1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 và 1984

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi chiangshan, 11/02/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tamlytrilieu

    tamlytrilieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2004
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    0
    Ha ha ha. Hoá ra là thế. Thảo nào lúc bọn anh thắp hương thấy cô Poison biến mất tăm. Đi tìm câu trả lời hả em?
  2. F_POISON

    F_POISON Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2005
    Bài viết:
    211
    Đã được thích:
    0
    Em phải xin đính chính lại là chưa đọc hết được các bia mộ trong Nghĩa trang vì lúc đó mưa to quá. Một góc nhỏ em xem thì có chụp một vài trường hợp tiêu biểu.
    Đây là các đồng chí chắc là dẫm phải mìn.
    [​IMG]
    [​IMG]
  3. daulauxuongcheo

    daulauxuongcheo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2005
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    0
    Những ngày tiễu phỉ ở Săm Pun

    Trong ngôi nhà tranh tre nhỏ bé, đơn sơ, nép mình dưới chân đồi ngoại vi thị xã Hà Giang, anh dường như đã quá già so với cái tuổi 46. Những đồng đội cùng chiến đấu với anh trên đỉnh Săm Pun (Mèo Vạc, Hà Giang) năm nào, nay có người đã mất, có người giữ những chức vụ quan trọng. Gần chục tấm bằng khen, giấy khen treo trang trọng trên vách liếp giờ đã ngả màu vàng ố. ít ai biết rằng anh đã từng một thời là ?okhắc tinh? của bọn phỉ ở vùng cao nguyên cực bắc này...
    Những ngày giữ đỉnh Săm Pun
    Săm Pun là tiếng dân tộc. Săm là rét đóng băng, cắt da cắt thịt, Pun là gió hun hút, ngút ngàn. Vì thế Săm Pun là điểm cao khắc nghiệt nhất trên biên giới phía bắc. Săm Pun cũng là nơi một tiếng gà gáy bốn tỉnh nghe thấy (Hà Giang, Cao Bằng của Việt Nam và Vân Nam, Quảng Tây của Trung Quốc). Từ đỉnh Săm Pun có thể khống chế toàn bộ hai huyện Đồng Văn và Mèo Vạc.
    Từ năm 1979, lực lượng phỉ hoạt động ráo riết ở vùng này. Chúng thành lập các đại đội và tiểu đoàn rải khắp biên giới mà núi Sư Tử được coi là đại bản doanh. Được sự đào tạo, trang bị và nuôi dưỡng của các thế lực thù địch ở nước ngoài, tháng 2-1979, phỉ đã chiếm hoàn toàn núi Sư Tử. Chỉ một thời gian ngắn sau, đỉnh Săm Pun cũng rơi vào tay chúng. Toàn bộ những làng bản quanh đó trở thành nơi trú ngụ của phỉ. Lực lượng phỉ ở đây được trang bị vũ khí khá hiện đại do Lý Nhà Nùng là tiểu đoàn trưởng phỉ tự phong chỉ huy. Cũng thời gian này (tháng 3-1979) Phạm Nhất Nguyên được điều lên đồn Săm Pun, cùng có mặt trên Săm Pun lúc này có cả trung úy Nguyễn Xuân Hồng (hiện nay là đại tá, chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng Hà Giang). Là người Kinh nhưng chàng trai trẻ Phạm Nhất Nguyên lại rất giỏi tiếng Mông. Và anh cũng là người hiểu rất rõ cách thức ăn ở, hoạt động của phỉ ở Đồng Văn. Những trận đánh ác liệt liên tục diễn ra. Trên Săm Pun không ngày nào ngớt tiếng súng. Tất cả các đợt truy kích của ta chưa giành được thắng lợi, thương vong khá lớn. Cả ta và phỉ đều cố gắng giữ những phần đất còn lại.
