1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CHIẾN TRANH ĐƯỜNG PHỐ_trận Huế Tết Mậu thân 1968 từ góc nhìn phía Mỹ

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 16/01/2017.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Cho đến chiều tối ngày 20/2, sau 1 tuần ác chiến, tiểu đoàn 1/5 đã phải chịu số tổn thất là 47 binh sĩ tử trận, 240 bị thương nặng phải đưa đi sơ tán và 60 TQLC bị thương nhẹ đã quay lại chiến đấu sau khi được chữa trị. Chẳng ai biết liệu có bao nhiêu TQLC nữa đã giấu việc mình bị thương để khỏi phải rời đơn vị mình? Trong số binh sĩ thương vong được đem về trạm sơ cứu tiểu đoàn có nhiều lính bổ sung chỉ mới vừa hoàn tất khóa huấn luyện bên Mỹ hồi tuần trước.

    Con số thương vong trên chưa nói lên được hết bức tranh toàn cảnh; những thiệt hại vì nhiều nguyên nhân khác cũng rất đáng kể. Trong 1 khía cạnh điên rồ nhất trong chiến tranh VN là việc tiểu đoàn không thể giữ những binh sĩ đã tới hạn được về nhà hay đi nghỉ dưỡng lại nếu như họ không đồng ý. Nhiều TQLC đã ở lại và 1 số trong đó đã tử trận hoặc bị thương. Nhưng cũng có nhiều người nắm ngay lấy cơ hội đó để 'chuồn' khỏi Huế. Hơn thế nữa trời rét buốt, ẩm thấp, ăn uống thiếu thốn, những rủi ro gặp phải khi sống trong đống đổ nát hay suy sụp tinh thần là nguyên nhân dẫn đến đủ loại bệnh tật, thương tích khác.

    Cho đến cuối ngày 20/2 thì quân số đại đội Alpha, tiểu đoàn 1/5 chỉ còn 70 người còn có thể chiến đấu, đại đội Bravo còn được hơn 80. Các đại đội Charlie và Delta cũng chẳng khá khẩm gì hơn. Trong toàn tiểu đoàn chỉ có 2 trung đội là có sĩ quan chỉ huy. Cả 3 trung đội của đại đội Bravo hiện đều do các hạ sĩ nhất dẫn dắt. Lính tráng ăn không được no đã 4 ngày rồi và chẳng lúc nào gọi là đủ đạn dược hết.

    *

    Sự thật là tiểu đoàn 1/5 đã rất suy yếu. Thiếu tá Thompson thấy rõ điều ấy những cũng chẳng biết làm gì hơn ngoài việc kêu gào xin cấp trên những thứ khẩn thiết như: thực phẩm, đạn dược, quân bổ sung, xin được phá sập tường Đại Nội cũng như ngăn không cho quân tăng viện của địch vào thêm nữa. Bộ chỉ huy cấp trên cũng quát lại. Có lúc Thompson trở nên nản chí vì những cú điện đốc thúc của cấp trên, những kẻ chẳng bao giờ đích thân hạ cố tới thăm, nên bảo họ cử người xuống thay mình. Cấp trên có vẻ đã nhượng bộ nhưng Thompson biết rõ chiếc ghế chỉ huy tiểu đoàn 1/5 của mình sẽ được tính từng ngày nếu đơn vị không vượt qua được quân Bắc Việt kịp lúc. (Thực tế trung tướng Robert Cushman, tư lệnh Lực lượng thủy bộ III, đã thông báo cho các phóng viên biết việc sẽ cho thay Thompson. Khi Cushman lệnh cho đại tá Stan Hughes, chỉ huy trung đoàn 1 TQLC thực hiện việc này thì Hughes đáp rằng mình sẽ từ chức nếu Bob Thompson bị thay. Cushman đã chùn bước. Lần đầu Thompson nghe chuyện Cushman thông báo với cánh báo chí việc thay mình là khi nhận thư an ủi của vợ mấy tuần sau đó.)

    Cùng với những sức ép trên Thompson cũng biết rõ việc trung đoàn trưởng trung đoàn 5 TQLC làm mọi cách trong quyền hạn để ngăn việc thay tiểu đoàn 1/5 bằng đơn vị thuộc trung đoàn khác. Vị này chỉ muốn tiểu đoàn thuộc trung đoàn mình được lưu danh trên sử vàng là đơn vị giải phóng Kinh Thành Huế mà thôi. Ngay cả ở các bộ chỉ huy cấp trên của TQLC thì người ta cũng chỉ muốn binh chủng mình là lực lượng chiếm lại Kinh Thành chứ không phải đơn vị nào khác của Lục quân Mỹ đang có mặt trên vùng I chiến thuật. Vì thế, nên thiếu tá Thompson cùng ban tham mưu ở vị trí 'xung kích' sẽ vẫn phải gánh toàn bộ trọng trách lịch sử này.

    Tin vui duy nhất cho Thompson là việc trung đoàn trưởng lấy 1 đại đội của tiểu đoàn 3, trung đoàn 5 từ phía nam mặt trận vùng I lên tăng phái cho tiểu đoàn mình. Thực tế là vào cuối ngày 20/2, đại đội Lima, tiểu đoàn 3/5 đã được báo động và sẽ di chuyển vào hôm sau. Khi lính đại đội Lima nghe tin mình sắp ra Huế họ lại cứ tưởng mình được cho ra nghỉ vì đã hoàn thành nhiệm vụ gần Đà Nẵng.

    *

    Vào 4g30 sáng ngày 19/2, quân Bắc Việt đã pháo kích vào khu vực của tiểu đoàn 5 TQLC VNCH 300 quả cối 82mm và nhiều phát đạn RPG. Sau đó đối phương tung ra 1 trận đột kích lớn được phối hợp tốt. Chỉ nhờ hiệu quả của 2000 trái đạn pháo 105mm của pháo đội TQLC VNCH (gần như toàn bộ số đạn hiện có) mới ngăn ko cho bộ đội Bắc Việt tràn qua những lỗ thủng lớn vào trong phòng tuyến của quân TQLC Sài Gòn. Quân Bắc Việt bị đánh bật lại và phải chịu tổn thất lớn - con số ước tính số bị giết lên tới 150. Phòng tuyến của tiểu đoàn 5 TQLC VNCH được khôi phục hoàn toàn. Các tiểu đoàn 4 và 5 TQLC VNCH của chiến đoàn A lại tiếp tục tấn công theo như kế hoạch, dù vậy tiến triển rất chậm.

    Tuy chiến đoàn này được pháo đội 105 ly tác xạ ngay trong Thành Mang Cá chi viện trực tiếp nhưng vũ khí hỗ trợ của họ vẫn thiếu. Vũ khí nặng của các tiểu đoàn này chỉ là cối 60mm và 81mm, súng không giật 57mm cùng vài lượt xe tăng M41.

    Nếu như khu vực tiểu đoàn 1/5 TQLC Mỹ đang phải đối mặt là khu phố buôn bán với nhan nhản các ngôi nhà cao tầng thì địa thế trước phòng tuyến của TQLC VNCH bên kia cống Thủy Quan thoáng hơn rất nhiều - khu đó chỉ gồm những ngôi nhà trệt có sân bao quanh, những lô đất trống, công viên, vườn tược. Mới nhìn thì có vẻ TQLC VNCH sẽ có nhiều không gian để vận động, và nhiều phương cách để chọn hơn. Tuy nhiên tầm quan sát tốt hơn cũng nhanh chóng chở thành con dao 2 lưỡi. Lính bắn tỉa Bắc Việt ở đây đông và có xạ trường rộng hơn. Súng máy địch cũng có thể bắn sâu vào phòng tuyến của TQLC VNCH hơn bên tiểu đoàn 1/5.
    caonam_vOz, DepTraiDeu, gaume14 người khác thích bài này.
  2. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Cũng như bên khu vực của tiểu đoàn 1/5, bộ đội Bắc Việt đang đối mặt với TQLC VNCH đều là những chiến sĩ giỏi, dày dạn kinh nghiệm. Họ cũng rất lắm mưu nhiều kế. Ví dụ lính Bắc Việt thường đặt súng máy trong hầm làm bằng bao cát, gạch vụn sau tường nhà rồi bắn qua cửa nên chớp lửa đầu nòng rất khó nhìn thấy, khiến cho các quan sát viên phải bó tay. Địch cũng bắn RGP, AK-47, CKC từ những vị trí kín đáo tương tự như thế. Cách duy nhất để diệt các hỏa điểm này là đứng ngay ở cửa bắn trực xạ vào các hầm chiến đấu xây trong nhà dưới làn đạn từ mục tiêu bắn ra và từ những ổ súng khác bắn chéo sang. Trước khi sang VN, thiếu tá Bill Eshelman từng là giáo viên dạy chiến thuật cho các thiếu úy TQLC ở trường Cơ bản (The Basic School), Quantico, Virginia.

    Trong những năm ở trường, Eshelman chưa từng nghe nói tới cách thức bố trí phòng ngự nào thông minh, toàn diện như những gì ông chứng kiến trong Thành Nội. Ông thực sự kinh ngạc trước sự thiện chiến của đối thủ, những kẻ trước đây ông từng đánh giá thấp.

    Những đơn vị bộ đội Bắc Việt hẳn có nhiều lý do để kìm chân tiểu đoàn 1/5, nhưng mục tiêu chủ yếu của họ vẫn là làm bẽ mặt quân Sài Gòn trong những trận đánh tại Thành Nội. Ngoài mục đích chính trị này ra thì bộ đội cần giữ vững cửa Hữu để tiếp tế, tăng viện vào và đảm bảo đường rút sau này.

    Tuy vậy, theo như sức chống cự mà TQLC VNCH gặp phải thì tình hình bên địch đang có vẻ xấu đi. Bắt đầu từ cuối ngày 19 và liên tục trong ngày 20/2, các sĩ quan TQLC VNCH đang theo dõi tần số vô tuyến của quân Bắc Việt đã báo cáo việc các cán bộ chỉ huy cấp cao đối phương đã rời khỏi chỉ huy sở trong Thành Nội. Thậm chí có những dấu hiệu cho thấy nhiều đơn vị chiến đấu địch cũng đã được lệnh rút ra khỏi Thành Nội trước khi cửa Hữu bị khóa kín.

