1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến thuật biển người - huyền thoại và sự thật ?

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi chiangshan, 04/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Chính xác đấy bác ợ, các bác Tàu và cả các bác PA15 đều theo dõi chặt chẽ 2 box QS và box LSVH. Các bác Tàu tuy ko phải "người có trách nhiệm" nhưng biết tiếng Việt cũng thíc vào đây xem, để chơi thôi, hoặc quảng cáo linh tinh chắc nhiều bác cũng đã nhận được . Sang box China thì các bác Tàu đầy trong đó, post bài bàn luận toé loe chứ ko chỉ toạ sơn quan hổ đấu như khi vào box ta đâu. Thế cho nên nếu các bác có thông tin gì muốn đưa vào trong các topic kiểu "trang bị của NC" thì cũng 1 vừa 2 phải thôi.
    Nói ít hiểu nhiều
  2. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Không biết mình có hiểu đúng ý bác maseo không nhỉ
    Trong các kí sự về CTBG năm 79 (bị ảnh hưởng tuyên truyền cũng nhiều, nhưng một số do các phóng viên trực tiếp lên chốt, phỏng vấn bộ đội thì khá thật) thì kinh nghiệm của chiến sĩ là đợi vào dưới 100m mới bắn điểm xạ và dùng lựu đạn (lúc này chúng chia thành từng tốp nhỏ), tránh trường hợp thấy địch tràn lên đông mà mất bình tĩnh bắn loạn xạ ngay từ xa, vừa tốn đạn, mau đỏ nòng mà hiệu quả không cao. Cũng nhắc đến cả kĩ thuật dùng ống bương lựu đạn....
    u?c chiangshan s?a vo 10:52 ngy 07/09/2006
  3. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Bác Maseo có một bài quá rõ ràng về chiến thuật tấn công với đội hình Tiểu đoàn. Em xin mạo muội tóm lược sự phát triển về chiến thuật bộ binh tấn công trong đội hình Quân đoàn, Sư đoàn của Hồng quân Liên Xô trong những năm Chiến tranh vệ quốc, qua đó mong rằng chúng ta có cái nhìn rõ hơn về một số chiến thuật tấn công khác nhau của Hồng quân thời kỳ này, từ đó rút ra được thêm ý gì về chiến thuật tấn công chăng. Trong này có ***g một chút quan điểm của em, được viết bằng chữ in nghiêng.
    Trong chiến thuật này, em tạm chia thành chiến lược trong chiến thuật và chiến thuật trong chiến thuật.
    Về chiến lược, điểm mấu chốt là phải chọn hướng đột kích chủ yếu, tập trung lực lượng và phương tiện chiến đấu nhằm mục đích nâng cao mật độ chiến đấu.
    Hướng đột kích chủ yếu vào khu vực phòng ngự chiến thuật của địch nằm trong phạm vi kế hoạch tác chiến của Tập đoàn quân (nếu tác chiến chiến dịch cỡ Tập đoàn) và của Quân đoàn (tác chiến chiến dịch cỡ Quân đoàn), thường do Bộ Tư lệnh Tập đoàn quân (Quân đoàn) chỉ thị. Nhiệm vụ của người thi hành là xác định chi tiết về hướng đột phá của mình. Khi chọn hướng đột kích chủ yếu, thường cân nhắc trước tiên về nhiệm vụ được giao, binh lực và tính chất phòng ngự của địch, lực lượng và phương tiện của ta cũng như điều kiện địa hình. Hướng đột kích chủ yếu nhằm vào chỗ yếu nhất hoặc chỗ bất ngờ nhất trong hướng đột kích đã được giao. Tuy vậy, trong thời kì đầu chiến tranh, Hồng quân có hiện tượng ?ohúc đầu vào đinh? trong khi có khả năng vòng tránh. Điều này và rất nhiều sai lầm chết người của Hồng quân trong giai đoạn tiếp sau chủ yếu là do cách thức làm việc trên sa bàn, thiếu thực tế, ?odội? chỉ tiêu cứng nhắc mà không đánh giá đúng thực lực ta và địch của ban chỉ huy. Sau này tuy có được sửa chữa, nhưng không mất hẳn vì thói làm việc coi sứ mệnh chính trị của người chiến sỹ cao hơn sinh mạng của họ đã ăn sâu vào nếp nghĩ của các cán bộ cao cấp. Tuy nhiên, cũng phải nhận thấy rằng, do tính chất rộng lớn của chiến trường, tổ chức khổng lồ của quân đội nên việc ấn định những chỉ tiêu chiến đấu chung là cần thiết cho vấn đề hợp đồng, chỉ đạo chiến lược trên toàn mặt trận.
