1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến sự Libya, Diễn biến, kết quả và hệ luỵ (Phần 2) THÔNG BÁO MỚI TRANG 119

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi unvietnamien, 21/03/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. conpas

    conpas Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    1.008
    Đã được thích:
    13
    Cụ bệnh quá, ko có tư bẩn thì lấy đâu ra internet cụ chiến. giờ này cụ phải đi sắp hàng mua gạo đấy
  2. halongbienxanh

    halongbienxanh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    0
    tiếp đi các bạn ơi
  3. A_Heroes

    A_Heroes Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/03/2011
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    Thổ Tham Chiến Chế độ Gà fi chết đến nơi rồi :))

    Thổ Nhĩ Kỳ muốn điều chiến hạm tới Libya


    Thổ Nhĩ Kỳ đã đề xuất triển khai các chiến hạm để giúp NATO thực thi lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hợp Quốc đối với Libya, báo chí thế giới dẫn nguồn tin từ NATO ngày 23/3 cho hay.

    Trước đó, hôm 17/3 Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã áp đặt lệnh thiết lập vùng cấm bay đối với Libya và cho phép sử dụng “mọi biện pháp cần thiết” để bảo vệ dân thường tránh các cuộc tấn công của nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi vào các thành phố do lực lượng nổi dậy kiểm soát.

    Theo báo chí quốc tế, Thổ Nhĩ Kỳ đề xuất sẽ triển khai 5 chiến hạm, bao gồm 4 khinh hạm và một tàu phục vụ, cùng với một tàu ngầm để giúp thực thi lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hợp Quốc đối với Libya.

    [​IMG]
    Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ điều chiến hạm tới tham gia phong tỏa Libya.​
    Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ kịch liệt phản đối sự can thiệp quân sự tại Libya. Hiện vẫn chưa có sự xác nhận chính thức của các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ về đề xuất triển khai số tàu chiến này.

    Trong khi đó, các nhà lãnh đạo của Mỹ, Anh và Pháp đã đạt được thoả thuận rằng NATO cần phải giữ vai trò chính trong chiến dịch quân sự tại Libya.

    Vào ngày 22/3, Cao ủy Liên minh châu Âu ông Catherine Ashton phụ trách Chính sách Ngoại giao và An ninh đã xác nhận rằng cuộc thảo luận về vấn đề này vẫn đang tiến hành.

    Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cho biết, NATO đã hoàn thành kế hoạch về vùng cấm bay và việc thực thi lệnh cấm vận vũ khí tại Libya. Đồng thời tất cả các thành viên của liên minh quân sự NATO đã “cam kết thực hiện trách nhiệm của mình theo nghị quyết của Liên Hợp Quốc nhằm chấm dứt tình trạng bạo lực không thể chấp nhận được đối với thường dân Libya.”

    Mỹ đã đơn phương áp đặt các lệnh trừng phạt đối với 14 công ty Libya thuộc sở hữu của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Libya, mà Mỹ cho là “trung tâm của hệ thống dầu khí quốc gia Libya” và là “nguồn cung cấp tài chính chủ yếu cho chế độ Gaddafi.”

    Mới đây, đài truyền hình quốc gia Libya đưa tin có ít nhất 60 thường dân thiệt mạng và hơn 150 người khác bị trọng thương trong các cuộc không kích liên tiếp của lực lượng Liên quân NATO.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Chỉ cho 2 chữ Tự Do ,mà biết bao nhiêu quốc gia dù ko thâm thù với Lybi Gà fi cũng sẵn sàng đánh đổi cả máu của binh sĩ mình ,cho tự do của nhân dân Lybi >:D<
  4. lindaiyu

    lindaiyu Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/12/2010
    Bài viết:
    382
    Đã được thích:
    0
    Một chế độ độc tài tham tàn, đàn áp nhân dân đã bị cả nhân loại tuyên chiến.

