1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến sự Libya, Diễn biến, kết quả và hệ luỵ (Phần 2) THÔNG BÁO MỚI TRANG 119

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi unvietnamien, 21/03/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tekute1976

    tekute1976 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/02/2007
    Bài viết:
    1.022
    Đã được thích:
    250
    @F_F nhẽ ra tồng chí phải so sánh việc lính Đức ngày xưa giết, hiếp bao nhiêu người dân Liên Xô với việc lính LATO thi thoảng mới giết vài chục mạng dân Ả rập để cho bà con thấy cái chính nghĩa ngời ngời của LATO so với đám phát xít chứ lỵ. Đừng quá ngu ngốc khi nghĩ người LX trả thù hộ cho người Do Thái khi mà thù riêng của họ còn lớn hơn cả thù của Do Thái. Lính Liên Xô cũng chỉ là con người, họ muốn trả thù ngay lập tức và do chính mình chứ không có nhẫn nhịn được như người Do Thái hay người Nhật,...
    Trở lại Libya, quả là khó nhịn cười khi nhìn những bức ảnh hành quân, tác chiến và cả... tháo chạy của phiến quân. Lũ ấy chắc cực kỳ thích hợp với kiểu tự do... trong rừng :D:))=))
  2. SAM2_AK47

    SAM2_AK47 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2005
    Bài viết:
    1.785
    Đã được thích:
    1.257
    Đọc bài của mấy bác phóng tinh viên tại chiến trường này mới hay nè.. Bác gà đang đúng hướng nếu liên quân không vào thì bác Gà sẽ dọn dẹp hết bọn rệp...






    Chiến cuộc Libya: Giăng bẫy và... sập bẫy

    31/03/2011 15:01 Theo phóng viên kiêm nhà tích chính trị Victor Kotsev ở Tel Avip, nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi hiện đang “giấu mình, chờ thời” và cuộc chiến Libya có thể kéo dài nhiều tháng nữa.

    Nhà phân tích Victor Kotsev nhận định rằng Muammar Gaddafi hiện đang “giấu mình chờ thời” và chưa sử dụng hết mọi con bài có sẵn trong tay, khi tiến hành cuộc chiến tranh không cân xứng chống quân nổi dậy được sự yểm trợ bằng máy bay của NATO.

    Người ta hiện đang băn khoăn tự hỏi quân chủ lực Libya hiện đang ở đâu? Cách đây mấy ngày, đội quân hùng hậu này vẫn còn đe dọa đánh chiếm thành phố Benghazi hơn 500.000 dân, thủ phủ của quân nổi dậy.

    [​IMG]

    Ngày 28/3, Đài truyền hình al-Jazeera đưa tin: “Các nhân chứng ở dọc theo con đường dẫn đến thành phố Sirte nói rằng các lực lượng của ông Gaddafi tập trung cách thành phố khoảng 60km về phía Đông và ẩn mình trong những bụi cây”. Quân đội giấu mình trong những bụi cây, giăng bẫy chờ đối phương đến gần. Rốt cuộc, quân nổi dậy - thiếu kinh nghiệm trận mạc và khá ô hợp - đã bị sập bẫy, bị tấn công từ mọi phía và bỏ chạy tán loạn về phía Bengazi, mất hầu hết các thành phố vừa tái chiếm. Không những thế, trên đường rút lui qua các thành phố vừa tái chiếm, quân nổi dậy lại sa vào nhiều ổ phục kích của các dân quân trung thành với đại tá Gaddafi.

    Tuy phục kích là một trong những chiến thuật thông dụng trong chiến tranh, nhưng động thái này cho thấy có một sự chuyển hướng chiến thuật, áp dụng chiến tranh cơ động của đại tá Gaddafi.

    Chiến tranh cơ động là một sự kết hợp giữa trận địa chiến và chiến tranh du kích. Trong chiến thuật này, các đơn vị quân chính phủ có doanh trại cố định lại áp dụng lối đánh du kích, không có trận tuyến rõ ràng, đánh nhanh rút nhanh và khai thác triệt để những nhược điểm của đối phương về thông tin liên lạc, hậu cần khi đem quân đi đánh xứ người.

