1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CHIẾN TRANH ĐƯỜNG PHỐ_trận Huế Tết Mậu thân 1968 từ góc nhìn phía Mỹ

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 16/01/2017.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Đi được nửa đường thì mấy chiếc LCU vượt qua rìa đông 1 hòn đảo dài và hẹp. (cồn Hến. ND). Những chuyến tàu trước khi đi qua cồn này chưa bao giờ bị tấn công, nhưng đến lần này thì lính bắn tỉa địch đã nổ súng. 1 TQLC đã bị thương trước khi tàu ra khỏi tầm đạn. Thiệt hại như vậy được coi là nhẹ. Thế nhưng do ngại lính bắn tỉa địch nên viên chỉ huy tàu LCU từ chối không chịu quay về bến để chở nốt số quân còn lại của đại đội Delta.


    Dù phần lớn đại đội Delta, tiểu đoàn 1/5 vẫn còn kẹt lại bên Hữu Ngạn, đơn vị vẫn được giao nhiệm vụ dẫn đầu cuộc tấn công lúc bình minh lên vọng lâu cửa Đông Ba. Ai cũng đinh ninh là số quân còn lại của đại đội Delta sẽ sang kịp.


    Đến cuối buổi chiều, do phản ứng dữ dội của tiểu đoàn 1/5 mà trung đoàn 1 TQLC mới thu xếp chuyển số quân còn lại của đại đội Delta bằng 1 đội gồm 3 chiếc giang thuyền tuần tiễu (motorized patrol junks) của Hải quân VNCH. Lực lượng chính của đại đội Delta đến 17g hơn thì sang đến nơi, đúng vào lúc máy bay phản lực F-4 Phantom của TQLC Mỹ tới ném bom hơi ngạt CS xuống các vị trí quân Bắc Việt trong Thành Nội. Thật không may, đúng vào những phút cuối cùng thì gió bỗng đổi hướng thổi hơi ngạt về phía các giang thuyền. Do lính đại đội Delta đều đã bỏ mặt nạ phòng độc từ lâu nên hầu hết 100 quân của đơn vị đều trúng độc. Nhiều người phải nhảy xuống sông để tránh hơi cay. Sau khi lên bờ đơn vị còn bị lính bắn tỉa trong các vị trí trên tường thành đông bắn xạ kích nữa.


    Việc chọn đại đội của Harrington dẫn đầu cuộc tấn công ngày 15/2 có vẻ là 1 quyết định chính xác. Dù đại đội Delta ở Huế chỉ có khoảng 100 quân - 1 trung đội 20 lính đã bị cấp trên lấy để làm nhiệm vụ hộ tống đoàn xe - nhưng nó vẫn còn nguyên vẹn do không phải tham gia trận đánh hôm 13/2 ở Thành Nội như 3 đại đội kia. đại đội Delta cũng đã có kinh nghiệm chiến đấu ở Huế. Nó từng càn quét trên bờ sông Hương phía tây sông Phủ Cam khi đi phối thuộc cho tiểu đoàn 2/5 của trung tá Ernie Cheatham 2 hôm. Vì thế đại đội Delta, tiểu đoàn 1/5 là đại đội TQLC Mỹ duy nhất ở Huế ra tiền tuyến sau khi được trải qua 1 'khóa' huấn luyện tác chiến đô thị.


    Cuối cùng, từ những trục trặc với các tàu LCU đến việc lực lượng chính của đại đội đến trễ đã khiến đại úy Harrington cùng các sĩ quan dưới quyền và các tiểu đội trưởng không kịp tiến hành trinh sát trước khi cuộc tấn công được phát động.


    Tình hình ở mặt tây bắc Thành Nội, nơi các đơn vị VNCH đang lúng túng trong 1 trận đánh với các chiến sĩ gan góc của Bắc Việt như sau...Các đơn vị thuộc trung đoàn 3; đại đội Hắc Báo; đại đội Quân cụ của sư đoàn 1 VNCH cùng với 2 chi đoàn của thiết đoàn 7 Kỵ binh đã chiến đấu trong thế bế tắc suốt hơn 1 tuần qua cho đến khi chiến đoàn A TQLC VNCH đến. Các đơn vị VNCH không thể tiến quá khu vực lân cận sân bay Tây Lộc, kho Quân cụ và cửa Chánh Tây; tuy nhiên các đơn vị Bắc Việt cũng không xâm nhập được vùng này. Cả 2 bên đều đã thấm đòn nhưng chẳng bên nào giành được thế thượng phong và trận chiến giờ trở thành 1 trận đánh tiêu hao. 2 tiểu đoàn TQLC VNCH mới đến đã làm thay đổi cục diện và đẩy lùi bộ đội Bắc Việt, đặc biệt là ở chính giữa, nơi đại đội Quân Cụ đang bảo vệ kho chứa 1600 khẩu súng trường M16 cùng hàng trăm loại vũ khí khác.


    Trung tá Hoàng Tích Thông, chỉ huy chiến đoàn TQLC VNCH, đã định phát động 1 cuộc tấn công bằng cả 2 tiểu đoàn sang phía đông nam, khoảng giữa tường tây nam Thành Nội và Đại Nội hôm 12/2 ngay khi vừa đến. Thế nhưng tình hình trong khu vực của trung đoàn 3 VNCH quá hỗn loạn khiến cho TQLC VNCH và các đơn vị bạn phải mất đứt 2 ngày mới lập xong tuyến xuất phát. Trong thực tế bộ đội Bắc Việt đã đánh mạnh tiểu đoàn 1, trung đoàn 3 gần cửa Chánh Tây và bao vây, chia cắt được đơn vị này. Đại đội Hắc Báo cùng 1 chi đoàn kỵ binh đã phải đổi hướng để tiến hành đánh phá vây trong suốt 2 ngày.


    Do phải nắn thẳng phòng tuyến và tiến hành các hoạt động giải cứu nên phải đến tối ngày 14/2 thì chiến đoàn TQLC VNCH mới chiếm lĩnh xong vị trí xuất phát. Dù thế thì ở cả trước và sau bọn họ vẫn không lúc nào thấy ngớt quân địch. Chính phủ VNCH cùng quân Mỹ không hề biết rằng Mặt trận Trị - Thiên vừa được chuyển giao 1 số tiểu đoàn bộ binh mới từ Khe Sanh đến. Các đơn vị trên cùng đồ tiếp tế đã lọt qua cửa Hữu vào Thành Nội. Vậy là tướng Trưởng nhận được bao nhiêu quân tăng viện thì quân Bắc Việt cũng tăng theo tương ứng.





    Chương 31






    Trong lúc pháo chuẩn bị đang dập xuống những mục tiêu trên suốt phòng tuyến cũ của tiểu đoàn 1/5 thì các đại đội Charlie và Bravo tạt qua bên phải, còn đại đội Delta tiến ở khoảng giữa sườn trái đại đội Bravo và tường đông bắc Thành Nội. Đúng 8g, khi pháo chuẩn bị thôi bắn, cả 3 đại đội TQLC Mỹ vượt qua khối nhà tiến đến đường Mai Thúc Loan. Dự kiến là các đại đội Charlie và Bravo sẽ nhanh chóng vượt qua đống đổ nát chiếm lại phần đất mà họ phải rút bỏ lúc trước. Đúng như hy vọng, sức chống cự của quân Bắc Việt ở giữa và bên phải là khá yếu. Tuy vậy, đại đội Delta của đại úy Myron Harrington trong khi cố tiếp cận cửa Đông Ba lại lọt vào 1 'tổ ong vò vẽ'.


    Do đại úy Harrington cùng các sĩ quan dưới quyền không được trinh sát mục tiêu trước, nên đại đội Delta phải đánh mò mà chẳng biết tí gì về địa hình cũng như các vị trí quân địch. Viên trung úy trẻ chỉ huy trung đội 2, đại đội Delta tiến công vào ngôi nhà 2 tầng đối diện vọng lâu cửa Đông Ba, vì từ đó sẽ kiểm soát trận đánh tốt hơn. Chỉ trong nháy mắt, người trung úy cùng trung sĩ trung đội phó, lính điện đài cùng 1-2 binh sĩ nữa trong tiểu đội đi đầu đã bị thương vì 1 quả RPG. Cũng tai hại như việc bị mất trung đội trưởng là việc trung đội bị mất chiếc điện đài quí báu. Dù trung đội vẫn đang tiếp tục chiến đấu nhưng đại úy Harrington không tài nào liên lạc 1 cách nhanh chóng với phụ tá trung sĩ trung đội phó (platoon guide), người đang tạm chỉ huy đơn vị.
  2. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Như đại đội Delta đã biết, trong 1 khu vực nhiều nhà cửa với tiếng súng nổ ầm ầm vang dội thì giao tiếp bằng lời là việc bất khả thi. Khi mới qua Thành Nội, đại đội Delta rất tự tin về kinh nghiệm tác chiến đô thị của mình nhưng nếu so trận giáp chiến ác liệt mà họ đang phải đối mặt với 2 ngày chiến đấu cùng tiểu đoàn 2/5 thì 2 ngày đó chỉ là những chuyến dạo mát.


    Sở dĩ các đại đội Bravo và Charlie có thể tiến ra lại đường Mai Thúc Loan chủ yếu là vì quân Bắc Việt đã có ý 'nhường'. Còn lý do đại đội Delta không sao sang được bên kia đường cũng như chiếm được cửa Đông Ba là do bộ đội không muốn từ bỏ lợi thế trên cao của vọng lâu và tường thành quanh đó.


