1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến sự Libya, Diễn biến, kết quả và hệ luỵ (Phần 2) THÔNG BÁO MỚI TRANG 119

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi unvietnamien, 21/03/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thanhhai06

    thanhhai06 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/01/2009
    Bài viết:
    1.135
    Đã được thích:
    0
    http://vietnamnet.vn/vn/quoc-te/14484/anh-quyet-bat-gaddafi-ra-hau-toa-chien-tranh.html

    Anh quyết bắt Gaddafi ra hầu tòa chiến tranh Tại hội nghị về khủng hoảng ở London hôm nay (29/3), Thủ tướng Anh sẽ nói với các nhà lãnh đạo thế giới rằng họ phải đưa đại tá Muammar Gaddafi ra hầu tòa và ủng hộ quân nổi dậy ở Libya.


    Thằng đế quốc Anh lấy tư cách gì mà bắt cha già nhỉ ? Bác nào am hiểu trả lời giúp !
  2. Freedom_Fighter

    Freedom_Fighter Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/03/2011
    Bài viết:
    725
    Đã được thích:
    0
    Nga - NATO họp bàn về căng thẳng tại Libya

    Hội đồng Nga – NATO hôm nay (29/3) sẽ thảo luận tại Brussels về các vấn đề hiện tại ở Libya và các giải pháp giải quyết xung đột đang diễn ra tại quốc gia Bắc Phi này.

    Đại sứ Nga tại NATO Dmitry Rogozin tuần trước cho hay, Hội đồng sẽ thảo luận “nhằm xác định những hạn chế mà Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc áp đặt đối với việc tham gia vào xung đột này.”.

    Đại sứ Rogozin cũng tái khẳng định rằng, lập trường của Nga là: “việc tổ chức các chiến dịch bộ binh được xem là hành động xâm chiếm Libya và đi ngược lại với nghị quyết mà Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc áp đặt”.

    Phát ngôn viên NATO Oana Lungescu hôm 28/3 tuyên bố, liên minh này sẽ không triển khai binh lính ở Libya và sẽ không có sự hiện diện của NATO trên mặt đất của Libya.

    Trước đó, hôm 27/3, NATO đã bắt đầu đảm nhiệm tất cả các chiến dịch trên không ở Libya từ lực lượng do Mỹ đứng đầu. Sự chuyển giao quyền chỉ huy này sẽ được thực hiện trong 3 ngày.

    Nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc áp đặt vùng cấm bay vào Libya và các biện pháp khác nhằm vảo vệ dân thường khỏi lực lượng của Qaddafi.

    Các cuộc không kích quân sự do phương Tây dẫn đầu nhằm đối phó với lãnh đạo Libya Muammar Qaddafi – lực lượng ủng hộ ông này đang có cuộc chiến đấu ác liệt với quân nổi dậy ở phía đông Libya kể từ giữa tháng 2 – bắt đầu ngày 19/3.




    (Theo RIA)
  3. home124

    home124 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Bài viết:
    4.208
    Đã được thích:
    2.411
    Phản đối thì thằng nào chả làm được. Ngon thì điều quân tham chiến, chống lại, hoặc làm gì đó. Phản đối như nước đổ lá khoai mà thôi.
  4. Freedom_Fighter

    Freedom_Fighter Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/03/2011
    Bài viết:
    725
    Đã được thích:
    0
    cho hỏi năm 96 khựa tính xâm lược thống nhất ĐL vậy mà Mỹ nó điều ngay Mẫu Hạm là cả nhà Tàu vãi cả ra =))

    Mỹ là cảnh sát thế giới chứ còn gì, ko phải nó giải phóng Áp Ga khỏi bọn Taliban tàn bạo đó sao !!!

