1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến thuật công kiên

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Vo_Quoc_Tuan, 12/06/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Chiến thuật công kiên

    Chiến thuật công kiên, đánh địch phòng ngự trong công sự kiên cố là một hình thức tác chiến quen thuộc của bộ đội ta trong suốt hai cuộc kháng chiến. Em xin trình bày cụ thể hơn về chiến thuật này. Thông tin một phần lấy từ sách vở, một phần là từ hiểu biết và suy luận cá nhân, sai sót không thể tránh khỏi, mong mọi người góp ý.

    Xin bố cục thành ba phần:
    - Một số điểm chính
    - Công tác chuẩn bị - tổ chức
    - Thực hành chiến đấu
  2. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    I. Một số điểm chính:
    1. Đặc điểm tổ chức cứ điểm địch:- Thường thì là một đại đội, liên đại đội hoặc tiểu đoàn chốt giữ.
    - Cứ điểm thường được xây dựng theo hệ thống cầu trục.Lô cốt chính (lô cốt mẹ) ở chính giữa hoặc ở hướng quan trọng. Các lô cốt phụ (lô cốt vệ tinh, lô cốt con) ở xung quanh. Mỗi lô cốt hay điểm tựa thường có một hoặc nhiều lỗ châu mai để bắn toả ra các hướng. Các lỗ châu mai hiểm là những lỗ châu mai nằm sát mặt đất, được nguỵ trang tốt hay ở vị trí mà đối phương khó phát hiện. Ngoài ra, lỗ châu mai hay hoả điểm cũng có thể được xây từ trước nhưng được giữ bí mật tuỳ theo phát triển của trận đánh. Những hoả điểm ?ochưa bị phát hiện? này sẽ đóng vai trò rất lớn trong chiến đấu tung thâm.
    - Lô cốt thường được xây dựng bằng xi măng cốt sắt thép hay bằng gỗ và đất đắp.
    - Chướng ngại vật của cứ điểm bao gồm: Hàng rào kẽm gai, rào tre, mìn, hào sâu, tường, v.v?. Với những cứ điểm kiên cố, giây kẽm gai được sử dụng phổ biến với rất nhiều kiểu như rào cũi lợn, mái nhà, sát đất, bùng nhùng v.v? với nhiều tầng nhiều lớp. Hệ thống hàng rào cũng có nhiều kiểu như song song hoặc hình sao, ? mục đích để làm nhiễu hướng khi quân tấn công vượt qua rào. Thông thường mỗi lớp rào cách nhau khoảng 3 đến 7 mét để bớt tốn kém cũng như dễ cho việc tuần tra, bảo trì, bảo vệ.
    - Chiến hào, giao thông hào (ngầm hoặc lộ thiên) nối liền các lô cốt hay các vị trí quan trọng. Chiến hào trong phòng ngự thường chỉ rộng khoảng từ 60cm đến 1m sâu đủ để chạy khom lưng, chỉ đủ để cơ động lực lượng, không đào rộng để tránh quân tấn công lợi dụng làm nơi tổ chức, phát triển lực lượng. Chiến hào cũng là nơi đi dây điện thoại.
    - Nhà cửa được xây cất dưới hình thức ngầm, nổi, nửa ngầm nửa nổi.
    - Chiến hào và lô cốt kết hợp với nhau thành một hệ thống liên hoàn. Thông thường thì thường được xây dựng thành nhiều tầng phòng ngự. Tầng sau bao quát tầng trước. Tầng trước không khống chế đươc tầng sau.
    - Hoả lực gồm có: Các loại súng cá nhân, các loại súng cộng đồng như trung, đại liên, cối các loại, DKZ, kính hồng ngoại, súng phun lửa v.v? và thậm chí là pháo. Ngoài ra, Một cứ điểm phòng thủ còn có thể được yểm trợ bởi hoả lực pháo binh bên ngoài hay không quân.
    - Bố trí đội hình thường theo khu vực đơn vị. Trận địa cối, pháo thường được bố trí ở giữa cứ điểm.
    - Cứ điểm cũng còn có thể có một số tiền tiêu vệ tinh bên ngoài làm nhiệm vụ cảnh giới cũng như chiến đấu.
    Mô phỏng một đồn địch.
    [​IMG]
    Được vo_quoc_tuan_new sửa chữa / chuyển vào 14:27 ngày 14/06/2007