    Theo quan điểm chiến thuật của Hồng quân đã được nghiên cứu thời gian trước chiến tranh, yêu cầu không chỉ chọn hướng đột kích đúng mà còn phải tập trung những lực lượng cơ bản của Quân và Sư vào hướng đã chọn, nhằm tạo ưu thế quyết định hơn địch. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu của chiến tranh, Hồng quân phải chiến đấu trên một mặt trận rộng lớn, lực lượng vào phương tiện còn thiếu vào yếu, chỉ huy kém, sự hỗ trợ còn nhiều sai sót (ví dụ như pháo bố trí quá xa, chỉ bắn được vào tuyến phòng thủ tiền duyên, khi bộ binh bắt đâu chiến đấu tung thâm thì là lúc pháo di chuyển, dẫn đến không yểm trợ kịp thời, không quân và cả pháo binh chỉ có nhiệm vụ trước mắt, mà không có nhiệm vụ tiếp sau cụ thể cũng dẫn đến rối loạn khi bộ binh tiến vào tung thâm, chỉ huy pháo binh thuộc ban chỉ huy Quân và Sư nhưng lại không đi theo bộ phận này, gây mất thời gian dẫn đến mất thời cơ v.v?). Thời gian này, ở hướng chủ yếu, Sư Hồng quân được tăng cường trung bình 1 Trung đoàn pháo, 1 tiểu đoàn cối cận vệ, 1 tiểu đoàn xe tăng. Việc tăng cường như vậy vẫn chưa đủ để tạo một mật độ chiến thuật cần thiết trong phạm vi tấn công của Sư.
    Hình 1 mô tả mật độ chiến thuật của một số Sư bộ binh ở thời gian phản công gần Matxcơva tháng 12 năm 1941.
    (hình 1).
    [​IMG]
    Đến mùa thu năm 1942. Bộ chỉ huy tối cao Hồng quân ra chỉ thị cho chỉ huy các cấp khi tổ chức tấn công không được dàn đều lực lượng và phương tiện. Nên nếu khi phản công ở Matxcơva các Sư bộ binh Hồng quân dàn đều thì đến trận phản công Stalingrát đã kiên quyết tập trung, khiến mật độ chiến thuật rất cao, tạo điều kiện đột phá và phát triển tấn công. Hình 2 là mật độ chiến thuật trong phản công ở Stalingrat.
    (hình 2)
    [​IMG]
    Việc tập trung mật độ lên đến đỉnh điểm ở những năm cuối chiến tranh. Hình 3 mô tả mật độ chiến thuật và so sánh binh, hoả lực LX và Đức ở những năm cuối chiến tranh.
    (hình 3)
    [​IMG]
  4. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Về chiến thuật, có những điểm nổi bật sau: Chiều sâu của nhiệm vụ chiến đấu ?" đội hình chiến đấu - chiều rộng của dải tấn công. Những điểm này phụ thuộc lẫn nhau và phụ thuộc vào nhiệm vụ chiến đấu.
