1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến sự Libya, Diễn biến, kết quả và hệ luỵ (Phần 2) THÔNG BÁO MỚI TRANG 119

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi unvietnamien, 21/03/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sscuti

    sscuti Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2007
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
  2. Freedom_Fighter

    Freedom_Fighter Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/03/2011
    Bài viết:
    725
    Đã được thích:
    0
  3. pvnr01

    pvnr01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2008
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    VN nói cuộc tấn công Libya là 'tiền lệ xấu'

    21-03-2011 06:55
    [​IMG]


    Chính phủ Việt Nam bày tỏ quan ngại trước các diễn biến mới nhất ở Libya, trong khi Đảng Cộng sản nói việc liên quân tấn công là "không thể chấp nhận được".
    Nhanh không kém nước lớn láng giềng Trung Quốc, vốn đã ngỏ ý "tiếc" về hoạt động quân sự của liên quân phương Tây tại Libya, hôm Chủ nhật 20/03, Chính phủ Việt Nam tuyên bố qua người phát ngôn Bộ Ngoại giao:
    "Việt Nam lo ngại sâu sắc trước sự gia tăng căng thẳng và những hành động quân sự mới đây tại Libya với nhiều hệ lụy đối với đời sống của người dân Libya và hòa bình, ổn định ở khu vực."
    Trước đó, cũng trong ngày Chủ nhật, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra thông cáo nói nước này luôn phản đối việc "sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế".
    Bên cạnh Trung Quốc, Ấn Độ, Đức, Nga và một số nước khác cũng đưa ra quan điểm tương tự.
    Bắc Kinh bày tỏ hy vọng "Libya sẽ sớm khôi phục ổn định và tránh thương vong cho người dân", đồng thời nhấn mạnh rằng Trung Quốc tôn trọng "độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ" của quốc gia Bắc Phi.
    Về phần mình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói: "Việt Nam kêu gọi các bên kiềm chế, sớm chấm dứt các hoạt động quân sự, tích cực thúc đẩy đối thoại, tìm kiếm giải pháp hòa bình, phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập, chủ quyền của các quốc gia.”
    Cả Bắc Kinh và Hà Nội đều không đề cập tới thỏa thuận ngừng bắn giữa quân đội Libya và phe nổi dậy, mà các binh lính trung thành với Đại tá Gaddafi bị cáo buộc vi phạm.
    'Khoác áo bảo vệ nhân quyền'
    Trong khi đó, báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, hôm thứ Hai 21/03 chạy bài xã luận chỉ trích chiến dịch quân sự của Anh-Pháp-Mỹ tại Libya là "hành động quân sự khoác áo bảo vệ nhân quyền".
    Bài xã luận viết rằng cuộc tấn công vào Libya, "một nước độc lập, có chủ quyền" đang "gây đau thương và chết chóc cho người dân vô tội".
    Báo Nhân dân đặt câu hỏi: "Phải chăng đây chỉ là cái cớ để can thiệp tình hình nước này?" và trích dẫn một số phân tích gia nói rằng mục đích cuối cùng của chiến dịch quân sự hiện thời là "thiết lập một chính quyền thân phương Tây, tạo ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực".
    Dù với bất cứ lý do nào, việc dùng sức mạnh quân sự tiến công Libya là sự xâm phạm một quốc gia độc lập, có chủ quyền. Ðây là điều không thể chấp nhận được vì tạo tiền lệ xấu trong quan hệ quốc tế.
    Xã luận báo Nhân dân
    Bài xã luận cũng nói "dư luận quốc tế tỏ rõ nghi ngờ mục tiêu chiến dịch quân sự" của phương Tây tại Libya.
    Báo Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: "Dù với bất cứ lý do nào, việc dùng sức mạnh quân sự tiến công Libya là sự xâm phạm một quốc gia độc lập, có chủ quyền".
    "Ðây là điều không thể chấp nhận được vì tạo tiền lệ xấu trong quan hệ quốc tế."
    Phản ứng của Việt Nam được cho là không bất ngờ vì Tripoli lâu nay giữ quan hệ khá mật thiết cả về chính trị và ngoại giao với Hà Nội.
    Việt Nam và Libya có cơ chế tham khảo chính trị, cùng chia sẻ nhiều quan điểm chung về tình hình quốc tế, nhất là vai trò của Mỹ và các nước phương Tây.
    Cũng là quốc gia 'Xã hội Chủ nghĩa', Libya của Đại tá Gaddafi và Việt Nam cùng phản đối can thiệp của nước ngoài, đặc biệt trong các lĩnh vực dân chủ-nhân quyền.
    Truyền thông Việt Nam cũng cho hay đại sứ quán Việt Nam tại Tripoli vẫn an toàn tuy có thể sẽ sơ tán sang một nước láng giềng nếu bạo lực leo thang.
    Nguồn BBC
  4. Freedom_Fighter