    Lúc 14g, có 1 thay đổi đáng kể đó là đại úy Harrington đổi cách đánh. 1 tiểu đội bộ binh thuộc trung đội 1 đã trèo lên đoạn tường thành cách cửa Đông Ba 150m về phía tây bắc và bắt đầu thận trọng từ trên đó đánh tới. Việc này chẳng hề dễ như tiến trên 1 chiến lũy nhỏ hẹp, mặt thành trên đường đi rộng tới 75m và chỗ nào cũng có công trình xây dựng kiên cố như đường phố phía dưới. (nhà dân xây lấn chiếm trên mặt thành giờ vẫn còn thấy. ND) Tiến quân trên mặt thành cũng chả khác gì đi trên 1 con phố được phòng thủ vậy, thậm chí việc đó còn dễ đoán và lộ liễu hơn.


    Trong khi tiểu đội trên tường thành tiến triển rất chậm vì sự chống trả quyết liệt của địch. TQLC bên sườn phải đại đội Delta, nơi giao tranh có vẻ nhẹ hơn bắt đầu chuyển lựu đạn đang trong tình trạng khan hiếm lên do thấy trên đó nói chúng là loại vũ khí hiệu quả nhất để chiến đấu trên mặt thành tầm bắn hạn chế.


    Trong trận giáp chiến đó, binh nhất Willie Smith đã xuất sắc thể hiện vai trò cá nhân của mình. Trước đó ở Huế Smith đã bị thương nhẹ. Dù vết thương không nặng nhưng đó là bị thương thứ 3 và anh xứng đáng được tặng huân chương quả tim tím để về nhà. Đại úy Harrington nghĩ thương tích này không đến nỗi nghiêm trọng lắm nên quyết định giữ Smith lại đại đội bộ làm chân sai vặt. Ngày 15/2, trong khi Smith đang đeo sát đại đội bộ thì lính trên tường thành bắt đầu gọi xuống xin lựu đạn. Do không phải tham chiến nên anh ra ngoài thu thập lựu đạn rồi mang chúng lên cho các binh sĩ trên mặt thành. Thế rồi sau đó, không cần đợi phải bảo, Smith chuyển lên cho tiểu đội trên ấy tất cả những gì cần thiết như lựu đạn, đạn và pin điện đài. Anh đưa thương binh trên đó xuống rồi lại dẫn quân thay thế lên. Nếu có việc gì cần kíp thì Willie Smith luôn là người thực hiện dù việc đó thường nguy hiểm đến tính mạng. Đại úy Harrington đã viết giấy đề xuất thưởng huân chương sao bạc cho anh. Thế là cuối cùng Smith, người từ chối nhận huân chương quả tim tím thứ 3, lại được vinh thưởng huân chương sao bạc.


    Ở trên mặt thành cũng như dưới đường, tất cả những khẩu bazooka 90 ly có được đều đã được triển khai bắn thẳng về phía vọng lâu cùng các công sự, lô cốt do Nhật xây trên tường thành gần cửa Đông Ba hiện đang do bộ đội Bắc Việt trấn giữ. Cối 60 ly của đại đội Delta cũng đã được điều đến rót đạn vào các hỏa điểm địch. Súng cối bắn từ cự ly gần đến mức nguy hiểm. Phải gan góc lắm những pháo thủ cối 60mm mới dám bắn gần như thế để chi viện cho bộ binh trên tuyến đầu.


    Trung đội xe tăng M48 của trung úy Ron Morrison cũng tỏ ra cực kỳ hiệu quả. Do sự trùng hợp ngẫu nhiên kỳ lạ mà những con đường nhỏ hẹp không có vỉa hè trong Thành Nội có bề ngang chứa vừa vặn 1 chiếc xe tăng M48, chỉ dư có vài inch. Trong khi những xe tăng M48 khác cùng 2 chiếc Ontos chỉ đứng từ xa bắn vào thì trung úy Morrison đã cẩn thận nhích chiếc xe tăng chỉ huy của mình tới phía sau trung đội 1, đại đội Delta và nấp ở 1 chỗ chỉ cách cửa vòm chừng 20 thước; ngay sau ngôi nhà mà đại úy Harrington dùng làm đài quan sát và đóng chỉ huy sở. Rồi người lái xe của Morrison nhanh chóng cho chiếc M48 lao ra đường Mai Thúc Loan. Trong lúc trung úy Morrison bắn khẩu đại liên 50 gắn trong tháp quan trắc nhằm kìm đầu các tổ chống tăng của địch xuống thì tay pháo thủ rê nòng đại bác 90mm chọn mục tiêu rồi nã ngay vào tường thành hoặc vọng lâu. Thỉnh thoảng pháo thủ cũng được đại úy Harrington chỉ dẫn xạ kích qua điện đài. Thoạt đầu Harrington định dùng chiếc điện thoại dã chiến gắn trên tấm chắn xích sau đít xe - đúng theo sách vở - nhưng ngay khi nó ra khỏi giao lộ, đạn nhọn của lính Bắc Việt đã bắn vào xe tới tấp khiến anh đành chọn cách dùng điện đài.


    Xe tăng, súng bazooka và súng cối của quân Mỹ bắn cực kỳ chính xác nhưng bộ đội Bắc Việt cũng quyết tâm cố thủ. Các hỏa điểm bị diệt đều nhanh chóng hồi phục lại.


    *


    Trong khi đại đội Delta, tiểu đoàn 1/5 vẫn đang chật vật tiến theo tường thành thì mũi tiến triển dễ dàng ban sáng của đại đội Charlie đến đầu giờ chiều cũng đã bị súng máy Bắc Việt đặt ở góc bắc Đại Nội chặn đứng. Nếu như ở những chỗ khác thì số địch này sẽ bị pháo binh TQLC, pháo hạm và cối tiểu đoàn 1/5 'hóa' thành tro bụi ngay. Nhưng nhà cầm quyền Hoa Kỳ đã khuyến cáo là không được xâm phạm Đại Nội. đại đội Charlie chỉ được phép dùng súng M16 và M60 bắn trả. Những đơn vị duy nhất được phép ném bom, bắn pháo vào Đại Nội là quân VNCH. Trong khi pháo đội 105mm của lục quân VNCH ở phía bắc Huế đang bận làm nhiệm vụ khác thì cối 81mm và pháo 105 ly của chiến đoàn TQLC VN cũng kẹt vì phải yểm trợ nó tấn công các mục tiêu. Vậy là trong ngắn hạn sẽ chẳng có gì hỗ trợ đại đội Charlie hết. Khi thấy mũi tiến công của đại đội Charlie bị sa lầy, thiếu tá Bob Thompson lệnh cho đại đội trưởng là trung úy Scott Nelson giữ nguyên vị trí, khép sườn phải lùi lại 100m đễ ngăn quân Bắc Việt xâm nhập. Thiếu tá Thompson còn gửi thêm trung đội 3 của đại đội Delta, vừa ra tới Huế sau 1 thời gian làm nhiệm vụ hộ tống các đoàn xe ở phía nam, tới giúp.


    Khoảng vài trăm mét bên phải của Nelson chẳng hề có đơn vị VNCH nào hết nhưng lại có rất nhiều bộ đội Bắc Việt. Do đó đại đội Charlie tốn hết thời gian còn lại trong ngày để càn quét thiết lập 1 vùng đệm và bố trí trung đội 3 của đại đội Delta vào mấy ngôi nhà bên sườn phải.
  3. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Ở khu vực giữa tiểu đoàn, đại đội Bravo của đại úy Fern Jennings tuy sớm ra tới đường Mai Thúc Loan nhưng cũng phải dừng lại vì đại đội Delta bên trái không tiến được còn mũi tiến công của đại đội Charlie bên phải cũng bị chặn đứng. Vậy là đến đầu giờ chiều ngày 15/2 thì cả 3 đại đội đang ở trên hoặc phía sau tuyến xuất phát mà họ từng vượt qua rồi lại phải rút bỏ hôm 13/2.


    *


    Tiểu đội đánh trên mặt thành của đại đội Delta - phải bổ sung quân nhiều lần vì thương vong - đã tới cửa Đông Ba vào khoảng 16g. Lúc này vọng lâu chỉ còn là 1 đống gạch vụn nhưng trong đó vẫn còn những người lính Bắc Việt quyết tâm bảo vệ nó đến cùng.


    Trước khi trận tiến công lâm vào thế bế tắc - đây là khả năng rất có thể xảy ra vì đã gần hết ngày - lần cuối cùng, đại úy Harrington tổ chức 1 trận đột kích chớp nhoáng với mọi binh sĩ có thể huy động. May cho Harrington là vào những phút này đại đội đã được 1 tiểu đội của trung đội 3 vừa mới tới tăng viện. Trung sĩ trung đội phó Robert Thorns, chỉ huy trung đội 3, dẫn đầu số quân này.


    Người trung sĩ đã tổ chức quân tăng viện trong thẩm quyền của mình khi nghe lính đại đội Charlie nói đại đội Delta đang phải chiến đấu dọc theo tường thành. Thorns từng phục vụ trong trung đội của thiếu úy Myron Harrington hồi năm 1962 với cấp bậc hạ sĩ. Anh chỉ mới tới VN được 1 tuần và gia nhập trung đội 3 ở Phú Bài đúng lúc nó bị lấy đi làm nhiệm vụ hộ tống các đoàn xe. Ngày 15/2 là ngày ở Huế đầu tiên của anh và cũng là ngày đầu tiên anh đối mặt với 1 trận đánh. Đại úy Harrington điều Thorns cùng tiểu đội lên tăng cường cho trung đội 1 trên mặt thành.