    Các lực lượng VNCH đã tạm ngừng đánh trong ngày 20/2 để chờ chuyển các chuyên gia và khí tài tâm lý chiến lên. Sự thay đổi bất ngờ này dưới con mắt người Mỹ có vẻ điên khùng nhưng nó hoàn toàn phù hợp với tập quán của người Việt. Khi thấy mình sắp chiến thắng, quân chính phủ không muốn dồn kẻ địch đến đường cùng. Thực tế họ sẽ có lợi nhiều hơn nếu 'chiêu hồi' được đối thủ. Nếu những đơn vị quân Giải Phóng còn lại chịu buông vũ khí thì sẽ bớt được nhiều tổn thất - đặc biệt là với khu Đại Nội - , nhiều mạng người sẽ được cứu. Ý nghĩa chính trị của thắng lợi sẽ được tăng lên gấp bội nếu chiêu mộ được quân Giải Phóng hay những người ủng hộ họ chạy sang với 'chính nghĩa Quốc gia'. Còn cách nào hay hơn nữa để chôn vùi cuộc Tổng công kích - Tổng tiến công tại Huế bằng việc 'chuyển hóa' chiến sĩ địch? Trong giờ khắc quyết định này - khi cả tiểu đoàn 1/5 TQLC Mỹ và chiến đoàn TQLC VNCH đang đối mặt với thành công hay thất bại - thì những nỗ lực không ngừng nhằm phong tỏa Huế từ bên ngoài và chiếm bộ chỉ huy Mặt trận Trị - Thiên của lữ đoàn 3, sư đoàn 1 kỵ binh bay Mỹ cũng vừa đạt tới bước chuyển biến quan trọng. Không nghi ngờ gì nữa nỗ lực của Kỵ binh bay chính là kết quả từ những sự việc đang diễn ra bên trong Thành Nội.







    PHẦN IX


    T-T WOODS



    Chương 34



    Trong khi tiểu đoàn 1/5 cùng chiến đoàn TQLC VNCH đang chiến đấu giành ưu thế trước quân Giải Phóng bên trong Thành Nội thì các lực lượng Mỹ thuộc lữ đoàn 3, sư đoàn 1 Kỵ binh bay và lữ đoàn 2, sư đoàn dù 101 đang cố gắng phong tỏa Huế từ bên ngoài.

    Hôm mùng 4/2 (mồng 6 Tết), khi mà tiểu đoàn 2, trung đoàn 12 kỵ binh của trung tá Dick Sweet bị sa lầy trong trận đánh vô vọng ở thôn Quê Chữ thì tiểu đoàn 5, trung đoàn 7 Kỵ binh của trung tá Jim Vaught cũng di chuyển tới Tứ Hạ. Đơn vị của Vaught sẽ bảo vệ các cơ sở qua trọng của VNCH và lập ra 1 căn cứ mới để có thể càn quét về phía nam, theo Quốc lộ 1 về Huế. Sáng ngày 5/2 - lúc tiểu đoàn 2/12 Kỵ binh của Sweet vừa hoàn thành cuộc rút quân đêm khỏi Quê Chữ - thì tiểu đoàn 5/7 kỵ binh bàn giao vị trí của mình ở Tứ Hạ lại cho 2 đại đội thuộc tiểu đoàn 2, trung đoàn 501, lữ đoàn 2, sư đoàn dù 101 để tiến về Huế.

    Đạn cối rót xuống Tứ Hạ trong thời gian tiểu đoàn 5/7 dừng chân không lâu ở đó có vẻ xuất phát từ thôn Thượng Thôn, cách đó mấy km theo hướng đông nam. Ngay khi việc thay quân khỏi Tứ Hạ và các bãi đáp cùng trận địa pháo gần đó xong xuôi, thì trung tá Vaught tập hợp 4 đại đội dưới quyền theo đội hình hình vuông cơ bản của bộ binh - 2 đại đội trước, 2 đại đội sau – và bắt đầu tiến quân về khu vực rõ ràng đã được đối phương củng cố. Đây là lần đầu tiên toàn tiểu đoàn 5 hoạt động như 1 đơn vị thống nhất. Lệnh của lữ đoàn trưởng yêu cầu Vaught tiến lên tìm địch để đánh. Tiểu đoàn 5 phải phát hiện và tấn công mọi đơn vị địch gặp trên đường đi. Nếu gặp khó khăn, Vaught sẽ được những khẩu pháo của pháo đội Charlie, tiểu đoàn 1, trung đoàn 21 pháo binh với 6 khẩu 105mm đặt tại trận địa mới là bãi đáp Sally, giáp Tứ Hạ, trực tiếp yểm trợ. Do sư đoàn 1 Kỵ binh bay đang rất thiếu trực thăng chở quân nên tiểu đoàn của Vaught sẽ phải hành quân bộ. Vaught lại khoái như vậy hơn.


    Jim Vaught là 1 lính bộ binh 'ngoại hạng'. 1 trong số những quân nhân giỏi nhất của Lục quân Mỹ. Dù mới 38 tuổi, chiến binh quê ở Nam Carolina này từng chiến đấu trong bùn lầy hồi cuối chiến tranh TG thứ II. Sau khi hoàn tất khóa học tại học viện quân sự The Citadel ở Nam Carolina quê mình, anh tới chỉ huy quân lính tại Triều Tiên và nổi tiếng là viên chỉ huy thích đánh cận chiến với kẻ thù. Jim Vaught mới tới nắm quyền được 1 tuần trước khi tiểu đoàn 5/7 rời Tứ Hạ nhưng các sĩ quan trong đơn vị đều kính phục ông. Lính tráng cũng thích cái cách thô lỗ, năng nổ của Jim. Bản năng mách bào chẳng có gì trong nghiệp binh mà bọn họ không học được từ Jim Vaught cả.


    Trong khi tiểu đoàn 5 tiến quân thì bộ đội Bắc Việt đang phòng thủ tại Thượng Thôn tổ chức bắn tỉa từ xa và bắn cối 82mm để chống lại. Ngoài ra địch còn bắn rơi 1 chiếc trực thăng chỉ huy UH-1E bay lạc trên đường đến với 1 tiểu đoàn Kỵ binh bay khác. Trung tá Vaught đành phải cho các đại đội B và C chuyển hướng đến cứu phi hành đoàn chiếc Huey bị hạ. Trong lúc đó, đại đội D cùng với đại đội A làm dự bị vẫn dấn tới Thôn Thượng dưới làn đạn bắn tỉa và đạn cối dày đặc. Thật không may lúc tiểu đoàn 5 xông lên thì đã là cuối ngày nên cuối cùng các đại đội cũng phải ngừng đánh rút về lập chu vi phòng thủ cấp tiểu đoàn nghỉ qua đêm.


    Sáng sớm ngày 6/2, tiểu đoàn 5/7 Kỵ binh lại tiếp tục cuộc tấn công theo 2 hướng của nó về phía Thượng Thôn và chiếc trực thăng Huey. Họ nhanh chóng đụng đội với bộ đội Bắc Việt. Tiến được 1000m thì đại đội Bravo tìm ra chỗ chiếc trực thăng chỉ huy rơi. Sau khi đảm bảo an ninh quanh xác chiếc Huey, các binh sĩ bắt đầu tổ chức tìm kiếm lục soát kỹ lưỡng. đại đội B có 1 trận hỗn chiến ngắn ngủi nhưng ác liệt với 1 trung đội Bắc Việt nhưng địch quân đã rút lui. Không có dấu hiệu gì của sự sống hay cái chết trên chiếc trực thăng cả. Có lẽ phi hành đoàn đã trốn thoát hoặc cũng có thể đã bị bắt; chẳng có ai trong tiểu đoàn 5 biết được kết cục của câu chuyện này.
  3. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Trung tá Vaught tập hợp tiểu đoàn lại. Sau đợt bắn chuẩn bị bằng 120 quả pháo 105 ly, tiểu đoàn 5 xung phong vào làng Thượng Thôn. Nhưng lúc đó thì bộ đội Bắc Việt đã rút lâu rồi. Lính của Vaught nhìn thấy nhiều công sự chiến đấu, dây điện thoại chằng chịt cùng nhiều dấu hiệu khác cho thấy đây là ổ đề kháng của 1 đơn vị địch khá mạnh. Sau khi lục soát kỹ lưỡng ngôi làng lính Mỹ phát hiện được lượng lớn lương thực, thực phẩm, vũ khí, đạn dược – với số lượng vượt xa yêu cầu của đơn vị Bắc Việt dù mạnh từng chiếm giữ khu vực này. Trung tá Vaught tin rằng mình vừa phát hiện ra 1 kho tiếp tế lớn của Bắc Việt. Ông ngờ rằng nó dùng để tiếp tế cho quân địch ở Huế hay thậm chí có khi để trang bị cho các tiểu đoàn tình nguyện mà lẽ ra đã được thành lập khi có Tổng Khởi nghĩa. Nếu như suy đoán của Vaught là đúng thì tiểu đoàn 5 vừa gianh đượv 1 thắng lợi to lớn.


    *

    Trong ngày 7/2, tiểu đoàn 5/7 tiến được 2000m về hướng đông nam mà chỉ bị đạn cối quấy rối. Trong khi đơn vị đang tập hợp ngoài đồng trống lúc quá trưa thì thấy 1 chiếc trực thăng Huey chở ba lô đồ đạc bay qua cánh đồng lúa rộng cả cây số nằm chắn giữa đơn vị với thôn Quê Chữ. Hỏa lực súng cá nhân của bộ đội Bắc Việt rộ lên dữ dội bắn rơi chiếc trực thăng. Trung tá Vaught đang muốn đánh vào thôn Quê Chữ từ hướng tây nam thì nay buộc phải xoay 90 độ tấn công về phía đông thẳng qua đồng trống tới chỗ máy bay rơi ngay trước mặt thôn Liễu Cốc Thượng – ngôi làng mà tiểu đoàn 2, trung đoàn 12 Kỵ binh của trung tá Sweet xuất phát tấn công thôn Quê Chữ hôm 3/2. Liễu Cốc Thượng nằm ngay phía nam Quốc lộ 1 và cách đầu bắc thôn Quê Chữ 300m theo hướng tây bắc. Tuy nhiên để tới được chỗ đó, thì tiểu đoàn của Vaught sẽ phải tấn công lên hướng bắc – đông bắc với bên sườn phải là 1 vùng cây cối rậm rạp.


    1 đợt oanh kích chuẩn bị của pháo hạm và pháo mặt đất khẩn trương được huy động. Sau đó tiểu đoàn 5/7 nhanh chóng quay sang trái tấn công vào cánh đồng lúa trống trải, bằng phẳng với đại đội A ở bên trái, đại đội B đi bên phải. đại đội C lo bảo vệ sườn phải của tiểu đoàn. Đại đội D làm dự bị, trông coi ba lô cho những người khác. Thiếu tá Charlie Baker, sĩ quan hành quân tiểu đoàn nghĩ đơn vị mình “trông thật hoành tráng” khi dàn hàng tấn công “hơi giống quang cảnh thời Nội chiến Mỹ, chỉ khác lính bọn tôi đi cách nhau chừng chục mét mà thôi.”


