1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến sự Libya, Diễn biến, kết quả và hệ luỵ (Phần 2) THÔNG BÁO MỚI TRANG 119

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi unvietnamien, 21/03/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Javelin

    Javelin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/10/2010
    Bài viết:
    1.338
    Đã được thích:
    138
    La-To cung cấp vũ khí cho quân Rebel tại Misrata :

    [​IMG]
    MILAN của Phớp
    [​IMG]

    [​IMG]

    FN F2000 + 40mm grenade launcher
  2. nhihong_1991

    nhihong_1991 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/12/2010
    Bài viết:
    345
    Đã được thích:
    50
    Bác hitqualieu ơi! Em cũng là dân ngu ku đen như bác,em cũng không hiểu như bác ! nhưng cho em ví dụ nhé:Em lấy vợ, thì đêm động phòng em không xxx thì chẳng lẽ nhìn nhau cười à? Sự thật LYBY có dầu là không chối cãi,thế đánh LYBY không vì dầu chẳng lẽ vì DÂN CHỦ chắc?
  3. lamxunghn

    lamxunghn Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    35
    Không ai đi ăn cướp lại phơi cái mặt mình ra cho thiên hạ người ta nhìn thấy, Mỹ và đồng bọn anh, pháp, các bộ xậu kền kền, cáo, sói như hàn, nhật, ý.. chia phần nhau ở các mỏ dầu Irac bằng nhiều mánh khóe kinh tế thông qua các công ty vệ tinh để tham gia đấu thầu công khai để khai thác các mỏ dầu ở Irac, đấu thầu đấy chỉ là về mặt hình thức để che mắt quốc tế thôi, còn thực chất nó thì đã chia nhau xong xuôi hết rồi " điều này bạn phải làm kinh tế mới hiểu được". Mặt khác thằng mỹ nó vào Irac nó quây một vùng đất to nhất, rộng nhất, đẹp nhất ở giữa thủ đô Irac gọi là vùng xanh nó xây hàng rào bảo vệ kiên cố như cái lô cốt nó cho lính của nó năm ở đấy, tương tự như nó xây căn cứ quân sự ở đất nhật ý, để hợp thức hóa và để cho dân bản địa khỏi ghét, nó trả cho chính phủ bù nhìn 1 ít tiền gọi là tiền thuê đất... bạn sẽ thấy thế nào khi trong khu đất nhà cậu có cái lều của thằng hàng xóm nó nằm trong đấy nó bật phim XXX lên nó xem, chưa kể câu " ko có gì quí hơn độc lập tự do", chính vì điều này mà chính phủ nhật trả rất rất nhiều tiền mà Mỹ nó ko thèm dẹp mấy cái lều ở nước nhật đấy. Tóm lại là bạn nên nhớ lấy một câu đơn giản, dễ hiểu " Ko ai giúp đỡ ai ko công bao giờ cả nó đều có âm mưu hết, trừ bố mẹ và người thân".
  4. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Đọc diễn văn tại Cincinati, tiểu bang Ohio ngày 7/10/2002 tổng thống George W. Bush đã không có một chữ, hay một sự ám chỉ xa gần nào đến kho dầu hỏa của Iraq. Ông chỉ nói đến sự nguy hiểm trước mắt nếu Hoa Kỳ không dám hành động. Không hành động thì nhân dân Hoa Kỳ phải sống trong chờ đợi và sợ hãi, và đó là điều nhân dân Hoa Kỳ không thể chấp nhận. Nhưng không nói đến dầu hỏa không có nghĩa vấn đề dầu hỏa không quan trọng trong tiến trình suy nghĩ của tổng thống Bush và của các nhà chiến lược tại tòa Bạch Ốc.


    Tám năm sau, trong bài phát biểu tối 31/8/2010, Tổng thống Obama cũng không lời nào nhắc đến dầu của Iraq, ông chỉ giải thích cho người dân Mỹ các thành tích mà Mỹ đã đạt được tại Iraq kể từ năm 2003, nhấn mạnh đến cam kết liên tục đối với sự ổn định của Iraq, và tuyên dương các hy sinh của các thành viên quân đội Mỹ. Sau khi ca ngợi sứ mạng chiến đấu của quân Mỹ ở Iraq, Tổng thống Mỹ cho rằng “nhiệm vụ khẩn cấp nhất” của người dân Mỹ giờ đây là “khôi phục nền kinh tế” Mỹ. Ông khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ chính phủ và nhân dân Iraq. Và chủ nhân ông của giải Nobel Hoà bình hai năm trước, Tổng thống Mỹ Barack Obama, ngay từ đầu đã là người đóng vai trò mang tính quyết định đối với cuộc chiến chống Libya . Chỉ hai tháng sau khi nhận giải thưởng Nobel Hoà bình, ông chủ Nhà Trắng đã đẩy mạnh cuộc chiến Afghanistan bằng cách tăng thêm 30.000 quân đến đây.