  3. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    2. Một số điểm căn bản của bên tấn công trong chiến thuật tấn công:
    - Nguyên tắc đầu tiêu, và yêu cầu đầu tiên của chiến thuật là tập trung nhân lực và hoả lực vượt hơn đối thủ. Yêu cầu tối thiểu thường là 3/1. Tuỳ vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể mà tỉ lệ này có thể là 7/1, 10/1 hoặc thậm chí là cao hơn. Bác Maseo có nói một câu và em rất tâm đắc: Các vị tướng ăn lương chỉ với yêu cầu trong mỗi trận đánh làm được việc này. (Cám ơn bác cuongnsls đã nhắc em về nguyên tắc tập trung)
    - Chuẩn bị theo nguyên tắc Tứ khoái nhất mạn hay 4 nhanh một chậm (cái này của Lâm Bưu): Tứ khoái: Tiến công nhanh, Xung phong nhanh, Thu dọn nhanh, Rút lui nhanh; Nhất mạn: Chậm chạp trong soạn thảo kế hoạch lực lượng.
    - Tấn công (cơ bản) theo nguyên tắc Một điểm hai diện. Điểm cơ bản của nguyên tắc này là hình thành một mũi đột kích chính đầu nhọn đuôi dài để đâm vào tung thâm phòng ngự địch. Đồng thời với đó là việc hình thành 1, 2, 3 hoặc 4 mũi tấn công phụ (mỗi mũi không đồng nghĩa với việc phải có bộ binh tấn công mà có thể là một mũi chi viện hoả lực) để đánh tạo điều kiện, đánh rối loạn, nghi binh, cho mũi điểm đột phá dứt điểm. Trong trường hợp cụ thể, mũi diện (có bộ binh) nào đó có thể biến thành mũi điểm nếu gặp thuận lợi.
    - Cách đánh: Cơ bản là dùng sức mạnh đột phá qua chướng ngại vật, chia cắt và tiêu diệt địch.
    - Tổ chức đội hình đơn vị theo nguyên tắc Tứ tổ nhất đội (bốn tổ trong một đại đội): Tổ bộc phá, tổ hoả lực, tổ xung kích, tổ chi viện.
    + Tổ bộc phá: Tổ chức thành các tiểu đội bộc phá, trong thời kỳ đầu khi đạn, chất nổ, khí tài còn khan hiếm tổ bộc phá gồm: Tổ mật phá; tổ bộc phá, tổ lựu đạn, tổ thang ván, tổ đánh dấu. Dần dần, cùng với sự phát triển của quân đội, biên chế của tổ bộc phá rút gọn lại còn tổ mật phá, tổ bộc phá, tổ vũ khí kỹ thuật ?
    + Tổ hoả lực: Theo điều lệnh, các đơn vị đều có tổ hoả lực, như tổ hoả lực tiểu đoàn, tổ hoả lực đại đội. Căn cứ vào số lượng mục tiêu, vũ khí cơ hữu hay phối thuộc để tổ chức hoả lực do Trung đội trưởng hoặc Đại đội trưởng chỉ huy. Các vũ khí của tổ hoả lực thường là đại liên, trung liên, DKZ và Bazooka, súng cối.
    + Tổ xung kích: Trung đội xung kích thường được tổ chức thành 3 tiểu đội xung kích và thường do trung hoặc đại đội phó chỉ huy. Trong các tổ xung kích cũng có tổ hoả lực riêng. Vũ khí của tổ xung kích thường là: tiểu liên, súng trường, lựu đạn, thủ pháo, bộc phá, vũ khí lạnh.
    + Tổ chi viện: Thực chất là tổ xung kích 2. Có nhiệm vụ chi viện cho tổ xung kích trong 2 trường hợp sau: Sau khi tổ đột kích hoàn thành nhiệm vụ thọc sâu, tổ chi viện di chuyển theo làm nhiệm vụ chiến đấu; Trường hợp tổ xung kích không còn sức đột phá, tổ chi viện sẽ thay thế tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ.
    Được vo_quoc_tuan_new sửa chữa / chuyển vào 13:34 ngày 12/06/2007
  4. cuongnsls

    cuongnsls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2007
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    1
    Quan trọng nhất tỉ lệ quân tấn công/ phòng thủ phải từ 3/1 trở lên.
    được vo_quoc_tuan_new sửa chữa / chuyển vào 13:21 ngày 12/06/2007
  5. P20