    Khu vực có nhiều cây cối – chỗ tiếp giáp giữa 2 thôn Quê Chữ và La Chữ - đã mờ mờ hiện ra trước tầm mắt nhưng ngăn cách giữa những lính Kỵ binh bay đầu tiên với chiếc máy bay rơi là vùng đất hoàn toàn trống trải, phẳng phiu rộng khoảng 1000m.


    Chẳng có gì xảy ra hết. tiểu đoàn bắt đầu tấn công lúc 13g20 nhưng không gặp chống cự và không bị thiệt hại gì. Phi hành đoàn chiếc trực thăng cùng tất cả đồ đạc đều đã được đưa về. Vì không có sẵn trực thăng để cẩu chiếc máy bay bị rơi về nên lính Kỵ binh đành gỡ mấy khẩu đại liên cùng các khí tài quan trọng khác đem đi.


    Dân thường bắt được để thấm vấn đã khai lực lượng quân Bắc Việt đóng trong thôn Liễu Cốc Thượng đã rút về phía bắc, sang bên kia đường 1 ngay từ lúc những quả pháo chuẩn bị đầu tiên trút xuống. Thời tiết bỗng thay đổi đột ngột từ âm u bình thường sang rất tệ hại - mưa, rét - do đó tiểu đoàn đành phải đóng quân nghỉ đêm trong thôn Liễu Cốc Thượng. đại đội D ở nguyên chỗ cũ vì vướng đống ba lô, đồ đạc lại không có sẵn trực thăng chở đồ. Dể an toàn khi trời tối, đại đội D dời đám hành lý tới 1 địa điểm mới cách đó 400m. Đơn vị không bị tấn công nhưng các binh sĩ nhìn thấy nhiều ánh lửa đầu nòng của súng cối bên thôn Quê Chữ đang bắn về phía Tứ Hạ. Sĩ quan tiền sát đi cùng đại đội D liền gọi pháo giã xuống mục tiêu, súng cối Bắc Việt im tiếng.


    Sau trận xung phong không đổ máu vào Liễu Cốc Thượng, thiếu tá Baker, sĩ quan hành quân tiểu đoàn, tiến hành xem xét kỹ lưỡng các vị trí phòng thủ của bộ đội Bắc Việt. Ông tìm thấy khoảng 30 hầm chiến đấu cá nhân - vuông vắn đào sâu gần 1m dưới đất có mái được phủ bằng các vật liệu tự nhiên đủ để chống mảnh đạn pháo. Dân làng nói "many" kẻ địch, nhưng thiếu tá Baker thấy số hầm trên chỉ đủ cho 1 trung đội là cùng.


    Trong ngày 8/2, lực lượng chính của tiểu đoàn 5/7 vẫn đóng tại Liễu Cốc Thượng với chu vi phòng thủ khiến đại đội có thể hỗ trợ lẫn nhau được. Do vẫn chưa có trực thăng chuyên chở nên đại đội D cùng ba lô, đồ đạc vẫn ở nguyên tại chỗ.


    Từ hồi sớm, trung tá Vaught đã cho lập 1 đài quan sát trên cây ở góc đông bắc thôn. Từ trên này, các quan sát viên thận trọng nhìn sang chỗ quân địch và thấy bên đó có nhiều hoạt động khá nhộn nhịp quanh 1 kiến trúc lớn hình như xây bằng bê tông ẩn trong đám cây cối. Đến cuối buổi sáng thì các quan sát viên khẳng định có 1 lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng đang tung bay trên nóc boong ke. Trung tá Vaught gọi pháo dập ngay xuống chỗ đó nhưng những viên đạn trái phá 105mm chẳng thể làm nó suy chuyển nổi. Mãi sau này Vaught mới biết mình đã nhìn thấy và gọi pháo bắn vào 1 boong ke bằng bê tông cốt thép do Mỹ xây dựng được quân địch dùng làm bộ chỉ huy Mặt trận Trị - Thiên. (Trong thực tế đó là 1 boong ke cao 3 tầng và âm dưới đất 2 tầng được đề xuất, thiết kế, xây dựng bằng vốn của Mỹ với sự hỗ trợ của 1 nhà thầu địa phương người sau này bị phát hiện là thiếu tá công binh quân Giải Phóng.)


    Đến quá trưa thì trung tá Vaught quyết định tổ chức trinh sát thôn Quê Chữ bằng sức mạnh. 2 trung đội thuộc đại đội B của đại úy Howard Prince chuẩn bị tiến ra khỏi rặng cây thôn Liễu Cốc Thượng sang phía thôn Quê Chữ. Không ai trong 2 trung đội được giao nhiệm vụ lẫn trung tá Vaught, cùng đại úy Prince biết rằng đây chính là nhiệm vụ mà toàn thể tiểu đoàn 2, trung đoàn 12 Kỵ binh của trung tá Dick Sweet từng làm hôm 3/2 suốt 1 ngày giao tranh dài đằng đẵng.
    caonam_vOz, filber70, Longbow4 người khác thích bài này.
  4. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Đại úy Prince sắp xếp lực lượng theo 1 hàng rồi tiến ra cánh đồng bỏ hoang, đầy gốc rạ vào đúng 16g. Không có gì xảy ra khi lính Mỹ di chuyển qua đồng trống nhưng ngay khi họ đến chỗ rặng cây thì lọt vào ổ phục kích 3 mặt của bộ đội Bắc Việt. Trung đội 1 bị đánh mạnh nhất, tất cả lính trong tiểu đội dẫn đầu đều bị thương vong. Những người sống sót đang trong tình thế rất tuyệt vọng thế nhưng quân Bắc Việt đã không rời vị trí để xông lên đè bẹp bọn họ. Trong khi ban chỉ huy tiểu đoàn trong chu vi phòng thủ thôn Liễu Cốc Thượng đang cố tìm cách cứu lính thì 1 luồng đạn đại liên 12,8 ly từ bên thôn Quê Chữ bắn sang đã trúng vào hông ngôi nhà phía sau hầm trung tâm hành quân tiểu đoàn. Hỏa lực của khẩu đại liên đã ghìm chặt cả ban tham mưu trong gần 30 phút rồi bỗng đột ngột chấm dứt.


    đại đội A tổ chức 1 mũi nghi binh vào khu vực sườn trái đại đội B, nhằm giảm bớt áp lực cho những người còn sống sót. Tuy vậy, phải mất 3 tiếng đồng hồ, với nỗ lực hết sức bình sinh của đại úy Prince và các binh sĩ, họ mới tháo được ra rút về cùng 6 đồng đội bị thương. Đạn khói do pháo bắn đến kịp thời đã giúp 2 trung đội của đại đội B lùi lại 300m qua cánh đồng trống. Khoảng 1500 quả đạn trái phá cùng nhiều rocket từ trên máy bay bắn xuống đã xóa sạch các vị trí địch. Dù đã rất dũng cảm và đã làm hết sức mình, thế nhưng cả 3 tử sĩ của đại đội B - đi xích hầu cho trung đội 1 - đều phải bỏ lại ngay trong hàng cây thôn Quê Chữ.


    Cho tới tận tối thương binh vẫn chưa thể tản thương được do quân Bắc Việt đã tập trung hỏa lực nhắm vào thôn Liễu Cốc Thượng. Cuối cùng, khi các trực thăng tải thương đến nơi, thì thời tiết lại quá xấu nên mấy phi hành đoàn không sao nhìn thấy ánh đèn đánh dấu bãi đáp. Tuy còn rất nguy hiểm, các phi công vẫn bật đèn đáp dưới bụng để lính điều không phía dưới nhìn thấy và hướng dẫn họ đáp xuống an toàn. Dù chắc chắn bộ đội Bắc Việt có thể hạ được những trực thăng tải thương kia bằng đại liên, súng cối nhưng họ đã không bắn.


    Quá nửa đêm, thì 1 toán tình nguyện mới lẻn quay lại thôn Quê Chữ đem ba tử sĩ bị bỏ lại về. Toán thám sát nghe thấy cả tiếng lính Bắc Việt nói chuyện, ấy vậy mà họ không hề bị tấn công, mang về được cả 3 cái xác.


    Vào giữa đêm thì quân Bắc Việt dùng súng cối tấn công chu vi phòng thủ biệt lập của đại đội D làm cho 3 binh sĩ bị thương. Cối 60mm của đại đội C đặt trong thôn Liễu Cốc Thượng đã bắn sang phía đối phương và đã bắt cối địch phải im tiếng.

    Sáng hôm sau, thì mọi người trong tiểu đoàn 5/7 đều biết đến biệt danh được đặt cho cái ốc đảo gồm 2 thôn Quê Chữ và La Chữ là: T-T Woods, hay như cách nói thông thường là Tough-Titty Woods (khu rừng khó nhằn. ND)

    *

    Ngày 9/2, tiểu đoàn 2, trung đoàn 12 kỵ binh của trung tá Dick Sweet rời vị trí trên vùng núi xuống đánh ngôi làng có địch bố phòng là thôn Bồn Trì. Ngôi làng này nằm ngay dưới chân dãy Trường Sơn đúng ngay phía nam thôn La Chữ và cắt ngang tỉnh lộ 554. Quãng đường từ trên núi đi xuống không có gì xảy ra nhưng ngay khi lính Kỵ binh bay tới gần thôn Bồn Trì quân Bắc Việt lập tức chống trả quyết liệt. Các căn cứ pháo binh của lục quân Mỹ ở Bắc Huế đang lâm vào tình trạng thiếu đạn dai dẳng. Từ khi bắn mất 1500 quả đạn pháo để hỗ trợ cho đại đội B, tiểu đoàn 5/7 kỵ binh ngày 8/2 thì đến hôm 9/2 pháo binh chỉ còn có thể chi viện cho tiểu đoàn đang gặp khó khăn của Sweet 1 cách hạn chế. Tuy vậy, đến cuối ngày, mấy đại đội của Sweet cũng đã tiến được 300m về phía bắc, xuyên qua khu vực có nhiều nhà cửa. Tiểu đoàn của Sweet có 2 binh sĩ tử trận, 14 lính bị thương. Không rõ số thương vong của bộ đội Bắc Việt.

    tiểu đoàn 5/7 của Vaught vẫn đóng trong thôn Liễu Cốc Thượng suốt ngày 9/2 để củng cố trận địa phòng ngự. Trong ngày hôm đó cứ mỗi khi có trực thăng đáp xuống hoặc bay lên là tiểu đoàn lại bị súng cối địch tập kích. Đến xế chiều thì bộ đội Bắc Việt nã cối cấp tập vào các vị trí của đại đội B và đại đội C. Chỉ trong nháy mắt, đại đội B đã có hơn 9 ca bị thương, trong đó 1 trung đội trưởng. Số bị thương của đại đội C là 12 người. Cho tới khi trực thăng tải thương đến lúc tối, 1 thương binh cứ la hét lớn đến độ các binh sĩ gần đó chỉ biết nghiến răng chịu trận.