    Pinochet sau cùng cũng bị chính người Mỹ lật , vả lại Pino là con cẩu săn cho bọn Anh quốc chứ ko phải Mỹ , ông sang bên Chile mà hô Pino là độc tài kìa xem dân nó có chém ko (Stalin thế này thì Pino như thế)
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    như VN em lại chẳng thấy phản đối đâu cả, chỉ nói chung chung là kêu gọi các bên ngưng bắn [-(
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    Trung Quốc lên tiếng về chiến sự Libya


    [​IMG]Phi cơ Typhoon của không quân Ý tham gia chiến dịch Libya


    Giới quân sự và nghiên cứu Trung Quốc phê phán chiến dịch của Phương Tây nhưng cũng cảnh báo một lý do gây ra khủng hoảng là vấn đề kinh tế - xã hội của chính Libya.
    Trong một chương trình thảo luận chuyên đề về Libya trên đài CCTV tiếng Trung hôm 21/3, các nhà bình luận của Trung Quốc, gồm cả một thiếu tướng hải quân, đã đánh giá các phương diện quân sự trong chiến dịch Libya.
    Thiếu tướng Duẫn Trác, người từng đề ra ý tưởng mở căn cứ quân sự cho Trung Quốc ở hải ngoại hồi tháng 1 năm nay để "chống hải tặc Somali", nay nêu quan điểm rằng Hoa Kỳ trước sau vẫn đóng vai trò chính trong chiến dịch Libya.
    Theo ông, vì sự phức tạp của chiến dịch quân sự đa quốc gia này, chỉ có Hoa Kỳ "đủ khả năng chỉ huy".
    Trước đó, hôm Chủ Nhật, Bộ trưởng Robert Gates của Mỹ cho rằng Hoa Kỳ sẽ chuyển giao quyền chỉ huy lại cho liên quân để đóng vai trò hỗ trợ.
    Các nhà bình luận trên CCTV của Trung Quốc cũng đặc biệt quan tâm đến vai trò năng nổ bất thường của Tổng thống, Nicolas Sarkozy trong cuộc tấn công vào các mục tiêu của đại tá Bấm Gaddafi.
    Nhà bình luận Tống Hiểu Quân cho rằng các cuộc không kích từ hàng không mẫu hạm trên Địa Trung Hải là dấu hiệu Pháp sẵn sàng "tấn công thẳng vào lực lượng trên bộ của Libya".
    Nhóm bình luận viên của Trung Quốc cũng quan tâm đến số phận của công nhân Trung Quốc còn lại ở Libya, và khả năng "chiến tranh kéo dài" tại nước này.
    Thiếu tướng Duẫn Trác đánh giá rằng ông Gaddafi có năng lực thu hút sự ủng hộ và tập hợp những người Libya với lòng ái quốc xung quanh ông.
    Dân Libya chán ngấy chính sách bàn tay sắt 41 năm qua của ông Gaddafi
    Nhà nghiên cứu Trung Quốc


    Tướng Duẫn cũng gọi chiến dịch Libya là "hành động gây hấn" của lực lượng liên quân.
    Có vẻ như đây là ý kiến của riêng ông hoặc của giới quân sự Trung Quốc chứ không phải là của chính phủ Trung Quốc, nước không ủng hộ nhưng cũng không chống nghị quyết về vùng cấm bay tại Libya.
    Tuy thế, hôm 22/3, bà Khương Du, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cũng bày tỏ lo ngại về thương vong trong dân chúng Libya.
    Bà nói, "Nghị quyết LHQ về vùng cấm bay tại Libya có mục tiêu bảo vệ thường dân. Chúng tôi phản đối việc lạm dụng vũ lực, gây ra nhiều thương vong hơn cho người dân và làm thảm họa nhân đạo thêm nghiêm trọng".
    Lý do nội tại
    Còn trên trang Quang Minh ra ở Bắc Kinh hôm 22/3, một nhà phân tích khác, Giáo sư Hồ Nghị Hùng từ Đại học Bắc Kinh thì cho rằng cuộc khủng hoảng Libya còn có lý do nội bộ.
    Theo ông, đổ vỡ tại Libya có cả nguyên nhân kinh tế và vì nạn thất nghiệp cao.
    http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2011/03/03/110303122138_jiang_yu_226x170_jiangyu_nocre***.jpgBà Khương Du nói Trung Quốc phản đối việc 'lạm dụng vũ lực gây thương vong nhiều hơn cho thường dân Libya".


