1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến thuật bộ binh thời trung cổ

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Silent_hill, 01/01/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tao_ghet_thang_sam

    tao_ghet_thang_sam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/11/2004
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Thời Trung Cổ "Middle Age" ở châu Âu bắt đầu khi đế chế La Mã phía tây sụp đổ trước những cuộc xâm lược người man phía bắc (nhiều người đặt vào năm 476 khi vị hoàng đế tây La Mã cuối cùng Romulus Augustulus phải thoái vị nhường ngôi lại cho vị hoàng đế đông La Mã Zenon đệ nhất). Nó kết thúc vào thời Phục Sinh bắt đầu vào khoảng cuối thế kỷ 15 (nhiều người đặt nó vào năm 1453, khi quân Thổ tiêu diệt hoàn toàn đế chế Bizantine La Mã phía đông).
    Đặc điểm của nó là một thời loạn lạc tăm tối. Rối răm chính trị cộng với quá khích tôn giáo làm cho bao nhiêu là tinh hoa phát triển tích luỹ trong cả nghìn năm bởi 2 nền văn hoá Hy Lạp và La Mã đều bị tàn phá hết ở châu Âu. Phải đợi đến khi thành Bizantine bị hạ, các nhà trí thức ở đây mới di tản về châu Âu mang theo kiến thức cũ về và làm "phục hưng" lại cả một châu Lục.
    Đó là nói về việc tâm linh, còn về chiến tranh thì thả cửa, vô số. Một số cuộc chiến tranh điển hình :
    1- Cuộc xâm lăng xứ Gaul của bộ lạc man người Franc do tù trưởng Clovis dẫn đầu (485-500). Bộ binh Gaul-La Mã được huấn luyện theo mẫu bộ binh La Mã, nhưng vì sống sung sướng quá nên ngại đánh nhau xáp lá cà (chính vì thế mà quân La Mã đã hoàn toàn bỏ thanh kiếm ngắn Gladius dùng đánh xáp lá cà nổi danh từ thời chiến tranh Punic). Ngược lại, bộ binh người Frank thì chỉ thích đánh gần kiểu các bộ lạc người man châu Âu. Kiểu đánh này, mấy bác có thể thấy trong trận đánh đầu phim Gladiator của Ridley Scott.
    2- Cuộc chinh chiến của người hồi giáo (600-800) : từ thành phố Mecca quân Hồi giáo tiến đến tận vùng Khavkaz, chiếm được toàn bộ bắc phi, Tây Ban Nha... Phát minh lớn nhất lúc này là công nghệ luyện kim của người A-rập, phải đợi đến thế kỷ thứ 19, người châu Âu mới tìm ra được bí quyết để sản xuất những lưỡi gươm tốt như những lưỡi A-rập sản xuất tại Damascus hay Toledo lúc này.
    3- Cuộc chinh chiến của Carlus Magnus (Charlemagne) thành lập ra đế quốc Frank (760-800): Ông này chuyên về kỵ binh nặng nhiều hơn. Thời này là thời xuất hiện của tầng lớp quý tộc hiệp sỹ.
    4- Các cuộc thập tự chinh (700-1200) : chống lại người Hồi giáo và ngoại đạo. Thời đại hoàng kim của kỵ binh nặng hiệp sỹ.
    5- Cuộc xâm chiếm Anh của công tước Guillaume (William) de Normandy. Bộ binh saxon vẫn dùng chiến thuật "biển người" của các dân tộc man chống không lại kỵ binh nặng của William.
    6- Quân Mông Cổ vào châu Âu.
    7- Chiến tranh 100 năm ở Pháp (1337-1453): nó đưa đến sự tàn lụi của kỵ binh nặng đã bắt đầu với những trận đánh với quân Mông Cổ. Hai khắc tinh của nó là : longbowmen Anh dùng cung dài và Pikemen Thụy Sỹ dùng thương dài. Ngoài ra còn có sự phát triển của đại bác, lúc này hầu như không còn chuyện vây thành nữa.
    Thế thôi, còn nhiều nữa
  2. fade_away

    fade_away Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/01/2005
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    0
    02. Quân Phap không tấn công bằng hình vuông mà là khối vuông đặc(column formation).
    03. Chống quân kỵ Pháp thì quân Anh dùng đội hình ô vuông rỗng giữa vì đó là nguyên tắc của thời đó: quân bộ tấn công hình column formation thì dùng line formation chống lại vì nhiều người bắn vào đội hình đich được hơn. Chống quân kỵ thì phải dùng đội hình ô vuông(square formation) vì nếu dùng line sẽ bị quân kỵ chia ra đánh vu hồi từ 2 cánh không chống được, đội hình hình vuông của Anh nổi vì họ chống chịu được quân kỵ Pháp lâu chứ không vì là đội hình mới.
    Cái mới là ở line formation của Anh là 2 rank line formation, như thế này:
    [​IMG]
    Khi bắn thì 2 hàng đứng thế này:
    [​IMG]
    Một tranh vẽ lính đứng 2 hàng trong trận Atkinson:
    [​IMG]
    Theo giải thích trên mạng thì quân bộ lúc đầu theo kiểu Pháp đứng 3 rank có thêm 1 hàng quỳ gối ở trước nhưng do người Anh thấy hàng đầu hay bị hàng 3 bắn phải nên bỏ, không rõ trận Waterloo thì đứng mấy hàng.
    À, vớ được cái tranh màu nước vẽ quân Anh ở Waterloo này, 2 hàng:
    http://www.wargame.ch/wc/nwc/newsletter/Aug99/68th%20Battleline%20right%20hand%20unit%20at%20Waterloo.JPG
    Được fade_away sửa chữa / chuyển vào 19:32 ngày 06/01/2007

Chia sẻ trang này