1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến thắng Điện biên và cuộc chiến Việt Pháp

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi datvn, 06/05/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. TranDaiViet

    TranDaiViet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2004
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Vui lòng đón nhận. ...
    Còn bây giờ quay lại với đúng chủ đề của topic nhé. Chấm dứt chuyện này ở đây. Còn đồng chí nào muốn tiế tục thì vào topic khác...
    (bác TDV thông cảm nhé, tôi xoá mấy chỗ theo hiệu ứng domino)
    u?c lonesome s?a vo 21:21 ngy 09/04/2004
  2. letmebe

    letmebe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2003
    Bài viết:
    893
    Đã được thích:
    0
    Có ai có tư liệu và đặc biệt là hình ảnh về các anh hùng Bế Văn Đàn , Trần Can, Phan Đĩnh GIót và Tô VĨnh Diện không ? cho em xin . Được giải Âm vang Điện Biên kì này sẽ khao các bác
     If you are going to play the game properly you'd better know the ruler
  3. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    --------------------------------
    Tư liệu về 4 anh hùng trên có ở trang 18 topic này.
    Một số hình ảnh :
    Những di vật của anh hùng liệt sỹ Bế Văn Đàn
    Anh hùng liệt sỹ Phan Đình Giót (người thứ 3 từ trái sang) cùng các Anh hùng, Chiến sỹ thi đua, tháng 4-1952
  4. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0

    Pháo cao xạ 37 mm thuộc Khẩu đội 3 - do Trung đội phó Tô Vĩnh Diện làm khẩu đội trưởng
    Chiếc mũ của Anh hùng liệt sỹ Trần Can
    --------------------------------
    Các hình ảnh lấy từ "Kỷ vật Điện Biên, Bảo tàng lịch sử quân sự VN - NXB Quân đội nhân dân 2004
  5. cuc_culao

    cuc_culao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2003
    Bài viết:
    189
    Đã được thích:
    6
    Đây là ý kiến về trận Điện Biên Phủ của ông Vũ Thư Hiên (khi trả lời phỏng vấn một tờ báo hải ngoại):
    Ông VŨ THƯ HIÊN: Chuyện này dài và cần có một sự giải thích ngọn nguồn, thưa ông. Ngay từ những ngày đầu tiên chiếm được chính quyền, những người cộng sản Việt Nam trông đợi ở giúp đỡ của Liên Xô nhiều lắm, về mặt tinh thần thôi, nhưng hỡi ôi, Liên Xô lúc ấy lại tỏ ra rất hờ hững. Một số phái đoàn đã được cử đi liên lạc, phái đoàn ông Nguyễn Đức Quỳ chẳng hạn, đi từ Thái Lan qua Tiệp Khắc để qua sứ quán Liên Xô ở đó tìm đường tiếp xúc với Moskva, nhưng thất bại. Phía Liên Xô lảng tránh, hoặc không thèm tiếp, nói lịch sự là như thế. Mà cũng phải thôi. Liên Xô chẳng dại gì đổi nước Pháp lúc ấy đang có nhiều thuận lợi cho cánh tả lấy một nước Việt Nam với tương lai tù mù. Chưa kể việc Stalin còn nhìn Hồ Chí Minh như một người cộng sản không thuần thành. Chuyện này những tác giả viết về Hồ Chí Minh có đưa ra những bằng chứng rõ ràng. Có thể nói cho tới năm 1950, Liên Xô và các chư hầu ở Đông Âu không ngó ngàng gì tới Việt Nam. Chỉ có một Nam Tư cộng sản là tỏ ý muốn công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngay từ năm 1946, nhưng Nam Tư lại là nước không chịu sự lãnh đạo của Liên Xô, và chẳng bao lâu sau nó bị Stalin gạt khỏi khối cộng sản. Tệ hơn, tổng bí thư đảng cộng sản Pháp là Maurice Thorez còn chúc ông tướng Petit cộng sản "hãy đập cho tan bọn phiến loạn" khi Petit lên đường đi Sài Gòn. Đảng cộng sản Trung Quốc thì sao? Cuộc chiến Quốc-Cộng kết thúc với sự thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949. Mà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thì đã tuyên bố độc lập năm 1945. Quân đội Nhân dân Việt Nam trong khi đánh nhau với Pháp còn vượt biên giới giải phóng một phần cực nam Trung Quốc (chiến dịch Thập vạn đại sơn) vào năm 1949. Vì vậy, nếu nói tới sự giúp đỡ của Trung Quốc đỏ cho quân đội (cộng sản) Việt Nam thì chỉ có thể tính từ thời điểm 1950 trở đi, mà số lượng tăng dần cùng với thời gian. Đỉnh điểm của nó là 1954, với mặt trận Điện Biên Phủ. Ở mặt trận này, viện trợ quân sự của Liên Xô hầu như không có gì (trừ 2 tiểu đoàn cao xạ được thành lập trước đó, trang bị hoàn toàn bằng vũ khí Liên Xô), mọi vũ khí và chiến cụ dùng cho chiến dịch là của Trung Quốc. Đấy là nói vũ khí viện trợ, chứ nếu nói về vũ khí nói chung thì còn phải tính cả vũ khí Mỹ chiếm được trước đó, từ tay Pháp.
