1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến sự Libya, Diễn biến, kết quả và hệ luỵ (Phần 2) THÔNG BÁO MỚI TRANG 119

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi unvietnamien, 21/03/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. foxbat

    foxbat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/10/2007
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    72
    nhất trí với bác. đây là 1 hành động tinh vi và hoàn toàn phục vụ mục đích và quyền lợi của Mỹ và phương tây, đừng mơ tưởng đến việc họ sẽ làm gì đó vô tư và trong sáng, nếu thực sự vô tư và trong sáng thì SOMALI phải là nước đầu tiên được Mỹ và những nước chuyên đi phán xét nhân quyền của những nước khác nhảy vào cứu giúp và giải phóng.

    vậy thì em thua bác rồi, em hỏi tuổi bác vì em thấy chất hành văn và tư duy về đạo đức + giáo dục của bác giống với tụi teen cấp 2 cấp 3 quá. tụi ấy là chúa hay tạo xì căng đan để chứng tỏ mình đã lớn và chứng tỏ mình nguy hiểm hơn những đứa khác. rất tiếc là khả năng bác bị mod cho leo cây là hơi bị cao với cách ăn nói trịnh thượng.



    Libya liệu có trở thành Iraq thứ hai?


    (24h) - Có quá nhiều sự tương đồng giữa Libya và Iraq. Cảnh vật khô cằn và bánh kếp đều mỏng. Nhà cửa tựa kiểu khổ hạnh Xpac-tơ và nhuốm mầu nâu xám. Vì lịch sử bị trừng phạt, và tính thất thường của giới lãnh đạo, người Libya và Iraq giống nhau ở chỗ đều hưởng lợi rất ít từ nguồn dầu mỏ dồi dào của đất nước. Cả hai đều gánh cảnh bị "bỏ quên".
    Hội đồng bảo an LHQ đã thông qua Nghị quyết 1973 áp đặt vùng cấm bay và cho phép thực thi các biện pháp cần thiết bảo vệ thường dân. Ở Libya, điều đó đồng nghĩa với việc không kích vào lực lượng trên bộ của Đại tá Muammar Gaddafi nếu họ tiếp tục bắn phá các thành phố. Ngoài ra, đoàn tàu chiến của Libya cũng sẽ là mục tiêu nếu chúng được sử dụng cho các chiến dịch ném bom dân thường. Người Pháp từng tuyên bố cứng rắn rằng, các cuộc không kích lực lượng Chính phủ Libya sẽ diễn ra trong vài giờ tới. Thủ tướng Anh David Cameron cũng loan báo các máy bay chiến đấu Tornado và Typhoon đang sẵn sàng chờ lệnh hành động ở Libya. Phản ứng trước nghị quyết của LHQ, Chính phủ Libya tuyên bố ngừng bắn và kêu gọi ngừng tất cả các chiến dịch quân sự để tuân thủ bản nghị quyết vốn nhấn mạnh đến điều khoản bảo vệ thường dân. Điều đó có nghĩa thế nào thì vẫn cần phải đánh giá thêm vì cả Anh và Pháp đều muốn thấy hành động của Gaddafi chứ không phải lời nói của ông này. Tuy nhiên, lệnh ngừng bắn trong trừng mực nào đó cũng khiến phương Tây khó lấy cớ để không kích Libya.

