1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến tranh chớp nhoáng - Blitzkrieg

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi chinook178, 11/03/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    thì chính bác phuongnnn copy nó lên wiki mà!
  2. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Bác Tuất nói đúng,
    Người Mỹ rất mạnh về vũ khí khí tài, song trong chiến trận thực tế, chưa bao giờ họ tỏ ra có 1 học thuyết hay một phương án hòan chỉnh để chiếm thế chủ động (hoặc khống chế trên bình diện) chiến dịch. Cực kỹ lưỡng và mạnh mẽ trong chiến thuật, các mũi tấn công mạnh của Mỹ lại phải làm việc tùy hứng trong cấp chiến dịch (đụng đâu đánh đó, mềm nắn rắn buông) dẫn tới phung phí khả năng, sở trường của họ là tính cơ động và hỏa lực hỗ trợ.
    Trong các cuộc chiến tranh họ tham gia, việc sử dụng những trận đánh cấp chiến thuật luôn được kể lể đầy rẫy, trong khi các phương án cấp chiến dịch hầu như không có tướng tá nào kể lại. Hơn nữa các chiến thuật đều dựa trên sự huy động tối đa phương tiện vào 1 vài trọng điểm, dẫn tới mặc dù luôn ở thế áp đảo đối phương, họ thường không đạt được mục tiêu chiến dịch, và dẫn tới hỏng mục tiêu chiến lược.
    Để minh chứng, hãy xét lại trong cuộc chiến gần nhất của họ, Vùng Vịnh 2. Mặc dù quân Iraq hoàn toàn yếu về phương tiện sau hàng chục năm chiến tranh và cấm vận, binh sĩ mất hết ý chí và lòng tin, cuộc chiến của người Mỹ vẫn thể hiện các sai lầm mà nếu gặp đối thủ mạnh hơn, họ sẽ phải trả giá cực đắt.
    Việc thứ nhất là mục tiêu chiến dịch có, nhưng không có các phương án tác chiến cấp chiến dịch. Các mũi quân chạy ầm ầm, có khi phải dừng lại đôi ngày chờ hậu cần. Không có sự phối hợp giữa các cánh tiến quân, dẫn tới việc gặp bão cát các cánh quân nằm chết gí chờ trời quang mây tạnh để đi tiếp, trong khi đó phải cấp tốc vận động các đơn vị dự bị chiến dịch vào những điểm nóng trong điều kiện sự kháng cự của địch không hề gay gắt. Hành lang giữa tiền phương chiến dịch và hậu phương không được bảo vệ đúng mức...
    Với những sai lầm đó, nếu gặp kẻ địch có ý chí và có phương pháp hơn, người Mỹ sẽ phải nhận không chỉ vài trăm KIA. Đoàn quân chờ hậu cần (theo CNN thì đến pin dùng cho máy ngắm cũng hết) sẽ dễ dàng bị cô lập và thậm chí tiêu diệt. Các cánh quân tiến không theo kế hoạch dễ dàng tạo điều kiện cho đối thủ có kinh nghiệm quất lưng đơn vị tiến nhanh, bão cát làm tê liệt mọi hỗ trợ đường không và vô hiệu hóa các thiết bị nặng như tăng, thiết giáp dễ dàng đưa quân mỹ vào một trận giáp lá cà thực sự mà họ không hề mong đợi...
    Nói chung, đọc lý luận quân sự Mỹ, do quá mạnh và thường xuyên gặp những địch thủ quá yếu, việc tập trung vào phát triển lý luận chiến thuật, chiến lược mà bỏ quên mất cấp chiến dịch sẽ làm hại họ trong các xung đột với những địch thủ biết sử dụng đầu óc.
    Chiến tranh Việt Nam là một ví dụ (dù cũ) rất điển hình. Trong tất cả các thể hiện (hồi ký, tư liệu...) quyền chủ động chiến dịch do các tướng tá nông dân đặt ra. Quân Mỹ trong các chiến dịch lớn thường bắt buộc bị lâm vào các trận đánh cấp chiến thuật với đối phương ở những nơi bất lợi. Những chiến dịch hoành tráng họ quảng cáo chỉ là một tập hợp rời rạc các trận đánh cấp chiến thuật, không có sự liên thông, phát triển hoặc tương hỗ giữa các trận đánh trong chiến dịch.
