1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến sự Libya, Diễn biến, kết quả và hệ luỵ (Phần 2) THÔNG BÁO MỚI TRANG 119

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi unvietnamien, 21/03/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. halongbienxanh

    halongbienxanh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    0
    Patrick Baz trả lời phỏng vấn hôm qua 22/3, vài ngày sau khi bức ảnh máy bay rơi ở Libya, do ông chụp, xuất hiện trên mặt báo khắp thế giới. Patrick Baz, 47 tuổi, phụ trách ảnh khu vực Trung Đông của hãng tin Pháp AFP. Ông tới Libya từ cuối tháng Hai. Ông trả lời phỏng vấn qua điện thoại từ thành phố Benghazi, Libya, hiện đang nằm trong tầm kiểm soát của lực lượng nổi dậy và có đa số người dân tỏ thái độ chống đối chính phủ của tổng thống Gaddafi.

    Ông hiện thế nào ?

    Tôi có chút căng thẳng. Nhưng tôi khỏe. Tôi căng thẳng khi ngồi ở bàn làm việc của tôi hơn ở chiến trường.

    Ông đang ở đâu?

    Tôi đang trú trong một khách sạn ở thành phố Benghazi. Khách sạn này hiện chật kín cánh truyền thông. Họ đều đến tối qua, cũng giống như lúc họ rời đi cách đây không lâu. Họ rời đi vì khi đó quân đội của Gaddafi tiến đến quá gần. Bây giờ thì có đủ các loại truyền thông túc trực ở đây, từ phóng viên các tờ báo của Brazil cho tới các nhà báo tự do.

    Tôi chọn khách sạn này vì tầm nhìn. Và vì vị trí. Từ kinh nghiệm của tôi ở các thành phố bị bao vây và kinh nghiệm tác nghiệp chiến trường, tôi sẽ không thể có được những bức ảnh kiểu như bức chiếc máy bay rơi nếu không ở trung tâm thành phố.


    [​IMG]
    Một binh sĩ nổi dậy tại khu vực hiện đang là tiền tuyến ở Ajdabiya. Ảnh: Patrick Baz/AFP.

    Ông vừa đề cập tới bức ảnh chiếc máy bay rơi. Ông có thể cho biết thêm nó đã xảy ra như thế nào?

    Tôi phải cám ơn một nhà thờ hồi giáo nằm sát phòng khách sạn của tôi. Đó là lúc 5 giờ sáng, khi họ gọi mọi người cầu nguyện. Âm thanh đó đã đánh thức tôi.

    Từ ban công, tôi nhìn thấy những đám khói và nhận ra có nguy hiểm. Tôi bắt đầu đập cửa các phòng để đánh thức mọi người. Chúng tôi ở trên tầng 6. Một số nhóm truyền hình Mỹ đã rất khó ngủ vì khác biệt múi giờ.

    Mọi người đều thực sự lo sợ có thể là xe tăng đã đến quá gần. Tôi quay trở lại ban công vì bắt đầu nghe thấy tiếng máy bay. Chúng tôi không biết máy bay của phe nào. Chúng tôi nghe thấy tiếng nó đang đến. Sau đó một phóng viên AFP đang đứng cạnh tôi bắt đầu nhìn lên trời và nói: “Nhìn kìa, một chiếc máy bay phản lực”.

    Tôi hướng máy ảnh về phía chiếc máy bay và nhìn thấy nó trong ống ngắm. Và sau đó, chiếc máy bay gặp sự cố, bắt đầu rơi, xuống dần, xuống dần. Tôi bấm máy liên tục. Và rồi… bùm! Sự việc diễn ra cách khách sạn chỉ vài dãy nhà.


    [​IMG]
    Viên phi công bật ra từ chiếc máy bay đang rơi xuống thành phố Benghazi ngày 19/3. Ảnh:
    Patrick Baz/AFP.

    Hãy tin tôi, khi tôi nhìn lại bức ảnh trên màn hình, hai bàn tay tôi đã run lên. Tim tôi đập nhanh hơn. Tôi nhận ra đây là tấm hình bạn khó có thể chụp lại. Nó được chụp vào đúng thời điểm, đúng khoảnh khắc, với một chiếc ống kính phù hợp. Nếu bạn chụp ảnh theo kiểu ra vẻ nghệ sĩ, bạn sẽ không bao giờ có ống kính cho việc này. Nếu bạn chụp ảnh chiến trường với một chiếc ống kính tiêu cự 35mm và một chiếc 50mm, bạn sẽ không thể có được bức hình đó.

