1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến sự Libya, Diễn biến, kết quả và hệ luỵ (Phần 2) THÔNG BÁO MỚI TRANG 119

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi unvietnamien, 21/03/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. mokurapov

    mokurapov Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2011
    Bài viết:
    1.174
    Đã được thích:
    550
    Bạn già chửi khan như thế thật là không phải. Chửng chạc tí chứ nhể. Chưa có gì chứng minh bạn nhợn kia có quan thầy, quan tài gì sất mừ. Bạn ấy chỉ mần cái chuyện vui vui cho nhẹ nhàng thôi mà.
  2. ALPHA3

    ALPHA3 Moderator

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    26.328
    Đã được thích:
    4.538
    Rất tiếc là vẫn có các bác cố tình "đả kích" nhau, lôi chuyện chính trị vào. Một số bác đã bị bỏ bót 02 ngày để bình tĩnh lại.
  3. foxbat

    foxbat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/10/2007
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    72
    em bảo các bác thế lày lày: bác nào yêu Gafi -->> cứ yêu, bác nào thích phản loạn -->> cứ thích, bác nào yêu mỹ ghét nga và ngược lại -->> cứ là thế đi. nhưng túm lại là các bác để topic này đi theo đúng con đường của nó. nhiều bác cứ phải nhảy vào đây ra rả dạy nhau nọ kia, trình bày quan điểm yêu nọ ghét kia, mất hết tài nguyên diễn đàn
  4. sscuti

    sscuti Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2007
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Em xin có chút ý kiến .
    Vấn đề là chú Gà lên đĩa chỉ là thời gian thôi ( có thể do toma nó nướng hoặc 1 tướng nào đó quay qua hấp) đó là kết quả mà liên quân muốn.
    Còn phía ngược lại em nghĩ có 2 kịch bản:
    thứ 1 : Chú Gà vũ trang cho toàn dân kể cả vũ khí hóa học luôn, đạo ra 1 chính quyền dự bị rồi chú chơi trò mất tích giống anh BinLaden, anh Omar, chuyển vào bóng đêm chỉ đạo chính quyền ( giống anh Afga toàn bộ đầu não mất tích chứ đừng giống anh Irac toàn bộ đầu não bị hấp diêm ) lúc này LiBy chắc chắn sẽ là bãi lầy cho liên quân, lựa chọn này hơi ác vì lúc đó dân nó sẽ khổ cực lầm than ( đàng nào cũng mang tiếng là ác rồi ác thêm tý nữa ko sao ) tụi Cá Mạng sẽ sáng mắt ra ( ồ nhỉ, sống dưới chế độ anh Gà tuy có độc tài nhưng vẫn hơn bây giờ )
    thứ 2 : Anh Gà tuyên bố sẽ bầu cử, sẽ trưng cầu ý dân, rồi anh ra ứng cử + đạo ra mấy thằng ứng cử, phía Cá mạng còn thắng nào đâu mà ứng với trả cử, còn đi chăng nữa thì nó làm gì = được anh + mấy thằng anh đạo ra ( cách này phiêu lưu vì có thể mất quyền lực nhưng anh chắc sẽ hạ cánh an toàn thôi )
    Bài học em thấy có thể rút ra ở Liby là gì ? Tại sao anh tại vị 42 năm rồi tới giờ mới bị ? em nghĩ nguyên nhân chỉ 1 phần do hiệu ứng từ AiCap + Tuni mà là do anh thời gian 2003 anh đã chuyển từ chống qua thân phương tây, giải giáp vũ khí hóa học + hạt nhân, sau bao năm tụi Tây biết anh ko con khả năng đụng đến nó nữa nên nó hấp diêm anh, nếu anh còn thì bố bảo không thăng nào dám, còn mấy bố Khựa + Nga ngố thấy anh quay qua thân tụi tây quá nên nhắm mắt cho tây nó thịt anh luôn để cảnh cáo .
    trên đây là ý kiến cá nhân em thôi, mấy anh pro đọc xong thấy em có sai đừng hấp diêm em :D
  5. unvietnamien

    unvietnamien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/04/2006
    Bài viết:
    948
    Đã được thích:
    300
    Cái đỏ đỏ giống như Mỹ đã từng lừa Liên Xô ngày xưa.
    Vấn đề bây giờ là nếu không đổ bộ quân thì không xong, nếu đổ bộ thì lại trái nghị quyết LHQ. Cuộc chiến tại LHQ lại bắt đầu.
    Dù có đổ bộ thành công thì khả năng sa lầy là rất cao.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Trong khi đó, chiến dịch quân sự của liên quân nhằm vào Libya tiếp tục vấp phải sự phản đối từ cộng đồng quốc tế, trong chính giới cũng như người dân các nước tham chiến.

