1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CHIẾN TRANH ĐƯỜNG PHỐ_trận Huế Tết Mậu thân 1968 từ góc nhìn phía Mỹ

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 16/01/2017.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Hi các bác...Kỷ niệm 49 năm tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968 e dịch cuốn này phục vụ các bác trên diễn đàn..mong các bác like mạnh ủng hộ để em có thêm động lực...hehe

    [​IMG]

    Do là tác giả Mỹ nên không khỏi có những quan điểm, đánh giá mang tính phiến diện, chủ quan..thậm chí là sai lệch. Mong các bác gạn đục khơi trong ạ...Thanks





    Chưa có 1 thành phố hay khu dân cư nào của nam VN lại bị định mệnh bắt phải chịu đựng cảnh tàn phá, chết chóc dài ngày như Huế và 140.000 người dân của nó.





    Dẫn nhập


    Trung sĩ Jack Lofland, Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ.

    Trung đội tác chiến hỗn hợp Alpha-2 (Combined Action Platoon)

    Xã Thủy Thanh, Tỉnh Thừa Thiên.


    Thủy Thanh nằm về phía tây bắc Phú Bài. Vào cuối năm 1967, dân số của Thủy Thanh là 5000 người. Đây hầu như là 1 khu vực thuần nông. Những ngành nghề kinh doanh duy nhất tồn tại ở đây là bán bia, nước ngọt Cocacola và gạo cho khoảng hơn 1 chục lính Mỹ trong trung đội tác chiến hỗn hợp (CAP) của tôi. Người dân có vẻ thờ ơ với cuộc chiến hiện tại và tôi chắc rằng hồi trước họ cũng thế. Họ chẳng hề căm ghét chúng tôi hay VC cũng như quân Bắc Việt.

    Trung đội tôi có 7,8 lính TQLC và 1 quân y hải quân Mỹ. Quân số trung đội có khoảng 30 lính nghĩa quân (Popular Force) chuyên trách việc tuần tra, phục kích và bảo đảm an ninh cho Thủy Thanh. Nó cũng để mắt đến cả những vấn đề chính trị trong xã.

    Đầu tháng 12 năm 1967, thì 1 số dân làng bắt đầu xin tôi cung cấp cho họ bao đựng cát. Đây là 1 sự lạ. Khi tôi hỏi họ cần bao cát để làm gì thì họ chỉ cười rúc rích và đưa ra những lời giải thích vô nghĩa chứ không chịu nói thẳng ra. Không thích mọi việc diễn ra theo cách mù mờ như thế nên tôi đã thay đổi quy trình tuần tra thường nhật cố tìm hiểu việc gì đang diễn ra.

    Tuần tra ban ngày chính là công tác dân vận mà chúng tôi hôm nào cũng phải làm. Trong khi cậu quân y làm công việc chuyên môn - như chữa những vết thương, điều trị cảm sốt cho dân làng - thì bọn còn lại chúng tôi vừa nhâm nhi nước ngọt đi loanh quanh, gặp gỡ mọi người. Đối với lời yêu cầu xin cấp bao cát, tôi phá lệ bằng cách đi vào 1 số căn nhà. Tôi bủn rủn khi khám phá họ làm gì với số bao đựng cát của mình. Chuyến đi tuần trong mấy ngôi nhà đã cung cấp cho tôi lời đáp: Bao đựng cát không những đã được đổ đầy và xếp trong nhà mà người dân còn đào cả hầm bên trong nữa. Trong tất cả những nhà tôi kiểm tra, đều có những cái hầm đã được đào và gia cố. Những cái hầm này đủ rộng để có thể làm nơi trú ẩn và bảo vệ cho cả gia đình.

    Tôi hỏi họ đào hầm làm gì nhưng chẳng có ai trả lời. Đây không còn là chuyện bình thường nữa và tôi hiểu rằng rồi sẽ có kẻ tới viếng thăm. Tôi chắc mẩm rằng những vị khách này sẽ rất đông. Việc ở gần căn cứ Phú Bài của TQLC đã khiến chúng tôi có khả năng sẽ trở thành 1 cái đích nhắm đến. Vì chúng tôi chính là tai và mắt của căn cứ.

    Năm mới 1968 bắt đầu bằng việc đối phương gia tăng hoạt động. Chúng tôi đã có đụng độ 2, 3 lần 1 tuần. Những cuộc chạm súng không lớn, chỉ là với các toán thám thính có từ 5 đến 7 VC. Cũng có khi có thêm 1 lính Bắc Việt đi cùng giống như kiểu cố vấn. Những lần chạm súng này rất ngắn ngủi, hai bên bắn nhau chỉ diễn trong vài phút là cùng.

    Vì địch quân gia tăng hoạt động, tôi đã đề xuất tổ chức những toán sát thủ nhằm tăng cường an ninh cho toàn trung đội. Khi chúng tôi ra ngoài tuần tra, phục kích trong những hoạt động ban đêm thường lệ, thì có 3 TQLC bám theo rồi tiến xa ra cách trung đội chừng 300m đổ lại. 3 người này được trang bị đầy đủ vũ khí và cả pháo hiệu để liên lạc. Họ biết tuyến hoạt động đêm chỗ nào. Toán sát thủ sẽ ở yên tại chỗ trong vài giờ hoặc cho đến khi chạm địch. Lực lượng ứng cứu, nếu cần thiết gồm 1,2 TQLC cùng bất kỳ nghĩa quân nào có sẵn sẽ ở phía sau.

    Tuần đầu tiên của tháng 1, tôi cùng TQLC dưới quyền ra ngoài ban đêm trong đồ bộ màu đen và dép có đế bằng cao su. Giày trận của bọn tôi sẽ để lại dấu vết rất dễ nhận thấy trên mặt đất, nhưng dấu dép của chúng tôi thì cũng giống của VC. Họ bám theo dấu vết giỏi hơn chúng tôi nhưng tôi biết mình có khả năng tác chiến mạnh hơn họ. Quan trọng là phải biết dùng cho đúng cách.

    Thi thoảng VC đến thăm tôi ban đêm. Họ gọi "trung sĩ Jack!" và để lại lời nhắn bọc trong 1 lá cờ của họ. Thông điệp thì lúc nào cũng thế: "TQLC Mỹ sẽ chết sạch trong vòng 7 ngày. Lính nghĩa quân sẽ được tha mạng nếu chịu buông súng về với gia đình."

