1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến sự Libya, Diễn biến, kết quả và hệ luỵ (Phần 2) THÔNG BÁO MỚI TRANG 119

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi unvietnamien, 21/03/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TimeBreak

    TimeBreak Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2004
    Bài viết:
    1.386
    Đã được thích:
    9
    Đúng đấy ông Alpha, ông cứ để hình ảnh chết chóc cho nó tả thực một phần chiến tranh, không cái bọn đánh giặc bàn phím xó nhà nó lại cứ nghĩ đánh nhau như chơi game CF!
  2. vovinamvn

    vovinamvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/10/2007
    Bài viết:
    988
    Đã được thích:
    1
  3. tofrog

    tofrog Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/07/2007
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    273
    Chuẩn không cần chỉnh. Kính bác[r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  4. lamali

    lamali Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    2.372
    Đã được thích:
    1.592
    =))=))=)) Em thấy mấy thằng libya nó đánh nhau còn không bằng phim, hầm hào thì không có, toàn cưỡi ô tô, bắn nhau thì ít, show hàng với tự sướng bằng Điện thoại thì nhiều, Mấy thằng lính chính quy của anh đại tá thì cũng chằng khá hơn gì, nói chung là em nghĩ nên kết luận " DÂN LIBYA ĐÁNH NHAU N GU NHẤT THẾ GIỚI". Mà bọn libya đánh nhau mãi mới thấy mấy cái cảnh chết chóc, nhưng mà cảnh này thì quá thường, quá ít khốc liệt so với một cuộc chiến.
    [​IMG]
    Cách bắn máy bay
    [​IMG]
  5. hongvebobinh

    hongvebobinh Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/04/2009
    Bài viết:
    693
    Đã được thích:
    1.443
    Mẽo bỏ "của nợ" chạy òi.:))

    Liên đoàn Rp ch trích liên quân

    (TNO) Ngày 20.3, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tuyên bố trong vài ngày tới, Mỹ sẽ chuyển giao vai trò lãnh đạo chiến dịch quân sự ở Libya cho đồng minh Anh - Pháp hoặc cho NATO.


    Chiến sự vẫn ác liệt
    Tuy nhiên, Bộ trưởng Gates khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục tham gia vào chiến dịch quân sự chống lại lực lượng của ông Muammar Gaddafi, nhà lãnh đạo hơn 40 năm ở Libya.
    Trong một diễn biến khác, đến tận đêm khuya hôm qua, 20.3, những tiếng súng đinh tai, những tiếng nổ long trời lở đất vẫn vang lên ở con đường dẫn vào Benghazi, thành lũy quan trọng nhất của lực lượng nổi dậy chống Gaddafi.
    Chặn bước tiến quân của lực lượng trung thành với ông Gaddafi vào Benghazi là một trong những ưu tiên hàng đầu của liên quân ngay từ khi chiến dịch mang tên Bình minh Odyssey được khai hỏa cách đây 2 ngày. Phía liên quân đã đưa ra nhiều bằng chứng về sự thành công của mục tiêu này, với những đoàn xe quân sự của ông Gaddafi bốc cháy nằm la liệt ngay trên con đường chính dẫn vào thành phố.

    [​IMG] Binh lính của ông Gaddafi nằm chết trên con đường …



    Tuy nhiên, đến đêm hôm qua, các cuộc dội bom từ trên cao vẫn phải tiếp tục ở đây, chứng tỏ liên quân vẫn chưa thực sự chặn được bước tiến của Gaddafi.
    Hãng tin Reuters dẫn lời các cư dân thành phố bày tỏ lo ngại rằng quân đội Gaddafi vẫn có thể tiến vào thành phố, trà trộn vào thường dân. Đến lúc đó, việc tiêu diệt lực lượng này sẽ cực kỳ khó khăn.
    Còn ở Misrata, thành phố cuối cùng của lực lượng nổi dậy ở khu vực phía tây Libya, chiến sự đang diễn ra rất ác liệt.
    Abdelbasset, một phát ngôn viên của quân nổi dậy ở Misrata nói với Reuters: “Các cuộc giao tranh đang diễn ra giữa lực lượng nổi dậy và quân đội của Gaddafi. Xe tăng của họ (Gaddafi) đang ở trung tâm Misrata… Có rất nhiều người chết. Chúng tôi không thể đếm”.
    Thủ đô Tripoli tối qua lại tiếp tục có nhiều tiếng nổ lớn. Hãng truyền thông BBC đưa tin ít nhất một khu vực tại Bab al-Aziziya, nơi ông Gaddafi đặt tổng hành dinh quân sự và cũng là nơi đặt dinh thự của ông đã bị hư hại.
    Nhiều nguồn tin cho biết một tòa nhà đã bị sập. Theo AFP, đó là nơi đặt văn phòng của khu vực hành chính. Trong khi đó, hãng truyền thông BBC thì dẫn lời quan chức một nước trong liên quân nói rằng đó là nơi đặt sở chỉ huy của ông Gaddafi.
    Tòa nhà này đã đổ sập sau khi trúng tên lửa của liên quân.

