1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến thuật bộ binh thời trung cổ

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Silent_hill, 01/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Silent_hill

    Silent_hill Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/12/2006
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    1.281
    Chiến thuật bộ binh thời trung cổ

    Mình đọc các tuyển thuyết dã sử của trung quốc khi tả đến các trận đánh thường nói đến các thế trận này nọ nhưng mình thật sự không hiểu những thế trận đó có tác dụng như thế nào trên chiến trường. Còn khi xem phim mỹ thì mình thấy đánh nhau thời trung cổ toàn lấy thịt đè người, hai bên cứ dàn hàng ngang rồi xông vào đập nhau chí chết, chả thấy đội hình hay chỉ huy ở đâu cả. Mong các bác giải thích giùm.
  2. connghien_dicainghien

    connghien_dicainghien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2004
    Bài viết:
    246
    Đã được thích:
    0
    Chiến thuật thời trước được nghiên cứu rất kỹ lưỡng.
    Xem trên phim ảnh Mỹ, nhiều khi chỉ thấy chúng nó dàn hàng để lao vào đập là vì họ đâu có phân tích về mặt chiến thuật đâu. Thường thì trong đội quân sẽ phân ra calvary, archer & infrantry. Mỗi loại có một lợi thế riêng của nó. Calvary là đội quân cơ động và càn quét, thường được chia thành heavy calvary, và light calvary. Archer thì ai cũng biết là có tầm sát thương xa, rất vulnerable nhưng rất có ích để làm xáo trộn quân địch và giảm thiểu quân số địch trước khi đến gần. Infrantry không cơ động, cũng chỉ có thể đánh gần nên được trang bị khá đầy đủ để chống tên và chống ngựa (Giáo, mác, câu liêm,... )
    Ví dụ như quân đội roman, Infrantry được trang bị thêm lao - bây giờ có môn ném lao ở Olympics - và được sử dụng rất hiệu quả. Khi 2 đội quân đụng độ, lao sẽ được ném trước, sau đó mới dùng đến đoản kiếm. Điều đặc biệt là khi đã được phóng đi, chạm vào vật thể nào là lao sẽ bị cong đi và bên địch sẽ không dùng được lần 2. (Tất nhiên họ nghiên cứu đủ kĩ để lao vẫn găm được vào người đã - chứ đến thịt mà còn bị cong thì chắc chẳng ai dùng :P)
    Trên chiến trường, chỉ huy bằng giọng nói là điều không thể, và nhiều khi còn là nguy hiểm (nghe nhầm thì chỉ có nước đưa đầu cho quân địch chặt mà thôi) Vì thế nên từ xưa người ta đã phát triển cách dùng cờ lệnh, trống lệnh và chiêng lệnh để điều khiển quân đội. Mỗi Unit trong quân đội đều có một vài người -thường là tướng điều khiển unit đó - có thể "đọc" được các lệnh từ chỉ huy.
    Các trận đánh nhiều khi không phụ thuộc vào quân số mà phụ thuộc vào bản lĩnh của tướng soái, tâm lý chiến và kinh nghiệm của đội quân đó.
    Không hề có chuyện 2 đội quân cứ dàn hàng mà đánh vào nhau. Cái đó chỉ là bề ngoài nhìn thấy. Khi dàn trận, họ sẽ chú ý xem điểm yếu của quân đội kia là gì. Nếu như bên cánh trái của quân kia có nhiều lính bộ binh mà thiếu kỵ binh nặng hỗ trợ, cánh phải của quân ta sẽ chó ý quật tan cánh trái của quân địch - tất nhiên không lộ liễu đến mức để hết kỵ binh nặng của mình bên một cánh để rồi chuốc lấy hậu quả là toàn bộ kỵ binh bị lừa vào vòng mà bị đập tan. Kỵ binh nặng có độ càn quét rất lớn, khi đánh mạnh vào cánh trái của quân địch, cùng lúc đó quân bộ lao lên chặn đường cứu từ giữa - đang bị vường mắc bởi cung tên - trong khi đó kỵ binh của địch chưa kịp sang cứu hoặc bị mắc kẹt thì chắc chắn cánh trái bị đập tan, tạo nên gọng kìm thứ 2 khiến, cả mặt trước và mặt trái đều đánh vào trung tâm, morale quân địch giảm và thua chạy.
    Tuy nhiên đây chỉ là ví dụ, vì nếu như ta cũng bị đánh lừa bởi cách nhìn thiển cận rằng quân bên cánh trái của họ yếu - trong khi đó họ đã chốt quân chủ lực đằng sau vào đánh mạnh bên phải thì quân ta thua chắc
    Được connghien_dicainghien sửa chữa / chuyển vào 02:29 ngày 02/01/2007
  3. preludeNo1