    [​IMG]
    Lực lượng đối lập vui mừng trước nghị quyết của LHQ
    Tháng 4/1991, Hội đồng bảo an đã phê chuẩn nghị quyết kêu gọi Iraq chấm dứt các hành động đàn áp dân thường. Mỹ, Anh và Pháp cũng đã áp đặt vùng cấm bay. Lúc đó đã quá muộn đối với những người Shi'ite ở miền Nam, thành trì của cuộc nổi dậy chống chính phủ. Hàng nghìn người đã bị giết dưới họng súng của Chính phủ Iraq, trong khi người Kurd ở miền Bắc vẫn an toàn. Tương tự, quyết định của LHQ quá muộn đối với nhiều người Libya. Các thành phố miền Tây tan tác vì các cuộc phản công của lực lượng Chính phủ. Tuy nhiên, ở miền Đông Libya "dễ thở" hơn. Dù là sự thật hay tưởng tượng thì nỗi sợ hãi phải gánh chịu vũ khí hóa học của người dân miền Đông cũng phần nào được đẩy lùi. Các gia đình miền Đông từng lo sợ về một Halabja thứ hai, thị trấn bị máy bay MiG của Saddam Hussein rải khí độc hồi tháng 3/1988, giờ có thể thở phào. Vùng cấm bay còn có ý nghĩa tạo thế cân bằng trong cuộc xung đột giữa Chính phủ và lực lượng nổi dậy ở Libya. Ở một đất nước rộng gấp 4 lần diện tích Iraq, không lực đóng vai trò then chốt trong ý đồ của lực lượng Chính phủ. Dù đóng quân ở căn cứ Bab al-Aziziya, Gaddafivẫn có chiều sâu chiến lược, chuyển quân và duy trì các đường cung ứng ngang qua xa mạc Sahara, chia rẽ đông và tây. Nhưng, nếu không có sức mạnh trên không, lực lượng trên bộ của Gaddafi cũng bị kéo căng ra chẳng khác gì lực lượng nổi dậy. Trên chiến trường, sức mạnh không quân đã trao cho Gaddafi một lưỡi dao chiến thuật. Bất kể khi nào có giao tranh giữa lực lượng chính phủ và quân nổi dậy, sức mạnh không quân đóng vai trò quyết định. Trên địa hình cằn cỗi, bằng phẳng, quân Chính phủ dễ dàng xác định được các mục tiêu lộ thiên của lực lượng nổi dậy, và thậm chí dễ dàng bị phát hiện khi rút lui. Không kích còn ngăn chặn được những tay súng "nghiệp dư" tái hợp để tung ra đợt phản công mới. Về mặt tâm lý, quyết định áp đặt vùng cấm bay của LHQ (một nghị quyết mà người Kurd ở Iraq chưa từng được hưởng) chính là ân huệ lớn đối với lực lượng nổi dậy ở Libya. Khi quân đội của Gaddafi tiến quân, và cộng đồng quốc tế dường như vẫn còn lung lay, thì nhiều người Libya vốn ủng hộ lực lượng chống đối đã bắt đầu nhụt chí. Ở Benghazi, nhiều doanh nhân từng treo cờ của lực lượng nổi dậy đã phải lặng lẽ hạ cờ. Những người trung thành thuộc ủy ban cách mạng của Đại tá Gaddafi đã xuất hiện trở lại trong các khu vực do quân nổi dậy kiểm soát, yêu cầu cam kết trung thành...Các thủ lĩnh bộ lạc ở miền Trung Libya cũng tỏ vẻ trung lập. Tất cả như thể bức màn sợ hãi của Gaddafi chuẩn bị chụp xuống một lần nữa thì cam kết của cộng đồng quốc tế giúp đẩy nó lên. Nguy hiểm vẫn rình rập ở miền Tây. Gaddafi có thể chưa phản ứng điên cuồng. Trong một lần phỏng vấn, ông ta đe dọa sẽ mạnh tay nếu bị lực lượng bên ngoài tấn công và Tripoli có thể đáp trả bằng các đợt không kích hoặc đánh vào tuyến hàng hải trên Địa Trung hải. Nhưng trường hợp Iraq trước đó lại chứng minh điều ngược lại. Saddam Hussein bị bó buộc bởi các điều khỏa cấm bay và để nguyên đội máy bay chiến đấu trên mặt đất vì không muốn liều mình lôi phương Tây vào sâu hơn xung đột có thể lật đổ chiếc ghế ông đang ngồi. Bản thân vùng cấm bay không thể chấm dứt ngay xung đột hay ngừng hẳn bạo lực. Trên bộ hay trên biển - nhờ được cung cấp thuyền cao tốc từ Italia - quân đội được trang bị tận răng, đào tạo bài bản và trả lương hậu hĩnh của Gaddafi vẫn là một "lưỡi dao sắc nhọn". Họ đã giành quyền kiểm soát ở miền Tây, gần như toàn bộ miền Trung, và từ chiến tuyến Ajdabiya, tới cửa ngõ vào Benghazi, đồng thời tiếp tục phủ bóng đen lên các căn cứ miền đông của lực lượng nổi dậy và nhiều khu vực giàu dầu lửa. Về phần mình, lực lượng nổi dậy nhờ không phải lo nhiều đến các đợt không kích sẽ gia tăng nỗ lực tiến quân về Tripoli. Lệnh áp đặt vùng cấm bay sẽ mở rộng chiến sự trên bộ giữa các khu vực nhiều dầu mỏ và dọc các tuyến trên sa mạc. Nếu không có sự điều đình, Libya trên thực tế đã bị chia cắt giữa miền đông an toàn và miền Tây bão lửa sẽ ngày một rõ nét hơn.
  2. vodinh

    vodinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2011
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    @longbinhhanoi @hitqualieu
    Mềnh chỉ thích hóng tin tức chiến sự thôi nhưng các bác "tranh luận" hăng quá nên cũng góp thêm vài ý hiểu như thế này:
    Cuộc chiến I rắc hay Li bi do Mỹ và Na tô phát động mục đích chính là lật đổ và dựng nên 1 chế độ thân Mỹ và Natô (hoặc là tay sai cũng thế). Mỹ và Na tô sẽ có được rất nhiều lợi ích kinh tế:
    1. Các hãng của Mỹ và Natô sẽ được độc quyền khai thác dầu mỏ tại nơi đó, đố những thằng như Nga và Tàu giám bén bảng. Khai thách 1 cách triệt để không hạn chế về số lượng và với 1 chính phủ do Mỹ và Natô hậu thuẫn dựng nên cũng khó mà đủ năng lực để kiểm soát số lượng dc khai thác và nếu có biết thì cũng ko giám to mồm.
    2. Ngoài mặt thì vẫn ăn chia theo tỉ lệ rất công bằng. Nhưng tỷ lệ dc chia đó lại phải dc đầu tư để phục hồi lại cơ sở hạ tầng đổ nát do chính bom đạn của Mỹ và Natô. Mà những công ty trúng thầu cũng lại 100% là của Mỹ và Natô. Không những thế đất nước đó lại cũng trở thành thị trường tiêu thụ sản phẩm của Mỹ và Natô...
    3. Mỹ và Natô chiếm dc lợi thế trong cạnh tranh và điều khiển dc nền kinh tế thế giới và nhiều nước sẽ phải phụ thuộc, phục tùng họ hơn bởi vì họ có trong tay nguồn cung ứng dầu nhiều hơn, họ có thể điều chỉnh thị trường dầu mỏ theo hướng có lợi cho họ hằng ngừng cung cấp cho 1 nước nào đó nếu ko tuân thủ luật chơi của họ...
    KL: Đây cũng có thể gọi là "Thực dân kiểu mới" hay với tên gọi khác nghe sang hơn, ví von hơn, đi sâu vào lòng ng` hơn đó là "Chiêu bài Dân chủ"
  3. foxbat

    foxbat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/10/2007
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    72
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    1:em đảm bảo là chính phủ sẽ " không biết" hoặc biết nhưng sẽ quay mặt đi chỗ khác giống như xxx giao thông nhìn thấy mấy cậu công tử ấm đi xe PS SH ko đội mũ ấy mờ. bác cứ yên tâm mà khai thác nhé. thèng rebel nào mà ý kiến ( đây là em đặt ra giả thiết cuộc chiến này rebel thắng) thì bác cứ bảo em, em đuổi cổ nó rồi thay thằng khác lên ngay, bác cứ yên tâm rằng em nuôi được thì em cũng thịt được thôi, con nào ngoan biết trông nhà em để, con nào hư hay cắn càn ăn vụng em thịt ráo =))
    2: dĩ nhiên, tái thiết hay xây xướng gì đi nữa thì cũng là lấy cái nọ nuôi cái kia thôi, mỡ nó rán nó thôi mà bác
    3: cung cấp nguồn tài nguyên dầu mỏ chuyển về nước , nơi đang khan hiếm. dĩ nhiên dại gì mà bán cho mấy ông tướng Nga ngố hay Tàu khựa với giá ưu đãi. dại gì không để công ty nước mình, người dân nước mình có thêm công ăn việc làm và thu nhập.
  4. ngochai12a2

    ngochai12a2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2008
    Bài viết:
    1.861
    Đã được thích:
    906

