1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến thuật công kiên

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Vo_Quoc_Tuan, 12/06/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Iceface

    Iceface Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/06/2004
    Bài viết:
    360
    Đã được thích:
    1
    Thế còn chiến thuật "tiền pháo hậu xung" thì sao?
  2. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Hôm nay rỗi, ngồi góp ý tí với mod vo_quoc_tuan_new cho thêm đông vui, nhân tiện xem lại kiến thức bị rơi vãi bao nhiêu!
    Muốn bàn về các hình thức chiến thuật nói chung hay chiến thuật công kiên nói riêng thì theo tớ nó nên dựa trên cái sườn thế này, mod xem thế nào nhá!
    - Định nghĩa: Chiến thuật công kiên là....(ở đây lại phải làm rõ thế nào mới được gọi là kiên cố).
    - Áp dụng: Thường được áp dụng khi muốn đánh chiếm vị trí có giá trị về chiến thuật, về chính trị...
    - Mục đích: Nhằm đánh chiếm mục tiêu, tiêu diệt sinh lực địch, chiếm đất, giành dân...
    - Tổng quát về địch: Cách bố trí phòng ngự, xây dựng cấu trúc trận địa, bố trí binh, hỏa lực...
    - Yêu cầu chiến thuật: Về hiệp đồng tác chiến, về thời cơ...
    - Chiến thuật của ta:
    + Sử dụng xung, hỏa lực (thường là sử dụng cấp nào để đánh cấp nào).
    + Trinh sát nắm địch.
    + Chuẩn bị chiến trường.
    + Tổ chức lực lượng (đây là chỗ kể ra những cái như "tứ tổ-nhất đội" hay gì đó như chủ yếu, kết hợp, vu hồi).
    + Thực hành xung phong (thế nào là đánh bóc vỏ, đánh thọc sâu chia cắt, đánh vây lấn...)
    + Giải quyết chiến trường và chuẩn bị cho trận đánh mới (có thể là diệt viện, đánh quân nhảy dù,...).
    Và cuối cùng, lưu ý chú vo_quoc_tuan_new rằng chiến thuật công kiên có các bước phát triển theo thời gian và theo cách đối phó của địch.
    Được dongadoan sửa chữa / chuyển vào 14:17 ngày 13/06/2007
  3. P20

    P20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    5.619
    Đã được thích:
    203
    Cấp chiến thuật là từ Tiểu đoàng trở lên hay là từ trung đoàn trở lên vậy các bác?
  4. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Khà khà, ngay cả cái tên chiến thuật này cũng bị đổi rồi, giờ ta gọi nó là chiến thuật "tiến công cứ điểm". Ngày xưa công kiên là viết tháu của "tiến công cứ điểm kiên cố" nhưng bây giờ cứ điểm nào mà chả kiên cố, ko kiên cố thì ko gọi là "cứ điểm" nữa.
    -------------------------------------------------------------------------
    Báo cáo chú má sẹo: Giờ cũng chẳng ai gọi là "Tiến công cứ điểm" nữa!
    Hình thức chiến thuật này được gọi là: Tiến công địch phòng ngự trong công sự. Nó lại chia ra làm 2 loại:
    - Tiến công địch lâm thời phòng ngự.
    - Tiến công địch phòng ngự trong công sự kiên cố.
  5. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Thôi bác Đoàn nói kĩ hẳn đi ạ.
    Ở đây toàn dân a ma tơ, làm sao hiểu rõ được đến mức ấy ạ
  6. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Thôi bác Đoàn nói kĩ hẳn đi ạ.
    Ở đây toàn dân a ma tơ, làm sao hiểu rõ được đến mức ấy ạ