    Các chiến lược gia và sử gia nghiên cứu cuộc chiến ở Đông Dương đã đi tới một kết luận chung: ********* chiến thắng ở Điện Biên Phủ trước hết do nắm được trước ý đồ của quân Pháp, nên đã tương kế tựu kế dùng ngay cái bẫy của Pháp để bẫy Pháp; sau là ********* đã tổ chức thành công một hệ thống hậu cần hữu hiệu chưa từng có, trong những điều kiện khó khăn không thể tưởng tượng nổi. Để thắng được quân Pháp ở vị trí Điện Biên Phủ hiểm trở, xa mọi đường vận chuyển, người Việt Nam đã gánh trên vai, chở trên những chiếc xe đạp thồ hàng chục vạn tấn lương thực, đạn dược, tạo nên một thế bao vây trùng trùng điệp điệp, quân Pháp không còn đường nào thoát.
    Việc Hồng quân Trung Hoa viện trợ vũ khí là có thật, nhưng không đến nỗi dồi dào như sự miêu tả của người Trung Quốc hoặc những người muốn giải thích chiến thắng Điện Biên Phủ như nó có được là nhờ vào viện trợ của Trung Quốc. Chuyện Trung Quốc viện trợ vũ khí cho ********* có lịch sử của nó. Sau năm 1949, sau khi kết thúc cuộc nội chiến kéo dài, Trung Quốc đã có chủ trương tái trang bị quân đội bằng vũ khí mới của Liên Xô. Hồng quân Trung Hoa có cho Việt Nam một số vũ khí Mỹ thu được của quân đội Tưởng Giới Thạch (chủ yếu ở Hoa Nam). Quân đội Việt Nam đã vác những vũ khí second-hand ấy trên vai về Việt Nam (khoảng hai trung đoàn đã được sử dụng cho công tác này từ đầu năm 1950). Nhiều công binh xưởng đã ngày đêm làm công việc kiểm tra, sửa chữa những vũ khí ấy trước khi đưa chúng ra chiến trường. Còn vũ khí của quân đội Pháp thì sao? Quân đội Pháp được nhận trên 70% vũ khí, quân trang quân dụng của Mỹ, lại toàn là đồ mới (trong ý nghĩa chưa xài, chứ không phải mới về mặt kỹ thuật), chúng được chở tới bằng phương tiện hiện đại, khi cần có thể chuyển rất nhanh. So với Trung Quốc cho Việt Nam thì Mỹ cho Pháp, theo chỗ tôi biết, chỉ có nhiều hơn chứ không ít hơn. Chỉ từ tháng 4.1954, trên những con đường có sẵn và mới mở mới thấy có lác đác những chiếc xe vận tải mang nhãn hiệu của nhà máy Molotov (trong dân gian gọi là xe Môlôtôva) chở vũ khí đạn dược từ Trung Quốc tới cho chiến trường Tây-Bắc. Đó là những xe của Liên Xô cho Trung Quốc, Trung Quốc cho lại Việt Nam, chứ không phải xe từ Liên Xô đưa thẳng sang. Điều đáng ghi nhận là những khẩu pháo hạng nặng, cho tới 120mm, do Trung Quốc mang sang đã tham gia hữu hiệu vào việc dập tắt hoả lực của pháo binh Pháp. Nhưng tính về hoả lực pháo binh, ngay cả với số trọng pháo do Trung Quốc giúp, pháo binh Việt Nam cũng không ở thế áp đảo pháo binh Pháp tại mặt trận Điện Biên Phủ. Ưu thế của pháo binh Việt Nam là ở chỗ bắn thẳng vào trận địa Pháp, còn pháo binh Pháp phải bắn cầu vồng và bị khói nghi binh làm cho rối loạn và bắn không hiệu quả. Thế áp đảo của pháo binh Việt Nam là ở chỗ này cơ, ở cách đánh, không ở số lượng pháo. Chuyện pháo binh Trung Quốc đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ là chuyện tầm phào.
    Về mặt quân sự thuần tuý, Liên Xô không có đóng góp gì cho chiến thắng Điện Biên Phủ, nói thẳng ra là thế. Điện Biên Phủ là một chiến trường lớn, sự đóng góp quá nhỏ phải coi bằng không.Trong một cuộc gặp gỡ tình cờ ở Moskva, một sĩ quan Nga cho tôi biết ở thời điểm kết thúc chiến dịch, anh ta đã có mặt với một dàn hoả tiễn Katiusha, và dàn hoả tiễn này chỉ phóng có một loạt duy nhất vào trận địa Pháp. Căn cứ sự miêu tả chiến trường của viên sĩ quan này, tôi thấy câu chuyện anh ta kể có thể tin được. Nhà báo Thành Tín cũng xác nhận chuyện ấy là có thật. Thêm một lần câu nói dân dã "ăn chơi Mỹ, du côn Nhật, bí mật như Nga" tỏ ra có lý. Lịch sử quân sự Việt Nam không thấy nói tới chuyện này, hoặc sau khi giữ bí mật bằng ấy năm người ta đã nói tới rồi mà tôi không được biết do không có điều kiện theo dõi thường xuyên các ấn phẩm mới về quân sự của Việt Nam. Tuy nhiên, nếu như Liên Xô không trực tiếp viện trợ quân sự cho mặt trận Điện Biên Phủ thì Liên Xô cũng đã gián tiếp làm chuyện đó. Giữa hai nước Trung-Xô hồi ấy có một giao ước bí mật: Trung Quốc chuyển cho Việt Nam vũ khí đạn dược cũ có xuất xứ từ Mỹ để quân đội Việt Nam chiến đấu ở chiến trường toàn vũ khí và đạn Mỹ, bù lại quân đội Trung Quốc sẽ được Liên Xô trang bị cho đầy đủ vũ khí mới, tất nhiên của Liên Xô.
