1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CHIẾN TRANH KHÔNG GIỚI TUYẾN

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Va_xi_lip, 13/07/2006.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. Va_xi_lip

    Va_xi_lip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    (Cũng xin được nói thêm ở đây, chiến thuật xâm nhập của Biệt Hải, là đột kích chớp nhoáng và rút thật nhanh, chỉ trừ khi bị bất ngờ chạm địch thì mới phản ứng tự vệ mà thôi. Lý do vùng hoạt động quá xa xôi không được sự yểm trợ của các đơn vị bạn, phần cơ sở hậu cần của chính phủ VNCH không có ở miền Bắc, anh em các toán Biệt Hải đều biết được tất cả những điều kiện đơn phương khi thi hành công tác, nhưng vẫn chấp nhận Theo sự suy luận của anh em toán viên chúng tôi, mục đích là cốt tạo hoang mang cho dân chúng mất niềm tin vào cán bộ, và gây sự nghi ngờ lo lắng cho công an CS)
    Khi 3 chiếc xuồng cao su chở toán chạy ra được 15 phút thì có 2 chiếc hải thuyền của CS theo rượt đuổi chúng tôi. Chúng xuất phát từ các hướng ở làng Phú Hội và cửa biển Đồng Hới. Anh em lấy ống nhòm quan sát thấy hình như trên tàu có trang bị đại liện Liền lúc đó trưởng toán Yên bảo tôi lấy cái đèn pin trước khi đi Hạm trưởng đã đưa cho ông để dùng khi khẩn cấp, tôi cầm đèn pin đứng trước mũi và nhắm hướng các PTF đang đậu bấm lên mấy lần, ở ngoài khơi các Hạm Trưởng và anh em Hải Tuần khi nhận được tín hiệu kêu cứu của chúng tôi và đồng thời theo dõi trên màn ảnh rada. Lập tức các PTF rẽ nước chạy vào, cùng lúc khai hoả đại bác 40 ly, đại liên 20 ly nhắm thẳng vào các hải thuyền của cộng sạn Bị tấn công bất ngờ bằng hoả lực mạnh, hải thuyển CS khựng lại và quay đầu. Sau đó thì chúng tôi không còn thấy các tàu của chúng chạy theo nữa.
  2. Va_xi_lip

    Va_xi_lip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    Tất cả anh em được vớt lên hai chiếc PTF, lúc đó trưởng toán Yên kiểm soát lại nhân viên thấy thiếu mất 2 người gồm có Nguyễn Bảy và Vũ Văn Sặc Mọi người đều cảm thấy đau buồn và thương tiếc, nhất là tôi. Tôi thờ người ra, đau xọt Tôi đã mất đi một người bạn thân thương của thời thơ ấu, một đồng đội mà tôi hết sức mến yêu đó là anh Nguyễn Bảy, và rồi phút chốc, tôi hồi nhớ lại những lời anh như anh linh cảm điềm bất lành của mệnh số trước khi lên đường, như trăn trối trước một ngày ra đi. Riêng tôi mãi mãi xin được đốt nén hương lòng cho 2 bạn trong chuyến công tác Bầu tró, Đồng Hới.
    Trước khi 4 Chiến đĩnh PTF quay mũi chạy về hướng Nam Đà Nẳng, bất chợt 2 Hạm Trưởng, Nguyệt và Sơn cho tàu chạy sát gần bờ biển và bắn hàng loạt đạn 40 ly và súng cối 81 ly vào dọc theo làng Phú Hội đến cửa Đồng Hới. Hành động của hai hạm trưởng đã làm cho anh em toán hết sức phấn khởi, nó như một cử chỉ trả thù cho 2 người bạn của chúng tôi đó là Bảy và Sặc Tiếng súng vang giữa biển rộng mênh mông như lời vĩnh biệt những Biệt Hải ra đi không trở lại. "Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi!" Xin vĩnh biệt các anh lần cuối.
    Trên đường trở về Nam, vì quá mệt trong suốt đêm qua nên tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay, khi được các bạn đánh thức dậy thì các Chiến đỉnh PTF đã tới gần bến và các toán được di chuyển sang một chiếc Swịft Chúng tôi về trại tắm rửa thay quần áo xong, được Sỹ quan trực dẫn lên phòng ăn sáng, tiếp theo đó lấy giấy phép xuất trại. Qua mấy ngày sau anh em trở lại Trại và vẫn tiếp tục thi hành các sứ mạng như trước.
