1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến sự Libya, Diễn biến, kết quả và hệ luỵ (Phần 2) THÔNG BÁO MỚI TRANG 119

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi unvietnamien, 21/03/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. muuthan2

    muuthan2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2011
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Tụi nào? sao không thấy dân Thái, dân Indo, dân Malay khổ . Đừng gắp lửa bỏ tay người mãi .
  2. SeaWolfTG

    SeaWolfTG Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/05/2003
    Bài viết:
    1.309
    Đã được thích:
    2.027


    Vỗ tay khen ngợi trình độ quân sự của Đại Tá nào, trước đây cứ nghĩ Ga chỉ biết lật đổ, ai ngờ ga lại là nhà quân sự rất đỉnh. Bao nhiêu nước xúm lại hấp diêm đại tá thế mà ông ta đã biết lui biết tiến rất kịp lúc. Trên không sợ đế quốc, dưới không sợ lọan quân...hô hô hô..
    ô ba ma lại là con cáo già lão luyện, Mẽo ném bom nhiều nhất, nhưng tội lỗi lại quy cho Nato... quá tuyệt.
  3. nguoidemsao

    nguoidemsao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/01/2011
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    tin mới nhất thì khi phiến quân rút qua 1 thành phố đã bị dân quân , người dân bắn cho chạy chối chết .Điều này chứng tỏ Gà đá phi cũng có khá nhiều người dân ủng hộ.
  4. aramis_

    aramis_ Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/12/2010
    Bài viết:
    143
    Đã được thích:
    0
    Nhiều Nga vàng ở đây thắc mắc sao đời sống Libya cao thế, thóang thế mà dân lại nổi dậy. Thầy cho VD thế lày:

    Một nhà có thằng chủ nhà bắt đầy tớ kéo cầy nuôi nó. Nhờ nhà ấy lắm ruộng tốt nên mùa màng cũng khá. Thằng chủ nhà thì ăn cao lương mỹ vị nhưng cũng cho mấy thằng đầy tớ được ăn cơm trắng. Một ngày, mấy thằng đầy tớ cảm thấy chán ngấy thằng chủ vô dụng kia bèn hè nhau đánh đuổi. Trong đầu chúng nghĩ rằng lẽ ra bọn mình phải được xơi cao lương mỹ vị mới đúng. Đó là do chính công sức bọn mình cầy bừa làm ra chứ có phải thằng chủ kia xxx đâu.

    Trong làng thấy óanh nhau đám đầy tớ nhiều nhà chạy ra xem. Có thằng thắc mắc: "Tại sao được ăn cơm trắng sướng quá mà bọn nó lại đuổi ông chủ đi. Như bọn mình đây khoai sắn chén ngập răng còn chịu được cơ mà. Đúng là bọn sướng quá hóa rồ. Mình chỉ cần được xơi cơm trắng thì cúc cung tận tụy phục vụ ông chủ đến chết"

    Qua VD trên, thầy hy vọng các Nga vàng sẽ động cái não phẳng cố mà hiểu. Đời nhiều khi chỉ đơn giản thế thôi chứ đừng l.ồng cái gì to tát ghê gớm vào cả. Về phía thầy thì ủng hộ đám đầy tớ đuổi thằng chủ đi. Còn sau này nhà nó cháy rụi hay tranh cơm đánh nhau lanh tanh bành thầy kệ mịe.=))
  5. conag

    conag Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2006
    Bài viết:
    390
    Đã được thích:
    20
    Đúng là Mít, ví dụ nờ gu vậy mà cũng ví dụ =D>
  6. X-Zero

    X-Zero Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/06/2002
    Bài viết:
    550
    Đã được thích:
    0
    =))=))=))
    Đ...má nhà thầy toàn làm trò nỡm =))=))=))
    Làm dek có thằng nào bảo sẽ cung cúc phục vụ ông chủ hết đời, có mỗi thầy đi dùi lỗ dis cho bọn híp dâm nó theo những người cùng khổ vào hiếp con gái nhỏ nhà chủ thì có =))=))

