1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CHIẾN TRANH ĐƯỜNG PHỐ_trận Huế Tết Mậu thân 1968 từ góc nhìn phía Mỹ

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 16/01/2017.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Cũng có thể ko phải tg nhầm mà là do lính mỹ lôi vũ khí vnch ra báo cáo lấy thành tich...đây là điều vẫn thường xảy ra...hãy để ý vũ khí thu được đa phần là của mỹ..
    vacbay03, filber70danngoc thích bài này.
  2. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Trong suốt ngày 10/2, tiểu đoàn 2/5 tập trung vào việc truy quét số lính Bắc Việt còn tụt lại và thu nhặt vũ khí, trang bị mà địch bỏ lại trong các khu dân cư phía bắc sông Phủ Cam. Mức thương vong của 3 đại đội là tương đối nhẹ - chỉ có 3 TQLC tiểu đoàn 2 bị thương trong cả ngày hôm đó; đổi lại đã xác định là hạ được 9 quân địch.

    Bên khu vực của tiểu đoàn 1/1 thì cuộc đột kích về hướng cầu An Cựu đã bị hủy bỏ. Thay vào đó các đại đội Alpha và Bravo, tiểu đoàn 1/1 được giao nhiệm vụ quét sạch tiểu đoàn 804 Bắc Việt ra khỏi khu dân cư phía đông và đông nam sân Tự Do.

    Trong hoạt động đáng kể nhất trong ngày của tiểu đoàn 1 thì đại đội Alpha của thiếu úy Ray Smith lúc sáng sớm đã bắn 1 ống phóng E-8 hơi ngạt rồi xung phong vào khu vực sở chỉ huy tiểu đoàn 804. Tiến hành lục soát đống đổ nát do trận pháo kích kinh hoàng chiều qua gây ra, TQLC thấy ngôi nhà mục tiêu đúng là nơi đặt sở chỉ huy, có cả quân kỳ trong đó. Một số ít xác địch được kéo lên khỏi đống gạch vụn nhưng những vũng máu đông cùng nhiều vệt máu cho thấy còn nhiều thương vong khác của địch đã được đem đi trong đêm.

    Thời gian còn lại trong ngày, đã có vài cuộc đụng độ với đối phương trong khu vực của tiểu đoàn 2/5; TQLC chỉ bị tổn thất nhẹ. dù tiểu đoàn 804 Bắc Việt vẫn chưa hoàn toàn từ bỏ khu vực này nhưng nó cũng không hăng hái giao chiến nữa.

    Lúc 10g35 ngày 10/2 thì đoàn xe sửa cầu bị hoãn được sự hộ tống của 1 trung đội thuộc đại đội Bravo, tiểu đoàn 1/1 'xịn' cùng 150 lính bổ sung cho tiểu đoàn 2/5 đã được lệnh rời Phú Bài. Khi tới cầu An Cựu, công binh TQLC mới thấy là tình trạng của cây cầu bết hơn cả so với những gì họ đã hình dung. Không có đủ vật liệu để khắc phục nó. đại đội Cầu -phà của trung đoàn 1 TQLC cùng tất cả các xe tải chất đầy hàng tiếp tế cho các tiểu đoàn 1/1 và tiểu đoàn 2/5 lại phải quay về Phú Bài. Nhưng gần 200 lính bộ binh thì vẫn vượt qua cầu rồi hành quân bộ đến khu phái bộ MACV tới trình diện tại bộ chỉ huy trung đoàn 1 TQLC. Trung đội 1, đại đội Bravo được giao lại cho tiểu đoàn 1/1; số lính mới đến còn lại thì được đưa về sở chỉ huy tiểu đoàn 2/5 rồi giao xuống các đại đội. 1 số lính bổ sung cho tiểu đoàn 2 giờ được trả về đơn vị nằm trong số những người đầu tiên bị thương và phải sơ tán khỏi Huế lúc trước.

    *

    Trong thực tế thì tất cả những nhiệm vụ mà chiến đoàn X-ray giao cho trung đoàn 1 TQLC hôm 3/2 đều đã được hoàn thành khi ngày 10/2 kết thúc. Toàn bộ trung tâm khu hữu ngạn thành phố Huế bao quanh bởi Quốc lộ 1, sông Hương và sông đào Phủ Cam giờ đã không còn các vị trí có tổ chức của quân Giải Phóng nữa. Thêm nữa, sức đề kháng của tiểu đoàn 804 Bắc Việt trong khu vực dân cư phía đông Quốc lộ 1 và nam sông Hương dường như đang trên đà xụp đổ. Vào những ngày sắp đến, tiểu đoàn 1/1 sẽ tiếp tục truy quét trong khu vực của mình quanh sân vận động Tự Do. Trong khi đó, nếu như không có lệnh trên thì trung tá Ernie Cheatham, với thẩm quyền của mình sẽ 'thả' các đơn vị tiểu đoàn 2/5 vào những khu dân cư ở nam sông Phủ Cam để dò xem họ có vấp phải sực chống cự mạnh mẽ hay không?

    Trọng tâm của cuộc chiến tại Huế giờ đã chuyển sang những cố gắng mang tính biểu tượng đó là giành lại khu thành Nội từ tay trung đoàn 6 Bắc Việt đã được tăng cường. Để giúp tái khởi động cuộc tiến công vốn đang bị đình trệ của sư đoàn 1 và chiến đoàn 1 nhảy dù VNCH chính quyền nam VN đã quyết định "gửi TQLC Hoa Kỳ tới."

    (theo tài liệu của Mỹ Trong trận đánh bên bờ nam, TQLC Mỹ bị tổn thất 38 chết, 320 bị thương. ND)




















    PHẦN VII

    THÀNH NỘI



    Chương 28





    Dù đã bị đánh bại nhưng trung đoàn 4 Bắc Việt vẫn chưa hoàn toàn bật ra khỏi Huế. Thật vậy, từ ngày 10/2 nó được tăng viện có thể bởi các lực lượng lấy từ 2 trung đoàn Bắc Việt quanh vùng Khe Sanh sau khi tiến công căn cứ không thành hoặc từ các đơn vị khác ở đâu đó trong vùng I chiến thuật.


    Tuy trung đoàn 4 Bắc Việt đã bị đẩy ra khỏi khu Hữu ngạn nhưng trung đoàn 6 - được các đơn vị bộ binh từ những khu vực khác tới tăng cường - vẫn còn mạnh và đang chiếm giữ hơn 1 nửa thành Nội. Trong suốt 11 ngày giao tranh ác liệt, chiến đoàn dù số 1 cùng 4 tiểu đoàn thuộc sư đoàn 1 VNCH đã chiến đấu hoàn toàn bế tắc. Sang đến ngày 10/2, Bộ Tổng Tham mưu quân lực VNCH ở Sài Gòn lại đòi rút 3 tiểu đoàn nhảy dù - những đơn vị thuộc lực lượng Tổng trừ bị - về. Nếu bị lấy đi 3 tiểu đoàn này mà không được thay bằng các lực lượng tương đương hoặc mạnh hơn thì triển vọng để chuẩn tướng Ngô Quang Trưởng có thể đánh bật được quân Giải Phóng ra khỏi Thành Nội khá là ảm đạm. Do đó Trưởng đòi phải thay mấy tiểu đoàn dù bằng những đơn vị thiện chiến hiện có ngoài vùng trách nhiệm của sư đoàn 1. Rốt cục Bộ tổng Tham mưu VNCH lại phải tung ra 1 phần lực lượng dự bị chiến lược của quốc gia - ít nhất là 2 trong số 6 tiểu đoàn bộ binh mạnh tạo nên binh chủng TQLC VN. Vì hiện không có sẵn đơn vị tác chiến của VNCH nên MACV cuối cùng đã thuyết phục được chính phủ nam VN cho triển khai thêm 1 tiểu đoàn TQLC Mỹ trong Thành Nội cho đủ số.
    vacbay03, DepTraiDeu, huytop4 người khác thích bài này.
  3. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Tiểu đoàn 1, trung đoàn 5 TQLC Mỹ đã có 1 cái Tết tồi tệ. Chịu trách nhiệm bảo vệ đoạn Quốc lộ 1 phía nam đèo Hải Vân, tiểu đoàn do phải căng kéo ra 4 căn cứ nên tạo điều kiện cho các đơn vị quân Giải Phóng tại tỉnh Quảng Nam dễ dàng hoạt động trong ngày 31/1 (mùng 2 tết). Các đơn vị thuộc tiểu đoàn 1/5 không chỉ có các đại đội đang đóng phân tán bị pháo kích và quấy rối mà ngay cả nơi đóng quân chính của tiểu đoàn ở Phú Lộc cũng bị bộ binh Giải Phóng tấn công trực tiếp. Thêm nữa tiểu đoàn 1/5 còn bị kẹt giữa việc phòng ngự với nhiệm vụ đi cứu các đơn vị VNCH và những đại đội tác chiến hỗn hợp của TQLC (CAP) đóng trên địa bàn hoạt động của mình. Ngày 1/2, trong 1 sứ mệnh kiểu như vậy, viên tiểu đoàn trưởng đã bị thương nặng và phải đưa đi sơ tán. Người thay cho ông này là thiếu tá Bob Thompson, sĩ quan quân vận của Lực lượng thủy bộ III. Thompson đã đến Phú Lộc tiếp nhận quyền chỉ huy tiểu đoàn ngay chiều ngày hôm sau.