    Nhân loại tiến bộ muôn năm [r2)][r2)]

    Có câu thơ rằng :
    Tháng hai Ai Cập sang trang
    Tháng ba Lý bí chắc càng thắng to
    Vì dâm chủ, vì tự do
    Oánh cho Mu cút, đánh cho Ga nhào
    Tiến lên hỡi các anh hào
    Hòa bình dâm chủ - xuân nào vui hơn [r2)]

    =))=))=))=))=))=))=))
  5. MichaelGhost

    MichaelGhost Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    01/03/2011
    Bài viết:
    1.434
    Đã được thích:
    142
    Tội nghiệp nhà ga đa phì... Bị quây chóng cả mặt.... hem biết trụ được bao lâu đây :|
  6. lindaiyu

    lindaiyu Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/12/2010
    Bài viết:
    382
    Đã được thích:
    0
    Thấy Ga hôm trước hô hào " kháng chiến trường kỳ nhất định thắng lợi", chắc cậu định rút vào sa mạc vừa chăn lạc đà vừa chiến đấu thêm vài chục năm nữa :)):))
  7. Ika

    Ika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2011
    Bài viết:
    403
    Đã được thích:
    0
    THẾ GIỚI
    > PHÂN TÍCH
    Thứ sáu, 25/3/2011, 11:09 GMT+7

    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] E-mail [​IMG] Bản In
    Đằng sau sự tham chiến của Mỹ tại Libya

    Mỹ tuyên bố chỉ thực hiện hành động quân sự hạn chế tại Libya và nhanh chóng "buông" quyền chỉ huy chiến dịch là những chiến thuật giúp Washington tránh một cuộc chiến kiểu Iraq hay Afghanistan.
    > Gadhafi không dễ gạt bỏ / Quyết định đánh Libya


    [​IMG]
    Tổng thống Barack Obama đang nói về Libya khi thăm Nam Mỹ. Ảnh: AFP Ngay từ đầu, người đóng vai trò mang tính quyết định đối với chiến dịch Libya không ai khác là Tổng thống Mỹ Barack Obama, chủ nhân của giải Nobel Hoà bình hai năm trước. Chỉ hai tháng sau khi nhận giải thưởng này, ông chủ Nhà Trắng đã đẩy mạnh cuộc chiến Afghanistan bằng cách tăng thêm 30.000 quân đến đây.
    Cuối tuần trước ông lệnh cho quân đội oanh tạc Libya với sự hậu thuẫn của Liên Hợp Quốc trong vai trò chỉ huy liên quân. Tính trên những sự kiện trên thì ông Obama vốn được coi là "yêu hoà bình ghét chiến tranh" lại có nhiều can dự đến xung đột không kém người tiền nhiệm bị chỉ trích là "hiếu chiến" George Bush.
    Tổng thống Obama thông báo với dân Mỹ về việc nhảy vào cuộc chiến Libya hôm 19/3: "Hôm nay tôi đã cho phép quân đội Mỹ bắt đầu hành động quân sự hạn chế ở Libya. Chúng ta sẽ không phái bộ binh đến đây và Mỹ hành động chung với một liên minh". Ông cũng cam kết can thiệp của quân Mỹ tại Libya sẽ chỉ kéo dài "vài ngày chứ không phải vài tuần".
    Trong khi hai cuộc chiến tại Afghanistan và Iraq vẫn chưa giải quyết được dứt điểm, việc Mỹ lại nhảy vào một cuộc xung đột khác cũng liên quan đến một nước Hồi giáo đã khiến người dân nước này "mất hứng". Các cuộc thăm dò dư luận do Gallup và hai kênh truyền hình CBSCNN tiến hành cho thấy rõ điều này.
    Các cuộc thăm dò cho thấy có chưa đến 50% người được hỏi ủng hộ hành động can thiệp vào Libya của ông Obama. Đây là con số khác thường vì khi mở màn một chiến dịch quân sự các tổng thống Mỹ đều nhận được nhiều sự ủng hộ. Ví dụ khi ông Bush khai chiến ở Afghanistan năm 2001, ông nhận được 90% sự ủng hộ của người dân. Thậm chí trong giai đoạn đầu cuộc chiến Iraq năm 2003, ông vẫn nhận được trên 60% ủng hộ.
    Tại sao ông Obama lại không được ủng hộ như người tiền nhiệm Bush khi tham chiến ở Libya? Để trả lời câu hỏi này có thể quay lại chiến dịch tranh cử vào Nhà Trắng năm 2008 của ông với tuyên bố: "Chúng ta cần phải đánh giá tốt hơn khi quyết định cử những người trẻ của mình vào cuộc chiến". Ông nêu ra ba yếu tố quyết định để có thể can dự vào bất cứ cuộc xung đột nào đó là "mối đe doạ cận kề", "bảo vệ các lợi ích của Mỹ" và "có khả năng thành công và lối thoát an toàn".
    Trong khi các cuộc thăm dò cho thấy không có nhiều người bị thuyết phục rằng Libya là mối de doạ cận kề hay "rất quan trọng" đối với lợi ích của Mỹ. Nhiều người cũng bắt đầu lo ngại sự dính líu tới Libya có thể đẩy Mỹ rơi vào cuộc chiến tốn kém khác như ở Iraq. Cuộc không kích Libya cũng sắp tròn một tuần, trong khi ông Obama tuyên bố Mỹ sẽ ngừng tham gia cuộc xung đột này trong vài ngày.
    [​IMG]
    Rơi một chiếc F-15E Strike Eagle xuống Libya hôm 22/3 là tổn thất đầu tiên của Mỹ trong chiến dịch. Ảnh: Airforce Libya khác với Yemen và Bahrain

