1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 và 1984 (phần 3)

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Su35Fk, 15/02/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Bác có thể cho biết tên làng, tên xã được không?
  2. thangnm098

    thangnm098 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2008
    Bài viết:
    204
    Đã được thích:
    0
    hic, có lẽ làng xã bác ý có 2 người đi bộ đội, đảo 1 thì cũng là gần hết chứ còn gì
  3. BigNlong

    BigNlong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2007
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Trung Quốc, Hoa Kỳ, Anh Quốc : tòng phạm của Khmer đỏ
    Tạp chí Le Courrier International đặt câu hỏi : Những kẻ đồng lõa với Khmer Đỏ sao không không thấy đâu cả ? Nêu bật thắc mắc của một chuyên gia về Khmer Đỏ, ông John Pilger, đã không thấy nhắc đến những lãnh đạo phương Tây, đã từng hỗ trợ cho chế độ Pol Pot nhân phiên tòa, Le Courrier Inetrnational đã trích đang bài viết của chuyên gia này trên tờ báo anh ngữ độc lập, Phnom Penh Post xuất bản ở thủ đô Cam Bốt.
    Nixon và Kissinger đã gián tiếp giúp Pol Pot lên cầm quyền
    Tác giả bài báo có vẻ lấy làm tiếc là hiện nay chỉ có các lãnh đạo Khmer Đỏ bị đem ra xét xử, trong lúc thảm kịch Cam Bốt bao gồm 3 giai đoạn, trong vụ diệt chủng chỉ là một giai đoạn, và duy nhất được ghi lại trong ký ức chính thức. Theo John Pilger, Pol Pot không thể nào lên nắm quyền nếu tổng thống Mỹ thờI đó Richard Nixon và cố vấn của ông là Henry Kissinger đã không mở chiến dịch tấn công tại Cam Bốt, vào thời nước này còn là một quốc gia trung lập.
    Năm 1973, pháo đài bay B.52 đã dội xuống Cam Bốt một lượng bom còn cao hơn số bom mà Nhật Bản hứng chiụ trong suốt Đệ nhị Thế chiến. Theo Pilger, số người Cam Bốt bị chết ước tính khoảng 600.000 người. Một số hồ sơ đã cho thấy là cơ quan tình báo Mỹ CIA đã đo lường đươc hậu quả chính trị của chiến dịch. Họ đã cảnh báo : thiệt hại do B.52 gây ra là trọng tâm tuyên truyền của Khmer Đỏ, mà theo CIA, ''''đã tuyển mộ đươc một số lớn thanh niên, trong số những người chạy lánh nạn chiến sự".
    John Pilger kết luận miả mai là Khmer Đỏ đã hoàn tất những gì mà Nixon và Kissinger đã bắt đầu. Thế nhưng Kissinger sẽ không ngồi vào ghế bị cáo ở Phnom Penh vì ông đang bận cố vấn cho tổng thống Barack Obama trên các vấn đề điạ lý chiến lược.
    Nước Anh của Thatcher bí mật tiếp tay cho Khmer Đỏ
    Nhưng không phải có Hoa Kỳ và Henry Kissinger bị lên án. John Pilger còn nêu tên một người khác : cựu thủ tướng Anh, bà Margaret Thatcher, và những viện chức cao cấp của Anh, nay đã về hưu. Họ đã bí mật hỗ trợ cho Khmer Đỏ, sau khi chế độ này bị Việt Nam đánh đuổi. Đây là giai đoạn 3.
    Năm 1979, Hoa Kỳ và Anh Quốc đã áp đặt cấm vận đối với một nhà nước Cam Bốt bị kiệt quệ. Vì là người giải phóng Cam Bốt, Việt Nam đã không đứng về phe tốt trong thời kỳ chiến tranh lạnh.
    Pilger còn nhận thấy là chưa bao giờ một chiến dịch do bộ ngoại giao Anh tổ chức lại trắng trợn và dữ dằn như thế. Anh Quốc đòi hỏi là chế độ không còn nữa của nước Kampuchéa Dân chủ, được giữ ''''quyền'''' đại diện cho nạn nhân của họ ở Liên Hiệp Quốc. Hoa Kỳ, Anh Quốc và Trung Quốc, đã biạ đặt ra một liên minh ''''không cộng sản'''' lưu vong, mà thật ra chủ yếu gồm phe Khmer Đỏ. Ở Thái Lan, các cơ quan tình báo Mỹ CIA và DIA (tình báo quốc phòng) đã duy trì quan hệ mật thiết với Khmer Đỏ.