    Trong khoảng thời gian từ ngày 31/1 đến mùng 6/2, tiểu đoàn 1/5 hoạt động dọc theo tuyến đường Quốc lộ 1 gần Phú Lộc. Dù tiểu đoàn phải chịu nhiều tổn thất nhưng nó cùng các đơn vị khác của Mỹ và VNCH trong khu vực cũng đã dần dần lấy lại được ưu thế. Sang ngày 7/2 thì phần lớn tiểu đoàn 1/5 di chuyển lên phía bắc đèo Hải Vân để quét sạch các đơn vị Bắc Việt vẫn đang uy hiếp cây cầu có mang tính chiến lược là cầu Truồi. Sau khi càn quét suốt cả ngày toàn bộ tiểu đoàn lại tập trung về phía bắc đèo Hải Vân, gần Phú Lộc. Việc bảo vệ cầu Truồi được giao lại cho đại đội Echo, tiểu đoàn 2/5 còn việc tuần tra trên đoạn Quốc lộ 1 phía nam Phú Bài thì chuyển sang cho 1 tiểu đoàn thuộc sư đoàn dù 101 Mỹ.


    Sáng ngày 10/2, đại đội Alpha tiểu đoàn 1/5 được lệnh tách khỏi tiểu đoàn mẹ đi qua Phú Bài ra sở chỉ huy trung đoàn 1 TQLC ở Huế. Đến 14g thì trung đoàn 1 TQLC đã nắm quyền điều động đại đội Alpha, tiểu đoàn 1/5 và lệnh cho đơn vị hành quân cơ giới tới chỗ cầu An Cựu bị sập. Sau khi rời xe tải lội sang bờ bên kia, đại đội tiến quân êm thắm về khu MACV và bố trí nghỉ đêm ở đó. Đến cuối ngày thì 2 trung đội thuộc đại đội Bravo, tiểu đoàn 1/5 cũng bị tách khỏi tiểu đoàn được lệnh ra sở chỉ huy trung đoàn 5 TQLC đóng tại Phú Bài.


    Vào lúc nửa đêm, thì sở chỉ huy trung đoàn 5 TQLC gọi cho thiếu tá Thompson, lúc này đang đội mưa trong 1 cái hố giữa đồng trống cách Phú Lộc khoảng 8-9 km. Trung đoàn bảo Thompson gom số quân còn lại của tiểu đoàn rồi lập tức ra Phú Bài để tham gia 1 chiến dịch mới. Vừa nghe xong Thompson tuyên bố ngay là mình quá lạnh nên không thể nói chuyện tiếp. Tuy nhiên sĩ quan hành quân của ông ta là thiếu tá Len Wunderlich, cũng đang ở trong hố lại nghĩ Thompson không nói được là vì uất nghẹn chứ chẳng phải do bị lạnh. Dù thế nào đi nữa thì rốt cục Thompson cũng phải trả lời với thượng cấp là các đơn vị của mình đang đụng độ với quân địch và việc rút quân ban đêm theo ông chẳng phải là động thái khôn ngoan. Ông nói sẽ đoạn chiến khi trời sáng và ra Phú Bài sớm nhất có thể. Nghe trình bày xong xuôi Vị trung đoàn trưởng dù nói mình hiểu lý do phản đối nhưng vẫn bảo Thompson phải triệt để tuân lệnh. Vì vậy mà các lực lượng chủ yếu của tiểu đoàn 1/5 phải bắt đầu chuyến hành quân đêm dài ngót 9 cây số, đội mưa gió băng qua những cánh đồng ngập nước lạnh căm căm, những con suối nước chảy xiết về Phú Lộc.


    Ngày 11/5 vừa ló rạng; trung đoàn 5 TQLC lệnh cho tất cả các đơn vị hậu cứ của tiểu đoàn 1 lập tức di chuyển từ Phú Lộc ra Phú Bài. Lực lượng chủ yếu của thiếu tá Thompson cũng đã về đến Phú Lộc khi trời sáng. Đến 8g10 thì ban chỉ huy tiểu đoàn, được 1 trung đội bộ binh hộ tống bắt đầu lên đường ra Phú Bài. Đúng 9g30, ngay khi thiếu tá Thompson vừa tới bộ chỉ huy trung đoàn 5 thì cũng là lúc tiểu đoàn 1/5 được chuyển sang đặt dưới quyền điều động của trung đoàn 1 TQLC, ra Huế thực hiện nhiệm vụ.


    Khi Bob Thompson cùng thiếu tá Len Wunderlich dừng chân ở bộ chỉ huy chiến đoàn X-ray để nắm sơ thông tin trước khi lên đường ra Huế họ vẫn chỉ nhận được những chỉ vẽ tình hình hết sức mơ hồ y như những đơn vị ra Huế chiến đấu từ hôm đầu tiên: 31/1. Thực tế chuẩn tướng Foster LaHue, tư lệnh chiến đoàn cũng thừa nhận rằng mình biết rất ít về tình hình ở Huế; thậm chí ông ta còn yêu cầu Thompson "báo cho biết tình hình ở ngoài đó khi ra đến nơi." Vì thế khi Thompson và Wunderlich đến tìm hiểu thông tin về khu vực hành quân mới của tiểu đoàn thì họ lại nhận được 1 mớ tin đồn chứ không phải tình hình khó khăn thực tế.


    Nếu như Bob Thompson chẳng hiểu mấy tình thế ở Huế hiện giờ thì đám lính của ông ta lại biết khá nhiều - có khi còn nhiều quá mức - từ các thành viên của tiểu đoàn 1/1 và tiểu đoàn 2/5 những kẻ được cho về Phú Bài vì 1 số công việc linh tinh. Đương nhiên đám 'lính cũ' toàn kể cho những tay mới đến những câu chuyện khủng khiếp nhất giữa cái sống và cái chết trong đống đổ nát hoang tàn ở Huế.


    Và cũng lẽ tự nhiên, TQLC tiểu đoàn 1/5 đều ko mấy tin những cựu binh 'chiến tranh đường phố' này và quyết định cứ để cho lòng dũng cảm cùng khả năng của mình được thử thách. Mà thực ra thì các đại đội què quặt của tiểu đoàn 1/1 và tiểu đoàn 2/5 cũng thấy rằng chẳng thể làm gì để chuẩn bị trước cho những người mới đến trước thực tế tàn bạo của cuộc chiến ở Huế cả. Họ chỉ có cách là phải vừa làm vừa học.


    10g45 sáng ngày 11/2, đại đội Bravo, tiểu đoàn 1/5 đáp trực thăng CH-46 của TQLC bay thẳng từ Phú Bài tới bộ chỉ huy sư đoàn 1 VNCH đóng trong Thành Nội. Trong vòng 15 phút sau khi cất cánh, đại đội Bravo đã được Huế 'đón chào'. Súng cá nhân từ các vị trí chốt giữ của bộ đội Bắc Việt trong Thành Nội rộ lên 'mừng' những chiếc trực thăng khiến viên phi công trên chiếc CH-46 chở trung đội 3, đại đội Bravo bị thương. Tay phi công phụ đành phải vòng gấp về Phú Bài để kịp cứu chữa cho người bị nạn.


    Trung đội 3, đại đội Bravo lại rời Phú Bài lúc 16g. Nhưng lần này làm nhiệm vụ hộ tống đoàn xe chở tiểu đoàn bộ tiểu đoàn 1/5 ra Huế. Đoàn xe bắt buộc phải dừng chỗ cầu An Cựu bị gãy. Mọi người đều xe rồi đi theo hàng 1 trên thanh giằng cầu rộng chừng 30 cm để qua sông. Lên đến đường số 1, thiếu tá Len Wunderlich thất kinh trước cảnh tượng hoang tàn mình chứng kiến. Thiếu tá Thompson cho tiến quân trên con đường đầy chướng ngại vật với 1 chiến thuật thận trọng dù cũng chính trên con đường này đám TQLC bất cẩn của các tiểu đoàn 1/1 và tiểu đoàn 2/5 vẫn thường xuyên đi lại. Do vậy phải đến 18g hơn thì ông ta cùng thiếu tá Wunderlich mới đến được sở chỉ huy tiền phương của trung đoàn 1 TQLC đóng tại khu phái bộ MACV để tìm hiểu xem những gì sẽ chờ đón quân của mình.
  4. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Thompson cùng Wunderlich trình diện đại tá Stan Hughes, trung đoàn trưởng trung đoàn 1 TQLC và được biết tiểu đoàn mình sẽ tác chiến trong Thành Nội. Chỉ cho Thompson thấy Thành Nội trên bản đồ Hughes nói tiểu đoàn 1/5 sẽ chỉ hoạt động dưới sự chỉ huy của trung đoàn 1 TQLC chứ không phải sư đoàn 1 VNCH. Tất cả cũng chỉ có thế. Khi Thompson thử trình bày kế hoạch tiến công của mình thì Hughes cắt ngang giữa chừng nói: "Thiếu tá à, tôi chẳng thèm quan tâm đến việc anh làm gì cùng với mấy đơn vị dưới quyền đâu. Đó là việc của riêng anh thôi."