    Lúc đầu biên tập, tôi không nhìn thấy viên phi công bật ra khỏi máy bay. Tôi nhìn đi nhìn lại. Tôi đã chụp khoảng 50 hay 60 bức gì đó, và tôi lần theo từng bức từ lúc máy bay bắt đầu rơi cho đến khi kết thúc. Nó diễn ra trong khoảng 15 đến 20 giây.

    Buổi sáng hôm đó, chúng tôi nói với nhau rằng: “chúng ta đã quá may mắn”. Và đó cũng là lúc tin tức một số đồng nghiệp bặt tín đến. Thật đáng sợ.

    Ông đang làm việc cùng nhiều người khác?

    Tùy thuộc từng ngày.

    Hai hôm trước, khi xe tăng tiến đến quá gần, tất cả chúng tôi đã phải rời đi trên một chiếc xe tải. Tôi đi cùng nhóm của BBC, France24, một số phóng viên tự do và toàn bộ nhóm AFP.

    Chúng tôi dừng lại ở một ngôi làng cách Benghazi khoảng 60km về phía đông. Chúng tôi quyết định qua đêm tại một nông trại. Họ muốn giữ chúng tôi lại. Họ nói: “Các bạn Pháp đang bay trên trời và bảo vệ chúng tôi. Chúng tôi có nhiệm vụ cung cấp nơi trú ẩn và bảo vệ các bạn”. Điều đó thật tốt đẹp.

    Chúng tôi đã ở nông trại qua đêm và sau đó họ đưa chúng tôi quay trở lại Benghazi. Tôi đã lái xe nhiều km đến nỗi cảm giác như tôi đang chu du thiên hà vậy.


    [​IMG]
    Binh sĩ nổi dậy tranh thủ nghỉ ngơi giữa giờ giao tranh với quân đội chính phủ. Ảnh: Patrick Baz/AFP.

    Điều gì là khó khăn nhất khi ông tác nghiệp ở Libya?

    Đó là cố gắng để hiểu những gì đang xảy ra.

    Tôi nghĩ đây là cuộc chiến duy nhất tôi phụ trách mà không hiểu về nó. Những gì đang diễn ra rất, rất, rất kỳ lạ. Tại sao lực lượng nổi dậy không được hỗ trợ? Đâu là lực lượng đặc biệt của đội quân này? Không có một đơn vị nào của lực lượng nổi dậy được tổ chức tử tế cả.

    Hôm nay chúng tôi đã gặp những người nổi dậy. Tôi có thể đảm bảo với bạn rằng nếu một tác giả viết kịch bản của Hollywood cố gắng viết lại những gì xảy ra hôm nay, không ai sẽ tin ông ta. Tôi thực sự ngạc nhiên khi thấy lực lượng nổi dậy quá thiếu tổ chức. Tôi tự hỏi “tại sao bạn làm vậy?”. Họ cố gắng hạ máy bay bằng lựu đạn và bắn xe tăng bằng súng phòng không. Họ không biết làm thế nào để sử dụng súng.

    Tất cả là một mớ hỗn độn.


    [​IMG]
    Một chiến binh nổi dậy bị thương đang được đưa đi cấp cứu. Ảnh: Patrick Baz/AFP.

    Tất cả những điều đó khiến ông gặp nhiều khó khăn hơn?

    Tôi thấy ở Benghazi thực sự thoải mái hơn ở Cairo, Ai Cập. Chúng tôi được người dân ở đây ủng hộ hơn.

    Tôi nghĩ đây là cuộc chiến đầu tiên và duy nhất tôi có thể tự hào nói rằng, tôi là người Pháp. Khi Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết, họ đã vẫy cờ Pháp, hô khẩu hiểu bằng riếng Ả-rập và hát các bài hát cám ơn nước Pháp. Tôi có quốc tịch Li-Băng và quốc tịch Pháp. Tôi không sử dụng đến hộ chiếu Li-Băng ở đây. Họ ôm hôn tôi. Và tôi cứ phải làm như thế này: “Được rồi, được rồi, tôi phải làm việc”.

    Nhưng ở trên đường lại là chuyện khác. Họ có thể yêu cầu bạn dừng chụp ảnh vì bằng cách chụp ảnh, bạn có thể ghi lại vị trí của họ. Họ có vẻ thích lý thuyết âm mưu khi tin rằng cánh truyền thông được Gaddafi trả hàng triệu USD để chỉ vị trí của họ.