    Khác hẳn, với phía nhà nông, chiến dịch là một chuỗi các trận đánh khơi mào, giữ thế, chặn - diệt viện, quyết chiến điểm, mục đích và yêu cầu, lẫn binh lực, vật lực đều được tính trước khi khai trận (bất kể chiến dịch đó thắng hay thua).
    Chính vì thế, với trung đoàn 66 và vài đơn vị phối thuộc đi bộ, đã bắt Mỹ phải huy động phần lớn không lực (kể cả chiến thuật lẫn chiến lược) để yểm trợ cứu nguy, chuyển quân Mỹ từ tình trạng "đi săn" trở thành đơn vị "cắm chốt phòng thủ lâm thời" và chuyển sang tình trạng "bị săn". Rõ ràng, ở tầm chiến dịch tìm và diệt này, Mỹ đã hoàn toàn bị động và phải chờ phản ứng của đối phương để có các phản ứng quân sự tương ứng.
    Không lạ khi tướng nào đó của Mỹ nói về cụ Giáp "không thể thắng ông ta về mặt chiến lược"
    Trước đó, người Pháp dù có quan tâm nhiều đến cấp chiến dịch, hình thành được những vành đai sắt bao vây VM, lại bỏ qua cấp trên đó là cấp chiến trường, bị các hoạt động nhỏ và trung bình của VM phân tán lực lượng cơ động hùng mạnh có trong tay, để rồi ĐBP không thể kiếm đủ các đơn vị dự bị chiến dịch để lật ngược thế cờ.
    Có lẽ, do quá mạnh, người Mỹ phân cấp chiến trường rất đơn giản: Chiến lược - Chiến thuật, trong khi đó, người vẫn tự hào là đánh bại người Mỹ, lại có tất cả 4 cấp: chiến thuật - chiến dịch - chiến trường - chiến lược.
    Thực sự, nếu người Mỹ đánh Iran, tôi tò mò muốn biết họ có cải thiện gì thêm về công tác kế hoạch chiến dịch hay không!
    Chiến tranh chớp nhóang của người Đức khác hẳn, trên 1 tầm cao mà về sau Hồng quân học tập mới có được cả Đông Âu.
    Nhìn về mặt chiến thuật, đặt trọng tâm vào các mũi nhọn đột kích cơ giới hoá để xuyên thủng phòng tuyến đối phương, nhanh chóng đánh chiếm tung thâm chiến dịch, là bề nổi của phương pháp này. Cái vỏ này, người Mỹ học rất chuẩn.
    Nhưng vì sao người Đức duy trì được áp lực đều trên các mũi nhọn tấn công như vậy, trên cả tuyến chiều dài chiến dịch hàng ngàn km? Vì họ cực kỳ chú trọng công tác bảo vệ lưng chiến dịch. Tất cả các tuyến xung kích đi qua, lập tức các đơn vị tuyến 2 triển khai khống chế , bảo vệ, tổ chức lập chính quyền thân Đức, diệt du kích, trừ gián điệp, xây kho tàng, sân bay dã chiến, lập tuyến vận tải....... Giai đoạn đầu chiến tranh, sau khi chịu thiệt hại khủng khiếp do các đơn vị xung kích tạo ra, các đơn vị Hồng quân hoàn toàn không có khả năng tập hợp lại do sự càn quét của tuyến 2 quân Đức, không thể hồi phục khả năng gây nguy hiểm cho mũi đột kích. Mặt khác, mũi đột kích luôn được cấp đủ đạn dược, lương thực, xăng dầu và quân số, luôn duy trì khả năng tấn công mạnh.