    Thỉnh thoảng tôi cũng gọi pháo từ căn cứ hỗ trợ. Phú Bài có các pháo đội pháo 105mm có thể rót đạn xuống khúc sông chạy ở rìa phía đông Thủy Thanh. Con sông chính là ranh giới giữa chúng tôi và VC. VC cũng có thể lấn sang phần đất của chúng tôi nhưng chỉ trong ít lâu là họ sẽ rút về. Bất cứ lúc nào tôi phát hiện thấy có động tĩnh ở 2 bên bờ sông là tôi gọi pháo từ Phú Bài bắn đến. Đôi lúc cũng có thấy phát ra tiếng nổ thứ cấp, điều đó có nghĩa là pháo của ta đã bắn trúng 1 nơi trữ đạn. Chúng tôi sẽ dùng thuyền bơi qua sông ngày hôm sau để kiểm tra đánh giá mức độ thiệt hại cho đám pháo thủ. Bọn họ luôn hào hứng khi biết được mình đã gây ra những thiệt hại gì cho địch.

    Vì đêm 11 tháng 1, tôi đã gọi pháo bắn, Thế nên sáng ngày 12 chúng tôi vượt sông xem có đánh trúng cái gì không? Toán của tôi gồm có 5 TQLC Mỹ và 5 nghĩa quân. Trung đội tôi có ám danh là Motor-2. Và vì đây là hoạt động ban ngày nên chúng tôi sẽ là Motor-2-Alpha.
    daibacvn, graywolf83, honglanx19 người khác thích bài này.
  2. bloodheartvn

    bloodheartvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2005
    Bài viết:
    297
    Đã được thích:
    85
    Quá hay. Mong chờ những bài viết thế này của bác.
  3. Longbow

    Longbow Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/10/2016
    Bài viết:
    322
    Đã được thích:
    100
    Nghĩa quân có lẽ là địa phương quân chăng?
  4. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Nghĩa quân trước 1964 gọi là Dân vệ
    Còn địa phương quân lúc đầu là Bảo an
  5. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673

    Khi đã qua sông, chúng tôi vận động đến nơi pháo bắn ở sâu trong bờ vài trăm mét. Sau đó chúng tôi đổi hướng và đi song song với 1 rặng cây. Hôm đó trời trong xanh rất đẹp. Cánh đồng lúa mà bọn tôi đi qua đã ngả sang màu vàng sậm tương phản rõ rệt với hàng cây xanh ngăn ngắt.

    Thình lình tiếng súng máy nổ ran từ cả 2 phía.

    Chúng tôi vội nhào xuống nấp sau bờ ruộng gần nhất. Nghe thấy cả tiếng cối khai hỏa. Tiếng nổ của loại trọng liên 12 ly 8 thì chẳng lẫn vào đâu được. Đạn cối rơi xuống sau lưng bọn tôi. Đó là loại đạn phốt pho trắng. Chúng tôi bị kìm chặt bởi lưới lửa của 1 khẩu 12 ly 8 và hỏa lực súng cối đặt phía sau lưng nên không thể tháo lui.

    1 TQLC dưới quyền lãnh 1 viên đạn vào trán. Điện đài viên của tôi cũng bị nát chân vì bị 1 viên đạn khác bắn trúng. Đám nghĩa quân nhảy lên định bỏ chạy nhưng cũng bị hạ gục ngay.

    Tôi chộp lấy tổ hợp liên lạc của người điện đài viên và gọi xin hỏa lực hỗ trợ: "Motor-2. Motor-2-Alpha đây. Cho tôi pháo, trực thăng vũ trang và không yểm." Hẳn các TQLC trong đồn có thể nhìn thấy vị trí của bọn tôi nhờ khói trắng của đạn cối và nghe thấy tiếng súng bắn.

    Trong thời gian đó, bọn tôi cũng cố dùng súng trường kê lên thành bờ ruộng bắn trả. Có thể nhìn rõ lính đối phương. Đó là bộ đội chính qui Bắc Việt. Mặc quân phục kaki và đội mũ cối. Địch bắt đầu tiến ra khỏi hàng cây, súng kẹp hông nhả đạn. Dường như địch có đến hàng trăm và trông có vẻ rất tự tin. Tôi đoán đối phương có lý do để hành động như thế. Nếu có 1 quả bom tấn dội xuống thì tốt biết mấy.

    Người lính TQLC mang khẩu súng chống tăng LAWW của bọn tôi, lật sấp, lên cò súng rồi bật dậy nhắm bắn quân địch đang tiến đến. Khi cậu ta đứng lên thì bị 1 viên đạn bắn trúng gáy, cắt đứt tủy sống. Cậu ta chết ngay khi đang đứng thẳng bắn phát súng chống tăng vào tuyến đầu quân Bắc Việt, rồi mới ngã sấp mặt xuống ruộng.

    Đột nhiên, hỏa lực pháo binh của chúng tôi bắn đến. Chúng dập xuống cách chỗ tôi 400m bên tay phải. Chẳng rơi trúng mục tiêu, tuy nhiên trong thực tế cũng đủ để xua lính Bắc Việt lùi về hàng cây. Pháo bỗng thôi bắn, và bộ đội lại xông ra tiếp.

    2 chiếc trực thăng vũ trang Huey đã liên lạc điện đài và yêu cầu chỉ rõ vị trí của đối phương. Hóa ra là pháo ngưng bắn để cho mấy chiếc Huey bay vào. Tôi báo cho chúng biết có 1 khẩu súng máy ở dưới chân cái nhà thờ màu trắng bên trái tôi và hàng cây thì có đầy lính Bắc Việt. Mỗi chiếc Huey thực hiện 2 lượt công kích. Chúng nã rocket cùng đạn đại liên xuống.

    "Motor-2-Alpha đâu. Niner Dash Two đây. Nhìn lên trời ấy."

    Tôi ngước lên và nhìn thấy 2 cái chấm bạc. Đó là 2 chiếc máy bay F-4B của TQLC vừa rời khỏi Đà Nẵng. Tôi cung cấp cho họ những thông tin giống như đã báo cho mấy chiếc Huey. Những máy bay chiến đấu nhào xuống cắt bom nalpam nóng rực xuống ngay trước mặt. Rồi thì những trực thăng Huey bay đến và bốc chúng tôi ra.

    Khoảng 1 tuần sau thì tôi nhận được báo cáo tình báo cho hành động hôm 12 tháng 1. Tin cho biết đơn vị đã tiến công chúng tôi là 1 trung đoàn Bắc Việt vừa mới đến vùng này.








    PHẦN 1


    TÔNG CÔNG KÍCH - TỔNG KHỞI NGHĨA






    Chương 1







    Việc truy lùng tin tình báo "khủng" hầu như lúc nào cũng chiếm hết thời gian trong công việc mệt mỏi của hàng chục, hàng trăm con người mà hầu hết bọn họ đều ít hoặc không hề hiểu thấu đáo về những thông tin "quý giá" mà mình can dự. Thường thì các thông tin "quý giá" không hiện diện ngay mà chúng nằm rải rác lẫn trong 1 núi thông tin rác linh tinh khác mà các nhà phân tích đang bị quá tải ít xâu chuỗi được hay rất có thể bỏ qua. Hoặc giả có xâu chuỗi được thì ngoài cách chờ cho nó xảy ra trong thực thế thì cũng không có cách gì kiểm chứng.


