1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến thuật biển người - huyền thoại và sự thật ?

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi chiangshan, 04/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hanoixx1

    hanoixx1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2004
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    0
    Em có đọc 1 số tài liệu nói về chiến thuật đánh đồn phòng ngự kiên cố của binh chủng đặc công, học chỉ dùng bộc phá và thủ pháo, hầu như không dùng AK, càng không có pháo binh yểm trợ.
    Sao chẳng thấy chú VNCH nào đem chiến thuật này ra mổ xẻ nhỉ
  2. TimeBreak

    TimeBreak Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2004
    Bài viết:
    1.386
    Đã được thích:
    9
    Bác là bác cứ đùa dai, muốn mổ xẻ c ái giề thì cũng phải trải nghiệm qua ít nhiều thực tế chứ! Với món này của Bác, trải nghiệm thực tế xong chắc mấy chú VNCH ngồi nóc tủ vịn nải chuối mà phân tích quá!
  3. tranvudan

    tranvudan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
    theo một số tài liệu thì năm 1967, quân đội mình đã dùng chiến thuật biển người nhằm tập trung quân Mỹ dồn về chiến trường Khe Sanh đây là chiến thuật đánh lạc hướng quân địch khi ta đang chuẩn bị Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu thân 1968. Ở Khe Sanh mình cũng tổn thất nặng về người với chiến thuật này vì bom đạn Mỹ
  4. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    To Chiang san: Theo suy nghĩ của tớ, không có gì khác nhau cả. Nếu ta định nghĩa cụm từ ?otấn công biển người? là tấn công bằng một khối bộ binh dày đặc và ?otấn công sóng người? là tấn công với đội hình dàn hàng ngang, thì biển người chính là sự phát triển của sóng người với cường độ mật tập cao.
    Về sự hình thành của chiến thuật biển người. Có một đoạn trong cuốn ?oSự phát triển về chiến thuật của quân đội Xô Viết trong những năm chiến tranh giữ nước vĩ đại 1941 ?" 1945?. Tập I. Học viện quân sự Phơ ?" run ?" de. NXB QĐND. 1961: ?oTrong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, việc quân đồng minh chuyển sang dùng chiến thuật khối lượng bộ binh dày đặc tấn công sau một thời gian bắn phá mãnh liệt (nhưng hồi đó hiệu quả pháo binh còn ít) chủ yếu do quân Đức chuyển sang chiến thuật phòng ngự trận địa kiên cố?.
    Về ý ?ođánh công kiên không phải là biển người? mà chiangsan nhận định ở trên, em xin nói rõ hơn theo hiểu biết của em. Trước hết, ta chỉ xét trường hợp bên tiến công không có hoả lực đủ sức tiêu diệt địch từ xa, thời gian để thực hành bao vây và tấn công là hạn chế (ví dụ như nhiệm vụ tiêu diệt là nhiệm vụ chính, để tránh vũ khí huỷ diệt, tránh bị phản kích, bao vây ngược, để hợp đồng tác chiến hay là để kỷ niệm một sự kiện gì đó v.v? Nếu không có sự hạn chế về thời gian, như ta đã thấy ở chiến tranh Việt Nam, thông thường phe tấn công sẽ dùng hình thức bao vây và bức rút, bức hàng). Theo em, ta chia ra 2 hình thái tấn công:
    -- Trong trường hợp vận động tiến công quân địch phòng ngự lâm thời, bộ binh có thể áp sát tiêu diệt đối phương mà không có nhiều sự cản trở về địa hình, địa vật. Với mục tiêu là chia cắt và tiêu diệt, trong điều kiện không có hoả lực đột kích mạnh (tăng, thiết giáp), thì mục tiêu trên cũng đồng nghĩa với việc phải tiếp cận quân địch nhanh nhất có thể và trên diện rộng nhất có thể, như vậy việc những lớp sóng người xô lên là điều dễ hình dung và hoàn toàn chính xác.
