1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến thuật, chiến lược của Việt nam từ cổ chí kim.

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Typoon, 18/02/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Typoon

    Typoon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2003
    Bài viết:
    650
    Đã được thích:
    0
    Chiến thuật, chiến lược của Việt nam từ cổ chí kim.

    Thôi thì muôn hình vạn trạng, các bác cứ tha hồ bê vào. Trừ chiến lược sau 75 tới nay nhe (lý do tế nhị mà, 30 năm nữa ta nói lại nhé).
    Theo tôi chiến lược chính của chúng ta là chiến tranh nhân dân. Lý do: Vì chúng ta thường phải đối đầu với những đội quân khổng lồ, mà quân số cũng đã bằng số dân của ta, không làm chiến tranh nhân dân lấy đâu lực lượng mà đánh. Nhưng chiến tranh nhân dân vẫn chưa đủ còn có 1 chiến lược, chiến thuật cực kỳ mềm dẻo. Thí dụ ở các quốc gia châu Âu, bảo vệ thủ đô là điều tối quan trọng, mất thủ đô coi như bại trận, còn ở ta nhằm gì, đánh không lại thì cứ chạy, quan trọng là cuối cùng khi kẻ thù mất cảnh giác hay kiệt sức vì chiến tranh du kích ta phản kích chiếm lại giành chiến thắng cuối cùng.
    Tuy nhiên em thích nhất lối đánh không bao giờ thua của cha ông ta. Khác hẳn bọn Nhật, thua là Harakiri (đúng không nhỉ?), rút kiếm tự vận, chết rồi làm sao trả thù, làm sao đánh lại tiếp. Như ta ấy à, đánh thua ư, xi nhê gì cứ chạy là thượng sách, chạy thục mạng, quẳng cả vũ khí, quần áo nếu cần. Thoát rồi ta phục hồi quay lại tính sổ sau muộn chi đâu. Chẳng có kẻ thù nào chịu nổi kểiu đánh đó cả. Đánh hoài nó không chết mà lâu lâu quay lại đâm một nhát rồi chạy. Thôi thua, bỏ quách cho rồi. Một quốc gia dù mạnh cách mấy cũng không thể kéo dài mãi một cuộc chiến, trừ VN, chúng ta có thể sống chung với chiến tranh để chịu đựng giành chiến thắng = hòa bình.


    Chien tranh la dieu xau xa nhat cua con nguoi va la dong luc phat trien nhat cua con nguoi. Nghich ly=chan ly
  2. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    tại sao không phải là trước 79 hả bác, năm 78-79 mình còn đánh 2 trận lớn nữa mà.
    Em đã đọc 1 đoạn của đại tướng Võ Nguyên Giáp viết về chiến tranh nhân dân, theo ông, sẽ là sai lầm nghiêm trọng nếu đánh đồng chiến tranh nhân dân với chiến tranh du kích. CTDK thực tế chỉ là 1 phần của CTND.
    Em thấy VN mình rất giỏi nghi binh, hư trương thanh thế, dùng ít quân mà địch tưởng nhiều, lấy ít quân đánh địch đông hơn mà vẫn giành thắng lợi, ở Khe Sanh chỉ 40 tay súng đã đánh bật 200 quân Mĩ ra khỏi đồi Pa Trang, Mĩ phải bỏ lại 110 xác, ở đường 9 chỉ 2 tay súng đã cầm chân và đẩy lùi 4 đợt xung phong của 1 đại đội lính VNCH, thời kháng chiến 9 năm chỉ 400 quân đánh đồn Phủ thông mà Pháp tưởng ********* có 3000 !
    KCVQNBHSCTQ
  3. daovh