    Vào lúc 16g30, được yểm trợ bằng 1 đợt 20 quả đạn cối 60mm rót thẳng vào mục tiêu. Trung đội 1 của thiếu úy Jack Imlah từ 1 vị trí phía nam vọng lâu mà quân của anh vừa chiếm được cũng ùa lên tấn công. Trong vòng vài phút, khi trung sĩ trung đội phó Thorns xông được vào vọng lâu từ phía tây bắc thì toàn trung đội Imlah cũng đã đánh chiếm được cổng vòm và cây cầu dẫn vào cửa Đông Ba.


    Tổn thất của tiểu đoàn 1/5 trong ngày 15/2 là 6 chết, 33 TQLC bị thương phải đưa đi sơ tán. Trong các đống gạch vụn, TQLC kéo ra 14 xác quân Giải Phóng cùng 2 khẩu AK-47 và 1 súng trường CKC.


    *


    Ở mặt tây nam chiến trường, các tiểu đoàn 1 và 5 TQLC VNCH đã giải tỏa được khu kho vũ khí của đại đội Quân cụ rồi tổ chức 2 mũi tấn công về phía đông song song với hướng di chuyển của tiểu đoàn 1/5. Tại khu vực này các tiểu đoàn TQLC VNCH đã vấp phải sức kháng cự quyết liệt diễn ra suốt ngày và bị thương vong nặng nề. Tuy vậy, đến cuối ngày họ cũng tiến đến 1 tuyến cách Đại Nội 2 khối nhà. Tuyến này bị chia cắt với phòng tuyến của tiểu đoàn 1/5 bởi 1 'vùng trắng' rộng hàng trăm mét.


    *

    Tiểu đoàn 4 TQLC VNCH đã ra tới Phú Bài chiều ngày 14/2, sau 2 tuần chiến đấu ác liệt ở Sài Gòn. Thiếu tá Bill Eshelman, cố vấn trưởng tiểu đoàn tìm đường tới bộ chỉ huy chiến đoàn X-ray để trình diện chuẩn tướng Foster LaHue. tiểu đoàn 4 có 700 quân chiến đấu, trong đó có 200 là lính mới đến bổ sung cho đơn vị 2 ngày trước để bù đắp cho tổn thất nặng nề mà đơn vị phải chịu tại Sài Gòn. Tuy vậy tiểu đoàn chỉ có vỏn vẹn 2 chiếc xe jeep. Eshelman tin tướng LaHue sẽ xăng sái đáp ứng nhu cầu vận chuyển của đơn vị.

    Dù tình trạng khẩn cấp trên toàn vùng I chiến thuật đã giảm nhiều, nhưng khả năng vận chuyển của TQLC Mỹ vẫn bị quá tải. Mất nguyên ngày 15/2 chỉ để dồn đủ xe tải chở tiểu đoàn TQLC VNCH và tới khi đó thì đã quá muộn để rời khỏi Phú Bài.

    Các tư lệnh Mỹ và nam VN hy vọng việc tăng thêm cho chiến đoàn A tiểu đoàn thứ 3 mạnh mẽ sẽ tạo điều kiện để 2 lực lượng TQLC bắt tay nhau tại khu vực trung tâm Thành Nội và cho phép quân trung đoàn 3 VNCH cùng các đơn vị tăng phái rút ra tái củng cố.

    *

    Vào khoảng 4g30 ngày 16/2, quân Bắc Việt dùng cối 82mm và cối 60mm bắn phá vị trí của đại đội Delta, tiểu đoàn 1/5 ở cửa Đông Ba. Các binh sĩ ở đây chưa kịp phản ứng 1 loạt lựu đạn cùng đạn RPG bắn tới khiến 5 TQLC trên vọng lâu phải tháo chạy. Rất nhanh chóng, bộ đội Bắc Việt chiếm lại vọng lâu và từ trên đó bắn xuống đại đội Delta. Đại úy Myron Harrington lập tức huy động tất cả các binh sĩ hiện có để tổ chức phản kích. Trong khi Harrington giương súng lục 0.45 bắn, các TQLC chiếm lại được 1 vị trí bên dưới vọng lâu rồi ném lựu đạn lên số bộ đội đang bắn xuống. Hỏa lực dữ dội của súng chống tăng LAWW, súng phóng lựu M79 cùng súng cá nhân cuối cùng cũng giúp xoay chuyển tình thế. Vọng lâu đã bị tái chiếm, nhưng giao tranh lẻ tẻ vẫn diễn ra tiếp tục quanh cửa Đông Ba cho đến tận chiều tối. Quân Bắc Việt khi rút lui đã để lại 2 xác đồng đội trong vọng lâu. tiểu đoàn 1/5 có 1 TQLC bị giết, 4 bị thương.
  4. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Chương 32



    Bầu trời Huế bình minh ngày 16/2 dường như quang đãng và đẹp hơn. Lần đầu tiên kể từ khi bùng nổ giao tranh, không yểm được xếp trong danh sách hỏa lực chuẩn bị buổi sáng. Cùng với nó còn có tiếng pháo hạm từ biển đông bắn vào và trọng pháo từ phía nam bắn tới. Quân Bắc Việt cũng dùng những gì có trong tay đáp trả. Vào lúc 6g55, bộ đội dùng hỏa lực súng cá nhân và RPG tập kích các đại đội Bravo và đại đội Charlie, tiểu đoàn 1/5. TQLC cũng đáp lại tương xứng cộng thêm đạn cối 81mm nữa. Chẳng biết tổn thất của địch bao nhiêu nhưng có 2 TQLC thiệt mạng, 7 người khác bị thương.

    Tiểu đoàn TQLC Mỹ xuất kích lúc bình minh. đại đội Delta đi phía bên trái là đơn vị đầu tiên vượt sang bên kia đường Mai Thúc Loan. Nó lập tức gặp phải sức kháng cự dữ dội dọc theo tường thành, trong 1 khu vực có lẽ không nằm trong đợt oanh kích lúc rạng sáng.

    Đại úy Myron Harrington buộc phải xốc lại đội hình đại đội đã bị thiệt hại nặng trước khi tái xuất kích lúc 8g sáng. Do Trung đội trưởng trung đội 2 cùng ban chỉ huy và 1-2 tiểu đội trưởng đã bị thương nặng đầu đợt tấn công hôm trước nên trong ngày 15/2, trung đội 2 chỉ được sử dụng 1 cách hạn chế. Đến cuối ngày thì trung đội 3 dưới quyền chỉ huy của trung sĩ trung đội phó Robert Thorns cùng người phụ tá sang đến nơi. Tuy Thorns chỉ mới sang VN, nhưng đại úy Harrington biết đó là 1 chỉ huy 'cứng'; vì thế anh điều Thorns sang nắm quyền chỉ huy trung đội 2, lúc ấy đã phần nào mất tinh thần và đưa người phụ tá trung đội phó trung đội 3 lên nắm đơn vị này. Khi đại đội Delta, tiểu đoàn 1/5 bước vào trận tấn công ngày 16/2, thì trung đội 2 của trung sĩ Thoms sẽ thay thế cho trung đội 1 của thiếu úy Jack Imlah tiến men theo tường thành.

    Vào đầu cuộc tấn công, Thorns kéo binh nhất Jim Walsh qua bên, anh này đang là tổ trưởng 1 tổ đại liên M60. Thorns bảo mình nhìn thấy 1 lính bắn tỉa địch trên cửa sổ tầng 2 nhà bên kia đường và muốn Walsh giúp trừ khử mối họa. 2 người tách ra khỏi trung đội và trèo lên căn gác mái nằm phía đối diện và cao hơn vị trí tay bắn tỉa tí chút. Trên đó rất kín đáo và người lính bắn tỉa đối phương không thể nào phát hiện. Được Thoms hướng dẫn, Walsh bắn đạn M60 phá 1 lỗ hổng to trên mái nhà. Sau đó Thorns và Walsh leo ra ngoài xả đạn hạ sát tay bắn tỉa địch. Tin trung sĩ Thoms đích thân tham gia cuộc 'phiêu lưu' đã lan khắp trung đội 2, khiến 'chỗ đứng' của anh trong cương vị trung đội trưởng trở nên vững chắc. Từ đó trở đi, đám lính phải nhìn anh bằng con mắt thán phục.

    *

    đại đội Bravo, tiểu đoàn 1/5 của đại úy Fern Jennings đi giữa đội hình tiểu đoàn, đã vấp phải sự chống trả rất mãnh liệt. Cuộc oanh kích ban sáng nhằm vào khu vực trước mặt đại đội Bravo tỏ ra không hiệu quả trong khi bộ đội Bắc Việt cố thủ trong 1 mạng lưới hầm, hố, lô cốt thiết lập trong đám nhà cửa đổ nát. Chẳng có cách nào dễ dàng để tiến vào khu vực hoang tàn này hết.

    Xa về bên phải, đại đội Charlie dưới quyền trung úy Scott Nelson 1 lần nữa chỉ gặp sự chống cự nhẹ và đã tiến sâu được vào khu vực của đối phương. Nhưng nó phải hãm đà tiến lại để đợi 2 đại đội bên cánh trái. Thêm nữa đại đội Charlie còn chịu trách nhiệm bảo vệ sườn bên phải đang bị hở của tiểu đoàn. Khi mức độ giao tranh trong khu vực của đại đội Bravo cạnh đó gia tăng, thì đại đội Charlie cũng phải chuyển 1 số quân sang giữa để hỗ trợ.