    -- Cùng với sự phát triển của chiến thuật phòng ngự theo tuyến và theo lớp sang chiến thuật phòng ngự trận địa kiên cố, chiến thuật tấn công cũng sẽ phải phát triển theo. Đó là sẽ phải tập trung công phá vào một điểm nào đó trong hệ thống phòng ngự (thường thì cửa mở chỉ rộng từ 2 đến 4m), tạo điều kiện cho binh lực tiếp cận mục tiêu, thực hành chia cắt và tiêu diệt thay vì tiếp cận ngay lập tức trên toàn tuyến. Đi đôi với việc phát triển đó, việc tuyến tấn công song song với mục tiêu đã trở nên lỗi thời, vì không thể tiếp cận đối phương theo diện rộng, cũng không thể cùng một lúc toàn đội hình tiếp cận cửa mở. Tuyến tấn công sẽ phải xây dựng sao cho đội hình sẽ tạo thành một mũi tên, xuyên phá vào lỗ hổng được tao ra, tràn ngập đối phương trong thời gian ngắn nhất. Như vậy, so với chiến thuật cũ, chiến thuật mới tuy giống nhau về ý đồ, về mức độ thương vong trên lý thuyết, về tập trung và chuẩn bị lực lượng, phương án tác chiến tung thâm (ví dụ như đều phải có tuyến xuất phát tiến công, và binh lực phải vuợt trội đối phương v.v..) và giống mọi kịch bản tấn công khác về mở đầu và kết luận, nhưng lại có điểm khác cơ bản về phương thức tiền hành tác chiến, hình thức tiếp cận.
    Do đó, theo thiển ý của em, trong hai hình thái trên, chỉ có hình thái tấn công địch phòng ngự lâm thời sẽ là tấn công biển người hay sóng người.
  5. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Các bác ơi ngừng đả kích trêu trọc bên nọ bên kia dùm, chiến thuật biển người trở thành 1 chiến thuật tồi tệ là giọng lưỡi của mấy tay nhà văn nói láo nhà báo nói điêu với mấy "nhà hoạt động dân chủ nhân quyền", tức là những kẻ phần lớn chưa từng ra trận bắn phát nào. Những quân nhân thật sự ko bao giờ dám coi đây là 1 chiến thuật vớ vẩn, nếu các bác chịu khó search sẽ thấy bọn Mẽo nghiên kíu kỹ lưỡng chiến thuật này và thằng nào càng đụng trận nhiều càng khen nhiều. Chiến thuật này thực ra có từ khi con người biết đánh nhau quy mô lớn khi bên tấn công dùng số lượng áp đảo để đè bẹp quân phòng ngự. Tuy nhiên nó chỉ trở thành tên gọi 1 chiến thuật quân sự khi được Tàu nghiên cứu đúc rút thành lý luận nghiêm chỉnh với cái tên "nhân hải chiến thuật". Sau đó Mẽo do ăn đòn đủ của chiến thuật này mà cũng phải nghiên cứu theo và đặt tên là "human sea" hay "human wave". Cơ bản chiến thuật này theo tài liệu Mẽo như sau (tài liệu Tàu Maseo mù chữ nên ko so sánh đối chiếu được, sorry ):
    1. Cấp sử dụng: từ tiểu đoàn đến sư đoàn tuỳ mục tiêu. Cấp thấp hơn ko đủ hoả lực để sử dụng, cấp cao hơn ít khi có đất để thi triển. Như vậy ta thấy chiến thuật này có yêu cầu về hoả lực hẳn hoi chứ ko phải chỉ xua quân xông bừa lên.
    2. Từ vị trí xuất phát đến cách mục tiêu 500m: đây là quãng đường mà thương vong chủ yếu do bom và pháo đối phương, bộ binh đối phương ngồi chờ trong vị trí phòng thủ nhìn thấy mà chưa bắn được, khi đó bộ binh dàn thành nhiều hàng ngang cách nhau 30 - 50m, mỗi hàng ngang đều rộng bằng hoặc hơn tuyến phòng ngự đối phương, cùng lúc pháo và cối bắn cấp tập và kèn trống trợ oai. Cách dàn quân như vậy hạn chế được thương vong do bom và pháo vì thực ra các hàng quân cách khá xa nhau, nếu bị bắn đúng hàng cũng chỉ chết 2 ông 2 bên. Quân đối phương nhìn xa từ trong các công sự thấp sát mặt đất tưởng như các hàng quân ken đặc với nhau vậy, cộng thêm tiếng pháo và kèn trống tạo hiệu quả khủng bố tâm lý tối đa.