    Ngày 21/3, Tổng thống Mỹ Barack Obama phải đối mặt với các chỉ trích của nghị sỹ Quốc hội thuộc cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa liên quan tới quyết định tấn công Libya.

    Hạ nghị sĩ Dân chủ Michael Hond nêu rõ những mỏ dầu lớn của Libya chứ không phải vấn về nhân quyền đã là động lực thúc đẩy các cuộc tấn công của liên quân vào Libya.

    Ông cho rằng Lầu Năm Góc "đã hành động dựa trên những tính toán về năng lượng của Libya, nước có lượng dầu đứng thứ 7 trên thế giới."


    Chính khách này nêu rõ hành động tấn công của Washington đã cho thấy Mỹ quan tâm rất ít tới "nhân quyền và quyền tự do của con người ở nhiều nước khác như Cộng hòa Dân chủ Congo, miền Tây của Sudan hoặc Cote d'Ivoire, là những nước không có nguồn năng lượng quan trọng."

    Chia sẻ quan điểm này, nữ Hạ nghị sỹ Cộng hòa Candice Miller, thành viên Ủy ban An ninh nội địa của Hạ viện Mỹ, cho rằng việc Tổng thống Obama ra lệnh tấn công Libya mà không có sự đồng ý chính thức của Quốc hội Mỹ là "không thể chấp nhận được."

    Bà nghị sỹ yêu cầu Tổng thống phải rút ngắn chuyến công du Nam Mỹ hiện nay và có một cuộc họp với Quốc hội để thảo luận về vấn đề này.

    Phát biểu trên kênh truyền hình MSNBC, Thượng nghị sỹ Cộng hòa John Barrasso đặt vấn đề về mục tiêu và vai trò của Mỹ trong cuộc tấn công vào Libya. Ông dự đoán rằng sứ mệnh lần này của các lực lượng vũ trang của Washington có thể kéo dài nhiều tháng.

    Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Mỹ, bà Ileana Ros-Lehtinen, lại cho rằng Tổng thống Obama "chưa xác định rõ cho người dân Mỹ về lợi ích an ninh cơ bản mà Mỹ có trong cuộc chiến này tại Libya."

    Liên quan tới quyết định trên của Tổng thống Mỹ, Tổng thống Bolivia Evo Morales nêu rõ ông Ôbama không xứng đáng với giải thưởng Nobel hòa bình được trao tặng năm 2009.

    Trong khi đó, mặc dù Quốc hội Anh đã ủng hộ chiến dịch quân sự của nước này chống Libya nhằm áp đặt một khu vực cấm bay tại quốc gia Bắc Phi này, song London vẫn đang phải đối mặt với làn sóng phản đối của người dân.

    Kết quả thăm dò dư luận do ComRes/ITN thực hiện và công bố ngày 21/3 cho thấy có tới 43% số người được hỏi phản đối chiến dịch quân sự của chính phủ tại Libya, trong khi tỷ lệ những người lưỡng lự là 22%.

    Nhiều người dân lo ngại rằng Anh sẽ bị sa lầy vào một cuộc xung đột kéo dài ở nước ngoài đúng thời điểm nền kinh tế gặp nhiều khó khăn và cần phải thắt chặt chi tiêu ngân sách.

    Kết thúc cuộc thảo luận kéo dài 6 giờ tại Quốc hội ngày 21/3, Thủ tướng Anh David Cameron đã nhận được sự ủng hộ của đảng Bảo thủ và các đối tác trong liên minh Dân chủ tự do cũng như Công đảng. Tuy nhiên, các bộ trưởng và giới quân sự Anh vẫn mâu thuẫn về mục đích của chiến dịch không kích vào Libya. Trong khi giới quân sự cho biết liên quân sẽ chấm dứt chế độ đã kéo dài 41 năm của nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi, thì Ngoại trưởng nước này William Hague khẳng định mục tiêu này sẽ khiến tình hình thêm tồi tệ.

