24, 2007

    Remember Jessica Lynch?

    [​IMG]
    Lynch Tells The Truth About The Lies of Bush & Company
    Mọi người có nhớ cô bé lính Mẽo xinh đẹp tuyệt vời này, cô ta cũng bị bắt từ binh trận này, người Mỹ đã PR cô em thành một huyền thoại, nhưng thực chất thì chả có vẹo gì cả


  2. conpas

    conpas Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    1.008
    Đã được thích:
    13
    Anh công bố video không kích Libya

    Bộ Quốc phòng Anh vừa công bố một đoạn video không lực Anh tấn công xe tăng của phe chính phủ Libya ở gần thành phố Ajdabiya.

    Đoạn video màu đen trắng cho thấy một nhóm xe tăng T-72 của Libya bị máy bay Anh triệt hạ trong khi chúng định tiến đến thành phố Ajdabiya hôm 24/3.


    http://vnexpress.net/gl/the-gioi/anh/2011/03/anh-cong-bo-video-khong-kich-libya/
  3. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    Người Mỹ luôn kinh sợ một trận chiến đô thị mặc dù họ luôn luôn trội hơn về hoả lực ( cũng lẽ lần đầu tiên họ nếm mùi thực sự là ở VN năm 1968), ngày nay người Mỹ và phuơng Tây có ưu thế về kính nhìn đêm, nhưng biết đâu được, quân chính quy của bác Gà cũng có thì sao nhỉ, liên quân đã quá lạc quan khi chỉ nhìn vào số tăng, pháo bị không quân tiêu diệt, trong chiến tranh đô thị tăng, pháo đối với quân phòng thủ chỉ là thứ yếu, cái quan trọng là lòng quyết tâm.

    Chiến thuật co cụm của Gà phi là đúng đắn tuy có phần hơi chậm, có vẻ như bây giờ Gà Phi tụ hết quân về các thành phố quan trọng để tránh bị tỉa lẻ, binh lính bắt đầu cởi bỏ quân phục, phân tán vào các khu dân cư ... không có xăng dầu ư?, chả sao họ sẽ bỏ vũ khí hạng nặng đi, không có lương thực ư? chả sao LHQ không thể để cho dân Libya trong những thành p
    hố đó chết đói, đương nhiên là cũng sẽ xảy ra thảm hoạ nhân đạo.

    Khi phiến quân bị chặn đứng ở các cửa ngõ cuối cùng thì người Mỹ và phương Tây phải đổ bộ binh vào để giải quyết trận địa, lúc này màn hài kịch mới bắt đầu, nếu liên quân bị thương vong quá cao thì người bị sụp đổ trước chính là họ.


    Nếu 10 -> 12.000 quân của gà phi cố thủ thì chắc chắn phiến quân sẽ không thể thắng, nếu liên quân có đổ bộ binh vào và sẽ chiến thắng nhưng cái giá phải trả về nhân mạng của họ sẽ rất cao, đồng thời số thường dân thương vong cũng sẽ cao vòi vọi, Libya sẽ lại trở nên giống như Iraq và Afghanistan, điều mà người Mỹ đang tìm cách tránh né.


    Còn nếu người Mỹ giữ lời không đổ quân vào mà liên quân đổ bộ chỉ qồm Anh và Pháp thì còn khuya họ mới thịt được Gà Phi. Tất cả còn đang ở phía trước, mời các bác hãy quan sát và tiếp tục bình luận.
  4. conpas

    conpas Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    1.008
    Đã được thích:
    13
    NATO chỉ huy chiến dịch Libya như thế nào

    Từ đầu tuần này, quyền chỉ huy toàn bộ các chiến dịch trên không của liên quân tại Libya được chuyển giao từ Mỹ sang NATO, trong đó vai trò điều hành trực tiếp được đặt trong tay viên tướng 3 sao người Canada.