    Trong thời gian chiến đấu cuối buổi sáng, 1 trung đội của đại đội Charlie, tiểu đoàn 1/5 đã lọt vào ổ phục kích của bộ đội Bắc Việt khi nó băng qua chỗ trống sang chiếm 1 ngôi nhà lớn. 1 TQLC bị giết, 4 người khác bị thương. Số quân còn lại của trung đội bị kìm chặt. Nhận thấy tình thế nguy cấp, hạ sĩ nhất Paul Cheatwood - quỳ tại 1 vị trí duy nhất có thể bắn trả địch - bình tĩnh, bắn chính xác ghìm đầu đối phương xuống trong khi người lính cứu thương bò lên chỉ huy công tác di tản thương binh. Khi 2 TQLC bị thương được đem về thì hỏa lực địch bỗng dịu bớt, vì thế hạ sĩ nhất Cheatwood liền tiến lên giúp đem số thương binh còn lại về. Tuy nhiên chưa xong việc thì lính Bắc Việt lại bắn. Cheatwood lại ghìm đầu địch xuống rồi bò lên trước cố cứu thương binh. Ngay khi người lính cứu thương tới thì Cheatwood liền vận động sang bên sườn vị trí địch và ném vào trong nhà mấy quả lựu đạn. Tiếng súng của quân Bắc Việt đã im hẳn. Cuộc lục soát ngôi nhà sau đó đã tìm thấy 2 xác địch.

    Khoảng giữa buổi sáng, hạ sĩ Tom Zwetow, chỉ huy 1 tổ đại liên thuộc trung đội 2 của trung sĩ trung đội phó Robert Thoms, đại đội Delta đứng hơi sát cửa sổ tầng trệt ngôi nhà trung đội anh đang tảo thanh. Khi bóng Zwetow vừa hiện ra bên cửa sổ thì 1 lính bắn tỉa Bắc Việt đang rình sẵn chờ cơ hội liền nổ súng. Binh nhất Jim Walsh chứng kiến phát đạn trúng ngay giữa xương bả vai và quật Zwetow ngã xuống sàn. Walsh chắc mẩm Zwetow sẽ không thể nào qua khỏi.

    "Quân y đâu!" TQLC xung quanh Zwetow kêu ầm lên và tất cả bắt đầu tìm cách làm sao để kéo người lính đang nằm bất động tới nơi an toàn mà không để mình trở thành mục tiêu của kẻ bắn tỉa.
  5. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Jim Walsh suy sụp tinh thần. Tom Zwetow là tay TQLC duy nhất mà anh chơi thân ở VN. Cứ mỗi khi tiểu đội phải chiến đấu thì người đầu tiên mà Jim Walsh mong nhìn thấy nhất là Zwetow. Nếu như Tết không 'tóm' lấy tiểu đoàn 1/5 thì giờ này có lẽ Walsh và Zwetow đã sang Tokyo nghỉ xả hơi rồi. Giờ đây 1 viên đạn trong Thành Nội Huế đã quật ngã Tom Zwetow. Anh đang nằm bất động và có vẻ cầm chắc cái chết.

    Nhưng rồi Tom Zwetow bắt đầu nói gì đó. Anh đã từ cõi chết trở về và bắt đầu nói. Đúng là như thế. 2 TQLC rướn người vào khu vực nguy hiểm nắm lấy cổ chân Zwetow rồi ngả người ra sau kéo anh ra khỏi đường đạn. Họ khám khắp người anh tìm thương tích nhưng không thấy máu. Rõ ràng Zwetow kêu đau nhưng chẳng thấy vết thương đâu cả. 1 viên đạn CKC đúng là đã bắn trúng lưng anh nhưng nó không xuyên qua nổi lớp áo giáp chống đạn.

    *

    Đến trưa, 1 toán lính thuộc trung đội 3, đại đội Alpha, tiểu đoàn 1/5 đang đi thám sát 'vùng trắng' phía tây bắc Đại Nội thì bị 1 loạt 7 trái RPG bắn tới. 1 TQLC bị thương nhưng các đồng đội khác đã bắn trả dữ dội và bắn 4 phát LAWW vào chỗ được cho là vị trí địch. Không xác định được thiệt hại nhưng sau đó toán tuần thám lại bị hỏa lực súng cá nhân địch ghìm chặt sau 1 bức tường gạch.

    Do những sự cố và tổn thất nặng nề phải gánh chịu trong ngày 14/2 - nhất là đối với các tiểu đội trưởng có uy tín, nhiều kinh nghiệm - đại đội Alpha, tiểu đoàn 1/5 bị mất sức chiến đấu. Họ cần phải gạt hết đau buồn để trở lại thành 1 đơn vị tác chiến hiệu quả. Chẳng viên trung úy trẻ nào còn lại sau ngày ác chiến đầu tiên ở Huế ấy đủ kinh nghiệm hay sự quyết đoán để vực cái đại đội đang mất tinh thần dậy. 1 bầu không khí ảm đạm bao trùm đơn vị khi tiểu đoàn trưởng lệnh cho người trung úy trẻ chỉ huy đại đội điều quân tới cứu toán thám sát đang mắc kẹt kia. Anh chẳng thuyết phục được ai tình nguyện lập toán ứng chiến cả.

    May cho đại đội Alpha là đúng vào lúc đó thì có 1 sĩ quan trẻ vóc người to lớn và là 1 chỉ huy 'cứng' suốt nhiều tháng bên đơn vị khác, xuất hiện. Trung úy Pat Polk từng là trung đội trưởng trong đại đội Charlie , tiểu đoàn 1/5 đầu kỳ hạn chiến đấu. Nhưng rồi sau đó anh chuyển sang làm sĩ quan liên lạc cấp cơ sở với lữ doàn 2 TQLC Nam Triều Tiên. (Lữ Rồng Xanh. ND). Polk vừa trở về hậu cứ của tiểu đoàn 1/5 ở Phú Bài phục vụ phần còn lại của kỳ hạn trong cương vị trợ lý sĩ quan hành quân. Sáng hôm đó anh tháp tùng 1 toán hỗn hợp gồm lính bổ sung và thương binh đã hồi phục ra sở chỉ huy tiền phương tiểu đoàn 1. Khi anh cùng số quân trên đến nơi thì cũng là lúc 'sô diễn' phía tây bắc Đại Nội bắt đầu khai diễn.

    Ngay khi trung úy Polk tới trình diện, thiếu tá Bob Thompson liền kéo anh sang 1 bên thuật lại hiện trạng của đại đội Alpha cũng như tình cảnh của toán thám sát. Ông hỏi Polk liệu có muốn chỉ huy 1 đại đội không? Do chỉ còn vài ngày nữa là được về nhà nên Pat Polk hoàn toàn có thể từ chối. Thế nhưng anh lại đồng ý.

    Khi Polk đến chỗ đại đội Alpha, anh cũng thử tìm những lính tình nguyện sẵn lòng đi cứu đồng đội. Chẳng có ai nhúc nhích, nhưng Polk cảm thấy vẫn có 1 số có thể thuyết phục được nếu như mình làm gương. Anh nói cho họ biết mình sẽ cầm đầu toán cứu viện và thế là có được 8 người tình nguyện.

    Toán TQLC xuất phát và tiến được rất nhanh vì không gặp phải sự chống trả nào cả. Họ đến được chỗ 1 ngôi nhà kiên cố nằm cách toán tuần thám bị mắc kẹt 20 thước. Đến đây thì toán cứu binh của Polk lọt vào lưới lửa của trung liên RPD quân Bắc Việt được lính súng trường bảo vệ. Trong số lính tình nguyện của Polk có cả tiền sát viên cối 81mm đại đội và điện đài viên của anh này. Thay vì cố đôi công với hỏa lực địch, mà lúc này càng lúc càng mạnh. Polk gọi cối 81mm. Đạn cối rơi sát rạt 1 cách nguy hiểm - Polk cũng bị dính mấy mảnh nhỏ - nhưng quân Bắc Việt cũng không ngóc đầu lên nổi. Ngay khi lính địch ngừng bắn, quân cứu viện chạy ngay đến chỗ toán tuần thám. Tới lúc đó thì 4 trong số 5 binh sĩ của toán này đã bị thương.

    Polk lại gọi cối 81mm bắn yểm trợ để rút toán tuần thám cùng quân cứu viện ra khỏi vùng nguy hiểm rồi quay về sở chỉ huy đại đội Alpha. Phải mất cả buổi chiều họ mới về đến nơi vì phải thay nhau khiêng 4 thương binh nhưng nhiệm vụ đã hoàn thành mà không phải chịu thêm tổn thất nào nữa.

    Sau khi gương dũng cảm của Pat Polk được lan truyền, thì đại đội Alpha, tiểu đoàn 1/5 bắt đầu gượng đứng dậy. Tuy còn rất đau buồn, ko đủ sức mạnh, dù đã được nhận quân bổ sung, nhưng nó đã lấy lại tinh thần và sẽ sớm ra tiền tuyến cùng với tiểu đoàn.

