1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến thuật, chiến lược của Việt nam từ cổ chí kim.

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Typoon, 18/02/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tdna_

    tdna_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    VN đánh thắng nhiều kẻ thù mạnh chính là nhờ vào việc vận dụng sáng tạo chiến lược ''''chiến tranh nhân dân '''' .Tuy cái thuật ngữ ''''chiến tranh nhân dân ''''(CTNN) này mới được nói đến nhiều trong vài chục năm trở lại đây nhưng thực tế nó đã được cha ông ta áp dụng bao đời rồi . Ngày xưa các cụ ta có chiêu ''''ngự binh ư nông'''' rất hiệu quả , rồi tinh thần chống ngoại xâm kiểu :''''giặc đến nhà đàn bà cũng đánh '''' là thí dụ rất đặc sắc về nghệ thuật chiến tranh này . Cần phân biệt CTND với chiến tranh du kích .Tinh thần của CTND là mỗi người dân đều có thể trở thành chiến sĩ tiêu diệt giặc ở mọi lúc , mọi nơi .CTND là phải làm cho kẻ thù khiếp sợ vì thiên la địa võng giăng khắp chốn .Trong chiến tranh biên giới năm 79 , TQ hơi bị khiếp bởi bài này , 1 cô gái VN hiền lành cũng có thể đơn độc bắn cháy xe tăng , tung lựu đạn để giết hàng chục lính Tàu .Trong kháng chiến chống Mỹ , Mỹ nguỵ rất sợ CS nằm vùng ,khủng bố càn quét ác mấy cũng không thể bẻ được mầm CS .Đặc điểm của CTND là luôn luôn có thể xây dựng được lực lượng quân đội chính quy có quy mô và tổ chức kỷ luật ở mức cao . Nói chung là dựa vào dân , mà dựa vào dân thì như các bác có nói : mục đích tiến hành chiến tranh phải chính nghĩa để dân theo .
    Còn chiến thuật biển người theo tôi là xuất phát từ quan niệm chiến tranh lạc hậu của TQ từ đời Xuân thu chiến quốc , Tam quốc ...Sự lạc hậu đó được áp dụng trong nội chiến TQ Tưởng - Mao , chiến tranh Triều Tiên ....Với chiến tranh hiện đại thì bài này không hiệu quả . Chiến tranh hiện đại ,trong điều kiện hoả lực nhanh và mạnh , pháo tầm xa , tên lửa dày đặc ....thì cần nhất là tính tinh nhuệ chứ không phải kiểu xung phong nướng quân .
  2. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Cám ơn bác panzerlehr, đúng là cuốn sách của Lucien Bodard. Đọc đoạn các ngài sĩ quan Pháp nói chuyện để đưa ra số thiệt hại của VM em choáng thật sự.
    Trận ĐBP, theo mấy đoạn hồi ức của một số cựu binh là chiến sĩ hoặc cán bộ trung đội, đại đội thì khi xung phong ta cũng có mưu mẹo, mánh lới chiến thuật cả chứ có phải chỉ là dàn hàng ngang mà xông lên đâu.
  3. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Ở ĐBP, khi phải tiêu diệt 2 cứ điểm ngoài Him Lam và Độc Lập ta phải "đánh nhanh thắng nhanh" cho nên cũng có dàn hàng ngang mà tiến. Theo em biết khi đánh A1 ta cũng có làm như vậy cho nên khi bọn tây phản công ta không còn tập trung đủ lực lượng nữa để chống đỡ. Những lần sau ta rút kinh nghiệm chẳng hạn như xử dụng những hố bom hay hố bọc phá để trú cho nên chính mấy thằng tây cũng phải thưà nhận là để chống những trận tấn công của ta, súng máy của chúng chẳng có lợi ích gì nữa mà chỉ có lựu đạn là còn một chút tác dụng...
    Được panzerlehr sửa chữa / chuyển vào 06:58 ngày 07/06/2004
  4. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Trận A1 thì ta có sai sót trong trận tấn công đầu tiên. Lẽ ra thì 1 tiểu đoàn đánh vỗ mặt lên đỉnh đồi, 1 tiểu đoàn sẽ tiến chéo chọc vào sườn cứ điểm A1(có thể để cắt đứt liên lạc giữa A1 với tuyến sau của địch). Như vậy là có điểm, có diện. Nhưng thực tế khi tấn công, tiểu đoàn thứ 2 định hướng không hoàn toàn chính xác, thành ra 2 mũi của ta đều đánh hướng lên đỉnh đồi, chỉ có khác về hướng tiến, bị quân Pháp tập trung đối phó. Trận đánh chiếm A1 ngày 6-5 thì đúng như kế hoạch, 1 tiểu đoàn của ta theo giao thông hào trên mặt ruộng cắt đứt đường tiếp viện từ A3 lên A1, sau đó quây diệt bọn tây trên đỉnh đồi.
    Ta thương vong nhiều nhất trong 1 tháng giành giật đồi A1. Trận địa hoả lực trên đồi Cháy và đồi F liền kề A1 thường xuyên bị pháo Pháp thăm hỏi. Riêng đồi F được gọi là tử địa vì thấp hơn đỉnh A1, quân ta đi lại trong hào cũng bị thương vong. Có một chuyện rất cảm động, để xác định khoảng cách tới hầm ngầm của địch, một đội cảm tử gồm toàn những người tình nguyện đảm nhiệm, từng người kéo dây bò lên đo. Khi hy sinh ta rút dây về, ngưòi khác lên tiếp.
    Xem phim tư liệu về ĐBP (phim đen trắng quay trực tiếp, không phải phim dựng) quân ta cũng có dàn hàng ngang nhưng không đến nỗi bia thịt như phía Pháp nói. Mà bên ta thường nói nhiều đến khái niệm "mũi nhọn" : trung đội mũi nhọn, đại đội mũi nhọn đi đầu, thường là đơn vị chủ yếu giải quyết lô cốt, ụ súng địch trước khi tràn vào và cũng thương vong nhiều nhất. Nên em hình dung tiểu đoàn ta dàn hàng ngang nhưng 3 đại đội bố trí hàng dọc, mỗi lớp khoảng tiểu đội hoặc trung đội, xông lên theo từng lớp. Cách đánh dàn hàng ngang thường áp dụng ở nơi trống trải, còn dây thép gai, bãi mìn xem ra khó chơi. Khi vượt qua tuyến này quân ta đánh theo kiểu chia ra từng tổ.
  5. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Chuyện trận đồi A1 lần đầu tiên này quả thật là không may ! Nếu mà thành công ngay lúc đó thì chắc chắn là lịch sử đã có nhiều thay đổi không lường được, nhưng em chắc chắn là tốt đẹp hơn. Chính chuyện này cũng luôn luôn ke ké trong lòng cụ An cho đến lúc mất...
    Về chiến thuật xung phong của ta thì theo em chính kiểu tầng tầng lớp lớp trung đội này đến trung đội khác ở mũi chủ công làm cho bọn tây ở vị trí này nghĩ đó là chiến thuật biển người nhưng thật ra đó cũng là chiến thuật tập trung lực lượng áp đảo ở điểm nóng mà thôi...
  6. daovh