    Tháng 3-1982, nhận chỉ thị của cấp trên, ban chỉ huy đồn họp quyết định mở chuyên án lớn truy quét phỉ. Nếu ta không lấy được Săm Pun thì không thể quản lý được những phần đất rộng lớn trong khu vực. Phạm Nhất Nguyên được bổ nhiệm làm đội trưởng đội trinh sát. Những đợt truy quét tiếp theo cũng không giành được thắng lợi. Lực lượng của ta phải lùi ra khá xa để đóng quân, tránh những đợt tập kích của kẻ thù. Nhiệm vụ lúc này là giữ cho được đất và dân còn lại, không cho phỉ mở rộng căn cứ. Phỉ là loại giặc vô cùng nguy hiểm, thoắt ẩn thoắt hiện và đặc biệt có tài bắn tỉa. Chúng leo cây, leo núi nhanh như khỉ và khả năng ngụy trang trên cây rất biến hóa. Lần đánh nhau tay bo với phỉ là một trong những kỷ niệm đáng nhớ của anh. Đó là thời điểm tháng 5-1982. Trong một lần cải trang thành người dân đi vào làng, anh đã gặp một người cao to đang chạy thoăn thoắt sang bên kia biên giới. Phạm Nhất Nguyên quát ?ođứng lại?T?T. Bất ngờ tên phỉ rút dao quắm lao thẳng vào anh. Anh nhanh chóng tránh được lưỡi dao. Sau hai động tác võ điêu luyện của người lính trinh sát, anh đá văng con dao trên tay tên phỉ và quật hắn xuống. Đúng lúc đó đồng đội kịp thời hỗ trợ. Tên phỉ cùng với 3kg thuốc phiện quấn quanh người đã được áp giải về đồn.
    Lá thư của trùm phỉ
    Sau những đợt phản công quy mô chưa giành được thắng lợi, ta chuyển sang đánh nhỏ lẻ. Những đợt tập kích chớp nhoáng trong đêm do Phạm Nhất Nguyên chỉ huy đã trở thành nỗi kinh hoàng của phỉ, khiến cho chúng lúc nào cũng nơm nớp lo sợ. Lực lượng phỉ được hỗ trợ từ phía sau bằng pháo tọa độ rất chính xác. Bộ đội của ta phải ăn ở dưới hầm, không được nấu cơm mà chỉ ăn lương khô để tránh khói. Nhiều bữa anh em phải ăn củ rừng chờ tiếp tế. Phạm Nhất Nguyên trở thành cái gai trong mắt bọn phỉ.
    Để tiếp cận được Phạm Nhất Nguyên, trùm phỉ là Lý Sơ Mua đã bày ra mẹo lừa bằng cách viết thư cho anh. Trong bức thư Mua viết có đoạn: ?oNgày 16-2-1982. Gửi anh Ngân (tên thật của anh là Nguyên) cán bộ đồn Săm Pun. Sớm mai hẹn gặp anh ở mốc 19 lúc 9 giờ sáng?. (Bức thư này hiện còn giữ ở bảo tàng Biên phòng Hà Giang). Sau khi nhận được bức thư, anh em trong đồn đã họp và nhận định đây là thủ đoạn giả của phỉ. Cùng lúc đó, nguồn tin do trinh sát của ta báo về cho biết, Lý Sơ Mua đã bày binh bố trận rất kỹ để tiêu diệt Phạm Nhất Nguyên. Ban chỉ huy đồn quyết định giao cho Phạm Nhất Nguyên và 15 chiến sĩ trong đội trinh sát vượt rừng núi trong đêm để tiếp cận mục tiêu. Lực lượng còn lại đã sẵn sàng yểm trợ. Đúng như nhận định của ta, Lý Sơ Mua có đến nhưng dẫn theo hơn 100 quân phục kích cách đó không xa. Hắn ung dung bước tới cột mốc 19, mắt đảo điên, chốc chốc lại liếc nhìn đồng hồ. Giờ hẹn đã đến, bất ngờ hai loạt mìn liên tiếp nổ và Lý Sơ Mua mất mạng tại trận. Lực lượng phỉ còn lại nháo nhác như rắn mất đầu. Một số chạy được về bên kia biên giới, số còn lại bị tiêu diệt. Chừng một giờ sau, pháo của địch bắn sang dữ dội.