    *

    Lúc quá trưa, hạ sĩ nhất Paul Cheatwood tình nguyện dẫn 1 toán lính ra ngoài thám sát nhằm xác định và tiêu diệt 1 ổ súng máy của đối phương vẫn thỉnh thoảng bắn sang khi vực đại đội Charlie . Thế nhưng trong quá trình sục sạo các ngôi nhà nghi vấn thì Cheatwood đã mất liên lạc với số lính còn lại của toán. Nhẽ ra Cheatwood nên cố gắng tìm mấy cậu TQLC kia, nhưng anh lại quyết định đi một mình. Khi đi xuyên qua 1 ngôi nhà, anh phát hiện thấy 8 lính Bắc Việt đang ở trong cái sân bên cạnh. Chẳng cần nghĩ ngợi lâu, Cheatwood ném ngay mấy quả lựu đạn vào sân và dùng khẩu súng lục cỡ nòng .45 bắn vào số lính địch đang bất ngờ. Đã có mấy bộ đội Bắc Việt bị thương vong trước khi bọn họ cụm lại bắn trả. Dù bị thương rất đau, Cheatwood vẫn bắn súng, ném lựu đạn cho đến khi quét sạch số địch sống sót. Sau đó anh được đưa về trạm sơ cứu tiểu đoàn để băng bó và đi tản sơ tán. Hành động mà hạ sĩ nhất Paul Cheatwood thể hiện trong ngày 16/2 đã đem lại cho anh huân chương chữ thập Hải quân. Đây là chiếc huân chương chữ thập Hải quân duy nhất mà lính tiểu đoàn 1/5 được trao tặng trong chiến trận tại Huế.
  6. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    *

    Binh nhất Jim Walsh đang nghỉ trong 1 ngôi nhà. Anh đứng trong căn phòng trên tầng 2 có cửa sổ nhìn sang con đường cặp bên hông nhà. Nhưng anh đã lầm khi nghĩ rằng không ai nhìn thấy mình. Nòng khẩu M16 của anh thò ra ngoài cửa sổ chỉ chừng vài cm. 1 lính bắn tỉa Bắc Việt đang rình sẵn bên kia đường đã nhìn thấy nòng súng và bắn 1 phát CKC xuyên qua bức tường cạnh cửa sổ, đẩy Walsh ngã nhào.

    Jim Walsh không thở được, cái gì nhìn cũng thấy lờ mờ. Thoạt đầu anh nghĩ đã bị đạn bắn trúng ngực, nhưng không phải vậy. Viên đạn chỉ xuyên thủng quả lựu đạn khí cay CS đang móc lủng lẳng trên áo giáp của anh. Tuy cảm thấy đau ở ngực nhưng việc bị ngạt và mù dở là do bột khí CS tung ra gây nên.

    Walsh kêu cứu ầm lên, các bạn đưa anh ra ngoài chỗ thoáng bên phía tường an toàn của ngôi nhà. Họ dùng nước uống rửa mắt cho anh và cố gắng lau bớt càng nhiều bột CS ra càng tốt. Khi Walsh đã nhìn lại được, anh lần mò khắp người cho chắc ăn là mình vẫn nguyên vẹn. Không bị sao cả nhưng 2 trong số 3 trái đạn M79 anh mang giúp tay lính mang súng phóng lựu của tiểu đội đã bị viên đạn kia làm trầy. Hết sức cẩn thận anh nâng dây đeo đạn qua đầu rồi khẽ đặt nó xuống và tránh ra xa. Sau đó anh cởi áo giáp chống đạn để kiểm tra. Viên đạn bay sượt qua ngực áo, ngang chỗ tim rồi chuyển hướng khi va phải tấm giáp lót trong, xuyên qua trái lựu đạn CS và gây trầy mấy quả M79. Khi nhận ra sự việc Walsh mới biết là mình vừa hút chết.

    Nhưng quá trình chiến đấu của Walsh trong Thành Nội còn lâu mới kết thúc. Tiểu đội của anh đã tiến xuống đến cuối lô nhà ở phía nam đường Mai Thúc Loan mà vẫn còn nguyên vẹn, tuy nhiên vẫn còn nhiều khu vực cần phải chiếm nữa và còn khối thì giờ để mà nỗ lực.

    Khi trung đội 2 đại đội Delta, tiểu đoàn 1/5 dừng lại để tái tổ chức, thì trung sĩ trung đội phó Robert Thorns về đến sau khi cùng đại úy Harrington bàn bạc. Giờ đã đến lượt trung đội 2 lên tấn công trên mặt thành.

    Thorns dẫn tiểu đội Jim Walsh leo qua 1 đống gạch vụn lên mặt thành. Họ chiếm được 25 mét đầu tiên mà không phải giao chiến. Thế rồi bộ đội Bắc Việt phát giác và hỏa ngục lập tức ụp xuống.

    Jim Walsh nằm dán xuống đống gạch vụn, gần chỗ mấy người lính dẫn đầu của tiểu đội. Trung sĩ Thorns nằm ngay bên cạnh. Số quân còn lại trong tiểu đội thì dạt qua phải cố hết sức bình sinh đào lỗ rúc vào trong đống xà bần. Walsh nghe tiếng đạn bay viu víu trên đầu. Quang cảnh thật đẹp mắt với những viên đạn vạch đường đỏ lừ của M16 và M60 đan nhằng nhịt với vệt đạn xanh lét của AK-47 và RPD. Từ lúc sang VN đến giờ thì đây là lần Walsh hãi nhất khi thấy những đường đạn xanh được bắn ra từ khắp mọi hướng.

    Trong 1 lúc tạm lắng, Walsh thấy lính Bắc Việt chui xuống nấp trong đống đổ nát cách anh chưa đầy chục thước. Anh thấy rõ cái chóp cong cong của mũ cối quân địch lẫn trong mấy khối tường vỡ. Đám TQLC phía sau Walsh lập tức ném lựu đạn về phía đối phương. Thoạt đầu lính Bắc Việt 'sành sỏi' nhặt lựu đạn M26 ném trả lại khiến chúng nổ tung ở bên phía TQLC. Nhưng sau đó lính Mỹ 'bắt bài' được nên giữ lựu đạn trong tay lâu hơn rồi mới ném sang. Thấy vậy bộ đội liền đáp trả bằng 1 cơn mưa lựu đạn chày. Mấy quả lựu đạn 'yếu xìu' do Trung Quốc sản xuất nổ cùng lúc hất Jim Walsh văng lên không trung làm anh bị choáng mất 1 lúc. Khi ngoái lại xem những người còn lại ra sao, anh thấy nhiều TQLC bị sức nổ làm chảy máu tai, máu mũi. Giờ thì cả tiểu đội đều đã bị mảnh lựu đạn và mảnh gạch vỡ làm bị thương.

    Như miêu tả của Walsh sau này thì : "Việc ghìm chặt chúng tôi được Quân Bắc Việt thực hiện rất chỉn chu, nghiêm túc". Khi thấy rõ như thế trung sĩ Thorns quay qua bảo Walsh leo hẳn lên đỉnh cái ụ đang nấp để bắn xuống vị trí địch.

    Khom mình hết cỡ, Walsh bắt đầu quờ quạng leo lên đống gạch đá lổng chổng thì bỗng thấy chân phải không còn điều khiển được nữa. Anh mất thăng bằng ngã lăn lông lốc xuống dưới.

    Lúc đầu Walsh không hề thấy đau. Phải mất mấy giây anh mới nhận ra rằng mình đã bị bắn. Nằm dưới chân đống gạch, cơn đau bắt đầu bùng phát. Do đã thấy nhiều thương binh bị sốc khi lần đầu nhìn thấy vết thương của mình, nên Walsh ngoảnh mặt đi hy vọng các bạn sẽ mang mình ra khỏi tuyến lửa. Dù đang nằm đè lên cái chân bị thương - nó đã ngoặt ra sau lưng - nhưng anh không cho phép mình sờ vào nó. Anh cứ nằm yên. Bất ngờ thay, cơ đau bỗng tan biến chỉ còn lại cảm giác mụ mị, tê dại.

    Trung sĩ Thorns nhìn rõ lúc Walsh bị đạn bắn trúng ngay phía trên đầu gối chân phải. Anh biết chân Walsh gãy mất rồi. Khi hỏi liệu có đau lắm không thì thấy Walsh bảo rằng miễn là đừng nhìn vào vết thương thì mình vẫn ổn. Thorns gật đầu bảo cứ nằm yên đó rồi sẽ tìm cách đưa Walsh ra sớm nhất.

    Hôm nay Walsh đã 1 lần hút chết và giờ thì dính đạn. Anh cảm thấy nếu cứ tiếp tục thế này, thì có khi còn bị bắn nữa và chắc sẽ tệ hơn. Cứ mỗi giây qua đi, cảm giác u ám, suy sụp càng nặng nề. Tay anh quờ quạng trong đám gạch vụn cố trở về với thực tại. Anh rút trong túi áo ra 1 điếu thuốc, châm lửa rồi bắt đầu lấy đạn chứa trong bao đựng đạn ra nạp vào mấy băng M16 rỗng để cố quên đi nỗi sợ hãi.

    Chốc chốc anh lại nghe thấy tiếng gọi: "Quân y lên đây!" nhưng tiểu đội rõ ràng đã bị chia cắt. Chẳng có cách chi đưa được lính cứu thương hay quân tiếp viện lên cứu.
    caonam_vOz, gaume1, tonkin20075 người khác thích bài này.
  7. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Nhiều giờ trôi qua, các binh sĩ đã gần hết đạn. Bên phía Bắc Việt dường như cũng vậy. Dù vẫn bắn nhau, nhưng cường độ đã giảm và thỉnh thoảng mới thấy bắn.