    [​IMG]


    Một quân chức quân sự cao cấp của Mỹ nói rằng các cuộc không kích Libya sẽ vẫn được tiếp tục: “Chiến dịch quân sự đang diễn ra. Tôi hoàn toàn cho rằng sẽ có thêm nhiều đợt không kích nữa”.
    Nước Ả Rập đầu tiên trực tiếp tham chiến
    Hôm qua, Qatar đã đưa 4 máy bay chiến đấu vào tham gia lực lượng liên quân, theo như thông báo từ phía Anh và Mỹ.
    Động thái này biến Qatar trở thành nước Ả Rập đầu tiên trực tiếp tham gia vào chiến dịch quân sự ở Libya.
    Phó đô đốc Mỹ William Gortney tuyên bố rằng nhiều nước Ả Rập khác cũng đang chuẩn bị để tham gia chiến dịch. Theo lời ông Gortney thì từng nước sẽ tự thông báo quyết định của mình vào thời điểm thích hợp.
    Trong khi đó, tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp, mang theo khoảng 20 máy bay chiến đấu và trực thăng, 2 máy bay do thám cùng 2.600 binh lính, đã rời khỏi cảng Toulon ở Địa Trung Hải để đến Libya.
    Đan Mạch và Na Uy mỗi nước cũng đã gởi 6 máy bay tham gia chiến dịch.
    Tây Ban Nha thì đã gởi ít nhất 3 máy bay chiến đấu cộng với 1 máy bay tiếp liệu.
    Ý cho biết các máy bay chiến đấu của mình cũng đã sẵn sàng để được triển khai.
    Liên đoàn Ả Rập nghi ngại
    “Những gì đang xảy ra ở Libya khác với mục đích của việc áp đặt một vùng cấm bay. Chúng tôi muốn bảo vệ thường dân chứ không phải là những cuộc dội bom vào thêm nhiều thường dân nữa” - Thông tấn xã Ai Cập đã dẫn lời Tổng thư ký Liên đoàn Ả Rập (AL), tướng Amr Moussa phát biểu như trên.

    [​IMG]

    Ông Moussa cũng kêu gọi nhóm họp khẩn cấp 22 quốc gia thuộc AL để thảo luận tình hình Libya. Ông yêu cầu phải có một báo cáo cụ thể về các cuộc ném bom của liên quân mà ông cho rằng “đã dẫn đến cái chết và bị thương của nhiều thường dân Libya”.
    Cho tới nay, chính quyền Libya tuyên bố đã có ít nhất 64 thường dân thiệt mạng bởi các cuộc ném bom của liên quân trong 2 ngày đầu của cuộc tấn công.
    Được biết, chính sự hậu thuẫn của các nước Ả Rập về việc áp đặt vùng cấm bay ở Libya là tiền đề cực kỳ quan trọng có thể dẫn đến nghị quyết vừa qua của Liên Hiệp Quốc, vốn cho phép can thiệp quân sự ở Libya.
    Đây là cuộc can thiệp quân sự với quy mô lớn nhất vào một quốc gia Ả Rập kể từ cuộc tấn công Iraq hồi năm 2003. Nhiều nhà phân tích chính trị đồng ý rằng không có sự hậu thuẫn của thế giới Ả Rập, chiến dịch quân sự sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều, nhất là trong bối cảnh phần cuối của nó đến nay vẫn là một kết thúc mở, không chắc chắn.
    Theo : ThanhNien.
    :-??
  6. thanh0903

    thanh0903 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    =))=)) Quả thật mấy anh phiến quân lybia này làm em cười vỡ cả bụng,tuy có chút ngẫu hứng nhưng nó sẽ đi vào lịch sử của dân lybia
  7. thangnm098

    thangnm098 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2008
    Bài viết:
    204
    Đã được thích:
    0
    Thông tin này của bác không đúng, đó là "..bay chiến đấu Pháp đã bắn vào một chiếc xe quân sự Libya.." chứ không phải là bị bắn cháy.
  8. halongbienxanh

    halongbienxanh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    0
    2:44 PM 3/21/2011 (giờ Hà Nội)

    Tình báo Anh đàm phán với các tướng lĩnh Libya?


    Báo Daily Mail có được nguồn tin mật cho biết các sỹ quan của cơ quan tình báo Anh MI6 trong những ngày qua đã bắt liên lạc với các tướng lĩnh trung thành nhất của Tổng thống Gaddafi để cố gắng thuyết phục nhà lãnh đạo này đầu hàng, từ bỏ chế độ.

    2:25 PM 3/21/2011 (giờ Hà Nội)

    Châu Âu đã bắt đầu một ngày đầu tuần mới với những tin tức về tình hình chiến sự tại Libya tối qua (20/3) đăng trên các báo.

    [​IMG]
    Tiết lộ của Không quân Anh


    Thiếu tướng Anh John Lorimer - người đứng đầu bộ phận văn phòng thông tin chiến lược Hội đồng quốc phòng cho biết ngày hôm qua 20/3 (giờ địa phương) khi các chiến đấu cơ của Không quân hoàng gia đang chuẩn bị thực hiện sứ mệnh oanh kích các mục tiêu ở Tripoli lần 2 thì các phi công điều khiển những chiến đấu cơ này nhận được thông tin là trong các mục tiêu mà họ chuẩn bị oanh tạc có nhiều dân thường.