    Cùng ngày 21/3, Bộ Ngoại giao Cuba đã ra thông cáo phản đối việc phương Tây tấn công quân sự chống Libya, gây thương vong cho người dân nước này, và coi đây là hành động vi phạm luật pháp quốc tế.

    Thông cáo nêu rõ cuộc chiến hiện nay tại Libya cần phải được giải quyết bằng đối thoại và thương lượng. Cuba ủng hộ quyền tự quyết hợp pháp của dân tộc Libya trong những vấn đề nội bộ của đất nước không có sự can thiệp của nước ngoài.

    Cùng ngày, Bộ trưởng Năng lượng và dầu khí Venezuela Rafael Ramírez đã loại trừ khả năng Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) triệu tập phiên họp khẩn cấp để bàn về cuộc khủng hoảng hiện nay tại Libya.

    Phát biểu trong khuôn khổ kỳ họp Ủy ban liên chính phủ Cuba-Venezuela diễn ra tại Havana (Cuba), Bộ trưởng Ramírez khẳng định không cần thiết phải tổ chức một cuộc họp về vấn đề Libya, đồng thời tố cáo không thể ổn định giá dầu thế giới bởi các cường quốc công nghiệp chính là thủ phạm gây tình hình bất ổn hiện nay tại Libya.

    Tổng thống Uganda Yowei Museveni ngày 21/3 đã lên án chính sách hai mặt của phương Tây trong vấn đề Libya. Ông nêu rõ trong khi dùng vũ lực để áp đặt vùng cấm bay tại Libya, một nước đối đầu, thì phương Tây lại làm ngơ trước những diễn biến tương tự tại Bahrein, đồng minh của họ./.
  6. tilieumang

    tilieumang Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/07/2003
    Bài viết:
    1.442
    Đã được thích:
    0
    [r23)] Lúc đầu nga thấy tình hình có thể leo thang, có thể mẽo và đồng bọn sẽ xâm mình nhào vô libi đại mà nga bỏ phiếu chống thì sẽ khó làm ăn sau này khi phiến quân thắng.
    [r23)] Nhưng sau khi bỏ phiếu trắng thì thấy tình hình mẽo và đồng bọn có thể sa lầy nên anh med chạy đi hỏi anh putin. Anh putin nói là: thôi chú cứ đấm, anh xoa.
    ;)) Đứa nào thắng thì mình lại làm ăn tiếp.
  7. nguoiquansat

    nguoiquansat Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    1.542
    Đã được thích:
    352
    Ê hết cả mặt.... Đúng là Liên ... Ô Hợp quốc...
    [​IMG]
    [​IMG]
    Security guards protect U.N. Secretary-General Ban Ki-moon (2nd R) as pro-Gaddafi protesters (back) try to block his path as he leaves the Arab League headquarters on his way to Tahrir Square, after a meeting with Arab League chief Amr Moussa, in Cairo March 21, 2011. A group of protesters angry about international intervention in the war in Libya between Libyan leader Muammar Gaddafi and the rebel forces started a scuffle and blocked the path of U.N. Secretary-General Ban Ki-Moon as he left a meeting at the Arab League.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Tự nhiên tự lành để bọn người ngoài nó giật dây, bắn giết lẫn nhau...
    [​IMG]
    A rebel fighter points his gun at a suspected Gaddafi supporter as other rebels try to protect the suspected supporter, on a road between Benghazi and Ajdabiyah, near Ajdabiyah March 21, 2011
  8. tilieumang

    tilieumang Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/07/2003
    Bài viết:
    1.442
    Đã được thích:
    0
    [r23)] Đất libi rộng gấp 4 lần việt nam nhưng mà dân số ít hình như là do 80% là sa mạc thì phải.
    [:P] Thấy tụi nó toàn sống gần biển, :-?? Tụi này mà biết biến vàng đen thành sức mạnh thì nó cải tạo đất như israel tha hồ canh tác làm giàu, dân số đông lên thì đỡ bị ức hiếp.
    :)>- Tấm gương israel và nhật bản sao không ai học nhỉ. =)) tuy không thuộc loại siêu cường, nhưng cũng khối thằng mơ ước được như 2 anh này.
  9. mokurapov

    mokurapov Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2011
    Bài viết:
    1.174
    Đã được thích:
    550
    Liên quân đánh Libya có nguy cơ 'rắn mất đầu'

