1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến sự Libya, Diễn biến, kết quả và hệ luỵ (Phần 2) THÔNG BÁO MỚI TRANG 119

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi unvietnamien, 21/03/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thanhhai06

    thanhhai06 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/01/2009
    Bài viết:
    1.135
    Đã được thích:
    0
    Quân CM Libya đang chuẩn bị cho cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa hè, những ngày tới mới gọi là khốc liệt và hào hùng.

    Và cuối cùng chính quyền sẽ về tay nhân dân, chứ không phải trong tay cha già tham lam, phải không ạ ? :)):)):)):))

    Mấy em Libya xinh ra phết, bạn nào bảo không xinh nào ?


    [​IMG]
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    Chúng tớ éo cần cha già
    [​IMG]
  2. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    [:D]
    http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Tai-sao-My-nghien-chien-tranh/20114/142600.datviet
    Tại sao Mỹ 'nghiện' chiến tranh?
    Cập nhật lúc :10:20 AM, 26/04/2011
    Người dân Mỹ vẫn hô hào về một dân tộc yêu chuộng hòa bình, nhưng thực tế đã chứng minh ngược lại. Vì đâu quốc gia Bắc Mỹ lại “nghiện”các cuộc chiến tranh, can thiệp quân sự đến vậy?

    Nước Mỹ hình thành chỉ với 13 bang nhỏ bé và dễ bị tấn công nằm dọc theo bờ biển phía Bắc Mỹ. Thế nhưng, chỉ sau 1 thế kỷ, gót chân người Mỹ đã kéo dài lãnh thổ trên khắp lục địa, chinh phục hoặc tiêu diệt người bản địa, giành lấy các bang Texas, New Mexico, Arizona và California từ nước láng giềng Mexico.

    Mở đầu bằng cuộc nội chiến, tiếp theo là những cuộc chinh phục các vùng lãnh thổ nước ngoài khiêm tốn, nước Mỹ đã tham gia vào cả 2 cuộc chiến tranh thế giới. Cứ thế, Mỹ dần trở thành thế lực trong trật tự quốc tế, đặc biệt là trong và sau Chiến tranh lạnh, liên tục tiến hành hàng tá cuộc chiến cũng như can thiệp quân sự.

    Nhiều người Mỹ luôn một mực cho rằng, họ vẫn là những người yêu hòa bình. Có lẽ, Teddy Roosevelt là Tổng thống cuối cùng có quan điểm thẳng thắn về chiến tranh.

    Câu nói nổi tiếng của ông là: “ Một cuộc chiến, về lâu dài, tốt hơn cho tâm hồn của người đàn ông hơn là sự hòa bình, thịnh vượng nhất”. Về sau, dù tiến hành chiến tranh hay can thiệp quân sự, các tổng thống đều sử dụng giọng điệu bày tỏ sự miễn cưỡng lớn nhưng phương sách cuối cùng lại là tiến hành chiến tranh.

    [​IMG]
    Kế tiếp truyền thống "Mỗi Tổng thống Mỹ đều có một cuộc chiến của riêng mình, ông Obama là người bấm nút khởi động chiến tranh tại Libya.
    Năm 2008, người dân Mỹ đã chọn Barack Obama làm Tổng thống với mong muốn, ông sẽ khác so với những người tiền nhiệm trong vấn đề chiến tranh và sử dụng lực lượng vũ trang.

    Mọi người đều thấy rõ những hậu quả mà người tiền nhiệm Geogre Bush gây ra khi tiến hành cuộc chiến ở Iraq rồi liên tục mắc sai lầm trong quản lý đất nước Iraq (và cả Afghanistan) trong giai đoạn hậu chiến.

    Chính vì thế, họ chọn một ứng cử viên sẽ chống lại cuộc chiến của Mỹ ở Iraq cũng như đem các cam kết của Mỹ gắn chặt nguồn lợi của họ. Họ tin Obama sẽ biết cách sử dụng quân đội như thế nào và ở đâu, cũng như hiểu giới hạn đối với chính sách cứng rắn. Giải Nobel Hòa bình trao cho ông, không phải vì bất kỳ điều gì Obama đã làm, mà là những gì mà họ mong muốn Obama sẽ thực hiện.

    Thế nhưng, mọi thứ hoàn toàn khác sau 2 năm nhận chức. Obama đã gia tăng quân đội phục vụ tại Afghanistan và khởi động chiến tranh chống lại Libya từ tháng 3/2011.

    Không phải ngẫu nhiên mà Mỹ đem quân đội của mình tham gia giải quyết các vấn đề quốc tế hay can thiệp quân sự. Dưới đây là 5 lý do giải thích cho cơn nghiện chiến tranh của người Mỹ:

    Sức mạnh quân sự

    Lý do rõ ràng nhất lí giải việc Mỹ tiếp tục những hành động chiến tranh là ở sức mạnh quân sự to lớn, đặc biệt khi đối đầu sức mạnh nhỏ bé như Libya.