    Thầy kệ thì người ta cũng kệ thôi.
    Nhớ là thầy trước đây chuyên dự, nào là dự vụ Do thái nó đánh Lebanon, nào dự vụ Ngố nó đánh Zỉn, dự phát nào sai phát đấy, mấy thằng hâm được thầy ủng hộ toàn làm trò cười cho thiên hạ. Xem vụ này thầy dự đúng đến đâu :))
  7. Freedom_Fighter

    Freedom_Fighter Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/03/2011
    Bài viết:
    725
    Đã được thích:
    0
    Libya: Sự ra đi của Ngoại trưởng Moussa Koussa và số phận chế độ Gadhafi

    Trong khi cuộc chiến với phe nổi dậy vẫn còn hết sức căng thẳng và mang tính sống còn, thì sự ra đi của Ngoại trưởng Moussa Koussa có lẽ đã “dội thêm một gáo nước lạnh” vào chế độ của nhà lãnh đạo độc tài Gadhafi.
    Hôm qua (30/3), người phát ngôn bộ Ngoại giao Anh đã lên tiếng xác nhận, ông Musa Kusa đã tự nguyện đến nước Anh và tuyên bố sẽ từ chức Ngoại trưởng Libya. “Chúng tôi có thể xác nhận rằng ông Musa Kusa đã đến Sân bay Farnborough từ Tunisia vào ngày 30/3. Ông ấy không sẵn sàng đại diện cho chế độ Gadhafi nữa”, phát ngôn viên đó nói.

    Ông Moussa Koussa là một trong những nhân vật cấp cao và có quyền lực mạnh nhất của chính quyền Đại tá Gadhafi. Với cộng đồng quốc tế, Koussa là một trong những "kiến trúc sư" xây dựng đất nước Libya trong vài năm trở lại đây. Moussa Koussa cũng từng là người đứng đầu cơ quan tình báo đối ngoại của Libya. Ông được xem như một tài sản quý của MI6 (Cục tình báo Anh) suốt gần 2 thập kỷ qua bởi ông là mắt xích quan trọng giúp xây dựng tiến trình đàm phán kêu gọi Libya từ bỏ vũ khí hủy diệt năm 2003.

    Chân dung nhà thương thuyết

    Moussa Koussa tốt nghiện thạc sĩ trường Đại học Tổng hợp Michigan, Mỹ từ những năm 1970 và có hai người con được sinh ra tại Mỹ, là công dân Mỹ. Ông bước chân vào con đường chính trị với tư cách là một chuyên viên an ninh cho Đại sứ quán Libya tại châu Âu trước khi được bổ nhiệm làm đại sứ Libya tại Anh vào năm 1980.

    Chính sự hiểu biết sâu sắc của Koussa về phong cách làm việc của phương Tây đã khiến ông trở nên rất hiệu quả trong vai trò thuyết khách ở phương Tây. Danh sách những nhà lãnh đạo phương Tây mà Koussa đã thuyết phục ủng hộ và tạo thuận lợi cho Gaddafi là Tony Blair, Nicolas Sarkozy, Silvio Berlusconi, Gordon Brown và thậm chí cả George W.Bush.

    Có lẽ vì tài thương thuyết xuất sắc này, mà năm 2003, sau một thời gian dài căng thẳng trong quan hệ giữa Libya và các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ và Anh, Libya bỗng nhiên dịu giọng và bất ngờ hơn, Mỹ và Anh, Pháp tuyên bố bãi bỏ cấm vận đối với nước này sau

    Tháng 4/3/2009, Moussa Koussa được chỉ định làm Bộ trưởng Ngoại giao, thay thế Abdel Rahman Shalgham. Ông là người chủ trì cuộc họp hội đồng lần thứ 28 của Liên Đoàn Ả Rập (bao gồm Algeria, Libya, Morocco, Mauritania và Tunisia) ở thủ đô Tripoli, Libya.