    -----------------------------------------------------------------------------
    Cái mới thì không nói được, cái cũ hồi chống Pháp, chống Mỹ thì rất nhiều trong sách. Cứ để chú new, chú ấy tổng hợp đã, thiếu đâu anh bổ sung sau!
  7. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Để em post tiếp. Khung của anh Đoàn, cụ thể chi tiết của công tác chuẩn bị và tổ chức thế nào sẽ bổ sung sau vậy.
    Công tác chuẩn bị và tổ chức chiến đấu:
    A. Hiểu rõ nhiệm vụ: Nghiên cứu và nắm vững nội dung, mục đích, yêu cầu và các chỉ thị liên quan đến đơn vị để đưa ra kế hoạch tác chiến.
    B. Tính toán thời gian:
    1. Tính tổng thời gian trong việc chuẩn bị
    2. Tính khối lượng công tác để dự trù kế hoạch chuẩn bị
    3. Sắp xếp thời gian chuẩn bị cho thuộc cấp
    C. Nghiên cứu tình hình (họp chi uỷ Đảng lần I):
    1. Nghiên cứu tình hình đã biết và trả lời các câu hỏi sau:
    + Đã hiểu biết được chỗ nào?
    + Chỗ nào chưa rõ?
    + Chỗ nào cần điều tra?
    + Chuẩn bị vấn đề gì trước?
    + Dự kiến kế hoạch phân công như thế nào?
    2. Tổ chức các cuộc họp sơ bộ cấp chỉ huy để nhận thức rõ nhiệm vụ và đặt kế hoạch chuẩn bị cho thống nhất trong toàn đơn vị.
    D. Trinh sát thực địa:
    1. Trinh sát địa hình:
    + Chọn vị trí tập kết
    + Đường hành quân tiếp cận
    + Vị trí triển khai và các điểm chiếm lĩnh của các tổ
    + Các vị trí đột phá khẩu
    + Vị trí xuất phát xung phong
    + Vị trí chia cắt vùng chiến đấu
    + Đường và vị trí rút lui
    2. Trinh sát địch tình:
    + Quân số
    + Vũ khí
    + Phiên hiệu
    + Khả năng của công sự và chướng ngại vật
    + Vị trí các loại vũ khí
    + Tinh thần chiến đấu
    + Qui luật hoạt động
    + Hoạt động tề điệp
    3. Trinh sát tình hình dân chúng:
    + Sinh hoạt của dân chúng trong vùng lâm chiến
    + Những ảnh hưởng của dân chúng liên quan đến chiến đấu
    4. Thời tiết: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời tiến như mưa, nắng, sương mù, trăng sao, thời gian trời tối hoặc sáng v.v?.đến công tác chiến đấu
    5. Nhiệm vụ chuyên môn của các tổ trưởng đi trinh sát:
    + Tổ bộc phá:
    +++ Tìm hiểu các hướng và điểm đặt bộc phá
    +++ Điểm xuất phát, lộ trình di chuyển
    +++ Xác định các chướng ngại vật
    + Tổ xung kích:
    +++ Tìm hiểu điểm đột phá khẩu
    +++ Đường và vị trí xuất phá xung phong
    +++ Các mục tiêu phải chiếm
    + Tổ hoả lực:
    +++ Tìm hiểu các điểm hướng bộc phá và xuất phát xung phong của xung kích, các mục tiêu phải áp chế
    +++ Các hướng tác xạ chính và phụ
    +++ Vị trí các loại vũ khí
    Được vo_quoc_tuan_new sửa chữa / chuyển vào 22:12 ngày 13/06/2007
  8. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    E. Suy nghĩ và quyết tâm, họp chỉ uỷ lần II:
    Cấp chỉ huy phải phân tích từng yếu tố đã biết và tổng hợp các mặt rút ra kết luận thật chính xác và họp chi uỷ lần 2 để ra quyết tâm phương án tác chiến. Nội dung phân tích:
    1. Về địch: Chỗ mạnh, chỗ yếu
    2. Về địa hình: điểm lợi và điểm hại của hai bên
    3. Về ta: chỗ mạnh chỗ yếu
    4. Phương hướng khắc phục
    5. Phương án tác chiến
    6. Chọn điểm, diện
    7. Sử dụng lực lượng
    8. Thời gian hoàn thành mỗi công tác chuẩn bị
    F. Hạ mệnh lệnh:
    Thông thường lệnh tác chiến được trình bày trên sa bàn để cho các đơn vị hiểu rõ nhiệm vụ của mình.
    Lệnh chiến đấu gồm các phần:
    1. Phương hướng, vật chuẩn.
    2. Địa hình chung
    3. Tình hình chung
    4. Địa hình cụ thể
    5. Nhiệm vụ cả ta và bạn
    6. Nhiệm của của các đơn vị
    7. Mục tiêu công kích
    8. Vị trí đột phá khẩu
    9. Trận địa hoả lực
    10. Vị trí xuất phát xung phong (vị trí các bộ phận).
    11. Đường xung phong
    12. Mục tiêu phải chiếm của các đơn vị
    13. Vị trí chỉ huy, người thay thế
    14. Thời gian hoàn thành
  9. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    G. Tổ chức hiệp đồng công tác:
    I. Giai đoạn hành quân chiếm lĩnh
    a. Hành quân:
    - Giờ xuất phát
    - Lộ trình và tốc độ hành quân
    - Đội hình
    - Vị trí cấp chỉ huy
    - Biện pháp đối phó khi gặp địch (không quân, bộ binh, ?)
