1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến thuật.

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi AcommeAmour, 16/06/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Chiến thuật.

    Vì đã bàn quá nhiều về chiến lược trong các topic trong này. Nên lần này sẽ bàn về chiến thuật (Tactic)

    Trung hoa đã có Tam thập lục kế của Tôn tử, Tôn tẩn.

    Còn tôi tạm thời bàn về những chiến thuật tâm đắc đã từng sử dụng trong Cuộc sống-Chiến tranh-Tồn tại.

    1)Cờ bí dí chốt .

    Một chiến thuật lấy tên từ Cờ tướng.

    Trong khi còn đang thăm dò thực lực của nhau thì đừng bộc lộ ý đồ vội. Tạm thời cứ kiên nhẫn đợi, thu thập thông tin, củng cố lực lượng ...nhằm chuẩn bị cho các bước tiếp theo...

    Chiến thuật này tuy chỉ là Chuẩn bị nhưng nó thể hiện Bản lĩnh và sự Sáng suốt kinh người của những ai từng sử dụng. Bản thân tôi đã từng chứng kiến nhiều địch thủ non gan đã chịu thua khi không chịu đựng được áp lực của sự Chờ đợi một cơn bão lớn.

    ...........
  2. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, không bao giờ bỏ cuộc
  3. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    2) Thuận thủy thôi chu (Theo nước đẩy thuyền).
    Cái này không chỉ là chiến thuật mà còn là tư tưởng triết học. Tuy nhiên ta chỉ bàn tới khía cạnh chiến thuật trong "Thuận thủy thôi chu" .
    Trên bãi biển, cả một bãi cát dài rộng mênh mông, chơi vơi vài chiếc thuyền ở tít tận trên cùng, cách mép nước cả 700-800m. Có phải là người ta đã kéo nó lên không? Không . Vì người ta không phí sức làm chuyện như thế.
    Khi nước triều lên, người ta theo nước vào tận trong bờ chỗ cao nhất rồi neo lại đó. Khi nước triều xuống thì thuyền chơi vơi tại đó.
    Và khi triều lên tới chỗ thuyền thì người ta nhẹ nhàng đẩy thuyền theo con nước tiếp tục ra khơi. Hoàn toàn lợi dụng thiên nhiên để làm việc của mình.

    Đó là : "Thuận thủy thôi chu "
  4. thismyname11

    thismyname11 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2007
    Bài viết:
    201
    Đã được thích:
    1
    Chiến thuật là đáp ứng tình hình. Chiến lược là tạo ra tình hình.
    Bác đang phân tích chiến lược, không phải chiến thuật.
  5. dhlv

