1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 và 1984 (phần 3)

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Su35Fk, 15/02/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.909
    Đã được thích:
    3.060
    SGK nên kể lại diễn biến chính trong cuộc xâm lược biên giới của TQ vào VN, vd như ngày tháng rồi đánh vào đâu, thiệt hải bên ta thế nào. như KCCM, CP ấy.
    còn 10 năm bắn nhau qua lại biên giới thì chỉ vần vài dòng là đủ.
    nên nêu những tấm gương anh hùng liệt sĩ tiêu biểu.
  2. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Không phải Khoằm, mà là bác Thiềm Thừ [​IMG] một nhà báo mà Khoằm pót rất nhiều ảnh và bài về Biển Đảo của bác ấy ở đây.

    Về SGK, bạn xem ở đây http://ttvnol.com/gdqp/1138544/page-164 xem sách viết thế nào nhá!
  3. congtubl

    congtubl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    5.067
    Đã được thích:
    2.540
    Em thấy bên block maithanhhai có bài này hay, đem về, tìm trong ttvnol mà không thấy tên anh.
    http://maithanhhai.com/2013/02/sang...dau-hang-chung-may-toi-day-chung-may-se-chet/

    SÁNG 17/2/1979, THƯỢNG ÚY ĐỖ SĨ HỌA (ĐỒN 209, BĐBP QUẢNG NINH): “NGƯỜI VIỆT NAM KHÔNG BIẾT QUỲ GỐI ĐẦU HÀNG, CHÚNG MÀY TỚI ĐÂY, CHÚNG MÀY SẼ CHẾT!”…

    Đỗ Sĩ Họa (1946-1979), dân tộc Kinh, quê ở xã Hồng Vân, huyện Ân Thi, tỉnh Hải Hưng.Khi hy sinh, đồng chí là Thượng úy, Phó Đồn trưởng Đồn 209, Công an nhân dân Vũ trang tỉnh Quảng Ninh (nay là Đồn Biên phòng 15, Pò Hèn, xã Hải Sơn, TP.Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh), Đảng viên **********************.
    Đỗ Sĩ Họa đã tham gia chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị, lập công xuất sắc được tặng thưởng Huân chương Chiến công, bị thương, sức khỏe giảm sút đồng chí vẫn tình nguyện lên bảo vệ biên giới phía Bắc.
    Ngày 17/2/1979, quân xâm lược Trung Quốc ồ ạt tấn công, Đồn trưởng đi công tác xa. Đỗ Sĩ Họa đã khẩn trương triển khai đội hình chiến đấu theo phương án, trực tiếp phụ trách hướng chính diện.
    Đồn và các chốt bị pháo và cối của địch bắn cấp tập. Ở vị trí chỉ huy, Đỗ Sĩ Họa bình tĩnh quan sát địch. Khi địch ngừng bắn pháo để bộ binh xông lên, đồng chí đã dũng cảm, mưu trí chỉ huy đơn vị bẻ gãy nhiều đợt tấn công của địch, diệt và làm bị thương nhiều tên.

    Phát hiện hỏa lực lợi hại của ta ở Đồi Quế, địch dùng chiến thuật biển người ào lên. Các chiến sĩ chốt trên Đồi Quế ngoan cường chiến đấu, diệt nhiều tên địch. Nhưng vì lực lượng quá chênh lệch, Đồi Quế đã bị địch chiếm giữ.
    Quyết giành lại, Đỗ Sĩ Họa đã tổ chức lực lượng tấn công địch, chiếm lại được Đồi Quế. Địch vừa ào lên hết đợt này đến đợt khác, vừa kêu gọi ta đầu hàng, Đỗ Sĩ Họa trả lời: “Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết”.
    Đi tới từng ụ súng, đồng chí động viên chiến sĩ quyết tâm chiến đấu bảo vệ Đồn, bảo vệ Tổ quốc. Nhìn người chỉ huy mặt bê bết máu, ánh mắt rực lửa căm thù, các chiến sĩ vô cùng xúc động, tin tưởng.
    Noi gương người chỉ huy, cả đơn vị ngoan cường chiến đấu, tiêu diệt 227 tên địch, giữ vững trận địa.