    --Chiều sâu nhiệm vụ chiến là một thành tựu lớn trong lý luận quân sự Xô viết. Thời kỳ đầu chiến tranh, phần lớn có khuynh hướng phân thành nhiệm vụ trước mắt và nhiệm vụ tiếp sau. Hình 4 có thể chỉ ra chiều sâu nhiệm vụ điển hình ở thời kì đầu chiến tranh (tháng 12 năm 1941)
    (hình 4)
    [​IMG]
    [​IMG]
    Những mức độ trung bình về chiều sâu nhiệm vụ được đúc kết và chỉ ra trong điều lệnh chiến đấu năm 1942 (thích hợp cho chiến thuật đến năm 42) như sau: nhiệm vụ trước mắt của Trung đoàn bộ binh phải gồm việc chiếm hoặc tiêu diệt các cứ điểm phòng ngự đề kháng của địch trong khu vực được giao và trước hết phải phá tan hệ thống hoả lực của bộ binh, cối, pháo căn bản (pháo tầm ngắn và cối được gộp lại gọi chung là pháo căn bản) và xe tăng địch. Nhiệm vụ tiếp sau bao gồm việc tiêu diệt hoàn toàn sức kháng cự và chiếm lĩnh trận địa kể cả pháo địch.
    Căn cứ vào tính chất bố trí phòng ngự của quân đội Đức hồi đó, nhiệm vụ trước mắt của trung đoàn là 1,5 đến 2,5 km và nhiệm vụ tiếp sau từ 4 đến 5 km.
    Đến mùa hè năm 1943, do phòng ngự của quân Đức có những thay đổi lớn: Phòng ngự có tính chất trận địa và bố trí sâu thành nhiều thê đội, mật độ chiến thuật phòng ngự cũng phát triển. Khi đặt kế hoạch tấn công, chiều sâu nhiệm vụ của các binh đoàn bộ binh lại hạ xuống thấp. Chiều sâu nhiệm vụ của trung đoàn trước đây nay do Sư đoàn đảm nhiệm. Các nhiệm vụ chiến đâu đuợc phân thành nhiệm vụ trước mắt, tiếp sau và trong ngày.
    Trên cơ sở kinh nghiệm năm 43, cũng như những thay đổi về tình chất phòng ngự của quân Đức (nay đã chuyển san phòng ngự chiến lược), tháng 5 năm 1944 Hồng quân đã có chỉ thị mới cho các đơn vị tổ chức đột phá phòng ngự như sau: nhiệm vụ của Trung đoàn bộ binh là chiếm chiến hào 2 của trận địa 1, của Sư là chiếm trận địa 1, của quân là chiếm trận địa pháo căn bản. Như vậy ta thấy ở đây, khi so sánh năm 1943 với giai đoạn sau này, tuy lực lượng và trang bị Hồng quân tăng mạnh, nhưng do phòng ngự của quân Đức có chuyển biến sâu sắc, nên chiều sâu nhiệm vụ không tăng lên. Hình năm chỉ ra chiều sâu nhiệm vụ trong những năm 44-45.
    (hình 5)
    [​IMG]
    --Đội hình chiến đấu của bộ binh Hồng quân phụ thuộc hẳn vào tính chất phòng ngự của địch, tiếp đó là đến chiều sâu nhiệm vụ, chiều rộng dải tấn công, trình độ, trang bị. Trước chiến tranh, dựa vào lý luận chiến đấu có chiều sâu đánh chiếm trận địa có chiều sâu và mạnh, việc bố trí đội hình chiến đấu của Hồng quân là gồm nhiều thê đội. Cụ thể là thành 2 thê đội với thê đội 2 là dự bị gồm 1/3 lực lượng. Hình 6 mô tả bố trí một đội hình chiến đấu điển hình trước năm 1942 (tháng 12 năm 1941)
    (hình 6)
    [​IMG]
    Vậy nhưng, phòng ngự của Đức trong giai đoạn đầu không sâu và có tính chất của các ổ đề kháng. Muốn đột phá không yêu cầu bộ binh có đội hình sâu (cũng do phải chiến đấu trên phạm vi rộng nên thê đội 1 của Hồng quân cũng rất dàn trải). Do vậy, đội hình chiến đấu của Đại đội và Tiểu đoàn rất phân tán, không đảm bảo công kích mãnh liệt ngay từ đầu, các thê đội 2 trước khi bước vào chiến đấu thường bị tổn thất nặng bởi các hoả lực gián tiếp.
    Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm năm 1941 và 1942, mùa thu 1942 Hồng quân có chỉ thị đặc biệt và sau đưa vào điều lệnh với nội dung: Trong điều kiện phương tiện hoả lực còn yếu, việc sử dụng ngay từ đầu mọi hoả lực bộ binh là rất quan trọng, vì thế phải bố trí đội hình tấn công thành một thê đội. Điều lệnh qui định: Để đội hình chiến đấu kể cả đến Sư thành 1 thê đội, các đơn vị chỉ được bố trí dự bị không được vượt quá 1/9 lực lượng, còn tuyến tản binh bố trí người nọ cách người kia 6 đến 8 bước (đây có lẽ là các khối bộ binh khi xung phong). Hình 7 mô tả nguyên tắc bố trí đội hình chiến đấu 1 thê đội của Sư bộ binh theo điều lệnh 1942.
    (hình 7)
    [​IMG]
    Ngoài ra còn gạt bỏ vấn đề ?odương công? (nghi binh chiến thuật) và ?ochủ công?. Trong chiến đấu tấn công, vị trí người chỉ huy có tầm quan trọng rất lớn. Nhưng trước chiến tranh, lại có điều lệnh qui định cán bộ chỉ huy phân đội bộ binh trong đội hình tấn công phải ở trước phân đội mình, kết quả là chỉ huy dễ thương vong, đơn vị không có người chỉ huy và nhẹ nhàng hơn là quan sát không tốt, điều lệnh này cũng được thay đổi.
    Trong đợt phản công Stalingrat và các chiến dịch tấn công mùa đông năm 42-43 đã thực hiện điều lệnh mới. Hình 8,9 mô tả một số trận đánh cụ thể thực hiện điều lệnh 1942.
    (hình 8,9).
    [​IMG]
    Năm 1943, phương tiện chiến tranh tăng lên, quân Đức chuyển từ phòng ngự ổ đề kháng sang phòng ngự nhiều thê đội. Liên Xô lại thay đổi cách bố trí đội hình chiến đấu của Sư (đơn vị tác chiến của LX trong chiến tranh là Sư đoàn) thành 1 thê đội, nhưng trong đó các trung đoàn bố trí thành 2 hoặc 3 thê đội để đảm bảo trong quá trình chiến đấu tung thâm liên tục được tăng cường thêm sức công kích, triệt để huy động hoả lực pháo cơ bản của thê đội 2, nâng cao tốc độ tấn công, đột phá thành công. Các cụm pháo, pháo chống tăng Trung đoàn, Sư và Quân cũng được tổ chức cơ động. Hình 10 mô tả một trận đánh ở cuối chiến tranh, bố trí đội hình 3 thê đội.
    (hình 10)
    [​IMG]
    --Chiều rộng dải đột phá của binh đoàn phụ thuộc vào nhiệm vụ chiến đấu, trình độ bổ sung, trang bị, tình hình địch và điều kiện địa hình. Thời kì đầu chiến tranh, dải tấn công thường rất rộng, các phu vực đột phá thường không qui định nên lực lượng và trang bị dàn đều khắp dải tấn công, do đó không tạo được mật độ chiến thuật cần thiết để chiếm ưu thế quyết định với địch.