    Do căn cứ Camp Evans không có sẵn trực thăng chở đồ; các bãi đáp thì lại quá nguy hiểm nên rốt cuộc đến 17g thì đại đội D đành tự khiêng đám ba lô, đồ đạc về phía bắc ra Quốc lộ 1, theo lối sau vào hội quân với tiểu đoàn. Đồ đạc về đến nơi đã làm tinh thần toàn đơn vị tăng lên đáng kể.

    *

    Ngày 10/2, tiểu đoàn 2/12 Kỵ binh của Sweet phần lớn chỉ hoạt động trong thôn Bồn Trì còn tiểu đoàn 5/7 Kỵ binh của Vaught thì tiếp tục củng cố công tác phòng ngự tại thôn Liễu Cốc Thượng và canh chừng bộ đội Bắc Việt phía bên kia. Đến chiều – sau khi đại đội A, tiểu đoàn 5/7 đã rà xong mìn trên Quốc lộ 1 – thì 1 đoàn xe chở đồ hậu cần bắt đầu chạy từ căn cứ Camp Evans xuống. Mấy lính đại đội B đang bắn đại liên 50 gần chỗ chiếc Huey bị hạ đã phải bật khỏi vị trí sau hơn 1 giờ bị cối 82mm địch bên thôn Quê Chữ ‘tỉa’ (20 quả). 1 binh sĩ khi quay lại lấy khí tài của khẩu đại liên đã bị lính bắn tỉa Bắc Việt hạ sát. Đêm đó, sĩ quan tình báo lữ đoàn cho biết hình như bộ chỉ huy địch đặt trong cái boong ke ở thôn La Chữ đang nắm quyền điều khiển mọi hoạt động của các lực lượng quân Giải Phóng xung quanh Huế.


    Ngày 11/2 cũng chẳng có gì nổi bật. Thời tiết vẫn tệ hại. tiểu đoàn 2/12 án binh trong thôn Bồn Trì còn tiểu đoàn 5/7 thì vẫn quanh quẩn tại Liễu Cốc Thượng. Đến 8g30 thì cối 82 ly của Bắc Việt từ thôn Quê Chữ rót sang đã làm thêm 13 lính của đại đội B, tiểu đoàn 5 bị thương; trong đó có cả đại đội phó.


    Sau khi các sĩ quan, hạ sĩ quan của các đại đội trên tuyến đầu khuyến cáo cho ban tham mưu tiểu đoàn tình hình thực tế – rằng lính bắn tỉa và súng cối quân địch đang tập trung hỏa lực nhắm vào vị trí các đại đội B và C – thì trung tá Vaught lệnh cho tiểu đoàn co lại 200m, lập trận địa phòng thủ vững chắc ở trung tâm thôn Liễu Cốc Thượng. Chỉ những đài quan sát kín đáo mới được để lại ở bìa làng.
    DepTraiDeu, gaume1, filber701 người khác thích bài này.
  5. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Ở giữa chu vi phòng thủ mới của tiểu đoàn 5 là 3 căn hầm sâu làm: trạm sơ cứu, sở chỉ huy và trung tâm hành quân tiểu đoàn . Mỗi hầm chiến đấu mới đào đủ rộng để chứa 3 binh sĩ, được chia ca để lúc nào trong ngày cũng có ít nhất 1 lính ở trong đó. Súng máy được bố trí quanh chu vi phòng thủ trong các căn hầm sao cho có thể yểm trợ lẫn nhau. Tất cả súng cối 60mm và 81mm đều đã chấm sẵn tọa độ những đường tiếp cận; các hỏa tập tiên liệu. Nhìn chung đây là 1 vị trí phòng ngự mạnh mẽ, khá ấn tượng.


    Khi binh sĩ đã ổn định trong công sự, trung tá Vaught gấp rút xin phép cho tiểu đoàn tấn công ngày mai vào cái boongke của bộ chỉ huy quân địch ở thôn La Chữ. Được sự yểm trợ mạnh của pháo binh; nếu trời tốt lên sẽ có thêm sự chi viện của máy bay cánh cố định và trực thăng vũ trang nữa. 1 kế hoạch tấn công khá cẩn trọng đã được lập.


    Đêm đó Jim Vaught đã 'dạy' cho đơn vị thấy việc chiến đấu trong đêm tối là như thế nào. Vào giữa đêm, 1 trái sáng bỗng bùng lên, các binh sĩ nghe thấy trước chu vi phòng thủ có nhiều tiếng lục sục. Ngay lập tức bên trung tâm hành quân cứ nhặng xị xin bắn pháo sáng. Trung tá Vaught từ chối và hạ lệnh cấm không ai được bắn súng trường hay súng máy. Ông dặn chỉ bắn bằng súng phóng lựu M79– loại này không phát ra lửa đầu nòng – và nếu làm tốt thì sáng ra lính súng phóng lựu sẽ có xác địch cho tiểu đoàn trưởng xem. Tiếng động phía trước vẫn không dứt nên các binh sĩ đã bắn hú họa nhiều quả M79 về phía mục tiêu. Trời vừa sáng, ‘xác địch’ mà viên tiểu đoàn trưởng được chứng kiến hóa ra lại là 1 chú lợn trong làng.






    Chương 35





    Thiếu tá Charlie Baker lập kế hoạch tấn công suốt cả đêm và nó đã được trung tá Jim Vaught chấp thuận. Kế hoạch được phổ biến trong cuộc họp diễn ra sáng sớm ngày 12/2 với các đại đội trưởng và chỉ huy các bộ phận hỗ trợ, bảo đảm. Cũng cần phải nói là kế hoạch chi tiết của Baker chỉ hơi khác 1 chút so với lộ trình kế hoạch tiểu đoàn 2/12 đã thực hiện ngày 3/2. Trong giai đoạn đầu nó cũng diễn ra trên địa đoạn tương tự. 2 đại đội – A bên trái và C bên phải – sẽ di chuyển đến tuyến xuất phát tiếp giáp hàng cây ở bìa làng Liễu Cốc Thượng. Sau đó họ sẽ tấn công qua cánh đồng lúa tới 2 mục tiêu trung gian: đại đội A sẽ chiếm cái nghĩa địa có nhiều cây nhỏ còn đại đội C thì vào chiếm thôn Phù Ổ. Sau đó đại đội A xốc lại đội hình rồi dưới sự che phủ của đạn khói do pháo bắn xung phong sang rìa bắc thôn Quê Chữ - tức ‘TT-woods'.


    Khi đã lọt vào rặng cây, đại đội A lại xốc lại đội hình lần nữa rồi đánh xuyên qua các thôn Quê Chữ, La Chữ tới cái boong ke đặt bộ chỉ huy Mặt trận Trị - Thiên. Cùng lúc đó đại đội C sẽ tấn công thọc sườn vào vùng đất trống ở phía tây ‘TT-woods' và bộ chỉ huy quân Bắc Việt trong thôn La Chữ. đại đội D là dự bị của tiểu đoàn , sẵn sàng xông lên khi cần đến. đại đội B giai đoạn đầu sẽ ở trong thôn Liễu Cốc Thượng, tổ chức chi viện hỏa lực tại chỗ cùng các khẩu đội cối 81mm, đại liên 50 và 1 khẩu đại bác không giật 106 ly của tiểu đoàn. Lữ đoàn đã cho tiểu đoàn 5/7 biết là cùng lúc đó tiểu đoàn 2/12 sẽ phát động tấn công từ thôn Bồn Trì lên phía nam thôn La Chữ, tuy nhiên do 1 toán thám sát thuộc tiểu đoàn của Dick Sweet bất ngờ vấp phải sự kháng cự quyết liệt nên mũi tấn công của tiểu đoàn 2/12 đành phải hủy bỏ.


    Cuộc tấn công của tiểu đoàn 5/7, vốn dự định sẽ khởi phát khi trời vừa sáng đã phải hoãn lại do chưa có sẵn pháo binh yểm trợ. Theo lịch trình mới thì các đại đội tham gia đột kích sẽ vượt tuyến xuất phát lúc 12g30. Đại đội C đã dừng lại sát tuyến xuất phát đợi cho đúng giờ nhưng đại đội A vẫn cứ tiếp tục. Sau này khi thiếu tá Charlie Baker chất vấn đại đội trưởng đại đội A lý do tại sao không cho quân dừng lại thì viên trung úy trẻ trình bày với Baker là mình chẳng biết tuyến xuất phát ở đâu cả. Baker đành nhận đó là lỗi của mình.


    Thế là đại đội C phải ra khỏi tuyến xuất phát để hỗ trợ cho sự tiến quân hấp tấp của đại đội A. Kế hoạch yểm trợ hỏa lực phải bỏ vì các đại đội tiến công đã tới các mục tiêu trước khi pháo bắn. đại đội B yểm hộ cuộc tấn công bằng hỏa lực trực tiếp của mình. Đại đội A vượt qua nghĩa địa rồi xoay sang trái tiến thẳng đến thôn Quê Chữ. Ngay khi đơn vị vừa quay sang trái thì nhiều bộ đội Bắc Việt bố trí trong lũy tre trước mặt quân Mỹ liền khai hỏa, buộc lính kỵ binh phải nấp sau cái bờ ruộng chạy theo hướng tây bắc qua đông bắc. Ngay khi đại đội A bị bắn, thì đương nhiên đại đội C cũng bị chặn lại. Tuy nhiên, đại đội A còn có bờ ruộng che chắn chứ đại đội C thì chỉ toàn đồng trống. Chỗ ẩn nấp duy nhất ở đây là những gốc rạ trên cánh đồng.


    Cường độ đạn súng cá nhân địch từ rặng tre bên trái đại đội A bắn sang ngày càng gia tăng. Trong khi đó đạn pháo và cối của Mỹ cũng đã dập xuống các vị trí địch ngay trước mặt 2 đại đội chừng 150m – nhưng có vẻ chẳng có tác dụng gì đáng kể. đại đội D vận động sang bên trái đại đội A nhưng rồi cũng bị ghìm chặt trong ruộng lúa bên trái nghĩa địa.


