1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến thuật bộ binh thời trung cổ

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Silent_hill, 01/01/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Bác nên mua cuốn "Lịch sử chiến tranh" của Geoffrey Parker- NXB Tổng hợp TPHCM, em thấy hiện vẫn thấy bán đầy ngoài đường về đọc.
  2. pta911

    pta911 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2006
    Bài viết:
    226
    Đã được thích:
    0
    Trong chiến tranh trung cổ, người lính đều đi theo đội hình ở tốc độ đi bộ, họ chỉ chạy lao vào đối thủ khi 2 bên giáp mặt quá gần để tận dụng sức lao vào mà đẩy ngã đối phương. Mỗi 1 nơi bộ binh đều có 1 chiến thuật khác nhau, ở châu Á thì 1 đội quân đều có 1 chỉ huy, người này chịu trách nhiệm đối với đội của mình khi ở chiến trận và nhận lệnh từ cấp chỉ huy cao hơn, và thường mệnh lệnh được truyền theo kiểu cờ hiệu, kèn trống hay khói. Còn châu Âu thường 1 quân đòan là tập hợp bởi nhiều đội quân nhỏ, lính gần như là chạy theo hưởng ứng tên chỉ huy hay mặc sức hành động khi lệnh tấn công được phát và tên chỉ huy đội quân ít chịu trách nhiệm về đội quân của mình mà chỉ có chỉ huy cao nhất là phải gánh. Sau những thất bại nặng nề trong cuộc thập tự chinh và cuộc xâm lược của Mongol và Timurid, cộng với sự trỗi dậy mạnh mẽ của khoa học, châu Âu buộc phải cải tổ lại quân đội, với đội quân kỷ luật hơn với sự chỉ huy của 1 sĩ quan được huấn luyện để chỉ đạo tình huống để thay cho các hiệp sĩ.
  3. Typoon

    Typoon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2003
    Bài viết:
    650
    Đã được thích:
    0
    Bác nói sao chứ em đọc cuốn gì dạy quân sự của Nga được dịch ra tiếng Việt nói thời La Mã chiến thuật nhiều lắm rồi mà. Nào là hình khối, Le (nhớ được hai chữ đầu) rồi kỵ binh vây hãm v..vv..Điển hình như trận Can. Đâu phải chỉ chạy ào ào theo thẳng chỉ huy chứ nhỉ. Thời Napoleon là một đột phá khác về quân sự trong việc áp dụng các kỹ thuật mới chứ đâu phải lúc đó mới có. Mà trước Napoleon có ông gì ở Phổ có chiến thuật triển khai theo tuyến cũng là cách mạng quân sự phù hợp với ứng dụng của hỏa lực.
  4. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    La Mã cũng giỏi nhưng nghệ thuật quân sự ấy đã thất truyền ở châu Âu, mãi sau gần đến thời Napoleon mới khôi phục lại.
  5. dem_den

    dem_den Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/12/2006
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Sự suy sụp của đế chế Tây La Mã đã kéo theo đó là sự sụp đổ hoàn toàn của chiến thuật bộ binh thời cổ đại.Châu Âu bước vào giai đoạn tổ chức quân đội theo đẳng cấp và bộ binh bị coi rẻ chưa từng có trong lịch sử.Đại bộ phận bộ binh được trang bị cung nỏ ngoài giáo và kiếm.Các trận đánh cự ly xa trở nên thông dụng hơn,còn các trận đánh giáp lá cà được coi như một cái gì đã lỗ thời.Người ta coi bộ binh như cái gì đó đã lỗi thời,là món hàng kém phẩm chất và cố gắng bố trí nó ở xa nơi chiến đấu và chỉ dùng nó chủ yếu làm cân đồn trú.Kết quả là phần lớn các trận đánh chỉ dùng kị binh và khi nào bộ binh tham gia chiến đấu thì nó không tránh khỏi chạy dài.Bộ binh trong thời kì này bị coi như là một thuộc tính của những tên nô lệ và nông nô.
    Đến cuối thế kỉ thứ 10 kị binh trở thành 1 binh chủng duy nhất thực sự tham gia giải quyết các trận đánh khắp nơi ở Châu Âu.còn bộ binh thì,mặc dù ở trong các quân đội ,số lượng của nó đông hơn kị binh nhiều ,nhưng không phải là cái gì khác ngoài một đám quần chúng trang bị kém mà hầu như không có ai có ý thứ tổ chức nó nữa.Thậm chí bộ binh không được coi là lính chiến nữa.Trong thời gian tác chiến bao giờ nó cũng chỉ làm nhiệm vụ canh giữ hay thu dọn chiến trường.
    Độ hình chiến đấu bao giờ cũng được bố trí như sau:Hàng thứ nhất là các hiệp sĩ với những bộ giáp nặng nề từ đầu tới chân.Đội thứ hai là lính bộ binh.Sau bộ binh là lính cưỡi ngựa bắn cung nhưng chủ yếu chỉ tác chiến trong đội hình của lính đi bộ(do vì những con ngựa của họ chủ yếu dùng để vận tải.Người Anh dùng loại cung dài trong khi đó các nước Nam Châu Âu dùng nỏ sắt
    Tuy nhiên sau cuộc chiến tranh 100 năm giữa Anh và Pháp đặc biệt là trong các cuộc chiến tranh giữa Bỉ và Pháp,Thuỵ Sĩ và Áo thì bộ binh ngày càng lấy lại được vai trò của nó.Bộ binh bây giờ được trang bị giáo dài và giáp.đựoc huấn luyện khá hơn.Vào cuối thời trung cổ bộ binh đựoc chia làm ba khối sâu(tuy vậy trong tác chiến không phải lúc nào nó cũng giữ được đội hình này.Nó chiến đấu như bộ binh cổ đại tức là theo đội hình khối chấp kích đội.
    Thực chất chiến thuật bộ binh thời kì Trung cổ chỉ là sự suy tàn và phục hồi của những chiến thuật bộ binh thời cổ đại.