    Tuyến 2 luôn bám sát và bảo vệ lưng mũi đột kích, lập tuyến vận tải huyết mạch, chức năng mở rộng vùng kiểm soát và nối các dải thọc sâu thành vùng kiểm soát dành cho tuyến 3, gồm lực lượng đồn trú, quân đội mới do Đức lập ra, các quan chức dân sự hay bán quân sự của Đức tiếp quản mọi cơ sở vật chất để tạo thành vùng chiếm đóng.
    Như vậy để thấy rằng người Đức đã quá nôn nóng mà bỏ qua sự đúng đắn của mình, khi cố hoàn thành chiến dịch chiếm LX trước mùa đông, đẩy các mũi thọc sâu nhanh quá mức mà tuyến 2 và tuyến 3 có thể kiểm soát, dẫn tới nhiều đơn vị bị cắt đứt hẳn khỏi hậu phương chiến dịch khi mùa đông tới. Cái nêm lực lượng lẽ ra giữ ở mức tam giác đều cân đối và đủ sức mạnh, khi bị kéo dài ra như một thanh kiếm, dễ dàng xuyên được những vật mềm, song lại dễ gãy khi gặp vật cứng hơn thường lệ.
    Sự tự tin đôi khi hại con người hơn cả sự ngu dốt, đáng tiếc cho Hitler!
    Về chiến thuật này (thực ra nó là một học thuyết cấp chiến trường) không phải như mọi người nghĩ, là sinh ra khi có xe tăng và máy bay, mà đã sinh ra từ thời quân Mông mang quân đi đánh lung tung. Cơ sở của nó cơ bản là tập trung lực lượng mạnh, tinh nhuệ, áp đảo trên một diện hẹp (mũi đột phá) để xuyên thủng tuyến phòng ngự, mũi đột phá lao thẳng vào tung thâm chiến trường, gây sự xáo lộn và hoảng loạn trong tuyến phòng thủ, tạo điều kiện cho các đơn vị tuyến 2 xông lên làm chủ chiến trường. Cái này các thiết kỵ của Châu Âu đã làm ở cấp chiến thuật. Người Đức phát triển lên cấp chiến trường bằng cách thay các đội kỵ binh nhẹ tinh nhuệ Mông Cổ bằng máy bay và xe tăng, bằng bộ binh cơ giới, và lập đường chuyển đạn, xăng dầu cho cái lũ trang bị mới đó, có vậy thôi. Người Mông không cần, vì ngựa của họ không cần xăng, tên của họ không cần chở từ Mông sang....
    Người Mỹ phát triển thêm, sau WW2, bằng cách kéo dài quá mức các mũi thọc sâu nhờ ưu thế tuyệt đối trên không, dẫn đến một chuyện vô cùng nực cười là trong khi các vũ khí chính xác và đắt tiền của họ đang bùm chíu đâu đó tít sau hậu phương địch, các đơn vị đột kích lại chả được hưởng thành quả đó một cách trực tiếp. Họ cảm tưởng sức họ đủ để dập bầm nát đối phương trên toàn chiến trường, nhưng có lẽ còn lâu lắm mới đạt được tới như vậy. Trong khi các mũi tiến quân vũ bão của Đức đầu WW2, và của Hồng quân sau này, tiền duyên chiến dịch luôn là nơi ưu ái để thả các sản phẩm của ông Nobel cùng hậu duệ. Người Mỹ quen đánh nhau trong trạng thái thanh bình, mới là nước phát triển máy bay ném bom chiến lược, và sau này khi thanh bình, LX cũng phải đua theo. Còn trong một cuộc thế chiến thực sự, các vũ khí "chiến lược" này đáng tiếc lại quá đắt đỏ và lãng phí để sử dụng như một vũ khí chiến thuật - chiến dịch, còn chức năng "chiến lược" của nó, có lẽ chỉ để phía đối địch lấy thêm được lòng dân mà thôi
    Không biết nên mừng hay nên tiếc, nhưng có lẽ là mừng, là 2 nước có kỹ thuật đánh chiếm thần tốc trên diện lục địa đã trở thành những nước khá ôn hòa, đó là Nga và Đức. Cũng thật đáng sợ nếu LX còn tồn tại mà lại có ông tổng thống thân Đức như bi giờ
    Được kien0989 sửa chữa / chuyển vào 01:54 ngày 20/03/2006
  3. haeyoungsmu

    haeyoungsmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2003
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    0
    sau khi nghe các bác nói xong. em cho rằng để Đức quốc xã hay Liên Xô tấn công thì hay hơn là để Mỹ. cái yếu kém về mặt chiến lược đó có thể đưa một đất nước thụt lùi vài trăm năm đấy. tuy nó không phục vụ cho chiến trường nhưng có thể đưa cả một đất nước sụp đổ. không có hạ tầng cở sở. không có nhà máy, khu công nghiệp không có trung tâm thương mại, đất nước đó quay trở về thời "con trâu đi trước, cái cày đi sau".
