1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến thắng Điện biên và cuộc chiến Việt Pháp

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi datvn, 06/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Vietdragon

    Vietdragon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2002
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Các bác cho mình hỏi , Tại hội nghị nào của Bộ Chính Trị đã bàn về cuộc tiến công chiến lược Dông Xuân 1953-1954 và quyết định chiến dịch ĐBP ?
    Căn cứ vào tư tưởng chỉ đạo nào của Bộ Chính Trị và Bác Hồ mà Đảng uỷ và Bộ chỉ huy chiến dịch đã đưa ra phương châm thích hợp và đúng đắn trong chiến dịch ĐBP ạ ?
    Trong chiến dịch ĐBP có bao nhiêu đồng chí được phong tặng danh hiệu Anh hùng Quân đội ? ( là những ai ?)
    Đấy , em hỏi hơi bị nhiều , các bác gắng giúp nhé !
    Tình iu không tự sinh ra cũng không tự mất đi , nó chỉ chuyển từ người này sang người khác
  2. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Hai yếu tố giúp Việt Nam chiến thắng trong chiến dịch Điện Biên Phủ
    (14/03/2004, 09h56 GMT+7)
    Bài phân tích thế trận trong chiến dịch Điện Biên Phủ của ông Gerard Chaliand, chuyên gia về địa-chính trị và các vấn đề chiến lược, cố vấn thuộc Trung tâm phân tích và dự báo của Bộ Ngoại giao Pháp, cho rằng khả năng của ********* huy động nhân dân tham gia chiến dịch là "yếu tố quyết định" dẫn đến thắng lợi ở Điện Biên Phủ.
    Trong bài viết "Chiến tranh nhân dân bằng quân đội nhân dân" đăng trên tạp chí "Tin tức Việt Nam" bằng tiếng Pháp, ông Chaliand cho rằng ********* đã giành chiến thắng với hai lý do, đó là nhờ khâu "tổ chức tuyệt vời" cho phép đưa pháo hạng nặng từ căn cứ hậu phương xa xôi lên vùng núi giáp Lào và được ngụy trang khéo léo để không bị tiêu diệt, và khâu hậu cần.
    Ông Chaliand khẳng định Bộ tham mưu quân đội Pháp đã mắc sai lầm khi cho rằng ********* "không có khả năng hậu cần để tiến hành một chiến dịch quân sự ở biên giới giáp Lào và quá xa hậu phương".
    Ông nhấn mạnh rằng ********* đã thực hiện một công việc "ngoài sức tưởng tượng" và "kinh hoàng" với khả năng huy động dân chúng vận chuyển lượng thực, đạn dược và vũ khí, đi thành "từng đoàn nối đuôi nhau" trên những chặng đường dài hàng trăm cây số mà không hề bị máy bay cũng như thám báo phát hiện.
    Một yếu tố khác không kém phần quan trọng, đó là công tác tuyên truyền, vận động và tổ chức được "bền bỉ tiến hành trong hàng năm ròng" đã giúp ********* giành chiến thắng trong một cuộc "chiến tranh nhân dân" bằng một "quân đội nhân dân".
    Theo ông Chaliand, chỉ 3 ngày sau khi chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu, việc viên đại tá Pháp Pirốt chỉ huy lực lượng pháo binh ở Điện Biên Phủ tự sát đã cho thấy quân Pháp "không thể giành chiến thắng" trong trận này. Hai tuần sau đó, việc đường băng sân bay Mường Thanh bị pháo binh của ********* vô hiệu hóa là dấu hiệu cho thấy quân Pháp "chắc chắn sẽ thua". Thời gian 40 ngày sau đó chỉ là thời gian "hấp hối kéo dài" của đội quân Pháp ở Điện Biên Phủ.
    (http://tintuc.vdcmedia.com/chitiet.asp?PostID=15030)
  3. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    Ngày này 50 năm trước
    Chủ nhật 14-03-1954
    TIẾN CÔNG VÀO TRUNG TÂM ĐỀ KHÁNG ĐỒI ĐỘC LẬP[/size=5]
    Thứ hai 15-03-1954
    ĐẬP TAN TRUNG TÂM ĐỀ KHÁNG ĐỒI ĐỘC LẬP​
    (Theo tư liệu Viện lịch sử quân sự Việt Nam)
    Sau khi mất Him Lam, Đờ Cát phán đoán chắc chắn đêm 14 ta sẽ tiến công đồi Đôc Lập nên đã ra chỉ thị đặc biệt cho Méc-cơ-nen tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn An-giê-ri và người sắp thay thế ông ta là thiếu ta Các khẩn trương chuẩn bị đối phó. 2 viên tiểu đoàn trưởng này đã kiểm tra các vị trí của trung tâm đề kháng đồi ĐL hiệp đồng với các trận địa pháo 105, 155 ở Mường Thanh, chuẩn bị sẵn phần tử bắn vào khu vực phía bắc đồi ĐL.