    P20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    5.619
    Đã được thích:
    203
    Các bác có thể đưa chi tiết về những trận đánh công kiên đầu tiên của QDND VN được kô?Sách GK nhà mình đưa sơ sài quá,mà tài liệu ngoài luồng cũng chưa thấy nói đến.thank nhìu
  6. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Mời bác vào đây: [topic]876083[/topic]
  7. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Cái này chú vo_quoc_tuan lấy ở đâu vậy? Nghe giọng văn và cách bố trí, sử dụng binh lực rất... Tầu. Bây giờ họ không gọi là tổ xung kích, tổ chi viện...nữa đâu!
    Với lại, đã bàn về chiến thuật thì đầu tiên phải đưa ra nguyên tắc áp dụng chiến thuật đã chứ? Sau nữa mới là cách bố trí cơ bản thường gặp của đồn địch....
  8. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Khà khà, ngay cả cái tên chiến thuật này cũng bị đổi rồi, giờ ta gọi nó là chiến thuật "tiến công cứ điểm". Ngày xưa công kiên là viết tháu của "tiến công cứ điểm kiên cố" nhưng bây giờ cứ điểm nào mà chả kiên cố, ko kiên cố thì ko gọi là "cứ điểm" nữa.
    Nói thế nhưng bác Tuấn cứ post, nhà em ko thạo về tài liệu ta lắm nên sẽ từ từ tương lên tài liệu Mẽo để anh em so sánh. Nó gọi chiến thuật tấn công của ta là "One slow - Four quick Offensive tactic" - Chiến thuật tấn công 1 chậm 4 nhanh.
    Chào thân ái và quyết thắng!
  9. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11

    Anh Đoànbỏ cho em cái danh xưng quí tộc new đi rồi đấy ạ? Lần đầu thấy anh tha em đấy. Anh bổ sung cho em cái nguyên tắc áp dụng chiến thuật, tên gọi các tổ thế nào, cũng như những thiếu sót khác với.
    to bác Maseo: em nghĩ bỏ từ kiên cố thì chắc cũng có lý do, nhưng chắc không phải vì công sự nào cũng kiên cố đâu bác Maseo. Ví dụ như cứ điểm phòng ngự lâm thời thì cũng vẫn gọi là cứ điểm đó thôi.
    Tài liệu của ta về chiến thuật này thì em không có, chỉ có tài liệu mô tả các trận đánh. Đoạn trên phần lớn em sáng tác ra. Thông tin cụ thể ở các phần sau, em lấy từ cuốn Kinh nghiệm chiến trường của Cục quân huấn VNCH xuất bản năm 66, thêm nữa, em bị ảnh hưởng nhiều của phong cách đánh trận thời chống Pháp nên chắc cũng lạc hậu nhiều rồi. Các bác bổ sung cho em nhé.
  10. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Anh Đoànbỏ cho em cái danh xưng quí tộc new đi rồi đấy ạ? Lần đầu thấy anh tha em đấy
    ------------------------------------------------------------------------------
    Anh quên chứ không phải bỏ!
    Chú cứ viết tiếp đi, thực ra thì cái chiến thuật này áp dụng nhiều hồi chống Pháp nên dùng từ hơi cổ tí cũng được. Sau này chống Mỹ thì ta ít đánh đồn hơn, chủ yếu là do tư duy chiến thuật thay đổi. Đến giờ tư duy chiến thuật lại thay đổi nữa nên có khi "hiện đại hóa" cách dùng từ chưa chắc đã hay hơn!

Chia sẻ trang này