  6. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Mới đây có xem 1 bộ phim tài liệu nghiên cứu về trận Waterloo này, các ý kiến của anh em ta đều sai bét hết, đó là:
    01. Thời tiết xấu, địa hình đồng lầy: đó là thời điểm trận đánh chưa diễn ra chứ ko phải lúc đánh nhau, nhiều sử gia cho rằng lý do khiến Napoleon cho dời trận đánh lại mấy tiếng chính là để đợi mặt trời lên làm khô đất, nhờ đó phát huy uy lực pháo. Kết quả của việc này là trận pháo kích của Pháp đã làm 500 quân Anh ra đi mà ko bắn lại được phát nào, nhưng cũng làm cho quân Phổ phát hiện khu vực đánh nhau và đủ thời gian đến tiếp viện quân Anh.
    02. Quân Pháp tấn công bằng đội hình ô vuông: sai. Quân Pháp tấn công bằng đội hình hàng dọc với 24 lính mỗi hàng ngang dũi thẳng vào giữa đội hình quân Anh, tổng cộng khoảng 5600 quân Pháp xếp thành đội hình này trong đợt tấn công đầu tiên. Chỉ đến khi bị liên quân Anh - Phổ phản công, họ mới chuyển thành ô vuông chủ yếu để chống lại kỵ binh Anh.
    03. Đội hình hàng ngang phòng ngự của quân Anh để chống lính long kỵ Pháp: 3 hàng chứ ko phải 4, và cũng ko luân phiên lùi lại nạp đạn gì hết, hàng 1 quỳ bắn, hàng 2 đứng bắn qua đầu hàng 1, hàng 3 đứng bắn lách giữa đầu lính hàng 2. Lính long kỵ Pháp chỉ có 3000 và bị nướng sạch tại 1 con đường nằm thụt trên mặt chiến trường như 1 con hào. Napoleon ko biết có con đường này nên ra lệnh cho quân long kỵ chạy vòng đánh vào sườn quân Anh, khi gặp chướng ngại vật này quân long kỵ ko phanh kịp vì đội hình quá lớn và tốc độ quá nhanh đều lao xuống hào hết và ngã chồng chất lên nhau, chỉ 1 số ít đạp qua đồng đội đến gần được quân Anh và bị tiêu diệt nốt.
    Chào thân ái và quyết thắng!
  7. pta911

    pta911 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2006
    Bài viết:
    226
    Đã được thích:
    0
    Thời Rome viễn chinh là thời cổ đại không phải thời trung cổ, đến thời trung cổ thì đế chế La Mã sụp đổ chỉ còn Đông La Mã là Byzantine và Holy Roman Empire (HRE dứơi sự điều khiển của Rome) tự coi là phần còn lại của đế chế La Mã.
    Được pta911 sửa chữa / chuyển vào 14:23 ngày 03/01/2007
  8. nguyenhaan

    nguyenhaan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    668
    Đã được thích:
    0
    Các bác vào trang này đọc cũng hay phết này. Mục bên phải cũng có nhiều cái hay.

    http://en.wikipedia.org/wiki/Medieval_warfare
  9. nguyenhaan

    nguyenhaan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    668
    Đã được thích:
    0
    Đây nữa dành cho bác nào thích nghiên cứu
    http://www.saga-publishing.com/tactics.htm
  10. fly_to_sky

    fly_to_sky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2006
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    0
    Đội hình nổi tiếng của Napoleon là đội hình hình thang . Ông áp dụng đội hình này để đánh lại cách đánh quy ước cứng ngắc khi giáp lá cà của đối phương ! Nhìn chính diện thì thấy quân của ông có cùng số lượng hàng đầu như đối phương nhưng một cánh thì dày một cánh thì mỏng ! Quân tinh nhuệ tập trung vào cánh dày , tung đòn quyết định đánh gục đối phương !

Chia sẻ trang này