    *

    Ngay khi thấy cuộc tấn công không phát triển được, tiểu đoàn liền xin không yểm bằng trực thăng vũ trang trang bị rocket (ARA), máy bay cánh cố định và tái tiếp tế khẩn cấp đạn dược. Trực thăng vũ trang tới nơi liền oanh kích xuống ngay những rặng cây địch đang chiếm giữ. Đồng thời đám trực thăng hậu cần cũng đáp xuống sau bờ ruộng và nghĩa địa dưới làn đạn, cách phòng tuyến địch 150m. Tới tận 14g, máy bay phản lực cường kích của không quân mới tới và hăng hái xuyên mây oanh tạc ngay. Rủi thay, trần mây thấp đã khiến chiếc máy bay chỉ điểm mục tiêu cho đám phản lực cơ gặp khó khăn khi bắn rocket đánh dấu mục tiêu sâu trong thôn Quê Chữ, thế là phần lớn các nỗ lực trên đều phí phạm. Rốt cục chẳng sự chi viện nào đủ giúp dưới quân mặt đất tái tấn công cả. Mọi thứ đã không được như kỳ vọng ngay từ những phút đầu tiên
    caonam_vOz, Longbow, gaume14 người khác thích bài này.
  6. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Thời gian từ đó tới cuối buổi chiều thì thời tiết chuyển xấu. Tuy nhiên tiểu đoàn vẫn xin không kích mạnh xuống hàng cây của quân Bắc Việt. Việc hiệp đồng đã khả quan hơn sau 1 hồi chửi mắng của trung tá Vaught. Những bụi tre và hàng cây trước mặt lính Kỵ binh giờ chỉ như đám bùi nhùi cháy dở.


    Trong suốt quá trình oanh tạc kéo dài hàng giờ đồng hồ, trung tá Vaught nấp sau nấm mộ nhỏ phía sau phòng tuyến quân mình chỉ chừng 15 thước ló đầu lên quan sát. Dù tiếng bom, đạn đang nổ ầm ầm, thiếu tá Charlie Baker vẫn nghe thấy tiếng đạn bay víu qua mỗi khi Vaught ló đầu lên. Baker nhận ra rằng có 1 lính bắn tỉa Bắc Việt đã nhìn thấy mấy cần ăng ten điện đài của ban chỉ huy. Lo sợ cho tính mạng của Vaught, cuối cùng Baker phải nói: “Sếp, xuống đây nấp với chúng tôi được không? Tôi nghĩ anh đã bị phát hiện.” Vaught chỉ cười rồi lại tiếp tục. Lát sau Baker bò dưới làn đạn bắn tỉa sang trái đến phổ biến nhiệm vụ của đại đội D trong đợt tiến công sắp tới.


    Đại đội D rời Liễu Cốc Thượng và tương đối dễ dàng tiến đến bờ ruộng đối diện với đầu bắc thôn Quê Chữ và hợp với bờ ruộng mà đại đội A đang nấp 1 góc vuông. Do đó đại đội D đang nằm ở phía đông nam lũy tre mà nửa trái đại đội A ở phía tây đang đối diện.


    *

    Đúng 18g, 3 đại đội trên tuyến đầu tiểu đoàn 5/7 tổ chức đợt tấn công cuối cùng vào lũy tre và rặng cây rậm rạp trước mặt. Phía Mỹ hy vọng hệ thống phòng ngự địch đã bị nghiền nát sau những đợt không kích, pháo kích liên hồi kỳ trận. Nếu đúng như kế hoạch thì các đại đội sau khi chọc thủng được phòng tuyến của quân Bắc Việt sẽ đáng thọc qua thôn Quê Chữ tới cái boong ke bên thôn La Chữ.


    1 lần nữa bộ đội Bắc Việt để cho tiểu đoàn quân Mỹ tiến lên mà không kháng cự. Đợi đến khi đại đội C vào tới hàng cây bên phải, đại đội A và đại đội D lọt gần đến lũy tre thì hỏa ngục mới bùng nổ. Do công tác chuẩn bị của cho đợt tiến công cuối cùng lâu đến gần 4 tiếng đồng hồ trước mũi quân địch nên tiểu đoàn Kỵ binh bay Mỹ đã đánh mất yếu tố bất ngờ.


    Bên cánh phải tiểu đoàn , đại đội C đã tiến đến mục tiêu đầu tiên của mình là con suối cạn nằm giữa thôn Quê Chữ và thôn Phù Ổ. Rủi thay, để chiếm được thôn Phù Ổ, đại đội C phải đánh tạt qua phải chứ không thể theo đúng lộ trình kế hoạch ban đầu. đại đội C cũng không đủ quân để bảo vệ chính diện và sườn phải bị hở của đại đội A. Kết quả là sườn trái đại đội C hở ngày càng rộng và tách biệt hẳn với đại đội A. Ngay khi vừa đến được dòng suối đại đội C đã bị bộ đội Bắc Việt trong hệ thống công sự có chiều sâu trong rặng cây bao quanh tôn Phù Ổ lạnh lùng chặn đứng. Đơn vị đành phải di chuyển tới khu vực phía bắc con suối cạn.


    Đại đội A tung toàn lực tấn công vào lũy tre trước mặt. Bộ đội Bắc Việt để yên cho đại đội vượt qua khoảng trống hẹp tiến vào lũy tre. Thực tế là lính Bắc Việt trong các 'lỗ nhện' (spide holes - hố cá nhân được ngụy trang kín đáo. ND) để cho đại đội A xông vào làng lọt hẳn qua phòng tuyến của mình. Ngay khi lính Kỵ binh bay lọt vào khoảng giữa họ và lũy tre kế tiếp của ngôi làng thì cả 2 tuyến phòng ngự địch mới khai hỏa. Bị ‘chụp’ ngay ở giữa, đại đội A bị hỏa lực súng cá nhân phía trước bắn tan nát, còn phía sau thì ăn lựu đạn chày.


    Xa về bên trái, đại đội D bắt đầu đột kích vào lũy tre – đầu tiên trong số nhiều lũy tre liên tiếp nhau mà người Việt dùng để phân chia ranh giới đất đai. Cũng giống đại đội A, đại đội D vượt qua 1 hàng những 'lỗ nhện' rồi bị địch dùng hỏa lực súng cá nhân, lựu đạn đánh cả đằng sau lẫn trước mặt. Đại úy Frank Lambert, chỉ huy đại đội D đã triển khai đơn vị mình theo cách thông thường; 2 trung đội tiến trước, 1 trung đội đi sau. Khi bộ đội Bắc Việt nổ súng, trung đội đi đầu bên trái liền xoay sang trái cố tìm điểm yếu của đối phương, trung đội đi đầu bên phải cũng làm như vậy bên phía của mình. Cả 2 trung đội này nhanh chóng không thể ngóc đầu dậy nối. Trung đội dự bị cũng bị ghìm chặt ngoài chỗ trống trước khi tới bịt được lỗ thủng ở trung tâm. Việc này khiến cho đại úy Lambert cùng ban chỉ huy giờ nằm chết dí trên bãi trống phía trước trung đội dự bị và ở giữa các trung đội xung kích vốn đã tạt qua 2 bên.


    Đại úy Lambert nhận thấy bộ đội Bắc Việt chủ yếu tập trung hỏa lực bắn vào trung đội bên phải. Vào thời điểm đó anh đã không nhận ra rằng, nếu như có thể tiến lên, thì trung đội này đang ở trong vị trí có thể đánh thọc sườn tuyến chiến hào của quân Bắc Việt mà đại đội A đang phải đối mặt. Tình cảnh của Lambert lúc ấy rất nguy hiểm – anh đang phải liều mạng nhấp nhỏm quan sát qua bụi cỏ – việc các xạ thủ Bắc Việt phát hiện ra mấy cái cần ăng ten nghễu nghện của các điện đài viên chỉ còn là vấn đề thời gian.


    Trong vài phút lộn xộn tiếp đó, Lambert nhận ra vì đại đội đã lọt qua lũy tre nên 1 lực lượng nhỏ của địch giờ lại đang ở bên trái và lệch về phía sau. Số bộ đội này bố trí trong 1 chiến hào đã ghim chặt cứng trung đội bên trái trong lũy tre. Lambert vừa nghĩ tới việc lệnh cho trung đội dự bị cố chọc thủng tuyến hào địch thì nghe tin chỉ huy trung đội này đã tử trận. Hiện không ai có đủ khả năng lãnh đạo trung đội tác chiến – trung sĩ trung đội phó đã đi phép – nên Lambert đành lệnh cho trung đội bên phải bó vào trong, trung đội dự bị lên lấp khoảng trống ở giữa còn anh cùng ban chỉ huy thì rút khỏi lũy tre.


    Trong cơn hỗn loạn ấy, điện đài viên mạng đại đội của Lambert quì dậy giương súng M16 bắn và hô lớn: “Sếp, anh ra khỏi đây đi!” Lambert đáp: “Không, cậu đi trước đi.” Thật khó tin 2 người cứ nhường qua nhường lại, trong hoàn cảnh thế này. Rốt cục Lambert hét lớn: “Đi thôi!” rồi rút ra trước trong khi cậu lính điện đài ngoan cố kia bắn yểm trợ. Nhờ các khẩu đội cối 60mm trình diễn 1 màn tuyệt vời bắn chế áp các tuyến chiến hào của quân Bắc Việt mà các đơn vị của đại đội D mới có thể di chuyển nổi.


    *
  7. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Ngay khi đợt tấn công xế chiều vừa được tung ra người ta liền thấy rõ là quân Bắc Việt đã rất khôn ngoan khi triển khai trên toàn bộ chiều dài hàng cây của thôn Phù Ổ đối diện đại đội C và trong lũy tre nhìn sang thôn Quê Chữ. Với thực tế đó, địch có nhiều phòng tuyến có thể liên kết và hỗ trợ lẫn nhau được sự yểm trợ của các chiến hào và hỏa điểm mạnh. Dường như quân phòng thủ còn đông hơn cả quân tấn công. Ngoài vũ khí cá nhân địch, còn được cúng cấp rất nhiều lựu đạn. Bố đội Bắc Việt có nhiều súng cối và cả 1 lượng lớn mìn Claymore chiến lợi phẩm; số này đã nổ tung vào mặt lính xung kích Mỹ.


    Trong khi cả 3 đại đội quân Mỹ đang lo đối phó phía trước mặt, thì đã có ít nhất 2 đại đội Bắc Việt xông ra phản kích vào sườn bị hở của đại đội A. May cho đại đội A là mũi phản kích của bộ đội phải tiến qua cánh đồng trống nên đại đội C mới ngăn chặn và đánh lui được quân địch.


    Ngay khi mũi phản kích của đối phương bị đẩy lui, trung tá Vaught cùng thiếu tá Baker nhất trí cho rằng nếu có đánh nữa thì cũng chỉ vô ích do đó đến 18g15, họ lệnh cho 3 đại đội trưởng rút quân về thôn Liễu Cốc Thượng.