    Năm 1983, chính quyền Anh của bà Margaret Thatcher, còn cử lực lượng đặc biệt SAS đến huấn luyện cho các thành phần này, đặc biệt là các kỹ thuật gài mìn. Khi trả lời dân biẻu đối lập Neil Kinnock, bà Thatcher khi đó đã hoàn toàn phủ nhận, khẳng định rằng chính quyền Anh không hề dính líu vào việc huấn luyện, trang bị, hay một hình thức hợp tác nào, với lực lượng Khmer Đỏ hay đồng minh của họ. Có điều là năm 91, chính phủ kế nhiệm là John Major đã phải thú nhận trước Quốc Hội Anh là lực lượng đặc biệt SAS đã thực sự tham gia huấn luyện một cách bí mật cho lực lượng Pol Pot.
    Tác giả bài báo kết luận, nếu công lý quốc tế không phải là một tấn hài kịch, thì phải gọi những người đồng hành với kẻ phạm tội ác ra trưóc toà án Phnom Penh. Ít ra là phải ghi tên họ vào ?~?Tdanh sách nhục nhã?T?T. John Pilger là một chuyên gia về thời kỳ Khmer Đỏ, từng là phóng viên chiến trường, đồng thời là nhà văn, nhà đạo diễn phim. Ông là tác giả 2 bộ phim về thời kỳ Khmer Đỏ.
    Hoa Kỳ đẩy Sihanouk vào vòng tay Khmer Đỏ
    Le Monde 2, tạp chí hàng tuần của nhật báo Le Monde, đã ghi nhận một hệ quả khác của chiến dịch Mỹ tiến hành ở Cam Bốt : đẩy quốc vương Sihanouk đến với Khờ me đỏ.
    Dưới tựa đề ?~?TSihanouk trong bóng Khmer Đỏ?T?T, tạp chí đăng lại một số bức ảnh ông Sihanouk chụp với các chiến sĩ trẻ hoặc bên cạnh các lãnh đạo Khmer Đỏ như Khiêu Samphan, trong bức ảnh đến tham quan thác Phnom Kulen ở vùng giải phóng, hay ảnh hoàng hậu Monique đứng bên cạnh vợ của Pol Pot. Theo lời chú thích, hai tấm ảnh này chụp vào tháng 3 và tháng tư năm 1973.
    Một bức ảnh nữa cũng chụp Khiêu Samphan và Sihanouk ở Siem Reap, gần đền Angkor, chụp thời kỳ ông trở lại Phnom Penh, sau tháng 4 năm 1975. Hàng chú thích dưới bức ảnh giải thích : đây là một trong nhũng lần hiếm hoi mà ông Sihanouk rời cung điện ở Phnom Penh. Ông là nguyên thủ quốc gia nhưng không có quyền hạn gì và thật ra là tù nhân của Khmer Đỏ, từ tháng tư năm 1975 cho đến đầu năm 1976 (lúc ông từ chức).
    Tạp chí Le Monde 2 cho biết là các bức ảnh trên nằm trong tài liệu lưu trữ cá nhân mà cưụ quốc vương Cambốt đã tặng cho Trưòng Viễn Đông Bác Cổ vào năm 2004. Hàng trăm ngàn tài liệu mà công việc kiểm kê, sắp xếp lại số tài liệu này chỉ vừa mới kết thúc. Tạp chí hoan nghênh thái độ minh bạch hoá lịch sử hiếm thấy của một nguyên thủ quốc gia.
    Về bức ảnh đầu tiên, Francis Deron, tác giả bài báo dài lược qua thời kỳ này, và giải thích rằng : vào một ngày tháng 3 năm 1973, ở một góc rừng Cam Bốt, những chiến sĩ Khmer Đỏ đươc chọn lựa kỹ càng, đã được đưa đến chào người Cha đất nước, trước ống kính của một nhiếp ảnh gia do Trung Quốc đào tạo và trang bị.
    Do đâu ông Sihanouk đã đến với Khmer Đỏ ? Dĩ nhiên là do chiến dịch của Hoa Kỳ ở Cam Bốt, việc dựng lên chính quyền Lon Nol, năm 1970. Bị quân đội lật đổ, không còn đươc hậu thuẩn của phưong Tây, Quốc vương Sihanouk, lánh nạn ở Bắc Kinh, đã không còn con đường nào khác là nghe lời của Trung Quốc liên minh với du kích quân Khmer Đỏ, mà trước đó ông vẫn cho săn đuổi.