    Nhà nghiên cứu từ Viện Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Bắc Kinh cho rằng dù xuất khẩu nhiều dầu lửa và có thu nhập bình quân đầu dân 15 nghìn USD, Libya thiếu cơ sở sản xuất, dịch vụ và thương mại nghiêm trọng.
    Điều này khiến nền kinh tế vốn chỉ dựa vào xuất khẩu dầu không tạo được cơ hội cho giới trẻ trong khi nạn thất nghiệp ở độ tuổi này lên tới 30%, theo GS Hồ.
    Ông cũng viết rằng còn có các mâu thuẫn bộ lạc và những vấn đề xã hội đã là "lý do cơ bản" dẫn tới cuộc khủng hoảng bùng phát bằng các đợt biểu tình bắt đầu hôm 16/2 năm nay.
    Trong một đáng giá khá thẳng thắn, mạnh mẽ, nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng chỉ ra rằng "chính sách bàn tay sắt" 41 năm qua của ông Gaddafi và sự chuẩn bị "cha truyền con nối" đã khiến quần chúng Libya "chán ngấy" chế độ.
    Ông Gaddafi được GS Hồ Nghị Hùng coi là "người theo đường lối cứng rắn cả về đối nội và đối ngoại" trong nhiều thập niên.
    "Sự thống trị của gia tộc Gaddafi đã khiến nhân dân Libya thấy bất bình và đòi thay đổi."
    Hiện chưa rõ việc thể hiện công khai quan điểm phê phán ông Gaddafi như thế này có phải là cách chính quyền Trung Quốc chuẩn bị dư luận chấp nhận một Libya hậu chiến không còn ông ta hay không.
    Tuy thế, GS Hồ cũng không nương nhẹ khi phê phán cách thức Phương Tây can thiệp vào Libya, nhất là về hệ quả của chiến dịch không tập hiện nay.
    Theo ông, từ hơn một tháng qua, tình hình có vẻ gia tăng từ nội chiến biến thành một cuộc kháng chiến và nay, ai nấy cũng đều lo ngại kết cục sẽ đi đến đâu.
    Nhà nghiên cứu Trung Quốc viết rằng các xung khắc bộ lạc tại Libya có nguy cơ biến thành "cơn xoáy đẫm máu" vì Phương Tây đã "bắt cóc nghị quyết 1973" để gây ra chiến sự, khiến tình hình "ngày càng phức tạp".
    Trước mắt, theo ông, hiện còn quá sớm để biết ai sẽ thắng tại Libya nhưng thật rõ ràng là "người dân Libya sẽ là phía thua thiệt".
    http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2011/03/23/110323121434_libya_funeral_466x262_libyafuneral_nocre***.jpgĐám tang những nạn nhân trúng bom đạn liên quân được cử hành tại một nghĩa địa ở Tripoli


    Theo BBC

    Khám phá 'sào huyệt' của đại tá Gadhafi

    Hiện không ai có thể biết đại tá Muammar Gadhafi ở đâu, nhưng nhà lãnh đạo của Libya chắc hẳn sẽ rất nhớ khu Bab al-Azizia, nơi được coi là "sào huyệt" của ông suốt nhiều năm qua.