    Một vài hôm sau được nghe một số anh em cho biết có mở đài radio của CS để theo dõi về tin tức 2 bạn Bảy, Sắc. Và tin tức của CS cho biết anh Nguyễn Bảy bị chết tại mặt trận, còn anh Vũ văn Sắc bị chúng bắt sống và kết cho anh tội danh là gián điệp Biệt Kích phạm tội phá hoại, giết người. Anh Vũ Văn Sắc bị CS kết án tử hình trong cùng một tuần.
    Hết
  3. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Ares hay Hạ Long có tên thật là...,
    => Tên là ...
    Chuyên án câu nhử biệt kích-BK63
    Đánh lừa địch trong các chuyên án biệt kích đã trở thành một nghệ thuật chỉ huy chiến đấu của lực lượng Công an nhân dân. Cuộc chiến đấu này thực chất là một cuộc đấu mưu, đấu trí cực kỳ căng thẳng và quyết liệt, nhưng cũng rất thông minh và sáng tạo của Công an ta với Trung tâm tình báo của Mỹ-nguỵ. Có nhiều vụ ta giăng bẫy cho địch vào tròng. Có những chuyên án ta giữ được bí mật kéo dài 5,7 năm, cũng có những vụ lâu hơn nữa.
    Nhân kỷ niệm lần thứ 55 ngày truyền thống của lực lượng CAND, An ninh thế giới xin giới thiệu một chuyên án chiếm kỷ lục thời gian-10 năm ròng rã mà địch vẫn ?ođắm say? không hề ngờ vực. Đó là chuyên án câu nhử Biệt kích-BK63.

    Một buổi sáng đầu tháng 4-1961. Biển lặng. Gió thuận mùa cá nục. Bãi biển Tiền An (Hồng Quảng, nay là Quảng Ninh) mỗi lúc một náo nhiệt. Bà con ngư dân đang chuẩn bị thuyền, lưới ra khơi. Bất chợt có người phát hiện ở Cống Đầm (Tiền An) có một chiếc thuyền nan nhỏ, nửa vùi trong cát, nửa nhô lên mặt sóng. Họ hè nhau lôi nó lên cạn. Dáng chiếc thuyền trông rất lạ. ?oNó chẳng giống của ai ở đây cả?-bà con bảo thế. Lời bàn mỗi người một ý: Hình như nó bị cố ý cho cát vào thuyền để đánh đắm? Riêng công an địa phương, sau khi đến hiện trường, có cách suy nghĩ và nhận xét khác. Rà soát lại các thuyền của địa phương đã đăng ký? Điện thoại hỏi đơn vị bạn ở lân cận? Câu trả lời là: Không có chiếc thuyền nào bị mất tích có hình dáng như thế cả. Vậy thì, khả năng tàu địch neo đậu ngoài khơi, cho biệt kích thâm nhập vào bằng thuyền nan là cái chắc. Và nếu đúng thế thì bọn biệt kích đang còn lẩn trốn quanh ta. Bởi lẽ, phương tiện chúng còn bỏ lại đây, cố tình đánh đắm thuyền, cho triều xuống kéo ra xa bờ, nhưng vẫn không che giấu được tung tích?
    Mấy hôm sau, bà Trới, người địa phương, lên đồi hái củi. Trong lúc đang mải khoèo những cành củi khô trên cao thì bỗng toàn thân bà như chạm phải một luồng điện cực mạnh. Nhìn vào giữa bụi rậm, bà thấy có một người đàn ông ngồi thu lu trên tấm vải bạt, úp mặt trên đầu gối như che giấu. Bà Trới đứng chết lặng như trời trồng. Hình như để phá thế bất lợi, người đó ?ogừ? lên một tiếng nghe sởn tóc gáy. Giữa trưa yên ả, chỉ có một người với một? con ma, bà Trới hồn xiêu phách lạc, vứt tất cả chạy bán sống, bán chết. Về nhà, thở không ra hơi, nói không thành tiếng, trẫn tĩnh mãi bà mới nói được: ?oÔi, một con ma đàn ông, ở trần??. Tin này được phản ánh đến cơ quan công an và phúc chốc được thêu dệt những tình tiết ly kỳ rồi loan ra cả xã. Hai hôm sau, Phạm Độ, người cùng xóm, đến nhà bà Trới cười giả lả: ?oHôm qua, bà sợ lắm hả? Người ngồi trong bụi chính là tôi. Đang trú nắng, thấy bà đi hái củi một mình nên thử tinh thần bà, doạ chút chơi chứ có ma quỷ gì đâu!?. Lại một nguồn tin ?ăn đằng sóng nói đằng gió? rộ lên một lúc rồi cũng lặng lẽ qua đi. Nhưng với các nhà chức trách thì không thể dễ dàng buông trôi, mất cảnh giác. Vấn đề được đặt ra là: Chiếc thuyền lạ từ đâu đến? Người ngồi trong bụi là ai? Tại sao Phạm Độ lại ?olạy bà tôi ở bụi này??. Giữa nhứng sự việc đó có liên quan gì với nhau?