    Freedom_Fighter Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/03/2011
    Bài viết:
    725
    Đã được thích:
    0
  5. pvnr01

    pvnr01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2008
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Tình hữu nghị Hà Nội-Tripoli

    Posted on Tháng Hai 24, 2011 by truongthondlb3
    [​IMG]
    Nhờ sự vun đắp của các thế hệ lãnh đạo và nỗ lực của nhân dân hai nước, quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Li-bi ngày càng được củng cố và phát triển.” – Trang web của Đại sứ quán Việt Nam ở Tripoli.
    Làn sóng biểu tình đòi lật đổ Đại tá Gaddafi khiến một loạt quốc gia châu Á, trong có Việt Nam, bày tỏ lo ngại về an toàn cho công nhân của họ tại nước Bắc Phi này.
    Vơi Việt Nam, tình hình Libya không chỉ quan trọng vì lý do kinh tế – 10 nghìn người Việt Nam đang lao động tại đây – mà còn bởi Tripoli lâu nay giữ quan hệ khá mật thiết cả về chính trị và ngoại giao với Hà Nội.

    http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2011/02/23/110223132149_tobruk_466x350_tobruk_nocre***.jpg Quân đội Libya bỏ cả dàn tên lửa để chạy sau cuộc nổi dậy của dân chúng tại Tobruk


    Với Việt Nam, tình hình Libya không chỉ quan trọng vì lý do kinh tế – 10 nghìn người Việt Nam đang lao động tại đây – mà còn bởi Tripoli lâu nay giữ quan hệ khá mật thiết cả về chính trị và ngoại giao với Hà Nội.
    ‘Tham khảo, ủng hộ lẫn nhau’
    Libya là một trong những quốc gia Ả Rập sơm đặt quan hệ ngoại giao vơi Hà Nội (15/3/1975), và từ đó, quan hệ được thúc đẩy mạnh trong bối cảnh các cựu thù như Hoa Kỳ hoạch định chính sách khá giống nhau với hai nước này, vốn cùng vào Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) một lúc.
    Chính sách thuyết phục Hà Nội ở châu Á và Tripoli ở Bắc Phi là dòng chính trong đường lối đối ngoại của Washington thời hậu Chiến tranh Lạnh.
    Trang web của Đại sứ quán Việt Nam ở Tripoli viết rằng “Bộ trưởng Ngoại giao hai nước ký thỏa thuận về tham khảo chính trị, hai bên ủng hộ nhau làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo An LHQ và phối hợp trong các diễn đàn quốc tế”.
    Có vẻ như hai nước chia sẻ quan điểm phản đối “sự can thiệp từ bên ngoài” vào nội tình của họ trong các chủ đề nhân quyền và dân chủ.
    Truyền thông Việt Nam cũng không nói đến những điểm đen trong sự nghiệp của ông Gaddafi, như vụ thảm sát 1.000 tù nhân ở Tripoli năm 1996.
    Libya, dù bị nhiều tổ chức nhân quyền phản đối, đã làm Chủ tịch Hội đồng Nhân quyền LHQ hồi năm 2003.
    Hiện nay, dù bị lên án là “dùng quân đội bắn dân”, nước này chính thức vẫn giữ ghế trong Hội đồng Nhân quyền LHQ, khiến một số dân biểu liên bang Mỹ đề nghị loại Libya ra khỏi cơ quan này.
    Hồi 2008, Việt Nam cùng Burkina Faso, Costa Rica, Croatia và Libya, lần đầu tiên được làm thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ.
    Quan hệ hai bên đã được phía Việt Nam ca ngợi như sau:
    “Nhờ sự vun đắp của các thế hệ lãnh đạo và nỗ lực của nhân dân hai nước, quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Li-bi ngày càng được củng cố và phát triển.”
    Libya và nhiều nước Thế giới thứ ba đã ủng hộ Hà Nội khi miền Bắc Việt Nam còn là đối thủ của Hoa Kỳ trong Cuộc chiến Đông Dương.
    Ngoài ra, quá khứ chống thực dân của vùng Bắc Phi cũng khiến các phong trào cánh tả tại đây quý mến Việt Minh và sau là Bắc Việt Nam hơn bình thường.
    Trong Thế giới Ả Rập vốn liên tiếp bị thua Phương Tây, tinh thần “Việt Nam thắng Mỹ” là niềm cổ vũ cho những người chống chủ nghĩa đế quốc.
    Trong web của Đại sứ quán Việt Nam ở Libya viết:
    “Hai nước luôn ủng hộ và giúp đỡ nhau trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay”.
    Hội đồng Bảo an đã lên án việc chính quyền Gaddafi dùng phi cơ bắn vào dân biểu tình nhưng không thấy báo chí của nhà nước ở Việt Nam nêu quan điểm gì cụ thể từ Hà Nội về chủ đề này.
    Đảng Cộng sản cùng Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng từng tổ chức lễ để mừng các “thành tựu đáng kinh ngạc” của Cách mạng Libya.
    Tuy thế, không thể kết luận là Hà Nội sẽ tiếp tục giữ thái độ ủng hộ chính quyền Gaddafi, một khi xảy ra chính biến tại nước này.
    Vì dù cùng có tên là quốc gia ‘Xã hội Chủ nghĩa’ Việt Nam ngày càng coi bang giao với Libya có tính thực dụng hơn là vì ý thức hệ.
    Ngoài ra, Việt Nam né tránh bình luận thái độ lập dị của lãnh tụ Libya, ông Gaddafi, người từng xé Hiến chương Liên Hiệp Quốc và đòi giải tán Hội đồng Bảo an ngay cả khi nước ông ta tham dự Hội đồng.
    [​IMG] Báo chí chính thống ở Việt Nam tránh khen chê về ông Gaddafi, người lập dị và ưa trang phục diêm dúa