    Đêm 14-03, ta mở cuộc tiến công vào trung tâm đề kháng đồi ĐL, 1 cụm cứ điểm được coi là phòng ngự tốt nhất ở ĐBP do tiểu đoàn 5 thuộc trung đoàn An-giê-ri thứ 7 (5/7 RTA) và 1 đại đội lính ngụy Thái đóng giữ. Cụm cứ điểm này có chiều dài 500 mét, rộng 200 mét và nằm cách trung tâm Mường Thanh 4 km về phía Bắc.
    Nhiệm vụ tiến công đồi ĐL được giao cho trung đoàn 165 đại đoàn 312, và trung đoàn 88 đại đoàn 308 dưới quyền chỉ huy của đại đoàn trưởng 308 Vương Thừa Vũ. Trung đoàn 165 đảm nhiệm mũi chủ yếu, đột phá từ hướng đông ?" nam đánh dọctheo cư điểm. Trung đoàn 88 đảm nhiệm mũi thứ yếu, đội phá từ hướng đông ?" bắc, đồng thời mở 1 mũi vu hồi ở hướng tây và bố trí 1 lực lượng làm nhiệm vụ chặn viện từ Mường Thanh ra. Trận đánh dựđịnh sẽ bắt đầu vào hồi 16 giờ 45, nhưng do trời mưa, sơn pháo 75 và cối 120 điều từ Him Lam chưa sang kịp. Giờ nổ súng đã đến. Sau khi trao đổi với đại đoàn phó Đàm Quang Trung, chỉ huy trưởng trận đánh lệnh cho lựu pháo 105 bắt đầu bắn vào các cứ điểm địch để phá hoại công sự và uy hiếp tinh thần binh lính. Còn bộ binh chờ sơn pháo 75 và cối 120 tới, chuẩn bị thật chu đáo mới nổ súng.
    2 giờ sáng ngày 15-3, các khẩu đội cối 120 và sơn pháo 75 có mặt đầy đủ. Các chiến sỹ bộ binh đã chủ động đào công sự cho sơn pháo và thiết bị trận địa ngắm bắn trực tiếp ngay sát hàng rào cứ điểm, nên việc chuẩn bị chiến đấu của pháo binh diễn ra mau lẹ. Đúng 3 giờ 30 phút, chỉ huy trưởng trận đánh ha lệnh nổ súng tiến công đồi ĐL.
    Trên hướng chủ yếu, trung đoàn 165 đột phá thuận lợi. Địch chưa kịp phản ứng thì xung kích của trung đoàn đã nhanh chóng lao sâu vào cứ điểm địch, đánh chiếm khu thông tin, triệt hạ trận địa cối, uy hiếp sở chỉ huy. Trên hướng thứ yếu, lúc đầu trung đoàn 88 mở cửa sai hướng nên tuy đã dọn sạch hơn 100 mét rào thép gai mà vẫn chưa lọt vào bên trong cứ điểm. Phát hiện sai sót đó, tiểu đội trưởng Nguyễn Văn Ty lấy lô cốt địch làm điểm chuẩn, chỉ huy các chiến sỹ bộc phá phá nốt hàng rào cuối cùng, mở thông đường vào bên trong cứ điểm. Và chỉ ít phút sau, xung kích tiểu đoàn 29, trung đoàn 88 cũng tiến vào phối hợp với các chiến sỹ trung đoàn 165 đánh địch. Pháo địch ở Mường Thanh cũng liên tiếp bắn ra hòng sát thương và chia cắt đội hình tiên công của ta. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt. Bộ đội ta giành giật với địch từng ụ súng, căn hầm và từng đoạn chiến hào. Đến 6 giờ 30 phút sáng 15, trung đoàn 165 và trung đoàn 88 hoàn toàn chiếm lĩnh đồi Độc Lập, diệt gọn tiểu đoàn Bắc Phi tăng cường, diệt 483 tên, bắt 200 tù binh. 2 tiểu đoàn trưởng là Mec-cơ-nen và Các đều bị bắt.
