1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến thắng Điện biên và cuộc chiến Việt Pháp

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi datvn, 06/05/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Hôm qua xem VTV, thấy 1 cựu binh ĐBP kể rằng đại đội của ông đi đào chiến hào có 125 người, đến hôm sau trở về chỉ còn 27 người.
  2. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Hồi xưa em có đọc một quyển truyện rất hay và cũng khá chính xác về trận đồi A1 tên là "cao điểm cuối cùng". Rất tiếc em quên tên tác giả rồi và không biết gần đây quyển này có được tái phát hành không, nhưng trong đó nó có kể lại mấy đợt tấn công đầu của ta khi đi một tiểu đoàn, khi chiếm được công sự địch chỉ còn vài chục người !!!
  3. bui2003

    bui2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2003
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    mình có đọc trong sách nói là: giữa tháng 11/1953 quân chủ lực của ta bắt đầu tiến công theo hai hướng Tây Bắc và Trung Lào; cuối tháng 11 Pháp tiến hành cuộc tác chiến Castor.
    Xin hỏi:
    - Đầu não của ta lúc đó nằm ở vùng nào?
    - Tương quan lực lượng vũ trang của hai bên trước trận chiến tháng 5 lịch sử??
    cám ơn các bạn nhiều

    Bui Thanh Hai
  4. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Đầu não lúc đó ở Việt Bắc: Thái Nguyên, Tân Trào.. đây là vùng du kích từ những năm trước 1945 lận, không những có quân ta đông mà dân chúng rất ủng hộ. Phía Tây Bắc thì các bộ tộc thiểu số đôi lúc bị Pháp dụ dỗ mua chuộc. Năm 1947 Pháp đã xông vào Việt Bắc định tóm gọn chính phủ kháng chiến nhưng bị thảm bại! Không thấy chúng tìm cách mò lên Việt Bắc lần nữa!
    Được cavalry sửa chữa / chuyển vào 21:48 ngày 29/02/2004
  5. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Từ năm 1951 thì đầu não đóng ở Đại Từ, Thái Nguyên.
    Tương quan thì hình như có bác nào đã post rồi thì phải, em không tìm thấy, nếu trùng các mod cứ xoá nhé.
    QĐNDVN : 252000 người.
    -6 đại đoàn, 18 trung đoàn, 19 tiểu đoàn bộ binh (127 tiểu đoàn).
    -1 trung đoàn pháo 75mm, 1 trung đoàn pháo 105mm, 8 tiểu đoàn và 4 đại đội khác (có lẽ cối nặng hoặc pháo cỡ 20mm, 25mm).
    - 1 trung đoàn và 2 tiểu đoàn phòng không (có 6 tiểu đoàn 37mm, còn lại là 12,7mm).
    - 16 đại đội cơ giới (khoảng 630 xe).
    Pháp : 445000 người.
    - 267 tiểu đoàn bộ binh.
    - 33 tiểu đoàn pháo binh.
    - 11 trung đoàn, 6 tiểu đoàn và 17 đại đội cơ giới.
    - 605 máy bay.
    - 398 tàu.
  6. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Em bổ sung thêm cho bác chiangshan tí:
    -Ngày 28-8-1949: Đại đoàn bộ binh 308 được thành lập tại Đồn Đu, Đồng Hỷ (nay là Phú Lương), tỉnh Thái Nguyên. Đây là đại đoàn chủ lực cơ động đầu tiên của quân đội ta được mang danh hiệu Quân Tiên Phong.
    -Ngày 10-3-1950: Đại đoàn 304-Đại đoàn Vinh Quang ở Thanh Hóa
    -Ngày 27-12-1950: Đại đoàn 312-Đại đoàn Chiến Thắng ở Phú Thọ
    -Ngày 16-1-1951: Đại đoàn 320-Đại đoàn Đồng Bằng ở Ninh Bình
    -Ngày 1-5-1951: Đại đoàn 316 ở Lạng Sơn
    -Ngày 5-12-1952: Đại đoàn 325 Đại đoàn Bình-Trị-Thiên ở Bình-Trị-Thiên