    ?oAnh vẫn như ngày nào...?
    Tôi gặp anh vào một buổi trưa cuối xuân 2006, những hạt mưa rơi mãi không tạnh, khiến cho trời Hà Giang vốn đã lạnh lại càng lạnh hơn. Anh đưa tôi chén nước chè mới rót, những cọng chè đang xoay tròn theo vòng nước. Anh lại trầm ngâm: ?oTôi nhập ngũ tháng 3-1979 rồi lên Săm Pun ngay, cho tới khi về nghỉ là ở đó tròn 10 năm. 10 năm, quãng thời gian không dài với một đời người, nhưng 10 năm sống ở nơi rừng sâu, núi cao, thiếu thốn mọi thứ, lúc nào cũng căng thẳng để làm sao giữ được đất, được dân trước âm mưu của kẻ thù thì quả thực đó là quãng thời gian không ngắn?.
    Năm 1991, Phạm Nhất Nguyên xuất ngũ trở về làm bảo vệ Trung tâm văn hóa tỉnh Hà Giang. Đồng lương người bảo vệ ít ỏi nhưng anh vẫn dành dụm hàng năm lên thăm lại Săm Pun, nơi anh đã để lại cả thời trai trẻ. Đã sắp bước sang cái tuổi ?otri thiên mệnh?, nhưng gia đình anh vẫn sống trong một căn nhà tranh tre ọp ẹp. Vợ anh, chị Nguyễn Thị Quy cũng là bộ đội phục viên, ngày ngày đi chợ bán rau quả. ?oCũng chỉ đủ ăn thôi anh ạ, cuộc sống ở vùng cao còn vất vả lắm. Nhưng với tôi, quý giá nhất là những tháng ngày cống hiến trên đồn Săm Pun?. Quả thực, những tấm bằng khen, giấy khen anh treo trang trọng trên tường là bằng chứng những điều quý giá nhất đời anh. Tôi cũng được biết những đồng đội cùng chiến đấu với anh trên đỉnh Săm Pun vừa có cuộc gặp gỡ đầy ý nghĩa trong ngày kỷ niệm bộ đội biên phòng (3-3) tại Hà Giang. Họ cùng nhau ôn lại quá khứ khi người còn người mất, có người đang làm chỉ huy trưởng bộ đội biên phòng Hà Giang. Người lính Phạm Nhất Nguyên năm xưa giờ vẫn giữ được những phẩm chất cao quý của mình, không một chút so bì tính toán.

    Nguyễn Anh Tuấn

    http://www.quandoinhandan.org.vn/ct/?id=3919&subject=5
    Sao những bài trước đây không thấy nhắc đến phỉ phiếc gì nhỉ?
  4. phaphai

    phaphai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    1.203
    Đã được thích:
    1.825
    Cám ơn Cao Sơn cho xem mấy tấm ảnh, hồi năm kia cũng có lên đấy nhưng không vào sâu được như vậy. Cái cầu treo như vậy thì không nhận ra được nữa, ngày xưa nó cao chót vót, bên dưới là những hòn đá rất to. Đầu bên này cũng có những hòn đá to, trước khi chạy qua cầu phải nấp ở đó, còn đầu biên kia cũng có 1 hòn đá to, bên trên nó là gốc nghiến. Cái gốc nghiến ấy nổi tiếng vì chắc ngày xưa, Trung Quốc họ làm bản đồ cho nên rất thuộc địa hình trước Hang Giơi. Thỉnh thoảng lại tặng cho lính ta 1 quả cối mồ côi và trên cái hòn đá ấy vẫn có nhiều anh lớ ngớ ngồi vắt vẻo vì tin là vị trí quá an toàn và thế là bị oan. Cũng có nhiều người bị ở chỗ ấy cho nên nó mới nổi tiếng. Phía đối diện với Cầu Treo bên kia cánh đồng là cái đoạn ống nước cụt và có 1 đoạn giao thông hào nữa trước khi lên "đường Tăng". Cũng như 2 hòn đá to ở chân cầu Treo, chỗ ống nước là điểm để lính chuẩn bị để vượt cánh đồng Hang Giơi (đặc biệt nhưng lúc cối hay pháo đang bắn-phải nằm đấy đếm nhịp pháo mà vừa chạy vừa tránh).