    Khi cuộc nói chuyện của thiếu tá Thompson với ông trung đoàn trưởng sắp đến hồi kết thì thiếu tá Wunderlich đi qua bàn bạc với thiếu tá Bob Kerlich, sĩ quan hành quân của trung đoàn 1, 1 người bạn cũ đáng tin cậy. Kerlich nói cho Wunderlich biết tất cả những gì mình biết về việc các tiểu đoàn 1/1 và tiểu đoàn 2/5 triển khai, sử dùng xe tăng, xe Ontos, súng không giật, bazooka 90 ly, hơi cay CS để thanh toán các khu dân cư như thế nào. Đối với Wunderlich, người chỉ được huấn luyện sơ xài về tác chiến đô thị rừ hồi nảo hồi nào, thì tất cả đều rất mới mẻ. Vấn đề lớn nhất mà Wunderlich đang phải đối mặt là phải tìm cho ra những trang thiết bị mà tiểu đoàn mình còn thiếu. May mắn là lúc ghé Phú Bài, nghe mấy người khuyên lấy bazooka 90 ly của tiểu đoàn cất trong kho ra, Wunderlich đã nghe theo.

    Gần khuya, khi thiếu tá Thompson đang bận sắp đặt cho chuyến vượt sông Hương vào ngày mai thì 1 thiếu tá lục quân đứng tuổi tới. Chỉ nhìn thoáng qua là biết ngay đó là 1 cha tuyên úy. Người lạ mặt tự giới thiệu mình là cha Aloysius McGonigal, nói mình nghe bảo tiểu đoàn 1/5 ra Huế mà không có tuyên úy. Thompson xác nhận tin đó và thế là vị linh mục đề nghị cho mình đi cùng tiểu đoàn 1 vào Thành Nội cho đến khi Hải quân điều tuyên úy mới về đơn vị. Thompson đồng ý ngay và họ bắt tay nhau thay cho cam kết. Chẳng ai trong 2 người biết sự việc ngẫu nhiên này sẽ có ảnh hưởng thế nào với cuộc đời mình.

    *

    Kế hoạch đưa tiểu đoàn 1/5 vào Thành Nội tham gia chiến dịch truy quét cuối cùng được làm khá tốt. Khi tiểu đoàn đang trên đường ra Huế ngày 11/2 thì 5 chiếc xe tăng M48 thuộc trung đội 1, đại đội Alpha, tiểu đoàn 1 xe tăng cũng từ Đà Nẵng lên các tàu LCU của Hải quân. Những chiếc tăng trên đã cập bến an toàn ở chỗ chỉ cách cửa Trường Đinh (khu Mang Cá nhỏ. ND) có 100m. Đây là 1 cổng vào an toàn nằm ở góc phía bắc Thành Nội. Đến 16g45 thì cả 5 chiếc xe tăng đều đã vào tới Bộ tư lệnh sư đoàn 1 VNCH. Chưa đầy nửa tiếng sau, lúc 17g30, đại đội Alpha, tiểu đoàn 1/5 xuống tàu ở bến tàu LCU, theo tường thành Đông bắc xuôi sông Hương rồi đổ quân lên, sau 5 xe tăng M48 kia. Cứ thế cho đến tối ngày 11/2, đã có toàn bộ đại đội Alpha, 2/3 đại đội Bravo của tiểu đoàn 1/5 cùng 5 xe tăng M48 'nhập Thành'. Các đại đội Charlie và Delta được dự kiến sẽ ra tới Huế ngày mai còn thiếu tá Thompson, tiểu đoàn bộ cùng trung đội 3, đại đội Bravo sáng hôm sau, sẽ từ bến tàu LCU theo đường sông sang Thành Nội.

    Theo kế hoạch thì vào ngày 12/2, tiểu đoàn 1/5 sẽ phát động tấn công trong Thành Nội. Nhưng do chậm trễ trong việc tái lập cầu An Cựu cùng sự thiếu hụt của các phương tiện vận chuyển nên tiểu đoàn của thiếu tá Thompson đã chậm tiến độ mất nguyên 1 ngày. Rồi thì đúng vào ngày D, hỏa lực súng cá nhân của bộ đội Bắc Việt đóng trên tường thành tây bắc nhìn ra sông lại đe dọa nghiêm trọng đến sự hoạt động của bến tàu LCU. Kết quả là thiếu tá Thompson, tiểu đoàn bộ, trung đội hộ tống cùng đại đội Charlie đến tận xế chiều mới rời khỏi bến tàu nhờ có 1 phi đội trực thăng đến yểm trợ chế áp hỏa lực địch.


    Rốt cục đến khi tiểu đoàn bộ đổ bộ lên cầu tàu gần góc phía bắc thành thì thiếu tá Thompson lại dẫn nó đi lạc theo tường thành tây bắc sang phía đông nam. 1 số dân ra ngăn bảo TQLC Mỹ quay lại rồi dẫn họ vào cửa Trường Đinh; thế nhưng nó đã đóng chặt và lính gác thì không chịu mở cổng. Thậm chí họ còn nói Thompson phân tán lực lượng vì sợ sẽ thu hút đạn cối bắn đến. Mất hết kiên nhẫn, không còn kiềm chế được nữa, Bob Thompson 'truyền' cho tay chỉ huy tốp gác biết rằng sẽ cho đại đội Charlie tấn công nếu cửa không được mở ra ngay. Tối hậu thư vừa được chuyển đi thì cánh cổng lập tức được mở. Ban chỉ huy tiểu đoàn được đại đội trưởng của các đại đội Bravo và Alpha ở trong đó ra đón.


    Tuy thiếu tá Thompson tới bộ tư lệnh của tướng Trưởng từ lúc 18g hơn. Nhưng phải mãi gần nửa đêm thì tuần tự 3 đại đội và ban chỉ huy tiểu đoàn TQLC Mỹ mới tập kết hết vào thành Mang Cá. Còn thiếu có đại đội Delta tiểu đoàn 1/5; nó ra đến Huế không bị sứt mẻ gì nhưng đã bị giữ dưới quyền điều động của tiểu đoàn 2/5 để làm nhiệm vụ ở khu vực bờ nam sông Hương.


    Tướng Trưởng nồng nhiệt ra đón thiếu tá Thompson ngoài Trung tâm hành quân chiến thuật (ARVN Tactical Operations Center). Trong buổi họp diễn ra sau đó với sự tham dự của các cố vấn Mỹ của mình, vị tư lệnh sư đoàn VNCH nói với viên tiểu đoàn trưởng TQLC Mỹ: “Thiếu tá, dù anh có làm bất cứ điều gì chúng tôi cũng sẽ hỗ trợ. Hoàn cảnh ta hiện nay khá khó khăn.” Thái độ hợp tác của tường Trưởng khiến Bob Thompson cảm thấy dễ chịu. Nghĩ mình có thể cộng tác với viên tướng Sài Gòn xốc vác này, Thompson cho Trưởng biết những toan tính của mình và ông này nhanh chóng lên kế hoạch triển khai các đơn vị VNCH trong thành nội. Trưởng kỳ vọng quân tăng viện sẽ giúp mình tái tấn công, 'quét sạch' trung đoàn 6 Bắc Việt.


    Trong thông điệp gửi qua điện đài lúc 20g15 ngày 12/2, thiếu tá Thompson báo về bộ chỉ huy trung đoàn 1 TQLC như sau: “Trừ phi có chỉ thị khác [Tôi] dự định bắt đầu tiến công vào [8g sáng ngày 13/2], theo đúng như huấn thị [lệnh hành quân của trung đoàn]. 2 tiểu đoàn TQLC của VNCH được giao thực hiện các cuộc hành quân tìm – diệt ở vùng bắc Huế, bên sườn phải tiểu đoàn 1/5, không thấy có mặt và cũng chẳng biết là bao giờ mới đến.”
  5. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Trong lúc tiểu đoàn 1/5 đang di chuyển từ Phú Bài ra Huế thì chiến đoàn A TQLC VNCH dưới quyền trung tá Hoàng Tích Thông cũng đang từ Sài Gòn ra. Toàn bộ lực lượng TQLC của VNCH – gồm 6 tiểu đoàn bộ binh và 1 tiểu đoàn lựu pháo 105mm – đã bị cuốn vào trận chiến nhằm 'cứu lấy Sài Gòn'. Dù trận này còn lâu mới chấm dứt nhưng do tình hình giờ đã tạm ổn nên 2 tiểu đoàn cùng pháo đội và 1 trong số 2 sở chỉ huy chiến đoàn của TQLC VNCH đã được điều ra Huế làm nhiệm vụ. Chiến đoàn A TQLC sẽ thay cho chiến đoàn 1 nhảy dù VNCH. Những đơn vị được chọn đưa ra Huế là các tiểu đoàn 1 và 5 TQLC cùng 1 pháo đội 6 khẩu lựu pháo 105 ly. Bộ chỉ huy chiến đoàn TQLC VN và tiểu đoàn 1 được lệnh bay từ Sài Gòn ra Huế từ chiều ngày 10/2 còn tiểu đoàn 5 sẽ ra sau ngay khi phương tiện vận chuyển sẵn sàng.