    Khi mở màn chiến dịch không kích hôm 19/3, Mỹ nắm quyền chỉ huy lực lượng đa quốc gia gồm 13 nước tấn công lực lượng ủng hộ đại tá Muammar Gadhafi. Ngay sau đó Washington tuyên bố chuyển giao quyền dẫn dắt chiến dịch và động thái này đã gây ra những tranh cãi nội bộ NATO với hai phe ủng hộ và phản đối khối đứng ra chỉ huy chiến dịch.
    [​IMG]
    Tàu sân bay Charles De Gaulle của Pháp tham gia chiến dịch Libya. Ảnh: AP Phải mất vài ngày điều phối giữa các thành viên, tổ chức quân sự Bắc Đại Tây Dương mới có thể bắt đầu lãnh trách nhiệm cho chiến dịch Libya. Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen hôm qua cho biết, các máy bay của khối đang bắt đầu tuần tra để áp đặt vùng cấm bay tại Libya theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
    "Các đồng minh NATO quyết định chỉ huy toàn bộ chiến dịch quân sự tại Libya theo nghị quyết của Liên Hợp Quốc. NATO sẽ thực hiện tất cả các khía cạnh của nghị quyết, không hơn không kém", AP dẫn tuyên bố của ông Rasmussen. Tuy nhiên, giới ngoại giao cho biết phải mất vài ngày nữa quá trình chuyển giao đầy đủ từ quân đội Mỹ cho NATO mới hoàn tất.
    Sau khi các thành viên NATO phê chuẩn việc để khối nằm toàn bộ trách nhiệm cho chiến dịch Libya, tướng 3 sao người Canada Charles Bouchard được giao nhiệm vụ chỉ huy trực tiếp hoạt động quân sự này. Ông sẽ báo cáo công việc cho đô đốc người Mỹ Samuel Locklear, tư lệnh sở chỉ huy liên quân của NATO đặt tại Naples (Italy).
    Naples là một trong hai tổng hành dinh điều hành các hoạt động của NATO. Tổng hành dinh còn lại đặt tại Brunssum (Hà Lan), nơi chịu trách nhiệm điều hành cuộc chiến Afghanistan. Theo đó, tổng hành dinh Naples sẽ điều phối hoạt động của các máy bay do thám, máy bay tiếp dầu trên không, máy bay tuần tra hàng hải và các trực thăng để duy trì chiến dịch tại Libya được liên tục 24/24h.
    Khi mở màn chiến dịch đánh Libya, lực lượng liên quân được đặt dưới sự điều hành trực tiếp của Sở chỉ huy châu Phi (Africom) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ, tại một căn cứ ở Stuttgart, Đức. Africom nằm dưới quyền tướng trẻ Carter Ham là một trong 6 sở chỉ huy khu vực của quân đội Mỹ được lập ra năm 2007, với 1.500 thành viên.
    Theo đó, quyền chỉ huy trực tiếp chiến dịch Libya sẽ chuyển từ tướng Mỹ Carter Ham sang tướng Canada Charles Bouchard. Còn đô đốc Samuel Locklear ngoài vai trò tư lệnh sở chỉ huy liên quân của NATO tại Naples, ông còn là tư lệnh hải quân Mỹ tại châu Âu kiêm nhiệm châu Phi. Do đó khi mở màn đánh Libya, ông nắm quyền tư lệnh hải quân Mỹ tham gia chiến dịch và thường có mặt trên tàu chỉ huy USS Mouth Whitney tại Địa Trung Hải.
    Trước đây NATO từng có kinh nghiệm trong những chiến dịch như tại Libya. Các máy bay của khối đã thành công trong việc đảm bảo vùng cấm bay tại Bosnia trong những năm 90 và chiến dịch không kích tại Kosovo năm 1999, nhằm ngăn chặn cuộc đàn áp vào thường dân mang sắc tộc Albani.
    Trong khi đó, sau 8 ngày không kích, diễn biến tại Libya đang đi theo hướng có lợi cho lực lượng chống Gadhafi, điều mà liên quân mong muốn. Cán cân lực lượng đang dần nghiêng về phe nổi dậy với những bước tiến sang vùng phía tây Libya, nơi đang do phe ủng hộ Gadhafi kiểm soát.
    Những ngày không kích vừa qua là giai đoạn đầu của chiến dịch lập vùng cấm bay tại Libya, trong đó liên quân dội mưa tên lửa và bom để tiêu diệt hệ thống phòng không của quân đội Gadhafi, đồng thời khoá chặt các máy bay chiến đấu của Libya dưới mặt đất. Đây là giai đoạn "mở cửa bầu trời" để các máy bay NATO tuần tra một cách an toàn đảm bảo vùng cấm bay trên không phận Libya.
    Đình Nguyễn
  5. Freedom_Fighter