    Hãy thử hình dung, nếu bạn có hàng trăm máy bay, bom thông minh, tên lửa hành trình, thì thế giới chỉ còn là một bản đồ mục tiêu tùy chọn. Vì vậy, khi ở đâu đó nổi lên vấn đề, rất khó kiềm chế cảm giác “làm gì đó” của Mỹ.

    [​IMG]
    Tiềm lực quân sự mạnh mẽ là lí do hàng đầu giúp Mỹ mong muốn can thiệp vào những nơi "có vấn đề"trên thế giới.
    Các vị lãnh đạo của nước Mỹ đều khó lòng kháng lại được bài hát đầy quyến rũ: “Đang có điều gì đó không may xảy ra với những người vô tội, thưa ngài Tổng thống. Nhưng với nút bấm này, ngài có thể dừng nó lại. Mặc dù có thể tiêu tốn hàng trăm triệu, thậm chí vài tỷ USD, nhưng chúng ta vẫn có thể nợ thêm một chút. Nhưng nếu ngài không gửi quân đội tới đó, dư luận sẽ lên tiếng. Còn nếu thực hiện, chúng ta sẽ không phải sợ bất kỳ sự chống đối nào, vì bất kỳ những kẻ xấu nào đều rất yếu ớt. Nếu bạn không bấm nút, rất nhiều người vô tội sẽ chết. Lựa chọn là ở ngài, Tổng thống”.

    Chính vì thấy, cũng như những Tổng thống tiền nhiệm, Obama vẫn tiếp tục muốn chứng tỏ vị thế đặc biệt của Mỹ trên thế giới. Dù trong những phát biểu của mình về Chủ nghĩa biệt lập Mỹ, vẫn bám lấy những giá trị Mỹ như tự do, chất lượng giáo dục cao, thịnh vượng gia tăng trong tầng lớp trung lưu…nhưng trên thực tế, giá trị của Mỹ là sự tập trung quyền lực quân sự trong tay Tổng thống.

    Mỹ không có kẻ thù nào nguy hiểm

    Nhân tố thứ hai, đó là việc Mỹ có được vị trí an toàn từ sau Chiến tranh lạnh. Quốc gia này không còn phải sợ bất kỳ quyền lực nào ở bán cầu Tây, không có “đối thủ cạnh tranh ngang hàng”.

    Mỹ vẫn rêu rao những quan ngại ngày càng tăng về chủ nghĩa khủng bố, đặc biệt là từ sau bài phát biểu mùi mẫn của Tổng thống Bush sau vụ 11/9 nhằm kêu gọi quốc tế chung tay vào cuộc chiến chống khủng bố. Tuy nhiên, khủng bố là vấn đề Mỹ đã “thổi phồng” quá mức. Nhiều người coi đây là cái cớ để Mỹ tiến hành can thiệp quân sự vào một loạt khu vực, quốc gia như Iraq, Afghanistan.

    [​IMG]
    Chủ nghĩa khủng bố trở thành chiêu bài để Mỹ can thiệp quân sự.​
    Một lý do khác, đó là Mỹ có vị trí địa chính trị cực kỳ thuận lợi, nằm ngăn cách với các châu lục khác bằng các đại dương lớn.

    Đây là cơ sở khiến Mỹ đắc lợi lớn trong hai cuộc chiến tranh thế giới. Địa chính trị cho phép Mỹ thực hiện những dự án tốn thời gian và tiền bạn như cuộc chiến tại Libya, mặc dù chúng không mang lại nhiều ý nghĩa chiến lược.

    Lực lượng quân sự hoàn toàn tình nguyện (AVF)

    Nhân tố thứ ba đằng sau cơn nghiện phiêu lưu chiến sự của Mỹ, nằm ở lực lượng bao gồm những người tình nguyện tham gia nhập ngũ. Đa phần, họ là những người mang hy vọng tìm kiếm được cuộc sống tốt hơn hiện tại sau khi nhập ngũ. Chính vì thế, tiếng nói phản đối trong trường hợp này rất ít và dễ dàng kiểm soát.

    Nhờ đó mà Bush hay Obama có thể duy trì cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan. Ngược lại, nếu đây là yếu tố bắt buộc với mọi người dân Mỹ, hay đơn giản lực lượng AVF là người con của các tay môi giới chứng khoán phố Wall, thì mọi thứ không dễ dàng đến thế.

    Lực lượng tình nguyện tiếp tục đóng vai trò lớn trong việc đảm bảo trật tự an ninh quốc gia của Mỹ cũng như trong việc thực hiện quyết định mang màu sắc quân sự-chính trị.