    Trong bài lược lại tình hình, Francis Deron nêu bật trở lại sự thay đổi thái độ của Henry Kissinger. Theo bài báo khi Pol Pot lên nắm quyền ở Phnom Penh, các nhà phân tích của CIA đã cố cảnh báo về chế độ độc tài đang đươc thiết lập ở đây. Nhưng CIA không phải là một nguồn tin đáng tin cậy. Chỉ có một người lắng nghe họ : Henry Kissinger, nhưng không phải là để ngăn chặn .
    Bài báo trích lại lời của Kissinger, ngày 26 tháng 11 năm 1975, trong buổi ăn trưa ở bộ Ngoại giao với một đoàn đại diện Thái Lan : ?~?TChúng tôi nghĩ là mối đe doạ lớn nhất đối với Đông Nam Á hiện giờ, đến từ Miền Bắc Việt Nam. Chiến lược của chúng tôi là, là lôi kéo Trung Quốc đến Lào và Cam Bốt để ngăn chăn Việt Nam. Hãy nói với những người ở Cam Bốt rằng chúng tôi sẽ là bạn của họ. Họ là những tên côn đồ sát nhân, nhưng nói riêng giữa chúng ta thì điều đó không quan trọng. Chúng tôi sẳn sàng cải thiện quan hệ với họ. Hãy nói lại vớI họ phần cuối những gì tôi vừa nêu, đừng lập lại phần đầu?T?T.
    (Những lời lẽ này nằm trong số tài liệu giải mật ngày 27 tháng 7 năm 2004). Và dĩ nhiên phía Thái Lan đã tường thuật lại cho Trung Quốc, và Bắc Kinh lập lại cho Khmer Đỏ.
    Francis Deron nhận định là để trừng phạt Việt Nam, Henry Kissinger không ngần ngại sử dụng mọi phương cách. Việc Khmer Đỏ thù ghét Việt Nam là một công cụ tốt. Vả lại từ năm 1972, Bắc Kinh và Washignton không còn là kẻ thù nữa. Năm 1976, Trung Quốc ở vào một thờI điểm then chốt. Mao Trạch Đông qua đờI, Đặng Tiểu Bình sẽ cầm cương Trung Quốc. Đặng Tiều Bình, theo Deron, thù ghét Việt Nam không kém gì Kissinger.
    Bài báo cũng nhắc lại là từ 1975 đến cuối 1978, Khmer Đỏ thực hiện kế hoạch thảm sát. Được sự hổ trợ của Trung Quôc và sự đồng ý ngầm của Phương Tây.
    Như trả lờI thắc mắc của đồng nghiệp John Pilger, không thấy nhũng nguời bạn của Khmer Đỏ ở đâu trong vụ xét xử hiện nay, Deron cho là đã có những cuộc mặc cả gay go và thoả hiệp để chỉ xét xử những hành vi Khmer Đỏ trong giai đoạn từ năm 1975 đến ngày mùng 7 tháng giêng 1979. Phần còn lại, lịch sử sẽ phán xét
    Nguồn: http://www.rfi.fr/actuvi/articles/111/article_2695.asp
    http://www.phnompenhpost.com/index.php/National-news/Kingdom-s-empty-dock.html
  4. denhaconha

    denhaconha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/11/2008
    Bài viết:
    443
    Đã được thích:
    1
    Bác nó thế nào chứ, tinh thần đánh tàu năm 79 chẳng kém gì kháng chiến chống mỹ đâu. EM có nghe các cụ kể là chỉ cần để một lá thư ở vệ đường và đề tên người nhận là thư sẽ được chuyển đến nơi (những người lên chiến trường ý). Nói thật chứ thời nào chẳng có thương binh theo kiểu dí ngón tay út vào nòng súng AK và bóp cò - nhưng đó là số ít thôi.....
  5. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Ko cần đội mũ sắt mặc giáp chống đạn, sự thật về "vòng hoa ô nhục" đã được bác Mabun post tại đây:
    http://ttvnol.com/forum/ThaoLuan/1139018/trang-7.ttvn#14636141
    Nó được đặt tại nghĩa trang liệt sĩ Trung Quốc hy sinh khi sang giúp VN thời chống Mỹ, nghĩa trang này nằm tại thị xã Cao Bằng và hoàn toàn ko phải là nghĩa trang liệt sĩ Trung Việt bên Tàu. Các bác hải văn ngoại đã đưa 2 ảnh chụp tại 2 nơi khác nhau vào 1 bài để tạo ấn tượng chúng được chụp tại cùng 1 nơi.