    Đỗ Sĩ Họa bị thương lần thứ nhất, lần thứ hai, lần thứ ba cho đến lúc anh dũng hy sinh cũng không rời trận địa.
    Đồn 209 được đề nghị tuyên dương Đơn vị Anh hùng. Đồng chí được truy tặng cấp hàm Thượng úy và Huân chương Quân công hạng Ba.
    Ngày 19/12/1979, Liệt sĩ Đỗ Sĩ Họa được ************* Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng Vũ trang nhân dân.
    —————————————
    Nguồn: Cục Chính trị, BTLBĐBP
  4. congtubl

    congtubl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    5.067
    Đã được thích:
    2.540
    Em thấy bên block maithanhhai có bài này hay, đem về, tìm trong ttvnol mà không thấy tên anh.
    http://maithanhhai.com/2013/02/sang...dau-hang-chung-may-toi-day-chung-may-se-chet/

    SÁNG 17/2/1979, THƯỢNG ÚY ĐỖ SĨ HỌA (ĐỒN 209, BĐBP QUẢNG NINH): “NGƯỜI VIỆT NAM KHÔNG BIẾT QUỲ GỐI ĐẦU HÀNG, CHÚNG MÀY TỚI ĐÂY, CHÚNG MÀY SẼ CHẾT!”…

    Đỗ Sĩ Họa (1946-1979), dân tộc Kinh, quê ở xã Hồng Vân, huyện Ân Thi, tỉnh Hải Hưng.Khi hy sinh, đồng chí là Thượng úy, Phó Đồn trưởng Đồn 209, Công an nhân dân Vũ trang tỉnh Quảng Ninh (nay là Đồn Biên phòng 15, Pò Hèn, xã Hải Sơn, TP.Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh), Đảng viên **********************.
    Đỗ Sĩ Họa đã tham gia chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị, lập công xuất sắc được tặng thưởng Huân chương Chiến công, bị thương, sức khỏe giảm sút đồng chí vẫn tình nguyện lên bảo vệ biên giới phía Bắc.
    Ngày 17/2/1979, quân xâm lược Trung Quốc ồ ạt tấn công, Đồn trưởng đi công tác xa. Đỗ Sĩ Họa đã khẩn trương triển khai đội hình chiến đấu theo phương án, trực tiếp phụ trách hướng chính diện.
    Đồn và các chốt bị pháo và cối của địch bắn cấp tập. Ở vị trí chỉ huy, Đỗ Sĩ Họa bình tĩnh quan sát địch. Khi địch ngừng bắn pháo để bộ binh xông lên, đồng chí đã dũng cảm, mưu trí chỉ huy đơn vị bẻ gãy nhiều đợt tấn công của địch, diệt và làm bị thương nhiều tên.

    Phát hiện hỏa lực lợi hại của ta ở Đồi Quế, địch dùng chiến thuật biển người ào lên. Các chiến sĩ chốt trên Đồi Quế ngoan cường chiến đấu, diệt nhiều tên địch. Nhưng vì lực lượng quá chênh lệch, Đồi Quế đã bị địch chiếm giữ.
    Quyết giành lại, Đỗ Sĩ Họa đã tổ chức lực lượng tấn công địch, chiếm lại được Đồi Quế. Địch vừa ào lên hết đợt này đến đợt khác, vừa kêu gọi ta đầu hàng, Đỗ Sĩ Họa trả lời: “Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết”.
    Đi tới từng ụ súng, đồng chí động viên chiến sĩ quyết tâm chiến đấu bảo vệ Đồn, bảo vệ Tổ quốc. Nhìn người chỉ huy mặt bê bết máu, ánh mắt rực lửa căm thù, các chiến sĩ vô cùng xúc động, tin tưởng.
    Noi gương người chỉ huy, cả đơn vị ngoan cường chiến đấu, tiêu diệt 227 tên địch, giữ vững trận địa.

    Đỗ Sĩ Họa bị thương lần thứ nhất, lần thứ hai, lần thứ ba cho đến lúc anh dũng hy sinh cũng không rời trận địa.
    Đồn 209 được đề nghị tuyên dương Đơn vị Anh hùng. Đồng chí được truy tặng cấp hàm Thượng úy và Huân chương Quân công hạng Ba.
    Ngày 19/12/1979, Liệt sĩ Đỗ Sĩ Họa được ************* Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng Vũ trang nhân dân.
    —————————————
    Nguồn: Cục Chính trị, BTLBĐBP
  5. Boeing01

    Boeing01 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2008
    Bài viết:
    1.480
    Đã được thích:
    788
    Vấn đề là họ cố tình không hiểu thế nào là tưởng niệm cấp nhà nước
    Thế nào là địa phương , dân gian
    Giặc Mỹ, Giặc Pháp đều có tưởng niệm, thậm chí người ta còn bỏ ra hàng triệu đô để tổ chức một cái lễ bắn tàu bay, hay một cuộc tấn công vào thành lũy nào đó
    Nhưng một cuộc xâm lăng, gây hấn 10 năm đẩy 1 Việt Nam vừa thương tích đầy mình qua khỏi 2 cuộc chiến sinh tử vào kiệt quệ về mọi mặt lại không có nổi một lễ tưởng niệm nho nhỏ
    Lịch sử mất mát đau thương 10 năm và hậu quả của nó đến giờ được mô tả không bằng một chiến dịch nhỏ trong cuộc chiến chống Mỹ hay chống Pháp
    Vậy những kẻ chỉ đạo việc này có ý gì?
    Ai là kẻ *********?
  6. khesanh1968

    khesanh1968 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/01/2003
    Bài viết:
    496
    Đã được thích:
    0
    GS.TS, Nhà giáo Ưu tú Đỗ Thanh Bình, khoa Lịch sử Trường ĐH Sư phạm Hà Nội khẳng định như vậy về việc đưa cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979 vào sách giáo khoa mới.