    Lần lại những mắt xích? Gia đình Phạm Độ trong cải cách ruộng đất, quy thành phần là địa chủ. Bố Phạm Độ tự tử chết. Anh ruột Phạm Độ là Phạm Chuyên, nguyên là cán bộ huyện, bất mãn bỏ việc, trốn mất tích. Thời gian sau đó, có bưu thiếp của Chuyên gửi về từ Pari, Hồng Công, báo tin Chuyên làm ăn phát đạt. Phải chăng Phạm Chuyên đã quay về? Và người ngồi trong bụi rậm chính là hắn? Còn Phạm Độ tự nhận ?otôi ở bụi này? là một trò đánh lạc hướng điều tra của công an và để dập tắt mọi sự nghi ngờ?
    Một báo cáo khẩn cấp của Công an Hồng Quảng gửi về Bộ. Lãnh đạo Bộ chuẩn y. Guồng máy của Công an Hồng Quảng chuyển sang tình huống thường trực chiến đấu. Trụ sở CA tỉnh, bên ngoài vẫn làm việc bình thường nhưng bên trong đã sôi động những đợt sóng ngầm. Một đội trinh sát tinh nhuệ bí mật triển khai bám sát những thành viên trong gia đình Phạm Chuyên và theo dõi những biến động khả nghi ở vùng lân cận.
    Một lực lượng khác cải trang chốt ở những mục tiêu trọng điểm và tuần tra ven biển, đề phòng tên Chuyên thấy động điện báo cho đồng bọn đưa tàu đến rút đi. Sau một thời gian điều tra, xác minh chắc chắn, khuya 11-6-1961, đồng chí Nguyễn Minh, Trưởng ty Công an Hồng Quảng đã chỉ huy tổ trinh sát đặc nhiệm bí mật đột nhập vào một ngôi nhà trong xóm nhỏ. Tên biệt kích Phạm Chuyên đã bị bắt ngay tại đây-nhà của hắn. Khám nhà, công an thu được 19 bộ lốc mã giấu trong cót thóc. Mở rộng diện đấu tranh, ta thu được trọn bộ điện đài vô tuyến điện gồm một máy thu, một máy phát và một máy phát điện quay tay. Phạm Chuyên thú nhận hắn là biệt kích mang bí danh ARES xuất phát từ Trung tâm gián điệp biệt kích ở Đà Nẵng, xâm nhập bằng đường biển vào xã Tiền An, quê hương của hắn, với nhiệm vụ thu thập tin tức tình báo và xây dựng cơ sở?