    Chào thân ái và quyết thắng!
  6. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    Giữ từng tấc đất biên cương
    TT - Từng ngày từng giờ, những người lính biên phòng đối đầu với thời tiết khắc nghiệt của rừng cao núi thẳm, với những kẻ thù giấu mặt, giữ bình yên cho từng làng bản hẻo lánh, giữ chủ quyền Tổ quốc trên từng cột mốc biên cương? Kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống bộ đội biên phòng (3-3-1959 - 3-3-2009), phóng viên Tuổi Trẻ trở lại Hà Giang...
    Hà Giang với cao nguyên đá trập trùng can trường thế trận ngàn năm, với lòng dân còn can trường hơn đá núi.
    Kỳ 1: Cờ thắm trên đỉnh Lũng Cú
    Cột cờ Lũng Cú thì nhiều người đã đến, cái tên Lũng Cú nhiều người đã thuộc, chuyện chào cờ trên Lũng Cú đã được dựng thành phim tài liệu khiến nhiều người xúc động. Nhưng lần này lên đây chúng tôi mới biết thêm để lá cờ trên đỉnh Lũng Cú luôn tươi thắm, luôn phấp phới bay giữa bầu trời cực bắc ràn rạt gió còn có những người lính luôn chăm lo cho lá cờ từng giây phút.
    [​IMG]
    Thiếu úy Nguyễn Hữu Nam với công việc chăm cờ thầm lặng mỗi ngày. Trong ảnh: Nam đang leo lên thang trong lòng trụ tháp- Ảnh: L.Đ.Dục
    Người chăm cờ
    Trong lúc chuyện trò với trung tá Nông Minh Thạch - phó đồn trưởng đồn biên phòng Lũng Cú, chúng tôi mới hay rằng lá cờ Tổ quốc chiều dài 9m, chiều rộng 6m, diện tích 54m2 tượng trưng cho 54 dân tộc anh em sinh sống trên dải đất chữ S này. Trung tá Thạch bảo: ?oCờ treo lên gặp ngày gió quẩn, lá cờ bị cuốn vào thân cột, khi đó nhiệm vụ của tổ công tác biên phòng đóng quân ở chân cột cờ phải trèo lên gỡ lá cờ cho khỏi bị quấn. Việc ngỡ như đơn giản ấy hóa ra không đơn giản chút nào trên độ cao đỉnh cột, và gió cứ hun hút ràn rạt như muốn thổi bay người lính. Chăm lo cho lá cờ đỏ sao vàng trên điểm cao cực bắc Tổ quốc là nhiệm vụ của đội công tác cột cờ Lũng Cú trực thuộc đồn: kéo cờ, thay cờ, chào cờ??.
    Công việc chăm cờ ở độ cao ấy không phải ai cũng làm được. Trong đội công tác ở cột cờ Lũng Cú chỉ có hai người đảm đương, thiếu úy Nguyễn Hữu Nam và trung úy Nguyễn Vũ Quỳnh, Nam là người trực chính. Đồn biên phòng Lũng Cú mang tên Lũng Cú nhưng lại đóng trên địa bàn xã Ma Lé, muốn vào đến đỉnh Lũng Cú phải đi thêm một quãng đường khá xa. Trước khi lên đỉnh, chúng tôi vào nơi đóng quân của đội công tác biên phòng ở đây tìm gặp thiếu úy Nguyễn Hữu Nam.
    Đã gần cuối tháng hai, năm nay hoa xuân trên biên cương nở muộn gần một tháng so với tết âm lịch. Ngồi trò chuyện với thiếu úy Nam ngay trên khoảng sân rụng đầy hoa, dưới sắc nắng nhẹ đầu xuân, chúng tôi ngước nhìn lên phía lá cờ Tổ quốc căng gió phần phật. Hình ảnh lá cờ Tổ quốc reo bay ở nơi cực bắc này mang đến cái cảm giác rất lạ. Nó khác với cảm giác khi đứng ở mốc tọa độ mũi Cà Mau cực nam, cũng khác với sự cảm động nghẹn ngào khi gặp lá cờ trên những hòn đảo giữa trùng khơi xa xôi. Cái ấn tượng vừa thiêng liêng, vừa kiêu hãnh ấy đã khiến chúng tôi cùng với Nam vội vã lên cột cờ.