    Việc thoát khỏi chiến trường đối với đại đội A và C diễn ra tương đối dễ dàng do lợi dụng được nghĩa trang và bờ ruộng che chắn. Tuy nhiên đại đội D của đại úy Frank Lambert thì lại kẹt trong 1 cái hộp với những tuyến chiến hào địch đang chạy song song và vuông góc đơn vị. Chẳng cách gì lùi thẳng về chỗ nghĩa địa được nên Lambert phải lệnh cho đại đội lật qua trái, lợi dùng lũy tre cao, dày chắn bớt làn đạn dữ dội của bộ đội Bắc Việt. Khi lệnh rút lui vừa được ban ra thì đại úy Lambert nghe tin có 1 thương binh đang nằm ngoài ruộng, bị đạn địch kìm chặt. Lambert lập tức rời cái hào đang khá an toàn bò dưới lằn đạn ra cứu người bị thương. Hành động trên của anh đã được tưởng thưởng bằng 1 chiếc huân chương sao bạc cùng lòng ngưỡng mộ của binh sĩ dưới quyền. Rủi thay, gương tốt của người đại đội trưởng lại chẳng được noi theo ở những chỗ khác. Đêm đó, khi về đến thôn Liễu Cốc Thượng thì đại đội D mới thấy thiếu mất 5 người, trong đó có cả viên trung đội trưởng đã tử trận.


    Trong đêm 12/2, sau khi tất cả các thương binh đều đã được trực thăng chuyển khỏi thôn Liễu Cốc Thượng thì thương vong của tiểu đoàn 5/7 mới được thống kê: đại đội A tử trận 2, bị thương 24; đại đội B có 1 thương binh; đại đội C có 2 chết, 8 bị thương; đại đội D mất tích 5, bị thương 3. Chẳng hy vọng gì việc 5 lính mất tích kia còn sống. (sau đó mấy đêm, đích thân đại úy Frank Lambert chỉ huy 1 toán lính quay lại thôn Quê Chữ để thu hồi xác 5 binh sĩ này. Khi vừa tìm ra mấy cái xác đang phân hủy thì không hiểu có nhầm lẫn gì mà người trong chu vi phòng thủ tiểu đoàn lại lệnh pháo bắn trái sáng ngay chỗ lũy tre khiến cho toán qui tập phải nằm im bất động đợi ánh sáng tắt dần. Thế rồi họ đành rút về, để xác đồng đội lại.)


    Tiểu đoàn 5, trung đoàn 7 kỵ binh chỉ có thể ước tính số thương vong của quân Bắc Việt ở thôn Quê Chữ và thôn Phù Ổ hôm 12/3. Con số mà thiếu tá Baker đưa ra 7 lính Bắc Việt chết, 23 bị thương. Phần lớn số này dựa vào báo cáo của đại đội C về đợt phản kích ngoài đồng của địch lúc xế chiều. Tuy nhiên Baker ước đoán số lượng thương vong của đối phương do trúng phi pháo còn nhiều hơn nữa.


    Có thể thấy rõ tiểu đoàn 5 đã chạm trán với 1 cứ điểm lớn mà quân Bắc Việt quyết tâm giữ. Trung tá Vaught, thiếu tá Baker và các đại đội trưởng giờ phải dốc toàn lực cố tìm ra cách chọc thủng T-T Woods vào chiếm lấy cái boong ke có bộ chỉ huy Bắc Việt trong thôn La Chữ.







    Chương 36






    Kế hoạch đánh chiếm T-T Woods được nghiên cứu lại 1 cách kỹ lưỡng ngay khi tiểu đoàn 5/7 'ôm đầu máu' quay về chu vi phòng thủ của mình ở Liễu Cốc Thượng. Trung tá Jim Vaught và thiếu tá Charlie Baker giờ đã hiểu nếu như cứ đánh vỗ mặt sẽ không thể nào thắng nổi.


    Những vị khách 'cỡ bự' đã tới viếng thăm ngay sau buổi trưa ngày 13/2. Chuẩn tướng Oscar Davis, 1 trong 2 vị sư đoàn phó của sư đoàn 1 Kỵ binh bay đã đáp trực thăng tới hội đàm với Jim Vaught. Davis được dẫn đi xem quang cảnh chiến trường bữa trước rồi mới bay về. Đến 14g thì thiếu tướng Jack Tolson, tư lệnh sư đoàn cũng đến. Sau khi họp xong, Tolson bảo trung tá Vaught cùng thiếu tá Baker là ông hy vọng có thể tung ra được 1 đợt tiến công với quy mô 3 tiểu đoàn vào T-T Woods ngay khi tập trung đủ lực lượng. Lữ đoàn 3 đang căng kéo quá mỏng khó có thể làm nhiệm vụ này. tiểu đoàn 5/7 cùng tiểu đoàn 2/12 đang đối diện với 2 đầu của T-T Woods. tiểu đoàn 1/7 thì phải làm nhiệm vụ "canh gác cung điện" ở căn cứ Camp Evans. Lữ đoàn 1 sau khi đối phó với cuộc tập kích của địch thì nay vẫn còn đang hành quân truy quét quanh thị xã Quảng Trị. Tolson hy vọng việc lữ đoàn 2 sắp từ vùng II chiến thuật lên tới nơi sẽ giúp giải phóng tiểu đoàn 1/7 để đơn vị này tham gia đánh chiếm T-T Woods. Ngoài ra còn 1 số đại đội thuộc lữ đoàn 2, sư đoàn dù 101 đang chốt ngay trong các vị trí quanh Tứ Hạ. Nếu mọi thứ xuôi sẻ cả thì cuối cùng toàn bộ lữ đoàn dù này sẽ đảm nhiệm tuyến Quốc lộ 1. Chốt lại, tướng Tolson hứa bảo đảm cung cấp pháo 203mm, 155mm và phối thuộc cho cuộc tấn công cuối cùng vào T-T Woods 1 số xe tăng, xe bọc thép rồi cho chúng tháp tùng Vaught tới tận chân thành nội luôn nữa. Sau đó tướng Tolson đi mất để Jim Vaught ở lại vận lộn với những gì đang thực sự có trong tay: 1 tiểu đoàn Kỵ binh có 400 quân và 1 mục tiêu quá mức kiên cố mà đơn vị phải đánh chiếm.
    caonam_vOz, gaume1, huytop2 người khác thích bài này.
  8. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Trong ngày 13/2, tiểu đoàn 5/7 cũng được tăng cường chút đỉnh. 1 chuyên gia bắn tỉa trang bị súng trường M14 có kính ngắm đã bò ra khỏi chu vi phòng thủ rồi sau đó giành được điểm thắng duy nhất trong ngày cho tiểu đoàn. Gần hết đêm thì 1 cặp trái sáng bố trí trước vọng tiêu của đại đội C bỗng bùng lên, dẫn đến 1 trận nổ súng loạn xạ. Số lính trong vọng tiêu thề rằng họ đã nhìn thấy 3-4 bộ đội Bắc Việt, rồi còn bị ngoài đó bắn và ném lựu đạn chày vào nữa. Tuy vậy kết quả duy nhất của trận bắn lộn này chỉ là 2 lính Kỵ binh bay bị thương nhẹ.


    Những lời hứa hẹn của tướng Tolson mãi đến hôm 15/2 mới 'nhú mầm' dưới việc chi viện bằng cỡ pháo 105mm. Cả ngày chỉ có nhõn 2 phi tuần máy bay phản lực oanh tạc xuống T-T Woods nhưng Vaught được thượng cấp đảm bảo khi gần đến thời điểm tiến công sẽ có nhiều hơn thế. Mọi thứ nghe có vẻ khả quan - cho tận đến 18g, thì thiếu tá Baker mới được biết rằng sẽ chẳng có pháo 203 ly lẫn 155 ly nào giành cho cuộc tiến công theo như dự kiến.


    Thế là lại phải thay đổi kế hoạch. Ngày 15/2, Lữ trưởng lữ đoàn 3, đã báo cho trung tá Vaught biết tiểu đoàn 2/12 của trung tá Dick Sweet chắc chắn sẽ tham gia được vào trận đánh chiếm T-T Woods. Theo lữ đoàn thì tiểu đoàn 2 sẽ được không vận từ vị trí của mình phía nam thôn La Chữ tới 1 bãi đáp sau lưng thôn Liễu Cốc Thượng đúng lúc và tiến hành tấn công bên sườn trái tiểu đoàn 5/7 vào T-T Woods. Lữ đoàn cũng đề cập đến việc sẽ cho 1 đại đội xe Gun truck trang bị đại liên 50 4 nòng và xe tăng M42 Duster có pháo 40 ly nòng đôi tới chi viện hỏa lực tại chỗ. Nếu đúng như thế thì thật là hay nhưng sau đó Jim Vaught và Charlie Baker vẫn ngả theo hướng xây dựng phương án chỉ có 1 tiểu đoàn tấn công vào T-T Woods. Các binh sĩ đều được huấn luyện khoa mục phá hủy bằng chất nổ, làm bộc phá thay cho bộc phá phá rào chuyên dụng (bangalore) cũng như bộc phá thông thường; các tiểu đội cũng đều được học cách sử dụng chúng trong tiến công. Bộ phận hậu cần tiểu đoàn cũng 'xoay xở' mọi cách kiếm được 1 mớ súng phun lửa, kìm cắt dây kẽm gai. Dù kỳ vọng vào cuộc tấn công với 2 tiểu đoàn nhưng thiếu tá Baker chủ yếu vẫn tự thân vận động. Ông lên kế hoạch dùng máy bay phản lực ném bom napalm và bom 1000 cân Anh ngay khi trận oanh kích chuẩn bị kết thúc. Đến khi nghe tin pháo hạm hải quân có thể hỗ trợ trong ngày 16/2, Baker mới sửa kế hoạch để có thể kết hợp thêm hỏa lực hải pháo cho trận tấn công cuối cùng.


    Chỉ có vài hoạt động nhỏ là diễn ra ngoài kế hoạch. đại đội D, tiểu đoàn 2, trung đoàn dù 501 đã được đặt dưới quyền điều động của tiểu đoàn 2/7 Kỵ binh từ ngày 15/2. Hôm đó, trong lúc tuần tiễu trên đoạn tỉnh lộ 554 ở phía đông Thượng Thôn, đại đội này đã chạm trán với 1 lực lượng quân Bắc Việt có ít nhất là 2 đại đội. Pháo binh và trực thăng vũ trang đã được gọi đến nhưng đại đội lính dù vẫn bị ép rất mạnh cho đến khi các đại đội B và C cấp tốc hành quân bộ tới nơi. Trận ác chiến diễn ra ở cự ly rất gần. Đại úy Howard Prince, đại đội trưởng đại đội B đã xin hỏa lực chi viện. Anh hướng dẫn trực thăng vũ trang oanh kích chỉ cách quân mình 25 thước, hiệu chỉnh pháo bắn cách đó 50m, gần tới nỗi cũng bị dính mảnh pháo. Bộ đội Bắc Việt vẫn bám trụ và chiến đấu ngang ngửa với các đại đội quân Mỹ cho đến xế chiều mới chịu rút. Phía Mỹ đếm được 58 xác quân địch trên chiến trường. Sau này qua xác minh mới biết đơn vị Bắc Việt này đang trên đường hành quân từ Khe Sanh đến Huế. Đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy 3 trung đoàn bộ binh Bắc Việt tới tăng cường cho Mặt trận Trị - Thiên đã có mặt xung quanh Huế.