    Sau đó đến đầu năm 42, ở các hướng chủ yếu, các Phương diện quân và Tập đoàn quân đã tổ chức những Quân đoàn chiến dịch gồm những phương tiện căn bản của đơn vị, các Sư trong Quân đoàn chiến dịch chỉ phải đảm nhiệm một dải tấn công hẹp trong dải tấn công của Quân đoàn - địa đoạn đột phá. Khi chuyển sang bố trí đội hình 1 thê đội (1942 như đã nói ở trên), các phân đội bộ binh được qui định chính diện tấn công như sau: Tiểu đoàn 500-700m, Trung đoàn 1,5-2km, Sư đoàn gần 4 km, nhưng không được dưới 3km. Hình 11 đưa ra bảng chiều rộng và địa đoạn đột phá của một số đơn vị vào mùa hè 1943 (hình 11)
    [​IMG]
    Đến năm 1943 (quân Đức chuyển sang phòng ngự chiến lược, như đã nói ở trên), cùng với sự thay đổi về bố trí đội hình, không chỉ dựa vào khả năng tăng thêm phương tiện mà còn phải dựa vào việc thu hẹp hơn nữa phạm vi tấn công. Do việc thu hẹp phạm vi tấn công đi đôi với việc tăng cường lực lượng và phương tiện, phạm vi này thường trùng với địa đoạn đột phá của binh đoàn. So với trước đó, dải tấn công đã thu hẹp còn ½. Việc thu hẹp phạm vi tấn công cho phép tạo nên được những mật độ chiến đấu lớn, có lợi cho Hồng quân về mặt so sánh lực lượng con người và phương tiện khi bắt đầu chiến dịch, củng cố được ưu thế khi đột phá. Tuy nhiên, việc thu hẹp quá đáng giải đột phá thường thường dẫn đến ùn tác bộ binh ở tuyến xuất phát tấn công. Tháng 5 năm 44, phạm vi chiến đấu còn thu hẹp nữa, theo chỉ thị của Bộ Chỉ huy tối cao thì với Quân đoàn bộ binh là 4-6km, Sư đoàn bộ binh là từ 2-3km, với trung đoàn là từ 700-1500m. Một số trường hợp cụ thể, còn hẹp hơn nữa. Hình 12 đưa ra bảng chiều rộng và địa đoạn đột phá của một số đơn vị từ nửa sau năm 1944 đến chiến dịch Berlin.
    (hình 12)
    [​IMG]
    (Xem bảng x và bảng 11, ta thấy Quân đoàn bộ binh cận vệ 32, Tập đoàn quân cận vệ 5, Phương diện quân Ucraina I có chiều sâu nhiệm vụ thực hiện được là 10km, phạm vi nhiệm vụ là 2,6 km. Bốn chục nghìn người trên một diện tích khoảng 40km vuông, tức là khoảng 1 người trên một mét vuông(??), đây mới đích thực là đỉnh cao của biển người như chúng ta hình dung, nó cũng giải thích tại sao Hồng quân hi sinh nhiều ở trước cửa ngõ Berlin như vậy)
  5. 10con3

    10con3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2005
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0
    Tuấn nhầm tẹo. 40 km2 = 40 triệu m2, chứ không phải là 40000 m2
    Hồng quân hy sinh nhiều (300 nghìn) 1 phần vì tập đoàn cứ điểm Berlin quá lớn, có tới 1 triệu quân.
    Được 10con3 sửa chữa / chuyển vào 12:11 ngày 07/09/2006
  6. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    1972, Chiến dịch phòng ngự đường 13, khu vực Tàu Ô Vũng Tàu, lính bộ binh VNCH cởi trần, vận quần cộc, chỉ mang 1 túi lựu đạn bò vào các công sự của ta chọi xuống gây thiệt hại nhiều. Ta phải bố trí các tổ cảnh giới phục kích sẵn mới phá được chiến thuật này.
    [/quote]
    Em có đọc 1 tài liệu nào đó nói về trận đánh này rồi nhưng không nhớ tên tài liệu
    Trận này hình như do Công truờng 9 tổ chức, đến cuối giai đoạn phòng ngự, chiều sâu của của trận địa phòng ngự chỉ còn khoảng 200m mà phía VNCH không thể xuyên thủng nổi. Đây cũng là một trận đánh nổi tiếng, là nguyên mẫu để nhà văn Nam Hà viết tập 1 quyển tiểu thuyết Đất miền đông.