    Khẩu M16 của trung sĩ Thorns bị hóc, do đó Jim Walsh đổi súng của mình cho trung đội trưởng rồi hì hục sửa khẩu súng. Lúc đang sửa, Walsh thấy 1 người có vẻ là người châu Á thoắt ẩn thoắt hiện trong tầm nhìn. Hóa ra anh đó chính là Kyoichi Sawada, phóng viên ảnh của Thông tấn Xã Hoa Kỳ, đang định chụp ảnh. (sau này Walsh thấy hình mình trên tạp chí Life)

    Cuối cùng cũng có 1 lính cứu thương và 1 binh sĩ nữa lên được trên mặt thành. Lợi dụng lúc tạm lắng họ nhào đến đống gạch vụn tới chỗ Jim Walsh. Lập tức 1 người đỡ dưới nách trong khi người kia đỡ lấy 2 chân anh. Tất cả những người khác đều nổ súng về phía quân địch. Trong khi xuống khỏi mặt thành cái chân gãy làm Walsh rất đau đớn. Nhưng rồi anh cũng tới được chỗ an toàn và có thể từ đó chuyển về tuyến sau. Sau khi kiểm tra người lính quân y cho Walsh hay anh vừa kiếm được 1 'vết thương trị giá triệu đô', tức là vé về nhà ngay tắp lự. Walsh nghe tin này với 1 cảm xúc buồn vui lẫn lộn. Về nhà thì thích rồi, nhưng anh thật lòng cũng chẳng muốn rời tiểu đội đúng lúc trận chiến đang căng như thế.

    Người lính quân y làm sạch vết thương, băng bó rồi tiêm 1 mũi morphine cho Walsh. Morphine làm anh thiếp đi ngay. Anh tỉnh lại - sau đó chỉ 1 phút - là vì quân Bắc Việt muốn dùng cối 'kết liễu' anh luôn. Thật ra, địch đang bắn chuẩn bị cho đợt tấn công nhằm vào trung sĩ Thorns cùng số lính còn lại trong tiểu đội.

    Có người mang cáng đến và Walsh được khiêng về phía sau, cái cáng xóc dựng giữa những loạt đạn cối. Trên mặt thành, các TQLC đang chiến đấu một mất một còn chống lại 1 đợt tấn công trực diện nhằm quét sạch bọn họ.

    Đêm đó, binh nhất Jim Walsh được máy bay đưa về Phú Bài. 2 tuần sau đó, tại 1 bệnh viện ở Nhật, anh bất ngờ gặp lại bạn mình là hạ sĩ Tom Zwetow. Anh này không hề biết chuyện Walsh bị thương. Khi trận đánh trên mặt thành ngày 16/2 nổ ra, thì Zwetow đi dẫn đầu tiểu đội. Anh chui vào trốn trong 1 cái hầm tạm do lính Bắc Việt đào trong đống gạch vụn. Nhưng 1 quả lựu đạn lăn tới nổ tung đã làm hầm sập đè lên người anh. Zwetow bị thương và bị chôn sống. Anh không tài nào bới đất chui ra được. May thay 1 TQLC nhìn thấy Zwetow chui vào căn hầm và anh thì vẫn còn sống sau nhiều giờ dài dằng dặc ác chiến. Đến gần tối Zwetow mới được kéo ra khỏi căn hầm sập, được cứu chữa rồi đưa đi sơ tán.

    *

    Tổn thất của tiểu đoàn 1/5 trong ngày 16/2, là 12 TQLC chết, 45 bị thương nặng phải đưa đi sơ tán, 15 TQLC bị thương nhẹ sau khi chữa trị lại chiến đấu tiếp. Đổi lại tiểu đoàn báo về đã diệt được 26 bộ đội Bắc Việt, tịch thu 14 vũ khí đủ loại và lấy lại được 1 điện đài của TQLC.

    Gần trưa ngày 16/2, tiểu đoàn 4 TQLC VNCH đã ra tới bên tàu LCU Huế. Trong khi lính VN đang chờ để được đưa sang sông thì thiếu tá Bill Eshelman, cố vấn trưởng tiểu đoàn, tìm đường tới khu phái bộ MACV để kiếm ít thông tin tin cậy từ các chiến hữu TQLC Mỹ. Ông gặp 2 người bạn thân ở MACV là các thiếu tá Frank Breth và Wayne Swenson, sĩ quan liên lạc của các sư đoàn 3 và 1 TQLC với sư đoàn 1 VNCH. Breth với Swenson đã từng qua lại nhiều lần giữa MACV và bộ tư lệnh sư đoàn 1 VNCH nên cũng biết được nhiều thứ trong Thành Nội và thế là chẳng cần mất nhiều thì giờ họ dốc hết những gì mình biết kể cho thiếu tá Eshelman.

    Chuyến vượt sông không xảy ra việc gì nghiêm trọng nhưng cũng có vài lần khá hãi do đạn lính bắn tỉa địch bên cồn Hến bắn tới. Tiểu đoàn quân Sài Gòn tập kết tại bến Bao Vinh rồi hành quân thẳng vào Thành Mang Cá. Tiểu đoàn vừa đến nơi liền được tung ngay ra tấn công nhằm giải tỏa áp lực cho tiểu đoàn 1, trung đoàn 3 VNCH vì nó đã bị quân Bắc Việt kìm chặt quanh cửa Chánh Tây suốt 2 hôm nay. Thực tế là tiểu đoàn 4 TQLC VNCH được điều tới để quét sạch 1 số lớn quân Bắc Việt ra khỏi khu vực của trung đoàn 3 nằm ở phía tây bắc, sau lưng các tiểu đoàn TQLC VNCH số 1 và số 5.

    Xuất kích khi chiều đã khá muộn, nên tiểu đoàn 4 TQLC VNCH tiến quân rất thận trọng với lực lượng bên sườn phải đi trên mặt tường thành tây bắc. Tiểu đoàn từng chiến đấu ác liệt trong thành phố Sài Gòn 2 tuần trước nhưng kiến trúc chật hẹp trong Thành Nội chẳng giống chút nào với không gian tương đối rộng lớn ở Sài Gòn cả.

    Nhưng không chỉ có sự thận trọng cùng địa hình lạ lẫm khiến cho tiểu đoàn 4 đi chậm. Lính Bắc Việt lẩn quất quanh đó, nấp trong các ngôi nhà cao tầng và trên tường thành để bắn tỉa. Bộ đội sử dụng súng cá nhân, RPG và trọng liên 12,8 ly. Do Quân VNCH chỉ có mấy khẩu RPG tịch thu được là có thể phá nổi tường gạch nên họ chỉ còn 1 cách là di chuyển trên theo các con phố. Và thế là khi phải đối mặt với hỏa lực 12,8 ly được bố trí rất 'ác', họ liền mất hết sự can đảm.

    Đến cuối ngày, tiểu đoàn 4 TQLC VNCH vẫn chưa tới được góc tây Thành Nội. Tuy nhiên đến hết đêm thì lực lượng quân Bắc Việt chốt giữ cửa Chánh Tây bỗng biến đâu hết. Không nghi ngờ gì nữa, sức ép của 1 tiểu đoàn mới tinh có hơn 700 quân đã khiến quân Giải Phóng phải buông tha cho cái tiểu đoàn 1, trung đoàn 3 đã hoàn toàn kiệt quệ và rút đi trong 'hòa bình'.
    caonam_vOz, DepTraiDeu, gaume14 người khác thích bài này.
  8. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Vào 21g50, ban chỉ huy tiểu đoàn 1/5 nhận được 1 mớ tin tức được tổng hợp từ nhiều nguồn của địch. Trong đó có 1 tin từ bộ chỉ huy trung đoàn 1 TQLC có nội dung như sau: Bản tin. Chặn được từ...Chỉ huy các lực lượng đối phương ở Huế báo với cấp trên là thủ trưởng tiền nhiệm đã hy sinh; nhiều người khác cũng đã tử trận và bị thương. Ông ta xin được rút. Cấp trên lệnh cho vị chỉ huy mới cố gắng bám trụ, tiếp tục chiến đấu.




    Chương 33



    Hoạt động tác chiến trong ngày 17/2 của tiểu đoàn 1/5 bắt đầu hồi 4g30 sáng, khi đại đội Delta bị quân Bắc Việt pháo kích bằng súng cối từ khu vực vẫn chưa bị Mỹ tiến công phía đông Kinh Thành gần sông Hương. Khi cối ngừng bắn thì các đơn vị bộ đội trong công sự ngay trước mặt đại đội đã nã súng cá nhân và RPG sang. TQLC đáp trả bằng hỏa lực M16, M60, M79, LAWW và thêm vào 1 trận pháo 203 ly cho đủ nữa. Pháo 203 vừa rót xuống là lính Bắc Việt lập tức dứt chiến. Cuộc 'báo thức' này đã làm 1 TQLC thiệt mạng, 4 người khác bị thương phải đưa đi sơ tán; lính Mỹ xác nhận 2 địch quân chết.

    Đến 7g sáng thì tiểu đoàn TQLC Mỹ đánh sang khu vực phòng thủ của quân Bắc Việt. Tốc độ tiến tuy còn chậm nhưng ổn định. Khi tiểu đoàn 2/5 tiến hành đợt công kích cuối cùng ở khu tam giác (giữa sông Hương và sông Phủ Cam) thì lính Bắc Việt ở đó cũng đã dùng chiến thuật cầm chân quân Mỹ bằng cách kiên quyết cố thủ trong các hỏa điểm đã được tăng cường vững chắc, có thể yểm trợ lẫn nhau. Thoạt đầu chiến thuật quyen thuộc này cũng đã khiến việc vận động của các đơn vị TQLC chậm lại. Các vị trí đối phương lần lượt rồi cũng bị hạ nhưng phải tốn rất nhiều thời gian, nhân lực. Thế nhưng đến khi tiểu đoàn tiến tiếp thì lại gặp hỏa lực địch bố trí trên mặt tường đông bắc Đại Nội bắn tới. TQLC chỉ có thể đáp trả bằng súng M60 và M16 chứ không được sử dụng vũ khí hạng nặng. Pháo binh VNCH bắn vào Đại Nội do cũng bị giới hạn về mức độ và thời gian nên hiệu quả cũng rất hạn chế.