  6. NGUYENHOANG2003

    NGUYENHOANG2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    Liên xô hồi đó so với Mỹ thì rất yếu.Họ chế tạo thành công bom nguyên tử nhưng không quân thì không đủ mạnh đế tấn công sâu vào nước Mỹ.Trong khi đó Mỹ với lực lượng không quân chiến lược mạnh và những căn cứ quân sự ở Turkey đủ sức tấn công nguyên tử LX ngay từ phút đầu tiên.Chính quyền Bắc triều tiên là do LX dựng lên và viện trợ vũ khí nhưng sau đó họ lại để TQ tham chiến và có cho lực lượng không quân tham gia nhưng ngụy trang dưới không quân TQ.
    Ở VN cũng vậy,LX có viện trợ cho ta 1 trung đoàn pháo 37 mm nhưng cũng không trực tiệp lộ sự can thiệp.Phải đến khi LX đưa được người lên vũ trụ thì họ mới dám đối đầu trực tiếp với Mỹ vì lúc đó Mỹ hiểu rằng LX có thể chế tạo tên lửa bắn tới bất cứ địa điểm nào trên đất Mỹ.
  7. B.40

    B.40 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/07/2002
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    Hi các bác
    về quan hệ LX-TQ-VN trong kháng chiến chống pháp rất phức tạp, giải thích như bác nguyenhoang2003 e là không chặt chẽ lắm. Nhưng nếu nói nhưng ông Vũ Thư Hiên là LX không giúp ích gì thì tôi cho là cũng không đúng. VN đã tự chiến đấu trong vòng vây 5 năm mà không có sự hỗ trợ hay thừa nhận từ bên ngoài, nhưng rõ ràng để đi tới chiến thắng mà không có sự giứp đỡ thì chắc chắn cái giá phải trả sẽ vô cùng lớn và thời gian sẽ kéo dài, Trong khi Pháp ngày càng được Mỹ Viện trợ nhiều hơn. Trận Nà Sản năm 1952, chủ lực VN mới húc vào vòng ngoài của tập đoàn cứ điểm này đã bị thương vong nặng phải bỏ, mà nguyên nhân chủ yếu là do phi pháo, máy bay pháp làm chủ bầu trời, oanh tạc gây thương vong cho VN, thậm chí sau này pháp rút quân bằng đường không ngay trước mắt quân VN mà cũng không làm gì được vì hoả lực phòng không lúc đó chỉ có 12,7mm. năm 1953 LX viện trợ cho VN 72 khẩu cao xạ 37 mm ( 6 tiểu đoàn), 72 khẩu 12,7 mm cùng 116 xe molotova, 6 tiều đoàn 37mm này sau đó có 2 tiểu đoàn tham gia trận Điện biên, đợt 3 của chiến dịch thêm 1 tiểu đoàn nữa, 3 tiểu đoàn còn lại tham gia bảo vệ giao thông từ Lạng sơn đến Tuần giáo, nó làm cho không quân pháp khốn đốn. Thử tưởng tượng rằng nếu không có cao xạ 37mm, không quân pháp vẫn làm chủ bầu trời, tự do oanh tác và thả dù tiếp tế cho quân Pháp ở điện biên thì sao nhỉ? có lẽ VN phải trả giá cho chiến thắng nhiều hơn nữa, với thời gian lâu hơn 56 ngày.
    Về quan hệ VN với LX-TQ và đảng cộng sản Pháp trong kháng chiến chống pháp, tôi xin giới thiệu một đoạn trong hồi ký của ông Hoàng Tùng, tôi bỏ đi một số đoạn không cần thiết hoặc có thể gây hiểu nhầm. Nó có thể minh chứng phần nào cho những phức tạp trong quan hệ giữa VN và các nước lớn khi đó
    Tài liệu này trích từ hồi kí Những kỉ niệm về Bác Hồ của ông Hoàng Tùng, nguyên bí thư Trung ương **********************, nguyên tổng biên tập báo Nhân Dân.