    dhlv Guest

    Tuỳ lĩnh vực tuỳ hoàn cảnh!
    Có những lúc phải "dằn mặt", "5 ăn 5 thua" hay "một đập ăn quan" không thể cò cưa được. Có những vấn đề nó phụ thuộc vào thời gian không cho phép kiên nhẫn. Để càng lâu, càng chần chừ càng bị động nên phải quyết định luôn chứ không thể thăm dò, thăm hỏi.
  6. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Bệnh của ông này là đã dốt nhưng lại thích nói chữ
    Kiên nhẫn không phải là để lâu, kiên nhẫn là biết đợi đúng thời điểm
  7. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Về kiên nhẫn thì có cái này.:
    -Hai người A và B thi gan với nhau.
    -Dạng như đang tỉ đấu nội lực.
    -Nội lực A và B ngang nhau.
    -Cho nên A và B bất phân thắng bại.
    -Nhưng A đang có một vết thương đang chảy máu.
    -Vì vậy B cứ an tâm mà kiên nhẫn.
    -Còn A thì càng kiên nhẫn càng suy kiệt.
    -Vậy nếu bạn là B thì bạn cần gì phải gấp gáp ?
    -Cứ việc cờ bí dí chốt, thản nhiên chờ lúc kết cục.
  8. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Ke ke ke....
    Chảy máu và... ''không thản nhiên''.
    Cứ hiểu rằng ''châu chấu'' cũng đá được voi...
    À mà không, nói theo cơ học lý thuyết (cổ điển) cho dễ hiểu.
    Hai vật va vào nhau (chưa xâm nhập). Có ngoại năng và nội năng.
    Ngoại năng được đặc trưng bằng vận tốc, khối lượng (trọng lượng) có thể đo đạc được và bình đẳng giữa các vật. Về mặt hình thức đó giống như trang thiết bị vật chất, kỹ thuật của 1 lực lượng.
    Nội năng (văn học gọi là nội lực) là sự liên kết chặt chẽ giữa các phân tử bên trong, phụ thuộc bản chất, cấu trúc của vật đó. Các mảng miếng khớp với nhau vững vàng, chắc chắn, ''không thừa, không thiếu''. Mọi ngoại năng tác động vào đều ''phân phối'' rất đều cho các phần tử: ''Chổi to bà quét sân to, ấy còn chổi nhỏ... để cháu chăm lo quét nhà...''.
    Như vậy ta có thể thấy tầm quan trọng của nội năng.
    Thằng Hít le muốn oánh chiếm TG phải tổ chức 1 xã hội có ''nội lực thâm hậu'' như vậy rồi mới xông pha ra ngoài. Lúc đó nó giống như quả cầu bằng sắt mà đem ra ném vào các đồ vật bằng gốm, sứ hào nhoáng bề ngoài vậy. Tất nhiên, nội lực càng thâm hậu, càng bền.
    Sự giải phóng ra bề ngoài của nội lực đó là 1 sức mạnh phi thường nếu nó vẫn đảm bảo sự chặt chẽ, thống nhất của tính chất. Nhưng thường thì, để đạt được 1 kết cấu chặt chẽ như vậy, không phải dễ. Không thể dùng duy ý chí mà cắt bỏ những chỗ thừa thãi hoặc bù đắp 1 cách trái tự nhiên giữa các bộ phận (mà phải có 1 tư duy khoa học, tập luyện khoa học có tri thức, hiểu biết mới tạo ra những đường ''kinh mạch thông thoáng'' cho cơ thể - Đó là 1 cơ chế vận hành minh bạch, nhanh, gọn, hiệu quả và phát triển tối đa các bộ phận 1 cách lành mạnh trên cơ chế đó). Thường thì người ta hay ''nhầm''. Vận động viên cử tạ thì to vai, bé chân - bảo chạy nhanh với tôi thì thua, và tôi hay né việc mang vác với anh ta. Nhưng để thi ''mang vác nhiều lần'' thì có thể tham gia.
    Cầu thủ bóng đá thì to chân, bé tay, bảo vật tay thì có thể họ vẫn thua tôi như thường .
    Ke ke ke... Nói chuyện phiếm 1 chút về chiến thuật.
    Nói chung, sai lầm về phương pháp => Tao ra 1 cơ chế lệch lạc => không tốt gỗ mà tốt nước sơn thì sớm muộn cũng bị đối thủ nhìn ra và oánh vào chỗ hiểm => Toi mạng. Mà nếu đối phương ra tay ''tàn độc'' yểm luôn vào điểm yếu => Cơ thể đối phương tan rã, không bao giờ liền lại được.