    *

    Qúa trình hủy diệt phần phía bắc T-T Woods bắt đầu từ rất sớm hôm 16/2. Pháo mặt đất đã bắn 1000 trái đạn nổ xuống mục tiêu. Pháo hạm dập xuống T-T Woods 4000 quả trong khi máy bay phản lực của không quân thì ném xuống đó 35 tấn bom phá cùng gần 5 tấn bom nalpam.


    Sang ngày 17/2, thiếu tá Baker đáp trực thăng ra Quảng Trị lên chiếc máy bay chỉ điểm mục tiêu O-1 làm 1 chuyến trinh sát đường không trên bầu trời T-T Woods. Baker đã vẽ được sơ đồ chi tiết vị trí các rặng tre và hàng cây nhưng do không quen quan sát từ trên máy bay cánh cố định nên không thể định vị chính xác các hỏa điểm của quân Bắc Việt. Baker giải thích điều đó cho viên phi công, người từng bay qua mục tiêu này trước đó. Phi công liền vòng lại bổ nhào phóng rocket đánh dấu các vị trí quân địch. Máy bay bổ nhào tuy làm Baker ói mửa nhưng sự cơ động đó cũng khiến anh ghi lại tốt hơn hình ảnh 'thành trì' của đối phương. Khi máy bay ngóc lên sau cú bổ nhào thứ 3 hay 4 gì đó, chiếc O-1 đã bị hỏa lực 1 khẩu đại liên 12,8 ly bắn theo, thấy vậy Baker liền quyết định thế là đủ ko cần trinh sát nữa.


    Các hoạt động tuần thám tích cực được tiến hành liên tục từ sớm ngày 19/2 tới giờ càng lúc càng tiến sát hơn đến T-T Woods. Hầu hết các đơn vị của tiểu đoàn 5/7 đều tham gia cuộc càn quét từ thôn Liễu Cốc Thượng qua Quốc lộ 1 lên phía bắc 1 quãng ngắn. 1 lực lượng Bắc Việt bố trí trong công sự tại nghĩa địa lớn phía bắc con đường bắn vào lính kỵ binh bay từ rất xa đã. Các tiền sát viên pháo binh liền gọi pháo dập ngay trong khi lính tráng lùi về lại thôn Liễu Cốc Thượng. Chẳng ai muốn bị cuốn vào 1 trận đánh lớn trên hướng ấy cả.


    Trong khi tiểu đoàn 5/7 tiến hành tuần thám trên mặt bắc thì 2 cuộc tuần tiễu của tiểu đoàn 2/12 diễn ra phía đông thôn Bồn Trì đều chạm trán với những mũi trinh sát cỡ tiểu đội của Bắc Việt. Cả 2 toán tuần tiễu Mỹ đều rút về sau khi đã gọi pháo dập. Sau hết, 1 toán tuần thám thuộc tiểu đoàn 2, trung đoàn dù 501 đang từ Tứ Hạ thăm dò về phía đông nam vượt qua tỉnh lộ 554 ở phía bắc Bồn Trì cũng chạm trán quân Bắc Việt chốt ở đó và đánh nhau cho đến tận chiều tối.


    Cũng trong ngày 19/2 - 2 ngày trước trận tấn công lần 3 vào T-T Woods, tiểu đoàn 2, trung đoàn dù 501 chính thức được phối thuộc cho lữ đoàn 3, sư đoàn 1 Kỵ binh bay đúng như dự kiến; thế là tiểu đoàn 1/7 được 'thoát' khỏi nhiệm vụ bảo vệ căn cứ Camp Evans về hoạt động trong đội hình lữ đoàn 3.
  9. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Thời gian giữa các trận tấn công vào T-T Woods cũng chẳng hề thiếu những bi kịch. Công tác tuần thám liên tục gặp đụng độ cùng với việc địch quân cũng thường xuyên hoạt động tích cực đã làm tiểu đoàn thêm suy yếu. đạn cối Bắc Việt luôn câu tới mỗi khi thấy máy bay trực thăng lai vãng gần thôn Liễu Cốc Thượng hay cứ nhè cái mục tiêu cố định lớn ngay giữa ngôi làng quân Mỹ đang đóng mà giọt.


    Rất nhiều lính kỵ binh bay lúc mới đến Liễu Cốc Thượng đầy vẻ nhơn nhơn tự cao tự đại. Chỉ đến khi bị thương vọng nặng nề thì họ mới tỉnh ra. Thái độ khinh thường đối thủ - hầu hết số lính tráng trước khi ra phía bắc vùng I chỉ mới đụng nhẹ vài lần với du kích VC ở vùng II chiến thuật - giờ đã bay sạch trước cả khi tiểu đoàn 5/7 lập kế hoạch tấn công T-T Woods lần thứ 3.


    Bộ đội Bắc Việt vẫn tiếp tục quấy rối nhằm làm lính Mỹ mất tinh thần. Đêm đến, nếu không đánh thăm dò hay nã vu vơ vài trái đạn cối 82mm thì đối phương cũng huýt còi, thổi kèn inh ỏi. Chẳng thể đoán được cái gì sẽ xảy ra sau những âm thanh ấy, nên nhiều binh sĩ rất căng thẳng, ko sao ngủ được. Tất cả những điều ấy đều làm sức chiến đấu của tiểu đoàn giảm sút . Đó là 1 trò chơi cân não rất căng thẳng và trong cái trò này thì lính Bắc Việt chiếm thế thượng phong.


    *


    Giờ thì với 4 tiểu đoàn sẵn sàng cho cuộc tiến công ngày 21/2 vào T-T Woods, các sĩ quan tham mưu của lữ đoàn 3 lại lập ra 1 kế hoạch mới vào những phút cuối cùng. tiểu đoàn 5/7 Kỵ binh bay từ Liễu Cốc Thượng sẽ tiến công theo phương án mà họ đề ra trước giờ bằng cách tiến qua thôn Phù Ổ tới rặng tre đầu phía bắc thôn Quê Chữ. tiểu đoàn 2/501 dù sẽ tiến công từ chính giữa về phía đông xuyên qua thôn An Đô nằm phía tây nam thôn Quê Chữ. 2 đại đội của tiểu đoàn 2/12 Kỵ binh bay sẽ từ thôn Bồn Trì đánh lên phía bắc tới thôn La Chữ; tiểu đoàn 1/7 Kỵ binh bay sẽ hỗ trợ tiểu đoàn 5/7 trên mặt bắc. 2 đại đội còn lại của tiểu đoàn 2/12 sẽ làm lực lượng dự trữ của lữ đoàn. Những chi viện khác mà Jack Tolson từng hứa tuy hầu hết đều chẳng thấy đâu nhưng Vaught cũng không lấy đó làm oán hận vì biết rằng thiếu tướng cũng đã cố hết sức rồi. Là 1 phần trong cuộc tấn công gồm 4 tiểu đoàn, nhưng Vaught chẳng muốn nghĩ như vậy. Quân của ông có món nợ cần phải thanh toán với T-T Woods. Dù cho các tiểu đoàn 2/501 dù và 2/12 Kỵ binh bay có nhiều lợi thế hơn khi đánh vào thôn La Chữ, phương án tác chiến của Vaught vẫn coi việc chiếm mục tiêu thuộc phần của riêng tiểu đoàn mình.


    *

    đại đội B của đại úy Howard Prince sẽ dẫn đầu mũi đột kích đánh vào rặng tre sáng sớm ngày 21/2 của của tiểu đoàn 5/7 Kỵ binh bay. Đây là 1 viễn cảnh đáng ngại nhất là với những lính trẻ đi trên tuyến đầu. Trong thực tế viên trung úy còn non kinh nghiệm chỉ huy trung đội đi tiên phong đã lo lắng nói với đại úy Prince việc đám lính dưới quyền đã chửi um lên và dọa sẽ không đi khi biết ngày mai phải trở lại T-T Woods. Khi đích thân ra nói chuyện với các binh sĩ Prince nhận thấy bọn họ không hiểu nổi chiến thuật sẽ được áp dụng. Tuy viên đại đội trưởng đã gắng hết sức để bọn họ bớt sợ nhưng đám lính vẫn hành động như thể sắp lãnh án tử hình vậy. Tâm lý giận dữ lan tràn khắp đại đội B từ tối cho đến suốt đêm chứng tỏ tinh thần binh sĩ sắp sụp đổ đến nơi. Sau chừng vài giờ, Prince quyết định phải tới chỗ người soạn thảo bản kế hoạch là thiếu tá Charlie Baker để kiểm tra lại. Prince nói với Baker là lính tráng đang kêu ca vì phương án tác chiến quá rắc rối. Dù Prince không trực tiếp nói ra nhưng Baker cảm thấy người đại đội trưởng đang cố cảnh báo cho mình biết nguy cơ lính tráng sẽ không chịu xuất kích đúng giờ H.


    Kế hoạch cuối cùng của Baker đúng là phức tạp và với tiểu đoàn trong thời điểm đó, nó còn khá cực đoan nữa. Theo đó thì đại đội C sẽ dẫn đầu tiểu đoàn rời thôn Liễu Cốc Thượng theo đội hình hàng 1 tiến đến chiếm thôn Phù Ổ trong đêm. đại đội B sau đó sẽ đảm nhận vị trí tiên phong và băng qua cánh đồng phía đông thôn Phù Ổ tới tận chỗ bờ ruộng nơi đại đội A bị chặn lại lúc đầu cuộc tiến công hôm 12/2. Khi trời sáng, ngay sau khi pháo hạm và pháo mặt đất tiến hành 1 trận oanh kích ngắn nhưng mãnh liệt thì đại đội B sẽ theo hàng 1 tấn công vào phía bên trái rặng tre nhô ra của thôn Quê Chữ. Tiếp đó mũi tiến công này sẽ xoay lên phía bắc (quay trái) quét sạch toàn bộ tuyến chiến hào vòng ngoài của quân Bắc Việt. Cùng lúc đó, đại đội D sẽ đột kích sang bên phải rặng tre, xâm nhập vào trong làng rồi xoay trái để đánh chiếm tuyến chiến hào thứ 2 của địch, bố trí ẩn kín dưới những bụi tre.