    Trong cuộc chiến này, chỉ có các nhà thầu quốc phòng, xây dựng, các công ty dầu khí Mỹ như Blackwater (đã đổi tên thành Xe Services) - nhận nhiệm vụ đảm bảo an ninh cho tất cả nhân viên Bộ Ngoại giao Mỹ tại Iraq, hay Công ty Dầu khí Halliburton là hưởng lợi lớn.
    Trữ lượng dầu mỏ của Iraq đứng vào hàng thứ hai trên thế giới (sau Ảrập Xêút), trong năm 2001, gần 80% lượng dầu nhẹ Basra và khoảng 30% dầu Kirkuk đã tới Mỹ thông qua những đại gia nhập khẩu như ExxonMobil, Chevron, Citgo, BP, Marathon, Coastal, Valero, Koch và Premcor.
    11 tháng đầu năm 2002, Mỹ nhập khẩu trung bình 449.000 thùng/ngày từ Iraq, tháng 12/2002 là 910.000 thùng/ngày, tháng 1/2003, ước tính có tới 1,2 triệu thùng dầu/ngày của Iraq tới Mỹ, còn tới châu Âu chỉ là 430.000 thùng/ngày và châu Á là 140.000 thùng/ngày.
    Các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ dù chẳng lời nào nhắc tới dầu, nhưng có thể thấy rõ là chỉ 1 năm sau khi "giải phóng" Iraq, lượng dầu đổ vào Mỹ từ Iraq tăng vọt, Libya cũng sẽ như vậy. Tuy nhiên, những người quan trọng khác trong chính giới Hoa Kỳ thì không ngại nhắc đến dầu mỏ. Thời gian gần đây, cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Alan Greenspan và Thượng nghị sỹ John McCain cũng đã phải nhiều lần phải thừa nhận, cuộc chiến Iraq đúng là liên quan đến dầu lửa. Ông Alan Greenspan đã viết trong hồi ký của mình theo cách “không hay lắm trên phương diện chính trị” là “cuộc chiến Iraq chủ yếu liên quan đến dầu lửa”. Còn ứng cử viên tổng thống của **** C.ộng Hòa McCain thì cũng đã nêu rõ trong đường lối tranh cử của mình: “Sẽ xóa sổ sự phụ thuộc của chúng ta vào dầu mỏ từ Trung Đông” “khiến nước Mỹ không phải tiếp tục đưa những người trẻ tuổi sang mặt trận Trung Đông khốc liệt”.

    Thực chất cuộc chiến Iraq có liên quan đến rất nhiều vấn đề: vũ khí huỷ diệt hàng loạt, tái thiết Iraq, dân chủ, nhân quyền, chủ nghĩa ********, Israel và khát vọng phô trương sức mạnh của nước Mỹ. Tuy nhiên, dầu mỏ là một phần không thể thiếu trong nhóm động cơ đó. Các văn bản của Hoa Kỳ hay nhắc đến Vùng Vịnh như là “khu vực trọng yếu mang tính chiến lược” mà “tính chiến lược” này thực chất ám chỉ khu vực cung cấp 2/3 trữ lượng dầu đã khai thác cho toàn thế giới.
    Từ năm 1945, do các công ty dầu mỏ của Mỹ thống lĩnh thị trường năng lượng, đồng USD với tiêu chuẩn định giá dầu mỏ đã trở thành thông lệ quốc tế. Do đó, với việc giá dầu quốc tế đột nhiên tăng mạnh cũng đồng nghĩa với việc lượng nhu cầu đồng USD dùng để thu mua dầu mỏ cũng đã tăng theo. Để hành động, họ đã quyết định sử dụng vũ khí quyền lực tối cao để khống chế dòng chảy dầu mỏ của thế giới.
    Nguồn năng lượng đã làm nên cuộc Cách mạng Công nghiệp ở Anh hồi thế kỷ 18 là than đá. Trong các nhiên liệu hóa thạch, than đá là thứ phổ biến nhất trên Trái đất, nhưng nó cũng là nguồn gây ô nhiễm nhất. Vì vậy, khi dầu thô được phát hiện đầu tiên ở Đông Pennsylvania (Mỹ) năm 1850, hàng loạt ứng dụng xăng dầu đã ra đời và có vị trí ở Mỹ.