    Đồng chí này không hiểu hay cố tình không hiểu . Cái chính phủ ấy do ai dựng lên . Nato nó dựng lên thì dám chông nó ah . Biết hay không biết thì cũng thế thôi , cũng mắt nhắm mắt mở hết . Lénh phéng nó hạ xuống ngay . Nhẹ thì còn giữ đc cái mạng , nặng thì cái mạng cũng chẳng còn. [r23)]

    Còn chính phủ VN do quốc hôi VN chọn ra . Quốc hôi VN thì do nhân dân VN bầu ra . TQ có cái vẹo gì mà ý kiến -" border=0 alt="" src="/images/smilies/67.gif" smilieid="89">
  5. foxbat

    foxbat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/10/2007
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    72
    -------------------

    Libya 27/4: Chính quyền Gaddafi chiếm các cơ sở dầu duyên hải phía Đông
    Cập nhật lúc: 01:36:32 PM, 27/04/2011

    Các cơ sở này có thể tránh được các cuộc không kích của liên quân bởi chúng nằm gần khu tập trung đông dân cư. (Cập nhật giờ VN).


    [​IMG]



    - 12h25’: Tàu chở 80.000 tấn dầu đầu tiên từ miền Đông Libya do phe nổi dậy kiểm soát dự kiến cập cảng Singapore vào ngày mai 28/4.

    - 12h18’: Lực lượng trung thành với nhà lãnh đạo Gaddafi cũng chiếm các cơ sở dầu dọc vùng duyên hải bởi họ biết rằng NATO không thể tấn công các tàu dầu gần nơi tập trung đông dân cư.

    Hoạt động xuất khẩu dầu của Libya đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau các cuộc giao tranh giữa quân chính phủ và phe nổi dậy trong nhiều tuần qua.

    - 7h38’: Tổng thống Mỹ Barack Obama đã yêu cầu chi 25 triệu USD để viện trợ cho phe nổi dậy Libya và bảo vệ dân thường tại đây dưới hình thức các hàng hóa, dịch vụ như: thuốc men, vật tư y tế, trang phục, lương thực, cũng như vũ khí và đạn dược, …

    - 7h16’: Tổng thống Venezuela Hugo Chavez cho biết một phái đoàn của Libya hiện đang có mặt ở nước này để thảo luận “các biện pháp hòa bình” nhằm chấm dứt xung đột ở Libya. Tuy nhiên, phe nổi dậy đã từ chối đề xuất đàm phán này.

    - 1h33’: Hãng tin Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Anh William Hague cho hay, Anh hy vọng trong tuần tới, cộng đồng quốc tế sẽ nhất trí lập ra một quỹ để hỗ trợ phe nổi dậy.

    Theo Linh Chi (DVT.vn)​
  6. foxbat

    foxbat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/10/2007
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    72
    ------------------------------

    bác có vẻ ngây thơ hay giả vờ ngây thơ nhể, ờ thì Nato ko dám dựng lên à, thế nó đang ném bom + tên lửa ầm ầm lên đầu dân libya là để bảo kê cho cái đám quân nhà ông Gahdafi bem hội rebel à? rồi sau này nếu Rebel thắng thì lại cái mớ ấy sẽ được dựng lên làm TRÍNH CHỊ chứ ai vào đây nữa? chả lẽ lại là mấy ông con giai nhà ông Gahdafi trúng cử chắc? chính phủ Iraq+afga hiện tại do ai dựng lên hả bác? nếu thực sự chính phủ của dân bầu thì grandfather mấy cái thằng US soldier có sống lại cũng ko dám lôi con gái nhà người ta ra hiếp rồi giết cả nhà ngang nhiên thế
    rebel ăn xiền nó rồi, nhận bom nhận đạn của nó rồi, nếu thắng nó còn ủng hộ cho lên lãnh đạo nữa cơ, ngoan đi rồi cái gì cũng có, hư ấy hả? nhìn gương ông hoàng mubarak chưa ? dám không nghe mỹ với châu âu à?
    nói chung nếu bác thực sự cố tình nhận định ngây thơ như thế thì em cũng không dám tranh luận với bác nữa, bác hệt bác Rắm Bố, bác Thành Hài, bác Phực râu..... luôn luôn có 1 niềm tin bất diệt không ai có thể lay chuyển được rằng Mỹ và Nato là người hùng, giải cứu loài người khỏi ách đô hộ.. .

