1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến tranh thời Trung Cổ ở Châu Âu từ năm 500 -> 1500

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi hongsonvh, 19/10/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. GT13E1

    GT13E1 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/01/2011
    Bài viết:
    493
    Đã được thích:
    0
    Lịch sử được viết bởi người thắng cuộc. Trong một thế giới tiếng anh bá đạo như vậy thì tài liệu tìm thấy về thời này chủ yếu cũng là công cụ tuyên truyền cho thế giới công giáo.
    Trong các cuộc thập tự chinh thì người arab đã chứng tỏ họ văn minh hơn rất nhiều so với châu âu trung cổ tối tăm
    Tù binh thập tự quân thường được người arab khôn ngoan cho chuộc lại kiếm vàng, còn ngược lại thì thập tự quân chém tất. Các bác ttq còn có màn đi thánh chiến cướp phá dọc đường đi cho nên nông dân châu âu sợ ttq hơn dân hồi giáo.
  2. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    Sưu tầm về tranh ảnh một số loại quân vũ trang của đạo Hồi từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 11


    [​IMG]
    1. Kỵ binh hạng nặng Khurasani, ở KT thứ 7
    2. Kỵ binh hạng Transoxania Turk, ở đầu KT thứ 8
    3. Bộ binh hạng nhẹ Ả Rập, ở đầu KT thứ 7
    4. Cung kỵ người Batư, ở cuối TK thứ 7



    [​IMG]
    1. Kỵ binh người Sindi ở thế kỷ thứ 9
    2. Cung kỵ người Transoxania ở cuối thế kỷ thứ 9.
    3. Một người cầm cờ hiệu của nhà Abbasid cuối thế kỷ thứ 9
    4. Một lính bộ binh người Azerbajan ở đầu thế kỷ thứ 10


    [​IMG]
    1. Lính bộ binh người Nubian ở thế kỷ thứ 10
    2. Kỵ binh Ai Cập ở cuối thế kỷ thứ 9
    3. Lính trợ chiến người Bedouin
    4. Dân quân của một bộ tộc người Arab



    [​IMG]
    1. Kỵ binh của nhà Samanid ở thế kỷ thứ 10
    2. Kỵ binh của nhà Buyid ở thế kỷ thứ 10
    3. Kỵ binh của nhà Daylamay ở đầu thế kỷ thứ 11
    4. Vệ binh của nhà Ghaznawid ở giữa thế kỷ thứ 11


    [​IMG]
    1. Bộ binh xứ Andalus ở thế kỷ thứ 10 - nhà Umayyad
    2. Kỵ binh xứ Andalus ở thế kỷ thứ 11 - nhà Umayyad
    3. Lính Berber đánh thuê cho xứ Andalus ở thế kỷ thứ 10 - nhà Umayyad
    4. Bộ cung xứ Andalus ở thế kỷ thứ 11 - nhà Umayyad



    [​IMG]

    1. Kỵ binh người Hamdami ở cuối thế kỷ 10
    2. Lính biên phòng người Armenia theo Hồi giáo ở thế kỷ thứ 10
    3. Lính biên phòng người Malatya ở thế kỷ thứ 10
    4. Lính cung kỵ người Saljuq Turk ở cuối thế kỷ 11


    [​IMG]
    Thời mở rộng chinh phục
    1. Lính cung kỵ người Ansar
    2. Lính kỵ binh Batư người Ansawira
    3. Lính trợ chiến người Berber


    [​IMG]
    1. Lính bộ binh nhà Umayyad
    2. Lính vệ binh nhà Umayyad
    3. Phụ nữ Hồi giáo có vũ trang




    [​IMG]
    Kỵ binh của nhà Umayyad
    1. Thống đốc của nhà Umayyad ở Balkh
    2. Kỵ binh tinh nhuệ của nhà Umayyad
    3. Kỵ binh hạng nhẹ của nhà Umayyad ở Ai cập



    [​IMG]
    Nhà Abbasid lúc mới khởi nghĩa chống lại nhà Umayyad
    1. Lính vệ binh Khurasani người Arab
    2. Lính kỵ binh Khurasani người Arab
    3. Lính kỵ binh người Farghana



    [​IMG]
    Binh sỹ ở tuyến đầu của triều đình Abbasid
    1. Lính biên phòng người Arab ở vùng Anatolia
    2. Lính kỵ binh của nhà Abbasid
    3. Lính kỵ binh người Batư đánh thuê cho Triều đình Abbasid



    [​IMG]
    Binh lính của Triều đình A bbasid - đóng quân tại triều đình
    1. Kỵ binh cận vệ người Ghulum
    2. Bộ binh người Abna
    3. Vua Hồi giáo Mutawakkil
  3. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    Triều đại nhà Abbasid


    Vương quốc Hồi giáo giòng Abbasid hay đơn giản là nhà Abbasids, là triều đại Hồi giáo thứ 3 của người Ảrập. Nó được cai trị bởi các vị khalip của nhà Abbasid, những người đã xây dựng thủ đô của họ ở Baghdad sau khi lật đổ chính quyền của nhà Umayyad trên tất cả các vùng đất của người Arab chỉ trừ có vùng Al Andalus ở Tây Âu.