    Ngay sau khi nhận được thông tin này, các phi công của quân đội Anh đã buộc phải điều khiển các phi cơ chiến đấu quay trở lại căn cứ xuất phát theo mệnh lệnh của cấp trên.

    Quan chức này tiết lộ, những chiến đấu cơ dự định sẽ oanh kích các mục tiêu của Libya là loại Tornado GR4. Quyết định không nhả đạn và quay về căn cứ tuân thủ cam kết của chính phủ Anh trong việc bảo vệ mạng sống của thường dân Libya.


    2:12 PM 3/21/2011 (giờ Hà Nội)
    Italia tranh luận kịch liệt về việc tham gia tấn công Libya

    Chính phủ Italia ngày 21/3 tiến hành họp khẩn cấp để cùng bàn thảo các hoạt động tiếp theo cũng như việc tham gia của quân đội nước này trong chiến dịch quốc tế chống chính quyền Libya.

    [​IMG]Một chiến binh thuộc phe nổi dậy đứng trên chiếc ô tô có gắn súng máy.
    Hiện nay, ngoài cho phép liên quân sử dụng căn cứ quân sự của mình để tấn công Libya, Italia còn quyết định giao 8 chiếc máy bay tiêm kích Tornado cho Bộ Chỉ huy sứ mệnh quốc tế sử dụng và khai thác phục vụ cho các đợt không kích Libya.

    Sáu trong số 8 máy bay tiêm kích Tornado này vào chiều ngày hôm qua 20/3 đã tham gia mở chiến dịch không quân, tấn công vào các mục tiêu phòng không mặt đất của Libya.

    Tuy nhiên, chính sự tham gia tác chiến vào sứ mệnh quốc tế này của Italia lại gây ra mâu thuẫn và tranh cãi kịch liệt trong liên minh cầm quyền ở Italia. Do vậy, Chính phủ nước này trong ngày 21/3 đã phải nhóm họp khẩn cấp để bàn phương sách giải quyết, tháo gỡ.

    Trong khi đại diện của đảng liên minh “Liên đoàn miền Bắc” cho rằng, cần phải giải quyết nhanh vấn đề nhập cư trái phép vào phía Nam Italia mà chủ yếu là lên đảo Lampedusa ngay từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng chính trị ở nước này đến nay đã tăng lên gấp vài lần.

    Về phần mình, các đảng phái đối lập còn lại có quan điểm trái ngược với đảng liên minh “Liên đoàn miền Bắc” về vấn đề này, đồng thời lên tiếng chỉ trích Chính phủ thiếu kiên quyết trong vấn đề tham gia vào chiến dịch tấn công Libya.


    7:13 AM 3/21/2011(giờ Hà Nội)

    Lúc này châu Âu bắt đầu bước sang một ngày mới, liên quân chống Libya sau một ngày vô cùng bận rộn, căng thẳng với những toan tính, chiến thuật đã áp dụng và cả những kế hoạch tiếp theo để đối phó với chính quyền Libya.

    [​IMG]
    Một buổi tối với ít màn tấn công hơn, nhưng không phải ít gây lo ngại hơn. Tính cho tới thời điểm này, chỉ có những thông tin đề cập đến vụ oanh kích một toà nhà gần nơi ở của Tổng thống Gaddafi vào tối qua và vụ không kích chính xác vào một đoàn xe của quân đội chính phủ Libya trước đó 1 ngày.

    Tổng số người Libya thiệt mạng kể từ khi nổ ra các cuộc đụng độ giữa quân đội chính phủ và lực lượng nổi dậy tại nước này đã là 8000 người.

    Một trong những diễn biến đáng chú ý là kênh truyền hình Al zareeza ngày hôm qua đã đưa tin rằng lực lượng đặc nhiệm của quân đội Anh và một số lực lượng khác đã xâm nhập sâu vào lãnh thổ Libya trong nhiều tuần qua.

    Các tin tức tiếp theo liên quan đến tình hình chiến sự ở Libya sẽ được VTC News tiếp tục cập nhật trong bản tin này từ 13h chiều nay 21/3/2011 theo giờ Hà Nội.


    6:47 AM 3/21/2011 (giờ Hà Nội)

    Italy xác nhận tin tàu kéo bị bắt cóc

    Các phương tiện truyền thông của Italy xác nhận rằng, một chiếc tàu kéo của nước này trước đó đã bị Libya bắt giữ trong khi đang đi ở cảng Tripoli hiện đã được trả "tự do", tuy nhiên nó đang được một trực thăng của quân đội Mỹ theo dõi khi đang thực hiện lộ trình quay trở lại Tripoli


    6:33 AM 3/21/2011 (giờ Hà Nội)

    [​IMG]Phản lực cơ Tornado xuất kích từ một căn cứ ở Italy.
    Các quan chức chính phủ Libya đã cáo buộc đợt không kích mới nhất của liên quân vào tối qua 20/1 có chủ đích là giết chết Tổng thống Gaddafi.