    Khoảng cách cũng là một vấn đề. Từ Benghazi tới tiền tuyến khoảng 90 dặm. Chúng tôi đi từ 7 giờ sáng, khi mặt trời mọc, để tới tiền tuyến. Nhưng, xin lỗi, không có tiền tuyến nào cả. Chỉ có đường cao tốc. Bạn không biết tiền tuyến ở đâu. Bạn tiếp tục lái xe. Và rồi bạn sẽ chẳng thấy gì phía trước bởi đây là sa mạc. Chỉ có con đường cao tốc.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov ngày 22/3 nhấn mạnh Nga kêu gọi một lệnh ngừng bắn ngay lập tức tại Libya và tiến hành đàm phán.

    Lời kêu gọi này được ông Serdyukov đưa ra nhân buổi tiếp người đồng cấp Mỹ Robert Gates đang ở thăm Nga.

    Sau cuộc họp kín với ông Gates, ông Serdyukov nói: "Chúng tôi hối thúc các bên làm mọi việc để chấm dứt bạo lực", đồng thời khẳng định Mátxcơva tin rằng nhiều dân thường Libya đã thiệt mạng trong các cuộc không kích của phương Tây.


    Bộ trưởng Serdyukov nhấn mạnh: "Chúng tôi cho rằng con đường ngắn nhất để bảo vệ dân thường là thực hiện ngừng bắn ngay lập tức và khởi động đối thoại."


    Điện Kremli cũng cho biết Tổng thống Nga Dmitry Medvedev ngày 22/3 đã bày tỏ quan ngại với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates về tình trạng sử dụng vũ lực "bừa bãi" của các lực lượng nước ngoài ở Libya. Tổng thống Medvedev khẳng định Nga không có kế hoạch tham gia vào chiến dịch quân sự ở Libya.

    Về phần mình, Bộ trưởng Gates khẳng định hành động quân sự "hùng hậu" tại Libya sẽ giảm bớt trong vài ngày tới và các lực lượng quốc tế đang cố gắng giảm thiểu thương vong đối với thường dân ở Libya.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Những gì đang xảy ra ở Libya khác với mục tiêu áp đặt vùng cấm bay.

    Khi khói lửa của những đợt không kích đầu tiên mà liên quân trút xuống Libya chưa tan, thì câu hỏi liệu những gì đang diễn ra ở Libya có vượt khỏi khuôn khổ cho phép của Nghị quyết 1973 HĐBA LHQ đã lập tức xuất hiện.

    Không phải ngẫu nhiên chỉ chưa đầy một tuần sau khi hối thúc HĐBA LHQ áp đặt “vùng cấm bay” ở Libya, Liên đoàn A-rập (AL) đã tỏ ra hoài nghi với những gì diễn ra trên thực tế. Quy mô không kích cùng những thiệt hại gây ra cho dân thường đã làm ông Mu-xa, Tổng thư ký AL, phải thốt lên: “Những gì đang xảy ra ở Libya khác với mục tiêu áp đặt vùng cấm bay và điều mà chúng tôi muốn là bảo vệ dân thường, chứ không phải ném bom vào các dân thường khác”.

    Có một thực tế không thể phủ nhận là mâu thuẫn nội tại không thể hóa giải giữa các bên đối đầu ở Libya đã dẫn đến đổ máu, buộc thế giới không thể đứng nhìn. Lần đầu tiên trong lịch sử hơn nửa thế kỷ tồn tại, HĐBA LHQ chính thức “bật đèn xanh” cho việc lập “vùng cấm bay” tại một nước có chủ quyền với mục đích là bảo vệ người dân thường khỏi cảnh máu đổ.

    Nhưng cũng không thể phủ nhận một thực tế là sứ mệnh nhân đạo mà HĐBA LHQ thực hiện ở Libya đang có nguy cơ bị diễn giải, thậm chí bị lợi dụng vào tính toán riêng của một số bên tham gia. Giờ đây, dư luận bắt đầu ngờ vực rằng, đằng sau câu chữ “thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ dân thường” nêu trong nghị quyết của 1973 HĐBA LHQ, “vùng cấm bay” đã bị một số nước phương Tây diễn giải đầy ẩn ý nhằm phục vụ tính toán riêng của mình.