    3. Từ 500m đến 200m: các loại súng máy cộng đồng như đại liên và trung liên của quân phòng ngự phát huy tác dụng, thương vong lúc này chủ yếu do các ổ hoả lực đó gây ra. Đội hình lúc này biến từ nhiều hàng ngang thành nhiều hàng dọc. Thực ra việc thay đổi đội hình chỉ diễn ra ở cấp tiểu đội nên rất nhanh. Các tiểu đội đang nằm trong hàng ngang chuyển thành hàng dọc lấp đầy khoảng cách giữa các hàng ngang trước đây, người trước che cho người sau, tiểu đội trước che cho tiểu đội sau vì thế quân phòng ngự chỉ bắn được những thằng đi đầu, toàn bộ phía sau vẫn được che chắn nối đuôi nhau xông lên. Khoảng cách giữa các hàng dọc cũng khá lớn nên vẫn hạn chế được thương vong do bom, pháo. Cùng lúc này các phân đội hoả lực cơ động như đại liên, ĐKZ, cối cũng di chuyển đến cách đối phương 500m để yểm trợ trực tiếp cho bộ binh tiêu diệt các ổ đề kháng.
    4. Từ 200m đến mục tiêu: lúc này toàn thể quân phòng ngự đã có thể bắn nhưng ngược lại toàn bộ quân tấn công cũng thế, đây cũng là khoảng cách đủ để phát động xung phong ào ạt mà lính ko bị kiệt sức nếu chạy nước rút đến vị trí đối phương. Đội hình xung phong khi đó là các tổ tam tam dàn hàng ngang, 1 chạy trước, 2 chạy sau hoặc 2 chạy trước, 1 chạy sau yểm trợ. Với hàng trăm hàng ngàn tổ tam tam như vậy xông lên thì thằng trước vẫn che được thằng sau, thằng sau vẫn có thời gian ngắm bắn ghìm đầu quân phòng ngự xuống yểm hộ cho thằng trước. Lúc này các phân đội hoả lực cơ động cũng đã di chuyển xong tới vị trí đủ gần để yểm hộ hữu hiệu cho quân xung phong nên chuyện đứng hẳn lên bờ hào mà bắn hạ quân tấn công như phát cỏ chỉ có trong phim Mẽo thôi, sự thực thì lúc đó thằng quân phòng ngự nào nhanh chân thì chạy thoát, ông nào còn sớ rớ trong chiến hào thì chỉ có nằm ép sát đất chờ chết hoặc trở thành tù binh .
    Đấy, nghiên kíu tổng quát của Mẽo về "chiến thuật biển người" là như rứa, tất nhiên là nếu trận đánh suôn sẻ cho phía Tàu thì diễn tiến như vậy chứ ko suôn sẻ thì nhiều lí do lắm. Thực tế cho thấy nó cũng ko tồi chút nào nên mới đánh được Mẽo chạy 1 mạch từ sông Áp Lục về đến vĩ tuyến 38. Chiến thuật này thực ra tận dụng được tối đa ưu thế đông quân của Tàu, hạn chế đáng kể nhược điểm yếu kém về hoả lực và trang bị. Chiến thuật này cũng có áp dụng các biện pháp hạn chế thương vong cho binh sĩ nên nếu nói nó vô nhân đạo thì có lẽ là hơi thiếu hiểu biết (em chỉ nói "có lẽ" thôi nhé ). Thêm nữa nếu chiến thuật này thành công thì thời gian kết thúc trận đánh rất nhanh, chỉ hơn thời gian đi từ vị trí xuất phát đến mục tiêu tí nên giảm thương vong. Quân Tàu cùng lúc tràn ngập mọi vị trí nên mọi việc sau đó như tảo thanh chiến địa, chuồn luôn tránh bom pháo dập, củng cố công sự chống phản kích, tập hợp đội hình tiếp tục truy kích phát huy chiến quả ... đều có thể thực hiện chóng vánh.
    Chào thân ái và quyết thắng!
  6. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Ở Khe Sanh ko có 1 trận tấn công quy mô lớn nào của ta. Ta thực hành vây hãm, dùng pháo binh tấn công là chủ yếu, lấy quái đâu ra tấn công biển nguời.
    1972, Chiến dịch phòng ngự đường 13, khu vực Tàu Ô Vũng Tàu, lính bộ binh VNCH cởi trần, vận quần cộc, chỉ mang 1 túi lựu đạn bò vào các công sự của ta chọi xuống gây thiệt hại nhiều. Ta phải bố trí các tổ cảnh giới phục kích sẵn mới phá được chiến thuật này.
  7. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Bài của bác maseo hay quá. Có cái hình này chắc hợp với bài của bác. Các bác vào đây: http://indochine54.free.fr/vm/ctac1.html để xem chi tiết hơn, em lười ngồi gõ.
    [​IMG]
    Sự phát triển của đội hình tấn công quân đoàn, sư đoàn Hồng quân:
    trước chiến tranh:
    [​IMG]
    gần Matxcơva:
    [​IMG]
    thời kì phản công:
    [​IMG]
    [​IMG]
    năm 1945:
    [​IMG]
    Trong cuốn: ?oSự phát triển về chiến thuật của quân đội Xô Viết trong những năm chiến tranh giữ nước vĩ đại 1941 ?" 1945?. Tập II. Học viện quân sự Phơ ?" run ?" de. NXB QĐND. 1961
    Được vo quoc tuan sửa chữa / chuyển vào 19:51 ngày 05/09/2006
  8. likeweapon