    Vì quan hệ của ta với Trung Quốc và Liên Xô không được thuận tiện, cho nên khi chính quyền của ta được thành lập thì hai nước đều không công nhận. Trung Quốc thì quan hệ không chính thức. Hai người sang ta đầu tiên nhân danh Đảng mà cũng là Đảng địa phương thôi, đó là Chu Nam và Trang Điền. Một người là chính uỷ, một người là tư lệnh quân khu Hoa Nam sang nhờ ta giúp họ tiễu phỉ ở Thập Đại Vạn Sơn. Sau đó ta có cử một trung đoàn do Lê Quảng Ba phụ trách sang Trung Quốc. Các đồng chí Việt Nam ở Diên An và Trung Quốc sau khi thấy cách mạng Việt Nam thắng lợi thì xin về. Lúc đầu là Nguyễn Khánh Toàn, Nguyễn Sơn, Lý Ban, Trương Ái Dân, Cao Tử Kiến. Trương Ái Dân trong thời gian kháng chiến chống Pháp làm công tác công vận ở Liên khu III do tôi phụ trách. Đồng chí ấy nói với tôi rằng, sau cuộc khủng bố của Pháp năm 1930-31, đồng chí ấy sang Trung Quốc hoạt động cách mạng, được đi Diên An. Trong cuộc vận động chỉnh phong năm 1942-43, đồng chí ấy bị thẩm vấn lí lịch. Người ta hỏi người đứng đầu Đảng Cộng sản là ai, đồng chí ấy trả lời là Trần Văn Giàu, liền bị chôn một nửa người xuống hố sâu. Sau đó không hiểu vì sao được thả. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, đồng chí được về nước cùng với một số người nói ở trên. Cao Tử Kiến công tác ở Yên Bái trong thời gian kháng chiến chống Pháp.
    Sau khởi nghĩa ta mở một lớp huấn luyện ở Vạn Phúc cho cán bộ học. Nghe anh Lê Đức Thọ nói lại là đó là Hồng Lĩnh, tức Nguyễn Khánh Toàn, nói chẳng ai hiểu gì cả. Sau tôi nghe mấy người khác nói ông ta là một giáo sư giỏi lắm. Cả Bùi Công Trừng đi học ở Liên Xô về nói cũng thế cả.
    Về quan hệ với Liên Xô, tôi biết Liên Xô, nhất là Stalin coi Bác là một người dân tộc chủ nghĩa cải lương từ năm 1928. Sau lại thêm việc Bác bị bắt ở Hồng Kông rồi lại được thả, khiến Liên Xô nghi ngờ. Stalin không hiểu được lại có những người như Loseby. Lại thêm việc Hà Huy Tập báo cáo. Anh Lê Duẩn có nói với tôi là Hà Huy Tập báo cáo với Quốc tế về việc mật thám đưa bà Thanh đi Trung Quốc tìm Nguyễn Ái Quốc và ra nghị quyết phê phán sai lầm dân tộc chủ nghĩa cải lương của Nguyễn Ái Quốc. Bác đến Liên Xô năm 1934-38 chỉ làm công tác ở Ban thuộc địa của Quốc tế cộng sản, không được giao nhiệm vụ cụ thể. Người được giao nghiên cứu làm luận án phó tiến sĩ về vấn đề thuộc địa. Bác xin được làm nhưng không được trả lời. Người xin về nước. Tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII, Người không tham gia đoàn đại biểu Đảng ta, chỉ là đại biểu dự thính. Liên Xô vẫn cho rằng ********* là một thế lực dân tộc chủ nghĩa. Họ không thấy Đảng Cộng sản đâu, và vì sao Đảng Cộng sản giải tán. Năm 1948, cả hai nước đều tìm hiểu xem Việt Nam là gì. Đảng ta cử Nguyễn Chương (cùng ở Xứ uỷ với tôi) làm phó cho Lê Đức Thọ sang Xiêm tổ chức lại tổ chức của ta ở đó. Trong khu uỷ của khu bốn, mọi người mâu thuẫn với nhau, mà toàn những lão thành cả như Nguyễn Sơn, Hoàng Văn Hoan, Hồ Tùng Mậu, Trần Hữu Dực. Ông Hoàng Văn Hoan thì nổi tiếng về những chuyện kèn cựa ngay từ đầu. Ta cử Hoàng Văn Hoan bàn với Nguyễn Chương (có thể là do gợi ý của Trung Quốc) là cử Nguyễn Chương sang Trung Quốc để nghiên cứu. Nhưng thực tế Trung Quốc muốn qua Nguyễn Chương để tìm hiểu tình hình Việt Nam. Nguyễn Chương đến Trung Quốc báo cáo tình hình. Phương hướng báo cáo cũng hữu khuynh đúng như họ đánh giá, nói là ta dân tộc chủ nghĩa, đề cao địa chủ quan lại, không nêu cao vai trò của Đảng và liên minh công nông. Đại diện của Liên Xô ở Praha gặp hai đại diện của ta là Trần Văn Danh và Lê Hy hỏi tình hình. Hai người này nói cũng khớp với Nguyễn Chương nói. Nói khớp như nhau bởi vì chúng tôi lúc đầu nghiên cứu theo cương lĩnh của đồng chí Trần Phú, nghĩa là cương lĩnh thứ hai của Quốc tế Cộng sản, tức là làm cách mạng tư sản dân quyền, lấy công nông làm trụ cột, do giai cấp công nhân lãnh đạo, lập chính quyền xô viết... Chỉ đến khi cách mạng Trung Quốc thắng lợi, Bác trực tiếp sang mới trình bày rõ vấn đề. Việc này tôi không được nghe trực tiếp, nghe anh Lê Văn Lương nói lại. Khi gặp Bác, Lưu Thiếu Kỳ nói ngay rằng : các đồng chí giải tán Đảng, các đồng chí tưởng lừa được địch, nhưng địch không lừa được mà lại lừa chính chúng tôi, vì chúng tôi hiểu rằng các đồng chí giải tán Đảng thật. Còn địch nó thừa hiểu các đồng chí không giải tán Đảng. Hôm tuyên bố giải tán Đảng tôi không được dự, nhưng nghe nói lại rằng, quyết định này của Bác thật là táo bạo. Lúc đó không làm thế cũng nguy, vì âm mưu của Tưởng là đánh đổ Cộng sản. Với bọn Lư Hán, Tiêu Văn, Đảng Cộng sản tồn tại là nó chết, vì sẽ bị Tưởng trị. Nên ta mới lập mẹo tuyên bố giải tán Đảng, chỉ tuyên bố về danh nghĩa mà thôi, còn trên thực tế Đảng vẫn tồn tại. Khi đưa ra bản tuyên bố giải tán Đảng ở Thường vụ, người không tán thành nhất là đồng chí Trường Chinh. Sau Tưởng không có lí do gì thúc ép khi Đảng đã tuyên bố giải tán.