    daovh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    880
    Đã được thích:
    1
    Việt Nam chúng ta có thể tự hào về những chiến thắng trước các cường quốc lớn nhất thế giới trong lịch sử dựng nước và giữ nước của mình. Những chiến thắng đó đã đi vào lịch sử như những huyền thoại về tinh thần yêu nước, lòng quả cảm và trí thông minh của con người Việt Nam. Muốn làm rõ về nguyên nhân những chiến thắng vĩ đại ấy ta phải phân tích những yếu tố quyết định kết cục một cuộc chiến tranh. Theo tôi có bốn yếu tố chính như sau :
    - Tính chính nghĩa của cuộc chiến tranh và mức độ liên quan đến lợi ích sống còn của các bên tham chiến.
    - Sức mạnh của lực lượng quân sự : Số lượng, chất lượng của lực lượng tham chiến ; số lượng, chất lượng của phương tiện chiến tranh (bao gồm cả cac nhu yếu phẩm thiết yếu).
    - Mức độ thông thạo và lợi dụng các yếu tố địa hình, thời tiết v.v.
    - Chiến lược, chiến thuật của các bên tham chiến
    Tổng hợp của bốn yếu tố đó xác định sức mạnh tổng hợp của các bên tham chiến. Bên nào có sức mạnh tổng hợp lớn hơn bên đó có cơ hội giành chiến thắng nhiều hơn.
    Trong suốt thời kỳ Bắc thuộc kéo dài hơn một nghìn năm, dân tộc ta đã nhiều lần đứng lên đánh đuổi quân xâm lược để mong giành lại nền độc lập cho tổ quốc nhưng do sức mạnh tổng hợp của chúng ta còn yếu hơn lên chúng ta đã bị thất bại. Nhưng đêm dài nô lệ không làm phai nhạt khát vọng tự do của người dân Việt Nam. Và khi chúng ta đã có đầy đủ sức mạnh thì một kỷ nguyên độc lập lâu dài cho dân tộc được mở ra.
    ( Vì thời gian không cho phép xin được tiếp tục sau 3 ngày nữa )
    Được daovh sửa chữa / chuyển vào 18:24 ngày 18/02/2003
    Được daovh sửa chữa / chuyển vào 18:36 ngày 18/02/2003
  4. lorela

    lorela Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Các bác cho em hỏi, chiến thuật biển người xuất xứ từ TQ, vậy cụ thể của chiến thuật này là như thế nào (không lẽ cứ xua quân xông loạn lên), sử dụng ở trận đánh nào và VN ta đã từng xài chưa?
  5. Typoon

    Typoon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2003
    Bài viết:
    650
    Đã được thích:
    0
    Đây là chiến thuật cực kỳ hiệu quả trong thời kỳ đầu của chiến tranh phong kiến cổ xưa. 3 đánh một chẳng chột cũng què. Tuy nhiên trong lịch sử cổ đại đã ghi nhận những trận đánh mà không phải đông là thắng như trận Can, 50 ngàn quân La Ma thua 15 ngàn quan do Aniban (đúng không nhỉ?) chỉ huy do biết dùng hiệu quả kỵ binh và bộ binh. Thành Cát Tư Hãn trong cuộc chiến Tây Hạ đã dùng 5 vạn quân đánh bại 30 vạn quân Tây Hạ bằng đòn đột kích mạnh liệt của 1 vạn quân cảm tử. Tuy nhiên chiến thuật biển người vẫn được suy tôn và sử dụng rộng rãi vì dễ thắng, dễ chỉ huy (cứ ào ạt tấn công). Về khoản này có thể nói TQ là bậc thầy vì đất rộng dân đông, dùng kiều này là thượng sách, cho đến tận năm 79 họ vẫn dùng chiến thuật này, nhưng với vũ khí hiện đại bao nhiêu quân cũng không đủ nên thất bại là chuyện đương nhiên. Trong cuộc chiến Triều Tiên cũng dùng cách này. VN chắc chắn đã tùng dùng thử vì chúng ta chịu ảnh hưởng nhiều của TQ nhưng cũng chắc chắn là bỏ ngay, kẻ thù của ta thường đông và mạnh hơn, không lẽ dùng biển người với kẻ đông quân hơn à. Có điều sau này đôi khi ta cũng chút nữa rơi vào các bẫy này. Có một số kẻ nói là trong trận ĐBP ta chơi chiến thuật biển người, nói vậy là quá sai lầm, nếu chơi kiểu ấy ta chắc chắn thua, bài học nà Sản còn đấy. Trên lý thuyết tại ĐBP Pháp có 16.000, ********* có 50.000, nhưng thực chất không đủ vì phải chia ra giữ Hồng Cúm, chặn đường qua Lào. Chưa kể phục vụ cho hậu cần, thục chất tấn công trên mặt trận khoảng 35.000. Tỷ lệ 1/3. Trong binh pháp để thắng trong điều kiện tương đương về vũ khí cần 10/1, Napoleon đề ra 5/1, đây là tính một bên cố thủ trong công sự, một bên tấn công. Mà vũ khí P thì tốt hơn ta nhiều, chưa kể máy bay. Nếu dùng biển người chắc chẳng còn ai, để tranh tổn thất ta phải dùng lối đánh chiến hào bao vây đấy. Dùng biển người cần gì đào hào. Các chiến dịch Jonhson City đều có lực lượng 4-5 lần tấn công (Mỹ+VNCH) có gọi là biển người đâu, chưa kể vũ khí mạnh hơn nhiều.
    Tóm lại, chiến thuận biển người không thích hơn cho chiến tranh VN, du kích hay hơn nhiều.