    Trong tiếng Ảrập, Bab al-Azizia có nghĩa là "Chiếc cổng tráng lệ". Đây là trung tâm đầu não của chế độ Gadhafi và luôn được ví như một biểu tượng tranh đấu của nhà lãnh đạo đất nước Libya. Không chỉ phục vụ mục đích quân sự, Bab al-Azizia đồng thời cũng là nơi ở của gia đình Gadhafi và rất nhiều bữa tiệc linh đình đã được tổ chức tại đây.
    Tuy nhiên, so với những dinh thự nguy nga của các ông hoàng Ảrập hay những gia tộc giàu có ở vùng Vịnh, đại bản doanh của đại tá Gadhafi có phần khiêm tốn hơn rất nhiều.
    [​IMG]
    Cảnh đại tá Gadhafi thề chống lại Mỹ và phương Tây hôm 22/02, với nền phía sau là "Ngôi nhà kháng chiến" đổ nát. Ảnh: Shahidulnews. Sở hữu khối tài sản được ước tính lên tới vài chục tỉ USD nhưng nhà lãnh đạo Libya không thể rảnh tay xây cho mình một lâu đài nguy nga bên bờ Địa Trung Hải. Vốn là cái gai từ lâu trong mắt Mỹ và nhiều nước phương Tây, Gadhafi luôn là mục tiêu của các cuộc tấn công và sẽ chẳng ích gì khi cố sức xây một lâu đài khi biết rằng nó sẽ liên tục bị đánh phá.
    Rộng 6 km2 và nằm cách không quá xa sân bay quốc tế Tripoli, Bab al-Azizia là một mục tiêu không quá khó để xác định trong các cuộc không kích. Ngày 15/4/1986, nhận lệnh trực tiếp từ cựu Tổng thống Ronald Reegan, 13 máy bay Mỹ đã ném bom khu nhà ở của gia đình Gadhafi ở khu vực trung tâm Bab al-Azizia.
    Đây là hành động trả đũa của Mỹ sau vụ đánh bom tại một sàn nhảy ở Berlin khiến 2 công dân nước này thiệt mạng, vụ tấn công mà Libya bị cáo buộc thực hiện. Tuy nhiên, được sự cảnh báo từ Malta và Italia, Gadhafi đã kịp thoát khỏi khu nhà và chỉ bị thương nhẹ. Ngoài việc khu nhà bị phá hủy một phần, tổn thất đáng kể được Gadhafi khẳng định đó là cô con gái nuôi 15 tháng tuổi Hana thiệt mạng và 2 trong số những người con trai của ông bị thương.
    Mặc dù vậy, sự thật về Hana vẫn còn là một dấu hỏi lớn khi nhiều thông tin khẳng định cô con gái nuôi này của Gadhafi chỉ là câu chuyện được dựng lên nhằm tuyên truyền lòng căm thù Mỹ và phương Tây trong dân chúng Libya.
    Cho tới nay, khu nhà này vẫn chưa được xây lại. Tuy nhiên, nó đã được mang một cái tên mới là "Ngôi nhà kháng chiến". Ngay phía trước khu nhà, Đại tá Gadhafi cho dựng lên một tượng đài lớn có hình cánh tay trái màu vàng đang bóp nát một chiến đấu cơ của Mỹ. Kể từ đó, "Ngôi nhà kháng chiến" thường xuyên được Gadhafi sử dụng làm nền cho những lần xuất hiện trên truyền hình, như khi ông lên tiếng phản đối phán quyết vụ Lockerbie vào năm 2001 hay gần đây là những tuyên bố chống lại Mỹ và phương Tây hồi tháng trước.
    Cũng chính tại tòa nhà bị hư hại nghiêm trọng này, nhiều thường dân Libya đã đến tụ tập và có những hành động thể hiện sự ủng hộ của họ đối với Gadhafi. Họ được coi là lá chắn sống để bảo vệ nhà lãnh đạo Libya trước các cuộc không kích của liên quân.
    Chếch lên phía tây bắc khoảng 400 mét so với "Ngôi nhà kháng chiến" là căn lều theo kiểu du mục Ảrập của nhà lãnh đạo 68 tuổi. Đây là 1 trong số 4 nơi ở chính của ông trong suốt hơn 4 thập kỷ nắm quyền tại Libya. Năm 2004, cựu Thủ tướng Đức Gerhard Shroeder từng có mặt trong căn lều này khi thực hiện chuyến viếng thăm đầu tiên của một nhà lãnh đạo Đức tới Libya.
    Vụ không kích diễn ra tuần trước của liên quân đã đánh sập hầu như toàn bộ một tòa nhà chỉ huy trung tâm cao 50 mét và chỉ cách căn lều kể trên vài bước chân. Lực lượng liên quân cho hay họ coi tòa nhà này là mục tiêu đánh phá, nhằm cắt đứt liên lạc giữa Gadhafi và lực lượng quân đội trung thành với ông.
    Ở phía đông nam của Bab al-Azizia là một sân bóng đá dành cho các gia đình sinh sống gần đó. Theo mô tả của BBC, khu nhà ở của các gia đình này gợi lại hình ảnh của những trại tập trung người tị nạn tại dải Gaza. Người ta cho rằng nhiều khả năng những ngôi nhà này không chỉ phục vụ mục đích dân sinh mà có cả mục đích quân sự.
    [​IMG]
    Sơ đồ khu Bab al-Azizia. Ảnh: BBC. Ở phía bên kia của khu nhà là một bức tường thấp có cánh cổng dẫn vào khu trung tâm của Bab al-Azizia. Những vị khách tới đây đều sẽ phải trải qua kiểm tra an ninh bắt buộc và đi qua những chiếc máy phát hiện kim loại. Một ngày trước khi xảy ra vụ đánh sập tòa nhà chỉ huy trung tâm, người ta vẫn thấy rất nhiều binh lính và những chiếc xe tải có gắn súng máy ở phía sau trong khu trung tâm của Bab al-Azizia. Ngoài ra, những lỗ thông gió trên mặt đất còn tạo cảm giác phía dưới của Bab al-Azizia là một hệ thống hầm ngầm quân sự.
  5. home124