    Một cái đĩa, không lượng sức mình ném vào bức tường sẽ vỡ tan, và theo mũi tên thời gian, thời đại đã vượt qua chính nó.
  9. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Như vậy, Chiến thuật là luôn nhìn vào mắt đối thủ, tìm ra bên trong nó, kết cấu nội tại của nó là gì. Những dấu vết ranh giới giữa các bộ phận, đặc tính của nó (giống như nhà khoa học nghiên cứu các tinh thể vật chất). Có thể lợi dụng 1 khía cạnh của nó hoặc khi cần có thể chế tạo công cụ khuyếch đại những vết nứt nội tại trong kết cấu của nó).
    Hì, nói vậy như là chuyển thành chiến lược. Nhưng bản thân chiến lược cũng là 1 cơ thể trong đó, chiến thuật cũng chỉ là 1 bộ phận nhỏ nằm trong chiến lược và bản thân chiến thuật cũng là 1 cơ thể nhỏ.
    Cách luyện võ truyền thống là tập theo các bài võ. Để thống nhất các bài võ đơn lẻ => người ta có Đạo.
    Bình thường, tập võ tức là tập phản có điều kiện để lâu dần thành phản xạ tự nhiên, không phán xét. Khi gặp đối thủ, tự nhiên phản ứng quyết liệt.
    Điều này nếu không có ''Đạo'' cũng có nhược điểm bởi nó ''Vô tình'', gây đổ vỡ không mong muốn.
    Do vậy ''Đạo'' là điểm xuất phát và cũng là điểm trở về. Là cái đầu tiên phải học. Đơn giản nó là con người bình thường, cuộc sống bình thường. Biết đi phải biết về => học võ sẽ có mục đích, có đường, nếu không sẽ vô định.
    Trong thực tế, Đạo cũng giống như là các ''chiến thuật giả định'' mà các binh sĩ luyện tập. Chỉ có điều khác nhau giữa hai thứ:
    Chiến thuật cũng có thể phản nhân văn, mục đích tối hậu không mang tính nhân văn. Đạo thì mang bản chất người, nhân văn.
  10. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Ta biết rằng, trong thế giới tự nhiên thống nhất, không có vật thể nào tách rời thành 1 khối đặc chắc và riêng biệt (trừ lỗ đen - điểm kỳ dị, nhưng lỗ đen vẫn liên hệ với bên ngoài bằng sức hút, lực hấp dẫn hay những hiệu ứng khác). Do vậy mọi thực thể sử dụng ý chí đều tồn tại những điểm yếu và việc bị hạ gục đều là khả năng hoàn toàn có thể xảy ra.
    Như vậy hơn nhau là cái ''hiểu biết'' hay dân gian gọi là ''trí tuệ''. Bác Hồ nói: 1 dân tộc dốt là 1 dân tộc yếu là như thế. Tức là 1 dân tộc dốt là dân tộc đầy rẫy những điểm ''huyệt'' mà kẻ thù hoặc bất cứ thế lực nào cũng có thể lợi dụng, thậm chí có thể điều khiển mà chính dân tộc ấy không hề biết.
    Do vậy, nâng cao dân trí là 1 điều mà Bác Hồ rất quan tâm.
    Lại nói về cái quy luật chung nhất của mọi sự vật:
    Khi hai đối thủ ngang nhau về mặt trí tuệ thì có thể lấy 1 câu dân gian: Lòng vả cũng như lòng sung. Hoặc: Thờn bơn méo miệng chê trai lệch mồm.... . Hiểu nhau cả òi. Lúc này là lừa miếng, nói chung là thủ, hai thằng võ sĩ tương đương nhau về võ công và lực (hiểu nhau) chủ yếu tấn công không hiệu quả. 2 đội bóng đá cùng đẳng cấp đá thường là hoà hoặc tỉ số rất thấp.
    Như vậy sức mạnh ở đây trông cậy vào trí tuệ, vào sự khéo léo. ''Lách'' thật khéo mà tốn ít lực nhất vào cái khối ''thống nhất tương đối'' của đối thủ.
    Nếu hiểu được điều đó, đối thủ cũng hiểu và nhanh chóng bịt kín các kẽ hở đó. Như vậy khi ngang nhau về trí tuệ, thì tốc độ, sự linh hoạt của hệ thống cũng là một yếu tố phải xem xét. Mà độ linh hoạt đó chính là sự khai thông các đường kinh mạch, những cơ sở hạ tầng nội tại: Vừa phục vụ cho lưu thông, vừa có ý nghĩa phòng thủ.
    Nhìn chung, hai thằng ngang nhau khó ăn được nhau nhưng kết cục lại là ở thì tương lai, phụ thuộc thằng nào nhìn thấy trước và phản ứng, chuẩn bị trước.

Chia sẻ trang này