1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến tranh cổ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi chiangshan, 20/08/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Chiến tranh cổ

    Có cái topic về Trận đồ bát quái nên em đâm ra máu bàn về chiến tranh cổ.
    Mời các bác cho ý kiến ạ. Trong điều kiện dùng gươm, giáo, cung nỏ, voi ngựa, thuyền buồm... thì sử dụng chiến thuật như thế nào. Nếu có thể thì phân tích qua vài trận thời cổ cổ.
  2. NguoiTotbung

    NguoiTotbung Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    336
    Đã được thích:
    0
    Cái này hay đây Bác Trường Sơn à!
    Tuỳ theo Bác muốn nói đến giai đoạn nào chứ, Tool Age, Bronze Age hay Iron Age mà quân chủ lực có thể là Cung A hay Ngựa Gió
    Vui vậy thôi, em nghĩ là Bác mở hàng đi cho bọn em hưởng ứng theo, em sẽ ủng hộ Bác một tí về Phalanx của Châu Âu cổ đại hay chiến thuật voi của Hannibal
  3. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Theo em thì ta giới hạn đến trước khi có hoả khí bác ạ.
    Vậy em sẽ thử bắt đầu bằng trận Marathon giữa Hy Lạp và Ba Tư. Hồi trước em đọc về trận này trong quyển Almanach, cũng lâu rồi nên có thể sai, các bác kiểm chứng hộ em nhé.
    Cánh đồng Marathon nằm cách thành phố Athes 42km, là nơi quân Ba Tư đổ bộ khi bắt đầu tiến công Hy Lạp. Sau khi nhận được tin, Athens đã điều hầu hết quân đội của mình, khoảng hơn 1 vạn bộ binh đến Marathon ngênh chiến. Lúc đó, Ba Tư để lại Marathon khoảng gần 2 vạn quân gồm kị binh và bộ binh, còn hạm đội tiếp tục đi đường biển đến Athens.
    Trong hội đồng tướng lĩnh Athens có sự phân hoá, một nửa chủ trương dựa vào các điểm cao trên cánh đồng Marathon để phòng thủ, đợi quân Sparte đến tiếp viện sẽ đánh; một nửa chủ trương tấn công thẳng vào cánh quân Ba Tư, sau đó rút thật nhanh về bảo vệ Athens.
    Phân tích tình hình, họ đã rút ra được những nhận xét quan trọng : mặc dù ít hơn nhưng quân Athens có sự huấn luyện tốt, kỉ luật và tinh thần chiến đấu cao hơn hẳn so với đội quân ô hợp của Ba Tư. Một điều quan trọng nữa là quân Ba Tư (cả bộ binh và kị binh) chủ yếu trang bị bằng cung tên và gươm ngắn, trong khi quân Athens trang bị bằng giáo dài.
    Cuối cùng sau khi bỏ phiếu, hội đồng tướng lĩnh hạ quyết tâm tấn công quân Ba Tư.
    Để giành thắng lợi, các tướng lĩnh Athens bố trí một đội hình Phalanx kéo dài trên cánh đồng, tuy nhiên ở 2 đầu của đoàn quân dàn hàng ngang được bố trí với mật độ dày đặc.
    Khi trận đánh mở màn, quân Athens tiến lên và 2 đầu mút nhanh chóng đẩy lùi kị binh Ba Tư. Cung tên kém hiệu quả trước các chiến binh Athens mặc giáp và đeo khiên, trong khi bộ binh Ba Tư với vũ khí ngắn không thể nào chống cự được bộ binh Athens mang giáo dài. Đội hình quân Athens lúc này, theo hình dung của em, như 1 chứ U chụp lên quân địch, 2 đầu mút tạo thành 2 gọng kìm bao vây quân địch. Trước sức tấn công của quân Athens, quân Ba Tư buộc phải rút chạy.
    Một bộ phận quân Athens truy kích đến bờ biển. Tại đây quân Athens bị một số tổn thất, trong đó có người đứng đầu hội đồng tướng lĩnh hy sinh. Tuy nhiên quân Ba Tư đã lên thuyền và rút đi.