    home124 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Bài viết:
    4.208
    Đã được thích:
    2.411
    Kêu gọi ngưng bắn thì chả phải là đại ka của phản đối rồi à. Tốn bao nhiêu cơm gạo rồi tự dưng biểu ngưng. Nó cáu lắm nhưng chưa chửi được thôi.
  6. Freedom_Fighter

    Freedom_Fighter Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/03/2011
    Bài viết:
    725
    Đã được thích:
    0
    Tờ Daily Mail tiết lộ: Helen, 31 tuổi, là phi công của Không quân Hoàng gia Anh, đóng quân ở miền nam Italia và đã bay đến Libya chỉ trong vòng 10 phút.
    Trước đây, Helen từng điều khiển chiếc chiến đấu cơ Falklands, loại máy bay tân tiến nhất trên thế giới trị giá 125 triệu bảng Anh, có thể di chuyển ở tốc độ 1.550km/h và có thể bay đạt độ cao 40.000 feet trong vòng 2 phút.
    Helen cùng các đồng nghiệp đã tham gia đợt tấn công thứ ba của liên quân nhằm vào lực lượng ủng hộ Tổng thống Libya Gaddafi.
    Đêm 23.3, Helen đã bay trở về Italia sau bảy giờ không kích Libya thành công. Nhiệm vụ tiếp theo của Helen là cùng đồng đội bắn hạ bất cứ máy bay nào của lực lượng Gaddafi xuất hiện ở vùng cấm bay.
    T.V
    Theo DM
    [​IMG]
    [​IMG]


    Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh quả ko sai mà :)) ko ngăn lão Gà fi này lại sớm muộn gì cũng có khủng-bố ở Anh Mỹ Pháp tiếp tục , phải ngăn chặn hậu hoạ >:)
  7. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7

    Theo em thì Tòa án Tội phạm quốc tế đã bị phương Tây lũng đoạn, cả chủ quản của nó-tổ chức LHQ cũng còn lép vế nữa là cái tòa án nhỏ nhoi này, lật lại những năm trước tại sao họ để bác Milosevic phải chết trong tù nhỉ, Tòa án Tội phạm quốc tế bây giờ giống như một cái gậy để đe những tay lãnh đạo cứng đầu của các nước tiểu nhược trên thế giới, ngồi yên thì bị lật đổ, cụng cựa thì bị lôi ra tòa án Tòa án Tội phạm quốc tế mà ngồi he he.