    Cơ chế về chính sách ngoại giao

    Trung tâm đầu não Washington luôn tồn tại 2 xu hướng ngoại giao thống trị: những người Tân bảo thủ (công khai tuyên bố về sự cần thiết phải “xuất khẩu tự do”) và những người theo chủ nghĩa “can thiệp tự do” (nhiệt tình trong việc ủng hộ sử dụng sức mạnh quân sự để giải quyết vấn đề).

    Những người theo chủ nghĩa thứ hai này, đôi khi thừa nhận rằng Mỹ không thể giải quyết mọi vấn đề (trong cùng một thời điểm), nhưng họ chắc chắn về vị thế của một quốc gia “không thể vắng mặt”. Quan điểm chủ đạo của chủ nghĩa can thiệp tự do muốn Mỹ có thể giải quyết được càng nhiều vấn đề càng tốt.

    Những quan điểm này do cả một mạng lưới tham gia phát triển, ban hành hay bảo vệ, như các cố vấn, ủy ban, trường học về chính sách công, cơ quan nhà nước. Mặc dù không phải luôn tìm được sự đồng thuận, nhưng đều chung quan điểm về sử dụng sức mạnh của Mỹ.

    Thêm nữa, đối lập với phần lớn người Mỹ là một nhóm người “quyền lợi” với sự giàu có, đặc quyền đặc lợi và có nền tảng giáo dục cao, ủng hộ những chính sách về sử dụng quân sự. Tuy nhiên, họ lại không phải chịu trách nhiệm tới hậu quả của chính sách mà họ ủng hộ nếu nó mang lại những kết quả tồi tệ.

    Đây là trò lừa đảo tinh thần lớn nhất và thành công nhất của những nhà hoạt động chính sách ngoại giao từ trước đây.

    Vào giữa những năm 1960, những người Mỹ bảo thủ đã tiến hành một chiến dịch thành công trong việc thuyết phục những người bỏ phiếu rằng, việc dùng tiền thuế của họ để trả cho những hoạt động quân sự tốt hơn nhiều vào việc bỏ tiền vào các chương trình trong nước. Số tiền này không chỉ dùng để bảo vệ đất Mỹ mà còn nhân danh những người khác khi tiến hành chiến tranh với bên ngoài.

    Sự tiếm quyền giữa Quốc hội và Tổng thống

    Quyền tuyên bố chiến tranh được trao cho Quốc hội chứ không phải Tổng thống, nhưng quyền lực này đang nhanh chóng chuyển sang Tổng thống, đặc biệt, từ sau Chiến tranh thế giới II.

    Dù Hiến pháp Mỹ không rõ ràng về điểm này, nhưng những Tổng thống hiện đại đều cảm thấy tự do hành động trong việc yêu cầu Quân đội Mỹ tấn công quốc gia khác hay không bị hạn chế trong báo cáo với Quốc hội về việc mình đã làm trong bí mật.

    Trên thực tế, hệ thống “kiểm soát và đối trọng” của Mỹ được nêu trong Hiến pháp không còn có tác dụng. Quyền lực sử dụng sức mạnh quân sự gần như hoàn toàn thuộc về Tổng thống và những cố vấn đầy tham vọng của ông.
    Mạnh Thắng (theo Foreign Policy)

    PS: Bạn chú ý: Quân tình nguyện nhé! Tôi nói rồi, nước Mỹ cũng đã từng làm cách mạng nên nó rất hiểu bất công là gì! [:D]
  3. hgbinh

    hgbinh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/02/2011
    Bài viết:
    745
    Đã được thích:
    1
    ví sao lính Mỹ tình nguyện, bởi lẽ sống trong cái xã hội mà chính phủ ko quan tâm đến người dân chỉ biết quan tâm túi họ nhiều hay ít tiền, miệng hút được nhiều hay ít dầu, tỉ lệ thất nghiệp cao, dân chúng bị bỏ đói, thanh niên ra trường,chỉ có đường quân nghiệp là có thể cứu vớt được họ. Vào quân đội Mỹ, anh được hưởng nhiều đặc ân, được một cuộc sống tốt hơn, ai mà chả ham, rút cục điều gì chúng muốn thì chúng nó sắp đặt để người dân theo ý chúng nó mà thôi.
  4. littlemanonsmallearth

    littlemanonsmallearth Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/08/2002
    Bài viết:
    638
    Đã được thích:
    168
    Lâu rồi, có xem đâu đó trên Discovery về cảnh US Army tuyển "tình nguyện viên"...
    Điều kiện đãi ngộ không tệ chút nào. Để tìm post lên cho anh em, cứ tình nguyện sẽ có tiền thôi !
  5. thanhhai06

    thanhhai06 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/01/2009
    Bài viết:
    1.135
    Đã được thích:
    0

    bạn nói đúng kiểu ếch ngồi đáy giếng bạn à =))=))=))
  6. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Chẳng có ai sắp đặt.
    Tự nhiên sinh ra thế!
    Các bạn biết nguồn gốc của người Mỹ từ đâu rồi.
    Họ là những người bị hất ra khỏi guồng máy 'chính trị' của châu Âu?. Có thể xem họ là nạn nhân của Châu Âu?
    Sự chọn lọc rất tự nhiên - xem nền văn hóa ấy trong phim Cowboy.
    => hình thành nền văn hóa chính trị như hiện nay.