    Sau khi trận đánh kết thúc, quân Athens nhanh chóng hành quân quay về bảo vệ thành phố. Còn quân Sparte cũng đã đến nhưng chỉ còn lại những xác quân Ba Tư trên trận địa.
    Về Hannibal thì hình như có trận Cannes, trận khai sinh chiến thuật bố trí đội hình 1 đầu nặng, 1 đầu nhẹ. Nhờ thế mà đánh thắng quân La Mã đông hơn.
  4. masktuxedo

    masktuxedo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    1.625
    Đã được thích:
    1
    Bác chiansan có thể nói rõ về tác dụng của chiến thuật "hai đầu mút" ko? Sau khi thành hình chữ U rồi thì có lợi ở điểm nào hả bác? Nếu quân Ba Tư mà chọc thủng chỗ giữa của chữ U phân chia quân Athen làm đôi thì sao?
    Cả chiến thuận "nhất bên trọng nhất bên khinh" đánh quân La Mã nữa, lợi hại ở chỗ nào vậy?
  5. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Quân Ba tư gồm toàn cung thủ và kỵ binh hạng nhẹ cho nên chiến thuật của họ là xạ kích tiêu hao phần lớn quân địch rồi dùng kỵ binh xung phong đột phá khi hàng ngũ địch đã thưa.Với chiến thuật như thế,thế trận của họ được trải dài để phát huy tối đa uy lực của cung thủ.Nếu kẻ địch dàn quân rộng tấn công thì dễ dàng bị kị binh phá vỡ,nếu tập trung thì di chuyển lại chậm chạp và làm bia tập bắn.Quân Hy lạp đối phó bằng cách chia quân thành những nhóm nhỏ dàn ngang ke mộc sát với nhau và chĩa giáo về phía trước giống như một cái xe ủi,như thế vừa che được tên vừa chống được kỵ binh.Đoàn quân được dàn rộng theo hình chữ U và đồng loạt xung phong bóp chết kẻ địch.Nếu quân kỵ đối phương vượt qua lớp thứ nhất thì sẽ bị lớp thứ 2 bao vây.Điều cốt yếu là cần phải có tinh thần kỷ luật cao của binh sỹ.
    So sánh 2 bên thì thấy quân Ba tư chỉ chú trọng về lợi thế mà không rèn luyện chiến thuật nên bại trận trước đối thủ điêu luyện hơn.
    Thêm nữa,em nghĩ rằng trang bị giáo và khiên là tối ưu cho quân đội thời bấy giờ,kiếm thời này ngắn tủn như chiếc đũa ý.Sau này mã tấu,rìu chiến dài và có uy lực lớn hơn nhiều,lúc đó thì quân giáo xáp chiến bị bổ như bổ củi
  6. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Hì, trận này em chỉ nhớ láng máng thôi. Cả 2 bên đều sử dụng 4 loại quân là kị binh nặng, kị binh nhẹ, bộ binh nặng, bộ binh nhẹ. So sánh tương quan thì La Mã mạnh hơn. Hannibal đã bố trí đội hình Phalanx khác thường có 1 đầu nặng và 1 đầu nhẹ. Quân La Mã bố trí đội hình đồng đều. Khi giáp trận, đầu nhẹ bị quân La Mã đánh cho tơi tả và có nguy cơ bị tiêu diệt, nhưng đầu nặng thì nhanh chóng đè bẹp quân địch, sau đó tiến lên bao vây và "làm" luôn phần đang đánh với đầu nhẹ.
    Điều chủ yếu là bố trí đầu nặng thế nào để đủ sức đánh bại quân địch, trong khi đầu nhẹ vẫn phải đủ sức chống đỡ.
  7. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Thật ra quân Hy lạp trang bị rất đầy đủ, giáp sắt (ý quên, giáp đồng!) , khiên lớn và giáo dài, đồng thời có đeo kiếm ngắn để đánh cận chiến.