    Moussa Koussa đã từng chỉ trích gay gắt một số khía cạnh đầu tư của Trung Quốc tại châu Phi trong thời gian gần đây. Theo đó, ông không chấp nhận để Trung Quốc “đưa hàng ngàn công nhân đến châu Phi” trong khi người dân nơi đây vẫn đang cần việc và ông gọi đó là “cuộc xâm lược của Trung Quốc tại lục địa châu Phi”.

    Mới đây nhất, vị cựu Ngoại trưởng Libya được miêu tả là “bắt tay với phương Tây” khi ông công bố thời gian ngừng bắn kéo dài hàng tuần vào các cuộc nổi dậy tại Libya sau khi hội đồng Bảo an Liên hiệp Quốc ra nghị quyết áp đặt vùng cấm bay đối với nước này.

    Những thỏa thuận béo bở

    Trước đó, để tranh thủ sự ủng hộ của phương Tây dành cho chế độ Gadhafi sau khi bãi bỏ lênh cậm vận, Koussa đã đề xướng những thỏa thuận béo bở mà không ai trong số họ có thể từ chối. Theo thỏa thuận này, những mỏ dầu của Libya sẽ được mở cửa hoàn toàn cho phương Tây, đồng thời các ngân hàng, công ty châu Âu có thể nối lại việc khai thác những nguồn lợi ở Libya, và Gaddafi sẽ công khai từ bỏ chương trình phát triển hạt nhân của Libya. Đồng thời, với cuộc xâm lược Iraq để truy tìm những vũ khí hủy diệt hàng loạt vốn không tồn tại, chính quyền Bush lúc đó có thể yên tâm rằng ít nhất ở Libya, những nỗ lực của họ đang mang lại kết quả.

    Đáp lại những “thiện chí” của phương Tây, chế độ Gaddafi cũng đã đưa ra những đề nghị hào phóng: Đền bù 10 triệu USD cho mỗi gia đình có người thân bị thiệt mạng trong vụ đánh bom máy bay Mỹ giết chết 270 người trên bầu trời Lockerbie năm 1988; và giao những đối tượng đó ra xét xử ở Hà Lan. Và khi điều đó vẫn chưa đủ để có được sự chấp nhận hoàn toàn của Washington, họ lại đề nghị một thỏa thuận liên quan đến vấn đề hạt nhân. Libya đã cử Saif al-Islam, một trong số những con trai của Gaddafi làm người phát ngôn không chính thức của họ. Saif al-Islam, được đào tạo ở Anh, là người có vẻ khá lôi cuốn.

    Chiến lược này đã rất có tác dụng đối với tất cả các bên cho mãi đến gần đây. Theo Newsweek, các công ty dầu khí quốc tế đã được hưởng lợi. Công ty Occidental của Mỹ đã giành được nhiều thị phần ở Libya hơn bất cứ công ty nào khác. Nhưng những công ty giành thắng lợi lớn lại chính là BP của Anh và Tập đoàn dầu khí quốc gia ENI của Italia. Italia lâu nay mua khoảng 80% dầu lửa và khí đốt của Libya và ********* Berlusconi đã nồng nhiệt chào đón Gaddafi trong 11 chuyến thăm chính thức của ông này đến Roma.

    Về phía Libya, việc bình thường hóa quan hệ với phương Tây đã giúp quỹ đầu tư thuộc kiểm soát nhà nước, gọi là Cơ quan đầu tư Libya, mua lại cổ phần trong tất cả các lĩnh vực, từ cổ phần của Pearson plc, cơ quan truyền thông Financial Times và The Economist của Anh, cho đến những ngân hàng lớn của quốc tế và thậm chí là cả cổ phần trong đội bóng Juventus ở Italia.

    Sự thực…còn giấu kín?

    Thế nhưng, sự ra đi bất ngờ của Moussa Koussa là một cú sốc lớn đối với nhà lãnh đạo Gadhafi. Và việc ông Koussa hiện đang làm gì vẫn còn là bí mật.