    Ngay khi trận đánh đang tiếp diễn, Đờ Cát đã điều 1 tiểu đoàn bộ binh cùng 6 xe tăng từ Mường Thanh tiến ra phản kích. Bị bộ binh và lực lượng diệt viện của đại đoàn 308 chặn đánh, chúng hoảng hốt tháo chạy về Bản Kéo, bỏ lại 1 xe tăng cùng hàng trăm lính chết và bị thương
    Được TLV sửa chữa / chuyển vào 14:21 ngày 15/03/2004
  4. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    ------------------------------------------------------
    Nếu tôi không nhầm, chắc là bác đang tham gia cuộc thi ?oÂm vang Điện Biên? (Có đúng không ạ).
    Tôi xin thử trình bày từng vấn đề mà bác đã nêu ra, bác đọc thử và ?ochấm điểm?
    1- Tại hội nghị nào của Bộ Chính Trị đã bàn về cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 và quyết định chiến dịch ĐBP ?
    Tháng 9-1953, Bộ Chính trị họp tại Tỉn Keo, chân núi Hồng (Thái Nguyên) thuộc căn cứ địa Việt Bắc, bàn về nhiệm vụ và phương án tác chiến chiến lược, Đông Xuân 1953-1954. Trong hội nghị này, sau khi phân tích kỹ lưỡng âm mưu và phương hướng chiến lược cơ bản đã được đề ra ở Hội nghị thứ tư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 1-1953), Bộ Chính trị đã đi tới xác định chủ trương tác chiến trong Đông ?" Xuân 1953-1954 là : sử dụng 1 bộ phận chủ lực mở những cuộc tiến công vào những hướng địch sơ hở, đồng thời tranh thủ cơ hội tiêu diệt địch ở những hướng địch có thể đánh sâu vào vùng tự do của ta; trong lúc đó đẩy mạnh chiến tranh du kích ở khắp các chiến trường sau lưng địch và tích cực tiến hành mọi sự chuẩn bị cần thiết trong nhân dân và bộ đội địa phương, dân quân du kích các vùng tự do để cho chủ lực rảnh tay làm nhiệm vụ.
    Theo phương hướng chiến lược và chủ trương tác chiến Đông ?" Xuân 1953-1954, giữ vững quyền chủ động, đánh địch trên cả 2 mặt trận chính diện và sau lưng địch, phối hợp trên phạm vi cả nước và phối hợp trên toàn Đông Dương. Vì hành động của địch chưa rõ rệt, Bộ Chính trị nhấn mạnh phương châm : ?otích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt? và nhấn mạnh các nguyên tắc về chỉ đạo chiến lược và chỉ đạo tác chiến là : tiêu diệt sinh lực địch, bồi dưỡng lực lượng ta; đánh ăn chắc, đánh chắc thắng, đánh tiêu diệt ; chọn nơi địch sơ hở mà đánh, chọn nơi địch tương đối yếu mà đánh ; giữ vững chủ động, kiên quyết buộc địch phải phân tán lực lượng
    Căn cứ vào chủ trương nói trên của Bộ Chính trị, Bộ Tổng tham mưu đặt kế hoạch tác chiến cụ thể cho các chiến trường. Kế hoạch tác chiến này được Tổng Quân ủy thông qua, và được Bộ Chính trị phê chuẩn. các kế hoạch phối hợp tác chiến giữa ta với Lào, Campuchia cũng được bạn hoàn toàn nhất trí
    Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 9-1953 mở đường đi tới những thắng lợi lịch sử trong Đông Xuân 1953-1954 mà đỉnh cao là chiến dịch ĐBP.
    Nghị quyết Bộ Chính trị được quán triệt tới các cấp, các ngành. Mọi việc chuẩn bị chiến trường, công tác tổ chức lực lượng được triển khai mạnh mẽ.
    Ngày 06-12-1953, Bộ Chính trị họp nghe Tổng Quân ủy báo cáo quyết tâm, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên phủ với bí danh ?oTrần Đình" và nhất trí thông qua phươngán tác chiến của Tổng Quân ủy.
    Bộ Chính trị ra nghị quyết thành lập Đảng ủy mặt trận ĐBP và cử đồng chí Võ Nguyên Giáp làm Tư lệnh chiến dịch kiêm Bí thư Đảng ủy.