    Sang Trung Quốc, Mao đưa Bác vào quỹ đạo của Mao. Sang tới Liên Xô, Stalin lại đưa Bác vào quỹ đạo của Stalin. Chuyến đi Trung quốc và Liên xô năm 1950 của Bác là chuyến đi gian khổ. Khi đó Stalin nói : Bây giờ cách mạng Trung quốc thành công rồi, Trung quốc có trách nhiệm giúp đỡ các nước phương Đông, cũng như Liên xô có trách nhiệm giúp đỡ các nước châu Âu và châu Mỹ. Trung quốc cho như thế là Quốc tế cộng sản đã phân công Trung quốc phụ trách châu Á. Bám vào ý kiến ấy, sau này Trung Quốc coi như là người đỡ đầu ta. Tôi cho rằng vì lý do đó như thế mà mấy lần Bác từ chối làm Tổng bí thư. Ngoài việc Ban chấp hành Trung ương trong nước chỉ định đồng chí Trường Chinh làm Tổng bí thư, có lẽ Bác cho rằng nếu Bác nhận làm Tổng bí thư thì Liên xô sẽ gây chuyện. Từ Đại hội Đảng ta lần thứ nhất ở Macao, Hà Huy Tập đã phê phán Bác như Quốc tế cộng sản đã phê. Bác không nhận là ************* cũng là thật lòng chứ không khách khí. Sau này anh Lê Đức Thọ nói với tôi rằng khi đề nghị Bác làm ************* Bác từ chối mãi, Bác nói mình là ************* à ? mình chỉ đứng đằng sau thôi, còn tìm người khác làm. Người còn nói nếu tìm khó quá cứ đưa Bảo Đại ra làm rồi mình thu xếp. Bác thực sự vì cách mạng chứ không vì mình.
    (còn tiếp)
  8. B.40

    B.40 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/07/2002
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    Đấy là về phía Liên Xô, Trung Quốc, còn về phía Đảng cộng sản Pháp, là Đảng thân thiết với ta, lúc đầu họ cũng cho ********* là phái thân Nhật chứ không phải cộng sản. Năm 1950, Đảng Cộng sản Pháp phái Léo Figuères, uỷ viên dự khuyết của Trung ương, phụ trách tờ báo Thanh Niên, sang điều tra tình hình của ta. Léo Figuères đến Việt Bắc. Về mặt chức vụ, tôi cũng tương đương với anh, nên được cử tiếp anh. Cố nhiên là năm 1946, khi sang Pháp Bác cũng đã nói được một phần nào rồi, nhưng Đảng Cộng sản Pháp chưa thể hiểu hết. Léo Figuères muốn biết thực sự Đảng cộng sản có tồn tại hay không, anh ta đi khắp các nơi, ở đâu cũng thấy có Đảng cộng sản, mà đảng viên Đảng cộng sản là những người lao động, những người công nhân, trí thức, còn quan lại, địa chủ là tượng trưng bên ngoài thôi. Từ đó Đảng cộng sản Pháp mới thực sự công nhận ta. Cũng từ đó mới có các phong trào ủng hộ Việt Nam. Trước đó, Đảng Cộng sản Pháp không làm gì để ủng hộ ta. Đó là khó khăn đối với Bác lúc bấy giờ.
    (........). Ta làm cách mạng ở một nước thuộc địa chứ không phải làm cách mạng ở một nước tư bản, hay quân phiệt nông dân như Trung Quốc. Vấn đề thống nhất dân tộc Việt Nam nhiều người không hiểu được, cho đến tận bây giờ nhiều người vẫn hiểu là phải nhấn mạnh liên minh công nông. Bác có lúc nói Đảng của giai cấp công nhân là theo thời cuộc, và cũng là để chiều lòng người... Bác định nghĩa Đảng đúng nhất là ở Đại hội II. Đảng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, tức là của dân tộc Việt Nam. Bây giờ lại càng đúng, vì nông dân, công nhân có cách biệt gì lớn, không phải là giai cấp bị áp bức, cùng làm chủ cả, cùng là người lao động tự do, thêm một số trí thức nữa, chứ không phải chỉ có giai cấp công nhân mới ra đời mấy chục năm nay. Bác hết sức sâu sắc nhưng người không nói ra. Những bài viết, những bài phát biểu của Bác từ năm 1920 đến năm 1925 có phân tích sâu sắc, lí luận sắc bén. Sau này, từ Cách mạng tháng 8 trở đi, Người viết ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề, không phân tích dài dòng để quần chúng dễ hiểu. (...).