    Ví dụ điển hình về sự không theo kịp diễn biến của đợt Tổng tiến công Tết là việc cấp trên đã không thể cho ban tham mưu chiến đoàn TQLC VNCH biết được chính xác tình hình thực tế đang diễn ra ở Huế và Phú Bài. Cho đến lúc hạ cánh yên ổn xuống Phú Bài thì đại úy Ron Ray, 1 cố vấn biệt phái cho chiến đoàn A lúc này mới biết là căn cứ vẫn an toàn. Thật vậy, đến khi hạ cánh anh mới biết là mình xuống Phú Bài bởi trước đó người ta nói tiểu đoàn của anh sẽ được chở thẳng đến sân bay Tây Lộc trong Thành Nội. Tuy thế ở Phú Bài, sĩ quan liên lạc của chiến đoàn X-ray đã ra đón đơn vị mới đến, phân phát bản đồ và tổ chức họp phổ biến tình hình phía Bắc Vùng I chiến thuật.


    Nhiều vấn đề đã nảy sinh ngay sau khi cuộc họp kết thúc. Trong khi những sĩ quan Mỹ cao cấp đại diện cho chiến đoàn X-ray nêu rõ là họ muốn số quân đầu tiên của chiến đoàn TQLC VNCH lên đường ra Huế ngay thì trung tá Thông, chiến đoàn trưởng thì lại cứ lừng khừng. Ông này muốn chờ cho đến khi toàn bộ chiến đoàn tập kết ở Phú Bài đã, muốn dùng thời gian đó để sắp xếp việc vận chuyển, 'ngâm cứu' thông tin tình báo. Các sĩ quan TQLC Mỹ cố gây sức ép nhưng Thông vẫn cứng đầu không đổi ý.


    Các cố vấn Mỹ đi cùng chiến đoàn TQLC VNCH làm việc cật lực suốt đêm để nắm thêm thông tin tình báo, huy động tất cả những gì có thể từ máy bay trực thăng, xe tải và tàu bè để đưa đơn vị mình ra Huế. Dù chiến đoàn X-ray muốn TQLC VNCH lên đường ngay nhưng có vẻ như chẳng có ai sẵn lòng giúp đỡ họ cả. Ở mức độ tối thiểu nhất, TQLC VNCH cần áo ấm để chống lại cái rét và tất cả những vũ khí, trang bị, đạn dược chưa được bổ sung thay thế do phải gấp rút rời Sài Gòn.


    Đến rạng sáng ngày 11/2 thì đã hết chịu đựng nổi. Đại úy Ron Ray ở trong bộ chỉ huy chiến đoàn X-ray đang dùng điện đài cố xin 1 đơn vị trực thăng của Lục quân Mỹ tới chở TQLC VNCH ra Huế. Ray đang đứng quay lưng ra cửa thì nghe ai đó phun ra những lời trì triết độc địa. Nghĩ rằng những lời đó nhằm vào mình, Ray quay lại và sững người khi thấy trung tướng Robert Cushman, tư lệnh Lực lượng thủy bộ III 'bằng xương bằng thịt' đang ở đó. Đi cùng Cushman là chuẩn tướng Foster LaHue, chỉ huy chiến đoàn X-ray. Đi sau mấy ông tướng TQLC còn có 1 vị thiếu tướng Lục quân mà đại úy Ray không biết tên cùng 1 đám sĩ quan cấp tá tháp tùng nữa.


    Đại úy Ray chẳng hiểu vì sao lại bị tướng Cushman mắng vì chuyện anh không triển khai đơn vị TQLC 'của mình' ngay lập tức. Ray không có thẩm quyền gì với TQLC VN cả, anh chỉ là cố vấn. Người được coi là đối tác của anh là trung tá Thông. Nhưng chàng đại úy trẻ tuổi chẳng hề được mời đến bàn bạc và anh thì cũng chẳng dám kêu ông ta đến. Anh đành nhịn nhục im lặng chịu trận việc cho đến khi tướng Cushman, người được tặng thưởng Huân chương Danh Dự hồi chiến tranh TG thứ II đi theo tướng LaHue vào phòng họp. Sau khi tướng Cushman cùng đoàn tùy tùng đi khỏi, tướng LaHue gọi kéo đại úy Ray qua bên bảo với viên sĩ quan trẻ rằng anh, trước hết phải điều chỉnh lại mối quan hệ của cố vấn với đối tác và LaHue sẽ làm mọi thứ trong quyền hạn để giải quyết các nhu cầu của chiến đoàn TQLC Sài Gòn.


    Thái độ tiêu cực của tướng Cushman có thể do bị áp lực từ chỉ thị trực tiếp của đại tướng William Westmoreland, tư lệnh MACV. Cần phải thúc chiến đoàn TQLC VNCH nhúc nhích vì tướng Westmoreland—hay có thể là cả tổng thống Lyndon Johnson nữa-đang muốn hạ lá cờ Mặt trận dân tộc giải phóng trong Thành Nội càng sớm càng tốt.


    Trung tá Thông không chịu nhượng bộ cho đến ngày 11/2 khi tiểu đoàn 5 TQLC VNCH ra đến nơi và cả 2 tiểu đoàn đều đã được tái trang bị đầy đủ. Đến cuối ngày hôm đó, chiến đoàn A mới lên xe tải Mỹ rời Phú Bài trong mưa rét. TQLC VNCH ra đến Huế mà không gặp sự cố gì nhưng hầu hết, kể cả những lính cựu dày dạn, đều hết sức kinh ngạc trước cảnh tượng tàn phá lớn lao trước mắt. Chẳng gì ở Sài Gòn có thể sánh nổi những thiệt hại ở đây. Các đơn vị VNCH lên tàu LCU của Hải quân Mỹ tại bến tàu rồi nhanh chóng xuôi sông Hương đến phía đông cửa Trường Đinh an toàn (bến Bao Vinh. ND). Đến gần giữa đêm ngày 12/2 thì 2 tiểu đoàn bộ binh TQLC VNCH, pháo đội 6 khẩu lựu pháo 105mm cùng bộ chỉ huy chiến đoàn đã sẵn sàng tham gia trận chiến giành lại Thành Nội Huế.


    Theo kế hoạch của trận chiến cuối cùng nhằm chiếm lại Thành Nội thì tiểu đoàn 1/5 của thiếu tá Bob Thompson sẽ thay quân cho chiến đoàn 1 nhảy dù VNCH đang hoạt động phía đông nam Thành Mang Cá. Như vậy TQLC Mỹ sẽ tấn công dọc theo tường thành phía tây bắc trong phạm vi từ 2 đến 4 lô nhà và tường thành sẽ nằm bên sườn trái của đơn vị. Lực lượng chủ yếu trung đoàn 3 bộ binh VNCH của trung tá Phan Bá Hòa vẫn tiếp tục hoạt động ở góc tây bắc thành Nội. Chiến đoàn A TQLC VNCH của trung tá Hoàng Tích Thông sẽ được triển khai khi cần thiết và chắc chắn sẽ đến thay cho các tiểu đoàn bộ binh sư đoàn 1 VNCH quanh sân bay Tây Lộc và cửa Chánh Tây.
  6. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Kế hoạch hành quân và triển khai của quân Mỹ và VNCH trong Thành Nội có 1 khía cạnh khác lạ. Theo lẽ thường thì các đơn vị trên bờ bắc sông Hương sẽ tác chiến dưới quyền điều động trực tiếp của sư đoàn 1 do chuẩn tướng Ngô Quang Trưởng chỉ huy. Tuy nhiên, tiểu đoàn 1/5 của thiếu tá Bob Thompson lại do đại tá Stan Hughes, chỉ huy trung đoàn 1 TQLC điều động dù rằng trong thực tế tiểu đoàn TQLC Mỹ sẽ tác chiến bên cạnh và là 1 phần không thể thiếu trong chiến dịch của VNCH.Thực ra, trước khi rời khu phái bộ MACV để sang Thành Nội, Thompson đã được chỉ thị rõ là tiểu đoàn 1/5 sẽ triển khai tấn công theo hướng đông nam, sườn trái sẽ được tường thành đông bắc che chắn. Nhằm Thompson hiểu rõ hơn việc phải tuân theo hệ thống chỉ huy nào, cấp chỉ huy của trung đoàn 1 TQLC đã bắt ông này chỉ nghe theo Trưởng nếu như nó không đi ngược lại huấn thị cấp trên. Để nhấn mạnh thêm tình trạng kỳ khôi cũng như mối quan hệ lạ lùng về chỉ huy với sư đoàn 1 VNCH, tướng Trưởng đích thân lệnh cho tiểu đoàn 2, trung đoàn 3 VNCH tăng phái cho tiểu đoàn 1/5 làm nhiệm vụ hậu vệ, bảo vệ sườn, dọn dẹp và an dân. Tiểu đoàn trưởng VNCH sẽ ở dưới quyền thiếu tá Thompson.