    "Đây là hành động ném bom man rợ, hoàn toàn có thể giết chết hàng trăm thường dân đang đứng cách đó chỉ khoảng 400 mét. Các quốc gia phương Tây nói rằng họ muốn bảo vệ thường dân Libya nhưng họ vẫn cứ mặc nhiên oanh tạc khi biết chắc chắn rằng có thường dân bên trong".

    6:28 AM 3/21/2011 (giờ Hà Nội)

    Tin thêm về vụ không kích nhà của ông Gaddafi

    AFP cho biết, một toà nhà hành chính trong khu dinh thự của nhà lãnh đạo Gaddafi đã bị huỷ diệt hoàn toàn do trúng tên lửa của liên quân. Trong khi đó, truyền thông Anh cung cấp các thông tin đầy đủ hơn nói rằng, đây là một toà nhà 3 tầng, gần nơi chuyên được nhà lãnh đạo Gaddafi sử dụng làm chỗ tiếp khách. Không có báo cáo thương vong sau vụ việc này.
    6:21 AM 3/21/2011 (giờ Hà Nội)

    [​IMG]Bầu trời Libya tối ngày 20/3.
    Bộ Quốc Phòng Anh khẳng định, lực lượng quân sự của mình đã tham gia vào các đợt tấn công thứ hai nhằm vào Libya, cụ thể là việc tàu ngầm của Hải quân Anh đã bắn các tên lửa tấn công Tomahakw vào các mục tiêu trên đất liền của Libya.


    6:19 AM 3/21/2011(giờ Hà Nội)

    Bản tin của kênh Al Zareeza về tình hình Libya trong 2 ngày qua.

    Thông tấn AFP đưa tin, một trận không kích đã phá huỷ một toà nhà trong khu dinh thự của Tổng thống Gaddafi.


    5:48 AM 3/21/2011 (giờ Hà Nội)

    Những diễn biến chính trong vòng 3 giờ qua tại Libya

    - Tổng thống Mỹ Barack Obama chịu áp lực giải thích trước các nghị sỹ đảng Cộng Hoà tại quốc hội về việc Mỹ tham gia chiến dịch quân sự tấn công Libya, cụ thể là Chủ tịch hạ viện Mỹ John Boehner – quan chức cap cấp nhất của đảng Cộng hoà tại quốc hội Mỹ.

    [​IMG]Lực lượng trung thành luôn sát cánh bên Tổng thống Gaddafi.
    - Thủ tướng Albania, ông Sali Berisha tuyên bố, Albania sẽ tạo điều kiện thuận lợi để liên quân có thể sử dụng cơ sở vật chất của nước này để tiến hành các chiến dịch quân sự chống Libya – AFP dẫn phát ngôn.

    - Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban - Ki - moon tỏ thái độ nghi ngờ về tuyên bố ngừng bắn của chính phủ Libya. Ông hy vọng rằng quân đội Libya sẽ giữ lời.

    - Trong khi đó, không quân Mỹ kêu gọi người dân Libya bằng hệ thống radio là họ nên ở trong nhà và không bắn máy bay của liên quân “vì sự an toàn của chính người dân”.

    - Khoảng 1 giờ đồng hồ sau khi lệnh ngừng bắn được công cố, súng máy phòng không lại quệt ngang bầu trời Libya. Hãng Skynews cho hay, có âm thanh như tiếng tên lửa công phá.

    - Có thông tin cho rằng, một cơ sở của Tổng thống Gaddafi bị trúng tên lửa của liên quân – thông tin sẽ được xác nhận sau.


    Bầu trời đêm tại thủ đô Tripoli 1 giờ sau lệnh ngừng bắn của chính phủ Libya.
    2:30 AM 3/21/2011(giờ Hà Nội)

    Những báo cáo mới nhất cho biết, lệnh ngừng bắn của chính phủ Libya đã được thực thi và đang được theo dõi, ít nhất là nó đã được tuân thủ tại thủ đô Tripoli tính cho tới thời điểm này.


    2:13 AM 3/21/2011(giờ Hà Nội)

    [​IMG]Máy bay chiến đấu của liên quân.
    3 máy máy tiêm kích tấn công chống ra đa Tornado của Không quân Italy vừa cất cánh rời sân bay Trapani.


    2:07 AM 3/21/2011 (giờ Hà Nội)

    Chính phủ Libya đã ban bố lệnh ngừng bắn trên toàn lãnh thổ bắt đầu có hiệu lực từ 21 giờ tối (ngày 20/1, theo giờ địa phương) (7GMT/2 giờ sáng ngày 21/3 giờ VN) - Nguồn tin đang đợi được xác nhận

    1:48 AM 3/21/2011 (giờ Hà Nội)

    [​IMG]Đầu một con dê được treo trên nòng pháo của một chiếc xe tăng thuộc lực lượng thân chính phủ Libya bị bắn cháy ngày 19/3.
    Nguồn tin của truyền thông Anh cho biết, chính phủ Libya chuẩn bị tổ chức họp báo, sẵn sàng ngừng bắn. Chính quyền của ông Gaddafi tuyên bố rằng họ đang phải đối mặt với hành động thù địch man rợ.