    Ngày 6-8-1961, theo báo cáo đề nghị của Công an Hồng Quảng, Bộ quyết định lập chuyên án BK63. Từ đó, ARES được phép mở điện đài tiếp tục làm việc với Trung tâm gián điệp biệt kích dưới sự giám sát chặt chẽ của Ban chuyên án. Đến đây, cuộc ?ochiến tranh cân não? giữa Ban chuyên án với Trung tâm gián điệp biệt kích, hay nói rõ hơn, giữa Cơ quan phản gián của Bộ Công an với Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) mới thực sự bắt đầu. Địch rất khát khao những tin tức về quân sự, kinh tế, chính trị của miền Bắc. Ta, một nguyên tắc bất biến là tuyệt đối bảo vệ bí mật quốc gia, không làm phương hại đến chế độ XHCN ưu việt và lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Địch hỏi: ?oỞ vùng đó có bộ đội không? Tình hình bố phòng ven biển? Dân đối với chính quyền? Xây dựng được bao nhiêu cơ sở?...?. Trả lời: ?oKhoảng 2E. Khi diễn tập phương án tác chiến chống Mỹ đổ bộ thì quân số đông hơn. Tại toạ độ x? y? có một đại đội pháo bảo vệ bờ biển, chỉ huy và chiến sĩ đều là con gái. Ban đêm, dân quân, công an tuần tra ven biển nghiêm ngặt-kể từ khi họ phát hiện chiếc thuyền của ta bỏ lại. Ngư dân làm ăn trên biển chia làm ba tuyến: tuyến gần bờ, tuyến lộng và tuyến khơi. Trên mỗi đoàn thuyền có tổ chức tự vệ, được huấn luyện kỹ càng và trang bị súng AK. Nên tránh những cuộc vây bắt thuyền, đề phòng nguy hiểm. Xin tiếp tế. Đã có 4 cơ sở mới?. Vậy là địch hẹn ngày và địa điểm giao nhận hàng. Chuyến tàu đầu tiên, ta nhận đầy đủ. Những chuyến sau bằng thuyền vào các điểm quy định, gồm hàng chục thùng lương thực, thuốc men, quân trang, vũ khí, điện đài? cũng được ta ?ođón tiếp tử tế?. Điều cực kỳ khó khăn và cũng rất lý thú là ?osáng tác tin tình báo?. Một vài năm thì không đến nỗi khó, đằng này hàng chục năm, lại có những tin yêu cầu rất hóc búa. Vì vậy tin giả phải y như thật. Rất hợp thời, rất có lý và rất hấp dẫn. Thỉnh thoảng cũng cho chúng ?oxơi? một vài tin thật, nhưng là tin thật đã quá ?ođát?, hoặc tin thật ?obiết rồi? nói mãi?.
    Thêm nữa, không được phép gây cho địch ảo tưởng rằng, đánh biệt kích ra miền Bắc là rất dễ dàng, kích thích chúng mạo hiểm tung nhiều toán ra những nơi khác, gây khó khăn cho ta, nên phải hư cấu cho ARES những tình huống lâm ly, giật gân, như bị truy đuổi, bị bắt hụt, điều kiện hoạt động cực kỳ khó khăn, nhờ tinh thần mưu trí dũng cảm nên ARES đã vượt cạn thắng lợi? Thế là ARES được chúng thưởng huân chương, trong 10 năm, ARES được thưởng 12 huân chương, trong đó có Huân chương Anh dũng bội tinh, được phong chức ?oTư lệnh Vùng Đông Bắc Việt Nam và Đặc khu Hải Phòng?.
    Về sau, để mở rộng tầm hoạt động, Trung tâm tình báo gián điệp yêu cầu ARES chuẩn bị sân bay dã chiến ở vùng rừng Đông Triều và Hoành Bồ để chúng dễ bề chi viện lực lượng và lương thực, vũ khí. ARES đã chấp hành đúng ý đồ của Ban chuyên án. 2 toán biệt kích lần lượt nhảy dù xuống đây đã bị ta bắt êm ru. Thậm chí khi đã còng tay, có tên còn ca cẩm: ?oChúng tao nhảy dù xuống đây mệt thấy mồ. Chúng mày còn đùa dai thử thách làm gì. Mở còng ra. Không thì công an đến, chết cả đám?. Một chiến sĩ ta nói nhỏ: ?oThì công an đã đến rồi đây!?. Chúng ngơ ngác như nhận lời phán quyết của Chúa!
    10 năm sau, ngày 1-1-1970, Bộ quyết định kết thúc chuyên án, tạo điều kiện hợp lý cho Phạm Chuyên rút về theo lệnh của Trung tâm tình báo địch. Đây là chuyên án đấu tranh chống gián điệp biệt kích dài nhất và được đánh giá là thành công xuất sắc về mặt nghiệp vụ. Nó trải qua sự chỉ huy trực tiếp lần lượt 3 đời Trưởng ty Công an Hồng Quảng là các đồng chí Nguyễn Minh, Lê Mai, Nguyễn Cầu, với hai cán bộ tham mưu giúp việc đắc lực là đồng chí Lê Tuấn và đồng chí Nhàn, cán bộ Phòng Bảo vệ chính trị.