    Còn cái Hang Làng Lò thì tớ cũng không nhận ra nữa mặc dù phải ở đấy 2 tuần thống kê thương binh, tử sỹ.
    Thực ra hồi ấy đi lại khắp nơi, nhưng chủ yếu vào đêm cho nên bây giờ vào trong cái Bản đồ của NASA World Wind, mặc dù đưọc điền đầy đủ tên với độ phân giải đên 15m nhưng vẫn không nhận được, trừ cái điểm 812, 685 và dải 1250 bên phía Tầu.
  5. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Theo cuốn "Lịch sử Quân chủng Phòng không - Không quân" T3 :
    Ngày 15-4-1979 có một chiếc MiG-17 (hay MiG-19/J-6 ?) lạ (lạ nhưng mà của nước nào thì tự biết, các bác nhỉ) từ phía biển Đông bay vào lãnh thổ VN và rơi xuống một cánh đồng thuộc huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Phi công lái chiếc máy bay này chết tại chỗ.
    Vụ việc gây chú ý vì ta không phát hiện ra sự xâm nhập của chiếc máy bay này. Sau đó khi tổng kết rút kinh nghiệm thì được biết cùng thời gian đó trong khu vực cũng đang có máy bay của ta hoạt động, nên bộ phận cảnh giới đã nhầm lẫn.
    Như vậy trong thời gian xung đột biên giới đã có ít nhất 3 trường hợp máy bay chiến đấu TQ bị rơi trên lãnh thổ VN : 1 ở Nam Định năm 1978, 1 ở Nam Định và 1 ở Bắc Thái năm 1979.
    u?c chiangshan s?a vo 19:37 ngy 02/06/2006
  6. Cao_Son_new

    Cao_Son_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/02/2002
    Bài viết:
    566
    Đã được thích:
    0
    Vâng, cái cầu thấp hơn ngày xưa vì lúc đó đang san ủi làm xây dựng mà anh. Ngay chân cầu, chỗ em đứng chụp ảnh là đồn biên phòng.
    Gửi anh thêm cái ảnh mỏm núi đá, đối diện với Pha Hán, gần Cô Ích. Không biết hồi anh chiến đấu mỏm này đã có cầu thang như thế này chưa? Bây giờ nhìn không trắng xoá như ngày xưa, nhưng đá ở đây trông vụn vẫn nhìn ra chảo lửa năm nào.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được Cao Son sửa chữa / chuyển vào 20:47 ngày 06/06/2006
  7. elixir

    elixir Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/05/2005
    Bài viết:
    414
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn Cao Sơn, không thể nhận ra.
    Ngày xưa khu núi đá thì trắng xóa. không có hòn đá nào to hơn 1 người ôm (ĐK bên 1250 sẽ bắn cho đến vỡ nát thì thôi-mà cái quả đạn 75mm bắn vào đá khác nào gãi ghẻ, thế mà nó cũng cố sức để đạp vụ các hòn đá ấy ra để lính ta không dựa vào để làm thêm 1 cái hầm cá nhân!), còn các chỗ khác thì chi chít hố đạn pháo. Ngay trên nóc Hang Làng Làng Lò còn chi chít hố cối 160. Cái cánh đồng Hang Giơi (và Cầu Treo) đã nhiều lần đi ban ngày (các ngày 2/9, 2/10...) và có hôm mang 3 cái ba lô của tử sỹ ra cũng đi giữa trưa nhìn rõ như thế mà còn không nhận ra. Hồi bọ tớ ở trên ấy như cua đá ấy. Ngày trong hang đêm mới bò ra. Mấy lần đi tải đạn ban ngày (cho đỡ vất vả), nhưng sau đó Trung đoàn phát hiện, trực tiếp ông trung đoàn trưởng ra bắt giam hết trong các hầm của TĐ, tối mới thả ra cho đi tiếp.