    Vương quốc Hồi giáo Abbasid được thành lập bởi các hậu duệ của Abbas ibn Abd al-Muttalib-người cậu trẻ tuổi nhất của nhà Tiên tri Hồi giáo Muhammad, ở Harran trong năm 750 và chuyển thủ đô của họ đến Baghdad trong năm 762. Vương quốc này phát triển mạnh mẽ trong hai thế kỷ, nhưng từ từ đi vào suy thoái cùng với sự gia tăng quyền lực của đội quân Thổ Nhĩ Kỳ mà nó đã tạo ra-người Mamluk. Trong vòng 150 năm giành quyền kiểm soát vùng đất Ba Tư, Các khalip đã bị buộc phải nhường quyền kiểm soát ở địa phương cho các tiểu vương-những người chỉ thừa nhận quyền của họ trên danh nghĩa. Vương quốc Hồi giáo cũng bị mất các tỉnh ở phía Tây và châu Âu như Al Andalus, Maghreb và Ifriqiya vào tay các Hoàng tử nhà Umayyad, Aghlabid và Fatimid.

    Quyền cai trị của nhà Abbasid đã bị chấm dứt trong một thời gian ngắn khoảng ba năm kể từ năm 1258, khi Hulagu Khan-một khan người Mông Cổ công chiếm thành Baghdad và được nối lại khi người Mamluk chiếm Ai Cập năm 1261, kể từ đó họ được yêu cầu tiếp tục quản lý các vấn đề về tôn giáo ( chức danh khalip lúc này chỉ còn là chăm sóc phần hồn, không còn là vua thế tục ) cho đến 1519, khi quyền lực được chính thức chuyển giao cho Đế quốc Ottoman và thủ đô của Đế quốc được chuyển đến thành phố Constantinople-lúc này được đặt tên là Istambul.

    Đứng lên giành chính quyền

    Các khalip nhà Abbasid hậu duệ của Abbas ibn Abd al-Muttalib (566-662), một người cậu ít tuổi nhất của Muhammad, do đó họ tự coi mình là người thừa kế thực sự của Muhammad trái ngược với nhà Umayyad. Các vị vua Hồi giáo nhà Umayyad là hậu duệ của Umayya và là một gia tộc riêng biệt trong bộ lạc Quraish của Muhammad. Họ đã giành được sự ủng hộ của người Shiite ( người Hashimiyya, một nhánh nhỏ của người Shia Kaysanites) để đối đầu với triều đình Umayyad bằng cách tạm thời chuyển sang Hồi giáo Shia và cùng nhau chiến đấu chống lại sự trị vì của nhà Umayyad.

    Các thành viên nhà Abbasids tạo sự khác biệt giữa chính họ với nhà Umayyads bằng cách tấn công vào đạo đức của họ và cách quản lý hành chính nói chung của nhà Umayyad. Theo sử gia Ira Lapidus, "Các cuộc nổi dậy của nhà Abbasid đã được hỗ trợ phần lớn bởi người Ả Rập, chủ yếu là những người định cư ở Marw bị gây thiệt hại bởi các chính sách của nhà Umayyad cùng với sự hỗ trợ từ người Yemen và người Mawali-những người theo đạo Hồi nhưng không phải là người Arab". Nhà Abbasids cũng đặc biệt kêu gọi sự tham gia của người Hồi giáo phi Ả Rập được gọi là mawali, những người vẫn phải ở bên ngoài lề xã hội bởi mối quan hệ họ hàng của người Ả Rập và được xem là có một thứ hạng thấp hơn trong đế quốc Umayyad. Muhammad ibn 'Ali-một người cháu trai lớn của Abbas, đã bắt đầu vận động cho sự trở lại cầm quyền của gia đình Muhammad-nhà Hashimites ( mời các bác quay trở lại phần trước để xem sự tranh giành quyền lực giữa nhà Umayyad và Hashimites) tại Ba Tư trong triều đại của vua Umar II ( có khả năng vua Umar II đã nhẹ tay với họ nên khi thành công họ đã trừa ra mà không quật mồ ông này).