    P/S: quyển sách em đọc là 1 quyển viết theo dạng nghiên cứu chiến thuật mượn từ thư viện của cơ quan ông già em. Em cũng chẳng nhớ tựa đề là gì nữa, đọc cách đây cũng khoảng chục năm rồi
    Được hanoixx1 sửa chữa / chuyển vào 15:42 ngày 06/09/2006
    Được hanoixx1 sửa chữa / chuyển vào 15:43 ngày 06/09/2006
    [/quote]
    ==========
    Tôi cũng nhớ đã đọc về chốt trên QL 13 - Tàu Ô, cuốn ký sự viết về 1 sư đoàn (lâu quá tôi quên mất) nhưng vẫn còn nhớ 1 số nội dung:
    Sư trưởng 1 sư đoàn nguỵ là 1 tên trẻ tuổi, hắn áp dụng 1 số chiến thuật mới gây cho ta khó khăn:
    1. Chiến thuật lựu đạn như bác đã nói: Hắn cho tổ chức các đội lính chuyên mang lựu đạn, đi cùng với tụi lính khác lúc sắp tối làm như tổ chức tấn công mạnh mẽ, gặp sự chống trả của quân ta thì đánh nhau 1 lúc thì rút nhưng tụi lính mang lựu thì bí mật chọn chỗ ẩn nấp (hố bom, pháo, địa hình) và triển khai áp sát ném lựu đạn vào các vị trí chốt quân ta, gây cho ta 1 số thiệt hại. Sau đó quân ta khắc phục bằng cách cũng bí mật phục kích tụi này để tiêu diệt.
    2. Đối với các trận địa chốt của ta do tấn công nhiều quá mà không nhổ được, lại bị thiệt hại nên chúng áp dụng chiến thuật: Sử dụng xe tăng có bộ binh đi kèm tiến sát chốt nhưng nằm ngoài tầm bắn của súng chống tăng (cỡ 3-400m gì đó), sử dụng línhđứng trên tháp pháo dùng ống nhòm quan sát các vị trí chốt sau đó chỉ điểm cho tên lính pháo trong xe bắn phá hầm, hào... những vị trí có hoả lực + người của chốt. Pháo bắn thẳng của xe tăng gây thiệt hại lớn hơn nhiều so với pháo bắn toạ độ, DKZ... nên tất cả các hầm nhô lên đều bị bắn sập. Thủ đoạn này gây cho ta rất nhiều thiệt hại mà không làm gì được, nó lại ung dung sáng sớm triển khai, tối lại rút về mà ta không làm gì được. Sau có 1 số chiến sỹ thấy cảnh thằng lính nguỵ chễm chệ trên tháp pháo soi ống nhòm tức quá dùng súng bắn chết nó nên pháo tăng mất tác dụng, ta lại tổ chức 1 số phân đội bí mật tiếp cận tiêu diệt xe tăng nên cuối cùng địch phải bỏ chiến thuật này.
    3. ĐỊch cũng sử dụng 1 số lựclượng tạo nên các chốt xen kẽ với các chốt của ta, theo hình thái da báo xen kẽ. Các chốt này thời gian đầu cũng gây cho ta khó khăn rất lớn trong việc tổ chức tiếp tế về hậu cần, côn người, trong khi hàng ngày hàng giờ uy hiếp ta gây khó khăn cho các chốt của ta. Sau khi xem xét đánh giá tình hình, quân ta cho rằng chốt nó gây cho ta khó khăn vè mặt tiếp tế, hậu cần thì các chốt của nó cũng phải được tiếp tế hậu cần thì mới duy trì được. Kết quả là quân ta tổ chức các đội bí mật phục kích, tìm ra con đường bí mật vận chuyển tiếp tế cho các chốt của quân nguỵ (thường chúng tiếp tế cho nhau vào ban đêm), cắt đứt những con đường này, thu nhiều đồ tiếp tế nên các chốt đóng theo hình thái da báo này cuối cùng cũng bị tan.