    Trong 1 cuộc chiến tranh mà các đơn vị quân Mỹ bề ngoài có vẻ ở dưới quyền quân lực VNCH, thì trong cái chiến dịch giải tỏa khu Thành Nội; biểu tượng văn hóa, chính trị của Huế vai trò chỉ huy của tướng Trưởng đối với đơn vị tác chiến Mỹ lại hầu như rất mờ nhạt. Cá nhân Trưởng thì không lấy làm buồn vì chuyện này, ông ta hoan nghênh mọi sự giúp đỡ của đồng minh Mỹ và tạo mọi điều kiện để hoạt động của tiểu đoàn 1/5 trong Thành Nội được trôi chảy. Nhưng trong bối cảnh chính trị giai đoạn gần cuối cuộc chiến tranh VN lúc đó thì mối quan hệ chỉ huy của tiểu đoàn 1/5 với 1 tư lệnh sư đoàn có tài, xông xáo như Trưởng là khá lạ.











    Chương 29









    Đối với TQLC, những kẻ mà kinh nghiệm chiến đấu chỉ là lùng sục ‘trong bờ bụi’ hay đồn trú trong các căn cứ pháo binh, cứ điểm vùng thôn dã thì Thành Nội đúng là 1 chốn quái quỉ, tù túng. Ngay cả trong cái buổi tối ngày 12/2 uể oải, qua màn đêm tối rét mướt những âm thanh, hình ảnh trận chiến vẫn có vẻ dữ dằn và khó chịu hơn những gì mà lính tráng đã từng được kinh qua tại VN. Trong cái đêm đầu tiên ở Thành Nội nhiều TQLC của thiếu tá Bob Thompson ngủ được chỉ vì đã kiệt sức, nhưng vẫn có những người không ngủ vì đang phấp phỏm lo âu chẳng biết ngày mai có còn được sống hay không?


    Kế hoạch tác chiến của tiểu đoàn TQLC Mỹ rất đơn giản, dễ hiểu. Theo ban tham mưu của tướng Trưởng thì chiến đoàn 1 nhảy dù đang VNCH giữ phòng tuyến ở khoảng giữa tường thành đông bắc. Phòng tuyến này nằm trải dài về phía tây nam theo đường Mai Thúc Loan, từ cửa Đông Ba đến góc phía bắc Đại Nội.


    Dù đã phải chịu nhiều tổn thất trong Tết và vẫn chưa được bổ sung nhưng tiểu đoàn TQLC Mỹ vẫn đông gần bằng cả 3 tiểu đoàn dù VNCH cộng lại. Như vậy lúc trời sáng, tiểu đoàn 1/5 sẽ rời Thành Mang Cá hành quân theo đội hình hàng dọc từng đại đội một tới triển khai phía sau phòng tuyến VNCH rồi lập tức phát động tấn công vượt qua các đơn vị VNCH đánh thẳng vào tuyến phòng thủ của bộ đội Bắc Việt đằng trước mặt.


    Dẫn đầu đội hình hành quân tiểu đoàn 1/5 là đại đội Alpha của đại úy Jim Bowe. Tiếp sau đó là đại đội Charlie dưới quyền trung úy Scott Nelson. Ban chỉ huy đại đội đi sau đại đội của Nelson còn lực lượng dự bị - đại đội Bravo của đại úy Fern Jennings – sẽ đi cuối đội hình.


    8g sáng ngày 13/2 tiểu đoàn 1/5 di chuyển ra khỏi nơi đóng quân ngoài trời dọc tường thành đông bắc bộ chỉ huy sư đoàn 1 VNCH. Tiểu đội của hạ sĩ nhất Vic Walker thuộc trung đội 1, đại đội Alpha dẫn đầu đoàn quân tiến ra đường Đinh Bộ Lĩnh (nay là đường Đinh Tiên Hoàng. ND). 2 tiểu đội khác của trung đội cũng di chuyển hàng dọc ngay sau Walker. Số quân còn lại của đại đội Alpha và đại đội Charlie cũng dàn quân theo đội hình tương tự.


    Hạ sĩ nhất Walker chẳng khoái thứ gì nhìn thấy ở Huế cả - ít nhất là những lính Bắc Việt mặc quân phục đang phóng như bay qua con đường hẹp trước mặt tiểu đội vài lô nhà. Walker đã định bắn nhưng địch có vẻ ở xa quá và anh cũng không muốn làm chậm tốc độ tiến quân. Đi được 3 giao lộ về phía đông nam thì hạ sĩ nhất Walker rẽ trái vào đường Tịnh Tâm và dẫn trung đội thẳng về phía tường đông bắc Thành Nội nằm ở cuối đường rất dễ nhận biết do có 1 vọng lâu. Trung đội đi sau trung đội Walker vẫn đi thẳng xuống đường Đinh Bộ Lĩnh và cả trung đội đi sau cùng cũng vậy. Như vậy đại đội Alpha sẽ tiếp cận phòng tuyến của quân VNCH từ phía sau bằng 2 đường.


    Tiểu đội của Walker đi theo đường Tịnh Tâm được chừng 100m thì đến bên tường thành và vọng lâu. 1 đám lính VNCH từ trên mặt thành trèo xuống. Dù cứ cười cười khi đi ngang qua số TQLC Mỹ nhưng đám này chẳng ai nói gì với Vic Walker cùng lính dưới quyền cả. Lính VNCH đi ngược lại, vượt qua tiểu đội Walker rồi nhanh chóng mất hút khỏi tầm nhìn.


    Khi người lính xích hầu tới bên chân vọng lâu, anh rẽ phải và đi ngang qua ô cửa dẫn lên đó. Người lính thứ nhì trong đội hình cũng đã đi ngang qua cửa nhưng khi hạ sĩ nhất Walker vừa dợm bước thì lựu đạn chày bỗng rơi như mưa từ trên mặt tường xuống.


    Lúc đó là 8g15 và tiểu đội dẫn đầu của đại đội Alpha, tiểu đoàn 1/5 vẫn còn cách chỗ được coi là tuyến đầu của lính dù VNCH 200m về phía tây bắc.
  7. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Người lính xích hầu của Walker bị trúng mảnh lựu đạn, sức nổ quật anh ngã xuống đất. Bàn tay của Walker cũng bị mảnh ghim trúng nhưng không gây ra thương tích nghiêm trọng, vẫn có thể dùng tay được. Chẳng ai trong số những TQLC đứng dưới chân tường hay xa hơn phía sau nhìn thấy những người đã thảy lựu đạn xuống. Lính Mỹ bắn bừa lên nhưng không thể ngăn được lựu đạn vẫn tiếp tục rơi xuống. Lựu đạn cứ đều đều ném xuống suốt trong 15 phút.


    Thêm nhiều lính nữa của Walker bị thương vì mảnh lựu đạn khi đang nép sát dưới chân bức tường cao tới 7m. Cuối cùng thì cũng đến lúc ra mang những người bị thương về. Ngay khi mấy TQLC băng ngang qua lối lên vọng lâu để lôi người lính xích hầu đã bất tỉnh về thì 1 bộ đội Bắc Việt nhô người ra khỏi đỉnh tường định bắn người lính bị thương cùng 2 TQLC tới cứu. Hạ sĩ nhất Walker đã rình sẵn. Anh nã cả băng đạn M16 vào người lính Bắc Việt rồi phóng về phía sau về với số quân còn lại của tiểu đội. Walker cùng những người khác vào nấp trong mấy ngôi nhà nằm trên đường Nguyễn Thành (nay là đường Xuân 68. ND) chạy song song với tường thành.


    Tiểu đội của hạ sĩ nhất Walter Rosolie tiến lên cố gắng đánh vào trong cổng. Tuy nhiên lựu đạn địch cũng khiến họ phải lùi lại. khi lính của Rosolie đang rút lui, thì 1 lính M79 của Walker từ tòa nhà bên cạnh la lên rằng anh ta thấy được bên trong vọng lâu và sẽ bắn ngay khi phát hiện địch. Anh này chưa kịp bắn thì hạ sĩ nhất Rosolie đã một mình lao vọt sang bên kia đường Nguyễn Thành. Ngay lập tức tất cả những TQLC đang đứng đối diện đều xả súng bừa sang để áp chế quân địch trên vọng lâu. Rosolie đã lọt được vào trong cửa lên đó, vô hiệu hóa được 1 quả mìn chống bộ binh gài trên lối đi rồi vừa ném liên tiếp lựu đạn M26 vào trong vừa mon men lên mặt tường thành. Sau đó Rosolie báo đã nhìn thấy bộ đội Bắc Việt từ vọng lâu chạy ra mặt thành nhưng không thể vào được vì địch ở trong đó vẫn bắn ra.