    Chien tranh la dieu xau xa nhat cua con nguoi va la dong luc phat trien nhat cua con nguoi. Nghich ly=chan ly
  6. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Đâu phải cứ đông quân tức là dùng chiến thuật biển người!! Đây là chỉ kiểu tấn công 1 địa điểm phòng thủ bằng cách xông lên bất kể hỏa lực của địch, lấy số lượng để vượt qua tuyến phòng thủ. Các trận đánh hồi xưa không thể kể là biển người vì hồi xưa chủ yếu là đánh giáp lá cà, hoả lực tầm xa yếu!
    Ở VN dùng chiến thuật này trong giai đoạn đầu của Điện Biên Phủ- trận đánh đồi Him lam, sau đó phải chuyển qua đào hào lấn tới dần vì đánh kiểu đó chỉ vài trận là hết người!
  7. B.40

    B.40 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/07/2002
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi người ta rất dễ nhầm lẫn chiến thuật biển người với chiến thuật đánh công kiên
    Trong chiến tranh VN nói chung, bộ đội VN sử dụng nhiều chiến thuật công kiên do chủ yếu là tấn công vào đối phương đóng trong căn cứ gọi là cứ điểm, có nhiều hàng rào và bãi mình bảo vệ xung quanh, có khi rộng hàng 100 mét. Nói chung tấn công các cứ điểm này, ban đầu phải dùng bộc phá mở cửa hàng rào, quét sạch mìn, sau đó bộ binh ( có thể có xe tăng đi kèm)xung phong qua cửa mở để vào bên trong. Do không có vũ khí phá hàng rào hiện đại, nên bộc phá chủ yếu dùng người luồn vào hàng rào, sau mỗi trận đánh, trung đội hay đại đội đánh cửa mở thường thương vong phần lớn vì khi phá rào thường bị phát hiện sớm, đối phương dùng hoả lực mạnh tìm mọi cách bịt cửa mở, vì nếu để bộ binh đối phương lọt vào bên trong thì nguy to. Khi tấn công cứ điểm kiểu này, lực lượng tấn công thường phải đông hơn lực lượng phòng thủ từ 5-7 lần, ít nhất là 3 lần. Nếu có xe tăng đủ mạnh, có thể đột phá vào cổng chính căn cứ, làm lá chắn dẫn dắt bộ binh đánh chiếm thì số lượng bên tấn công có thể ít hơn. Những năm đánh mỹ bộ đội VN phát minh ra vũ khí phá ráo FR nhưng do quá nặng nên khó sử dụng. Giai đoạn cuối chiến tranh 74-75 có 2 trận đánh kiểu công kiên khá nổi tiếng, đó là trận Thượng Đức do 1 tiểu đoàn Biệt động quân biên phòng với một số địa phương quân VNCH giữ, sư 304 đánh 6 ngày mới lọt vào trong căn cứ VNCH được. Và trận đánh sáng ngày 29/4/75 của sư đoàn 320 đánh căn cứ Đồng dù của sư đoàn 25 VNCH để mở đường cho lực lượng thọc sâu vào SG của sư 10, đây là căn cứ rất lớn, khi đang mở cửa thì bị lực lượng khác của sư 25 đánh tập hậu, sư 320 bị thương vong nhiều, chỉ mở được 1 trong 3 cửa mở như dự định, xác tử sỹ nằm la liệt quanh cửa mở, người ta phải khiêng xác tử sỹ để gọn lại lấy đường cho xe tăng bộ đội VN tiến vào bên trong căn cứ.
    Trong trận DBP, các cứ điểm Him Lam, Độc lập, Bản kéo nằm độc lập, xa trung tâm, chỉ được chi viện bằng pháo và không quân, bộ binh Pháp không phản kích vào sau lưng ********* vào ban đêm được. Các cứ điểm sau đó phải dùng lấn dũi vì các cứ điểm còn lại khá gần nhau, có thể chi viện cho nhau bằng hoả lực bộ binh, bộ binh phản kích thọc sườn hay tập hậu vào lực lượng tấn công nên khó mà đánh công kiên kiểu thông thường được. Việc đào hào lần dũi một phần là học kiểu Trận địa chiến của TQ trong chiến tranh triều tiên, tiêu biểu là trận Thượng cam lĩnh, nghe nói họ đào hầm hào cho xe tăng chạy được bên dưới, bác nào có chi tiết vụ này post lên cho bà con xem chơi.
    Chiến thuật được coi là biển người kiểu TQ trong chiến tranh triều tiên được sử dụng khi vận động chiến, đánh địch trong công sự phòng ngự lâm thời hay đang vận động, họ dùng số lượng quân áp đảo để bù lại việc thiếu hụt hoả lực