  8. nuibaden

    nuibaden Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/08/2005
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0
    Các bác ơi, vào đây mà xem báo Người Lao Động, tiếng nói của nhân dân lao động thành phố Hồ Chí Minh, ca ngợi tướng quân Hứa Thế Hữu tài ba này
    http://www.nld.com.vn/tintuc/the-gioi/154708.asp
    Cuối thời kỳ ***************** Trung Quốc, Giang Thanh trở thành ?ohồng đô nữ hoàng?, quyền sinh sát trong tay, ai dám không sợ?
    Thế mà có một người dám đập bàn trước mặt Giang Thanh, quát lớn: ?omụ là cái quái gì chứ? nếu còn nói bậy nữa ta sẽ tát cho bây giờ?. người đầu tiên ở Trung Quốc dám đòi đánh Giang Thanh ấy chính là Thượng tướng Hứa Thế Hữu
    Sáng 9-9-1976, trên thảm cỏ xanh mượt của Bộ Tư lệnh Quân khu Quảng Châu, một bóng người chắc khỏe đang luyện võ. Từng chiêu từng thức phát lực vận kình đều dũng mãnh lạ thường. Người am tường võ công nhìn qua là biết ngay chiêu thức của chính tông Thiếu Lâm quyền. Nhưng ít ai biết người luyện võ đã 70 tuổi kia là thượng tướng Hứa Thế Hữu, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, tư lệnh quân khu Quảng Châu, từng lập nhiều chiến công mang tính truyền kỳ. Xuất thân từ võ tăng Thiếu Lâm tự, bao nhiêu năm như một ngày, sáng nào tướng quân cũng luyện công.
    Lúc ấy, thư ký của tướng quân vội vàng chạy ra sân cỏ, nói: ?oThưa thủ trưởng, điện từ Bắc Kinh đến cho biết, Mao Chủ tịch đã qua đời vào lúc 0 giờ 10 phút sáng nay rồi?.
    Hứa tướng quân vốn rất kính trọng Mao Chủ tịch, ông từng nói cả đời chỉ quỳ trước 2 người, đó là mẹ và Mao Chủ tịch. Người thư ký tưởng tướng quân không nghe thấy bèn lặp lại nội dung điện báo lần nữa. Tướng quân như bừng tỉnh, vung tay: ?oMau ra sân bay, ta phải đi Bắc Kinh ngay...?.
    Lần đầu gặp Mao Chủ tịch
    Mấy giờ sau trên sân bay Quảng Châu, một chiếc máy bay hiệu Hùng Ưng màu bạc cất cánh. Khi máy bay xuyên qua những lớp mây, trong lòng Hứa tướng quân trào dâng bao ký ức...
    Đó là nơi nào nhỉ? Là ở Lưỡng Hà Khẩu hay Mao Nhi Cái? Phải rồi, đó là nơi gần Mao Nhi Cái, một thị trấn nhỏ, nhưng chính tại hội nghị quân sự ấy, lần đầu tiên tướng quân được gặp Mao Chủ tịch. Lúc ấy tướng quân mới 30 tuổi.
    Lúc hội nghị nghỉ giải lao, Mao Chủ tịch đi thẳng đến chỗ Hứa Thế Hữu, Hứa tướng quân vội đứng lên thi lễ nhưng Mao Chủ tịch chận vai anh xuống nói: ?oNgồi đi, ngồi đi? rồi ngồi xuống ghế đối diện, thân tình hỏi tướng quân: "Nghe nói anh đã từng làm hòa thượng ở Thiếu Lâm tự?".
    Hứa tướng quân có chút ngượng ngập, đỏ mặt nói: ?oChưa phải hòa thượng, chỉ là tạp dịch thôi. Tôi thuộc giai cấp vô sản... ở trong chùa phục vụ cho các lão hòa thượng, hằng ngày gánh nước, bửa củi, nấu cơm...?.