    Giao nhiệm vụ cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bác Hồ nói : ?oTướng quân tại ngoại ? Giao cho chú toàn quyền quyết định, chắc thắng thì đánh. Không chắc thắng thì kiên quyết không đánh??
    Dưới ánh sáng tư tưởng chỉ đạo chiến lược của Bác Hồ, của Bộ Chính trị ngày 06-12-1953, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ráo riết, khẩn trương chuẩn bị cho ngày N, chiến dịch ĐBP mở màn.

  5. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    ----------------------------------------------
    Câu 2 : Căn cứ vào tư tưởng chỉ đạo nào của Bộ Chính Trị và Bác Hồ mà Đảng uỷ và Bộ chỉ huy chiến dịch đã đưa ra phương châm thích hợp và đúng đắn trong chiến dịch ĐBP?
    Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc chiến Đông Xuân 1953-1954, là trận quyết chiến chiến lược của ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Thắng lợi của chiến dịch này sẽ có ?Z nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc. Bởi vậy Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định ? Trận này quan trọng, phải đánh cho thắng, Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng thì kiên quyết không đánh??
    Theo tư tưởng chỉ đạo đó, ngày 26-1-1954, Đảng ủy và Bộ chỉ huy chiến dịch thay đổi phương châm tác chiến từ ?oĐánh nhanh, giải quyết nhanh? sang ?ođánh chắc, tiến chắc?. Đó là ?oquyết định khó khăn nhất trong đời tôi? (Đại tướng Võ Nguyên Giáp). Sự thay đổi phương châm đó đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử ĐBP vĩ đại.
    ------------------------------------
    Trả lời câu hỏi như trên theo tôi là tạm đủ. Ở đây có vấn đề là ?oquyết định khó khăn nhất trong đời tôi? mà bác lonesome đã trình bày rất kỹ qua hồi k?Zí của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Quyết định điều đó đồng nghĩa với việc ?o đã kéo pháo vào, lại kéo pháo ra? tác động không nhỏ đến tư tưởng của cán bộ chiến sỹ. Tôi xin phép được nói thêm ngoài lề về vấn đề này :
    Ngày 14-1-1954, tại Sở chỉ huy tiền phương ở hang Thẩm Rúa ki-lô-mét 15 đường Tuần Giáo ?" Điện Biên, Đảng ủy và Bộ chỉ huy chiến dịch mở Hội nghị cán bộ phổ biến kế hoạch tiêu diệt cứ điểm ĐBP. Dự hội nghị có đông đủ các đại đoàn 308,312,316,304,351, cán bộ phụ trách các cục của Bộ Tổng tư lệnh tiền phương. Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy chiến dịch chủ trì hội nghị.
    Quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị là tập trung lực lượng, tiêu diệt toàn bộ quân địch ở ĐBP theo nguyên tắc ?ođánh chắc thắng?. Sau khi đã quán triệt quyết tâm chiến lược đó, hội nghị thảo luận sôi nổi vấn đề vấn đề hết sức quan trọng làtiêu diệt tập đoàn cứ điểm ĐBP bắng cách nào ? Bộ chỉ huy chiến dịch đề ra 2 cách đánh :
    1- Đánh nhanh thắng nhanh, tức là tranh thủ khi địch mới chiếm đóng, chưa kịp củng cố, bố trí còn nhiều sơ hở mà tập trung lực lượng độp phá phòng ngự địch, có hướng đột kích chủ yếu, thứ yếu ?Thực hiện cách đánh này, chiến dịch sẽ không kéo dài, bộ đội đỡ mệt mỏi. Mặt hạn chế là ta chưa có kinh nghiệm thực tế, về mặt tư tưởng cũng chưa được chuẩn bị nên việc đảm bảo ?ođánh chắc thắng? cũng không dễ
    2- Đánh chắc tiến chắc, tức là chia chiến dịch thành nhiều giai đoạn, từng bước tập trung binh lực, hỏa lực mạnh hơn địch, tiêu diệt từng khu vực của tập đoàn cứ điểm, bảo đảm từng bước đánh chắc thắng. Thực hiện cách đánh này sẽ bảo đảm chắc thắng nhưng thời gian chiến dịch kéo dài, địch sẽ tăng cường lực lượng, bộ đội sẽ bị mệt mỏi, tiêu hao, khó khăn về tiếp tế.