    Thần Tiễn

    Được terminator3 sửa vào 14:52 ngày 07/03/2003
  8. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Dùng bộc phá để mở cửa hình như TQ huấn luyện cho ta hồi 50, trước đó vì thiếu thuốc nổ nên ta không đánh kiểu đó được.
    Cũng nên nói thêm về chiến thuật công kiên giai đoạn trước 50 , khi đó ta thiếu vũ khí trầm trọng, tỉ lệ súng trong 1 đơn vị bộ binh chỉ 40% lại thiếu đồng bộ, súng chỉ trang bị cho số ít chiến sĩ gan dạ và bắn giỏi, ta không có hoặc có rất ít đại liên, trung liên để kiềm chế hoả lực địch, súng cối chủ yếu do ta chế thường thiếu chính xác, súng lấy của địch thì hỏng hóc nhiều và thiếu đạn. Vì thế giai đoạn này ta mới chỉ diệt cứ điểm đại đội, chỉ sau khi được TQ trang bị thêm vũ khí ta mới có thể diệt cứ điểm tiểu đoàn. Khi tấn công phải dùng thang gấp bằng tre để vắt qua rào lông nhím hoặc rào thép gai hoặc dùng mã tấu để phá rào, bộ binh chủ yếu mang mác búp đa và đeo lựu đạn trèo vào đồn đánh giáp lá cà. Có trường hợp phải dùng chăn tẩm xăng đốt hàng rào, các khẩu súng phải nhắm kĩ vào từng lỗ châu mai để yểm trợ. Dựa vào tinh thần và tốc độ là chính. Đôi khi đánh những đồn gồm nhiều khu, chỉ còn 1 lô cốt nhưng đã bắn hết đạn và ném hết lựu đạn, chiến sĩ ta cầm mác không thể xông lên trước những loạt đạn của địch, đành phải rút quân.
    Ngoài ra còn cả chiến thuật kì tập bên cạnh chiến thuật cường tập, trận Cẩm Lý bộ đội ta cải trang thành phụ nữ gánh gạch vào đồn rồi bất ngờ xông vào đánh giáp lá cà, diệt cả trung đội Pháp ở đây.
    KCVQNBHSCTQ
  9. daovh

    daovh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    880
    Đã được thích:
    1
    Tôi xin phân tích yếu tố thứ nhất quyết định đến kết cục một cuộc chiến tranhl: Tính chính nghĩa của cuộc chiến tranh và mức độ liên quan đến lợi ích sống còn của các bên tham chiến.. Bên nào có chính nghĩa, bên đó có sức mạnh tinh thần lớn hơn. Thường thì tính chính nghĩa của một bên tham chiến được xác định qua các yếu tố sau : đó có phải là cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc hay không ?. Nếu không thì mục đích của cuộc chiến đấu có chính đáng hay không và phương tiện được sử dụng để đạt được mục đích có bảo đảm tính công bằng không ?. Tất nhiên ngay cả các đội quân xâm lược hay quân đội của các chế độ độc tài tàn bạo cũng thường gán cho mình những lý tưởng cao đẹp giả tạo để lừa bịp mọi người.Sức mạnh tinh thần có vai trò ảnh hưởng rất quan trọng
    đến kết cục một cuộc chiến, nhưng nó chỉ phát huy sức mạnh đầy đủ khi kết hợp với các yếu tố khác. Ta cũng biết rằng trong lịch sử không phải bao giờ bên có chính nghĩa cũng chiến thắng . Mức độ liên quan đến lợi ích sống còn cũng ảnh hưởng đên sức mạnh tinh thần của bên tham chiến. Thông thường cuộc chiến càng liên hệ mật thiết đến lợi ích sống còn thì tinh thần quyêt chiến càng cao.
  10. Typoon