    Phát ngôn viên của chính quyền Libya đang phát động một cuộc tuần hành hoà bình từ Tripoli tới Benghazi để phản đối hành động không kích của liên quân.


    1:28 AM 3/21/2011(giờ Hà Nội)

    [​IMG]Một tàu sân bay của Pháp mới được điều động đến Địa Trung Hải.
    Hãng thông tấn Reuters đưa tin, bầu trời thủ đô Tripoli của Libya đã loè các vệt sáng và đã nghe thấy âm thanh của súng máy phòng không. Điều này có khả năng báo hiệu một đêm không kích thứ hai đã bắt đầu.

    Thiếu tướng John Lorimer của Bộ Quốc Phòng Anh cho hay các chiến đấu cơ Typhoon của Anh đã đến căn cứ ở đảo Sicily.

    [​IMG]Súng máy phòng không được bắn lên bầu trời Tripoli.
    Trong khi đó tại Brussels, Thổ Nhĩ Kỳ đã kêu gọi cân nhắc lại kế hoạch vận hành tổ chức NATO bởi can thiệp quân sự nhằm vào Libya đã làm thay đổi "các thông số".

    1:26 AM 3/21/2011(giờ Hà Nội)

    Tàu, người của Italy đã được thả?

    Hãng thông tấn ANSA cho biết, chiếc tàu kéo của Italy bị bắt giữ tại cảng Tripoli đã được trả tự do và đang được hộ tống rời càng Tripoli bởi các quan chức quân sự và nhà chức trách Libya.


    12:57 AM 3/21/2011(giờ Hà Nội)

    [​IMG]Một chiến binh già thuộc phe nổi dậy đang đứng tạo dáng chụp ảnh bên một chiếc xe tăng bị bắn cháy.
    Na Uy vào trận


    Thiếu tướng Per Egil Rygg thông báo 6 chiến đấu cơ F-16 của quân đội Na Uy sẽ rời căn cứ tới Địa Trung Hải vào ngày mai 21/3 (giờ châu Âu). Na Uy cử 120 phi công, chuyên gia kỹ thuật, nhân viên an ninh và sỹ quan thông tin tham gia các chiến dịch quân sự chống Libya.


    12:53 AM 3/21/2011(giờ Hà Nội)

    COBRA họp khẩn

    Ủy ban đối phó khẩn cấp của chính phủ Anh (COBRA) sẽ được triệu tập trong vòng 15 phút nữa - Thông báo của Bộ Quốc Phòng Anh.


    12:39 AM 3/21/2011(giờ Hà Nội)

    Thuỷ thủ Italy bị bắt giữ cản trở kế hoạch oanh kích?


    Chính phủ Italy vừa ra tuyên bố nói rằng nước này sẽ làm hết sức có thể để giải cứu nhóm thuỷ thủ từ một tàu kéo có tên ASSO 22 mới bị bắt cóc khi đang ở cảng Tripoli.

    [​IMG]Một máy bay chiến đấu của Italy đang được nạp tên lửa.
    Thông tin trên đã được Bộ trưởng ngoại giao Italy - Franco Frattini nói với AFP.

    Hiện tại, lực lượng liên quân đang sử dụng 7 căn cứ không quân của Italy để triển khai các chiến dịch oanh kích Lybia. Italy cũng đang điều động 4 phản lực cơ chống ra đa Tornado và 4 tiêm kích khác để tấn công quân đội Libya.

    Nhận định, tính cho đến thời điểm này, liên quân NATO vẫn chưa tiến hành các đợt oanh kích tiếp theo nhằm vào Libya. Nhiều khả năng các đợt oanh kích tiếp theo bị hoãn chậm lại do nảy sinh sự việc nhóm thuỷ thủ của Italy bị bắt giữ.


    12:28 AM 3/21/2011(giờ Hà Nội)

    [​IMG]Xe tăng của quân chính phủ Libya bốc cháy sau khi dính tên lửa.
    Tư lệnh Bộ chỉ huy quân đội Mỹ tại châu Phi - Tướng Carter Ham, một trong những sỹ quan cao cấp tham gia chỉ huy các chiến dịch oanh kích Libya cho hay hiện lực lượng đều đang làm việc hết sức cập rập để tạo ra sự chuyển biến trong những ngày tới.

    Quan chức quân sự này nói: "Chiến dịch quân sự đang được tiến hành. Tôi hoàn toàn trông đợi các đợt không kích tiếp theo".


    12:22 AM 3/21/2011 (giờ Hà Nội)

    Thị trấn Misrata bị quân chính phủ tấn công

    Kênh BBC News 24 và truyền hình Al Jazeera đều đang phát đi các bản tin cho biết thành phố Misrata đang bị lực lượng quân đội chính phủ oanh tạc bằng sức mạnh pháo binh.
  9. hongvebobinh

    hongvebobinh Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/04/2009
    Bài viết:
    693
    Đã được thích:
    1.443
    Cho đến nay người ta cũng chỉ hiểu mơ màng rằng liên quân 10 nước đánh Gà fi vì anh này yếu và lắm dầu, một số "iu chụng tự ro" thì bảo là cứu dân libi, thực tế cuộc không kích ngắn ngủi vào libi đã cho đáp số dân thường chết nhiều không kém mà không muốn nói số lượng dân thường chết nhiều hơn trận chiến giữa phe nổi dậy và phe chính phủ của Gà fi.