    daovh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    880
    Đã được thích:
    1
    Sức mạnh của lực lượng tham gia chiến đấu không chỉ được tính bằng số lượng lính chiến đấu trực tiếp mà còn được tính đến cả những người tham gia gián tiếp hay nửa trực tiếp.Chính vì thế người ta mới có thể giải thích được về tác dụng của chiến tranh nhân dân chính là làm tăng lực lượng tham chiến bằng cách huy động tất cả lực lượng hiện có trong nhân dân tham chiến bằng nhiều hình thức để tạo ra lợi thế so sánh về mặt số lượng. Tất nhiên chiến tranh nhân dân còn có ưu điểm là tạo ra một hậu phương rộng lớn bao trùm cả nước cung cấp các nhu cầu cần thiết cho quân đội. Tất nhiên chiến tranh nhân dân cũng phải phát triển từng bước từ thấp lên cao với việc xây dựng lực lượng chủ lực chính quy có tính cơ động và chất lượng chiến đấu cao cũng như việc xây dựng các khu căn cứ địa làm nòng cốt. Tất nhiên chiến tranh nhân dân thường thích hợp với các nước bị xâm lược mặc dù hầu hết các cuộc chiến tranh đều cần huy động sức mạnh tổng hợp của cả một quốc gia.
    Người ta thường nói "quý hồ tinh bất quý hồ đa". Tất nhiên đó không phải là một câu nói có ý nghĩa đầy đủ nhưng nó nêu lên một luận điểm rằng một đội quân dù đông nhưng khả năng chiến đấu thấp vẫn thua một đội quân ít hơn về quân số nhưng có khả năng chiến đấu cao hơn. Chất lượng của một quân đội là tổng hoà của kỹ thuật chiến đấu, chất lượng vũ khí chiến đấu và tinh thần, lý tưởng chiến đấu. Tất nhiên ta còn cần xét đến sự thành thạo về chiến lược, chiến thuật chiến tranh của các cấp chỉ huy.
    Hậu cần cũng là một yếu tố quan trọng của một quân đội, nó cho phép duy trì và bổ xung khả năng chiến đấu của quân đội ấy. Điều này còn liên quan đến năng lực sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm, thiết bị chiến tranh của một quốc gia hay các nguồn cumg cấp từ bên ngoài.
    Được daovh sửa chữa / chuyển vào 12:16 ngày 21/06/2004
  7. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Nghệ thuật và chiến lược chiến tranh.

    Không có thứ gọi là 'Nghệ thuật chiến lược chiến tranh' mà chỉ có 'Nghệ thuật chiến tranh' và 'chiến lược chiến tranh'.

    Các bạn mà thích chủ đề này thì chúng ta tranh luận tiếp nhé!

Chia sẻ trang này