    Đám TQLC Mỹ rất kinh ngạc khi vấp phải sự chống cự quyết liệt đến vậy tại 1 nơi ở sâu phía sau phòng tuyến chiến đoàn dù 1 VNCH. Khi cố gắng tìm hiểu xem tình hình gì đã xảy ra thì họ phát hiện ra rằng các tiểu đoàn nhảy dù Sài Gòn đã bốc hơi hết. Họ đã rút khỏi các vị trí tiền tiêu từ hồi đêm và lực lượng của trung đoàn 6 Bắc Việt đã đến lấp vào khoảng trống đó. đại đội Alpha, tiểu đoàn 1/5 hoàn toàn bị bất ngờ, thậm chí khi tiểu đội của hạ sĩ nhất Walker chạm trán với quân Bắc Việt thì nó vẫn chưa triển khai đội hình chiến đấu. Walker tin rằng toán lính anh gặp ngay trước khi bị tấn công là quân Bắc Việt giả dạng, nhưng nhiều khả năng họ chỉ là quân hậu vệ của lính dù VNCH. Nhưng dù sao đi nữa thì toàn bộ chiến đoàn dù 1 VNCH cũng đã chuồn hết và 2/3 diện tích khu vực mà họ giành được giờ đã bị đối phương tái chiếm.


    Do bị bất ngờ nên nên đại đội Alpha phải chịu tổn thất nặng. Trong khi TQLC cố thăm dò xem chỗ nào là chỗ yếu nhất trên tuyến phòng thủ của địch thì quân Bắc Việt cũng huy động thêm nhiều súng lớn ra chống cự. Ăn miếng trả miếng, TQLC gọi 1 xe tăng M48 lên. Nhưng khi nó vừa ra tới tuyến đầu thì hạ sĩ nhất Vic Walker nhìn thấy 1 luồng lửa đỏ rực của 1 quả RPG lao thẳng đến. Quả đạn bắn trượt chiếc xe tăng trong gang tấc, nó bay sát gần Walker đến nỗi mặt anh bị cháy sém rồi phóng vào cái ngõ ngay giữa đội hình tiểu đội anh. Kỳ diệu thay! quả đạn đã không nổ. Cỗ xe tăng tiến lên nã 5 phát đại bác 90 ly vào vọng lâu; nhưng chẳng thấy hiệu quả gì đáng kể.


    Trong lúc đại úy Jim Bowe đang nghĩ cách và chờ chỉ thị tiếp theo của tiểu đoàn thì 1 tổ chống tăng cá nhân của địch đã lẻn vào vị trí đối diện với ban chỉ huy đại đội Alpha và phụt sang 1 quả RPG. Sức nổ đã làm đại úy Bowe; đại đội phó; trung sĩ nhất đại đội và nhiều người xung quanh bị thương.


    Cả thảy, trong 1 buổi sáng giao tranh, có 2 TQLC đại đội Alpha, tiểu đoàn 1/5 tử trận, 33 người bị thương; phần lớn đều thuộc trung đội 1 và ban chỉ huy đại đội. Đại úy Jim Bowe, người mới đến tiểu đoàn 1/5 2 ngày trước, giờ đã phải lên đường về Phú Bài. Thay anh lên nắm đại đội Alpha giờ là trung đội trưởng thâm niên nhất, 1 thiếu úy còn thiếu kinh nghiệm.

    đại đội Alpha khi đến Huế vốn đã không có đủ sức mạnh, và giờ thì lại bị tổn thất nặng nên tiểu đoàn phải rút nó ra khỏi phòng tuyến để chỉnh đốn. Thiếu tá Thompson lệnh cho đại đội Bravo của đại úy Fern Jennings từ vị trí dự bị lên phía trước. Khi đại đội Bravo chiếm lĩnh xong vị trí ở nửa trái của đại đội Alpha nó sẽ tiếp tục tiến công về hướng đông nam. Ngay khi Jennings xuất kích, đại đội Charlie của trung úy Scott Nelson cũng tổ chức tấn công hiệp đồng thẳng qua nửa bên phải đại đội Alpha tới phòng tuyến khi trước của quân VNCH, cách đó 2 lô nhà về phía đông nam.

    Trong khi công tác chuẩn bị đang được tiến hành - 1 việc kéo dài cả giờ đồng hồ do hỏa lực địch và địa bàn không quen thuộc - thiếu tá Bob Thompson gọi về bộ chỉ huy trung đoàn 1 TQLC xin chuyển đại đội Delta, tiểu đoàn 1/5 đang nằm dưới sự điều động của tiểu đoàn 2/5 sang Thành Nội càng sớm càng tốt. Trung đoàn cho biết họ sẽ đáp ứng yêu cầu trên nhưng sẽ phải mất trọn 1 ngày nữa thì đại đội Delta mới có thể sang tới Thành Nội.

    Đến 11g25, khi đại đội Charlie xuất kích, nó đã lao thẳng vào lưới lửa của súng liên thanh quân Bắc Việt. Đối phương còn tăng cường thêm cả lựu đạn và súng chống tăng RPG nữa. Bộ đội đã khẩn trương gia cố, đào đắp rất hiệu quả các công sự ẩn nấp bên trong và xung quanh những ngôi nhà trước mặt các đại đội TQLC. Địch có thể bắn từ mọi góc độ vào tất cả các phần trong đội hình các trung đội quân Mỹ, kể cả từ phía sau.

    Những TQLC mới vào chiến đấu trong thành phố, chỉ được huấn luyện qua loa về cái thể loại chiến tranh họ chưa từng đối mặt này của đại đội Charlie, tiểu đoàn 1/5 hầu như không thể nhích nổi 1 inch về phía trước. Hỏa lực bắn chéo cánh sẻ của trọng liên 12,8 ly là đáng ngại nhất; đường phố chật hẹp làm cho tiếng súng vọng đi vọng lại khiến các TQLC gần như không thể định vị chính xác vị trí các ổ súng của đối phương. Trúng đạn nảy ra cũng nguy hiểm y như bị trúng đạn thẳng và những mảnh vụn của gạch đá bay tứ tung cũng gây sát thương chẳng hề thua đạn nhọn.
  8. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Do thiếu kinh nghiệm và lúng túng, cũng như các đơn vị TQLC khác khi phải tác chiến lần đầu trong thành phố, đại đội Charlie đã bị thương vong nặng. Tuy nhiên những kẻ sống sót đã học được rằng hãy ‘bắn trước hỏi sau’. Phải dùng lựu đạn và hỏa lực mạnh 'dọn sạch' từng căn phòng trước rồi mới bước vào. Cho nổ tung lối vào thì tốt hơn là đi qua cửa hay leo cửa sổ vào. Đó chính là những bài học xương máu, phải trả bằng giá đắt nhưng không còn cách nào hơn. Cứ như thế từng căn nhà phía trước bị các TQLC của đại đội Charlie, ngày càng trở nên tự tin, triệt hạ và quét sạch.


    Trung sĩ trung đội phó John Mullan thuộc trung đội 1, đại đội Charlie chỉ huy mũi tiến công của tiểu đội hạ sĩ Edward Estes. Trong khi đột kích, lính của Estes đột nhập vào 1 căn nhà đã bị phá hủy và phát hiện 3 phụ nữ và 2 nam thanh niên đang trốn ở trong. Trung sĩ Mullan cố dùng vốn tiếng Việt nghèo nàn để hỏi cung bọn họ nhưng tât cả những gì anh nhận được chỉ là những tiếng kêu “Không biết!” hay “No VC!” mà thôi. Bí quá, Mullan cho 1 lính liên lạc chạy về đại đội bộ báo cáo và vì chẳng thể ở lại quá lâu nên anh để lại đó 1 lính súng trường cùng với 1 quân y, trao cho họ quyền bắn bỏ nếu như mấy người dân này định trốn.


    Đang định rời ngôi nhà, bỗng anh nghe thấy ngoài đường có tiếng nổ lớn rồi tiếng thét gọi “Quân y lên đây!” Anh chạy ra cửa và thấy ngay bên kia đường có 1 cửa hiệu. Bên trong tiệm có nhiều kệ và tủ trưng bày nên Mullan nảy ra ý để sau sẽ đảo qua đó kiếm tí đồ lưu niệm. 1 quả RPG đã nổ ngay cạnh cửa hiệu đúng lúc lính tiểu đội của hạ sĩ Estes đang lục lọi bên trong. 1 TQLC đứng ngoài bị dính chấu, tay và mặt bị mảnh vỡ găm lỗ chỗ. Chắc hẳn cái áo giáp anh ta mặc, bị hư hại nặng nhất, đã cứu sống anh. Trung sĩ Mullan rời chỗ nấp ra kéo người thương binh về. Trong khi đang lúng túng ngoài đường, anh rất lấy làm ngạc nhiên khi thấy bộ đội Bắc Việt không bắn. Từ chỗ cửa hàng anh kéo người bị thương về lại ngôi nhà có mấy tù nhân vì biết ở đó mới có lính cứu thương.


    Tay thương binh đang phát điên phát khùng. Trong khi lính cứu thương đang bang bó thì gã cứ đòi bắn mấy người bị bắt. Nhưng trung sĩ Mullan không cho và cố làm gã bình tĩnh trở lại. Đến khi chắc chắn rằng tay thương binh sẽ không tấn công tù nhân nữa thì anh mới sang lại chỗ cửa hiệu. Quả RPG tuy không làm TQLC trong đó bị sao nhưng cũng khiến cho họ hồn vía lên mây cả.

