1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến thuật biển người - huyền thoại và sự thật ?

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi chiangshan, 04/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Va_xi_lip

    Va_xi_lip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    Cái này là "Chí nguyện quân" à? Em mà thấy đối phwơng thế này thì em quăng súng chạy luôn!
  2. duyhau2012

    duyhau2012 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    918
    Đã được thích:
    1
    Cảnh trong phim Taekukgi đấy
  3. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Biển người!
    [​IMG]
    Được vo quoc tuan sửa chữa / chuyển vào 18:00 ngày 10/10/2006
  4. minhdt0203

    minhdt0203 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2005
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Hình như có vấn đề trong bức ảnh của bộ phim hàn quốc này đấy cả nhà ạ.Vấn đề là ở chỗ lúc Trung Quốc mới tham chiến chỉ với ngọn cò đỏ khẩu hiệu thôi.Chưa có quốc kì
  5. Va_xi_lip

    Va_xi_lip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    Dù sao cũng là phim Nam Hàn mà, xem giải trí bắt bẻ nó làm gì. Nhưng đúng là tràn ngập thế này ấn tượng thật
  6. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Cái này có gọi là biển nguời ko??? Thực tế này rất hay xảy ra trong CTVN, mà thế ít thuờng là VM hoặc QGP???
    -------------------
    thứ ba?y, 30/09/2006, 07:36 (GMT + 7)
    14 chọi 800
    Trong chiến dịch Việt Bắc-Thu Đông 1947, các cánh quân, các mũi tiến công của giặc Pháp bị bộ đội chủ lực và dân quân, du kích Việt Bắc đánh cho tơi tả. Trận phục kích đánh địch ở Vài Nòn của du kích huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn là một điển hình của nghệ thuật lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
    Sáng ngày 3-11-1947, khoảng 800 tên địch, hầu hết là bộ binh được trang bị moóc-chi-ê, đại bác cùng súng máy, súng trường chia làm ba toán hành quân theo đường mòn nhỏ từ Chợ Mới qua Đèo Vai, xuống đồn Đu. Vừa hành quân, địch vừa bắn vào các làng, bản hai bên đường để uy hiếp nhân dân và du kích. Phán đoán địch có thể cho quân lùng sục, cướp phá khu vực đèo Vai, đồng chí Hoàng Văn Tân, đại đội trưởng đại đội 304 du kích tổng Yên Đĩnh, đã chỉ huy 14 du kích phục kích địch tại khu vực khe Vài Nòm (đông nam Chợ Mới 3km). Trận địa phục kích là một đường độc đạo, dài 200m, bên phải là núi đất cao, độ dốc lớn, cây cối rậm rạp, bên trái sát sông Cầu, vực sâu, nước chảy xiết. Du kích đào trận địa chiến đấu ở bãi bồi đối diện với đoạn đường chọn làm trận địa phục kích qua sông Cầu. Khu vực bãi bồi có cây rừng và tre mọc rậm rạp. Khoảng 9 giờ sáng, toán quân thứ nhất lọt vào trận địa phục kích của du kích, đại đội trưởng Hoàng Văn Tân ra lệnh cho tổ 1, tổ 2 nổ súng vào giữa đội hình hành quân của địch.
    Bị đánh bất ngờ, nhiều tên chết, những tên bị thương kêu khóc inh ỏi, những tên sống sót sợ quá nằm rạp cả xuống. Lợi dụng thời cơ có lợi, tổ 3 bắn chéo cánh sẻ vào đội hình địch hỗ trợ cho tổ 1, tổ 2 vận động lên tiếp tục đánh địch. Sau mấy phút hoang mang, địch tìm cách chạy khỏi khu vực bị phục kích, dùng moóc-chi-ê, súng máy phản kích lại. Cuộc chiến đấu kéo dài gần 3 tiếng đồng hồ. Kết quả, ta diệt 20 tên địch, làm bị thương nhiều tên khác, buộc địch phải bỏ dở cuộc hành quân; lực lượng ta không bị hao tổn gì.
    TRANG THU