    [​IMG]Nhận định về tầm quan trọng của cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979 cần phải được đưa vào sách giáo khoa (SGK) mới, trao đổi với Dân trí, GS.TS Đỗ Thanh Bình (ảnh) cho biết: “Cuộc chiến bảo vệ biên giới nay đã được hơn 30 năm, đã đủ chín muồi để đưa vào SGK dạy cho học trò biết. Việc đưa vấn đề này vào sách là rất bình thường vì đó là sự thật lịch sử. Người Trung Quốc có những chuyện không thật mà họ vẫn đưa vào SGK như vấn đề biển Đông, họ đưa vào bản đồ, vào quả địa cầu cho học sinh học. Huống gì đây là sự thật mà ta lại không đưa vào SGK. Ta không dựng nên chuyện, đó là sự thật”.

    Như GS đã nói, thời gian cuộc chiến này đã đủ độ chín để đưa vào SGK. Vậy với thời điểm hiện nay, đưa chiến tranh biên giới vào SGK thì có ý nghĩa thế nào?

    Nếu tính đến 2015 ra SGK mới thì lúc đó sự kiện này cũng đã được gần 40 năm. Đây là việc làm cần thiết đúng lịch sử, khách quan. Ta không thể quên sự kiện này được. Người Trung Quốc họ viết nhiều cuốn sách dày công khai về chiến tranh Việt Nam. Vậy tại sao ta không đưa cụ thể sự kiện này vào SGK để mọi người hiểu rõ hơn cuộc chiến tranh đó, giống như trước đây ta đã đưa thời phong kiến phương bắc vào sách. Vậy nên việc đưa sự kiện vào sách giáo khoa là chuyện bình thường để giáo dục cho thế hệ trẻ nếu không họ sẽ quên mất chúng ta chỉ có đánh Pháp, đánh Mỹ mà vấn đề bảo vệ biên giới, bảo vệ tổ quốc nhất là thời điểm hiện nay vấn đề biển đảo đang nhạy cảm. Do vậy, cần phải đưa vào.

    Trong cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979đã có rất nhiều người hy sinh như liệt sĩ Lê Đình Chinh. Hàng năm, kỷ niệm Ngày Thương binh liệt sĩ, tất cả các phương tiện thông tin đại chúng đều nói nhiều đến các thương binh liệt sĩ chống Pháp, chống Mỹ nhưng các thương binh, liệt sĩ chiến tranh biên giới không nhắc tới. Chúng tôi những người dạy lịch sử rất lăn tăn. Do vậy, SGK mới cần đưa sự kiện này vào.

    Có ý kiến e ngại rằng nếu đưa cuộc chiến này vào SGK sẽ gây mất đoàn kết giữa hai nước láng giềng?

    Chúng ta không sợ mất đoàn kết vì đây chỉ là một bộ phận người dân Trung Quốc gây chiến tranh chứ không phải tất cả nhân dân Trung Quốc làm giống như chiến tranh chống Mỹ trước đây chỉ một bộ phận gây ra chứ không phải cả nhân dân Mỹ. Chính nhân dân Mỹ cũng phản đối cuộc chiến tranh này.

    Sách lịch sử hiện nay cũng đã nêu đến sự kiện cuộc chiến biên giới nhưng còn sơ sài, ngắn gọn. Theo GS nếu đưa sự kiện này vào sách thì sẽ đưa thế nào?

    Sách giáo khoa viết cách đây gần 10 năm ta đưa vào mức độ như vậy là vừa nhưng nay cần thay đổi.

    Đây là sự kiện lớn nên cần đưa vào một mục lớn trong SGK để kỹ càng hơn. Tôi thấy sách giáo khoa lịch sử chúng ta hiện nay viết khiêm tốn về vấn đề này như sách nâng cao viết 13 dòng, SGK đại trà chỉ đưa gần 10 dòng và chỉ nêu sự kiện chính nhưng chưa mô tả mức độ tàn phá của chiến tranh đó. Cuộc chiến tranh mà Trung Quốc huy động 32 sư đoàn sang đánh 6 tỉnh biên giới phía Bắc. Cuộc chiến đã tàn phá đất nước ta như thế nào? Hậu quả thế nào? Tại sao họ lại đưa quân sang đánh nước ta? Nhân dân ta dũng cảm chiến đấu thế nào? Chúng ta phải tìm ra nguyên nhân và trả lời tại sao để học sinh hiểu bản chất của vấn đề. Người viết phải làm thế nào để tường thuật khách quan sự kiện và hấp dẫn người học.