    Ba ngày không kích đã cho thấy khái niệm này đã không còn bó hẹp trong nghĩa đen là khu vực mà lực lượng không quân của Libya không được hoạt động để tấn công lực lượng chống chính phủ, mà được diễn giải như một chiến trường rộng lớn nhằm loại bỏ mọi tiềm lực trong tay ông Gaddafi. Dưới lô-gích đó, không ai có thể đoán trước rằng mục tiêu không kích sẽ chỉ dừng ở những sân bay quân sự, trận địa phòng không như hiện nay, hay sẽ mở rộng ra cả các cơ sở kinh tế đang giúp duy trì tiềm lực của ông Gaddafi. Nếu điều đó xảy ra, người dân thường sẽ khó có thể tránh khỏi cảnh “bom rơi, đạn lạc”.

    Chưa dừng lại ở đó, lấy cớ “chính quyền của ông Gaddafi đe dọa người dân Libya nên phải bị ngăn chặn” liên quân đã mở rộng không giới hạn mục tiêu của chiến dịch quân sự “Bình minh Odyssey”, thậm chí cả việc loại bỏ ông Gaddafi. Điều đó giải thích vì sao dinh thự của ông Gaddafi giữa thủ đô Tripoli, nơi được coi như biểu tượng quyền lực, lại được đặt trong vòng ngắm ngay trong đợt không kích đầu tiên của liên quân, bất chấp lúc đó có hàng trăm thường dân tụ tập xung quanh.

    Nhìn lại quá khứ, việc phương Tây muốn loại bỏ ông Gaddafi không phải điều bất ngờ. Có thể nói trong 42 năm cầm quyền của ông Gaddafi, mối quan hệ giữa ông và phương Tây chưa bao giờ bình lặng. Khi những mâu thuẫn, bất ổn và xung đột bùng lên ở Libya, thì những tuyên bố của Mỹ, Anh, Pháp rằng “ông Gaddafi phải ra đi” lập tức xuất hiện với mật độ ngày càng nhiều, thậm chí trở thành yêu cầu tiên quyết với tương lai của Libya.

    Chính vì thế, sứ mệnh nhân đạo dưới sự ủy quyền của HĐBA LHQ đã nhanh chóng bị biến thành cơ hội thuận lợi để một số nước phương Tây thực hiện mục tiêu loại bỏ ông Gaddafi và thay đổi chế độ ở Libya. Đây là điều đáng lo ngại bởi nó hoàn toàn không được đề cập trong nghị quyết HĐBA LHQ. Ngay Ngoại trưởng Italia, nước tham gia liên quân, cũng phải lên tiếng cảnh báo “chiến dịch do LHQ ủy thác ở Libya không được trở thành một cuộc chiến tranh chống lại chế độ Gaddafi”.

    Xét về tiềm lực quân sự, Libya hoàn toàn không phải là đối thủ của liên quân vốn tập hợp những đội quân hùng mạnh nhất thế giới. Bị bóp nghẹt bởi những năm dài cấm vận, quân đội Libya giờ đây được đánh giá còn thua kém ngay cả với nhiều quốc gia láng giềng. Thực tế thì chỉ sau vài đòn không kích dồn dập của liên quân, lực lượng của ông Gaddafi đã tê liệt và nhiệm vụ vô hiệu hóa lực lượng phòng không và không quân Libya coi như đã hoàn tất.

    Thế nhưng, loại bỏ hoặc buộc ông Gaddafi ra đi không phải là điều dễ dàng. Thậm chí ngay cả bây giờ, khi lực lượng của ông Gaddafi đã phải lùi xa cả trăm ki-lô-mét cách thành lũy quan trọng nhất của lực lượng chống chính phủ là thành phố Ben-ga-di, thì phương Tây vẫn đang bối rối trước câu hỏi làm thế nào để loại bỏ ông Gaddafi. Sự bị động khi phải sớm mở chiến dịch không kích nhằm ngăn chặn quân chính phủ Libya đánh chiếm thành lũy Ben-ga-di cùng những toan tính ngầm đã làm cho liên quân bị chia rẽ, thiếu chiến lược tổng thể.

    Nếu quyết theo đuổi mục tiêu loại bỏ ông Gaddafi đến cùng trong bối cảnh không thể triển khai quân bộ bởi sự ràng buộc của nghị quyết HĐBA LHQ, liên quân sẽ phải dựa vào lực lượng chống chính phủ. Như vậy, liên quân sẽ trở thành một bên tham chiến khi cung cấp “chiếc ô” yểm trợ hỏa lực cho lực lượng chống chính phủ chiếm lại các thành phố miền Đông hiện do ông Gaddafi kiểm soát, góp phần vào việc chia cắt thành hai miền Đông - Tây, thậm chí làm bùng lên nội chiến ở Libya với những hậu quả chưa thể lường trước.