    Peter Drucker , người cùng với Afred Sloan đưa GM thành công ty lớn nhất thế giới cho đến ngày nay, đã từng cá $100 cho ai đưa ra một kế hoạnh được hoàn thành 100%. cho đến khi ông ta chết năm nay. ông ta chưa mất một xu nào cả. tạo ra một chiến thuật hay không quá khó, cái khó là biến nó thành sự thật. con người cũng có lúc phải mắc sai lầm, cái quan trọng là chấp nhận cái sai lầm đó và sửa sai từ những sai lầm. cái tạo ra sự thành công của F-15 là sự yếu kém của USAF trong chiến tranh Vietnam. với rất ít khả năng bắn hạ F15, tôi luôn đánh giá cao nó hơn SU27 hay Mig 29( tôi không hiểu cái nào là multi role fighter).
    người Mỹ có thể sa lầy tại Iraq nhưng Vietnam cũng đã sa lầy tại Campuchia. giống nhau là vietnam không ai nói tới "exit strategy" cả. cuộc chiến tốn nhiều sinh mạng, vật lực hơn kế hoạnh. nếu tính chi phí của hai cuộc chiến thành % ngân sách tôi nghi ngờ rằng Vietnam bỏ ra quá nhiều nhưng không lấy lại nhiều. cho dù người Mỹ lấy ít dầu hơn dự tính nhưng kiểm soát một đất nước có sản lượng dầu lớn là gián tiếp kiểm soát thế giới đấy. chỉ cần Iran tiếp tục phát triển nuclear energy khả năng cấm vận toàn diện co the xảy ra. người Mỹ đang kiểm soát tất cả các đại dương chứ không phải TQ hay Nga đâu.
    báo đài nha ta luôn tìm cánh đánh bóng cái hay cái tốt của sự việc hay ngược lại chê tới bến một vấn đề nào đó. lấy ví dụ Robocon. cái máy phóng bóng của vietnam làm toàn bằng chun (dây cao su) đặc chủng . không có bất kì một công nghệ "cao" nào trong cái máy đó cả.
    wellcome your comments.
  4. kemetmoi

    kemetmoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/09/2003
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    393
    Đồng ý với bác là khó có ai đưa ra một kế hoạch hoàn thành 100%, tuy nhiên ở đây chúng ta không đưa ra những đánh giá về mặt chiến lược nói chung, cái chúng ta nói là về góc độ chiến thuật hay chính xác hơn là góc độ chiến thuật tấn công trong chiến tranh.
