1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến tranh Iraq đã bùng nổ ! Một thảm hoạ môi trường nữa lại bắt đầu !

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi NTA, 21/03/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. longtoo

    longtoo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    274
    Đã được thích:
    0
    Mỹ quả la mot cuong quốc ve khoa hoc kỹ thuật. Phan lon những gì chung ta đang dung hien nay deu bat dau từ nuoc Mỹ. Neu khong co nuoc Mỹ, se khong co internet va se khong co dien dan nay cua chung ta ngay hom nay. Tiec rang trong thoi gian hien nay, co nhung ke dang lạm dụng những tiến bộ khoa học đó. Tóm lại cần phải phân biệt rõ rãng những người Mỹ nhân hậu, yêu hoà bình và ông tổng thống ngu dốt của họ!
  2. NTA

    NTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    453
    Đã được thích:
    0
    Và đây là những thông tin chi tiết của Viện tài nguyên thế giới về cuộc chiến Vùng vịnh:
    + Iraq đã đốt khoảng 750 giếng dầu tại Kuwait khi rút lui vào năm 1991. Vào thời điểm đó, mỗi ngày có khoảng 6-8 triệu thùng đầu từ những giếng này bị đốt cho tới khi ngọn lửa cuối cùng được dập tắt hơn 250 ngày sau khi cuộc chiến kết thúc. Dầu, bồ hóng, sulphur và mưa aicid lan xa 1.900km, đầu độc động thực vật, làm ô nhiềm nguồn nước và khiến con người nghẹt thở.
    + Các đám cháy từ những giếng dầu ở Kuwait thải ra gần 500 triệu tấn CO2. Iraq lớn gấp 25 lần Kuwait với khoảng 2.000 giếng dầu. Như vậy, hậu quả về môi trường sẽ lớn gấp nhiều lần so với cuộc chiến 1991.
    + Những lớp dầu và nhựa đường dày đặc bao phủ hàng trăm kilomet bờ biển ở Vùng Vịnh. Theo một số báo cáo, lớp dầu này giết chết ít nhất là 30.000 con chim biển. Iraq đã đổ trực tiếp dầu xuống Vùng Vịnh để chặn đứng sự đổ bộ của quân đồng minh. Hành động này đã làm ảnh hưởng tới các loài thực vật và ước tính 30% nước ở Kuweit vẫn không sử dụng được do ô nhiễm từ năm 1991.
    + Đất được sử dụng trong nông nghiệp trước năm 1991 ở Kuwait vẫn không thể trồng trọt được. Mặc dù có dấu hiệu hồi phục song nhiều vùng vẫn bị bồ hóng bao trùm vào năm 2000. Các bác sĩ thông báo có nhiều người bị hen suyễn và dị ứng hơn. Chỉ riêng tại Iraq, số trẻ em bị dị tật cao gấp năm lần so với năm 1991.
    Jonathan Lash, Chủ tịch Viện tài nguyên thế giới cho rằng, chiến thắng Iraq trong một cuộc chiến tranh có thể phải trả giá quá cao bằng những thiệt hại về sức khoẻ và môi trường

    Công ty môi trường xử lý nước thải & xử lý khí thải
    Lần cập nhật cuối: 11/04/2014
  3. longtoo

    longtoo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    274
    Đã được thích:
    0
    (TTXVN 27/3/03)
    Mạng thông tin của LHQ ngày 26/3 dẫn lời chuyên gia về khí hậu và năng lượng của Tổ chức Hòa bình xanh Ôxtrâylia Jurrien Westerhof cho rằng cuộc chiến tranh Irắc có thể tạo ra thảm họa lâu dài về sinh thái, do các giếng dầu bị đốt cháy, do hoạt động chuyển quân qua sa mạc và do quân đội Mỹ sử dụng đầu đạn chứa uranium.
    Ông Westerhof nói thực tế cho thấy sau khi các giếng dầu ở Côoét bị đốt cháy 10 năm về trước, 40% nước ngầm trong khu vực này bị nhiễm dầu. Tỷ lệ trẻ em chết yểu tăng lên sau đó có liên quan trực tiếp tới nguồn nước bị nhiễm dầu. Khói dầu cháy cũng gây ra những hậu quả vô cùng to lớn đối với bầu khí quyển và gây ra những căn bệnh về đường hô hấp chưa từng có trước đó.
    Ông Westerhof cho biết sa mạc không hoàn toàn "chết" như người ta tưởng. Trong chiến tranh vùng Vịnh lần trước, lớp đất mầu mỏng dưới cát sa mạc, mà lẽ ra có thể duy trì sự sống cho một số loài sinh vật, đã bị huỷ hoại. Ông cho biết hệ sinh thái của hai dòng sông Euphrates và Tigris đang bị hủy hoại và "khó có thể được khôi phục sau cuộc chiến tranh Irắc".
    Ông cũng khẳng định rằng các loại đạn nhiễm uranium đang làm tăng chút ít mức độ phóng xạ trong nước và không khí. Ông cho rằng các loại đạn này không "vô hại" như quân đội Mỹ nói. Một bằng chứng rõ ràng cho việc này là nhiều binh sỹ Mỹ đã bị mắc "hội chứng vùng Vịnh" sau cuộc chiến tranh 1991./.

Chia sẻ trang này