    Freedom_Fighter Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/03/2011
    Bài viết:
    725
    Đã được thích:
    0
    phải công nhận là phi công RAF giỏi thật, xứng đáng Ách :)>-
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    ôi huyền thoại Jessica Lynch đây mà >:D<
  6. conpas

    conpas Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    1.008
    Đã được thích:
    13
    Libya: Phe đối lập tiến sát thành trì của ông Gadhafi


    VIT - Hôm nay (28/3), lực lượng nổi dậy ở Libya đã tiến sát Sirte, thành phố quê hương của lãnh đạo Moammar Gadhafi. Sirte cũng được coi là cửa ngõ tới một nửa phía Tây nước này.
    Các nhân chứng tại thành phố Sirte cho biết, tiếng bom nổ có thể nghe thấy vào khoảng 6h30 sáng nay (giờ địa phương) nhưng không có cuộc giao tranh nào trên các đường phố hoặc dấu hiệu của lực lượng nổi dậy.

    Lực lượng nổi dậy đã giành lại được hàng trăm km diện tích lãnh thổ không có người ở, trong đó có hai thành phố dầu then chốt, với tốc độ kỉ lục sau khi lực lượng của ông Gadhafi buộc phải rút lui bởi các cuộc không kích của liên quân.

    Một vụ oanh tạc dữ dội tại thủ đô Tripoli cũng đã bắt đầu vào hôm qua, với ít nhất 9 vụ nổ lớn.

    Trước đó trong ngày, phe đối lập giành lại được hai cảng dầu quan trọng dọc bờ biển và cam kết sẽ nhanh chóng tái khởi động hoạt động xuất khẩu dầu mỏ. Tuyên bố này đã khiến giá dầu thô giảm nhẹ xuống khoảng 105 USD/thùng.

    Sirte có vị trí chiến lược quan trọng, nằm giữa khu vực phía Đông do phe nổi dậy kiểm soát và phía Tây của quân chính phủ. Vì thế, chiến thắng tại Sirte có ý nghĩa bước ngoặt đối với lực lượng nổi dậy.

    Hôm qua, NATO lên tiếng nhận vai trò chỉ huy các chiến dịch chống chính quyền Gaddafi tại Libya. Tuy nhiên, quyết định này sẽ phải được các đại sứ thông qua trong cuộc họp tới, trước khi chính thức có hiệu lực.

    Tại Washington, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết, ông không thể đưa ra thời gian biểu về thời gian kéo dài cuộc chiến tại Libya. Trong khi đó, Lầu Năm Góc cho biết, họ đang “để mắt” tới kế hoạch mở rộng hỏa lực và các hệ thống do thám trên không trong chiến dịch quân sự, trong đó có việc sử dụng máy bay AC-130, cũng như trực thăng và máy bay do thám.

    Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã cho phép thực hiện chiến dịch bảo vệ dân thường Libya sau khi Gadhafi tiến hành nhiều cuộc tấn công chống lại người biểu tình chống chính phủ - những người yêu cầu ông từ chức sau gần 42 năm cầm quyền. Các cuộc không kích này đã làm tê liệt lực lượng của Gadhafi, cho phép lực lượng nổi dậy tiến lên trong vòng chưa đầy 2 tuần sau khi họ dường như đã bên bờ thất bại.



    NM (Theo AP)
    Tin dịch
    Nguồn tin: Newsobserver
    Từ khóa: Bạo loạn tại Trung Đông và Bắc Phi
  7. Freedom_Fighter

    Freedom_Fighter Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/03/2011
    Bài viết:
    725
    Đã được thích:
    0
    ủa nhớ cái tin này bên các báo khác lâu lắc lâu lơ rồi mà, quân cách mạng giờ chắc đang đếm từng giây công thành
  8. conpas

    conpas Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    1.008
    Đã được thích:
    13
    Lời chào của Đại sứ Kính thưa các quý vị độc giả,

    Việt Nam và Li-bi tuy cách xa nhau về địa lý nhưng hai nước luôn ủng hộ và giúp đỡ nhau trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. Nhờ sự vun đắp của các thế hệ lãnh đạo và nỗ lực của nhân dân hai nước, quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Li-bi ngày càng được củng cố và phát triển. Hiện nay, hai nước chúng ta đang đứng trước thời cơ rất thuận lợi để đưa quan hệ hai nước phát triển lên những tầm cao mới, đáp ứng mong đợi và vì lợi ích của nhân dân hai nước.