    Xét về mặt chiến lược, quân chính phủ được tổ chức, huấn luyện và trang bị tốt thừa sức áp đảo quân nổi dậy bao gồm các chiến binh “nửa mùa, đi giày thể thao”. Nhưng quân chính phủ lại vấp phải sức mạnh áp đảo của không lực liên quân và khó có thể tấn công đánh chiếm Bengazi trong một trận đánh mang tính chất quyết định.

    Từ thực địa, phóng viên Patrick Graham, viết cho tờ Foreign Policy, nhận định quân nổi dậy là “những nhóm vô tổ chức kỷ luật, thiếu một sự chỉ huy thống nhất trên chiến trường, chứ chưa nói đến thiếu các sĩ quan chuyên nghiệp. Trong thời gian trước mắt, khó có thể biến các nhóm này thành một quân đội thực sự”. Thành tích trên chiến trường của đội quân này chủ yếu dựa vào các cuộc không kích đang biến tướng thành một sự yểm trợ của không lực liên quân và sự rút lui có trật tự “vườn không, nhà trống” của quân chính phủ.

    Chỉ có điều, các cuộc không kích - bất kể dữ dội đến đâu - cũng có những mặt hạn chế của nó về chiến thuật và chính trị. Nghị quyết 1973 của HĐBA Liên Hợp Quốc chỉ cho phép liên quân sử dụng không lực để “bảo vệ dân thường” và trên thực tế liên quân đã vượt quá khuôn khổ này. Nếu hành động vượt quá khuôn khổ này lại gây ra nhiều thương vong cho dân thường, nó sẽ gây ra làn sóng phản đối trên toàn thế giới. Việc không kích bừa bãi vào các thành phố có dân chúng ủng hộ Gaddafi để giúp quân nổi dậy đánh chiếm chúng là một sự vi phạm rõ ràng Nghị quyết 1973 và sẽ gây ra một làn sóng phản đối dữ dội trong nội bộ Liên Hợp Quốc. Việc Pháp đề xuất trang bị vũ khí cho liên quân đã bị Nga cực lực phản đối và gây ra “một cuộc tranh cãi dữ dội” ở Washington, do lo ngại số vũ khí này rơi vào tay các phần tử Hồi giáo cực đoan hoặc thậm chí rơi vào tay các phần tử khủng bố al-Qaeda.

    Khi đại tá Gaddafi dẫn dụ được liên quân đánh theo “lối đánh của ông ta”, tính hữu hiệu của các cuộc không kích của liên quân sẽ bị giảm thiểu đáng kể. Trong một tin mới đây, phóng viên Reuters đã dẫn lời quân nổi dậy nói rằng dân chúng ở thi trấn Nawfaliyah đã nổ súng vào họ trên đường rút chạy, trong khi nhiều thị trấn gần thành phố Sirte đã thành lập nhiều đội dân quân chiến đấu cùng với quân chính phủ.

    Mặc dù các cuộc không kích của liên quân đã phát huy tác dụng ngăn cản quân chính phủ đánh chiếm Benghazi, nhưng lại không mấy thành công trong việc bảo vệ thành phố Misrata, thành phố lớn thứ ba ở Libya. Quân chính phủ đã chiếm được phần lớn thành phố này, bất chấp các cuộc oanh kích của liên quân.

    Nói tóm lại, nhà lãnh đạo Gaddafi đang ở vào một vị thế thuận lợi là vừa củng cố được sự kiểm soát ở miền Tây, vừa có thời gian kiên nhẫn chờ đợi sự lục đục trong liên quân vì chi phí chiến tranh ngày càng leo cao và làn sóng phản đối chiến tranh trên thế giới, nhất là khi liên quân “bắn nhầm” vào dân thường.

    Có lẽ vì thế mà khi rút quân khỏi các thị trấn dầu lửa quan trọng như Ras Lanuf và Brega, quân chính phủ không hề phá hoại các cơ sở dầu lửa vì tin chắc rằng cuối cùng chúng vẫn thuộc về họ.