    Ý đồ ở đây không phải là tiến đánh toàn bộ hệ thống phòng ngự của bộ đội Bắc Việt cùng 1 lúc mà sẽ làm địch bất ngờ khi thọc vào đầu nam tuyến các chiến hào rồi đánh tạt sườn hệ thống phòng ngự địch, diệt từng hỏa điểm một. Để yểm trợ cho đòn tiến công này, đại đội A sẽ tổ chức chi viện hỏa lực từ chỗ chiếc trực thăng hậu cần bị rơi. Tại đây, đại đội A cùng 1 xe tăng Duster phối thuộc cho tiểu đoàn 5 sẽ đẩy lui viện binh và chế áp súng cối của bộ đội Bắc Việt. Ngay khi các chiếm xong các tuyến chiến hào địch trong rặng tre; thì các đại đội D và B, được sự hỗ trợ chặt trẽ của đại đội C, và đại đội A làm dự bị sẽ tập hợp lại trong thôn Quê Chữ rồi tiến công xuyên qua T-T Woods xuống phía nam để có thể đánh thốc tới tận bộ chỉ huy của quân Bắc Việt.


    Để đánh công sự đối phương, nhiều binh sĩ đã được trang bị bộc phá bangalore (bộc phá ống để phá rào. ND) tự chế - bằng thân tre buộc thuốc nổ và bộc phá thường. Lính đại đội B phản đối là do phải tấn công theo hàng 1 và phải dùng vũ khí không quen thuộc. Các binh sĩ chưa đánh kiểu này bao giờ dù từng tiểu đội đều đã được tập luyện kỹ 1 tuần.


    Thiếu tá Baker cố vực dậy lòng tin đang giảm sút bằng cách nói đến các ưu điểm của kế hoạch trên nhưng chẳng thế tìm ra những ngôn từ động viên thích hợp. Ông chẳng thể biết liệu kế hoạch có được suôn sẻ hay không? Tuy ông đã dốc hết tinh lực, trí lực nhưng vẫn phải chờ đến khi nó thực hiện thì mới biết được kết quả là thế nào. Ko ai biết trước được điều gì.
    caonam_vOz, huytop, DepTraiDeu2 người khác thích bài này.
  10. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Rạng sáng ngày 21/2, trung tá Jim Vaught đặt sở chỉ huy của mình ở góc tây nam thôn Liễu Cốc Thượng, ngay tại tuyến xuất phát của tiểu đoàn để giám sát việc di chuyển của các đại đội trong bóng tối. Theo đúng kế hoạch, đại đội C rời tuyến xuất phát theo đội hình hàng 1 băng qua cánh đồng lúa rộng 500m ngăn cách Liễu Cốc Thượng với Phù Ổ. Mục tiêu đầu tiên đã được chiếm giữ 1 cách êm thắm. đại đội C tản ra lùng sục nhưng chẳng thấy lính Bắc Việt nào cả. Không phát súng nào nổ.


    1 lúc lâu trước khi chiếm được thôn Phù Ổ, đại đội B của đại úy Howard Prince rẽ sang trái và tiến khoảng 150 thước đến cái bờ ruộng chạy theo hướng đông bắc – tây nam đối diện với mặt tây rặng tre. Các binh sĩ đã kìm được nỗi sợ hãi, không còn thấy nhiều người kêu ca nữa, kỷ luật khá tốt. Ngay khi phần đuôi của đại đội B qua hết thôn Phù Ổ, đại đội D của đại úy Frank Lambert liền tiếp bước theo sau, cũng với đội hình hàng 1. Việc tìm ra cái bờ ruộng cũng chẳng khó lắm. Lòng suối cạn nằm giữa 2 ngôi làng là 1 mốc giới khá hoàn hảo.


    Việc vận động qua ruộng lúa hơi bị chậm chút ít, chắc là vì các binh sĩ phải mang theo quá nhiều đạn dược, thuốc nổ, LAWW và đồ y tế. Thời tiết trước khi mặt trời lên nóng, ẩm ướt và việc mò mẫm trên cánh đồng lúa trống trải làm ai cũng thấy mệt. Khi những tia sáng ban mai bắt đầu le lói thì đại đội B thì đã di chuyển xong nhưng số quân đi phía sau của đại đội D vẫn còn vận động. Sau 1 hồi trao đổi hối thúc qua điện đài, đại đội D cũng tới nơi. Các đại đội xung kích đều đã nấp kín trong khi pháo mặt đất cùng pháo hạm rót đạn như mưa xuống đầu quân phòng thủ.


    Không ai nghĩ địch có thể phản ứng nhanh đến thế. Rõ ràng trung đoàn 5 Bắc Việt là 1 đơn vị xuất sắc. Ngay khi lực lượng tiên phong của đại đội B vừa vào tới rặng tre thì nhiều tiếng nỗ bỗng dậy lên. Chỉ huy trung đội đi đầu báo cáo với đại úy Prince là không phát hiện được nơi xuất phát những tiếng nổ và cũng chẳng biết là mình bị tấn công bằng lựu đạn hay súng cối nữa. Mũi tấn công đã bị chặn lại.


    Ban chỉ huy của đại úy Prince ở ngay sau trung đội đi đầu. Vừa thấy đằng trước bị chặn, Prince tiến ngay lên lũy tre để gặp trung đội trưởng của trung đội này. Khi viên đại úy vừa nằm xuống cạnh người trung úy kia thì 1 quả cối 82mm đã rót trúng họ. Đại úy Prince; sĩ quan tiền sát pháo binh của đại đội B; cùng mấy lính điện đài của họ đều bị thương; chỉ có viên trung úy, sĩ quan còn lại duy nhất của đại đội là thoát nạn.


    Đại úy Prince vẫn còn tỉnh nhưng bị choáng. Vết thương duy nhất anh nhìn thấy là ngón tay trỏ của mình, bị gãy và treo lủng lẳng, nhưng khắp người thì đầy mảnh đạn. Cực kỳ cố gắng giữ mình tỉnh táo, Prince bò về chỗ đại đội rồi mới ngất đi.


    *

    Tại thôn Liễu Cốc Thượng, thiếu tá Charlie Baker điếng người khi nghe điện đài viên bắt được cú gọi hoảng hốt của lính điện đài đại đội B: Đại úy Prince gục rồi, bị thương vì dính đạn cối.


    Khi biết tin đại úy Howard Prince đã bị hạ, trung tá Jim Vaught phản ứng ngay tức khắc. Ông biết đại đội B chỉ còn lại 1 sĩ quan mà cậu trung úy này lại rất non kinh nghiệm. "Charlie," Vaught bảo Baker với giọng cực kỳ bình tĩnh: “Tôi muốn anh ra đó nắm quyền chỉ huy đại đội B.” “Vâng, thưa sếp!” Baker gật đầu đáp rồi phóng tới chỗ bờ ruộng. Lúc này trời đã sáng rõ còn Baker thì phải chạy bộ 400m trên đồng trống. Ông có nghe thấy tiếng súng chỗ lũy tre chạy cặp con suối cạn, nhưng chỉ lác đác. Không thấy dấu hiệu gì của giao tranh ác liệt cả.


    Đến chỗ bờ ruộng, Baker ngồi xổm phía trước đại úy Prince, lúc này đang bất tỉnh nhân sự. Cạnh đó là 2-3 thương binh nữa đang nằm rải ra sau bờ ruộng. Không thấy ai cứu chữa cho Prince và số lính bị thương kia cả. Baker nhận thấy hầu hết đại đội B đều đang chui rúc nấp sau bờ ruộng. Bên trong lũy tre, chạy men theo con suối cạn, đại đội D dường như cũng ở trong tình trạng tương tự, nằm bẹp dí, bất động, đợi đại đội B hồi lại. Hình như ai cũng thấy choáng váng.


    Baker bò qua phía sau đại đội B tới chỗ lũy tre mọc men theo dòng suối cạn. Ông mắng chửi mấy tay lính cứu thương đang nằm im thin thít. Vừa bắt số lính cứu thương ra làm việc xong Baker lại thấy 1 trực thăng tải thương đang lơ lửng trên mặt đất chỉ cách bờ ruộng chừng 10m. Ông liền chuyển qua lo việc đưa đại úy Prince cùng mấy thương binh khác lên cái trực thăng.


    Sau đó, Baker gọi điện cho viên trung úy đại đội B, lúc đó đang nấp trong bụi tre giáp con suối cạn, ở phía trước mấy chục mét. Giọng người trung úy nghe rất hoảng hốt, anh ta báo đang bị địch ghìm chặt và xin phép được rút lui. Thực ra lúc này hầu như không nghe thấy tiếng súng bắn. Baker cố lựa lời nói để vỗ về người sĩ quan trẻ tuổi: " Bình tĩnh đi trung úy, xốc lại quân đi rồi báo lại đúng sự thực cho tôi." Baker đợi 1 lúc lâu không thấy gì bèn gọi lại cho tay trung úy. Chẳng thấy tiếng trả lời. Thử gọi lại nhưng cũng ko thấy tay kia trả lời trả vốn gì sất. Baker chửi um cả lên. Cậu lính điện đài mạng đại đội vỗ vào lưng Baker rồi chỉ 1 nhúm lính tháo chạy về phía sau. Cậu lính điện đài mách: "Sếp, tay trung úy đó đó." Baker liền nói điện đài viên bảo viên trung úy quay về thôn Liễu Cốc Thượng tìm đạn dược mang lên cho đại đội. Giờ thì rắc rối của Charlie Baker chính là đại đội B.


    Khi Baker vừa nắm quyền chỉ huy đại đội thì đạn cối Bắc Việt lại bắt đầu rơi xuống. Baker nhìn thấy những luồng đạn 40 ly đang bay vèo vèo từ sau lưng mình ra cánh đồng lúa. Hóa ra tổ lái của chiếc xe tăng Duster, bố trí gần xác chiếc trực thăng hậu cần tại Liễu Cốc Thượng, đã định vị được ánh lửa đầu nòng súng cối địch. Lát sau những khẩu cối của bộ đội Bắc Việt đặt phía nam con suối cạn 200m đã im tiếng. Kể từ đó trở đi tiểu đoàn 5/7 không còn bị súng cối Bắc Việt tập kích nữa.


    Sau khi nghe hết các báo cáo, có thể thấy rõ là đại đội B và đại đội D đang lọt vào vùng xạ kích của 1 căn hầm kiên cố mà địch đã tạo lập từ hôm 12/2. Hỏa điểm này nằm ngay chỗ giao nhau của rặng tre mà 2 đại đội Kỵ binh bay dùng để đột phá vào phòng tuyến quân Bắc Việt và rặng tre có tuyến phòng ngự vòng ngoài của địch. Từ trong hầm, lính phòng ngự có thể quan sát - khống chế khu đất trống nằm giữa bờ ruộng và tuyến đề kháng chủ yếu của họ. Tuy không bắn nhiều nhưng nếu thấy bị đe dọa Bộ đội Bắc Việt lập tức phát dương hỏa lực.

Chia sẻ trang này