    Quân sự và vũ khí
    Với các cường quốc xuất khẩu vũ khí, hai nước Việt Nam và Libya cùng nằm trong nhóm các khách hàng quan trọng.
    Không kể quan hệ đồng minh ý thức hệ thời Chiến tranh Lạnh mà trong thời Toàn cầu hóa, Hà Nội và Tripoli được quan tâm ở thị trường vũ khí.
    Trang Defenseworld.net hồi tháng 2/2010 đưa tin Moscow bắt đầu một năm tài khóa bán vũ khí bằng các hợp đồng cho Libya và Việt Nam.
    Tripoli khi đó mua 1,8 tỷ USD tiền vũ khí từ Nga, gồm sáu máy bay huấn luyện YAK-130, một số xe tăng.
    Hiện không rõ biến động đang xảy ra ở Libya có ảnh hưởng gì đến lịch trình trao các khoản vũ khí cho Libya vào các năm 2011-12 hay không.
    Ngoài ra, Libya cũng ngỏ ý muốn mua 12 chiến đấu cơ đời mới nhất của Nga, loại Su-35, và bốn Su-30MK2 và cả hệ thống phòng không S000PMU2.
    Việt Nam trước đó đã đặt mua từ Nga nhiều loại vũ khí như tám chiếc phi cơ Su-30MK2 trị giá nửa tỷ USD.
    Việt Nam có tên lửa Scud-B, tầm bắn 300 km/1,000 kg tự sản xuất thì Libya cũng cố gắng phát triển tên lửa Al Fatah loại 200 km/500 kg. Nhưng tên lửa Scud-B của Libya loại tương tự của Việt Nam thì vẫn mua từ Liên Xô cũ.
    Báo chí quốc tế chú ý đến tin hồi tháng 12/2009 rằng Tổng thống Obama đã chuẩn bị sẵn sàng để bán vũ khí phi sát thương cho Việt Nam và Libya, hai nước bị cho là “cựu thù”.
    Trước đó, dưới thời Tổng thống Bush, Hoa Kỳ đã bỏ Libya ra khỏi danh sách các quốc gia hỗ trợ khủng bố, một điều kiện để có thể ký các hợp đồng về quân bị với Mỹ.
    Câu hỏi nay là trong lúc chính quyền Libya đang tan rã, Việt Nam liệu có “lên giá” hay không trong chiến lược của các cường quốc như Hoa Kỳ, nhất là trong bàn cờ an ninh, quân sự?
    Ngoài ra, sau bài học Ai Cập và Libya, Phương Tây cũng phải tự hỏi việc lôi kéo các hệ thống không chia sẻ các giá trị như dân chủ và nhân quyền có phải là hướng đi có tương lai.
    [​IMG] CP Việt Nam sớm muộn cũng sẽ phải tỏ thái độ trước làn sóng dân quyền chống ‘người bạn Gaddafi.
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/02/110224_libya_vn_friendship.shtml
  6. unvietnamien