    Đến giữa buổi chiều, thì 1 trung đội của đại đội Charlie , tiểu đoàn 1/5 đã may mắn tiến được tới hào nước bảo vệ tường Đại Nội. Trong khi đó thì tiểu đoàn vẫn còn cách đó 1 lô nhà vì phải đi vòng tránh các hỏa điểm mạnh nhất trên tường khu hoàng thành. Quyết định để lại những chốt phòng ngự với 18-20 quân là 1 việc làm quá sức đối với tiểu đoàn 1/5 khi quân số đã bị hao hụt nhiều. Tuy nhiên đến 16g30 khi tiểu đoàn dừng lại nghỉ thì phòng tuyến 3 đại đội của nó đã ra được đến đường Hàn Thuyên, khoảng giữa tường đông bắc Đại Nội và chỉ còn cách cửa Thượng Tứ - mục tiêu của đại đội Golf , tiểu đoàn 2/5 hôm 31/1 - 3 lô nhà nữa.

    Đáp lại việc tiểu đoàn 1/5 kêu gào xin tăng viện, từ 16g17 đến 16g40 ngày 17/2, trực thăng đã chở 62 lính bổ sung sang Thành Nội. Số quân bổ sung này chẳng bõ bèn gì trước tình cảnh khát quân của tiểu đoàn. Thực tế là lượng lính mới đến không đủ bù cho số tổn thất chỉ trong 1 ngày. Kết quả chiến đấu chỉ riêng trong ngày 17/2 đã có 12 TQLCMỹ tử trận, 55 bị thương phải đi sơ tán. Đổi lại, theo thống kê của tiểu đoàn 1, quân Mỹ giết được 28 bộ đội Bắc Việt. (tài liệu của Mỹ cho biết tính đến hết ngày 17/2, sau 5 ngày kịch chiến, tiểu đoàn 1/5 TQLC đã có 47 lính tử trận, 240 bị thương. ND)

    Cũng trong ngày 17/2, tiểu đoàn 4 TQLC VNCH đã tiến được đến góc phía tây Thành Nội. Quân Bắc Việt tổ chức các đội chặn hậu kháng cự lẻ tẻ đủ để kìm chân các hoạt động truy quét. Sau khi thanh toán xong khu vực xung quanh cửa Chánh Tây, tiểu đoàn TQLC VNCH giải vây thành công cho cái tiểu đoàn VNCH tả tơi đã phải chiến đấu ở đó suốt mấy tuần rồi. Lệnh hành quân trong ngày 18/2 cho tiểu đoàn TQLC VNCH là tiếp tục tảo thanh quanh cửa Chánh Tây. Sau đó, nếu như mọi thứ khả quan, thì ngày 19/2 nó sẽ gia nhập chiến đoàn A để tổ chức trận công kích cuối cùng về góc phía nam Thành Nội.

    *

    Trong ngày 18/2, tiểu đoàn TQLC của Bob Thompson không thể tiếp tục tấn công được nữa. Tiết trời rất rét và ẩm ướt, tất cả đạn dược thì đều đã cạn. Thêm nữa mỗi 4 đại đội bộ binh của nó giờ chỉ còn chưa đầy 100 quân/ 1 đại đội. Do phải đụng độ với địch gần như suốt 45 ngày qua, tiểu đoàn nay đã quá kiệt sức. Nghiêm trọng hơn nữa mà trong 2 ngày vừa rồi, binh sĩ ăn ko đủ no do thiếu đồ tiếp tế; thậm chí nhiều người còn phải nhịn đói. Cùng với tất cả những rắc rối trên, vì phòng tuyến của tiểu đoàn hiện chỉ là vài lô nhà tính từ tường đông nam Thành Nội - do đó không thể gọi pháo hay cối yểm trợ mà không gây nguy hiểm cho binh sĩ.
    caonam_vOz, gaume1, danngoc1 người khác thích bài này.
  9. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Ngày 18/2, chuẩn tướng Trưởng của sư đoàn 1 VNCH đã giải quyết phần nào sự thiếu hụt về quân số cho tiểu đoàn 1/5 bằng cách đưa đơn vị thám sát đáng gờm của sư đoàn là đại đội Hắc Báo, tuy cũng yếu đi nhiều sau nhiều tuần chiến đấu, sang bố trí dọc tường Đại Nội, bên sườn phải của tiểu đoàn TQLC Mỹ. Thế nhưng món quà của Trưởng cũng có tính 2 mặt của nó. Ngay khi đám lính Hắc Báo mặc đồ rằn ri cọp tới sở chỉ huy tiểu đoàn 1/5 thì đại úy Trần Ngọc Huế, đại đội trưởng đã yêu cầu thiếu tá Bob Thompson dùng vũ khí nặng phá cửa đông bắc Đại Nội để cho anh ta dẫn quân đánh vào bên trong. Thompson từ chối dù rất ngưỡng mộ dũng khí của viên đại úy VNCH. Cho dù đại đội Hắc Báo tinh nhuệ có thể không bị tiêu diệt, nhưng khả năng thắng lợi của họ là rất nhỏ. Khi đại úy Huế quả quyết tướng Trưởng đã trực tiếp hạ lệnh bắt mình tấn công, Thompson đã liên lạc điện đài với ông tư lệnh sư đoàn 1 VNCH để xin hủy lệnh. Trưởng sẵn lòng nghe theo yêu cầu của Thompson nhưng cũng nhất quyết muốn đơn vị chiếm lại Đại Nội khi thời cơ đến sẽ phải là đại đội Hắc Báo.

    Ngày 18/2, tiểu đoàn 1/5 lo củng cố phòng tuyến của mình trên đường Hàn Thuyên. Hôm ấy chỉ diễn ra các cuộc đụng độ nhỏ nhưng ác liệt và chẳng đem lại lợi lộc gì, thế nhưng cái gía phải trả là TQLC có 4 bị giết, 4 bị thương nhẹ vẫn chiến đấu tiếp sau khi được chữa trị, 10 người khác bị thương nặng phải đi sơ tán. Quân Bắc Việt chết 35.

    Tuần trước, khi thiếu tá Bob Thompson chuẩn bị rời MACV sang Thành Nội thì thiếu tá Aloysius McGonigal, 1 linh mục dòng Tên 62 tuổi, tuyên úy lục quân Mỹ cũng tình nguyện đi cùng tiểu đoàn 1. Kể từ khi đơn vị bắt đầu cuộc tấn công thì vị linh mục đeo kính, nhỏ bé, khắc khổ luôn theo sát đơn vị trên tuyến đầu. Mỗi khi có TQLC nào gục ngã thì nhiều khả năng cha McGonigal sẽ tới ngay kế bên để ban lễ lần cuối cùng, an ủi hay phụ đưa anh đến nơi an toàn. Khi không có ai để an ủi thì cha McGonigal lại cổ vũ mọi người giành chiến thắng. Thiếu tá Bob Thompson thấy ông dường như đã dốc hết toàn bộ sức lực và tình yêu thương. Tuy cho rằng vị linh mục có vẻ thiếu thận trọng và đôi khi còn giống như muốn tự sát nữa nhưng hành động anh hùng của ông khiến Thompson rất ấn tượng. Nhiều TQLC đã khuyên McGonigal bảo trọng nhưng vị linh mục vẫn không hề ngán tình huống nguy hiểm nào. Đúng vậy, ông hình như luôn tìm ra những nơi nóng bỏng nhất và đi tới những chỗ hiểm nguy nhất.

    McGonigal luôn có mặt trong buổi họp hàng tối của thiếu tá Thompson, nhưng ngày 17/2 thì không thấy nữa. Ngày càng thấy rõ là ông đã bị mất tích. Sáng ra, TQLC tỏa ra lục soát khu vực đổ nát mà tiểu đoàn 1/5 đã chiến đấu hôm qua. Đến 14g30 thì tin xấu đã về đến sở chỉ huy tiểu đoàn : Xác của cha McGonigal đã được tìm thấy trong 1 ngôi nhà đổ phía sau tiền tuyến 2 lô nhà. Chẳng còn nghi ngờ gì nữa trong khi đang làm những công việc nhân ái không tên, vị linh mục đã bị 1 loạt cối của quân Bắc Việt vẫn rót xuống phía sau chụp trúng. Cha Aloysius McGonigal đã chết - trong sự đơn độc chẳng ai hay biết - vì bị mảnh cối cắm sau đầu trong lúc đi tìm các TQLC cần an ủi, chăm sóc.

    Tất cả các TQLC, không phân biệt tôn giáo, đều đau buồn trước mất mát này.

    Ngày hôm ấy, tiểu đoàn 1/5 cũng mất đi 1 binh sĩ dũng cảm, tận tụy khác. Ngay từ đầu trận chiến của tiểu đoàn bên Thành Nội, trung đội xe Mule gắn súng không giật 106 ly đã đi đầu trong công tác tản thương và chở đồ tiếp tế. Không có nhiệm vụ tản thương nào bị từ chối vì quá nguy hiểm cả. Buồn thay, vào lúc 17g30 ngày 18/2, 1 trong số những lái xe dũng cảm ấy đã chạy lạc ra trước tuyến phòng thủ của đại đội Charlie - trong khi mọi người đang chúi đầu xuống không để ý - thì anh này lái xe chạy thẳng ra 1 ngã tư đang tạm yên lúc đó mà 2 bên vẫn giành giật trước khi có người kịp chặn lại. Lính Bắc Việt bắn anh văng khỏi ghế lái. TQLC nổ súng dữ dội nhằm áp đảo quân địch để bò sang kéo người lái xe về bên này dường Hàn Thuyên. Nhưng khi đối mặt với hỏa mãnh liệt của bộ đội Bắc Việt họ mới nhận ra việc cứu người lái xe hay mang chiếc xe Mule về là điều bất khả. Cuối cùng, phải đợi sau khi trời tối 1 lúc lâu, thì mấy TQLC mới lẻn được ra ngoài ngã tư để mang xác bạn về.