    preludeNo1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/03/2004
    Bài viết:
    1.668
    Đã được thích:
    1
    Em thì chẳng biết, nhưng cứ như đánh AOE ấy, phải chiến thuật mới thắng được chứ làm gì có kiểu dàn quân rồi lao vào đập nhau.
  4. fade_away

    fade_away Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/01/2005
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi trò chiến thuật phản ánh được lối dàn quân thành khối, mỗi khối tương ứng với 1 chủng loại quân hay nhất là Shogun, trong đó còn tính đến cả yếu tố thời tiết: mưa, sương mù...mức độ thiện chiến của các khối, hình dạng các khối quân, tóm lại là có vẻ thực.
    Còn chiến thuật bộ binh chắc nổi tiếng nhất là đội hình hình vuông(square formation?) của quân Anh chống lại quân long kỵ binh của Napoleon
  5. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Đội hình nổi tiếng của Anh thì không phải là hình vuông, vì cái này thằng nào chả biết! Mà là đội hình 4 hàng ngang của Công tước Wellinton. Thời đó có mấy loại đội hình cho bộ binh như sau:
    - 1 hàng ngang: hỏa lực mạnh nhất
    - 2 hàng ngang: dầy hơn.
    - 3 hàng ngang: thay phiên nhau tiến lên bắn rồi lui lại nạp đạn. Tối ưu hoả lực tại 1 khu vực hẹp. Tương truyền do Friderick Đại đế của Phổ phát minh.
    Vì quân Pháp có nhiều kỵ binh nên Wellinton dùng đội hình 4 hàng ngang, ưu điểm là có thể nhanh chóng chuyển thành đội hình hình vuông khi cần.
  6. saobangcb

    saobangcb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    400
    Đã được thích:
    0
    Em thấy chiến thuật mỗi thời khác nhau. Chiến thuật thời trung cổ thường là cho bộ binh tiến lên, kị binh dùng để đánh sườn hoặc cứu nhưng cánh quân đang có nguy cơ tan rã. Em chơi Total Wả cũng hay dùng kị binh như vậy.
  7. karlskrol

    karlskrol Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2006
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Thêm nữa, tại trận đó, Wellington là quân phòng thủ, nên họ chọn đội hình hàng ngang nhằm có một số lượng súng tối đa có thể bắn cùng một lúc. Quân Napoleon tấn công trong điều kiện thời tiết xấu, đồng lầy nên chọn đọi hình ô vuông để tạo thành mũi đột kích.
  8. bulubuloa

    bulubuloa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    4.209
    Đã được thích:
    5.444
    Các bác định nghĩa cho rõ chữ "Thời Trung Cổ" 1 tí, vì hình như các bác nói về tít tận thời Napoleon, mà thời này hình như là thành thời Phục Hưng rồi thì phải.
  9. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Phục hưng cũng có thể coi là cuối thời Trung Cổ, còn thời Napoleon thì là thời Công Nghiệp, hay là thời Ánh sáng rồi. Các chiến thuật quân sự hiện đại, nhất là cái khái niệm về tổ chức, hậu cần, tuyển lính, đào tạo... cũng chỉ mới bắt đầu từ thời Công Nghiệp trở đi.
  10. muvlc

    muvlc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    2
    Ngoài vấn đề thế trận, cách tác chiến của bộ binh phong kiến cũng khác với cảnh thường thấy trên phim. Nói chung khi giáp trận, lính bộ binh bao giờ cũng phải tiến theo đội hình với tốc độ đi bộ, người nọ sát với người kia để bảo vệ lẫn nhau, không có chuyện mạnh ông nào ông ấy hùng hục chạy. Cứ thử hình dung, nếu lính bộ dốc sức chạy để áp sát đối phương, đến đích thì cũng hết hơi, còn đánh đấm gì nữa Giống như sức của bác không thể đánh nhau với các vận động viên điền kinh, nhưng nếu bác kiên nhẫn đợi ông vận động viên ở cuối đường chạy, đúng lúc ông ấy vừa kết thúc cuộc đua, bác rủ oánh nhau thì đảm bảo chắc thắng

Chia sẻ trang này