    Lấy lại ví dụ về cuộc chiến Iraq lần 2, không ai nói người Mỹ sai về chiến lược tiến hành cuộc chiến cả, nhìn chung với các biện pháp tổng hợp cả về quân sự, ngoại giao và các hoạt động ngầm (mua chuộc, chia rẽ các khối dân ở Iraq) họ đã thành công Nhưng về mặt chiến thuật, họ phạm sai lầm,
    1) Người Mỹ đã tiến rất nhanh nhưng họ không có một tuyến tiếp vận phía sau đủ mạnh, tuyến tấn công đang tiến như trẻ tre phải dừng lại, nếu trong hoàn cảnh đó, một đối thủ khác, ví dụ nhé, Việt nam, tổ chức các đội cơ động nhỏ 15-20 người dùng các vũ khí chống tăng cá nhân và mìn là chủ yếu tập kích các đội tiếp vận thì tình hình sẽ ra sao? Tiếp tế nhỏ giọt sẽ không đủ cho cả khối quân lớn đặc biệt là tiếp tế nhiên liệu. M1A2 mà không có xăng dầu thì khác gì cái bia chết??? Sau đó nhân cơ hội bão cát tập trung các đơn vị chủ lực tập kích vào hai sườn khối quân đang phải dừng lại chờ tiếp tế, tôi không nói Mỹ sẽ thua nhưng rõ ràng thiệt hại sẽ cao hơn rất nhiều.
    2) Người Mỹ tiến qua các thành phố và để lại chúng sau lưng, không có lực lượng tiếp quản, không có lực lượng kiểm soát, nếu người Iraq nhân cơ hội đó luồn ra sau để từ đó tấn công vào các đơn vị phía sau của Mỹ thì điều gì sẽ xảy ra, khối chủ lực tấn công quay 180 độ để đánh trả à???
    Nói thêm về Việt nam, tôi không phủ nhận những tổn thất của ta ở Cam cũng như căn bệnh quan liêu hình thức, nhưng nếu nói về chiến thuật tấn công nhìn chung thì đập chết chủ lực Pôn pốt trong bảy ngày cũng khá đấy chứ, tuyến tiếp vận cơ bản là đáp ứng đủ nhu cầu của lính, các mũi tiến công không có chuyện đang tiến lên lại phải nằm lại chờ xăng và đạn, thành lập được một chính quyền thân ta và hoạt động hữu hiệu ở Cam (ấy là so với cái trò đùa mà nguwòi Mỹ đang làm tại Iraq).
    Cuối cùng không tranh cãi với bác về F15 nhưng cá nhân tôi nếu chọn giữa F15 mà không có máy bay cảnh báo sớm và hệ thống hỗ trợ GPS thì tôi vẫn thích Su-27 hơn.
  5. avia

    avia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2004
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    VN cung da thanh cong voi chien thuat nay o Cambodia
    The Two-Front Syndrome
    The examples of the Sino-Vietnam and Vietnam-Cambodia wars of 1979 exemplify the response of highly militarised states to a "two front" situation. In late 1978 and early 1979 both China and Vietnam felt themselves being pushed into a two front situation. Vietnam felt it was being hemmed in by China in the North and an irredentist Pol Pot in Cambodia in the South. At home it had to deal with a large ethnic Chinese (Hoa) minority in South Vietnam. China in turn felt that the Soviet-Vietnam Treaty of Friendship was getting it encircled in a two front situation. The response of both these militarised states was highly proactive and decisive. They lashed out militarily before the perceived encirclement became a fact. The Vietnamese invasion of Cambodia is a classic example of a very high-risk operation with very tight time schedules but equally high pay offs. They pulled off this blitzkrieg in Jan 79 before China could complete its mobilisation in the North. The Chinese responded with their invasion in just a month?Ts time. American scholars like Bruce Elleman have stated that Chinâ?Ts invasion of Vietnam in Feb-Mar 1979 was primarily a response to the Soviet-Vietnam Treaty of Friendship. China wanted to demonstrate that it could not be deterred from the pursuit of its regional interests by any extra regional power and the Soviet treaty would be of no avail to Vietnam. In other words they wanted to call the Soviet bluff. Both these direct and forthright responses to the two front situations are highly instructive and merit detailed study and analysis. As a case study model the Sino-Vietnam War is a very significant military campaign that was fought against a quasi-nuclear backdrop. The Vietnamese invasion of Cambodia may be equally relevant to our context. Both limited wars are highly illustrative models and need to be studied in detail for lessons in the Indian context.

    Được avia sửa chữa / chuyển vào 23:43 ngày 24/03/2006

Chia sẻ trang này