    Chính vì thế, toan tính đằng sau chiến dịch “Bình minh Odyssey” có nguy cơ biến sứ mệnh nhân đạo của LHQ thành tác nhân làm bùng lên thảm họa nội chiến ở Libya. Giải pháp cho cuộc khủng hoảng Libya phải bằng con đường hòa bình với mục tiêu đem lại ổn định, bảo đảm toàn vẹn lãnh thổ của Libya, tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân Libya.
  2. xinloiemyeu

    xinloiemyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2011
    Bài viết:
    1.249
    Đã được thích:
    1
    cso cái đỏ đỏ thế sao ở mấy trang trước lại cso ảnh thằng phi công tươi cười bước xuống từ cái máy bay nguyên vẹn nhi?:-??
    hay là máy bay mỹ tốt nên bị đam phi công vẫn sống và máy bay ko bị xước sơn.thế thì Vn đi mua F15 nagy mới đc :-"
  3. thanhhai06

    thanhhai06 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/01/2009
    Bài viết:
    1.135
    Đã được thích:
    0
    Bác nói đúng tim đen thế các bạn không thích đâu. :))=))
    Hôm trước em bảo các bạn có tật giật mình... =))
  4. James_Bond_007.

    James_Bond_007. Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/03/2011
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    4
    Vote 10 điểm, xem như Liên Minh tự do đã thành công 90% khi diệt được con trai Gà Fi, giải cứu quân cách mạng chống độc tài, thiết lập được vùng cấm bay đúng như hiến chương 1973 LHQ được cả thế giới đồng thuận >:D<
  5. James_Bond_007.

    James_Bond_007. Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/03/2011
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    4
    ^ nếu bạn nói được câu đó, tại sao lập 2pic ra lại la làng phản đối nghị quyết của LHQ phản đối chửi bới Mỹ Anh Pháp !!!!

    [​IMG]

    bây giờ ai dám phán bậy dựng cảnh đi :-w
  6. thanhhai06

    thanhhai06 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/01/2009
    Bài viết:
    1.135
    Đã được thích:
    0
    Em đã bảo Liên quân giờ cưỡi lên lưng hổ rồi, đã làm phải làm cho trót, phòng trừ hậu hoạ.
    Nên chú Ga tính mệnh khó toàn, một số option cho chú chọn:
    - sadam hussen
    - Milosevich
    - Xe au se s cu (rumani)
    Chả biết khẩu vị chú thế nào, đành đợi vậy. :))
  7. Ika

    Ika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2011
    Bài viết:
    403
    Đã được thích:
    0
    ha ha... trong này ai thờ nga đâu.... chỉ có những thằng đi nói ng khác là nga nô thôi.................... đâu có ai nói nga là nhất, vũ khí nga là nhất, mà chỉ có những thằng đi hô Mĩ là số 1 , vũ khí Mĩ là nhất là huyền thoại để rồi bị rớt thì bảo là loại thử nghiệm lở cở................... thống kê nhé... topic về máy bay.. có thằng bảo F 15, F22, b2 là thống lĩnh bầu trời, trong khi chẳng ai nói máy bay nga như thế, còn thêm cái vụ máy bay nga đi coppy máy bay Mĩ nữa mới ghê, topic xe tăng, M1 là số 1, leo dóc 60 độ rùi đủ thứ trong khi ko có ai nói xe tăng nga như thế...... topic súng ống M4 là số 1, hiện đại........trong khi Ak cả thế giới thừa nhận
  8. Antichine

    Antichine Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/01/2011
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    3
    Mới xem tivi xong , ở Hàn Quốc có mấy ông dânbiểu tình chống ném bom lybia
  9. Ika

    Ika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2011
    Bài viết:
    403
    Đã được thích:
    0
    có pít là đang nói ai ko............. ha ha.......................=))=))=))=))=))=))
  10. xinloiemyeu

    xinloiemyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2011
    Bài viết:
    1.249
    Đã được thích:
    1
    chúng nó bênh mỹ chằm chặp thì ko sao.ai mà nói lệch 1 tí là Nga nô,Khựa nô.bọn nghẹo toàn thế cháp gì bác.à mà ném ít thôi bác ạ.lỡ may mod đi làm em vs bác lại sang điện lực vì 2 thằng kia mất.ko đáng đâu.kính bác![r2)][r2)]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này