    Trong những tuần đầu tiên của làn sóng nổi dậy ở Libya, Koussa vẫn ủng hộ nhà lãnh đạo Gadhafi và là người đại diện cho chính quyền Libya trực tiếp trả lời các cuộc gọi của Ngoại trưởng Anh William Hague và một số nhân vật khác. Nhưng theo Bộ Ngoại giao Mỹ, Koussa hiện đã ngừng trả lời điện thoại. Liệu ông ta đã từ bỏ, hay lại quay vào trong bóng tối, nơi ông ta luôn hoạt động một cách có hiệu quả nhất? Liệu người Mỹ và châu Âu vẫn còn muốn nói chuyện với Koussa?

    Ban đầu, quan chức ở Tripoli vẫn từ chối đưa ra bình luận về thông tin đào thoát của Ngoại trưởng Moussa Koussa. Một phát ngôn viên chính phủ Libya cho biết ông Koussa không bỏ trốn và chỉ đang thực hiện một "sứ mệnh ngoại giao", nhưng không cho biết ông đang đi đâu.

    Hiện vẫn chưa rõ ông Moussa Koussa đã thực sự rời bỏ Gadhafi hay chỉ đang thực hiện “sứ mệnh ngoại giao” như chính quyền Libya thông báo. Thế nhưng có một manh mối được đưa ra là nhiều tài sản từ hàng chục người thân của Gaddafi và những nhân vật thân tín của nhà lãnh đạo Libya này đã bị Bộ Tài chính Mỹ phong tỏa, nhưng trong số đó không có Koussa. Với việc giúp Gaddafi tồn tại trong một thời gian quá lâu, và mang lại những món lợi nhuận khổng lồ cho phương Tây ở Libya, Koussa cuối cùng có lẽ đã đạt được một thỏa thuận cho chính bản thân ông.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    vậy là song đời Gà thế là tàn bye bye :x
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Chiến dịch không kích Libya 'hâm nóng' thị trường vũ khí phòng không


    Chiến dịch không kích của Liên quân NATO tại Libya cho thấy tầm quan trọng của việc hiện đại hóa hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa của các quốc gia.

    Trong thời gian này, tình hình thị trường vũ khí có một số biến động nhỏ. Đáng chú ý là nhu cầu về các hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa trên thế giới như được hâm nóng trở lại "nhờ" chiến dịch không kích mà Liên quân NATO đang tiến hành ở Libya.

    Ngày 30/3/2011, Giám đốc Trung tâm phân tích buôn bán vũ khí quốc tế của Nga Igor Korotchenko phát biểu với hãng tin RIA Novosti rằng “Xuất phát từ giá thành các loại vũ khí và khả năng tài chính của những quốc gia quan tâm, thị trường vũ khí phòng không tầm ngắn và tầm trung sẽ xuất hiện những phản ứng linh hoạt hơn đối với diễn biến tại Libya."

    Trước đây, Trung tâm phân tích buôn bán vũ khí quốc tế của Nga từng dự báo khối lượng cung cấp tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn và tầm trung trên thế giới năm 2010 là 1.833 tỷ USD. Tuy nhiên, trong năm 2011 đã lên tới 1.915 tỷ USD, dự đoán có khả năng đến năm 2012 sẽ lên tới 2.189 tỷ USD và năm 2013 là 2.339 tỷ USD.

    Theo ông Korotchenko, tình hình chiến sự tại Libya và những bất ổn tại khu vực Trung Đông khiến nhu cầu về tổ hợp tên lửa phòng không, các hệ thống phòng không các loại năm 2011 có thể tăng lên đáng kể. Dự đoán rất có thể giai đoạn năm 2012-2013, khối lượng cung cấp hệ thống phòng không nói trên sẽ tăng từ 20-25% so với con số dự đoán trước đây.