    Sau khi gặp Stalin và Mao, hai bên cứ thúc ép Bác làm như họ, tức là liên minh công nông, do Đảng lãnh đạo, lập chính quyền công nông, rồi làm cải cách ruộng đất. Bác chưa muốn làm cải cách ruộng đất. Thuyết ba giai đoạn của đồng chí Trường Chinh đưa ra ở Đại hội II là có ý kiến của Bác. Theo thuyết ba giai đoạn thì cải cách ruộng đất để sau, hãy làm giảm tô, giảm tức. Đồng chí Trường Chinh phân tích rất hay. Năm 1946, họp Xứ uỷ, tôi được nghe ông nói : dưới chính quyền cách mạng, những cải cách nhỏ đều có ý nghĩa cách mạng, nhiều cải cách nhỏ cộng lại thành cuộc cách mạng lớn.
    Mùa thu năm 1950, Trung Quốc phái hai phái đoàn cố vấn sang Việt Nam. Một đoàn chính trị do La Quý Ba làm cố vấn. La Quý Ba trước là bí thư của Mao, bí thư Sơn Tây. Ông này là người nghiêm chỉnh, phục Mao Trạch Đông như một ông thánh. Ông là người tin cẩn của Mao. Còn tổng cố vấn về quân sự là Vi Quốc Thanh. Đoàn cố vấn quân sự đông hơn, vì nó có đủ cả bộ máy của quân sự. Ta không hiểu thâm ý của Trung Quốc là muốn sửa ta. Họ sang để giới thiệu kinh nghiệm Trung Quốc, lí luận Mao Trạch Đông, lí luận quân sự, tổ chức quân đội. Việc đầu tiên của họ là sửa quân đội đã. Họ sửa cả Đảng trong quân đội cho nên mới lập ra chức chính uỷ. Trước ta chỉ có chính trị viên. Cùng là chính trị cả nhưng có khác nhau về chức năng. Chính uỷ là người bao trùm lên tư lệnh, chứ không phải tư lệnh là người quyết định. Lập ra chính uỷ là để xác định vị trí của Đảng, mà việc đầu tiên là nhắm vào ông Giáp. Vì ông Giáp xuất thân từ trí thức, năm 1950 mới có 10 tuổi Đảng, mặc dù ông tham gia cách mạng từ những năm 1930, nhưng ông hoạt động bị bắt, rồi lại đi học, mãi đến năm 1940 mới được Bác kết nạp vào Đảng. Theo Trung Quốc, ông là một trí thức, xuất thân không phải công nông, để ông nắm quân sự là không ổn. Đặt ra chức chính uỷ là để phụ trách Đảng trong quân đội. Có người đưa cho đoàn cố vấn một danh sách cán bộ trong quân đội xuất thân gia đình không phải là công nông định để gạt ra khỏi quân đội. Ai đưa danh sách này cho đoàn cố vấn ? Tôi ngờ rằng đó là một người trong quân đội, người này là Lý Ban, phó của Văn Tiến Dũng. Văn Tiến Dũng là cục trưởng, Lý Ban là cục phó. Ông Giáp mới đưa danh sách đó cho Bác, Bác bảo đốt ngay đi, thay bằng ấy người thì quân đội không còn cán bộ. Nguyễn Hữu An, Đặng Vũ Hiệp đều trong danh sách ấy cả, vì thuộc trí thức. Theo họ, chấn chỉnh quân đội trước để chuyển sang tổng phản công. Lúc đó ta tin tưởng quá nhiều vào Trung Quốc, vì các ông Trang Điền, Chu Hạ sang nói khi nào Quân giải phóng "nam hạ" (đi xuống phía nam) thì sẽ giúp Việt Nam đánh Pháp.
    Đầu năm 1950, Bác cùng Bộ chính trị phân tích tình hình, mối quan hệ giữa thế và lực. Lực của ta còn yếu, mới có một đơn vị tổ chức thành đại đoàn 308. Còn lại là tiểu đoàn và trung đoàn. Lực lượng thực sự cũng yếu. Tổng phản công lúc này cũng khó. Chỉ hi vọng ở cái thế. Bác đã viết trong " Học đánh cờ " : lực yếu nhưng thế mạnh thì lực sẽ tăng. Về lí luận thì đúng, nhưng còn trong điều kiện cụ thể lại khác. Nên ta tính năm 1950 chưa thể tổng phản công được. Vi Quốc Thanh chuẩn bị, mọi việc nhất nhất xin ý kiến của Mao. Mùa thu năm 1950, ta đánh chiến dịch Biên giới Đường số 4. Trần Canh trực tiếp sang giúp. Tôi nghe nói lúc đầu ta định đánh từ Cao Bằng (theo ý ông Giáp). Trần Canh nói ta nên đánh Đông Khê. Vì Đông Khê là tuyến chính nhất ở trên này. Mà đánh vào điểm yếu thì cả phòng tuyến của địch sẽ bị rung. Đánh vào điểm mạnh thì ta chưa đủ sức. Đúng là Trung Quốc có công giúp ta trong trận Biên giới. Sau thắng lợi mới, tổng kết chiến dịch và sau đó là tiến hành chỉnh huấn, chỉnh quân, thay đổi lại tổ chức quân đội.