    Typoon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2003
    Bài viết:
    650
    Đã được thích:
    0
    Bạn lại hiểu lầm rồi, đã gọi là tấn công điểm cố thủ tất nhiên phải dùng lực lượng mạnh hơn. Chiến thuật biển người chỉ có thể áp dụng ngày xưa vì "không có hỏa lực tầm xa", nếu có thể xem cung hay máy bắn đá là hỏa lực tầm xa thì yếu. "Biển người" là dùng số đông tràn lên, những thứ đó không thể quét nổi, nên dễ dàng giành chiến thắng. Trong chiến tranh cận đại không thể có biển người vì hỏa lực quá mạnh có thể quét một số lượng lớn trước khi đến mục tiêu. Napoleon trong chiến dịch Ý hay Áo đều tập trung một lượng lớn quân đánh đột kích vào một điển trên tuyến đâu có thể gọi là biển người. Còn ở Triều Tiên, gọi là biển người thực chất không đúng lắm đâu. Vì dùng một lực lượng áp đảo đánh vào vị trí phòng ngự của địch trong tình huống bất ngờ khi địch chưa kịp tập trung hỏa lực và sinh lực tăng cường là chiến thuật đấy. Có điều Mỹ thấy cả trăm ngàn đánh vài ngàn quân nó thì gào lên là biển người, và đúng là cũng giống thiệt nhưng nếu Mỹ tập trung đúng hỏa lực thì đại dương cũng không lên nổi.
    Biển người là một chiến thuật rất thành công trong một giai đoạn của lịch sử và kết thúc vai trò của nó khi xuất hiện đại bác nên nó không thể là chiến thuật của thời hiện(cận) đại. Nó chỉ thành công với lối đánh xáp lá cà.
    Ở những trận đầu của ĐBP ta tổn thất không nhiều đâu, và như tôi đã nói nếu ở những trận đầu của ĐBP mà ta dùng biển người đánh Himlam Ban Kéo thì chắc chẳng còn ai, lúc này hỏa lực của P còn nguyên vẹn, chỉ có những phút cuối của chiến dịch mới tràn lên tấn công khi pháo binh, xe tăng, quân tác chiến hầu như không còn nữa. Chứ nếu đánh từ đầu thì chẳng cần đào hào vì thua béng nó rồi. Ta đã thử dùng biển người ở Na Sản, bom Napal quét sạch đến nỗi lúc đó ta cứ tưởng đó là bom nguyên tử. Bài học đó rất gần để không mắc phải. Thực ra Tướng G lúc đầu tính đánh ĐBP trong có 5 ngày, dự kiến dùng 5-10 ngàn quả đạn 105, sau thấy như vậy không ăn mới chuyển qua đánh công kiên kéo dài 55 ngày và dùng hơn 100000 ngàn quả đạn 105!!!.
    Bác rành lịch sử chắc nhớ sự kiện đưa Napoleon bước vào vũ đài lịch sử nhỉ.Ngày 16 tháng Hái nho(8-10-1794)với 6000 quân Napoleon đã đè bẹp 24 ngàn người của phái Bảo Hoàng tại nhà thờ thánh Rốc (đánh một điểm) bằng pháo binh. Tại đây quân BH có đầy đủ vũ khí trừ pháo và Napoleon thiếu mọi vũ khí trừ pháo. Bác thấy đấy, biển người chỉ dùng trong đánh nhau bằng gươm dao cung nỏ thôi, cả kỵ binh cũng phải bỏ mà. Ở CT biên giới 84 ngàn quân TQ đánh phòng tuyến do 1 TĐ chính quy và các lực lượng địa phương quân giữ, chết hết đó thôi.
    Cụng với bác một ly mừng năm mới, chiến tranh kiểu mới he!

    Chien tranh la dieu xau xa nhat cua con nguoi va la dong luc phat trien nhat cua con nguoi. Nghich ly=chan ly

Chia sẻ trang này