    Trước khi được xây dựng kiên cố vào năm 2000, cột cờ Lũng Cú được làm bằng gỗ của một thân cây sa mộc cũng cao tương đương cột cờ hiện nay. Từ độ cao 1.535m của đỉnh Lũng Cú đột khởi giữa cánh đồng Thèn Pả, cột cờ với tháp hình sáu cạnh cao 12m, cộng thêm 7m của cột làm cán cờ là 19m. Chiều rộng lá cờ 6m, dài 9m như một ngọn lửa rực cháy tin yêu và kiêu hãnh nơi địa đầu đất nước. Gió vẫn ù ù ràn rạt.
    Ngồi dưới chân cột cờ, Nam kể tháng nào thời tiết đẹp, gió nắng vừa phải thì khoảng hơn hai tuần đã phải thay một lá cờ mới, còn gặp mùa mưa rét, gió giật xé thì có khi cờ vừa treo hai ba hôm đã phải thay. Mỗi năm đồn Lũng Cú nhận hai đợt cờ, mỗi đợt mười lá, ngày đẹp trời bù ngày mưa rét, như vậy cứ một tháng thay cờ hai lần. Giữ cho cờ Tổ quốc trên đỉnh Lũng Cú này luôn đỏ thắm, luôn bền bỉ lành lặn, luôn tung bay là nhiệm vụ của anh em ở đội công tác cột cờ.
    [​IMG]
    Cột cờ Lũng Cú -Ảnh: Ngọc Quang
    Tiếng trống ở đất địa đầu
    Mỗi ngày mưa cũng như nắng, mùa hạ như mùa đông, đều đặn leo lên 286 bậc đá, dùng ống nhòm săm soi xem cờ có bị gió xé, bị cuốn vào thân cột. Khi gió cuốn cờ vào thân cột, Nam luôn là người leo lên để gỡ cờ ra. Nhưng độ cao như thế, sức gió như thế không dễ để gỡ. Cờ cuốn chặt vào cột cũng khó để hạ xuống. Công việc ngỡ như giản đơn, thầm lặng ấy lại là cả một sự khéo léo dũng cảm, bền bỉ mà không phải ai cũng hiểu được.
    Ấy vậy mà khi nhìn lên lòng tháp cột cờ với những bậc thang là những thanh sắt hình chữ U cắm sâu vào bêtông, muốn lên đỉnh phải bám vào từng bậc thang dựng đứng, rồi lên đến mái tháp để chăm cờ trong gió mạnh, chúng tôi tỏ ý khâm phục thì Nam lại cười hiền: ?oCũng bình thường thôi, ở đây có hai anh em chịu được độ cao của đỉnh cột. Hôm nào tôi có công việc đột xuất thì anh Quỳnh thay?. Nam quê Ba Vì, Hà Tây (nay là Hà Nội) gắn bó với Lũng Cú mấy năm nay. Nam và Quỳnh cùng có vợ là giáo viên đang dạy ở địa bàn biên giới.
    Lũng Cú là một xã thuộc huyện Đồng Văn, nằm trên đỉnh cao nguyên Đồng Văn thuộc tỉnh Hà Giang. Đây là cực bắc của VN. Lũng Cú có tọa độ 23°23?T 08? độ vĩ bắc và 105°19?T55? độ kinh đông. Lũng Cú nằm ở khu vực có độ cao từ 1.600-1.800m trên mực nước biển. Xã Lũng Cú có chín thôn: Lô Lô Chải, Seo Lủng, Tả Giao Khâu, Cẳn Tằng, Thèn Ván, Thèn Pả, Sì Mần Khan, Sán Chồ, Sán Sà Phìn.
    Thật xúc động khi chúng tôi biết được rằng những lá cờ Tổ quốc ở cột cờ Lũng Cú sau khi hoàn thành nhiệm vụ, đã phai màu vì nắng mưa, bị rách vì gió xé sẽ được dành tặng lại cho những đoàn khách đặc biệt lên đây. Và được mang theo về một kỷ vật là lá cờ Tổ quốc đã từng tung bay trên địa đầu cực bắc đất nước quả không thể có gì thiêng liêng hơn.
    Từ đỉnh Lũng Cú, phóng tầm mắt về phía bắc sẽ thấy các bản Lô Lô Chải, Seo Lủng?, đó là điểm tận cùng giáp đường biên. Hôm làm việc ở Bộ chỉ huy biên phòng tỉnh Hà Giang, thượng tá Trần Văn Cần, trưởng phòng vận động quần chúng, một ?olão làng? đã có thâm niên trên tuyến biên cương Đồng Văn - Lũng Cú, cho chúng tôi biết một nhân vật rất hay ở Lô Lô Chải là cụ Vàng Dĩ Sinh, chủ tịch huyện Đồng Văn cách nay mấy chục năm, một ?opho sử sống? của vùng biên ải cực bắc.