    Nhà Trắng khẳng định sứ mệnh quân sự ở Libya là rõ ràng, vì nếu không hành động chống đại tá Gadhafi sẽ dẫn đến một cuộc diệt chủng kiểu Rwanda và gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo khiến cả vùng Bắc Phi bất ổn. Nói cách khác Washington tuyên bố can thiệp quân sự vào Libya là nhằm bảo vệ dân thường nước này khỏi các "cuộc tấn công tàn bạo của chế độ Gadhafi".
    Nhưng trên thực tế, không chỉ Libya mà còn có hai nước khác trong làn sóng biểu tình Bắc Phi và Trung Đông cũng xảy ra việc chính quyền cho bắn thẳng vào người chống đối gây thương vong là Yemen và Bahrain. Nhưng rốt cuộc Mỹ chỉ can thiệp quân sự vào Libya, trong khi chỉ phản đối các hành động đàn áp tại Yemen và Bahrain bằng lời nói.
    Cũng không khó hiểu về điều này khi hai nước mà Mỹ "giơ cao đánh khẽ" đều là đồng minh của Washington, trong đó Yemen là đồng minh trong cuộc chiến chống khủng bố, cụ thể là mạng Al-Qaeda. Tình huống này khiến chính quyền Obama thận trọng trong việc gây áp lực đối với Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh.
    Trong khi đó, Bahrain là nơi đặt căn cứ của hạm đội 5 hải quân Mỹ, vốn có nhiệm vụ đảm bảo lưu thông cho vùng Vịnh và Eo biển Hormuz, nơi có 40% các tàu chở dầu của thế giới qua lại. Kể từ khi quân Mỹ rút khỏi Ảrập Xêút, các căn cứ khác của họ trong vùng như tại Bahrain ngày càng trở nên quan trọng.
    Trái ngược với Yemen và Bahrain, Libya từ lâu đã là cái gai đối với Mỹ và phương Tây do chính sách quay lưng đối với họ của chế độ đại tá Muammar Gadhafi. Dù đây là cơ hội "nhổ gai" quý giá, ban đầu Mỹ cũng thận trọng vì lo ngại có thể phải đối mặt với cuộc chiến tranh khác sau Afghanistan và Iraq. Washington chỉ tỏ ra "bạo dạn" hơn sau khi nhận được sự ủng hộ từ các quốc gia Ảrập và các đồng minh châu Âu.
    Nếu lãnh đạo Libya Muammar Gadhafi bị gạt bỏ nhanh theo mong muốn của Mỹ và phương Tây, quyết định can thiệp quân sự của Tổng thống Obama có thể sẽ "kết thúc có hậu" đối với ông. Nhưng nếu ngược lại và quân đội Mỹ phải hứng chịu thương vong, có thể bài học can thiệp vào Somali năm 1993 sẽ lặp lại. Khi đó quân đội Mỹ đã sớm phải cuốn gói khỏi Somali sau khi 18 binh sĩ bị hạ sát chỉ trong một trận đánh.
    Cũng để tránh một kết cục như tại Afghanistan và Iraq khi Mỹ cầm đầu liên quân rồi một mình hứng chịu gánh nặng chiến tranh dai dẳng, ông Obama tuyên bố rằng đây chỉ là hành động quân sự hạn chế của Mỹ. Quan điểm này được hiện thực hoá chỉ vài ngày sau cuộc không kích hôm 19/3, khi Washington tuyên bố trao lại quyền chỉ huy chiến dịch cho NATO để chỉ đóng vai trò hỗ trợ như các đồng minh khác.
    Tuy nhiên, chế độ của đại tá Muammar Gadhafi được dự đoán là không dễ gạt bỏ và điều này sẽ khiến chiến dịch Bình minh Odysse của liên quân do Mỹ, Anh, Pháp đóng vai trò chính sẽ không biết khi nào mới chấm dứt. Do đó, việc Tổng thống Obama "lỡ" tuyên bố sự can thiệp của Mỹ sẽ chấm dứt trong vài ngày có thể sẽ biến sự can thiệp vào Libya thành một canh bạc chính trị đối với ông.
    Đình Nguyễn
  8. HungSon12C7