    -Ngày 27-3-1951: Đại đoàn công pháo 351 ở Tuyên Quang.
    Như vậy chúng có 6 đại đoàn bộ binh: 308, 304, 312, 320, 316, 325.
    Riêng đại đoàn 351 là đại đoàn binh chủng đầu tiên. Gồm có công binh và pháo binh => công pháo.
    Theo biên chế, quân số mỗi đại đoàn bộ binh gồm hơn 9.500 người, có ba trung đoàn bộ binh và các tiểu đoàn công binh, pháo binh, phòng không, thông tin, vận tải và cơ quan trực thuộc. Mỗi đại đoàn tập trung xây dựng 1 đến 2 trung đoàn mạnh. Mỗi trung đoàn mạnh có một tiểu đoàn pháo (4 khẩu 70 hoặc 75 ly), 2 trung đội trinh sát, một trung đội công binh, một đại đội thông tin và một đại đội vận tải. Về binh chủng, Đại đoàn công pháo 351 là đại đoàn binh chủng đầu tiên của quân đội ta, biên chế ba trung đoàn: trung đoàn sơn pháo 675, trung đoàn pháo xe kéo 45, trung đoàn công binh 351, một tiểu đoàn vận tải, một đại đội chỉ huy và các cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần.
    Phần lớn vũ khí trang bị của các đại đoàn là thu được của địch, số còn lại do ta sản xuất và một phần do Trung Quốc giúp đỡ (sơn pháo 74 ly, pháo 105 ly và súng bộ binh). Tháng 3 năm 1953, Bộ Tổng tham mưu xây dựng lại biên chế các đơn vị chủ lực từ đại đội đến đại đoàn theo phương hướng gọn nhẹ, tăng cường hỏa lực và sức đột kích, đồng thời bổ sung quân số, vũ khí trang bị.
    -------------------------------------------------------------
    Ngu dốt + Nhiệt tình = Phá hoại
    Ngu dốt+ Quyền lực= Thảm họa
  7. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Bác ptlinh cho em hỏi : tài liệu của bác có nói về biên chế của đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn bộ binh ta và trang bị không ?
  8. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Căn cứ Việt Bắc 1941-1945
  9. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Còn hồi truớc có khu tự trị Tây Bắc(hay tuơng tự) thì bác có hình ảnh gì ko?
    [red]Tức nước vỡ bờ[/red][/size=6]
  10. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    bản đồ đồng bằng sông Hồng vào tháng 6 năm 54. Trên giấy tờ nó là "hậu phương" của quân đội viễn chinh Pháp . Thật ra tình thế của bọn tây lúc đó được chúng nó gọi là "tình thế bệnh đậu muà" (la rougeole). Muốn hiểu tại sao thì cứ nhìn bản đồ sau :
    mỗi chấm đằng sau đường Delattre là một làng bản hay cụm làng theo ta !
    Đoạn văn trích từ hồi ký của tướng Na-va :
    "bản đồ này đưa ra cái nghịch lý của tình hình đồng bằng sông Hồng lúc đó là mặc dầu chúng ta (tây), trong giấc mơ vô thực làm chủ vùng này, đã tự vô hiệu hoá một phần lớn lực lượng của chúng ta ( tương đương 5 sư đoàn được chia ra trên khoảng 1000 đồn bót), nó vẫn là hậu phương chính của địch (ta). Trên 7000 ngôi làng, hơn 5000 thuộc về họ hoàn toàn hay một phần. Ở đây họ đã tìm được phần lớn cán bộ chính trị hay quân đội, phần lớn quân lính của họ, phần lớn gạo và phần lớn đồ hầu cần tất cả các loại. "
    Tướng Na-va, hồi ký "sự hấp hối của Đông Dương"(1953-1954, trang 45-46)
    Xác người nằm trôi sông, phơi trên ruộng đồng, trên nóc nhà thành phố, trên những đường quanh co.

Chia sẻ trang này