    Đa số ?Zý kiến nghiêng về vận dụng phương châm ?ođánh nhanh thắng nhanh?. Trước mắt chuẩn bị để thực hiện cách đánh này, nhưng nếu tình hình thay đổi cũng có thể vận dụng phương châm ?ođánh chắc tiến chắc?. Đó không phải là quyết tâm thiếu cơ sở, bởi vì khi địch còn đang ở trong trạng thái phòng ngự lâm thời thì ?ođánh nhanh thắng nhanh? là cách đánh có thể vận dụng
    Trong khi ta đang gấp rút châủn bị tiến công ĐBP thì tại khu lòng chảo, Đờ Cát cũng ráo riết đốc thúc binh lính làm thêm công sự, vật chướng ngại để biến ĐBP thành 1 ?opháo đài khổng lồ không thể phá vỡ được?.
    Dự kiến trận ĐBP se rất gay go ác liệt nên trước ngày quân ta dự định nổ súng tiến công, tập đoàn cứ điểm đã được tăng cường 12 tiểu đoàn và 7 đại đội bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội 10 chiếc xe tăng M24 và 1 đại đội vận tải khoảng 200 ô tô; không quân có phi đội 12 máy bay thường trực ngay tại sân bay Điện Biên (sau tăng lên 14 chiếc).
    Với lực lượng mạnh như vậy, địch đã bố trí 1 hệ thống phòng ngự dày đặc gồm 49 cứ điểm, được khoanh thành 8 cụm, mỗi cụm mang tên 1 thiếu nữ (Gabrielle, Béatrice, Anne Maria, Huguette, Claudine, Éliane, Dominique, Isabelle).
    Chođến ngày 25-1-1954, cuộc chuẩn bị tiến công tập đoàn cứ điểm ĐBP của quân ta đã cơ bản hoàn thành. Trừ đại đoàn 351 do gặp nhiều trở ngại nên nhiều khẩu đội pháo chưa chiếm lĩnh trận địa, còn tất cả các đơn vị khác đều đã sẵn sàng nổ súng.
    Trong tình hình địch tăng cường phòng ngự như vậy, ta ?ođánh nhanh thắng nhanh? liệu có chắc thắng không ? Khi bị tiến công, nếu địch co lại giữ các điểm cao phía đông, liệu ta có giải quyết nhanh được không ? Trong điều kiện đánh nhanh thì xây dựng được trận địa tiến công, nếu phải đánh cả ban ngày dưới phi pháo địch, ta sẽ phải xử lí như thế nào?
    Đồng chí Tổng tư lệnh, kiêm Tư lệnh và Bí thư Đảng ủy chiến dịch đã suy nghĩ rất nhiều và nhận thấy : Trong tình hình địch đã đi vào phòng ngự, có lực lượng mạnh và hệ thống hầm hào kiên cố thì ?ođánh nhanh thắng nhanh? sẽ không chắc thắng. Nhất thiết là phải chuyển sang ?ođánh chắc tiến chắc?.
    Ngày 25-01-1954, Đảng ủy chiến dịch họp ngay từ sáng sớm. Cuộc họp kéo dài quá buổi trưa, sang cả buổi chiều với 3 lần hội. Sau khi cân nhắc kỹ ?Z ý kiến của đồng chí Tổng tư lệnh và ?Z ý kiến của phái viên, Đảng ủy chiến dịch cuối cùng đi đến nhất trí là cần thay đổi cách đánh, chuyển sang vận dụng phương châm ?ođánh chắc tiến chắc? và quyết tâm khắc phục mọi khó khăn để thực hiện phương châm đó.
    Chiều 25-01-1954, lệnh thay đổi phương châm và cách đánh chiến dịch, kéo pháo ra khỏi trận địa được phổ biến tới tất cả các đơn vị ?
    (Theo tư liệu Viện Lịch sử quân sự Việt nam)
  6. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    Câu 3 : Trong chiến dịch ĐBP có bao nhiêu đồng chí được phong tặng danh hiệu Anh hùng Quân đội ? ( là những ai ?)