    Các chuyên viên tình báo giàu kinh nghiệm đều biết rằng việc 'tóm được' toàn bộ kế hoạch của đối phương chỉ có thể diễn ra 1 lần trong đời. Nếu tóm được, thì cũng chỉ để nâng cấp báo động vì đối phương luôn được coi là nguồn gốc tung ra tin "khủng" lại thường hay phao tin giả để đánh lạc hướng. Đương nhiên nếu có thông tin thật thì tất nhiên sẽ cũng có thông tin giả.


    Vào tháng 9 năm 1967, nhóm thu thập thông tin tình báo dưới quyền Robert Brewer, cố vấn tình báo cao cấp cho chính phủ nam VN ở tỉnh lỵ Quảng Trị phát giác ra 1 điệp viên CS và ngay lập tức sử dụng lại người này. Tay điệp viên 2 mang, mang bí danh là X-I đã chuyển cho nhóm của Brewer 1 tin cực kỳ quan trọng: đó là 1 tài liệu có tên là Nghị quyết TW 13. Vừa mới đọc sơ qua Robert Brewer đã bủn rủn chân tay vì ông ta biết rằng nghị quyết 1 được lãnh tụ Hồ Chí Minh ban hành năm 1919 và từ ấy trong vòng gần 50 năm qua chỉ có chừng 11 nghị quyết nữa được ban hành.


    Nghị quyết 13 chính là sản phẩm của hội nghị 13 của Trung ương Đảng. Nghị quyết này là 1 kế hoạch táo bạo nhằm đạt chiến thắng nhanh chóng trong 1 cuộc chiến tranh đang diễn ra hết sức gian khổ và lâu dài.

    daibacvn, DepTraiDeu, hk11133311 người khác thích bài này.
  6. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Vào thời điểm diễn ra hội nghị 13, tháng 3 hoặc 4 năm 1967. Phía CS đang gặp nhiều khó khăn bất lợi. Việc quân lực VNCH được tái tổ chức lại cùng với sự tham chiến ngày càng tăng của lực lượng Mỹ trên mặt đất đã gây cho VC và Bắc Việt mức tổn thất cao hơn số quân mà họ có thể bù đắp. Thêm nữa, miền Bắc cũng thiệt hại lớn do những đợt không kích ồ ạt của Không quân và Hải quân Mỹ trong chiến dịch Sấm Rền. Về chính trị thì Liên Xô cũng đang thúc dục họ giải quyết chiến tranh thông qua thương lượng.

    Dù đang gặp nhiều khó khăn, hội nghị 13 vẫn cho rằng có thể giành thắng lợi nếu như tiếp tục sử dụng chiến lược đã khiến cho thực dân Pháp phải cuốn gói trong nhục nhã trong cuộc chiến tranh đông dương lần thứ nhất.
    (Đây là nhận định ko chính xác của tg Mỹ. Theo tài liệu của ta thì Tháng 6-1967, Bộ Chính trị chủ trương: nhân lúc đế quốc Mỹ đang đứng trước thế tiến lui đều khó, lại phải tập trung vào cuộc vận động bầu cử Tổng thống Mỹ, ta cần chuẩn bị đánh một đòn quyết định tạo chuyển biến nhảy vọt cho cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam, buộc Mỹ phải thua về quân sự. ND)

    Bộ chính trị nhận thức rằng sự độc lập và tồn tại của chế độ hiện nay chính là dựa trên 3 nền tảng. Đối với cánh lão thành, thì nên tảng đó là cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945, chiến thắng trước hơn 10.000 quân Pháp tại Điện Biên Phủ tháng 5 năm 1954 cùng thất bại về chính trị của nước Pháp trong việc tiến hành chiến tranh đông dương.

    Tình hình hiện tại khiến cho các kiến trúc sư của cuộc Tổng tiến công Tết tìm ra cách tái hiện lại lịch sử. Họ nghĩ đã đến lúc chín muồi để nắm quyền làm chủ miền nam bằng 1 cuộc tổng khởi nghĩa chống lại chính phủ nam VN. Họ cũng cảm thấy có thể giành được 1 thắng lợi quân sự quan trọng và có thể là quyết định trước quân Mỹ và VNCH. Qua đó bẻ gãy hay làm suy yếu ý chí tiếp tục chiến tranh của kẻ thù. Tóm lại là nhằm mục đích đạt được chiến thắng quân sự và từ đó làm tiền đề cho thắng lợi quyết định về chính trị.

    Những người CS gọi kế hoạch của mình là Tổng công kích - tổng khởi nghĩa.

    Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy được chuẩn bị trong thời gian dài, giai đoạn 1 bắt đầu từ mùa hè năm 1967 tại Cồn Tiên. Cồn Tiên là 1 cứ điểm của TQLC Mỹ đóng trên cao nhìn xuống khu phi quân sự. Cuộc bao vây Cồn Tiên cùng các sự kiện tương tự do quân Bắc Việt khởi xướng trong suốt mùa thu năm 1967 như ở Lộc Ninh, Sông Bé, Đắk Tô nhằm 2 mục đích: Thử thách tinh thần chiến đấu của các đơn vị Mỹ, VNCH và thu hút đối thủ rời xa khỏi các thành phố, trung tâm chính trị vốn là những mục tiêu tiềm tàng trong giai đoạn 2.

    Ở Giai đoạn 1 tuy quân giải phóng rút ra được các bài học chiến thuật quan trọng và đã thành công trong việc thu hút sự chú ý của đối thủ ra bên ngoài thì họ vẫn tổn thất nhiều chiến sĩ kinh nghiệm cùng những vũ khí khó có thể thay thế..

    Bài học quan trọng nhất đúc kết từ những kinh nghiệm của giai đoạn 1, bài là cần tránh giao chiến với quân chiến đấu Mỹ bất cứ khi nào có thể. Sức mạnh cùng tính cơ động của các đơn vị quân Mỹ chính là mối đe dọa cho sự thành công của cuộc Tổng công kích - tổng khởi nghĩa. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, kiến trúc sư trưởng của kế hoạch đã thay đổi phương châm. Từ nay về sau, bộ đội Bắc Việt và VC sẽ dồn sức tấn công các đơn vị VNCH, vốn yếu hơn quân Mỹ nhiều. Chỉ được đánh những cơ sở quân sự của Mỹ như là các bộ chỉ huy, các căn cứ không quân trọng yếu có thể khiến Mỹ buộc phải cứu viện. Tướng Giáp đã nhận định - và chính xác - rằng các chỉ huy cao cấp của Mỹ chỉ lo điều quân đến cứu những bộ chỉ huy của mình trước chứ không phải các trung tâm chính trị của VNCH, những mục tiêu chính của trận Tổng tiến công.