    Ngôi nhà tiếp theo trên đường tiến của trung sĩ Mullan nằm ở phía sau cửa hiệu. Bộ đội Bắc Việt đã khống chế con đường bằng những hỏa điểm trên các cửa sổ và những mái nhà gần đó. TQLC không có phương tiện gì để phá thủng tường mục tiêu còn các lối vào và cửa sổ thì đều bị phong tỏa. Dù chẳng có cách gì để đột nhập vào nhà nhưng Mullan cũng ko thể lừng khừng vì quân Bắc Việt ở trước mặt đang củng cố tuyến phòng thủ. Phải chiếm được mục tiêu này càng sớm càng tốt.


    Mullan bước đến cửa ra vào của cửa hiệu quan sát mục tiêu lần cuối. Hạ sĩ Edward Estes đứng cạnh anh. Những lính còn lại trong tiểu đội của Estes thì đứng sau tiểu đội trưởng. Mullan hít 1 hơi thở sâu chuẩn bị thổi còi phát lệnh xung phong. Tuy nhiên chưa kịp thổi thì bỗng bùng lên 1 ánh chớp chói lòa.


    Khi trung sĩ John Mullan mở mắt – sau đó nhiều ngày – thì anh đã nằm trên chiếc tàu bệnh viện Sanctuary. Mắt trái đã được khâu lại và băng kín (sau này cứu được), xương hàm gãy cũng đã được cố định, tai trái thì gần như đã mất. Thân bên trái của anh bị găm rất nhiều mảnh vỡ. Với những thương tích như thế nhưng John Mullan vẫn là người may mắn. Hạ sĩ Edward Estes, người đứng cạnh anh, đã bị vụ nổ của quả RPG giết chết.


    Dù bị tổn thất ngày càng nặng, đại đội Charlie, tiểu đoàn 1/5 vẫn tiếp tục tiến lên.


    *

    Tuy bộ độ Bắc Việt đã kháng cự trên tường thành bên sườn trái đại đội Alpha, nhưng đến quá trưa khi đại đội Bravo tái tiến công trên hướng đó thì nó lại không vấp phải sự chống trả nào. Lúc này, sau khi tiến ngót 2 lô nhà, đại đội Bravo chỉ còn phòng tuyến cũ của lính dù VNCH chừng 75m. Sau đó vào lúc 13g30, những chiếc xe tăng M48 đi theo yểm trợ cho đại đội Bravo bỗng trở thành mục tiêu của 1 loạt RPG, và đã bị bắn trúng mấy quả. Trong khi đám xe tăng lùi lại để các tổ lái đánh giá thiệt hại thì đại đội Bravo vẫn giữ nguyên vị trí. Mấy xe tăng chỉ bị thiệt hại nhẹ: 1 chiếc bị vỡ kính ngắm còn chiếc kia thì hỏng điện đài.

    Sau hơn 20 phút trì hoãn, có thêm 2 chiếc xe tăng nữa tới tham gia và đại đội Bravo lại tiếp tục tấn công dưới hỏa lực không mạnh lắm của địch. Chống trả quyết liệt nhất là số bộ đội chốt trên vọng lâu cửa Đông Ba - là tuyến xuất phát của tiểu đoàn 1/5. TQLC dập tắt ổ kháng cự bằng 3 phát LAWW, cùng 4 phát đại bác 90 ly và 200 viên đạn đại liên 50 của xe tăng. Khi thấy đối phương không còn chống cự nữa, đại đội Bravo tổ chức thám thính, lùng sục khu vực phòng tuyến cũ của lính dù VNCH. Dù chẳng hề thương vong nhưng họ không tìm thấy bất cứ lính Bắc Việt nào cả.

    Cũng trong lúc đó đại đội Charlie đã chọc thủng được tuyến phòng thủ phía trước mặt của quân Bắc Việt. Cũng có thể việc này là do quân đối phương bị đại đội Bravo đánh thọc sườn nên đã cẩn thận rút lui. Thế là đến 14g45, các mũi tiến công của 2 đại đội thuộc tiểu đoàn 1/5 đã chiếm lĩnh được 1 chính diện liên tục trên đường Mai Thúc Loan, từ tường Thành Nội tới góc phía Bắc Đại Nội.

    Đến 14g45, sau khi thiếu tá Thompson báo cáo đã chiếm được tuyến xuất phát mấy phút, trung đoàn hạ lệnh cho tiểu đoàn ngừng chiến để chuẩn bị cho trận đánh sáng hôm sau. Khi được hỏi về kế hoạch chi tiết cho trận tiến công diễn ra vào sáng mai, Thompson trả lời nhanh gọn trong vòng có 5 phút. Kế hoạch của ông là sẽ xung phong ngay sau khi trung đoàn cho oanh kích chuẩn bị bằng pháo 155mm, 203mm và máy bay không kích nếu có thể. Thompson cũng yêu cầu trung đoàn cấp cho tiểu đoàn mình hơi ngạt CS.
  9. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Thời gian buổi chiều còn lại, tiểu đoàn 1/5 gia cố vị trí của mình trên đường Mai Thúc Loan và tung các toán trinh sát về phía tây nam tìm vị trí các đơn vị quân bạn được cho là đang hoạt động trên hướng đó.

    *

    Sáng sớm ngày 13/2 sau gần 2 tuần sống bằng gạo và nước mưa, gia đình Than-Trong nghe thấy tiếng súng nổ ran ở ngay phía đông sông Phủ Cam. Lúc đầu đám phụ nữ lo rằng đó có thể là quân Giải Phóng tàn sát thường dân nhưng mấy người anh sĩ quan của Tuy-Cam, vẫn đang trốn trên gác mái, nhắn xuống đấy là lính VNCH bên kia sông.

    Suốt thời gian còn lại của buổi sáng, hỏa lực pháo binh vẫm ầm ì xa xa đột nhiên gia tăng cường độ và ngàng càng tiến sát. Bầu trời thì đầy máy bay chiến đấu đang gầm rú. Cuối cùng thì 1 quả pháo hay đạn cối đã phá tan nhà bếp cùng 1 phòng ngủ. Dù vụ nổ không làm ai bị thương, Tuy-Cam cũng bảo các anh nên rời chỗ nấp chênh vênh kia mà xuống hầm trú ẩn chung với gia đình.

    An, anh lớn của Tuy-Cam nói với gia đình lúc đó đang co rúm lại vì sợ là họ sắp được cứu thoát. Cứ mỗi khi quân Mỹ và VNCH pháo kích mạnh vào chỗ nào thì có nghĩa là họ sẽ đánh vào nơi đó. Nếu nhà Than-Trong cứ ở yên chỗ cũ thì khả năng họ bị pháo binh quân 'mình' giết chỉ phụ thuộc vào may rủi. Dù An và người em học viên sĩ quan không quân tên Long rất có thể bị quân Giải Phóng bắt trên đường, nhưng họ vẫn khuyên gia đình nên rời nhà và cố chạy tới phòng tuyến quân Mỹ. Đúng lúc đó 1 quả đạn pháo nữa rót trúng ngôi nhà khiến nó hư hại nặng. Thấy vậy chẳng ai còn bàn cãi gì nữa và cả nhà quyết định liều vượt quãng đường dài 5,5km đến biệt thự của ông nội Tuy-Cam.

    Do cả gia đình cứ ru rú trong nhà suốt nhiều ngày nay nên vừa từ nhà đi ra mọi người rất ngạc nhiên khi thấy đường phố đông nghẹt dân tị nạn. Gia đình Than-Trong bị đám đông cuốn đi. Dường như nếu mọi người cứ đi trên đường cái thì quân Giải Phóng trong khu vực sẽ để yên ko ngăn cản. Pháo binh Mỹ và VNCH đang bắn cấp tập vào khu vực, 1 số quả đạn đã rơi trúng đám đông. Chẳng có nơi nào để trốn và cũng không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc đi tiếp.

    Giòng người cuốn gia đình Than-Trong chạy men theo bờ nam sông Phủ Cam. Rốt cục, bộ đội dẫn họ cùng với nhiều người khác chạy đến 1 ngôi chùa trên đường. Hóa ra quân Bắc Việt đã thiết lập bộ chỉ huy tại đó.

    Trong ngôi chùa đông nghịt người tị nạn, Tuy-Cam được 1 nhà sư quen biết với gia đình che giấu. Vị sư biết rằng cô có nguy bị hàng xóm tố giác do đang làm việc trong sở Mỹ ở Đà Nẵng.

    Đến cuối buổi chiều thì cả nhà quyết định là thà chết ở nhà còn hơn chết ngoài đường ngoài chợ giữa những kẻ xa lạ. Nhưng sau khi ra khỏi chùa 1 quãng thì họ gặp lính VNCH.

    Hòa cùng hàng trăm người tị nạn khác, cả nhà chạy xuống 1 con đường lớn. Tuy-Cam nhìn thấy đâu đâu cũng có cây đổ, nhà sập, xe cháy và xác người chết. Ở trung tâm tị nạn đầu tiên tại 1 trường học, người đông quá không có chỗ ngả lưng nên cả nhà phải đi tìm chỗ khác. Phải qua đến nơi thứ 3 thì họ mới tìm được chỗ trú.