    Tuy các tiểu đoàn 1 và 5 TQLC VNCH có quân số đông hơn tiểu đoàn 1/5, nhưng trang bị của họ lại không bằng và khả năng thích nghi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt cũng kém hơn. Dù đội ngũ sĩ quan và tiểu đội trưởng đã thúc ép họ chiến đấu nhưng TQLC VNCH vẫn tiến quân rất cầm chừng.

    Đến xế chiều thì đám quân ướt nhẹp, khổ sở của tiểu đoàn 4 VNCH mới tới được vị trí bên sườn phải của chiến đoàn A, dọc cống Thủy Quan còn tiểu đoàn 1 TQLC VNCH thì chuyển sang làm dự bị. Nếu ngày mai trời tốt lên thì chiến đoàn A sẽ tiến hành đợt công kích cuối cùng theo dự định để thanh toán khu tây nam Thành Nội. Nói chung sẽ có hơn 1200 TQLC VNCH - 2 tiểu đoàn 700 quân, thương vong ít - đánh vào 1 khu vực có diện tích không lớn hơn địa bàn được giao cho tiểu đoàn 1/5 TQLC Mỹ - với lực lượng chưa đầy 400 binh sĩ - và đại đội thám sát Hắc Báo của sư đoàn 1 VNCH với quân số gần 200 người.
    caonam_vOz, filber70, danngoc4 người khác thích bài này.
  10. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Ngày 19/2 cũng chẳng có gì khả quan hơn. Sau 1 ngày được coi như là nghỉ, 3 đại đội vừa đói vừa mệt trên tuyến đầu của tiểu đoàn 1/5 lại xông lên tiến công nhưng rất yếu ớt. Bộ đội Bắc Việt chiếm ưu thế hơn họ về thời gian, địa hình và có khi cả về số lượng nữa.

    Khu vực quân Bắc Việt chống giữ rất nhỏ nên đợt công kích của tiểu đoàn 1 như thể đánh vào 1 cứ điểm mạnh chứ không phải tấn công chiếm 1 khu dân cư nữa. Thiếu tá Bob Thompson sau này kể rằng chiến đấu trong giai đoạn này giống như ở Tarawa ( là trận đánh tại 1 hòn đảo san hô nhỏ bé trên Thái Bình Dương trong chiến tranh TG II. ND) hơn là tại Seoul. Toàn thể mục tiêu là 1 cứ điểm lớn, hoàn chỉnh với các hỏa điểm đan xen có thể hỗ trợ lẫn nhau. Hơn nữa do đã bị dồn tới chân tường nên bộ đội Bắc Việt càng quyết tử. Trong thế cùng đường, đối thủ mà tiểu đoàn 1 phải giáp mặt đã hóa thành những chiến binh lão luyện ko gì sánh nổi.

    Nhiệm vụ tiểu đoàn 1/5 TQLC Mỹ sẽ phải đối mặt là rất ghê gớm, ngay cả với những đội quân dày dạn kinh nghiệm và sung sức. Trong khi ấy, tiểu đoàn 1 lại không có đủ sức mạnh cộng thêm sự non nớt của số lính mới bổ sung. Đơn vị không được tiếp tế đầy đủ và cũng chẳng thể tận dụng tận dụng được tính uy thế vượt trội của hỏa lực chi viện. Với nhiều bất lợi như thế, đòn dột kích của tiểu đoàn 1 không sao tiến triển nổi.

    Thiếu tá Thompson coi số xe tăng M48 và Ontos là 'bảo bối' quan trọng nhất của mình. Tăng M48 thì còn có thể chơi "đôi công" chứ các xe Ontos thì rất dễ bị tổn thương. Nhưng ngoài điều đó thì cỗ xe tự hành với khả năng bắn bằng cả 6 khẩu đại bác không giật 106 ly dễ dàng trở thành loại vũ khí uy lực nhất trên chiến trường; rất hiệu quả để giải quyết những căn nhà đúc được bộ độ Bắc Việt biến thành boong ke chiến đấu. Bí quyết ở đây là làm sao đưa được chiếc Ontos ra vị trí xạ kích - mà không bị bắn tan tành. Trung úy Ron Morrison, chỉ huy trung đội xe tăng, đã có giải pháp cho việc ấy. Rất đơn giản Morrison cho kết hợp cứ 1-2 xe tăng M48 và 1 xe Ontos thành 1 nhóm. Sau đó, theo lệnh của thiếu tá Thompson, chứ mỗi khi bộ binh tiến tới 1 mục tiêu khó nuốt phải cần dùng đến Ontos, thì người chỉ huy sẽ gọi về tiểu đoàn bộ xin xe. Các trưởng xe trong nhóm cùng người chỉ huy bộ binh sẽ đi trinh sát mục tiêu trước. Nếu mục tiêu thực sự nguy hiểm thì trưởng xe Ontos sẽ lên phương án đánh. Nói chung thì bộ binh dùng tất cả hỏa lực mình có bắn chế áp quân địch để xe tăng M48 nhô ra bắn đại bác và đại liên 50. Trong khi lính Bắc Việt chưa cất đầu lên nổi thì xe tăng rút đi để cho Ontos bò lên bắn cả 6 khẩu không giật 106mm rồi nương theo đám khói bụi, mảnh đất đá của luồng phụt phản lực để lui về. Mỗi xe M48 tăng phái cho tiểu đoàn 1/5 đều đã trúng đạn từ 10-12 lần, nhiều lính tăng đã tử trận hay bị thương vậy mà chưa có chiếc Ontos đi hỗ trợ cho đơn vị bị dính đạn cả cũng như chưa có thành viên tổ lái Ontos nào thương vong do đạn quân địch.

    Trở ngại lớn nhất đối với tiểu đoàn 1/5 có lẽ là lệnh cấm bắn vào các vị trí quân Bắc Việt bên trong Đại Nội. Đại đội thám sát Hắc Báo của sư đoàn 1 VNCH sẽ lo liệu bên phía sườn đó nhưng nỗ lực của họ chẳng đem lại kết quả gì vì không được dùng hỏa lực mạnh yểm trợ. Do đó chừng nào đạn súng máy và đạn bắn tỉa của bộ đội Bắc Việt còn bắn vào sườn và sau lưng tiểu đoàn 1/5 thì đơn vị vẫn giậm chân tại chỗ. Nói ra điều này không phải để ca ngợi tinh thần kỷ luật của TQLC Mỹ - xe tăng M48 và Ontos của họ vẫn bắn vào tường Đại Nội khi thấy mục tiêu - nhưng trọng pháo cần dùng để bắn tan các vị trí địch ra tro bụi thì vẫn không được tận dụng.

    Cùng với tình trạng rối mù ấy còn phải tính đến sự an toàn của hàng trăm dân đang tụ tập rất đông phía sau tiểu đoàn để chờ về nhà - hay những gì còn sót lại của nó. Có 1 số hoạt động bắn tỉa diễn ra sau lưng tiểu đoàn khiến thiếu tá Thompson tin rằng trong đám dân tị nạn có lẫn cả quân Giải Phóng, nhưng rồi cũng chẳng thể làm gì được. Dân quá đông nên TQLC của ông không tài nào thẩm vấn hoặc đuổi hết họ ra khỏi khu chiến được. Cuối cùng Thompson phải giao việc quản lý dân tị nạn cho tiểu đoàn 2, trung đoàn 3 VNCH. (Theo Thompson thì đơn vị này chẳng còn khả năng để làm tốt những việc khác.) TQLC Mỹ đã cố hết sức để lờ đám dân đi nhưng vẫn họ vẫn cứ hiện hữu và là 1 nhân tố phải tính đến.

    Hậu quả của tất cả những vấn đề trên là mũi tiến công của tiểu đoàn 1/5 trong 2 ngày 19/2 và 20/2 chẳng thu được tiến bộ nào đáng kể. TQLC Mỹ báo cáo đã diệt được nhiều quân địch nhưng thương vong họ phải gánh chịu cũng nhiều chẳng kém. Lính Mỹ đã chiếm được 1 số ổ đề kháng của địch nhưng vẫn chưa tìm ra chìa khóa để đột nhập và chế ngự hệ thống phòng thủ của bộ đội. Sau 2 ngày giao tranh ác liệt - và phải chịu thương vong nặng nề - tiểu đoàn 1/5 mới chỉ lấn sâu vào khu vực cố thủ của quân Bắc Việt được 1 lô nhà.

    Thoạt đầu TQLC Mỹ nghĩ mình chỉ phải giao chiến với những đơn vị chặn hậu của trung đoàn 6 mà ý trí chiến đấu đã giảm mạnh. Nhưng thay vì thế, qua những tài liệu thu được trên xác quân địch thì thấy rằng đó là lính thuộc biên chế các trung đoàn 5; trung đoàn 90 của sư đoàn 324B; và trung đoàn 29 thuộc sư 325C. TQLC Mỹ và các đơn vị đồng minh VNCH bỗng nhiên thấy mình phải đối mặt với 1 nguồn cung cấp hầu như vô tận những chiến sĩ dày dạn kinh nghiệm và sung sức của quân Giải Phóng.
    caonam_vOz, danngoc, filber702 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này