    Về mặt chính trị của kế hoạch thì Bắc Việt và đồng minh CS của mình ở miền nam tin chắc rằng nhân dân nam VN sẽ đứng lên nổi dậy chống lại chế độ "bù nhìn" tại Sài Gòn. Đây là võ đoán của những thành viên lão thành trong bộ chính trị khi cuộc cách mạng tháng 8 giành chính quyền từ tay Pháp đã được sự ủng hộ của phần lớn nhân dân VN và đông dương. Đến giữa năm 1967, chính quyền Hà Nội tin chắc dân chúng miền nam đã chuẩn bị sẵn sàng tham gia công cuộc thống nhất dân tộc dưới ngọn cờ của đảng CS. Miền Bắc cũng cho rằng, người dân miền nam rất căm ghét quân chiếm đóng Mỹ và chế độ bù nhìn tham tàn nên sẽ nổi dậy để tái khẳng định quyền độc lập tự do của mình. Một khi bộ đội Bắc Việt, VC cùng những cán bộ chính trị đã chiếm được các trung tâm chính trị miền nam thì hầu hết nhân dân sẽ vùng lên cầm lấy vũ khí, quyết tử ngăn không cho bọn tư bản áp bức quay trở lại. Bộ chính trị cũng hy vọng 1 số lớn quân nhân trong quân đội VNCH đã được giác ngộ tinh thần chống chính phủ, chống Mỹ trước đó sẽ nổi loạn hay thậm chí trở cờ theo giải phóng.

    Giai đoạn 2 trong nghị quyết 13 hô hào 1 cuộc tiến công nhằm vào các thành phố, thị trấn, trung tâm chính trị của miền nam. Giai đoạn 3 sẽ là tấn công toàn lực vào cứ điểm Khe Sanh, đã bị bao vây cô lập từ trước cuộc tổng công kích giai đoạn 2. Các hoạt động tiến đánh và bao vây Khe Sanh được thiết kế như là 1 bản sao của chiến thắng Điện Biên Phủ. Năm 1954, tuy đã chịu đàm phán trước khi Điện Biên Phủ thất thủ, nhưng tổn thất phải gánh chịu đã làm cho công chúng kinh hoàng và quyết tâm chiến đấu của chính phủ Pháp sụp đổ. Bộ chính trị tin rằng các cuộc tiến công giai đoạn 2 năm 1968 sẽ khiến công chúng Mỹ thấy rằng đây là cuộc chiến không thể chiến thắng; sự thất thủ của Khe Sanh sẽ đánh dấu chấm hết cho ý chí của Mỹ dẫn đến cuộc đàm phán về sự thống nhất đất nước. Đây chính là chiến lược đã từng mang lại thắng lợi trong kháng chiến chống Pháp và bộ chính trị nghĩ rằng họ có thể lặp lại điều này. (thực ra ý đồ của ta khi đánh Khe Sanh là nghi binh, thu hút chủ lực địch ra khỏi các khu vực đô thị chứ ko phải là dứt điểm như Điện Biên Phủ. ND)
    daibacvn, honglanx, DepTraiDeu9 người khác thích bài này.
  7. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Thực ra thì giai đoạn đàm phán của Tổng công kích - tổng khởi nghĩa đã được khởi động trước cả những giai đoạn kia. Ngày 30 tháng 12 năm 1967, bộ trưởng ngoại giao Bắc Việt Nam là Nguyễn Duy Trinh đã tuyên bố công khai rằng những người cộng sản đã sẵn sàng thương lượng cho 1 giải pháp hòa bình ngay khi Mỹ ngừng ném bom miền Bắc. Đây là tuyên bố rõ ràng đầu tiên của Hà Nội về việc này. Trước đây những người CS chỉ nói là nếu Mỹ chấm dứt ném bom thì đàm phán có thể được bắt đầu. Trong bối cảnh của Tổng công kích - tổng khởi nghĩa thì tuyên bố của bộ trưởng Trinh là đòn đánh đầu tiên vào động cơ chính trị còn lại của Mỹ trong cuộc chiến.

    X-I, điệp viên 2 mang của Robert Brewer tất nhiên cũng không được tuyệt đối tin cậy. Nghị quyết 13 quá cụ thể về các mục tiêu và thời gian biểu so với các kế hoạch khác của CS bị rơi vào tay Mỹ và VNCH trước đó. Hơn nữa nó không được viết bằng mật ngữ của CS như thông thường. Để kiểm tra độ tin cậy của bản nghị quyết của X-I, Brewer đã lên 1 danh sách dài những dấu hiệu nhận biết nếu chúng xuất hiện giữa tháng 9 và tháng 12 năm 1967.

    Trong suốt tháng 12 và tháng 1, quân giải phóng đã vướng vào hết dấu hiệu này đến dấu hiệu khác trong bản danh sách của Brewer. Tỉ dụ, Brewer cho rằng nếu đối phương thực sự tiến hành Tổng công kích - tổng khởi nghĩa, thì họ sẽ phải tiến hành chuẩn bị trước bằng cách đưa sĩ quan cấp cao hơn những vụ trước đây vào điều nghiên. Và đã có mấy đại úy Bắc Việt bị giết gần quận lỵ Triệu Phong. Và trong đêm 2/1/1968, 1 trung đoàn trưởng Bắc Việt cùng 4 cán bộ nữa đã bị TQLC Mỹ hạ sát ngoài hàng rào Khe Sanh. Brewer cùng các nhân viên cũng cảm thấy rằng, nếu như quân giải phóng lên kế hoạch tiến đánh Quảng Trị với 7 tiểu đoàn như nghị quyết 13 chỉ ra, thì họ có thể sử dụng những nơi từng tập kết quân trong quá khứ và dùng mìn bẫy để để chống lại sự thăm dò tuần tiễu của quân Mỹ và VNCH. Và đúng theo kế hoạch, số lượng mìn bẫy ở những nơi này có tăng cao thật.

    Robert Brewer tuy không nắm được hết nhưng biết 1 cái gì đó đủ để tự chuẩn bị và thuyết phục những ai muốn lắng nghe. Nhưng đối với hầu hết trong số 14 triệu dân cùng 500.000 binh sĩ phương Tây ở miền nam VN thì cuộc Tổng công kích - tổng khởi nghĩa vẫn nằm trong bóng tối, hoàn toàn không ai ngờ đến.



    Chương 2



    Huế, trong con mắt người Tây phương, là nơi hội tụ của nền văn minh Pháp, Việt tạo thành 1 nếp văn hóa độc đáo, hiện thân của sự hội ngộ Đông Tây. Đây là 1 thị xã của cả người Phật giáo lẫn Công giáo, nói tiếng Việt và tiếng Pháp, truyền thống và tân thời, tiến bộ lẫn thủ cựu. Huế có những đại lộ rộng thoáng rợp bóng cây kiểu Âu châu cùng những cái chợ đông đúc của châu Á. Kinh thành Huế, là 1 thời hoàng kim giờ đã lu mờ của nước Việt. Huế, 1 thành phố có nhiều trường Viện đại học, lại cũng là biểu tượng hy vọng tương lai của nước VN hiện đại. Thật khó có thị xã nào lại có thể có hòa bình trong khi đất nước đang chìm trong chiến tranh, thế nhưng Huế lại là sự yên tĩnh trong mắt bão. Tuy nhiên việc này cũng không còn kéo dài được nữa.