    Vậy, ai có lỗi?
  7. thanhhai06

    thanhhai06 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/01/2009
    Bài viết:
    1.135
    Đã được thích:
    0
    Mẽo đã có nhiều công cho nhân loại, có điều nhiều người định kiến do tẩy não mà không công nhận điều này. ^:)^
  8. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    [​IMG] Quân nổi dậy ở Libya.

    http://vitinfo.vn/MMuctin/Quansu/Diemnongchiensu/LA87703/default.html
    Libya: Quân nổi dậy cảnh báo kế hoạch oanh tạc Misrata của Gaddafi

    VIT - Quân nổi dậy ở thành phố bị phong tỏa Misrata hôm 25/4 cảnh báo rằng Đại tá Muammar Gaddafi rút khỏi thành phố này trong chiến lược mới là nhằm phá hủy thành phố với một cuộc oanh tạc bằng đạn pháo.


    Quân nổi dậy ở Misrata cho rằng, Đại tá Gaddafi đã rút hết binh lính ra khỏi thành phố này trước khi dội bom xuống.

    Đạn pháo rơi nặng nhất trong hai tháng phong tỏa tại thành phố Misrata sau khi quân nổi dậy thắt chặt gọng kìm ở trung tâm vùng đất ven biển phía tây này. Binh lính Gaddafi đã di chuyển từ mặt trận cũ ở Tripoli Street để bắt kịp với cuộc phong tỏa thành phố lớn thứ 3 của Libya này từ vùng ngoại ô cho tới phía nam và tây nam.

    Hàng loạt rocket, súng cối từ các khu vực Toomina và Al Ghiran của thành phố đã cướp đi sinh mạng của 48 người trong hai ngày, bao gồm 5 thành viên của một gia đình. Hai trường học bị phá hủy hoàn toàn ở khu vực lân cận Abbad.

    Phát ngôn viên quân nổi dậy có tên là Mohammed cho hay: “Chúng tôi nghĩ rằng việc Gaddafi rút quân là một tín hiệu cho thấy họ sắp tăng cường bắn pháo. Chúng tôi cho rằng ông ta sẽ phá hủy thành phố từ một khoảng cách”.

    Mohammed cũng kêu gọi NATO tăng cường không kích.

    “Chúng tôi đã đạt được thành công lớn, nhưng NATO cần làm nhiều hơn thế”, ông nói.
  9. hgbinh

    hgbinh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/02/2011
    Bài viết:
    745
    Đã được thích:
    1
    bạn chưa qua Mỹ ở bao giờ nên tốt nhất là xem xét lại câu đó, UNICEF xếp Mỹ đứng hàng chót trong số 21 nước công nghiệp trong vấn đề phúc lợi trẻ em đấy, tỉ lệ người nghèo lên tới 10%, chưa tính số lượng đông đảo người vô gia cư ko có "CMND", tỉ lệ thất nghiệp là gần 9%, tính ra thì quân dự bị và quân theo quân dịch thì là 3tr người, chiếm hơn 9% tỉ lệ người nghèo, và gần 11% tỉ lệ người thất nghiệp, người vô gia cư thì ko nói làm gì. So với dân só cả nước còn ko được 1% nữa chứ tình nguyện cái nỗi gì.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    hất cẳng ra khỏi châu Âu thì có quyền tàn sát, giết chóc, cướp đất từ mấy nghìn năm định cư của người da đỏ, người Mexico à. Bản chất của tụi hất cẳng như thế nào thì cái cụi con cháu bị hất cẳng tính nó cũng chả khác xa.
  10. hobaochomeo

    hobaochomeo Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/02/2011
    Bài viết:
    833
    Đã được thích:
    2
    Ừ thì mãi mới có 1 cái ảnh gái xinh.
    Tớ thắc mắc là sao trời thì nắng, địa hình kô phải núi cao mà sao người ta mặc như mùa đông ở mình vậy nhỉ.
    Nắng trang trang thế mà da nó đâu có đen xì. Mình ở nắng như thế chắc đen như dân vác gạch luôn.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này