    HungSon12C7 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    3.047
    Đã được thích:
    3.910
    2 đánh 1 ko chột cũng què đằng này hơn chục thằng vây oánh 1 thằng nhóc thì sao nó chịu nổi . Khổ nỗi những thằng như Nauy chả có ai đụng chạm cũng tham gia oánh hội đồng đúng là hèn . Chứ thử tay bo thằng Nauy chịu thế éo nào nổi anh Gà :))
  9. ltgbau

    ltgbau Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2006
    Bài viết:
    2.127
    Đã được thích:
    93
    Khiếp toàn các chú học hỏi papa Mẽo, thấy địch sắp chết thì thi nhau nhảy vào hấp kiếm phần, gớm thật >:D<
  10. Ika

    Ika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2011
    Bài viết:
    403
    Đã được thích:
    0
    Romani điều quân và khinh hạm tới Libya
    VIT - Ngày 22/3, Tổng thống Romani tuyên bố nước này sẽ đóng góp 207 binh sĩ theo yêu cầu của NATO, nhằm thực thi nghị quyết thiết lập vùng cấm bay của Liên Hợp Quốc uỷ quyền cho NATO tại Libya.
    Các đại sứ của tổ chức quân sự gồm 28 quốc gia đã tổ chức nhóm họp tại Brussels vào ngày thứ Ba (22/3), để quyết định thực hiện kế hoạch triển khai tàu chiến và máy bay của khối thực thi lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hợp Quốc đối với Libya.

    “Liên minh quân sự NATO đã yêu cầu Tham mưu trưởng Hải quân Romani triển khai một khinh hạm và hai sĩ quan,” ông Basescu phát biểu với các phóng viên sau cuộc họp của Hội đồng Quốc phòng Tối cao Romani.

    Theo kế hoạch, khinh hạm Regele Ferdinand (F-221) cùng với 205 binh sĩ hải quân trên tàu và hai sĩ quan từ Bộ Tham mưu Hải quân Romani sẽ sẵn sàng rời đất nước để thực hiện sứ mệnh của mình trong vòng 30 ngày, ông Basescu phát biểu trước báo giới.

    Ông Basescu cũng cho biết Hội đồng Quốc phòng Tối cao Romani đã quyết định triển khai bổ sung 66 quân hiến binh tới Afghanistan để trợ giúp huấn luyện cảnh sát chống bạo động.

    Cùng ngày, Chính phủ Hà Lan đã quyết định triển khai 6 chiếc máy bay tiêm kích F-16, khoảng 200 binh sĩ, một tàu quét lôi và một máy bay tiếp dầu trên không, nhằm tham gia nỗ lực thực thi lệnh cấm vận vũ khí đối với Libya.



    A.T (Theo Antaranews

    chú này cũng hăng hái tham gia....... tất cả chỉ vì dầu mỏ............................
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này