    Khi mà theo dương lịch năm 1967 đã chuyển sang năm 1968, thì Tết Nguyên đán - Tết Âm lịch, năm con Khỉ (Mậu thân) - đang đến gần. Do đã quá lâu chưa bị chiến tranh sờ đến nên Huế hầu như không có chuẩn bị gì trước trận đánh sắp xảy ra.

    Trong suốt lịch sử đau thương của mình, người Việt Nam không bao giờ quên Tết, họ giành tất cả mọi thứ cho Tết. Trên toàn cõi VN, không đâu mà lễ hội linh đình kéo dài suốt 1 tuần như ở Huế. Hãy hình dung Tết như là tập hợp của tất cả các ngày lễ tôn giáo, những ngày lễ quốc gia, các lễ hội nhập làm 1. Hiểu được điều này thì mới có thể hiểu Tết có tầm quan trọng như thế nào ở VN.

    Với giới chức lãnh đạo của cả 2 miền thì Tết 1968 mang lại niềm hy vọng sinh khí mới. Chắc chắn những người CS đã lên kế hoạch cho giai đoạn 2 của cuộc Tổng công kích - tổng khởi nghĩa trùng với Tết Nguyên đán - mậu Thân 1968 vì những hy vọng táo bạo cho tương lai. Với những người lạc quan bên phía Sài Gòn cùng đồng minh Hoa Kỳ thì dường như năm con Khỉ cũng sẽ mang lại thắng lợi khi quân giải phóng do bị thương vong cao trên chiến trường trong những tháng gần đây dường như sức chiến đấu có giảm sút và Mặt trận Dân tộc giải phóng cũng như bộ trưởng ngoại giao bắc VN đã đề cập tới hòa bình và đề xuất đến khả năng đàm phán trực tiếp.

    Biểu tượng rõ ràng nhất, to lớn nhất cho quá khứ quân chủ Việt Nam cùng đế quốc Pháp, chính là Kinh Thành (thành nội). Đây là bản sao của thành Bắc Kinh và đã được các kiến trúc sư quân sự Pháp điều chỉnh lại. Hoàng đế Gia Long bắt đầu về đóng đô tại đây năm 1802, sau khi đăng quang. Cuộc đăng quang diễn ra sau nhiều năm nội chiến đẫm máu. Nội chiến bắt đầu từ lúc gia tộc của ông, vương triều Nguyễn bị lật đổ và chấm dứt khi con trai của kẻ đã soán ngôi bị xử tử. Kinh Thành được xây xong năm 1802, những kiến trúc sư người Pháp đã tuyên bố rằng nó là bất khả xâm phạm với mọi đạo quân cùng thời này ở châu Á. Thành được bảo vệ bằng 1 cái hào và những bức tường gạch cao đến 6m. 4 góc thành chính là 4 phương đông, tây, nam, bắc. Mỗi cạnh của thành dài 2500m. Thành nội được tôn tạo qua nhiều năm tháng nên có những chỗ dày tới 75m. Sau tường thành là toàn bộ thành phố với những con đường, công viên, hào nước, nhà cửa, biệt thự, cửa hàng, công sở. Bên trong thành phố lại có vòng thành thứ nhì đó là Đại nội. Tường của Đại nội cao từ 2 đến 5m và dài mỗi bề 700m. Cả thảy khu Kinh Thành rộng tới hơn 6km2.
  8. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Thành nội nằm trên bờ bắc sông Hương và có vị trí khống chế Huế. Đến cuối năm 1967 thì bên bờ nam sông Hương đã hình thành 1 thành phố mang phong cách Âu châu hiện đại nằm đối diện và có diện tích tương đương thành nội. Những cánh đồng lúa cùng rất nhiều kênh rạch xen lẫn những vùng đất khô ráo là quang cảnh vùng lân cận của Huế. Trong những năm chiến tranh, dân số thành phố gia tăng vì nông dân ở các vùng nông thôn đổ về đã hình thành nên các làng, khu ổ chuột nhếch nhác khiến cho thành phố vốn nền nã cổ xưa nay thay đổi khá nhiều.

    Huế tọa lạc trên 1 vùng đất ven biển tương đối là bằng phẳng. Nó nằm giữa biển Đông, cách đó 3km về phía đông, và dãy Trường Sơn cách 3km về phía Tây. Con đường quốc lộ số 1, con đường giao thông từ bắc xuôi nam chính của VN, bằng phẳng, chật chội chạy ngang qua Huế. Có điều lạ là Huế chưa từng bị VC tấn công nghiêm trọng lần nào trước năm 1968 cả. Sự yên bình này có lẽ bởi nó chiếm vị trí đặc biệt trong trái tim người Việt ở cả 2 phe.

    Có 1 số đơn vị quân VNCH trú đóng bên trong và xung quanh Huế. Sư đoàn 1 bộ binh, là 1 sư đoàn khá của quân lực VNCH, đặt bộ chỉ huy ở góc thành nội cùng với 1 tiểu đoàn bộ binh của nó. Các bến sông, đường sắt và các nút giao thông đường bộ, trung tâm huấn luyện cũng được các đơn vị của sư đoàn 1 VNCH này bảo vệ, đồn trú.

    Cuối năm 1967, thì chưa có đơn vị chiến đấu nào của Mỹ đóng quân ở Huế cả. Cơ quan quan trọng nhất của Mỹ ở đây là Khu phái bộ cố vấn Hoa Kỳ MACV, sở chỉ huy của đoàn cố vấn số 3 (Advisory Team 3 of the Military Assistance Command). Từ cái khách sạn đã được cải tạo gia cố này nằm ngay mặt tiền quốc lộ 1 phía nam sông Hương, các sĩ quan, chuyên gia, 1 số TQLC cùng vài giảng viên người Úc nay đây mai đó đi làm cố vấn cho sư đoàn 1. Khu phái bộ nhìn có vẻ khắc khổ hơn chức năng ban đầu của nó: là khách sạn lưu trú cho các cố vấn với số nhân viên quản lý thường trực.

    Căn cứ Mỹ lớn đóng gần Huế nhất là Phú Bài. Căn cứ nằm phía nam sông Hương 11km và ôm luôn cả đường 1. Căn cứ Phú Bài có 1 bộ chỉ huy quan trọng của Mỹ cùng các cơ sở phụ trợ. Tại thời điểm đó, các đơn vị chiến đấu TQLC ở khu vực Phú Bài là chiến đoàn X-Ray (Task Force X-Ray), trực thuộc sư đoàn 1 TQLC Mỹ. Sân bay Phú Bài - do không quân Mỹ quản lý - nằm ngay phía bắc căn cứ, là cơ sở quân sự lớn nhất trong vùng.