  7. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Chiến thuật biển người vốn có từ bắt đầu lịch sử loài người,
    vì thời xưa chưa có súng bom như bây giờ . Ngay Napoleon
    đánh trận cũng là biển người . Ta có thể thấy trong các hình vẽ
    thời ấy . Từng đội quân sắp xếp thành hình vuông hay hình
    chữ nhật như diễu binh ở quảng trường Ba Đình hay Thiên An
    Môn, mà tiến vào trận. Khi đến gần hình chữ nhật của địch, thì
    hai bên bắt đầu nổ súng cho đến khi sát vào nhau thì vừa bắn
    vừa đâm chém cho đến khi cấp trên hạ lệnh rút lui hay toàn
    thắng. Có thể thấy những hàng đầu thì đã tán loạn, và những
    hàng sau thì vẫn ngay hàng thẳng lối.
    Cái hình các bạn đăng trên cũng là hình tôi từng nhìn thấy trong
    các phim Trung Quốc chiếu ở ViệtNam sau năm 1954. Trong
    các phim đó thì quân Quốc Dân Đảng là những biển người
    xông lên dưới mưa đạn của quân Cộng Sản . Từng người lính
    Quốc Dân chỉ cách nhau khoảng 2 mét, trên một diện tích hàng
    chục héc ta (mỗi chiều gần 1 km).
    Tôi vừa mới coi một bộ phim Holywood làm sau vụ 9/11, để
    mô tả lính Mỹ trong chiến tranh thế giới thứ Hai. Phim làm như
    thật, để thấy quân Mỹ đổ bộ từ tàu há mồm lên bãi biển quân
    Đức đang cố thủ . Khi tàu há mồm há mồm ra để lính Mỹ lội
    nước ngang ngực mà tiến vào bờ, thì lính Đức xả súng máy vào
    cái mồm há ra của tàu đổ bộ, khiến nhiều lính Mỹ chết ngay trên
    tàu, mà chưa kịp đi ra khỏi tàu. Một số lính Mỹ nhảy qua thành
    tàu xuống biển để khỏi đi qua mồm tàu, nhưng cũng không
    hoàn toàn thoát khỏi lưới lửa trên bờ quét xuống. Chỉ khi lội
    được lên cạn, lính Mỹ mới chạy được nhanh nhẹn, tản ra, nấp
    xuống, và bắn lại được. Tuy có thắng, xác lính Mỹ rải đầy bãi biển
    và dưới đáy bãi biển ở đây . Xem đoạn này, tôi thấy dù bạn có
    gọi đó là biển người hay không, thì cũng chẳng còn cách đánh
    nào tốt hơn được nữa, nếu không có vài nghìn chiếc thuyền nan
    ở miền bắc ViệtNam để xé lẻ thành nhiều nhóm nhỏ hơn. Mà dù
    có chia ra nhiều nhóm nhỏ hơn, lại có thể bị các súng máy Đức
    làm thịt gọn hơn là các tàu há mồm cỡ lớn. Chỉ có cách đổ bộ
    ban đêm gây khó khăn cho súng máy Đức thôi . Nhưng sao
    tướng chỉ huy Mỹ lại không cho tấn công ban đêm như lính Việt
    Minh đánh đồn Pháp nhỉ (thật ra thì tập kết ban đêm, nhưng tấn
    công vào lúc rạng sáng, địch chưa thức dạy)?
    Trong lịch sử ViệtNam, thời ViệtMinh đánh Pháp, cũng có thể
    nói là biển người, nhưng trong một diện tích không lớn. Giở
    sách của Đảng viết, ta có thể thấy rõ điều này: Pháp đóng đồn
    ở các Lô Cốt (một nhà nhiều tầng xây tường dầy bằng gạch) hay
    BoongKe (nhà to nhưng thấp và đúc bằng xi măng cốt sắt) gần
    nhau, có các lỗ châu mai bắn yểm hộ lẫn nhau, và trong một
    khoảng đất có rào giây thép gai nhiều lớp. Để đánh các cứ điểm
    này, ta phải đánh bộc phá ống để mở một đường cho lính xung
    phong lên (gọi là lính xung kích) đến gần các lô cốt, boongke
    mà bắn hay ném lựu đạn, chai xăng cháy vào trong qua các lỗ
    châu mai. Thắng hay thua chỉ ở chỗ này . Nếu địch nhè các cửa
    hàng rào giây thép gai bị phá mà bắn chết nhiều lính xung kích