    Chiến dịch không kích Libya của liên quân mới đang trong giai đoạn đầu, nhưng Mỹ đã tuyên bố thoái thác quyền chỉ huy, trong khi các nước chưa thể dàn xếp việc ai sẽ đứng ra tiếp quản cầm đầu chiến dịch đa quốc gia này.

    Khi Anh và Pháp đi đầu trong chiến dịch không kích Libya với việc máy bay Pháp lĩnh ấn tiên phong khai hoả, nhiều người đã thắc mắc về chỉ huy thực của hành động can thiệp quân sự này. Trên thực tế ngay từ đầu Mỹ đã đóng vai trò chỉ huy của chiến dịch không kích có nhiệm vụ tiêu diệt hệ thống phòng không của quân đội đại tá Gadhafi.
    [​IMG]
    Một chiến đấu cơ F-16 của Đan Mạch tham gia không kích Libya. Ảnh: AFP

    Chiến dịch của liên quân đang được điều hành bởi Sở chỉ huy châu Phi (Africom) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ, đặt tại một căn cứ ở Stuttgart, Đức. Các sở chỉ huy như thế này thường có sẵn tất cả các phương tiện và hệ thống liên lạc để điều hành một chiến dịch, nên mọi hành động quân sự đều tính đến các cơ sở có sẵn như vậy để đặt đầu não.
    Với một sứ mệnh đa quốc gia phức tạp như tại Libya thì rõ ràng ứng viên được chọn để chỉ huy sẽ là NATO hoặc những sở chỉ huy đã có sẵn của Mỹ như Centcom (điều hành cuộc tiến chiếm Iraq lật đổ Saddam Hussein năm 2003). Trong khi đó, Libya nằm ở Bắc Phi thuộc khu vực chịu trách nhiệm của Africom, nên sở chỉ huy này của Mỹ đã nhanh chóng được chọn.
    Africom hiện nằm dưới quyền tướng trẻ Carter Ham mới nhậm chức được 3 tuần, là một trong 6 sở chỉ huy khu vực của quân đội Mỹ được lập ra năm 2007, một dấu hiệu về việc Washington ngày càng quan tâm đến vấn đề an ninh tại lục địa đen. Ban đầu Mỹ có ý định đặt Africom tại một nước châu Phi nhưng không thể thu xếp được kế hoạch này nên Đức được chọn thay thế.
    Africom được coi là sở chỉ huy "ảo" đầu tiên của Mỹ vì không có binh sĩ hay cơ sở nào tại châu Phi nơi nó phụ trách. Công việc của sở chỉ huy có 1.500 người này chủ yếu là huấn luyện và hỗ trợ cho lực lượng vũ trang 53 nước châu Phi và phối hợp với Bộ Ngoại giao cùng các cơ quan khác của Mỹ thúc đẩy các chương trình kinh tế, chính trị và xã hội trong khu vực, như nâng cao nhận thức về HIV trong quân đội châu Phi.
    Mỹ muốn 'buông'