    Trong suốt thời trị vì của vua Marwan II, sự chống đối của nhà Abbasid đã lên đến đỉnh điểm trong cuộc nổi loạn của Ibrahim vị Imam thứ tư có nguồn gốc từ Abbas. Với sự hỗ trợ từu tỉnh Khorasan của Iran, ông này đã đạt được những thành công đáng kể, nhưng cuối cùng vẫn thất bại và đã bị bắt giữ vào năm 747 và chết trong tù, một số người cho rằng ông đã bị ám sát một cách bí mật. Ibrahim lại được thay thế bởi Abdallah-anh/ em trai của ông, người được biết đến với cái tên Abu al-'Abbas as Saffah, ông này cũng là người đã đánh bại nhà Umayyads vào năm 750 trong Trận Zab ở gần Great Zab và sau đó đã tuyên bố trở thành quốc vương Hồi giáo.

    Ngay sau chiến thắng của mình Abu al-'Abbas as-Saffah đã gửi quân đến Bắc Phi và Trung Á, nơi mà lực lượng của ông đã phải chiến đấu chống lại sự mở rộng của nhà Đường ( Trung quốc ) trong Trận chiến Talas ( người Abbasids được biết đến với đối thủ của họ như là: "những người mặc choàng áo đen"). Barmakids ( một người gốc Batư và có tên Batư là Barmakīyān), người đã có tầm quan trọng trong việc xây dựng thủ đô Baghdad, cũng là người đầu tiên trên thế giới được ghi nhận làm giấy ở Baghdad, lúc này cũng bắt đầu một kỷ nguyên mới của sự hồi sinh việc sở hữu trí tuệ (nguyên văn a new era of intellectual rebirth ) trong vùng cai trị của nhà Abbasid. Trong thời gian 10 năm, nhà Abbasids đã cho xây dựng một nhà máy giấy nổi tiếng ở thành phố Córdoba-thủ đô của nhà Umayyad tại Tây Ban Nha.


    Tình hình chính trị


    Củng cố và phân ly

    Sự thay đổi đầu tiên mà nhà Abbasids làm là cho di chuyển thủ đô của đế quốc từ Damascus-Syria đến ffice:smarttags" />Baghdad ở Iraq. Việc này dường như là để vừa xoa dịu cũng như để trở nên gần gũi hơn với người mawali Ba Tư ( người phi Ả rập ) trong khu vực này và một phần mong muốn của người mawali Ba Tư là có ít đi sự thống trị của người Ả Rập trong đế quốc. Thành phố Baghdad được tạo lập trên Sông Tigris trong năm 762. Một vị trí mới-tể tướng, cũng được lập nên để đại diện cho chính quyền trung ương và còn quyền lực lớn hơn được giao cho các tiểu vương ở địa phương. Cuối cùng thì điều này có nghĩa rằng là vị trí của nhiều khalip nhà Abbasid bị tụt xuống chỉ còn ở một vai trò nghi lễ hơn so với thời của nhà Umayyads, và các tể tướng bắt đầu gây ảnh hưởng lớn hơn và vai trò của tầng lớp quý tộc Ả Rập cũ đã dần dần bị thay thế bằng một bộ máy quan liêu người Ba Tư.

    Nhà Abbasid đã phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ của người Ba Tư trong khi họ tìm cách lật đổ nhà Umayyad. Al-Mansur, người kế vị Abu al-'Abbas đã cho chuyển thủ đô từ Damascus đến Baghdad-thành phố mới và hoan nghênh việc những người Hồi giáo Ả Rập không tới triều đình của họ. Trong khi sự kiện này đã giúp cho việc tích hợp các nền văn hóa Ả Rập và Ba Tư, thì nó cũng làm cho nhà Abbasid bị xa lánh bởi nhiều người Ả Rập ủng hộ họ, đặc biệt là người Ả Rập Khorasanian, những người đã hỗ trợ họ trong các trận chiến của họ chống lại nhà Umayyad.

    Những vết rạn nứt với những người đã hỗ trợ họ đã tạo ra những vấn đề ngay tức thì. Nhà Umayyad thì lại không như vậy, trong khi bị đẩy ra khỏi quyền lực họ đã không bị tiêu diệt hoàn toàn. Thành viên duy nhất còn sống của gia đình hoàng gia Umayyad cuối cùng đã đến được Tây Ban Nha, nơi ông tự lập cho mình thành một Tiểu vương Ả rập độc lập (Abd ar-Rahman I năm 756). Năm 929, Abd ar-Rahman III đảm nhiệm chức danh Caliph ( vua Hồi ), và thành lập vương quốc Al Andalus từ Córdoba như là một đối thủ với Baghdad vốn là thủ đô hợp pháp của Đế quốc Hồi giáo.