    Trong chiến dịch ĐBP, Đảng và Nhà nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng Quân Đội cho 16 đồng chí :
    1- Bế Văn Đàn
    2- Tô Vĩnh Diện
    3- Phan Đình Giót
    4- Trần Đình Hùng
    5- Bùi Đình Cư
    6- Đặng Đức Song
    7- Phùng Văn Khầu
    8- Lưu Viết Thoảng
    9- Chu Văn Mùi
    10- Lộc Văn Trọng
    11- Nguyễn Văn Ty
    12- Đặng Đình Hồ
    13- Phan Tư
    14- Đinh Văn Mẫu
    15- Trần Can
    16- Dương Quảng Châu.

    (Bế Văn Đàn hy sinh trong trận Mường Pồn ngày 12-12-1953 khi chưa mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ)
  7. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    Trong cuộc thi ?oÂm vang Điện Biên?, câu hỏi 3 còn có thêm : Bạn hãy nêu chiến công của 04 anh hùng liệt sỹ tại mặt trận Điện Biên Phủ : Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Trần Can
    Xin trả lời tóm tắt :
    Anh hùng Tô Vĩnh Diện:
    Tô Vĩnh Diện sinh năm 1924, dân tộc Kinh, quê ở xã Nông Trường, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 7-1949. Khi hy sinh, đồng chí là Tiểu đội trưởng Pháo cao xạ 37 ly thuộc Đại đội 827, Tiểu đoàn 394, Trung đoàn 367.
    Tô Vĩnh Diện sinh trưởng trong một gia đình nghèo, 8 tuổi đã phải đi ở cho địa chủ. Năm 1946, đồng chí tham gia dân quân ở địa phương, đến năm 1949 đồng chí xung phong vào bộ đội. Tháng 5-1953, quân đội ta thành lập các đơn vị pháo cao xạ để chuẩn bị cho đánh lớn, đồng chí Tô Vĩnh Diện được điều về làm Tiểu đội trưởng một khẩu đội cao pháo. Trong lúc kéo pháo qua những chặng đường khó khăn nguy hiểm, đồng chí thường xung phong lái pháo - nhiệm vụ khó khăn, nặng nề nhất trong khi di chuyển pháo. Qua năm đêm kéo pháo ra đến dốc Chuối (nghiêng 70 độ), đường hẹp và cong rất nguy hiểm. Tô Vĩnh Diện cùng đồng chí Ty xung phong lái pháo. Nửa chừng, dây tời bị đứt, pháo lao nhanh xuống dốc, đồng chí vẫn bình tĩnh giữ càng, lái cho pháo xuống thẳng đường. Nhưng một trong bốn dây kéo lại bị đứt, pháo càng lao nhanh, đồng chí Ty bị hất xuống suối. Trước hoàn cảnh hiểm nghèo đó, Tô Vĩnh Diện hô anh em: "Thà hy sinh quyết bảo vệ pháo" và đồng chí buông tay lái xông lên phía trước, lấy thân mình lao vào chèn bánh xe pháo. Pháo bị vướng, nghiêng dựa vào sườn núi, nhờ đó đơn vị kịp ghìm giữ được pháo dừng lại.
    Tô Vĩnh Diện đã được tặng thưởng một Huân chương Chiến công hạng nhất. Ngày 7-5-1956, Tô Vĩnh Diện được ************* Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng Huân chương Quân công hạng nhì và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân .
    - Anh hùng Bế Văn Đàn:
    Bế Văn Đàn sinh năm 1931, dân tộc Tày, quê ở xã Quang Vinh, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng nay là xã Triệu Ẩu, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Khi hy sinh, đồng chí là Tiểu đội phó Bộ binh thuộc Đại đoàn 316, đảng viên **********************.
    Xuất thân từ gia đình nghèo, bố mẹ chết sớm, đồng chí phải đi ở cho địa chủ. Tháng 1-1949, Bế Văn Đàn xung phong vào bộ đội và đã tham gia nhiều chiến dịch. Trong Đông Xuân 1953 - 1954, Bế Văn Đàn làm liên lạc tiểu đoàn. Một đại đội của tiểu đoàn đồng chí được giao nhiệm vụ bao vây địch ở Mường Pồn. Tình hình địch-ta hết sức căng thẳng, đồng chí vượt qua lưới đạn của địch để truyền đạt mệnh lệnh cho đại đội. Địch liên tục mở các cuộc phản công, đại đội bị thương nhiều, chỉ còn lại 17 đồng chí. Khẩu trung liên của đồng chí Chu Văn Pù chưa bắn được vì không có chỗ đặt súng. Tình hình hết sức khẩn trương, không ngần ngại, Bế Văn Đàn chạy lại cầm hai chân trung liên đặt lên vai mình và hô bắn. Đợt phản kích của địch bị bẻ gãy. Trong lúc đứng làm giá súng, Bế Văn Đàn bị hai vết thương và đã hy sinh.