    Lũng Cú, có người giải thích rằng trong tiếng Mông có nghĩa là thung lũng ngô vì trên đá núi này cây ngô gắn bó với người Mông. Nhưng chúng tôi thích cách giải thích hơi chữ nghĩa một chút rằng Lũng Cú chính là ?oLong Cổ? - nghĩa là trống của vua. Tương truyền xưa kia vua Quang Trung (có sách chép là từ thời vua Lê Lợi) sau khi đánh tan quân xâm lược đã cho treo ở đây một cái trống đồng rất to để dùng tiếng trống ấy báo tin dữ tin lành về sự an nguy của biên ải.
    Tiếng trống vang trên miền biên viễn này khiến người dân như có thêm một điểm tựa tinh thần. Và bây giờ ở bản Lô Lô Chải cũng có hai chiếc trống đồng huyền thoại như thế đang được người dân nơi đây cất giữ như báu vật mà cụ Vàng Dĩ Sinh là một trong hai người giữ chiếc trống ấy.
    Tiếng trống của cha ông từ thuở xưa và sắc đỏ lá cờ Tổ quốc hôm nay bay hiên ngang trên bầu trời địa đầu là một lời nhắc nhở với cháu con về chủ quyền đất nước. Và chính những người lính biên phòng là những người đầu tiên nhận lãnh sứ mệnh thiêng liêng ấy, như một câu thơ của Thu Bồn chợt vang vọng trong chúng tôi khi đứng dưới cột cờ Lũng Cú: Cho con biển rộng sông dài/Cho con lưỡi kiếm đã mài nghìn năm...
    LÊ ĐỨC DỤC - ĐỨC BÌNH
    _________________________
    Hôm ngồi ở Bộ chỉ huy biên phòng tỉnh Hà Giang để lên lộ trình cho chuyến đi, chúng tôi hỏi đại tá chính ủy Nguyễn Đình Hùng ở tỉnh Hà Giang đồn biên phòng nào đi khó khăn nhất, ông trả lời ngay: đồn Lũng Làn ở huyện Mèo Vạc và đồn Bản Máy ở huyện Hoàng Su Phì.
    Được Excocet sửa chữa / chuyển vào 10:10 ngày 02/03/2009
  7. red_star_7545

    red_star_7545 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/09/2005
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    255
    Tùi từng chỗ thôi bác ạ, năm 79 đúng là tinh thần kém nhiều rồi, chẳng ở đâu xa, làng em cũng thế đây này, chưa kể mấy bác lính cựu cũng uể oải lắm, hầu hết là có tâm lý chán đánh nhau, chỉ muốn ở nhà với vợ con thôi.
  8. denhaconha

    denhaconha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/11/2008
    Bài viết:
    443
    Đã được thích:
    1
    Cũng có lẽ thế thật?!? Nhưng em nghe ông bà già kể lại thời đi đào hố ngăn tăng, rồi hiến máu...... mà thấy cũng hoành tráng quá, có thể một bộ phận các bác đánh nhau từ thời trước 75 có tâm lý chán nản chăng?
    Được denhaconha sửa chữa / chuyển vào 12:33 ngày 02/03/2009
  9. f3ja

    f3ja Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/07/2006
    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    0
    Ông bà già em đều là Bộ đội trước 75 , còn Chú em và Cậu ( em bà già em ) đều là bộ đội 79 và cùng ...Té , xã em được phong xã Anh hùng LLVT thời kì chống Pháp đó ( 1 trong 3 xã của Huyện Chương Mỹ ,Hà Nội
    Được f3ja sửa chữa / chuyển vào 14:42 ngày 02/03/2009
  10. Wehrmacht

    Wehrmacht Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/02/2005
    Bài viết:
    1.969
    Đã được thích:
    0
    Hà Tây thì từ thời chống Mẽo đã là lá cờ đầu của phong trào ... chốn nghĩa vụ quân sự roài.
    Bác f3ja nên hỏi lại những người lớn mà xem, thời 79 tinh thần không kém trước 75 là mấy đâu.Mấy năm lập lại hoà bình thì tinh thần xuống là đương nhiên.
    Em thuộc lớp giữa 8x nên đương nhiên chỉ biết qua nghe kể.

Chia sẻ trang này