    Mao Chủ tịch cười: ?oTốt lắm, tôi thừa nhận anh thuộc giai cấp vô sản... Vậy anh luyện được mấy năm công phu Thiếu Lâm??. ?oKhông tính học ở nhà, riêng học ở Thiếu Lâm tự là 8 năm?- Hứa tướng quân sảng khoái trả lời.
    "Ồ, đúng là Võ Tòng đả hổ rồi, hèn chi tay trại chủ ấy không đánh nổi anh" - Mao chủ tịch khen.
    Đả lôi đài
    Hứa tướng quân nghe Mao Chủ tịch nhắc lại, bất giác giật mình. Chuyện đả lôi đài với tay trại chủ ấy chỉ là một trong vô vàn câu chuyện mang sắc thái truyền kỳ của tướng quân, nhưng không hiểu sao Mao Chủ tịch lại biết.
    Nhớ lại những ngày Hồng quân Trung Quốc thực hiện cuộc vạn lý trường chinh với biết bao khó khăn, vất vả. Đã thế, khi đi qua các vùng dân tộc thiểu số, các trại chủ, đầu mục lại gây khó dễ bằng cách làm mãi lộ là mở lôi đài tỉ võ với Hồng quân, có đánh thắng mới được nhường đường cho qua.
    Có lần đến một vùng nọ, vị trại chủ ở đấy vốn võ công cao cường, trong vòng trăm dặm không có đối thủ, lập lôi đài tỉ võ, dõng dạc tuyên bố: ?oNếu Hồng quân phá được lôi đài này thì ta chịu phục, sẽ nhường đường cho?. Hồng quân tuy là đội quân có kỷ luật, nhưng gặp tình huống này đành phải chấp thuận khiêu chiến.
    Đánh lôi đài tỉ võ với chiến đấu thực tế ngoài chiến trường là hai việc khác nhau. Đả lôi đài là tỉ võ công, võ lực, thân pháp... Hàng chục võ quan, chiến sĩ Hồng quân biết võ công nhảy lên lôi đài thi đấu đều bị vị trại chủ kia hạ gục ngay. Trại chủ lại càng hung hăng, tự xưng vô địch, xem Hồng quân không ra gì.
    Việc đến tai sư trưởng Hứa Thế Hữu, lúc này trong nội bộ Hồng quân có người yêu cầu sử dụng súng giải quyết cho xong, vì thời gian tiến quân gấp rút. Nhưng để không gây mâu thuẫn gay gắt, làm cho trại chủ tâm phục khẩu phục, Hứa tướng quân thân chinh nhận lời giao đấu.
    Đấu rượu
    Hôm đả lôi đài có rất đông đồng bào dân tộc thiểu số các vùng và chiến sĩ Hồng quân. Các chiến sĩ Hồng quân tuy nghe Hứa tướng quân giỏi công phu nhưng vẫn sợ rủi có gì sơ sẩy thì hỏng bét... Thực ra nỗi sợ ấy là thừa. Tiếng cồng giao trận vừa dứt, chỉ xuất 2 chiêu Hứa tướng quân đã cho vị trại chủ kia bay xuống võ đài, sẵn đà tướng quân tung người biểu diễn tuyệt kỹ Thập bát La Hán quyền, khí thế cuồn cuộn như sấm sét.
    Tiếng vỗ tay reo hò tán thưởng vang dội. Vị trại chủ kia đành cúi đầu chịu thua, làm tiệc thết đãi, mời Hứa tướng quân ngồi trên. Trong bữa tiệc, trại chủ lại gây chuyện, đòi đấu uống rượu, không ngờ Hứa tướng quân là cao thủ về tửu lượng, uống liên tiếp 3 vò lớn mà mặt không biến sắc. Trại chủ và các đầu mục vô cùng kinh ngạc, nghi rằng Hứa tướng quân là thiên tinh hạ phàm, lại xin được gả con gái cho... Tất cả mâu thuẫn được giải quyết êm đẹp, các trại chủ khác nghe tiếng đều tránh đường cho Hồng quân qua, lại còn ủng hộ lương thực...