    Tôi biết sau 2015 sẽ có SGK mới. Tôi đề nghị cũng khó bổ sung ngay được nhưng nếu đưa vào thì từng mức độ khác nhau ở mỗi bậc học. Lớp 9 thì nội dung cấp độ này, lớp 12 thì cấp độ cao hơn, đưa kỹ hơn, sâu sắc hơn

    Vấn đề sách giáo khoa lịch sử người học cho rằng quá nặng và khô khan. Vậy đưa thêm vấn đề này vào nếu không khéo sẽ tiếp tục gây quá tải cho học sinh học, GS nghĩ thế nào ?

    Đã là lịch sử phải có sự kiện, sự kiện phải có số liệu. Nếu viết lịch sử mà không có số liệu, không có sự kiện thì nó là chính trị. Lịch sử phải có ngày tháng, mô tả, tường thuật sự kiện. Để viết lịch sử hấp dẫn người học, đó là cái tài của người viết sách.

    Xin trân trọng cảm ơn GS!
  7. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Thị xã ra quân

    Thị xã mình sáng nay ra quân
    Tháng Ba đang mùa hoa gạo đỏ
    Những phố, đường đêm qua như chẳng ngủ
    Thức dậy sớm hơn mọi ngày
    Những nhà có con đi sáng nay
    Lục tục đỏ đèn từ mờ đất
    Hàng xóm hỏi nhau thân mật
    - Phố mình sáng nay mấy đứa ra đi?

    Không giống ông bà mình tiễn nhau xưa kia
    Chỉ lặng im, bịn rịn…
    Không giống mẹ tiễn cha thuở nào đi trận
    Bâng khuâng, thèn lẹn, dặn dò…

    Thị xã mình sáng nay tiễn đưa
    Cái háo hức nhân lên, niềm vui chia để lại
    Con trai con gái
    Nghe họ cười, không đoán nổi ai đi…

    Ngã ba phố mình thênh thang mọi khi
    Sáng nay ứ dòng xe cộ
    Sáng nay đò sang bến chợ
    Nhường cho khách lên đường

    Mậu dịch bách hóa mở sớm hơn ngày thường
    Đông con gái vào mua bút, sổ
    Chị bưu điện luôn tay, lòng cởi mở
    Trao tập phong bì và những con tem
    Thị xã rộn lên
    Chẳng ai biết tiếng loa nhắc gì trong hội trường nhà văn hóa
    Cứ nghe rôm rả
    Chuyện quân ta chống trả giặc thế nào

    Đêm qua đài đưa tin biên giới rất lâu
    Từ hôm tổng động viên bao nhiêu lá đơn gửi về Thị ủy…
    Biên giới trở thành thiêng liêng trong suy nghĩ
    Tiếng súng kéo khoảng trời gần hơn…

    Chưa bao giờ máu gửi nhiều theo những lá đơn
    Chưa buổi lên đường nào tình nguyện đông như vậy
    Sông Đà tháng ba – mùa hoa gạo cháy
    Đuốc non sông hừng hực lửa căm hờn

    Tiễn những người con lên phía biên cương
    Có tình thương trong gói cơm của mẹ
    Có dáng tiễn đưa còng lưng của bà
    Có cuốn sổ lưu niệm chật lời bè bạn
    hẹn gặp cùng trên biên giới xa.

    Và ra đi sáng nay tháng Ba
    Có chàng trai bỗng đọc to bài Bình Ngô đại cáo.



    Nguyễn Thị Mai


    Nguồn http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,13943.msg427521.html#msg427521
    Nhà thơ Nguyễn Thị Mai nguyên là cán bộ Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam - Giảng viên chính Học viện phụ nữ Trung ương.

    Bài thơ được viết năm 1979 khi tác giả đang là giáo viên Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình như lời chị tâm sự: “Cho các em học sinh của tôi ngày lên đường đánh quân xâm lược”.

    Nhà thơ Bùi Hoàng Tám tuyển chọn và giới thiệu.

  8. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]

    1979
    [​IMG]
    1983
  9. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]

    [​IMG]



    Kỷ niệm chương 30 năm made in china
  10. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.056
    Đã được thích:
    629
    Theo các Bác Cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979 cần được trình bày trong SGK mới hay không. nếu cần thì tại sao cần?, còn nếu không cần thì cũng nêu lý do không nên đưa vào lúc này?
    Em xin ý kiến của các Bác để hiểu vấn đề thấu đáo hơn. Em tin sẽ có nhiều ý kiến hay như ý kiến ở dưới đây[r2)]
    http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/11...oi-1979-can-duoc-trinh-bay-trong-sgk-moi.html

Chia sẻ trang này