    Sau đó, những trữ lượng dầu lớn hơn lại được phát hiện ở Cận Đông, đầu tiên là ở Iraq, vào đầu thế kỷ 20, và ở Saudi Arabia trong những năm 1930. Sự hợp tác chặt chẽ đã được tăng cường giữa Saudi Arabia, nhà sản xuất dầu chủ yếu và Mỹ, nước tiêu thụ dầu nhiều nhất. Chính sự giàu có về dầu đã tiếp nhiên liệu cho các nỗ lực chiến tranh của Mỹ và đồng minh trong Thế chiến II. Những đường ống dẫn dầu được mở rộng khắp nước Mỹ trong chiến tranh để bảo vệ những nguồn cung dầu khỏi mối đe dọa từ tàu ngầm Đức. Đến cuối chiến tranh, dầu đã thay thế than trở thành nguồn năng lượng của nền kinh tế Mỹ.

    Để tránh rớt giá dầu quá nhiều, một số quốc gia sản xuất dầu mỏ, nhất là những nước nằm ở vùng Cận Đông, đã thành lập nhóm gọi là các nước sản xuất và xuất khẩu dầu (OPEC). Khi ngành công nghiệp dầu khí phát triển, một số lượng lớn các công ty dầu khí “độc lập” được thành lập, dẫn tới ngày càng khó hạn chế sản xuất và kiểm soát giá cả.

    Năm 1964, một yếu tố nữa của sự bất ổn đã được tạo ra do việc phát hiện ra một trữ lượng dầu lớn ở Libya. Mỏ dầu này nằm gần bề mặt, nên chi phí khai thác rẻ. Chất lượng dầu lại cao và thân thiện môi trường. Mỏ dầu lại nằm gần thị trường châu Âu và miền Đông Bắc nước Mỹ, những khu vực tiêu thụ dầu lớn, nên đe dọa tính cạnh tranh của các công ty dầu mỏ lớn. Hơn nữa, tình hình Libya thay đổi khi một nhà lãnh đạo mới lên nắm quyền. Muammar Gaddafi không tiếp tục duy trì những quy tắc cũ vốn được xác lập giữa chính phủ các nước sản xuất dầu và các công ty dầu mỏ lớn. Gaddafi đã quốc hữu hoá phần lớn các cơ sở sản xuất dầu mỏ ở Libya và nắm quyền kiểm soát giá cả từ các công ty dầu khí ở đó, khẳng định quyền kiểm soát nguồn dự trữ dầu quốc gia mình.

    Năm 1970, Mỹ, quốc gia vốn tăng tỷ lệ tiêu thụ dầu ổn định khi nền kinh tế phát triển, lần đầu tiên không thể sản xuất dầu kịp với tốc độ tiêu thụ. Kể từ lúc đó, Mỹ đã trở thành một nước nhập khẩu dầu. Phụ thuộc vào thị trường dầu quốc tế cũng có nghĩa là Mỹ không còn có thể xuất khẩu dầu để ổn định giá.

    Cuộc khủng hoảng dầu lửa bắt nguồn từ cuộc chiến tranh Ai Cập - Israel cuối năm 1973 chỉ trong mấy tháng đã “cuốn sạch” một nửa bán cầu rộng lớn. Tuy nhiên, điều mà ít người biết là sự bùng nổ cuộc khủng hoảng này trên thực tế là hậu quả của các hãng dầu lớn và các nhà đầu cơ tài chính của Anh và Mỹ đã nhúng tay vào dưới sự ủng hộ của chính phủ.

    Chinanews đã từng đăng bài của một học giả chính trị người Đức, tác giả đã dùng lịch sử khoa học thực tế để phân tích, vén bức màn bí mật về việc các nước phương Tây (chủ yếu là Anh, Mỹ) sử dụng vũ khí dầu mỏ để tạo dựng sự bá quyền toàn cầu. Theo đó, tháng 5/1973, 84 chính trị gia và nhà tài chính hàng đầu thế giới đã tề tựu tại đảo Baden (Thụy Điển) nhằm thao túng dòng chảy đô-la dầu mỏ sắp xảy ra.

    Có điều, chưa kịp thu lợi từ các nước OPEC như dự định, chiến tranh Ai Cập - Israel nổ ra ngày 6/10/1973 đã để lại hậu quả khôn lường. Vì hỗ trợ Israel quá mạnh, nên từ ngày 17/10/1973, các nước OPEC cùng với Ai Cập và Syria quyết định ngừng xuất khẩu dầu mỏ sang các nước ủng hộ Israel. Sự kiện này đã khiến giá dầu thế giới tăng cao đột ngột và gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế 1973-1975 có quy mô toàn cầu.