    Quân Ba tư chủ yếu là vũ khí nhẹ có lẽ vì đồ đồng thời đó hiếm và rất đắt (bây giờ cũng đâu có rẻ!) , họ quen tận dụng ưu thế đông người nhưng nghèo. Chiến thuật của Ba tư khá tốt đối với các kẻ thù cũng nghèo như họ trên bình nguyên Ba tư mênh mông. Tuy nhiên gặp phải người Hi lạp rất giàu, sử dụng đồ đồng làm giáp trụ khiến cho cung tên vô dụng. Ngay cả người Hi lạp cũng chỉ có 1 phần nhỏ là quân giáp nặng (heavy infantry hay hoplite). Bù lại người Hi lạp không dùng nô lệ để ra trận nên quân họ rất ít! Ví dụ như thành bang Sparta có chừng 40.000 dân làm chủ tập thể đối với 200.000 nô lệ (đa số cũng là một giống người Hi lạp xưa), có 1 đội binh chừng 10.000 người trong đó chừng vài ngàn hoplite!
    Được cavalry sửa chữa / chuyển vào 12:44 ngày 21/08/2004
  8. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Trận Cannae năm 216 tr.CN
    Bối cảnh:
    Rome và Carthage tranh nhau ngôi vị bá chủ thương mại ở phương Tây. Chiến tranh Punic lần thứ nhất kết thúc với 1 số nhượng bộ của Carthage. Nay với danh tướng Hannibal, Carthage muốn kết thúc Rome. Hannibal kéo quân qua đường Tây Ban Nha, mang voi vượt qua dãy núi Alps vào Ý vì Rome chiếm ưu thế hải quân. Sau một số trận thắng, voi của Hannibal chết hết và ông gặp đại quân Rome tại Cannae, một bãi chiến trường hẹp giữa sông và đồi. Quân La Mã hy vọng địa thế này sẽ hạn chế kỵ binh Carthage bọc sườn, tuy nhiên nó cũng hạn chế sự cơ động của kỵ binh La Mã.
    Trang bị và lực lượng hai bên :
    Quân Carthage chừng 40.000 quân hỗn tạp, gồm quân mọi rợ cởi truồng cầm kiếm Celtic, Gô loa và Tây Ban Nha, quân thiện chiến người Carthage trang bị giáp sắt, giáo dài và khiên, quân nhẹ bắn ná, kỵ binh nhẹ Numidia, kỵ binh nặng Celtic và Tây Ban Nha. Hannibal có ưu thế về số lượng kỵ binh.
    Quân La Mã do 2 vị nghị sĩ chỉ huy gồm chừng 50.000-80.000 quân. Gồm quân giáp nặng chiến đấu trong đội hình dày đặc legion (khác với hoplite Hy Lạp là họ không dùng giáo dài!). Quân nhẹ không giáp, dùng lao velite, và kỵ binh nhẹ. Kỵ binh La Mã gồm con em quý tộc (phải tự trang bị ngựa!), không kém gì về chất lượng nhưng thiếu về số lượng. Một phần là do thời đó kỵ binh chưa phải là vũ khí đánh nhau chính, ngựa không yên cương, chưa được huấn luyện tốt để thành ngựa chiến, người ngồi khó mặc giáp để chiến đấu, không có giáo dài. Kỵ binh thời đó chỉ dùng để trinh sát và quấy rối, hoặc để truy đuổi kẻ địch còn nhiệm vụ chiến đấu chính là của các đội legion giáp sắt đầy đủ.
    Trận đánh:
    - Dàn trận: Hannibal đặt quân bắn ná và giáo lên trước, phía sau là quân mọi Celtic và Tây ban nha hình vòng cung, cánh trái là kỵ binh nặng Celtic và Spanish, phía phải là kỵ binh nhẹ Numidian. Sau đó quân nhẹ lui về sau làm dự trữ.
    Quân La Mã dàn trận như thường lệ. Quân nhẹ velites che phía trước, phía sau là legion, hai bên là bộ binh của các đồng minh Italia. Cánh phải là kỵ binh La Mã, cánh trái là kỵ binh đồng minh. (hình)
    - Giáp trận: quân nhẹ hai bên phóng đạn vào nhau, sau đó lui ra sau. Quân La Mã cứ cậy đông tiến lên, tưởng là đối phương rút lui, nhưng thật ra là quân đội phương được lệnh lui ở giữa và giữ chặt 2 bên sườn và bọc phía sau lưng quân địch. Kỵ binh Carthage đánh thắng kỵ binh La Mã lúc đó đang dồn cục và quay lại bọc hậu.