    Theo Minh Bích (Asia Times Online/ Tamnhin)
  3. kakashivn200

    kakashivn200 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2009
    Bài viết:
    555
    Đã được thích:
    0
    Không có quân phục, cờ hiệu và chỉ huy rõ ràng. 1 nhóm quân CP chỉ cần thêm mảnh vải đen sau lá cờ xanh là an toàn chạy xe vào TP, kq cũng k dám đánh lung tung các xe không xác định được lực lượng, nếu là xe tăng, bọc thép hay pháo dàn thì còn dễ nhận biết nhưng cùng xe bán tải, súng tiểu liên thì quân cp vs nổi loạn chả khác gì nhau.
  4. conpas

    conpas Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    1.008
    Đã được thích:
    13
    Libya: Sự ra đi của Ngoại trưởng Moussa Koussa và số phận chế độ Gadhafi
    VIT - Trong khi cuộc chiến với phe nổi dậy vẫn còn hết sức căng thẳng và mang tính sống còn, thì sự ra đi của Ngoại trưởng Moussa Koussa có lẽ đã “dội thêm một gáo nước lạnh” vào chế độ của nhà lãnh đạo độc tài Gadhafi.
    Hôm qua (30/3), người phát ngôn bộ Ngoại giao Anh đã lên tiếng xác nhận, ông Musa Kusa đã tự nguyện đến nước Anh và tuyên bố sẽ từ chức Ngoại trưởng Libya. “Chúng tôi có thể xác nhận rằng ông Musa Kusa đã đến Sân bay Farnborough từ Tunisia vào ngày 30/3. Ông ấy không sẵn sàng đại diện cho chế độ Gadhafi nữa”, phát ngôn viên đó nói.

    Ông Moussa Koussa là một trong những nhân vật cấp cao và có quyền lực mạnh nhất của chính quyền Đại tá Gadhafi. Với cộng đồng quốc tế, Koussa là một trong những "kiến trúc sư" xây dựng đất nước Libya trong vài năm trở lại đây. Moussa Koussa cũng từng là người đứng đầu cơ quan tình báo đối ngoại của Libya. Ông được xem như một tài sản quý của MI6 (Cục tình báo Anh) suốt gần 2 thập kỷ qua bởi ông là mắt xích quan trọng giúp xây dựng tiến trình đàm phán kêu gọi Libya từ bỏ vũ khí hủy diệt năm 2003.

    Chân dung nhà thương thuyết

    Moussa Koussa tốt nghiện thạc sĩ trường Đại học Tổng hợp Michigan, Mỹ từ những năm 1970 và có hai người con được sinh ra tại Mỹ, là công dân Mỹ. Ông bước chân vào con đường chính trị với tư cách là một chuyên viên an ninh cho Đại sứ quán Libya tại châu Âu trước khi được bổ nhiệm làm đại sứ Libya tại Anh vào năm 1980.

    Chính sự hiểu biết sâu sắc của Koussa về phong cách làm việc của phương Tây đã khiến ông trở nên rất hiệu quả trong vai trò thuyết khách ở phương Tây. Danh sách những nhà lãnh đạo phương Tây mà Koussa đã thuyết phục ủng hộ và tạo thuận lợi cho Gaddafi là Tony Blair, Nicolas Sarkozy, Silvio Berlusconi, Gordon Brown và thậm chí cả George W.Bush.

    Có lẽ vì tài thương thuyết xuất sắc này, mà năm 2003, sau một thời gian dài căng thẳng trong quan hệ giữa Libya và các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ và Anh, Libya bỗng nhiên dịu giọng và bất ngờ hơn, Mỹ và Anh, Pháp tuyên bố bãi bỏ cấm vận đối với nước này sau

    Tháng 4/3/2009, Moussa Koussa được chỉ định làm Bộ trưởng Ngoại giao, thay thế Abdel Rahman Shalgham. Ông là người chủ trì cuộc họp hội đồng lần thứ 28 của Liên Đoàn Ả Rập (bao gồm Algeria, Libya, Morocco, Mauritania và Tunisia) ở thủ đô Tripoli, Libya.

    Moussa Koussa đã từng chỉ trích gay gắt một số khía cạnh đầu tư của Trung Quốc tại châu Phi trong thời gian gần đây. Theo đó, ông không chấp nhận để Trung Quốc “đưa hàng ngàn công nhân đến châu Phi” trong khi người dân nơi đây vẫn đang cần việc và ông gọi đó là “cuộc xâm lược của Trung Quốc tại lục địa châu Phi”.