    Đánh giá thế trận Libya qua 7 câu hỏi lớn

    Thật khó có thể vẽ lên một bức tranh toàn cảnh về những gì đang xảy ra ở Libya, nhưng rõ ràng mục tiêu của chiến dịch không kích do liên quân các nước Anh, Pháp và Mỹ đang đặt ra những dấu hỏi lớn không chỉ với tương lai của đất nước này.


    [​IMG]
    Thế giới đang có hành động với Libya, và vấn đề Libya đặt nhiều dấu hỏi nhất với Tổng thống Mỹ Obama.
    Tương quan lực lượng
    Bên trong Libya: Phe đối lập tuy bị chia rẽ bởi sự trung thành bộ lạc và các phán đoán chính trị khác nhau, nên họ không tính tới chuyện hợp nhất thành một lực lượng quân sự chung. Trong khi có tin nói nhà lãnh đạo Gaddafi nhiều khả năng sẽ đánh bại quân nổi dậy đang tìm cách lật đổ ông, xét đến tính vượt trội về vũ khí và quân lực, nhưng cũng có nguồn nói sức mạnh của lực lượng không quân chính phủ cũng không ghê gớm như nhiều người nghĩ. Shashank Joshi, thuộc Royal United Services Institute (RUSI), một tổ chức nghiên cứu quốc phòng ở London và là nghiên cứu sinh bậc tiến sĩ chuyên ngành Quan hệ Quốc tế tại trường Đại học Harvard, nhận định hiện nay thế trận giữa hai phe ở Libya đang khá cân bằng.
    Bên ngoài Libya: Mục tiêu đầu tiên của chiến dịch không kích do liên quân các nước Anh, Pháp và Mỹ thực hiện là ngăn không cho không quân Libya oanh kích vào các vùng hiện do phe nổi dậy kiểm soát, đặc biệt là khu vực Benghazi ở miền đông. Như vậy phải tấn công trước hết vào những hệ thống phòng không của Libya: các căn cứ, các dàn phóng tên lửa, các trung tâm chỉ huy, các dàn đại bác và các xe thiết giáp. Đại diện của Liên đoàn Arập (AL) tại LHQ cho biết nhiều nước Arập, trong đó có Qatar và Các tiểu vương quốc Arập Thống nhất, sẵn sàng tham gia liên quân tấn công quân chính phủ Libya. Thậm chí còn có đề xuất áp đặt "vùng cấm xe" đối với Libya nhằm phá thông tin liên lạc quân sự và hỗ trợ tình báo.
    Về mặt quân sự thì rõ ràng là phương Tây chiếm ưu thế áp đảo. Quân đội Libya được trang bị rất kém. Lực lượng không quân của Gaddafi trên lý thuyết có hơn 200 máy bay chiến đấu, nhưng trên thực tế mỗi lần chỉ có thể sử dụng khoảng 40 chiếc.
    Liên minh do Pháp và Anh dẫn đầu, với sự yểm trợ của Mỹ và các nước Arập, có thể huy động những phương tiện như máy bay chiến đấu Mirage 2000 và Rafale của Pháp, Typhoon và Tornado của Anh. Mỹ có thể sẽ tham gia phần quan trọng trong chiến dịch như không kích vào xe tăng và pháo binh của Libya, trong khi các nước khác hoặc NATO đóng vai trò trong bất kỳ hoạt động quân sự cuối cùng nào chống Libya.
    Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, Tướng Norton Schwartz, tuyên bố Washington có thể sẽ sử dụng cả máy bay cường kích và máy bay tiêm kích như F-15, F-16 và F-22, để tấn công các mục tiêu mặt đất tại Libya. Mỹ cũng sẽ triển khai các máy bay do thám, tiếp liệu trên không, thiết bị viễn thông vệ tinh và máy bay phá sóng thông tin liên lạc của Libya. Các quan chức cho biết thêm Washington nhiều khả năng sẽ điều máy bay từ châu Âu và Mỹ, thậm chí từ Afghanistan và Iraq, để thực hiện việc áp đặt vùng cấm bay đối với quốc gia Bắc Phi này.
    Kịch bản và nguy cơ
    Trước một lực lượng hùng hậu như vậy, những dấu hỏi sau đặt ra với các bên:
    - Quân đội Libya được dự đoán là không thể cầm cự quá một tháng. Sau khi tấn công quân đội Libya, liên quân quốc tế có thể cung cấp thiết bị quân sự cho quân nổi dậy, thậm chí gửi các sĩ quan huấn luyện đến tận nơi. Với những áp lực quân sự rất mạnh, một số chuyên gia hy vọng sẽ xảy ra đảo chính lật đổ Gaddafi, hoặc chế độ này sẽ tan rã từ thượng tầng. Nhưng ông Richard Danton, cựu đại sứ Anh quốc tại Tripoli, lại không tin vào những kịch bản đó, bởi vì theo ông, “người dân Libya từ lâu vẫn chống lại mọi áp lực của ngoại bang và Đại tá Gaddafi sẽ khai thác tinh thần này để siết chặt hàng ngũ”. Trong thư riêng gửi Tổng thống Mỹ Barack Obama, lãnh đạo của Libya viết rằng nhân dân đang đứng đằng sau ông ta, và tất cả đã sẵn sàng chết để bảo vệ đất nước. Ông cũng nói rằng nếu chiến tranh bùng nổ, các nước láng giềng Arập sẽ đứng về phía ông để chống lại Mỹ. Khi đó, cuộc chiến không chỉ là giữa Mỹ và liên quân với Libya?
    - Trong khi đó, kế hoạch lập vùng cấm bay ở Libya là việc không phải đơn giản vì Libya có hệ thống rađa dưới đất để bảo vệ các khu vực duyên hải - nơi có 80% cư dân sinh sống, với khoảng 30 địa điểm đặt tên lửa đối không. Tổng thống Gaddafi chắc là sẽ còn bám trụ một thời gian dài ở Libya và như vậy, quốc gia này có nguy cơ sẽ bị phân thành hai vùng Đông và Tây. Trong trường hợp cả hai phe đều không giành được chiến thắng mang tính quyết định, có thể đất nước sản xuất giàu mỏ ở Bắc Phi này bị chia cắt làm đôi hoặc trở thành những nước bán tự trị, trong đó ông Gaddafi duy trì kiểm soát thủ đô Tripoli và các vùng lân cận, trong khi phe nổi dậy nắm thành phố Benghazi ở miền Đông. Khi đó, có lẽ đã quá trễ để tránh một sự chia cắt đất nước Libya?