    BONUS: DÂN SOMALI ĐANG TRÔNG NGÀY TRÔNG ĐÊM NATO VÀ MỸ ĐẾN GIẢI PHÓNG VÀ TÁI THIẾT ĐẤT NƯỚC ĐẤY Ợ. CÁC BÁC CÓ TIN MỸ VÀ NATO SẼ ĐỂ NGƯỜI DÂN SOMALI ĐƯỢC THỎA LÒNG MONG ƯỚC KHÔNG??? =)) HÃY NHẮN TIN THEO CÚ PHÁP YES hoặc NO rồi gửi đến tổng đài 1900o!oxxx. ĐỪNG QUÊN DỰ ĐOÁN SỐ NGƯỜI CÓ CÙNG CÂU TRẢ LỜI GIỐNG BẠN. CHÚC BẠN MAY MẮN :))
  7. HungSon12C7

    HungSon12C7 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    3.047
    Đã được thích:
    3.910
    [QUOTE
    BONUS: DÂN SOMALI ĐANG TRÔNG NGÀY TRÔNG ĐÊM NATO VÀ MỸ ĐẾN GIẢI PHÓNG VÀ TÁI THIẾT ĐẤT NƯỚC ĐẤY Ợ. CÁC BÁC CÓ TIN MỸ VÀ NATO SẼ ĐỂ NGƯỜI DÂN SOMALI ĐƯỢC THỎA LÒNG MONG ƯỚC KHÔNG??? =)) HÃY NHẮN TIN THEO CÚ PHÁP YES hoặc NO rồi gửi đến tổng đài 1900o!oxxx. ĐỪNG QUÊN DỰ ĐOÁN SỐ NGƯỜI CÓ CÙNG CÂU TRẢ LỜI GIỐNG BẠN. CHÚC BẠN MAY MẮN :))[/QUOTE]
    Mỹ sẽ ko giúp nhân dân SOMALI đâu . Vì để như vậy mới có nhiều cướp biển đi cướp tàu hàng . Biết đâu Mỹ đang có ăn chia với bọn cướp biển này thì sao ? Đang túng bấn và nợ nần như chúa chổm nên dám làm liếu lắm à nhe ! Giống vụ hợp tác làm nông nghiệp bên Afgan :))
  8. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    thực ra cũng chính từ những biến cố đau thương này, các chính thể bất cứ nước nào đều phải tự soi lại cách cai trị quốc gia của mình. Chưa vội nhận xét đến tính chính nghĩa của các bên ( nổi dậy và ủng hộ chính phủ), theo tôi nhà cầm quyền các nước này rõ ràng đã quá chủ quan, sai lầm trong chính sách quản lý thượng tầng xã hội. Việc tạo ra một xã hội thịnh vượng bằng tài nguyên đất nước hơn là phát triển nguồn lực con người đã làm xói mòn đạo lý dân tộc. Tầng lớp trên thì độc đoán, chuyên quyền lũng đoạn. Tầng lớp dưới thì sống thiếu bản lĩnh dựa nhiều vào phúc lợi do nhà nước "bố thí". Đất nước chưa được xem là giàu có nhưng nhập khẩu rất nhiều lao động, điều đó nói lên tính thụ động trong phát triển nội lực rất cao. Việc nổi dậy chống chính phủ tại các nước Bắc Phi theo tôi chưa hẳn bắt nguồn từ động cơ cách mạng tốt đẹp mà là sự đánh đổ kẻ phía trên đã giành phần quá lâu. Có lẽ đây là những cuộc " cách mạng vô hồn, bạc nhược và *********" không hơn không kém.
  9. VPA

    VPA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/04/2011
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    1
  10. littlemanonsmallearth

    littlemanonsmallearth Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/08/2002
    Bài viết:
    638
    Đã được thích:
    168
    Vâng do dân nó bầu ra, và mang danh sách bổ nhiêm chức vụ sang cho anh Sarkozy phê duyệt, có muốn xem bằng chứng không???;))
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này