    [​IMG]
    Xe mang bệ phóng tên lửa phòng không SA-6.​
    Từ năm 2002-2009, số lượng cung cấp phương tiện phòng không ở mức 17.832 tỷ đôla, chiếm 6,1% toàn bộ số lượng các loại vũ khí được bán ra trên thế giới.

    Bên cạnh những biến động về thị trường hệ thống phòng không tầm ngắn thì thị trường hệ thống tên lửa phòng không tầm xa cũng có sự thay đổi bởi chiến dịch quân sự tại Libya. Tuy nhiên, các hệ thống đối không tầm xa do có giá thành cao và yếu tố khác nữa nên sự gia tăng đáng kể nhu cầu đối với loại vũ khí này sẽ chỉ diễn ra trong tương giai đoạn từ năm 2015 và những năm tiếp theo.

    Ngược lại, theo nhận định của các chuyên gia thì thị trường tổ hợp tên lửa vác vai sẽ giảm nhiều thay vào đó là những loại vũ khí phòng không hiện đại hơn.

    Thực tế tại chiến trường Libya cho thấy, trong trường hợp bạo loạn chính trị quy mô lớn xảy ra tại một quốc gia thì các kho dự trữ tên lửa vác vai có thể trở thành chiến lợi phẩm dễ dàng của các nhóm vũ trang phi pháp và nhóm khủng bố. Đó sẽ là mối đe dọa trực tiếp đến máy bay quân sự và dân sự.

    Ngay cả Mỹ, trước đây họ cũng đã tiến hành chính sách hạn chế bán ra ngoài tổ hợp phòng không vác vai và tiêu hủy nguồn dự trữ hiện có của loại vũ khí này. Và dựa vào tình hình hiện nay thì Mỹ càng đưa ra biện pháp thiết chặt quản lý các loại vũ khí vác vai này.

    Ngoài ra, không chỉ thị trường hệ thống phòng không mà thị trường vũ khí nói chung cũng bị tác động bởi cuộc chiến tại Libya. Theo báo cáo của Poder Aereo, Pháp hy vọng rằng các hoạt động quân sự tại Libya sẽ giúp nước này mở rộng việc xuất khẩu máy bay chiến đấu Rafale của nước này.

    Nhiều năm qua Pháp có ý định chào hàng máy bay chiến đấu Rafale cho các quốc gia bao gồm Brazil, Ấn Độ và Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE), nhưng hầu hết các quốc gia này chưa thể hiện sự sẵn sàng để mua loại máy bay này của Pháp. Tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia quân sự Pháp, sau chiến dịch tại Libya rất có thể những đối tác này sẽ có những thái độ nhìn nhận tích cực về loạt máy bay này của Pháp.

    Ngay từ ngày đầu tiên của chiến dịch quân sự tại Libya, Pháp đã sử dụng máy bay Rafale thực hiện nhiệm vụ tuần tra và tấn công mục tiêu lực lượng quân đội chính phủ.

    Theo ông Jean Pierre Mol, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược và quan hệ quốc tế, điều này có thể là một cách để "quảng cáo" thấy khả năng chiến đấu của máy bay Rafale. (theo RIA Novosti)
  8. khoandonghoa

    khoandonghoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2009
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Ví dụ hay và tuyệt cú mèo, cố gắng lên bạn, ý của bạn tôi rất thích :-bd
  9. SeaWolfTG

    SeaWolfTG Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/05/2003
    Bài viết:
    1.309
    Đã được thích:
    2.027
    Tội cho dân Libya vô tội phải chết để cho Pháp PR máy bay. Nhưng Pháp không cần xấu hổ vì có 1 đám sẵn sàng ca ngợi hành động PR = mạng người của Pháp.
  10. Ika

    Ika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2011
    Bài viết:
    403
    Đã được thích:
    0
    tụi MĨ Ấy, cái tụi đi đánh libi và iraq làm giá dầu tăng íh, dân indo dân thai, dân malai nó khổ hay ko sao ông biết, bộ nó khổ là nó phải trình báo cho ông àh=))=))=))=)) gắp lửa bỏ tai ng, ha ha
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này