    Gần hết đêm thì Cao Viet Chuong (?), người tớ trai được bạn bè cho biết họ có nhìn thấyJim Bullington vào ngày 8/2 khi anh đã rời nhà của mấy vị linh mục. Tin này sau đó được 1 người bạn của Tuy-Cam làm trong Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Huế, nơi Bullington công tác hồi trước, xác nhận.

    Mất cả đêm Jim Bullington mới biết Tuy-Cam đã vượt qua thử thách và còn sống. Dù sếp của anh từ chối không cho bay từ Đà Nẵng ra Huế, Bullington vẫn thu xếp bay ra bằng trực thăng của Lục quân Mỹ. Anh ra tới nơi chiều ngày 14/2 ngay tại bãi đáp gần Tòa Hành Chánh tỉnh. Nhờ người đồng nghiệp cũ mà Tuy-Cam đã được đưa tới chờ anh ngay tại bãi đỗ trực thăng. Tuy-Cam nhìn thấy Jim trước khi anh nhận ra cô.

    Ngày 16/3/1968, Jim Bullington cùng Tuy-Cam tổ chức kết hôn tại Đà Nẵng. Mấy ngày sau, khi Bullington kết thúc thời gian làm việc, họ đã bay về Mỹ.
  10. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Chương 30



    Tình thế mà hiện quân lực VNCH và các đơn vị TQLC Mỹ phải đối mặt trong Thành Nội chả giống gì với tình hình mà các tiểu đoàn 2/5 và tiểu đoàn 1/1 từng gặp bên Hữu ngạn sông Hương hết. Khác biệt lớn nhất ở đây là không gian chật hẹp của chiến trường. Các tiểu đoàn của Cheatham và Gravel vẫn còn nhiều chỗ để mà vận động, nhưng với các đơn vị trong Thành Nội thì điều này bị giới hạn bởi rất nhiều công trình kiến trúc chẳng thể nào vượt qua hay đi vòng nổi. Vĩ đại nhất và cũng gây nhiều khó khăn nhất chính là bức tường Thành Nội. Có nhiều đoạn tường dày đến 75m với chi chít những ngóc ngách cùng hầm chiến đấu do quân Nhật đào hồi cuối Đệ Nhị Thế chiến. đại đội Alpha, tiểu đoàn 1/5 vừa được học về điều này ngay từ đầu: tường thành có vị trí khống chế đối với địa hình trong Thành Nội và nó cũng chính là chiến trường chủ yếu.


    1 yếu tố khác bó tay bó chân các đơn vị Mỹ và VNCH là Đại Nội. Hoàng thành trong lòng Kinh Thành. Vì nhiều lý do về văn hóa và chính trị mà Đại Nội được coi là nơi bất khả xâm phạm. Dù Quân Giải Phóng có từ trên tường Đại Nội bắn xuống cũng chỉ được phép đáp trả bằng vũ khí hạng nhẹ. Thêm nữa Đại Nội lại nằm gần như chính giữa nửa đông nam Thành Nội; chia cắt các đơn vị tấn công làm 2 phần khiến họ không thể hỗ trợ lẫn nhau. Trong thực tế thì ở nửa đông nam Thành Nội đã trở thành 2 chiến trường biệt lập và bị những bức tường thành cao 2 bên sườn khống chế.


    Thoạt đầu phe tấn công còn bị thêm 1 hạn chế quái ác nữa. Dù Mỹ đã có sẵn các dàn pháo của tàu hải quân ngoài biển, pháo đội 105mm của VNCH ở Tứ Hạ cùng các trận địa pháo 105 ly, 155 ly, 175 ly và 203 ly của TQLC Mỹ ở hướng nam. Nhưng để bắn các mục tiêu trong thành Nội Huế thì nòng pháo sẽ phải rót đạn từ trước mặt bộ binh mà mình đang yểm trợ. Những ai từng tham chiến đều biết khả năng pháo bắn “vọt qua” mục tiêu là rất dễ dàng. Với 1 kịch bản lý tưởng thì pháo binh sẽ khai hỏa từ phía sau quân lính mà chúng yểm trợ. Trong trường hợp thứ nhì thì pháo sẽ bắn ngang qua trước mặt quân bạn giống như khi các trận địa pháo ở phía nam yểm trợ cho đòn tấn công về hướng tây nam của tiểu đoàn 2/5. Không gian chật hẹp của trận đánh trong Thành Nội cùng thực tế là hầu hết pháo chi viện đều phải bắn về phía chính diện quân mình đã tạo nên 1 tâm lý ngán ngại khi dùng pháo binh đánh vào Thành Nội. Dù các chuyên gia pháo thuật có đủ kỹ năng để đối phó với những thách thức trên thì cũng chẳng ai muốn đặt mạng sống của bộ binh trước màn phô diễn kỹ thuật kiểu ấy hết.


    Việc đã có thể thực hiện không yểm mang lại sự khác biệt to lớn vì nó có thể thay cho những chỗ pháo binh đã bó tay. Nhưng không yểm cũng còn rất hạn chế do điều kiện bay quá nguy hiểm. Trần mây thấp và chiến trường quá ‘nóng’ khiến cho quan sát viên trên những máy bay chỉ điểm mục tiêu mỏng manh, bay chậm bị hỏa lực mạnh mẽ của súng cá nhân uy hiếp. Tất nhiên, radar trên các máy bay chiến đấu phản lực đều có thể giúp ném bom xuyên mây nhưng nó không thể đạt được độ chính xác cần thiết. Có rất đông máy bay phản lực của Mỹ cùng khu trục cơ Skyraider của Không quân VNCH đanh bao vùng bên trên và quanh Huế nhưng chúng chỉ được sử dụng nếu phi công nhìn rõ nơi định oanh kích và khi có được cự ly hợp lý giữa mục tiêu với quân bạn.


    *


    Dù không được chi viện đầy đủ, tiểu đoàn 1/5 vẫn xuất kích vào 8g sáng ngày 14/2. Đi bên phải tiểu đoàn, cách xa tường thành là đại đội Charlie của thiếu úy Scott Nelson. Đơn vị anh chỉ gặp phải sự kháng cự nhẹ và đã nhanh chóng tiến lên được 100m. Nhưng bên cánh trái tiểu đoàn, phía tường thành, đại đội Bravo của đại úy Fern Jennings thì lại tiến rất chậm. Số bộ đội Bắc Việt bám theo lính dù VNCH rút sáng hôm trước nay đã quay trở lại và dùng cả đêm để xây lại công sự quanh cửa Đông Ba. Địch kiên quyết cố thủ. Hỏa lực mạnh nhất là từ trên vọng lâu cửa Đông Ba, nơi mà quân của Jennings chưa chiếm hẳn chiều hôm trước. Bộ đội Bắc Việt trên vọng lâu hoàn toàn khống chế được 2 lô nhà gần tường thành và đại đội TQLC không thể địch nổi thứ hỏa lực chính xác và dữ dội đến thế. TQLC và lính Bắc Việt dưới đường bám nhau rất sát nên không thể tận dụng hiệu quả hỏa lực chi viện bao gồm xe tăng và súng không giật 106 ly được do chúng được bố trí song song trên đường Mai Thúc Loan.


    Cách giải quyết duy nhất cho trận đánh lộn xà quần giữa bộ binh với bộ binh là tiểu đoàn 1/5 chủ động rút lui để sử dụng hỏa lực chi viện với số lượng lớn. Được sự chấp thuận của trung đoàn, thiếu tá Bob Thompson cùng thiếu tá Len Wunderlich bắt đầu cho quân thoát ra khỏi trận đánh trên đường Mai Thúc Loan. Kế hoạch dùng pháo binh và pháo hạm oanh kích không thể được bắt đầu khi quân bạn chưa thoát ra hết khỏi khu vực và quá trình này kéo dài cho tới tận chiều.


    Do trận oanh kích mở đầu quá muộn nên các vị chỉ huy quyết định cho nó tiếp tục suốt đêm. Đến cuối buổi chiều thì mây cũng tan bớt cho phép 1 số phản lực cơ chiến đấu của Không quân và TQLC Mỹ sà xuống cắt bom và phóng rocket vào các vị trí cùa quân Bắc Việt dọc theo tường thành đông bắc. Không yểm tuy có kết quả nhưng cũng chỉ có hạn. Trong khi trận oanh tạc tiếp diễn thì tiểu đoàn 1/5 tiến hành xốc lại đội hình, củng cố vị trí hiện tại để nghỉ đêm.


    Đến cuối chiều hôm ấy, đại đội Delta, tiểu đoàn 1/5 của đại úy Myron Harrington đã tập kết tại bến tàu LCU để di chuyển theo đường sông sang Thành Nội. Ngay từ đầu đã gặp phải rắc rối. Những chiếc LCU lèn chặt xe tải chở hàng tiếp tế, đạn dược và đồ trang bị đến nỗi chẳng thấy còn chỗ nào trống cho lính của Harrington nữa. Tuy nhiên chẳng biết làm thế nào mà đến khi những chiếc LCU nhổ neo thì Harrington cũng tìm được chỗ cho ban chỉ huy đại đội cùng 1 tiểu đội súng trường.

Chia sẻ trang này