    của ta, thì ta phải rút lui, tức là thua trận. Nếu chỉ vài người xung
    kích của ta lọt vào gần lô cót, boongke của địch thì rất an toàn,
    tha hồ nhảy múa địch cũng không thể bắn đươc. Những chỗ đó
    ta gọi là điểm chết của lô cốt, boong ke, thường ở ngay cạnh lỗ
    châu mai . Địch chỉ còn cách ném lựu đạn từ lỗ châu mai ra, hay
    từ trên nóc lô cốt mà ném xuống. Cách đánh xung kích này đã
    tỏ ra có kết quả, mặc dù quân ta đã bị thua trận không ít . Chỉ
    những người già ở những nơi chiến trận đã xảy ra mới biết
    được chúng ta đã từng có những trận đánh này, vì chúng không
    bao giờ được ghi vào lịch sử. Lịch sử của Đảng chỉ ghi lại trong
    chiến dịch Hà Nam Ninh, có nhiều trận đánh gặp nhiều thương
    vong, và không thành công, nhưng không ghi rõ những trận đó
    là những trận đánh đồn bốt nào, ở đâu, và ngày tháng năm nào.
    Hình ảnh trận xung kích đánh lên đồi A1 trong Điện Biên Phủ
    cũng là một hình ảnh biển người, trong đó chiến sĩ xung kích
    của ta chạy từ dưới chân đồi lên, trên một bề ngang vài chục
    mét, và mỗi người cách nhau khoảng 5 mét đến 10 mét, dưới
    làn đạn pháo của Pháp. Vì thưa người, thưa pháo, nên có nhiều
    quả pháo rơi vào giữa lính xung kích của ta, không gây thương
    tích, hay chỉ bị thương nhẹ . Chiến sĩ ta dày dạn kinh nghiệm,
    có thể đoán pháo có bắn vào mình không mà tránh rồi nằm ép
    xuống đất tránh được đạn. Khi quân ta tràn lên đến đỉnh đồi A1
    thì lính Pháp đầu hàng. Đó là trận thắng rõ ràng của chiến thuật
    biển người.
    Trừ những trận ta tấn công các cứ điểm của Pháp, các trận đụng
    độ ViệtMinh và Pháp thì lính Pháp thường co cụm tập trung, mà
    quân ta thì rải mỏng phân tán, nên không có biển người.
    Trong chiến tranh biên giới Hoa Việt, lính TQ tấn công với số
    lượng lớn, tuỳ các bạn thích, có thể gọi là biển người.
    Kết luận: chiến thuật biển người tiến hoá theo kỹ thuật súng đạn
    tên lửa và bom pháo, nhưng mãi mãi không thể bỏ được.
    Bạn có thể phê phán và cho rằng đó là cách đánh ngu ngốc,
    nhưng chúng ta nên nhìn nhận sự dũng cảm hy sinh thân mình
    của từng chiến sĩ xông lên dưới làn đạn của quân địch. Không
    có những hy sinh này, không có chiến thắng.
  8. victorcharlie

    victorcharlie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2003
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Giai đoạn 1 của chiến dịch Điện Biên Phủ ta đã dùng đúng chiến thuật biển người và đã thất bại. Giai đoạn 2 ta dùng bao vây chặt lấy cách vị trí của địch và đã chiến thắng. Thời chống Mỹ, napalm và bom chùm được sử dụng đại trà, chiến thuật biển người không còn hữu dụng nữa.
  9. mytam44

    mytam44 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2006
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    1
    Bác nói cái gì mà giai đoạn 1 của ĐBP ta dùng biển người nên thua, bác chỉ ra ví dụ xem nào.
    Nên về nghiên cứu kỹ lại các tài liệu về ĐBP đi trước khi phát biểu
  10. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Thêm một bác nữa không đọc kĩ topic.
    Tuy nhiên cũng phải công nhận là trong một số trường hợp thì tin đồn truyền miệng có ảnh hưởng lớn thật.

Chia sẻ trang này