    Mới đây nhất, vị cựu Ngoại trưởng Libya được miêu tả là “bắt tay với phương Tây” khi ông công bố thời gian ngừng bắn kéo dài hàng tuần vào các cuộc nổi dậy tại Libya sau khi hội đồng Bảo an Liên hiệp Quốc ra nghị quyết áp đặt vùng cấm bay đối với nước này.

    Những thỏa thuận béo bở

    Trước đó, để tranh thủ sự ủng hộ của phương Tây dành cho chế độ Gadhafi sau khi bãi bỏ lênh cậm vận, Koussa đã đề xướng những thỏa thuận béo bở mà không ai trong số họ có thể từ chối. Theo thỏa thuận này, những mỏ dầu của Libya sẽ được mở cửa hoàn toàn cho phương Tây, đồng thời các ngân hàng, công ty châu Âu có thể nối lại việc khai thác những nguồn lợi ở Libya, và Gaddafi sẽ công khai từ bỏ chương trình phát triển hạt nhân của Libya. Đồng thời, với cuộc xâm lược Iraq để truy tìm những vũ khí hủy diệt hàng loạt vốn không tồn tại, chính quyền Bush lúc đó có thể yên tâm rằng ít nhất ở Libya, những nỗ lực của họ đang mang lại kết quả.

    Đáp lại những “thiện chí” của phương Tây, chế độ Gaddafi cũng đã đưa ra những đề nghị hào phóng: Đền bù 10 triệu USD cho mỗi gia đình có người thân bị thiệt mạng trong vụ đánh bom máy bay Mỹ giết chết 270 người trên bầu trời Lockerbie năm 1988; và giao những đối tượng đó ra xét xử ở Hà Lan. Và khi điều đó vẫn chưa đủ để có được sự chấp nhận hoàn toàn của Washington, họ lại đề nghị một thỏa thuận liên quan đến vấn đề hạt nhân. Libya đã cử Saif al-Islam, một trong số những con trai của Gaddafi làm người phát ngôn không chính thức của họ. Saif al-Islam, được đào tạo ở Anh, là người có vẻ khá lôi cuốn.

    Chiến lược này đã rất có tác dụng đối với tất cả các bên cho mãi đến gần đây. Theo Newsweek, các công ty dầu khí quốc tế đã được hưởng lợi. Công ty Occidental của Mỹ đã giành được nhiều thị phần ở Libya hơn bất cứ công ty nào khác. Nhưng những công ty giành thắng lợi lớn lại chính là BP của Anh và Tập đoàn dầu khí quốc gia ENI của Italia. Italia lâu nay mua khoảng 80% dầu lửa và khí đốt của Libya và Thủ tướng Berlusconi đã nồng nhiệt chào đón Gaddafi trong 11 chuyến thăm chính thức của ông này đến Roma.

    Về phía Libya, việc bình thường hóa quan hệ với phương Tây đã giúp quỹ đầu tư thuộc kiểm soát nhà nước, gọi là Cơ quan đầu tư Libya, mua lại cổ phần trong tất cả các lĩnh vực, từ cổ phần của Pearson plc, cơ quan truyền thông Financial Times và The Economist của Anh, cho đến những ngân hàng lớn của quốc tế và thậm chí là cả cổ phần trong đội bóng Juventus ở Italia.

    Sự thực…còn giấu kín?

    Thế nhưng, sự ra đi bất ngờ của Moussa Koussa là một cú sốc lớn đối với nhà lãnh đạo Gadhafi. Và việc ông Koussa hiện đang làm gì vẫn còn là bí mật.

    Trong những tuần đầu tiên của làn sóng nổi dậy ở Libya, Koussa vẫn ủng hộ nhà lãnh đạo Gadhafi và là người đại diện cho chính quyền Libya trực tiếp trả lời các cuộc gọi của Ngoại trưởng Anh William Hague và một số nhân vật khác. Nhưng theo Bộ Ngoại giao Mỹ, Koussa hiện đã ngừng trả lời điện thoại. Liệu ông ta đã từ bỏ, hay lại quay vào trong bóng tối, nơi ông ta luôn hoạt động một cách có hiệu quả nhất? Liệu người Mỹ và châu Âu vẫn còn muốn nói chuyện với Koussa?