    Thất bại của Tòa án quốc tế LHQ

    Thứ hai, 13 Tháng ba 2006, 16:14 GMT+7

    [​IMG]
    [​IMG]
    Chỉ riêng việc cai ngục phát hiện ra ông Milosevic chết trên giường nhà lao sau khi ông tắt thở 4 giờ đồng hồ chứng tỏ chất lượng rất tồi của hệ thống tòa án quốc tế La Haye.
    Tòa án hình sự quốc tế La Haye xét xử cựu Tổng thống Nam Tư Solobodan Milosevic và các cựu quan chức khác được lập ra trên cơ sở pháp lý nêu trong chương VII Hiến chương Liên Hợp Quốc (LHQ).
    Đây là một tòa án hình sự quốc tế dưới danh nghĩa LHQ xét xử những cá nhân bị cho là chịu trách nhiệm về những vi phạm nghiêm trọng luật nhân đạo quốc tế trên lãnh thổ Nam Tư trước đây.
    Ngay từ khi lập ra tòa án quốc tế này người ta đã nhận thấy mục đích thực của nó không nhằm tìm kiếm công lý mà là nhằm thực hiện sự trừng phạt kẻ thù chính trị.


    Toàn văn http://vietbao.vn/The-gioi/That-bai-cua-Toa-an-quoc-te-LHQ/65047802/161/


    @ Freedom_Fighter: tin này Lâm Đại Ngọc đưa rồi, chị em nhanh tay lắm
  8. Freedom_Fighter

    Freedom_Fighter Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/03/2011
    Bài viết:
    725
    Đã được thích:
    0
    @hongson cho em hỏi Milosevic ko phải là độc tài à !! vậy NATO đánh Nam Tư Serbi giải phóng Kosovo vì gì dầu lửa dầu hoả à !!!

    bị truy tố vì tội diệt chủng và các tội ác chống lại loài người, cộng thêm tội ác chiến tranhCroatia, BosnaKosovo hồi những năm 1990. Bị buộc tội có hành động diệt chủng trong cuộc chiến Bosna từ 19921995 làm 200 nghìn người thiệt mạng.

    à thêm nữa Milo lão ta cũng thân Trung Quốc và Nga lắm có cả tên Lao Mi dành tặng ở TQ cơ mà
  9. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7

    Milosevic là độc tài do dân Secbia bầu lên

    Để trả lời câu hỏi của bác tớ trích từ bài báo trên

    Nhưng điều đáng nói là ở chỗ bị cáo Milosevic trong phần tự bào chữa luôn đưa ra được những bằng chứng bác bỏ mọi điều buộc tội ông. Chỉ với vốn kiến thức luật tự học và tiếng Anh cơ bản, Milosevic luôn biến phiên toà thành diễn đàn để kết tội lại các quan chức theo đuôi Mỹ và NATO.

    Cuộc tranh tụng giữa một bên là hội đồng xét xử và bị cáo chưa đến hồi phân định thắng bại một cách thuyết phục thì ông Milosevic đột tử trong phòng giam. Nguyên nhân về cái chết của cựu Tổng thống Nam Tư sẽ được các chuyên gia y tế làm rõ.


    Phiên tòa chưa kết thúc nên bác chưa có quyền kết luận như vậy hê hê, còn ông ta thân ai thì kệ ông ta chứ ( thật đáng tiếc nếu thân Mẽo có khi ông vẫn còn sống đến ngày hôm nay)

    Thôi nhá bác máy may he he quay chở lại tình hình Li Bia thôi
  10. Freedom_Fighter

    Freedom_Fighter Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/03/2011
    Bài viết:
    725
    Đã được thích:
    0
    cứ cho là ông Milo ko có tội, nhưng đệ tử của ông ta thì ko à !!

    [​IMG]

    NATO ko gây ra nội chiến hận thù tôn giáo sắc tộc tại Nam Tư

    PS : thôi quay trởi lại Lybi gà fi ;))
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này