    - Các lực lượng Mỹ có thể vô hiệu hóa số máy bay chiến đấu của ông Gaddafi bằng cách phá hủy các đường băng tại 13 căn cứ không quân của ông ta, nhưng việc không cho máy bay trực thăng cất cánh đòi hỏi phải có hoạt động tuần tra không quân, phá hủy các trận địa rađa và phòng không của Libya. Nếu việc phá hủy các trận địa này khiến những người dân thường bị thiệt mạng, liệu Mỹ đã chuẩn bị để đối mặt với những hình ảnh đó trên truyền hình?

    - Một nguy cơ nữa là nếu chiến dịch can thiệp quân sự vào Libya kéo dài hàng tháng, dư luận các nước Arập sẽ quay sang phản đối phương Tây và phe đồng minh sẽ bị chia rẽ. Một số nhà phân tích cũng lưu ý là chiến dịch này nếu kéo dài sẽ rất tốn kém, trong khi nhiều nước phương Tây đang gặp khủng hoảng kinh tế hoặc đang phải thắt lưng buộc bụng. Khi đó, 8 năm sau cuộc chiến Iraq, liệu một kịch bản sa lầy nữa có bị nhắc lại ở Bắc Phi?
    - Tổng thống Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton cho biết mục tiêu của Mỹ là thấy Tổng thống Gaddafi bị lật đổ, nhưng vẫn chưa rõ liệu các hoạt động quân sự được hoạch định có thể đạt được mục tiêu này hay không và nếu đạt được thì phải trả bằng cái giá nào. Những kinh nghiệm tại Iraq và Afghanistan có đủ khiến Mỹ tự tin rằng đã hiểu xã hội Libya? Libya đang rung chuyển không phải vì các cuộc biểu tình, mà vì một cuộc nội chiến. Liệu sự can thiệp của một nước này vào cuộc nội chiến của một nước khác có làm tăng phúc lợi của nước can thiệp không? Liệu quân đội Mỹ có khôn ngoan hay không khi đồng thời tham chiến tại 3 quốc gia Hồi giáo là Iraq, Afghanistan và Libya? Và cuối cùng, vấn đề mà Tổng thống Obama và các nhà lãnh đạo thế giới khác hiện đang phải đối đầu là liệu hoạt động quân sự của họ có quá ít và quá muộn?
    - Chưa hết, Cao ủy Tỵ nạn LHQ (UNHCR) và Tổ chức Di dân Quốc tế (IOM) thì cảnh báo tình hình chiến sự tại Libya có thể dẫn đến một cuộc di cư lớn. Hai tổ chức này đang chuẩn bị phải hành động trong trường hợp tình hình Libya biến thành tệ hại nhất. Kể từ khi các cuộc nổi dậy bùng nổ vào tháng 2, đã có 50.000 người nước ngoài bị kẹt ở biên giới Tunisia và Ai Cập được hai tổ chức này hỗ trợ phương tiện trở về nước. Hiện chỉ có khoảng từ 1.500 đến 2.000 người vượt biên mỗi ngày để đến Ai Cập, Tunisia, Algeria hoặc Niger, nhưng theo ông Fernando Calado, đại diện của IOM, con số này có thể tăng khủng khiếp, vì người nước ngoài có mặt tại Libya vẫn còn rất đông. Trường hợp xấu nhất ở đây là dòng người di tản hiện nay nhanh chóng biến thành một làn sóng người tị nạn khổng lồ. Liệu châu Âu có tránh được một cuộc khủng hoảng tị nạn?