    Dầu cũng là “động cơ ngầm” để liên quân do Mỹ lãnh đạo can thiệp quân sự vào Iraq và Kuwait, những nước có trữ lượng dầu lớn ở Trung Đông, mặc dù lý do chính thức được đưa ra là để giải phóng Kuwait khỏi sự xâm lược của Iraq (1990) hay tấn công Iraq (2003) vì nước này có vũ khí hạt nhân...

    Cuộc tấn công quân sự của Mỹ và phương Tây vào Libya hiện nay, dư luận thế giới đặt câu hỏi tại sao mục tiêu lại là Libya? Các quốc gia phương Tây, đứng đầu là Pháp, lý luận ngay rằng Tổng thống Gaddafi đã hoặc đang dùng mọi biện pháp đàn áp các cuộc nổi dậy chống lại chế độ độc tài hơn 40 năm qua. Tuy nhiên, theo giới quan sát quốc tế, thế giới đang chứng kiến sự khởi đầu của cuộc xâm lược, chiếm đóng mỏ dầu thô ở vị trí chiến lược của Libya. Libya đang trở thành Iraq thứ hai.

    Trên lục địa Bắc Phi, cuộc nổi loạn và sự trả thù các phiến quân nổi loạn ở Somalia là một ví dụ tồi tệ nhất. Somalia là một chính quyền hỗn loạn, tan rã và thất bại. Nước này không có chính phủ ổn định kể từ năm 1991. Các quốc gia phương Tây không can thiệp cứu lấy cuộc sống của thường dân vì Somalia không có dầu thô. Rồi cuộc thảm sát ở Rwanda năm 1994 khiến gần 1 triệu người thiệt mạng. Lòng căm thù và sự xung đột sắc tộc giữa người Hutu và người Tutsi gây ra tội ác diệt chủng kinh hoàng. Các quốc gia phương Tây khoanh tay đứng nhìn bất chấp sự hiện diện của quân LHQ! Hay như Cộng đồng Kinh tế Tây Phi phải chi hàng tỷ USD vào việc giữ gìn hòa bình và ổn định cho Liberia và Sierra Leone, nhưng không hề có gợi ý can thiệp quân sự để bảo vệ tính mạng cho thường dân vô tội ở đây. Phải chăng những nước này không giống Libya và Iraq: không có dầu mỏ?

    Các nhà phân tích chính trị trên PressTV nhận định động cơ chính đứng sau cuộc tấn công của phương Tây là trữ lượng dầu mỏ phong phú tại quốc gia Bắc Phi này. Báo chí quốc tế những ngày này cũng cho rằng cuộc chiến sặc mùi “dầu”. Chẳng hạn, tờ PC Latest news bình luận, lý do thực sự cho hành động quân sự của Mỹ ở Libya cũng tương tự như ở Iraq và Afghanistan. Đó là dầu mỏ. Cuộc tấn công thứ nhất của Mỹ vào Afghanistan là để kiểm soát hệ thống đường ống dẫn khí đốt tự nhiên từ Turkmenistan qua Afghanistan tới Pakistan và Ấn Độ. Cuộc chiến tranh thứ hai - Mỹ đánh Iraq là để kiểm soát các trữ lượng dầu của Iraq. Và cuộc tấn công lần này vào Libya nhằm kiểm soát nguồn dầu mỏ lớn nhất ở châu Phi và lớn thứ chín trên thế giới.

    Còn theo báo Assabah, cuộc can thiệp quân sự lớn nhất của phương Tây tại thế giới Ảrập kể từ năm 2003 “làm dấy lên nhiều lo lắng và khiến ký ức về những gì xảy ra tại Iraq trở lại”. Tờ báo bình luận: “Không còn nghi ngờ gì nữa, các lợi ích vật chất là động lực chính cho sự can thiệp quân sự này và nó bắt đầu từ dầu mỏ”. Tại Algeria, tờ báo bán chạy hàng đầu El Khabar đăng bài bình luận trang nhất tiêu đề “Khi dầu trộn lẫn với máu người Libya”. Tờ báo khẳng định “sự bất đồng quốc tế - về việc can thiệp quân sự - là kết quả của một cuộc chạy đua giành mỏ dầu Libya”.

    Mạnh mẽ hơn, với phần lớn lãnh thổ chưa được thăm dò và như thế Libya có thể có nguồn tài nguyên dầu nhiều hơn nữa. Mà chỉ cần nguồn tài nguyên dầu thô có giá trị cao (tức là dầu thô ngọt) và vị trí địa lý chiến lược của Libya chắc chắn đã là động lực cho một cuộc tranh cướp tài nguyên mới giữa các nước phương Tây trên lục địa châu Phi và khu vực Trung Đông... Không bàn đến Saddam Hussein hay Muammar Gaddafi có vô tội hay không, song cuộc tấn công này không phải vì người dân Libya. Họ đang cố gắng kiểm soát nguồn tài nguyên quan trọng trên thế giới.