    Phía Bắc Huế, nằm trên quốc lộ 1 cách thành nội chính xác 17km , trước kia là căn cứ PK17 của quân đội Pháp (Tứ Hạ. ND). Hiện nay nó là sở chỉ huy của trung đoàn 3 bộ binh, sư đoàn 1 VNCH. Đóng tại đây thường có 1 tiểu đoàn tăng cường hoặc là 2 tiểu đoàn. Xa nữa về phía bắc là Căn cứ Camp Evans, 1 căn cứ lớn do sư đoàn 3 TQLC Mỹ bảo vệ nhưng sẽ sớm được chuyển cho các đơn vị Lục quân mới tới thay.

    Dù quân cứu viện có thể dễ dàng từ Phú Bài, Tứ Hạ, và Căn cứ Camp Evans kéo về Huế nhưng sự thực là vào tháng 1 năm 1968 không ai ở Huế hay trong các căn cứ lân cận lờ mờ cảm thấy mối đe dọa cả. Chẳng một ai nghĩ đến nguy cơ này. Tiểu đoàn bộ binh đóng trong thành phố chủ yếu gồm lính quân dịch mới vừa huấn luyện cơ bản xong. Các tiểu đoàn khác của sư đoàn 1 VNCH thì đang còn hành quân ở Quảng Trị và Thừa Thiên, 2 tỉnh cực bắc nam VN.

    Nếu như sư đoàn 1 bộ binh VNCH còn chưa được chuẩn bị sẵn sàng để phòng thủ Huế do còn bận đánh đấm ở chỗ khác, thì dân chúng chưa hề quen với cuộc chiến đã lan tới những thành phố phương nam, càng chẳng thể đối phó với cuộc tấn công. Huế tuy có hàng ngàn người tị nạn đã biết chiến tranh là gì - nhưng lại được họ cho là nơi nương náu lý tưởng vì chưa hề bị chiến tranh đụng đến. Thực ra thì Huế cũng đã từng chứng kiến cảnh bạo lực trong những năm 60 do những cuộc biểu tình phản kháng của giới Phật tử, tăng lữ. Họ là những người đầu tiên là chống lại sự thiên vị giành cho người Công giáo của tổng thống Ngô Đình Diệm. Sự nổi dậy của Phật giáo năm 1963 là nhân tố chính khiến cho Diệm sụp đổ và cuộc nổi dậy tương tự của Phật giáo trong năm 1966 cũng đã khiến chính quyền quân sự nắm quyền khi đó phải lao đao. Sự can thiệp quân sự trực tiếp của Mỹ đã dập tắt cuộc nổi dậy thứ 2 của Phật giáo, và cứu được chính quyền.

    Có 1 chuyện chứng tỏ ở Huế rất an toàn là các sĩ quan cấp cao của VNCH đã phải trả những khoản hối lộ lớn để được chuyển đến các cơ quan quân sự, hành chính đóng tại đây.

    Tình hình quân sự trên đầu bắc vùng I chiến thuật cũng đang có những thay đổi. Số lính Mỹ hiện diện ở vùng I đã tăng lên gấp đôi hoặc gấp 3 lần trước đó.

    Vùng I chiến thuật trước năm 1968 là khu trách nhiệm của quân đoàn I VNCH (gồm các sư đoàn 1, 2 và trung đoàn 51 bộ binh) và Lực lượng thủy bộ III Mỹ (III U.S. Marine Amphibious Force) gồm có sư đoàn 1 và 3 TQLC, sư đoàn 23 bộ binh "Americal" và lữ đoàn 2 TQLC Đại Hàn. Bước qua năm 1968, nhiều đơn vị mới đã được triển khai lên vùng I: Sư đoàn 1 kỵ binh bay và đơn vị vừa sang VN là sư đoàn không vận 101. Sư đoàn Americal vẫn đóng ở khu vực phía nam vùng I cùng với các sư đoàn 2, trung đoàn 51 bộ binh VNCH và lữ đoàn 2 TQLC của Đại Hàn. Sư đoàn 1 TQLC Mỹ - đơn vị sừng sỏ, giàu kinh nghiệm - được điều lên phía bắc tác chiến cùng sư đoàn 3 TQLC Mỹ và sư 1 VNCH. Đồng thời đơn vị hiện đại, có tính cơ động cao, nhiều thành tích của Lục quân là sư đoàn 1 kỵ binh bay, với 1 lữ đoàn lúc này cũng được đưa ra phía bắc vùng I, để hỗ trợ sư đoàn 3 TQLC Mỹ và sư 1 VNCH đối phó với sự gia tăng hoạt động của bộ đội Bắc Việt. Thật vậy, mối đe dọa từ quân Bắc Việt là rất nghiêm trọng và đó cũng là cơ hội cho quân Mỹ đánh tiêu diệt lớn. Do đó hơn tất cả mọi nơi khác trên đất nước, kể cả khu vực có tầm quan trọng chiến lược là Vùng III xung quanh Sài Gòn, khu vực phía bắc vùng I sẽ còn được tăng thêm nhiều đơn vị Mỹ nữa.
    daibacvn, honglanx, DepTraiDeu10 người khác thích bài này.
  9. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    1 bộ chỉ huy 'con' đã được bộ tư lệnh MACV ở Sài Gòn lập ra nhằm chỉ huy tất các những lực lượng tác chiến trên vùng I. Ngày 27 tháng 1 năm 1967, nó được đặt tên chính thức là bộ tư lệnh tiền phương MACV, và qua đó khẳng định rõ tầm quan trọng trong tương lai. Bộ tư lệnh tiền phương MACV đóng tại Phú Bài, trong cùng tòa nhà đặt sở chỉ huy hậu cứ sư đoàn 3 TQLC, lo giám sát Lực lượng thủy bộ III và quân đoàn tân lập của Lục quân (sẽ sớm được đổi tên thành quân đoàn lâm thời VN, và sau đó là quân đoàn 24). Bộ tư lệnh tiền phương MACV sẽ chú trọng vào các hoạt động ở 2 tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên.

    Việc Mỹ tăng quân ồ ạt ở phía bắc vùng I chiến thuật không phải là không có những khó khăn. Từ đầu tháng 1/1968, hệ thống đường xá bao quanh QL 1 chạy qua Phú Bài, Huế, Tứ Hạ, và Căn cứ Camp Evans đầy ứ lính tráng, trang thiết bị của các sư đoàn 1 TQLC, 101 dù, 1 kỵ binh bay Mỹ. Những doanh trại lớn ở Phú Bài và Căn cứ Camp Evans lúc nào cũng náo nhiệt, đông nghịt lính bộ binh cùng các đơn vị trợ chiến lưu trú từ 1 đêm đến cả tuần để chờ lệnh hành quân.