  7. SeaWolfTG

    SeaWolfTG Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/05/2003
    Bài viết:
    1.309
    Đã được thích:
    2.027
    Tại các bác không để ý đó thui, trong thi đấu game bắn súng thường dùng chiến thuật này lắm .
    _Giả sử như khủng bố chiếm giữ 1 phòng quan trọng và mai phục mà cảnh sát không thể không vào cứu con tin.Bất khả kháng nên bọn em cùng họp lại ra hiệu với nhau, 10 thằng cùng nhảy vào 1 lượt, sẽ có thể die quá nữa nhưng ít ra vẫn còn cơ hội bắn trả.Đỡ hơn lao vào từng thằng chít từng thằng.
    _Mặt khác con người cũng chỉ có thể tập trung vào 1 nhân vật, nếu có 2-3 người cùng nhào lên 1 lượt sẽ làm đối phương bối rối, xả đạn bừa, thậm chí chẳng chít em nào ....
  8. thanhlong0988

    thanhlong0988 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2006
    Bài viết:
    420
    Đã được thích:
    0
    Bác nào có số liệu thống kê về số tử vong so giữa TQ và Mẽo trong Korea war để có sự đánh giá về chiến thuật biển nguời ko nhỉ???
  9. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Ông nội tui cũng không bíêt chính xác! Theo cuốn The Korean War của Max Hasting thì tui thấy có khoảng 1 triệu lính Tàu chết và 142.000 lính UN ngẻo, còn lính Nam Hàn thì chưa đọc hết nên chưa tìm thấy số liệu.
    Sau WW2, US Army được giao tíêp quản phía Nam bán đảo Triều Tiên (đã được bộ ba Yalta nhất trí). Lính Mỹ vừa tới ngoài khơi thì được một thuyền chở đại diện người Triều Tiên ra tiếp đón. Lính Mỹ bắt mấy ông này vì muốn thương lượng với người Nhật chứ biết *** TT là thằng nào đâu. Sau khi đổ bộ, quân Mẽo phát hiện thêm một điều là hông có lính Mỹ hay nhân viên nào biết tiếng Triều. Lính và dân sự người Nhật trên bờ thì hợp tác hết sức với lính Mỹ (đám Mỹ này vừa được điều từ Nhật sang, đang ăn chơi vui vẻ thì bị bắt sang TT). Phe Mỹ có người biết tiếng Nhật và có nhân viên Nhật đi theo để bàn giao tiếp quản, nhưng không ai biết tiếng Hàn. Lính Mỹ nghi ngờ bất cứ hành động nào của người Hàn nhằm đòi quyền độc lập (vì họ chỉ biết quan hệ với người Nhật) dễ dẫn tới sự đàn áp và hiểu lầm. Tất cả là một trong những nguyên nhân gây ra sự thù ghét Mỹ trong CT Tiều Tiên.
    Bữa nào hưỡn hưỡn tui đọc lại rùi post thêm lên đây cho anh em coi.
    Được danngoc sửa chữa / chuyển vào 12:20 ngày 08/10/2006
  10. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    He he tui cũng đọc 1 số bài này, không (chưa) thấy nói gì về rút kinh nghiệm cả mà chỉ là mô tả thực tế đã xảy ra thế nào. Thông thườmg quân ta đợi địch vào gần mới bắn, nhưng thường bị địch tràn ngập. Vì vậy nảy sinh ý nghĩ là trong trường hợp địch đông, ta phòng thủ ít người nhưng nhiều đạn, thì nên bắn địch từ xa. Như vậy thời gian bắn địch kéo dài hơn, tận dụng lâu hơn ưu thế vị trí phòng thủ...

Chia sẻ trang này