    Thiên Tường (Theo Đằng sau bức tường đỏ của Quan Đông)
    Ông nhà báo này chắc là gốc Chệt. Nghĩ cũng hay thật, một tướng xâm lược lại được ca ngợi trên báo chính thức của VN. Còn những người hi sinh để bảo vệ biên giới lại được tổ quốc ghi công "Liệt sĩ có công chống quân nước ngoài" (nước ngoài nào?)
    Cứ cái đà này, tướng Hứa Thế Hữu lại được đưa vào sách sử VN nữa.
  9. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Danh sách các đơn vị Anh hùng của Quân khu 1
    Trừ một số trường hợp (như sư đoàn 3 hay LLVT của Hà Bắc) được phong Anh hùng trong thời kì chống Mĩ, có thể thấy phần lớn các đơn vị này được phong Anh hùng nhờ thành tích trong chiến tranh biên giới với TQ năm 1979.
    1. Sư đoàn 3.
    2. Trung đoàn 2, F3.
    3. Trung đoàn 12, F3.
    4. Trung đoàn 141, F3.
    5. Tiểu đoàn 6, E12, F3.
    6. Tiểu đoàn 2, E2, F3.
    7. Tiểu đoàn 7, E141, F3.
    8. Tiểu đoàn 10, E68 PB, F3.
    9. Đại đội 1, D15, F3.
    10. Đại đội 61, D6, E12, F3 (2 lần, lần thứ hai là trong CTBG).
    11. Đại đội 11, D3, E2, F3.
    12. Đại đội 42, D4, E12, F3.
    13. Đại đội 4, D4, E12, F3.
    14. Đại đội 5, D2, E2, F3.
    15. Đại đội 51, D5, E12, F3.
    16. Đại đội 53, D5, E12, F3.
    17. Đại đội 7, D12, E68 PB, F3.
    18. Đại đội 1, D16, F3.
    19. Tiểu đoàn 237, F327.
    20. Tiểu đoàn 1, E4.
    21. Tiểu đoàn 2, E4.
    22. Sư đoàn 347.
    23. Trung đoàn 246.
    24. Trung đoàn 567.
    25. Tiểu đoàn 3, E246.
    26. Tiểu đoàn 6, E567.
    27. Tiểu đoàn 4, E567.
    28. Đại đội 1, D4, E567. C1 D1, E567. CB.
    29. Đại đội 14 (cối 82) E567.
    30. Đại đội 5, D5, E567. C5, D5, E567, F322.
    31. Đại đội 2, D15, F346.
    32. Tiểu đoàn 23, D23, F166 PB, QĐ14.
    33. Đại đội 12, D23, E166 PB.
    34. Đại đội 6, D11, E166 PB.
    35. Tiểu đoàn 20 ĐC.
    36. Đại đội 35, E561. C35, D472, QĐ14.
    37. LLVTND tỉnh Hà Bắc.
    38. LLVTND huyện Lạng Giang, tỉnh Hà Bắc.
    39. DQTV xã Dương Hưu, huyện Sơn Động, tỉnh Hà Bắc.
    40. DQTV xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, tỉnh Hà Bắc.
    41. DQTV huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
    42. DQTV xã Minh Tâm, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
    43. DQ xã Hoàng Trung, huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng.
    44. Tiểu đoàn 33 ĐC.
    45. Đại đội 5, D33.
    46. Đại đội 10, D9, E851.
    47. Đại đội 2, D2 BĐĐP huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
    48. Trung đội 1, C2, DQ xã Cạch Linh, huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao Bằng.
    49. Quân và dân huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.
    50. Trung đội 1, DQ xã Hồng Phong, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.
  10. nguoiquansat

    nguoiquansat Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    1.542
    Đã được thích:
    352
    Đây các bác xem "tinh thần chiến đấu quật cường của các chiến sỹ PLA và sự hèn nhát của VPA", một đoạn phim tuyên truyền của Tung Của ngày trước
    http://www.youtube.com/watch?v=Ch7tOahfQu8
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này