    Washington cũng nhiều lần nêu rõ việc họ chỉ huy giai đoạn đầu của chiến dịch không kích Libya là nhằm thực hiện nghị quyết của Hội đồng Bảo an, đập tan hệ thống phòng không của Gadhafi để mở đường cho việc thiết lập vùng cấm bay. Mỹ cũng nhấn mạnh mục tiêu tối thượng là bảo vệ dân thường khỏi các vụ tấn công của quân đội Gadhafi, không lấy lãnh đạo Libya làm mục tiêu tiêu diệt cũng như không hỗ trợ cho lực lượng chống đối tại nước này.
    Tuy nhiên, chỉ hơn một ngày sau trận không kích Libya mở màn ngày 19/3, từ tướng tư lệnh Africom Carter Ham đến Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates đều cho biết Mỹ sẽ sớm chuyển giao quyền chỉ huy chiến dịch cho các đối tác trong liên quân như Anh và Pháp.
    Hôm qua đến lượt Tổng thống Barack Obama chính thức tuyên bố về quan điểm này. Ông khẳng định Washington sẽ trao lại vai trò cầm đầu tại Libya nhằm đảm bảo việc thực thi nghị quyết của Liên Hợp Quốc phải được chia sẻ giữa các nước. Theo đó ngay khi đạt được các mục tiêu ban đầu, sẽ có "một cuộc chuyển giao quyền chỉ huy việc thiết lập vùng cấm bay trong thời gian vài ngày tới".
    "Chúng tôi sẽ là một trong số nhiều đối tác của chiến dịch", BBC dẫn lời Tổng thống Mỹ phát biểu khi đang ở thăm Chile. Động thái này một lần nữa cho thấy quan điểm muốn hạn chế sự can dự của Mỹ vào cuộc chiến tranh Libya, trái ngược với cuộc chiến tại Afghanistan và Iraq trước đây.
    Tổng thống Mỹ cũng không úp mở khi nói đến lý do Washington không muốn tiếp tục dẫn dắt liên quân đánh Libya, bằng cách nhắc đến các sự kiện trong quá khứ, khi Mỹ thường "hành động đơn phương không có sự ủng hộ hoàn toàn của quốc tế" và chúng kết thúc với việc Mỹ phải "chịu toàn bộ gánh nặng chiến tranh". Lần này Mỹ không muốn Libya tiếp bước Afghanistan và Iraq thành "của nợ" đối với riêng họ.
    Ai sẽ chỉ huy liên quân

    Mỹ tuyên bố sẽ chuyển giao quyền chỉ huy chiến dịch cho một liên quân do Pháp, Anh hoặc NATO đứng đầu, nhưng trên thực tế mọi chuyện không đơn giản như vậy. Hiện vẫn còn bất đồng nội khối khi Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ và Đức phản đối NATO nắm quyền chỉ huy. Cuộc họp giữa đại sứ các nước thành viên của khối hôm qua kết thúc mà chưa đạt được sự đồng thuận trong vấn đề này.
    Trong khi đó, Italy lại ủng hộ nhiệt tình việc NATO dẫn dắt chiến dịch với tuyên bố, nếu đều này không diễn ra thì họ có thể không cho phép các nước tiếp tục sử dụng những căn cứ quân sự của mình khi đánh Libya. Nước Anh cũng có quan điểm tương tự khi ************** David Cameron ủng hộ NATO "thử nghiệm vai trò chỉ huy" tại Libya.
    Một số nước khác không ra mặt ủng hộ ai làm chỉ huy chiến dịch tại Libya, nhưng muốn có câu trả lời rõ ràng. Na Uy cho biết 6 chiếc máy bay chiến đấu của họ đóng góp vào cuộc không kích sẽ không tham chiến trực tiếp, chừng nào vẫn chưa biết chính xác ai sẽ nắm quyền chỉ huy lực lượng đa quốc gia.
    Trong trường hợp Mỹ kiên quyết thoái thác quyền chỉ huy chiến dịch như hiện nay thì việc NATO trở thành sự lựa chọn tiếp theo là điều khó tránh khỏi. Nhưng bất đồng nội khối sẽ gây ra khó khăn đáng kể, vì NATO chỉ có thể chính thức nắm quyền dẫn dắt sau khi đã nhận được sự đồng thuận của toàn bộ 28 nước thành viên.
    Ngoài ra còn có một trở ngại chính trị khác với NATO đến từ Liên đoàn Ảrập. Trước đó việc tổ chức này ủng hộ vùng cấm bay có vai trò quyết định để Liên Hợp Quốc phê chuẩn nghị quyết cho phép can thiệp quân sự vào Libya. Thậm chí sau đó một số nước Ảrập như Qatar và Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất còn đề nghị đóng góp máy bay chiến đấu vào liên quân.
    Tuy nhiên, các chính phủ Ảrập được cho là không mấy dễ chịu nếu NATO nắm quyền chỉ huy chiến dịch. "Liên đoàn Ảrập không muốn chiến dịch này đặt hoàn toàn trong sự chịu trách nhiệm của NATO", Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe nhấn mạnh thêm.
    Một số nhà phân tích tính đang tính đến phương án thoả hiệp trong việc chọn ai chỉ huy chiến dịch. Giám đốc Học viện Royal United Services tại London là Michael Clark đề xuất: "Giao quyền chỉ huy cho một nước thành viên NATO khác ngoài Mỹ, nhưng vẫn sử dụng cấu trúc chỉ huy của NATO, điều này sẽ tạo ra tác động tốt cả về chính trị lẫn quân sự".
    Trong khi đó, chiến dịch không kích Libya của liên quân đã bước sang ngày thứ tư liên tiếp, với việc hệ thống phòng không của quân đội Gadhafi được xác định đã bị đánh tê liệt. Qua đó vùng cấm bay tại quốc gia Bắc Phi này theo nghị quyết của Liên Hợp Quốc đã chính thức có hiệu lực thi hành. Nhưng việc ai sẽ nắm quyền chỉ huy giai đoạn tiếp theo của chiến dịch vẫn chưa có câu trả lời, dù Mỹ đã khẳng định muốn "buông".
  10. hongvebobinh