    Ban đầu, quan chức ở Tripoli vẫn từ chối đưa ra bình luận về thông tin đào thoát của Ngoại trưởng Moussa Koussa. Một phát ngôn viên chính phủ Libya cho biết ông Koussa không bỏ trốn và chỉ đang thực hiện một "sứ mệnh ngoại giao", nhưng không cho biết ông đang đi đâu.

    Hiện vẫn chưa rõ ông Moussa Koussa đã thực sự rời bỏ Gadhafi hay chỉ đang thực hiện “sứ mệnh ngoại giao” như chính quyền Libya thông báo. Thế nhưng có một manh mối được đưa ra là nhiều tài sản từ hàng chục người thân của Gaddafi và những nhân vật thân tín của nhà lãnh đạo Libya này đã bị Bộ Tài chính Mỹ phong tỏa, nhưng trong số đó không có Koussa. Với việc giúp Gaddafi tồn tại trong một thời gian quá lâu, và mang lại những món lợi nhuận khổng lồ cho phương Tây ở Libya, Koussa cuối cùng có lẽ đã đạt được một thỏa thuận cho chính bản thân ông.



    DT
    Tin tổng hợp
  5. tilieumang

    tilieumang Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/07/2003
    Bài viết:
    1.442
    Đã được thích:
    0
    :-O :-ss Mong cho kết thúc sơm để giá xăng dầu nó xuống, xe bus tăng giá quá trời rồi. [r37)]
  6. rangnanh

    rangnanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2006
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Thằng này dám chắc là CIA nằm vùng tại Lybia xưa nay, giờ được lệnh trở về cố quốc. Thảo nào cái đám đại sứ chưa có gì đã bỏ chạy hết ráo

    Cái đám nổi loạn ô hợp, không có lãnh đạo, không có lý tưởng, suốt ngày ngửa mặt lên trời xin ban phát bom đạn. Suốt ngày trông chờ nước ngoài, "bom đạn đi trước, ăn cướp theo sau" vậy mà cũng có nhiều bác trên này khoác cho tụi nó cái áo là "cách mạng".

    Cách mạng thì trước hết phải có quần chúng. Quần chúng nổi dậy đâu không thấy, phía Tây của Gadafi, phía đông của bộ lạc Senoussi tranh giành quyền lợi lẫn nhau ---------> cái này thì hoàn toàn không nên gọi là "cách mạng", phải gọi là sứ quân cát cứ mới phù hợp. Nhỡ đâu vài năm nữa Al Queda nó lãnh đạo cái đám này thì ai lỡ gọi là cách mạng thì ngượng miệng lắm!!!
  7. tilieumang

    tilieumang Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/07/2003
    Bài viết:
    1.442
    Đã được thích:
    0
    :-?? Cái thành phố misrata sao mà khó nhai quá nhỉ, quân ga-fi hầu như có mặt tại phía đông và phía tây mà vẫn không thu hồi về phía mình được.
  8. muuthan2

    muuthan2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2011
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Cuộc chiến đang diễn ra đúng như ý đồ của Mỹ . Kéo dài , giá dầu tăng cao , Khựa chết .
    Ai bảo Obama bảo nâng tỉ giá mà pak Hồ không chịu . Biết sức mạnh của Mỹ chưa ?
  9. sscuti

    sscuti Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2007
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Chính xác ! đã thế trong quân nổi loạn chắc cũng có quân chính phủ mặc thường phục nhưng ngược lại thì ko vì dễ lộ, vì thế mà khi quân nổi loạn tháo chạy kêu bị dân thường nó bắn. Lợi thế quân chính phủ là có tổ chức, mặc thường phục đợi thời cơ thịt bọn nó chết mà ko hiểu tại sao ;))
  10. Ika

    Ika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2011
    Bài viết:
    403
    Đã được thích:
    0
    khựa chết hay Mĩ chết=))=)), dân của Vn đang bị tụi nó làm khổ kìa,trong vòng 1 tháng giá xăng tăng hơn 5k,ở đó mà sức mạnh của Mĩ đi
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này