    - Libya không phải là quốc gia quan trọng nhất ở Trung Đông, cả về ảnh hưởng chính trị và tác động đối với thị trường dầu. Nhưng tình hình chiến sự căng thẳng ở khu vực này làm giới đầu cơ tích trữ trên thế giới lo sợ và khiến giá dầu và giá vàng tăng vọt. Tình hình này có thể tạo ra một chu trình, theo đó bất ổn đẩy giá năng lượng tăng, thổi bùng lạm phát. Nếu giá dầu tiếp tục duy trì ở mức trên 100 USD/thùng, nó có thể sẽ tạo ra những gánh nặng khủng khiếp cho kinh tế toàn cầu?
    ???????

    :-??[-X
  10. TuanRussia

    TuanRussia Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/07/2008
    Bài viết:
    629
    Đã được thích:
    626
    Qua đấy cũng thấy rất nhiều vấn đề mà Liên Quân " dân chủ tự do" đang rối như gà mắc tóc không biết trả lời thế nào:

    1 - LHQ ra resolution chống lại Libi đòi chính quyền Gaf ngừng tấn công dân thường, vậy nếu việc không kích này dẫn đến ngừng bắn giữa hai bên thì tiếp theo là gì?

    Mục địch chính là lật đổ Gaf và đưa lên một chính quyền thân phương Tây nhưng nếu không đưa quân bộ vào thì lật đổ thế nào? Rồi ngay cả khi lật đổ được Gaf thì liệu chính quyền do phiến quân cầm đầu có đơn giản ngủ mủ với Mỹ và đồng minh hay cũng lại là một chính phủ hồi giáo cực đoan? Họ bất mãn với Gaf chưa có gì bảo đảm họ sẽ làm chư hầu cho mấy chú đầm già.

    2 - Rồi chỉ dùng không quân iểm trợ cho phiến quân tiến lên thì vậy khi phiến quân tiến đánh các thành phố còn lại của Libi lũ đầm già kia lộ rõ bộ mặt đạo đức giả. Mục đích can thiệp quân sự là để bảo vệ thường dân chứ không phải là iểm trợ phiến quân lật đổ chế độ. Khi Gaf đã ngừng bắn mà phiến quân đòi tiến tới Tripoli với không quân của liên quân bảo kê thì dư luận thế giới chắc chắn sẽ phản ứng dữ dội chứ không như bây giờ. Nội tình Anh, Pháp sẽ bắt đầu rối ren.

    3 - Mỹ không mặn mà mặc dù Libi đóng góp 2% sản lượng dầu TG và có 44 tỷ thùng dầu dự trữ vì như trên nói, chiến tranh đẩy giá dầu lên cao, Mỹ lại là nước nhập khẩu giầu nhiều nhất trên TG, với tình hình suy thoái kinh tế như hiện nay việc cáng thêm một chiến trường nữa cộng thêm giá dầu lên cao có phải là một gánh nặng nữa cho nền kinh tế đang trên đà hồi phục của Mỹ?

    4 - Rồi bản thân Anh, Pháp cũng đang thoi thóp trong khủng hoảng, cắt giảm chi tiêu liên tục, chi cho một cuộc tấn công trên bộ liệu có đủ sức? Hơn nữa lấy lí luận và ủng hộ từ đâu để chiến trên bộ khi Gaf ngừng bắn và bên hiếu chiến h lại là phiến quân?

    Nói tóm lại phương Tây đã quá vội vàng và dính vào một đông **** không đơn giản mà thoát ra được. Giờ Mỹ đang tìm cách rút lui là quá khôn và tỉnh táo, cuộc chiến này về mặt đánh đấm thì có thể kết thúc nhanh nhưng về mặt chính trị thì cực kì phức tạp. "Chính nghĩa" mà mấy chú đầm già đưa ra không thuyết phục như hồi Iraq và Af. Hơn nữa Yemen, Bahrain, Saudi... đang diễn ra những thứ tương tự, đánh Libi mà không nhắc nhở đến các nước kia thì cũng lộ quá rõ múc đích đánh vì năng lượng để giảm sự phụ thuộc của châu Âu và Nga.

    Chốt lại Nga được hương lợi nhiều từ cuộc chiến này:

    1 - Giá dầu lên, Nga sướng.
    2 - Các kình địch phương Tây lại dính vào chiến tranh liên miên trong lúc KT đang suy yếu sẽ khó có thể gây áp lực lên Nga trong nhiều vấn đề như trước, Nga dễ thở.
    3 - Nhiều nước trên thế giới sẽ nhận ra bộ mặt thật của bọn khát máu, khát giầu, sẽ tìm cách tăng cường quốc phòng, làm thân với các thế lực khác, Nga cũng được hưởng lợi.

    Có lẽ vì vậy mà Nga với Trung cũng không quá quyết liệt trong việc phản đối cuộc chiến này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này