    Để đánh giá sự kiện này cho khách quan, xin trích những dòng sau đây về sự xác nhận từ phía địch: Ông S.Tourison 20 năm trong nghề tình báo, nhân viên Ban tham mưu của Uỷ ban đặc biệt Thượng nghị viện Mỹ về POW-MIA, trong tác phẩm Đội quân bí mật và cuộc chiến tranh bí mật của mình, đã viết: ?o? Trong cuộc chiến tranh này, cán bộ phản gián của Bộ Công an Việt Nam đã đối đầu với Cục Tình báo Trung ương Mỹ. Bấy giờ các toán gián điệp người Việt Nam do CIA và Lầu Năm Góc tuyển mộ và cho nhảy dù xuống miền Bắc Việt Nam để xây dựng các cơ sở kháng chiến, đằng sau các phòng tuyến của địch. Một số nhân viên điện đài đã bị bắt chỉ vào giờ sau khi họ đặt chân xuống mặt đất và đã bị lực lượng phản gián của Hà Nội khuất phục, mở điện đài thông báo cho Sài Gòn và Washington những gì mà Hà Nội muốn cho họ biết?.
    ?oRõ ràng là Washington không hề biết rằng, tất cả các báo cáo tin tức về Sài Gòn mà CIA chuyển sang cho Lầu Năm Góc của các toán biệt kích mà chính sự tồn tại của chúng là vô cùng quan trọng-lại đang sử dụng điện đài của họ dưới sự kiểm soát của Hà Nội".
    ?oTrong Chiến tranh thế giới thứ II, hoạt động đánh lừa vĩ đại của Đồng minh tồn tại khoảng 2 năm. Ở Việt Nam, hoạt động đánh lừa của Hà Nội kéo dài ít nhất 10 năm và có thể lại được lặp lại 10 năm nữa sau khi chiến tranh kết thúc?.
    ?oTrong Chiến tranh thế giới thứ II, gần như toàn bộ hơn 20 điệp viên bị bắt và bị giết. Ở Việt Nam, gần 400 điệp viên do CIA và Lầu Năm Góc kiểm soát, đã bị bắt, nhưng vẫn tồn tại sau hơn 20 năm bị cầm tù vì bị Hà Nội kết án là đã làm gián điệp cho Mỹ và Việt Nam Cộng hoà??.
    Trần Liêu
    (Thời lời kể của Thiếu tướng Lê Mai, nguyên Trưởng ty Công an Hồng Quảng)
    u?c ptlinh s?a vo 22:58 ngy 18/07/2006
  4. thanhle2004

    thanhle2004 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2004
    Bài viết:
    4.212
    Đã được thích:
    2.248
    Trích: "Chiến tranh bí mật chống Hà Nội" tác giả Richard H. Shultz
    ''...Ares là điệp viên đơn tuyến duy nhất còn tồn tại. Còn những điệp viên khác được tung ra Bắc sau đó không hề có thông tin phản hồi nào. Theo hồ sơ, ''một nhân viên tuyển mộ đã gặp Ares ở Trung tâm thẩm vấn người tỵ nạn, Sài Gòn, ngày 29/8/1960 và cho rằng anh ta là người có năng lực, lại đang nuôi ý chí trả thù cán bộ miền Bắc. Sau đó, anh ta được tuyển lựa.'' Đầu năm 1961, Ares được tung ra miền Bắc qua đường biển, gần biên giới Trung Quốc. Đầu tiên Ares được coi là có tác dụng, '' cung cấp thông tin về các tài liệu của miền Bắc, nhà máy điện Uông Bí, đường giao thông, cầu cống, cảng Hải Phòng và các thông tin khác mà anh ta quan sát và thu lượm được.'' Tuy nhiên vào năm 1966 SOG (Nhóm nghiên cứu và quan sát - tổ chức chuyên về hoạt động bí mật thuộc bộ chỉ huy MACV ở Sài Gòn) bắt đầu nghi ngờ các đề nghị của Ares về thông tin và tiếp tế. Khi được chỉ thị tìm địa điểm tiếp tế, Ares đề nghị các biện pháp khác để nhận được tiếp tế mà qua đó có thể làm lộ các cơ sở khác của SOG. Khi SOG có kế hoạch rút Ares, anh ta không tuân theo. Tuy nhiên, Hà NỘi vẫn tiếp tục trò chơi và Ares giữ liên lạc điện đài đến năm 1968.''
  5. saruman

    saruman Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    1.684
    Đã được thích:
    140
    Tức cười quá!Cha Va-si-lip này có lẽ là nguỵ nên vẫn tưởng Ares là điệp viên của họ.Thạt ra Ares la tinh báo ta cài vào địch,trước đã phong hàm đại tá.nay về hưu sống ở HạLong.Năm 2000 ta đã làm phim tài liệu kể về chiến công của ông và chiếu trên toàn quốc

Chia sẻ trang này