    Cùng với mối quan hệ chính trị tốt đẹp, quan hệ hợp tác kinh tế đã có bước khởi sắc. Chính phủ hai nước luôn tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động hợp tác đầu tư song phương. Hai nước đã ký nhiều hiệp định quan trọng như: Hiệp định hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật (19/02/1976), Hiệp định thương mại (17/10/1983), MOU hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao (31/01/2007). Năm 2009, hai nước đã tổ chức thành công khóa họp lần thứ XI của Ủy ban Liên Chính phủ tại Tripoli. Hai bên đã đề ra phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực.

    Li-bi là một trong những nước có tiềm năng kinh tế lớn nhất ở châu Phi. Nền kinh tế Li-bi những năm gần đây phát triển rất năng động, quan hệ kinh tế đối ngoại của Li-bi ngày càng được mở rộng. Với vị trí thuận lợi và tiềm lực tài chính dồi dào từ nguồn thu dầu mỏ, Li-bi đang đẩy mạnh xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp… Các doanh nghiệp Li-bi bước đầu đã quan tâm tìm hiểu thị trường Việt Nam như là nguồn cung cấp hàng hóa đa dạng, chất lượng cao với giá cả cạnh tranh. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng rất quan tâm đến thị trường Li-bi, đặc biệt trong các lĩnh vực hợp tác lao động và dầu khí.

    Tôi rất vinh dự được ************* CHXHCN Việt Nam ***************** bổ nhiệm làm Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền của Nước CHXHCN Việt Nam tại nước Gia-ma-hi-ri-a A-rập Li-bi Nhân dân xã hội Chủ nghĩa vĩ đại nhiệm kỳ 2009-2012. Với vai trò là người đứng đầu cơ quan đại diện, tôi sẽ cố gắng làm hết sức mình để cùng CQĐD đóng góp vào việc tăng cường và phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Li-bi vì lợi ích của hai nước.

    Nhiệt liệt hoan nghênh các bạn đến thăm trang web của Đại sứ quán Việt Nam tại Li-bi. Tôi hy vọng rằng các bạn sẽ tìm thấy ở trang web này các thông tin bổ ích về đất nước con người, đường lối, chính sách của Việt Nam và Lib-bi và các cơ hội kinh doanh ở hai nước.

    Nếu cần bất cứ sự giúp đỡ hoặc thông tin nào, đề nghị các bạn liên hệ trực tiếp với Đại sứ quán hoặc liên hệ trực tiếp với tôi.


    Xin trân trọng cảm ơn.


    Đào Duy Tiến
    Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Li-bi.

    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    http://www.vietnamembassy-libya.org/vi/
  9. silentlove87

    silentlove87 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2009
    Bài viết:
    1.848
    Đã được thích:
    8
    Cái này xem mấy hôm rồi! Nhìn cứ điêu điểu kiểu gì ý nhỉ? Hình như các bố lái tank bỏ cuả chạy lấy người rồi không thì éo j mà cứ nằm phơi mình ra cho bắn thế!:))
  10. Freedom_Fighter

    Freedom_Fighter Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/03/2011
    Bài viết:
    725
    Đã được thích:
    0
    lạc loài quá =)) conpas này bị Ika/boypio đồng hóa rồi hay sao mà 9x vậy, hôm nọ còn phân tích hay đáo để cơ mà !!!
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    1 đang suy nghĩ , vì sao lại đánh nhau vì 1 thằng phản dân hại nước

    2 đang phê thuốc phiện

    3 tank hết xăng, kẹt xích , hỏng hóc vì quá cũ nát

    4 Tử Vi Đạo >:) Phản chiến
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này