    Tháng 1 cũng là tháng mà các bộ chỉ huy quân Mỹ tăng đến mức chóng mặt. Những căn cứ hiện có giờ tuy đã được mở rộng để có thể chứa hết 3, 4 sư đoàn, nhưng cũng không kham nổi số lính tráng và đồ tiếp liệu cứ ùn ùn đổ đến. 2 lữ đoàn của sư đoàn 1 kỵ binh bay giờ tạm thời bị thiếu hầu hết máy bay lên thẳng do ở những căn cứ mới không đủ kho chứa cũng như trạm xử lý nhiên liệu. Lữ đoàn của sư dù 101 thì mới chân ướt chân ráo từ Mỹ qua do chưa thích nghi được với điều kiện thổ nhưỡng khí hậu địa phương cho nên kinh nghiệm tuần tra, tác chiến của nó hầu như không mấy hiệu quả.

    Sư đoàn 3 TQLC được lệnh di chuyển lên phía bắc, từ Phú Bài đến Đông Hà vào cuối tháng 1 nhằm thu hẹp vùng trách nhiệm chỉ còn lo bảo vệ phần phía bắc tỉnh Quảng Trị qua đó đỡ vướng chân 4 sư đoàn quân Mỹ khác. Cạnh đó, sư đoàn 1 TQLC phải đưa tất cả quân lên vùng phía Bắc tỉnh Thừa Thiên, phía nam Quảng Trị, 1 vùng rất khác xa với địa bàn trước đây của nó là ở bắc Đà Nẵng. Sư đoàn phải di dời căn cứ hiện hữu, chuyển nó qua đèo Hải Vân, rồi dựng lại. Theo sau đó, lần lượt từng tiểu đoàn bàn giao lại địa bàn cũ của nó cho sư đoàn Americal. Không giống như sư đoàn 1 kỵ binh bay hay sư đoàn dù 101, được chuyển quân bằng đường không, sư đoàn 1 TQLC do phải di chuyển hầu hết mọi thứ bằng xe tải nên phải đối mặt với những gian nan nguy hiểm nhất.

    Dù sở chỉ huy của trung đoàn 1, sư đoàn 1 TQLC và bộ chỉ huy tiến phương sư đoàn (chiến đoàn X-Ray) đã chuyển đến Phú Bài, nhưng tới giữa tháng 2 chỉ 1 bộ phận của sư là có thể hoạt động tại vùng trách nhiệm mới và phải đến trung tuần tháng 3 thì đơn vị mới hoạt động hết hiệu năng của mình.

    Bất cứ đoàn xe nhà binh nào di chuyển trên đường ở VN đều là mục tiêu thu hút đối phương tập kích. Những đơn vị tuần đường và các phân đội canh gác trên những cây cầu trọng yếu đều luôn phải được tăng cường, nhưng rồi vẫn thiếu hụt do có quá nhiều điểm nút. Và rồi do công tác tuần tra, bảo vệ những điểm huyết mạch trên QL 1 ngốn rất nhiều binh sĩ nên khiến sức chiến đấu của các tiểu đoàn bộ binh bị giảm sút. Các chốt canh gác biệt lập cũng lại trở thành nhiều mồi ngon cho các đơn vị quân giải phóng bởi chúng rất dễ bị kiềm chế và tiêu diệt.

    Đoạn QL 1 từ Phú Bài đến căn cứ Camp Evans, bao gồm cả phần chạy qua Huế là đoạn giao thông nhộn nhịp nhất. Các đơn vị chủ lực của 3, 4 sư đoàn Mỹ lên làm nhiệm vụ trên phần phía bắc vùng I đều đóng quanh Phú Bài. Nhiều người tham gia công tác chuyển quân khổng lồ này coi Huế là 1 nơi hung hiểm. Trong mấy dặm qua thành phố, QL 1 chạy giữa những dãy nhà cao tầng có chiều cao khống chế, rất nhiều cầu cống và cả 1 cây cầu dài bắc qua sông Hương nữa. Nhưng không cách nào vòng tránh được, nên tư tưởng phó mặc vào may rủi cuối cùng đã thắng thế. Thêm nữa, VC địa phương chưa bao giờ đánh vào thành phố Huế cả. Nếu định quấy rối đoàn xe, thì họ chỉ làm ở vùng thôn quê.

    Đêm 20 tháng 1 năm 1968, cuộc tiến công Khe Sanh bắt đầu. Theo lẽ tự nhiên, sự chú ý của mọi người trong các bộ chỉ huy cấp cao của Mỹ và VNCH tại vùng I đều bị hút về đó mà bỏ lơ các thành phố, thị trấn ở phía đông. Thậm chí họ còn lấy quân ở đó điều lên khu vực giữa đường 9 và khu phi quân sự.

    Những nhà phân tích sau khi cố tìm hiểu ý đồ của CS đã nêu rõ là không có các tài liệu nào bắt được của địch hay những tuyên bố công khai nào nói rằng Khe Sanh chỉ là miếng mồi nhử để thu hút quân chiến đấu Mỹ lên miền tây bắc xa xôi của nam VN. Đúng là như thế vì không thấy có báo cáo nào tiết lộ Khe Sanh là mồi nhử cả. Nhưng trong thực tế thì giới chóp bu quân sự Hoa Kỳ, kể cả Lyndon Johnson, đều ngay lập tức bị hút vào Khe Sanh. Họ lập tức rút ngay 2 lữ đoàn thuộc sư đoàn 1 kỵ binh bay mới đến đưa lên giải tỏa cứ điểm. Mặc dù bộ chỉ huy sư đoàn ở Phú Bài dự định đến ngày 27/1 mới hoạt động, trung tướng Robert Cushman, tư lệnh Lực lượng thủy bộ III đã chỉ đạo thiếu tướng John Tolson của sư đoàn 1 kỵ binh bay phải chuẩn bị kế hoạch dự phòng cho việc giải tỏa và tăng viện cho cứ điểm Khe Sanh. Thế nên dù vô tình hay hữu ý, quân giải phóng ở Khe Sanh cũng đã kéo được đại bộ phận sư đoàn cơ động nhất của lục quân Mỹ rời xa khỏi vùng trung tâm sẽ diễn ra trận tổng công kích Tết ngay trước khi nó được bắt đầu.
    daibacvn, honglanx, DepTraiDeu8 người khác thích bài này.
  10. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Nhiều yếu tố khác cũng khiến mọi chú ý dồn cả vào Khe Sanh. Cơ quan tình báo Mỹ suốt nhiều tháng nay đã bắt được tin đồn về 1 cuộc tấn công quy mô lớn của quân giải phóng. Dường như những lời đồn thổi đều chỉ ra rằng đòn đánh sẽ được tung ra ngay trước dịp Tết.