    likeweapon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/12/2005
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Bác Maseo viết hay quá : rõ ràng ,ngắn gọn, dễ hiểu. Thế mà trước giờ mình tưởng biển người chỉ là nướng quân vì thiếu vũ khí hiện đại và chỉ có bọn khựa áp dụng.
  9. hanoixx1

    hanoixx1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2004
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    0
    [/quote]
    1972, Chiến dịch phòng ngự đường 13, khu vực Tàu Ô Vũng Tàu, lính bộ binh VNCH cởi trần, vận quần cộc, chỉ mang 1 túi lựu đạn bò vào các công sự của ta chọi xuống gây thiệt hại nhiều. Ta phải bố trí các tổ cảnh giới phục kích sẵn mới phá được chiến thuật này.
    [/quote]
    Em có đọc 1 tài liệu nào đó nói về trận đánh này rồi nhưng không nhớ tên tài liệu
    Trận này hình như do Công truờng 9 tổ chức, đến cuối giai đoạn phòng ngự, chiều sâu của của trận địa phòng ngự chỉ còn khoảng 200m mà phía VNCH không thể xuyên thủng nổi. Đây cũng là một trận đánh nổi tiếng, là nguyên mẫu để nhà văn Nam Hà viết tập 1 quyển tiểu thuyết Đất miền đông.
    P/S: quyển sách em đọc là 1 quyển viết theo dạng nghiên cứu chiến thuật mượn từ thư viện của cơ quan ông già em. Em cũng chẳng nhớ tựa đề là gì nữa, đọc cách đây cũng khoảng chục năm rồi
    Được hanoixx1 sửa chữa / chuyển vào 15:42 ngày 06/09/2006
    Được hanoixx1 sửa chữa / chuyển vào 15:43 ngày 06/09/2006
  10. 10con3

    10con3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2005
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0
    Khi gõ cụm từ ''chiến thuật biển người", mình tình cờ tìm được cái này. Hình như là các đ/c TQ lấy từ diễn đàn ta và dịch sang tiếng Trung.
    http://72.14.235.104/search?q=cache:ows9QMaGa_AJ:bbs.yournet.cn/cgi-bin/topic.cgi%3Fforum%3D3%26topic%3D11234+%22chi%E1%BA%BFn+thu%E1%BA%ADt+bi%E1%BB%83n+ng%C6%B0%E1%BB%9Di%22&hl=vi&gl=vn&ct=clnk&cd=49

Chia sẻ trang này