    Thế là năm 1950-51 đoàn cố vấn thực hiện chỉnh đốn quân đội. Các chỗ khác họ chưa đụng tới. Đại hội Đảng ta năm 1951, đại biểu nước ngoài tới dự chỉ có La Quý Ba, bên Cam-puchia có Xieng Hiêng (sau phản bội), phía Lào có một đại biểu. Tại Đại hội, La Quý Ba phát biểu chủ yếu về thuế nông nghiệp. Sau đó bắt đầu đánh thuế. Họ đem các nề nếp từ bên Trung Quốc sang, đem kinh nghiệm chỉnh đảng, chỉnh phong từ Diên An sang. Sau Đại hội ta không nói gì đến cải cách ruộng đất, chỉ thấy nói đến lí thuyết ba giai đoạn, vì thế nên mùa hè năm 1952 Mao Trạch Đông và Stalin gọi Bác sang, nhất định bắt phải thực hiện cải cách ruộng đất. Sau thấy không thể từ chối được nữa, Bác mới quyết định phải thực hiện cải cách ruộng đất. Bác viết một bài nhan đề " Terre et eau " (đất và nước) kí tên là Le Ding, đăng ở tạp chí Vì một nền hoà bình lâu dài, vì một nền dân chủ mới. Bác nói đại ý : Đất và Nước bao giờ cũng đi liền với nhau, muốn giải phóng nước phải đưa đất cho dân. Bác nói khéo để nói lên việc phải cải cách ruộng đất. Năm 1952, Đảng ta không có đoàn nào dự Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô. Mùa hè năm 1952, sau khi đi Trung Quốc và Liên Xô về, Bác chuẩn bị cho Hội nghị cán bộ đầu năm 1953, quyết định cải cách ruộng đất. Trung Quốc cử đoàn cố vấn sang, bao gồm cố vấn công an, cố vấn tổ chức, cố vấn tuyên truyền. Đoàn cố vấn cải cách ruộng đất do Kiều Hiểu Quang làm trưởng đoàn. Kiều là phó bí thư tỉnh uỷ Quảng Tây. Họ muốn qua cải cách ruộng đất để chỉnh đốn lại Đảng ta. Thời gian từ lúc tiến hành cải cách ruộng đất đến lúc dừng là 3 năm. Khi đó tôi thường được dự họp Bộ chính trị do đó cũng biết một số việc. Đó là việc làm thí điểm cải cách ở đồng bằng và chọn đồn điền Nguyễn Thị Năm. Nguyễn Thị Năm tức là Cát Thành Long có một người con làm trung đoàn trưởng ở cục chính trị của Văn Tiến Dũng. Gia đình bà trong dịp Tuần lễ Vàng có hiến 100 lượng vàng. Bà còn tham gia công tác của Hội phụ nữ từ năm 1945 đến 1953. Tôi chưa đến đó lần nào, các anh Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Đức Thọ thường hay ăn cơm ở nhà bà. Gia đình Nguyễn Thị Năm cũng giống như các gia đình Đỗ Đình Thiện, Trịnh Văn Bô giúp đỡ nhiều cho cách mạng. Chọn địa chủ Nguyễn Thị Năm để làm trước là do có người mách cho cố vấn Trung Quốc. Họp Bộ chính trị Bác nói : " Tôi đồng ý người có tội thì phải xử thôi, nhưng tôi cho là không phải đạo nếu phát súng đầu tiên lại nổ vào người đàn bà, mà người ấy lại cũng giúp đỡ cho cách mạng. Người Pháp nói không nên đánh đàn bà, dù chỉ đánh bằng một cành hoa ". Sau cố vấn Trung Quốc là La Quý Ba đề nghị mãi, Bác nói : " Thôi tôi theo đa số, chứ tôi vẫn cứ cho là không phải ". Và họ cứ thế làm. Thuyết của họ là không dựa vào tổ chức cũ mà tổ chức lại một số tổ chức khác của Đảng, họ phủ nhận hết các tổ chức khác như chính quyền, các đoàn thể. Ai lãnh đạo cách mạng tháng tám thành công, ai lãnh đạo cuộc kháng chiến từ năm 1945 đến năm 1953. Thế mà họ thẳng tay bỏ hết, trong đó có mấy ngàn người bị xử tử. Mục đích của họ không phải là cải cách ruộng đất mà là đánh vào Đảng ta. May mà đến năm 1956 ta kịp dừng lại, nếu không thì tan nát hết. Sau này có những phiên họp Bộ chính trị tôi hay ngồi lại cùng Bác nói chuyện. Có lần Bác trầm ngâm nói : " Mình đã nói để kháng chiến xong đã, mới tiến hành cải cách ruộng đất, cứ ép mãi. Mà nếu có làm cũng làm theo cách ta, chứ không theo họ ".