    Trong Đại hội mừng công của đơn vị, Bế Văn Đàn được bầu là Chiến sĩ thi đua số một của đơn vị và được Nhà nước ta truy tặng Huân chương Chiến công hạng nhất.
    Ngày 31-8-1955, Bến Văn Đàn được ************* Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng Huân chương Quân công hạng nhì và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
    Anh hùng Phan Đình Giót:
    Phan Đình Giót sinh năm 1922, dân tộc Kinh, quê ở làng Vĩnh Yên, xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Gia đình đồng chí rất nghèo, từ nhỏ đã phải đi làm thuê. Đồng chí vào bộ đội năm 1950.
    Mùa đông năm 1953, đơn vị đồng chí được tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, lúc này đồng chí là Tiểu đội phó Bộ binh Đại đội 58, Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312, đảng viên **********************.
    Chiều 13-3-1954, lệnh nổ súng tiêu diệt vị trí Him Lam. Cả trận địa rung chuyển, khói bụi mù mịt sau nhiều loạt pháo ta bắn. Địch tập trung hỏa lực bắn như trút đạn xuống trận địa của ta, đồng đội bị thương vong nhiều. Phan Đình Giọt vượt lên đánh bộc phá mở thông cửa để đồng đội xông lên đánh sập lô cốt đầu cầu. Đồng chí bị thương ở bả vai, máu ra nhiều vẫn cố gắng lê chân đến gần lô cốt thứ ba với ý định phải dập tắt ngay nó. Đồng chí dùng hết sức mình còn lại nâng khẩu tiểu liên lên bắn mạnh vào lỗ châu mai, rồi rướn người lấy đà, lao cả thân mình vào bịt lỗ châu mai của địch. Hành động quả cảm của anh đã tạo thời cơ để toàn đơn vị xông lên tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam.
    Ngày 31-8-1955, Phan Đình Giót được ************* Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng Huân chương Quân công hạng nhì và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
    Anh hùng Trần Can:
    Trần Can sinh năm 1931, dân tộc Kinh, quê ở xã Sơn Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, nhập ngũ tháng 1-1951. Khi hy sinh, đồng chí là đại đội phó Bộ binh thuộc Trung đoàn 209, Đại đoàn 312, đảng viên **********************.
    Từ khi vào bộ đội, Trần Can chiến đấu rất dũng cảm, mưu trí, chỉ huy hết sức linh hoạt. Trong trận đánh đồn Him Lam mở đầu cho chiến dịch Điện Biên Phủ, Trần Can được giao nhiệm vụ chỉ huy tiểu đội thọc sâu diệt sở chỉ huy và cắm cờ "Quyết chiến, quyết thắng" của Chủ tịch Hồ Chí Minh giao cho Quân đội lên đồn giặc. Trận đánh điểm cao 507, Trần Can đã dũng cảm dẫn đầu tiểu đội xông lên áp đảo địch, chiếm mỏm cột cờ. Đồng chí đã cùng đồng đội kiên quyết giữ vững và tiến công đánh bại bốn đợt phản kích của chúng. Cán bộ đại đội bị thương vong hết, Trần Can thay thế cán bộ đại đội chỉ huy đơn vị chiến đấu suốt 12 giờ liên tục. Địch phản kích dữ dội hòng giành lại cửa ngõ tiến vào Mường Thanh, Trần Can chỉ huy đơn vị đánh tan đợt phản kích của chúng, kiên quyết giữ vững trận địa, tạo thế cho đơn vị tiến vào trung tâm Mường Thanh. Đồng chí Trần Can đã hy sinh anh dũng vào sáng ngày 7-5-1954, ngày kết thúc chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
    Trần Can được tặng thưởng một Huân chương Quân công hạng ba, hai Huân chương Chiến công hạng nhất, hai lần được bầu là Chiến sĩ thi đua của Đại đoàn. Ngày 7-5-1956, Trần Can được truy tặng Huân chương Quân công hạng nhì và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
    -----------------------------------------------------------------
    Trong các câu hỏi cuộc thi ?oÂm vang Điện Biên? còn có câu (câu 4)
    Bạn cho biết nhiệm vụ và thành tích của lực lượng TNXP trong chiến dịch ĐBP?