    Đại tướng William Westmoreland, tổng tư lệnh MACV, phán đoán quân giải phóng sẽ phát động 1 cuộc tiến công lớn ở tỉnh Quảng Trị, dọc theo khu phi quân sự. Niềm tin của Westmoreland - hữu lý nhưng lại không chính xác về cuộc tiến công mùa hè của đối phương trên khắp vùng giới tuyến - chính là động lực tập trung quân Mỹ lên phía bắc vùng I và lập ra bộ tư lệnh tiền phương MACV trên đây.

    Tuy quan điểm của tướng Westmoreland là thế, nhưng các chuyên gia phân tích tình báo tại bộ chỉ huy lực lượng Lực lượng thủy bộ III đóng tại Đà Nẵng vẫn cho rằng mục tiêu trước Tết chính là thành phố này. Do đó TQLC đã ấp ủ 1 kế hoạch công phu tỉ mỉ để đối phó với địch quân. Đến khi thấy Đà Nẵng không bị tiến công trong khi Khe Sanh đã bị phong tỏa, các chuyên gia lại cho rằng chính nó mới là đối tượng của những tin đồn kia.

    Vào đúng lúc Khe Sanh trở thành tâm điểm chú ý, xuất hiện 1 dấu hiệu khác cho thấy địch sẽ đánh lớn dọc theo QL1 ở đâu đó giữa bắc Đà Vẵng và nam đèo Hải Vân. 1 đòn đánh vào Phú Lộc là hợp lý trong bối cảnh sư đoàn 1 TQLC đang trên đường chuyển quân ồ ạt. Dù không biết được ngày nào sẽ diễn ra nỗ lực vào trước Tết này, những biện pháp đối phó cũng đã được ban hành - dù chúng có thể làm quá trình cơ động lên phía bắc vùng I của sư đoàn chậm lại. Lúc 1g30 ngày 26/1, sở chỉ huy của chiến đoàn X-Ray tại Phú Bài bị 1 đợt pháo kích bằng súng cối 82 ly. Không thấy gì xảy ra sau đó nên trận tập kích được cho là sự quấy rối nhưng kéo dài hơn mọi khi của 1 đơn vị VC địa phương. Khi không thấy có trận đánh lớn nào cho đến 18g ngày 29 tháng 1 - là giờ ngừng bắn Tết có hiệu lực hàng năm - mọi biện pháp cảnh giác trên QL1 đã chùng xuống.

    Không ai lường trước được quân giải phóng sẽ tiến hành đánh lớn trên khắp miền nam VN trong thỏa ước ngưng bắn dịp Tết. Ai cũng biết rằng 'Binh bất yếm trá' nhưng đúng là chưa từng thấy xảy ra vi phạm lớn nào của đối phương trong những ngày Tết cả.

    Tin tức tình báo mấy tuần trước phát hiện rằng các trung đoàn 4 và 6 Bắc Việt đang cách Huế 10 km về phía nam và 20km trên hướng bắc - khoảng 1 ngày hành quân. 2 đơn vị này đã ở đây nhiều tuần và chưa đụng độ trực tiếp với lực lượng nào của Mỹ hay VNCH ngoại trừ toán tuần tiễu nhỏ bé của trung sĩ Jack Lofland. Còn các đơn vị của Đoàn 5 Bắc Việt, đang ém quân ở vùng đồi núi phía tây Huế thì vẫn chưa bị phát hiện.

    Không ai biết được lý do vì sao mà 2 trung đoàn ưu tú này lại bất ngờ hiện diện gần Huế cả và họ đến bằng cách nào, từ khi nào? Tuy nhiên các đơn vị này chẳng gây phiền hà cho bất kỳ ai và cũng không đe dọa gì tới việc cơ động của quân Mỹ. Ngược lại các trung đoàn Bắc Việt này tuy được theo dõi nhưng cũng không bị quấy nhiễu. Sư đoàn 1 VNCH đang phải dàn trải quá mỏng nên chẳng dám khiêu chiến quân Bắc Việt, trong khi các đơn vị chiến đấu của Mỹ ở lân cận Huế do đang bận rộn chuyển quân nên cũng không có hành động gì quyết liệt.

    Chẳng có biện pháp phòng ngừa nào được thực hiện dù có nhiều bằng chứng rõ ràng cho thấy sự hiện diện của 2 trung đoàn ưu tú Bắc Việt. Rõ ràng phe đồng minh đã phạm phải nguyên lý tác chiến cơ bản nhất: Không bao giờ chỉ chăm chăm phán đoán ý đồ quân địch mà phải phản ứng dựa vào khả năng của mình trước đã. Không ai đoán được các trung đoàn 4 và 6 có ý định gì gần Huế, cũng chẳng ai nhận thấy chúng nguy hiểm đến mức nào nếu được tung ra hoạt động cả. 1 báo cáo sơ sài đã được gửi cho các cơ quan quân sự đóng tại địa phương, nhưng không bộ chỉ huy nào của Mỹ cũng như VNCH quản lý khu vực có động thái cảnh giác hết.




    Chương 3




    1 tuần trước Tết, tướng William Westmoreland, tư lệnh MACV tức tốc đề xuất xin hủy thỏa thuận ngưng bắn 3 ngày Tết. Tướng Earle Wheeler, chủ tịch hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân cùng tổng thống nam VN Nguyễn Văn Thiệu cũng đã đồng ý sẽ cho hủy ngừng bắn vào sáng ngày 29 tháng 1 (30 tết), tức là trước khi nó có hiệu lực 12 tiếng. Nhưng do công tác truyền đạt từ Sài Gòn trong ngày 29/1 có trục trặc nên việc hủy lệnh ngừng bắn bị cản trở, và do Tổng thống Thiệu và các quan chức cao cấp của chính phủ nam VN vẫn đi nghỉ Tết ở khắp nơi nên trong ngày 29/1 không thấy lệnh báo động chiến đấu nào được MACV, quân lực VNCH hay bất kỳ cơ quan nào của chính phủ miền nam được ban bố.

    Trong số các tư lệnh chiến trường của cả Mỹ lẫn VNCH chỉ có chuẩn tướng Ngô Quang Trưởng, tự tung tự tác, không được ai cho phép là có các hoạt động phòng thủ trước đòn Tổng tiến công ở khu vực Huế. Trưởng nắm quyền tư lệnh sư đoàn 1 VNCH từ hồi Phật giáo nổi dậy năm 1966, 38 tuổi, có cách đánh trận khôn ngoan ranh mãnh. Tốt nghiệp trường võ bị Đà Lạt năm 1954, ông ta đã phục vụ suốt 12 năm ở vị trí chỉ huy ngoài trận tiền của sư đoàn nhảy dù VNCH. Uy tín, táo bạo, có năng lực, khá thông minh và ý chí quyết thắng, tướng Trưởng là 1 trong số những chỉ huy giỏi nhất quân lực.
    honglanx, DepTraiDeu, hk1113335 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này