    Đánh thuế công thương nghiệp, cải tạo tư sản cũng là do Trung Quốc đề ra. Hậu quả là (...). Không phải địa chủ mà phú nông, thậm chí trung nông cũng đánh. Đảng viên nhiều người tốt cũng bị đánh. Kết quả của những chính sách, cải cách lúc đó là như thế. Do đó khi Cách mạng tháng tám thắng lợi không khí vui mừng đến như thế, mà chiến thắng Điện Biên Phủ không khí không được vui bằng.
    Tôi nhớ có chuyện thế này, đầu năm 1951, lúc đó tôi là chánh văn phòng của Tổng bí thư nên được dự các cuộc họp của Thường vụ Trung ương. Trong một cuộc họp Thường vụ Trung ương, Bác nói Stalin không được như thế đâu, chỉ vì người ta cần có một ngọn cờ mà đưa lên như thế. Nghĩa là Bác biết rõ Stalin. Người không sùng bái, cũng như không sùng bái Mao Trạch Đông. Nhiều lúc Bác cũng phải ngoại giao. Cũng như Bác không thích gì Tưởng Giới Thạch, nhưng Bác vẫn dịch cuốn Trung Quốc mệnh vận do Tưởng viết, rồi đem biếu Trương Phát Khuê. Tranh thủ để giữ vững chính quyền, giảm được kẻ thù. Bác hết sức tinh trong nhìn nhận tình hình chính trị. Nhưng người ít nói. Nhiều người không biết cứ tưởng Bác mơ hồ trong vấn đề này khác. (...)
    Thời gian này quan hệ với Trung Quốc không gay go, vì tình bạn của Bác với Chu Ân Lai, Lí Phú Xuân, Diệp Kiếm Anh... khi bác ở Quảng Châu là thân thiết. Năm 1938-39 Chu Ân Lai cũng giúp đỡ Bác nhiều. Chỉ có sau này với Mao Trạch Đông là Bác gặp khó khăn thôi.
    Sau năm 1945, Liên Xô, Trung Quốc không công nhận ta. Đảng cộng sản Pháp cũng nghi ngờ.
    Năm là 1950-52, Mao Trạch Đông và Stalin gọi Bác sang phê phán gay gắt, buộc phải thay đổi đường lối, dẫn ta đến sai lầm trong cải cách ruộng đất. Tuy nhiên Trung Quốc giúp ta chỉnh lại quân đội có phần đúng. Mục đích của họ là sửa lại cả quân sự, chính trị, tổ chức, cách dùng người. Nhân nói về chính sách dùng người của Bác, tôi muốn kể chuyện này. Có lần trong một cuộc hội nghị về công tác tổ chức, Lý Ban nói : " Đối với con cán bộ khi kết nạp vào Đảng không cần phải thời gian dự bị, mà được chính thức ngay ". Bác nói ngay : " Chú nói như thế không đúng. Đối với cách mạng phải xem cụ thể người ấy như thế nào. Vì có chuyện hổ phụ sinh khuyển tử, tức là hổ đẻ ra con là chó. Phan Bá Ngọc là con của Phan Đình Phùng đã đưa mật thám bắt Phan Bội Châu. Nhưng cũng có những địa chủ lớn như Bành Bái, địa chủ nổi tiếng ở tỉnh Quảng Đông lại là người tiến bộ, Đảng cộng sản coi là anh hùng. Cho nên không được máy móc, không được xem nguồn gốc xuất thân, lí lịch làm quan trọng ".
    Họ sửa khá nhiều nên Bác đau lòng. Bao nhiêu nhân sĩ Bác lôi kéo tranh thủ, sau đó phải gạt hết, có những người còn bị đấu tố nữa.
  9. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    có người nói hồi ký HT đăng ở hải ngoại đã bị sửa, thế hồi ký gốc thì tìm ở đâu cho bảo đảm nhỉ!
  10. B.40

    B.40 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/07/2002
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    Vâng, nó có thể bị sửa bác Cavalry, nhưng theo bác thì nó bị sửa theo hướng nào?. Tôi cũng cho nhiều đoạn không chính xác lắm, vì tôi đã nghe băng buổi nói truyện của ông HT vào khoảng năm 88-89 gì đó, chính vì vậy tôi chỉ đưa nhưng đoạn tôi cho là hợp lý, trên cơ sở so sánh với các tài liệu khác, ví dụ như cuốn ?o DBP điểm hẹn lịch sử ?o của DT VNG phần cuối cũng nói rất nhiều về quan hệ LX-TQ-VN, còn về nội bộ đảng giai đoạn 30 - 45 thì lịch sử đảng cũng có nói sơ bộ, còn trong các buổi nói chuyện thời sự hay dạy chính trị, người ta còn nói toạc móng heo ra kia. Hay trên tờ Feer thỉnh thoảng cũng có bài về chủ đề này.
    Tài liệu tôi đưa có tính tham khảo, bác nào có ý kiến hay tài liệu khác thì xin chỉ giáo.

Chia sẻ trang này