    hongvebobinh Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/04/2009
    Bài viết:
    693
    Đã được thích:
    1.443
    Bình loạn việc Đép với Tin trái ý nhau phát:))

    1. Đép và Tin trái ý nhau thật, điều này sẽ có nhiều chuyện lớn trong chính trường Ngố 2012.
    2. Đép và Tin trái ý nhau trong thế kẻ hứng nguời tung nhằm mục đích có lợi cho nước nga trong mọi tình huống vì những yếu tố sau :

    + Việc liên hiệp quốc vội vã thông qua nghị quyết cho phép liên quân 10 chú ỉn thiết lập vùng cấm bay trên đất nước của người khác dưới chiêu bài bảo vệ nhân dân lybia. Việc Chú ngố bỏ phiếu trắng thể hiện cho liên quân biết rằng : Ngố đã khác xưa, các anh Lato, La nhỏ, Tư bổn nên hiểu rằng Ngố cũng đồng hội đồng thuyền (ở một khía cạnh nào đó và ít bất lợi cho ngố nhất), Ngố không phải đối lập, ngáng đường như trước kia miễn sao quyền lợi của Ngố vẫn được đảm bảo. Ngố đã tính được rằng, với việc liên quân thiết lập vùng cấm bay sẽ không giải quyết triệt để được vấn đề Lybia và Gà fi mà còn làm cho quốc tế nói chung thêm ghét Lato, La nhỏ và mấy anh hề bên tây âu mà thôi.
    + Dân Lybia kể cả phe nổi dậy cũng không muốn bị ngoại nhân xâ.m lư.ợc (liên quân dùng bộ binh tiến quân vào Lybia). Thế thì chiến trường Lybia sẽ còn kéo dài, liên minh sẽ mau chóng rạn nứt vì chi phí lớn mà không đạt mục đích kể cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Nếu Gafi duy trì và vững thêm được vài tháng thì phe nổi dậy hoặc die hoặc mau chóng thỏa hiệp với Gafi -> Mục đích chiếm dầu và ăn xxx của lybia sẽ tan biến=> Mâu thuẫn trong nội bộ liên minh và các quốc gia tham gia liên minh sẽ lên cao.
    ...

    => Tin ra tay lúc này phản đối cách tấn công của liên quân, phá hoại cơ sở hạ tầng của Lybia, không bảo vệ được dân mà còn giết thêm dân Libia để nhằm mục đích : Nếu liên quân thành công, Đép và đặc phái viên của mình sẽ cùng nhau chia bánh. Ngược lại nếu Liên quân rạn nứt thì Tin cùng đặc phái viên của mình sẽ có những thoả thuận tái thiết, làm ăn với Gafi hay chế độ nào đó thỏa hiệp của quân nổi dậy và gafi.

    =>>> Kết cục thế nào thì Ngố cũng có lợi. Nếu đúng thế này thì Đép+Tin cao tay phết.[r24)]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này