    Kết quả sau đó: quân La Mã bị tàn sát gần hết, quân Carthage chỉ thiệt hại rất ít, chủ yếu chỉ chết vài ngàn quân mọi rợ không giáp! Có người cho rằng sau khi bị vây bọc thì lính La Mã đã bỏ chạy nên mới có tỉ lệ thương vong chênh lệch như thế. Người La Mã trong trận này không có tí chiến thuật nào mà chỉ cậy đông và mạnh! Không buồn dàn hàng quân dài ra để tận dụng ưu thế quân số mà chỉ thêm hàng sâu hơn, không buồn phản ứng với uy hiếp bên sườn mà chỉ có tiến tới! Tuy nhiên Hannibal đã để sổng một chàng thanh niên La Mã tên là Scifo trong trận này, người mà 14 năm sau sẽ đánh bại Hannibal trong trận Zama!
  9. bulubuloa

    bulubuloa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    4.193
    Đã được thích:
    5.427
    Cho em nói leo 1 tí về trần maraton nhé! Giống bác Chiangsan, em cũng đọc ở quyền almanch! Ba tư thời kỳ này là 1 đế quốc hùng mạnh, rộng lớn. Hy lạp thì vẫn còn trong các thời kỳ thành bang, đặc biệt là Aten và Sparte vẫn luôn có những mâu thuẫn truyền kiếp! Vì thế các tướng lĩnh kô tin tưởng vào sự trợ giúp của Sparte. Quân Ba tư thua chủ yếu do địa hình, quân đội của họ chủ yếu là ngựa cung với chiến thuật hit and run để tiêu hao sinh lực địch thích hợp ở những đồng bằng rộng lớn. Nhưng địa hình ở Maraton lại là địa hình rừng núi chật hẹp, nên quân đội Ba tư kô thể phát huy được ưu thế của mình, dẫn đến thảm bại! Em còn nhớ cả thời gian, là 490 TCN, 10 năm sau, 480 TCN hoàng tử Ba Tư lại 1 lần nữa dẫn quân chinh phạt Hy lạp. Em kô nhớ kết quả , hình như là bị bão hay sao ý!
  10. bulubuloa

    bulubuloa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    4.193
    Đã được thích:
    5.427
    Em nói leo tiếp trận Cannae ( trong Almanach gọi là trận Can).
    Nói qua về tướng Hannible, ông này từ bé đã theo cha chinh chiến khắp nơi, nên thông thạo về quân đội từ nhỏ.
    Về việc đi đường vòng thì bác Cavary nói rồi, voi chết hết là do kô sống nổi qua mùa đông( bọn này to mà dễ chết nhờ). Tí nữa em sẽ nói qua về cách dùng voi.
    Trong trận này Hannible quyết định tấn công vì hơn hẳn quân La Mã cả về số lượng lẫn chất lượng (10000 vs 6000).
    Quân La Mã thời kỳ này có cách quản lý quân rất buồn cười. 2 tướng thay phiên nhau mỗi ngày để lãnh đạo 1 đội quân. 2 tướng lãnh đạo quân La Mã trong trận này có đường lối khác nhau, 1 người thì nóng nảy còn một người thì muốn dựng trại phòng thủ bên kia bờ sông, quân Hannible đi xa nên kô thể dùng dằng lâu trên đất La Mã được, nên sẽ thua sớm. Nhưng chỉ được 1 ngày, thì hôm sau ông kia vác quân ra đánh nhau.
    Đội hình : La Mã dàn hàng ngang ( như hình của bác Cavary), bộ binh nặng ở giữa còn bộ binh nhẹ 2 bên.
    Hannible để quân nhẹ ở giữa và bộ binh nặng 2 bên, theo thế trận móng ngựa lồi. Chính vì thế mà trận địa mới đổi thành hình móng ngựa lõm khi bộ binh nhẹ 2 bên bị bộ binh nặng đẩy lui dần.
    Quân La Mã thua chủ yếu do sự thất bại quá nhanh chóng của kỵ binh khiến bộ binh bị bao vây và chủ yếu chết do chen lấn đè lên nhau.

Chia sẻ trang này