    - Cách vượt qua những đoạn khó khăn cụ thể
    b. Chiếm lĩnh:
    - Thời gian tiếp cận
    - Vị trí triển khai của từng tổ
    - Phương pháp chiếm lĩnh
    - Thời gian phải hoàn thành xong
    2. Giai đoạn khai hoả:
    - Thời gian pháo bắn chuẩn bị
    - Thời gian kết thúc
    - Hướng và điểm bộc phá
    - Phương pháp mở đột phá khẩu
    - Mục tiêu áp chế của các loại vũ khí
    - Hành động của các tổ.
    3. Giai đoạn xung phong và chiến đấu từng phần:
    - Thời cơ, thứ tự và phương pháp xung phong.
    - Động tác đánh chiếm và mở cửa đột phá
    - Mục tiêu xung phong
    - Phương pháp xung phong của tổ hoả lực
    - Hành động chiến đấu của các tổ chi viện, tổ bộc phá và các bộ phận khác
    - Phương pháp đánh bít cửa đột phá và động tác phát triển tung thâm của từng tổ xung kích
    - Phương pháp đánh phản kích, rút lui.
    4. Giai đoạn rút lui:
    - Phương pháp và lộ trình rút lui
    - Biện pháp xử trí với các tình huống cụ thể khi rút lui
    5. Linh tinh:
    - Vị trí của cấp chỉ huy qua từng giai đoạn tác chiến
    - Các tín hiệu hiệp đồng như cờ, pháo hiệu, còi, tù và, v.v?..
    - Các vấn đề về tù và hàng binh, các vấn đề về chiến lợi phẩm, thương binh, tử sỹ.
    - Phổ biến giờ khai hoả (lấy giờ thống nhất đồng hồ)
    H. Chỉ thị bảo đảm:
    I. Bảo đảm chiến đấu:
    - Trinh sát
    - Cảnh giới
    - Nguỵ trang
    - Chuẩn bị khí tài
    II. Bảo đảm vật chất
    - Cơm, nước, lương khô, thuốc men
    - Dụng cụ cứu thương
    - Dây trói tù binh
    - V.v?.
    I. Hội nghị chi bộ:
    Tổ chức họp hội nghị chi bộ nhằm mục đích:
    - Quán triệt nghị quyết và nhiệm vụ
    - Thống nhất tư tưởng tác chiến
    - Đề ra phương hướng lãnh đạo
    J. Tổ chức huấn luyện chiến thuật.
    Sau khi chuẩn bị xong có thể tổ chức huấn luyện cho các đơn vị tham chiến bằng cách thiết lập mục tiêu tượng tưng hoặc tổ chức học tập trên sa bàn.
    K Tổ chức kiểm tra:
    Do đơn vị trưởng phụ trách kiểm tra lại lần cuối cùng những thiếu sót của đơn vị để kịp thời sửa chữa, bổ sung trước khi xuất quân.
    - Kiểm tra chuẩn bị vật chất và khí tài
    - Kiểm tra lại sự quán triệt cho các đơn vị ở các điểm sau:
    + Nhiệm vụ chung của các đơn vị
    + Kế hoạch tác chiến
    + Tổ chức hiệp đồng công tác
    + Nhiệmvụ của từng đơn vị
    L. Động viên chính trị:
    - Thống nhất tư tưởng và phát huy tinh thần chiến đấu cho các đội viên, phổ biến chính sách
    - Mệnh lệnh và khắc phục khó khăn của đơn vị để hoàn thành nhiệm vụ.
    Được vo_quoc_tuan_new sửa chữa / chuyển vào 16:49 ngày 21/08/2007
  10. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Xin post lại cơ cấu (phỏng đoán) trên giấy tờ của một tiểu đoàn bộ binh thời đánh Pháp:
    [​IMG]
    Tiểu đoàn bộ binh
    Đại đội chỉ huy - 33
    3 Đại đội xung kích (164 người x 3) - 492
    1 Đại đội hoả lực - 98
    Tổng cộng: 623
    Trang bị: 18 trung liên (LMGs), 112 tiểu liên, 168 súng trường, 4 đại liên (MMGs) , 2 cối 82 mm , 6 cối 60 mm, thuốc nổ, lựu đạn, thủ pháo
    Đại đội xung kích
    Ban chỉ huy - 10
    3 Trung đội xung kích (34 người x 3) - 102
    Trung đội bộc phá - 52
    Tổng cộng: 164
    6 trung liên, 2 cối 60mm , 32 tiểu liên, 56 súng trường, lựu đạn, thủ pháo
    Trung đội xung kích
    Ban chỉ huy - 4
    1 Trung đội trưởng
    1 Trung đội phó
    2 Tiểu đội xung kích (12 người x 2) - 24
    1 Tiểu đội hoả lực hỗ trợ - 8
    Tổng cộng: 34
    2 trung liên, 10 tiểu liên, 18 súng trường, lựu đạn
    Tiểu đội xung kích
    Tiểu đội trưởng - 1
    Tiểu đội phó - 1
    Chiến sỹ xung kích - 10
    Tổng cộng: 12
    4 tiểu liên, 8 súng trường, lựu đạn
    Tiểu đội trợ chiến
    Tiểu đội trưởng - 1
    Tiểu đội phó - 1
    Chiến sỹ trung liên - 6
    Tổng cộng: 8
    2 trung liên, lựu đạn
    Đại đội hoả lực
    Ban chỉ huy - 6
    Trung đội súng máy - 42
    4 đại liên
    Bộ phận cối - 50
    2 cối 82 mm
    2 cối 60 mm
    Tổng cộng: 98
    4 đại liên, 2 cối 82 mm, 2 cối 60 mm, 2 tiểu liên

    Trung đội súng máy
    Trung đội trưởng - 1
    Trung đội phó - 1
    Chiến sỹ súng máy (10 người x 4) - 40
    Tổng cộng: 42
    4 đại liên, 2 tiểu liên , lựu đạn

Chia sẻ trang này