    Về câu này, tôi chưa tìm được tư liệu thỏa đáng, chỉ có mấy dòng sau, không biết có đúng không :
    ?oNăm 1953, để kịp thời phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ, Bác Hồ chỉ đạo tổ chức thành lập Đội TNXP gồm 1.000 người, do ông Vũ Kỳ làm đội trưởng, cùng lực lượng công binh đắp đường, bắc cầu, làm kho lương thực, thực phẩm, tập kết vũ khí, chôn giấu xăng dầu phục vụ chiến đấu. Sau lớn mạnh và phát triển thành Đoàn TNXP, biên chế thành tám đội, 78 đại đội, phục vụ đắc lực và góp phần làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.?
    Có bác nào biết rõ hơn, làm ơn chỉ giáo. Xin cảm ơn!
  8. Vietdragon

    Vietdragon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2002
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Tuyệt !
    Cảm ơn bác , quả thật là em ko tìm đâu ra tư liệu cho câu 2 và 3 cả . Câu 2 có lẽ có trong sách giáo khoa nhưng để tìm đúng trọng tâm thì không dễ .
    Câu 3 thì không có sách giáo khoa nào đề cập ( mình có nhớ sai không nhỉ )
    Câu 4 có trên site của ĐCSVN
    Các câu còn lại có trong sgk và trình độ nhận thức của mỗi người .
    Tình iu không tự sinh ra cũng không tự mất đi , nó chỉ chuyển từ người này sang người khác
  9. tillerorder

    tillerorder Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/04/2003
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    15
    Có cái links này, mời các bác xem. Phim TL của Vietnam trên vnntelevision
    http://203.162.1.217/ASX140104/0403161.wmv
    Thân mến,
    TO.
  10. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    Ngày này 50 năm trước
    Thứ Tư 17-03-1954
    CHIẾN THẮNG BẢN KÉO ?" KẾT THÚC ĐỢT 1 CHIẾN DỊCH ĐBP​
    (Viện lịch sử quân sự Việt Nam)
    2 Trung tâm đề kháng HL, ĐL do những đơn vị Lê Dương và Âu Phi tinh nhuệ phòng giữ bị san phẳng đã làm cho tinh thần binh lính tiểu đoàn ngụy Thái số 3 (3e BTA) ở trung tâm đề kháng Bản Kéo suy sụp thảm hại. Trước tình hình đó, Bộ chỉ huy chiến dịch chủ trương không đánh Bản Kéo mà dùng hỏa lực lựu pháo uy hiếp kết hợp với tiấn công binh vận, gọi hàng.
    Sáng 15-3, viên chỉ huy cụm cứ điểm Bản Kéo nhận được bức thư viết tay của bộ đội ta cho phép đến đồi ĐL nhận thương binh và khuyên hắn nên đưa quân tinh huệ ra hàng. Truyền đơn của ta được các nhân mối đưa vào rải khắp trong đồn. Ta dùng loa kêu gọi binh sỹ ngụy Thái trở về với kháng chiến và nêu rõ chính sách khoan hồng của Chính phủ ta. Sáng 17-3, tin quân ta chuẩn bị tiến công BK càng làm cho bọn địch ở trong đồn hoảng loạn. Nhiều binh sỹ ngụy đã vứt súng bỏ trốn ra rừng gặp bô đội ta. Biết không thể giữ nổi BK, Đờ Cát ra lệnh cho đại úy Clác-săm đưa tiểu đoàn ngụy Thái BT3 lui về Mường Thanh. Nhưng vừa ra kghỏi đồn, cả tiểu đoàn này đã giương cờ trắng chạy vào rừng hàng quân ta. Địch dùng pháo bắn cản đường và cho xe tăng đuổi theo ngăn chặn. Ta kịp thời dùng pháo bắn yểm hộ số hàng binh nói trên, buộc xe tăng địch phải quay đầu tháo chạy trở về Mường Thanh. Trung đoàn 36 chưa cần nổ súng đã chiếm được BK và thừa thắng và thừa thắng tiến vào chiếm các ngọn đồi ở phía bắc sân bay. Chiến thắng Bản Kéo kết thúc đợt 1 chiến dịch ĐBP.
    (Đợt tiến công thứ 2 bắt đầu chiều 30-3-1954)

Chia sẻ trang này