    unvietnamien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/04/2006
    Bài viết:
    948
    Đã được thích:
    300
    Tự xoá, vì can tội xúc phạm động vật nuôi [-(
  7. conpas

    conpas Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    1.008
    Đã được thích:
    13
    Trở về chủ đề chính đi. Về chăn nuôi đả có box Nông nghiệp, về động vật hoang dã đã có box Sinh học
  8. sscuti

    sscuti Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2007
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    lại 1 thang bưng bô. việc hồng quân LX làm cũng có thể hiểu được do Đức mang quân xâm chiếm LX giết bao nhiêu người ? các trại tập trung tàn sát dân DoThai cả thế giới ai ko biết ? www2 do Đức gây ra chết bao nhiêu người ? Khi chiến tranh kết thúc thì lòng thù hận có thể lý giải được 1 phần. Còn việc lình Mĩ là mới xảy ra đây, người dân AfGa ác lắm sao ? dù họ sống dưới chế độ TaLiban tàn ác cũng không đến nỗi bị coi như những con thú để lính Mĩ tập bắn, mua vui. thích giết ai chúng nó giết rồi kêu tụi nó la Taliban thế la xong, đó là 1 bộ phận nhỏ của lính Mĩ thì nó giết nhỏ lẻ vài thằng dân đen, còn bộ phận lớn thì nó mang bom giết sớ lượng lớn, dẫn chứng ư ? điển hình là thằng LaTo nó mới thừa nhận quăng bom chết 80 dân đen AfGa đó.
    Tóm lại dù ssống dưới chế độ nào mà bit lo cho dân đen cơm ăn áo mặc vẫn còn hơn. tự do kiểu phương tây không fai nên văn hóa nào cũng áp đặt được. Mấy thằng dân đen ở Afga + Irac bây giờ làm gì khi mấy thằng lính nó buồn buồn mang súng ra, bật ống ngắm tìm thàng nào lang thang đòm phằt nằm 1 đống kêu ai ?
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Rồi dân đen LiBia sẽ đi về đâu ? hay lại như Afga + Irac
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Muốn có hòa bình thì cứ fai chuẩn bị chiến tranh, nơi tôi ở lúc còn nhỏ vẫn thấy máy bay chiến đấu bay tập cả ngày lẫn đêm, khi lơn lên chút thì ko thấy nữa, từ năm 2010 trở lại đây lại thấy bay ầm ầm cả ngày lẫn đêm. Phải tiêu diệt mầm mống chiến tranh ngay khi nó chưa kịp khởi động, nhiều lúc ngỗi nghĩ những thằng đu càng máy bay hay bỏ chạy tới bay giờ nó vẫn còn nghĩ có thể quay lai Việt Nam lật đổ chế độ chỉ = 1 nhúm cỏ con chúng nó nghĩ thật buồn cười.
  9. nobita1102

    nobita1102 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    5.394
    Đã được thích:
    655
    Copy paste thì ko bị kiểm duyệt. Mấy con @ này cứ hở ra lại kích động, mà cũng còn 1 tháng nữa là đến ngày "xẻng buồn" rồi đới [r2)]
  10. unvietnamien

    unvietnamien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/04/2006
    Bài viết:
    948
    Đã được thích:
    300
    Một con kiến không thể đốt chết con voi một cách bình thường, nhưng nó chui vào tai mà đốt thì cũng chẳng phải vừa. Không được mất cảnh giác, lơ là. Một nhóm nhỏ khó làm nên chuyện, nhưng nó dựa lưng bưng bô cho thằng khác mang dao về chọc tiết đất nước thì còn nặng hơn. [-(.
    Thằng Kphi, sau giai đoạn hô hào, lại bỏ cả súng ống tên lửa chạy thế kia, thì nó chỉ quan ttâm đên đống của cải thôi. Sắp hạ màn rồi, chỉ chờ liên quân đổ bộ mới có kịch mới nhỉ;))
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này