    Tổng hợp từ nhiều nguồn.
  5. hitqualieu

    hitqualieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2011
    Bài viết:
    326
    Đã được thích:
    0
    NẾu là thông qua đấu thầu khai thác dầu mỏ thì cũng ko thể gọi là ăn cướp dầu đc, còn đấu thầu có minh bạch hay ko thì ai cũng hiểu, nước nào cũng vậy, việt nam còn thế huống chi nó... Nói chung dù khai thác dầu thế nào đi nữa thì dầu đó vẫn thuộc sự quản lý của dân nước đó, mạng lại lợi ích cho cả đôi bên. Cũng như tây nó khai thác dầu của việt nam thì sẽ có lợi cho cả hai bên, chẳng lẽ bảo tây nó bú dầu của mình ah.
    Mà em tin dân LIby ko đến nỗi ngu để cho bọn nato nó bú dầu đâu, cái gì cũng phải đc lợi cho nó đã, nếu ko thì Ả rập xê út đã ko để cho mấy thằng tây nó khai thác dầu của nó đâu.
  6. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    À mà bác SSX đâu rồi, vào làm lại bài Mẽo giữ tiền bán dầu của Một Rắc cái nào bác ơi.
    [​IMG]

    25. 25. 04. 04. 2011. 2011th 23:27h | Vestionline
    Lavrov: Hãy cẩn thận về Libya, nhớ lại Serbia

    Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm nay bày tỏ hy vọng rằng việc thực hiện nghị quyết của LHQ về Libya không được vượt quá chức năng, cho rằng tương tự với Serbia vào năm 1999. vũ lực đã được sử dụng đơn phương mà không có sự chấp thuận của cộng đồng quốc tế.

    "Hãy nhớ rằng vũ lực đơn phương chống lại Belgrade đã không được phép của cộng đồng quốc tế, đánh bom các khu vực dân sự. Truyền hình cũng bị đánh bom, và điều này được giải thích bởi thực tế là công tác tuyên truyền chiến tranh phát sóng trên truyền hình trên khắp thế giới", ông Lavrov nói, "Tôi hy vọng rằng tất cả những người làm việc trong việc thực hiện Nghị quyết (UN - Libya) sẽ không vượt quá các nhiệm vụ.".

    Lavrov cho biết Nga việc các nước phương Tây và NATO đứng về phía các phiến quân Libya là một "ý đồ nguy hiểm." [​IMG]

    Ông nói rằng việc thực hiện các vùng cấm bay ở Libya không bao gồm các cuộc không kích vào lục địa ở đất nước này, cũng như lựa chọn các năng lực dân sự để thực hiện các cuộc tấn công vào chúng, và rằng nhà nước báo cáo rằng chỉ tiêu chỉ là những năng lực, bao gồm cả thông tin liên lạc .


    [​IMG]
  7. saruman

    saruman Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    1.684
    Đã được thích:
    140
    Khổ, các bác để ý ngày lập nick giùm. Lại là clone giả ngô giả ngọng của tay nào đó thôi:))
  8. hitqualieu

    hitqualieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2011
    Bài viết:
    326
    Đã được thích:
    0
    Nói toẹt là em mới gia nhập, đang đọc đến trang 316, còn hơn 100 trang nữa. nhưng muốn tham gia tranh luận cho vui, bác ko tập trung vào nội dung vấn đề em nói mà lại nhằm vào cái nick mới đc lập để bôi bác là kẻ khác giả dạng. Thử hỏi bác có bằng chứng nói em là thằng nào ko, chẳng lẽ cái thằng mới gia nhập thì ko đc quyền nói, phải ngồi im chắc. Nếu bác có phản bác em thì cứ phản bác nội dung em nói, việc gì phản bác nick vô danh mới lập làm gì, làm thế thiên hạ nghĩ bác thế nào.
  9. saruman

    saruman Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    1.684
    Đã được thích:
    140
    Các bác thấy quen chưa?[:P]
  10. yukiter1408

    yukiter1408 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/11/2010
    Bài viết:
    2.203
    Đã được thích:
    3
    Chả dân nào ngu cả, nhưng làm gì được nhau nào, 1 bên là súng ống và đại bác, 1 bên là cái miệng khô khốc và cái bụng rỗng tuếch, bên nào ăn bên nào ? :))
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này