    Rạn nứt với người Hồi giáo Shia

    Nhà Abbasids cũng có mâu thuẫn với người Hồi giáo Shia, đa số họ đã hỗ trợ cuộc chiến của nhà Abbasid chống lại nhà Umayyads, kể từ khi người giòng Abbasids và người Shia tuyên bố về tính hợp pháp của kết nối gia đình của họ với Muhammad. Sau khi nắm chính quyền, nhà Abbasids lại quay ra giữ rịt lấu tín ngưỡng Hồi giáo v và chối bỏ bất kỳ sự hỗ trợ cho niềm tin Shi'a. Sự kiện này đã dẫn đến nhiều cuộc xung đột, đỉnh điểm là một cuộc nổi dậy tại Mecca trong năm 786, tiếp theo là những cuộc tàn sát và đổ máu làm cho nhiều người Shi'a phải lãnh nạn đến Maghreb, nơi mà những người sống sót đã thành lập vương quốc Idrisid. Nhà Abbasids cũng đã cho hành hình những hậu duệ trực tiếp của Tiên Tri Muhammad-những người là lãnh tụ Hồi giáo giòng Shia, trong đó bao gồm Imam Jafar Sadiq và các quý tộc đáng tôn trọng khác. Ngay sau đó, người Berber ở Kharijites đã thành lập một nhà nước độc lập ở Bắc Phi trong năm 801. Trong vòng 50 năm các vương quốc Idrisids ở Maghreb và Aghlabid ở Ifriqiya và một chút sau đó, Tulunid và Ikshidid ở Misr đều tuyên bố độc lập ở Bắc Phi.

    Thông tin liên lạc với các tỉnh

    Các lãnh đạo nhà Abbas đã phải làm việc chăm chỉ trong nửa cuối của thế kỷ thứ tám (750-800), một số khalip có thẩm quyền và các vị tể tướng của họ đã phải vượt qua những thách thức về mặt chính trị được tạo ra bởi sự xa xôi của đế quốc và việc hạn chế của truyền thông vào thời điểm đó và phải đưa ra những thay đổi hành chính để giữ trật tự. Mặc dù Đế quốc Byzantine liên tục gây chiến với nhà Abbasid để thu hồi các vùng đất ở Syria và Anatolia, nhưng quân sự trong thời kỳ này chỉ ở mức tối thiểu ( so với thời đại trước đó ), vì vậy các quốc vương Hồi giáo có đủ thời gian để tập trung vào vấn đề nội bộ như các thống đốc địa phương, những người chủ yếu muốn chở nên độc lập với chính quyền trung ương. Vấn đề mà các vị khalip thường phải đối mặt là các thống đốc đã bắt đầu phát huy quyền tự chủ lớn hơn nữa bằng cách sử dụng quyền lực ngày càng tăng của họ để làm cho vị trí của họ được cha truyền con nối.

    Đồng thời, nhà Abbasid cũng phải đối mặt với những thách thức ở gần kề. Những người trước đây đã ủng hộ nhà Abbasids đã tách ra để tạo ra một vương quốc riêng biệt xung quanh Khorosan ở miền bắc Ba Tư. Nhà vua Harun al-Rashid (786-809) đã trở mặt với Barmakids, một gia đình Ba Tư đã có quyền lực đáng kể trong chính quyền của vương quốc và giết chết hầu hết các thành viên của gia đình này. Trong thời gian này, rất nhiều phe nhóm các nhà quý tộc chống đối bắt đầu hoặc rời khỏi đế quốc để đến những vùng đất khác hoặc nắm lấy quyền kiểm soát những phần xa xôi của đế quốc Abbasid.

    Thời kỳ đỉnh cao

    Thời kỳ đỉnh cao của người Hồi giáo được bắt đầu vào giữa thế kỷ thứ 8 cùng với thăng hoa của Vương quốc Hồi giáo Abbasid và việc chuyển thủ đô từ Damascus đến Baghdad. Các thành viên nhà Abbassids bị ảnh hưởng bởi huấn thị của Kinh Qur'an và ha***h chẳng hạn như "mực của một học giả thì thánh thiện hơn so với máu của một kẻ tử vì đạo - the ink of a scholar is more holy than the blood of a martyr " và điều này nhấn mạnh giá trị của tri thức. Trong giai đoạn này thế giới Hồi giáo đã trở thành trung tâm trí thức vô song của khoa học, y học, triết học và giáo dục cũng như việc nhà Abbasids ganh đua để bảo trợ cho tri thức và thành lập Tòa nhà Thông thái - House of Wisdom tại Baghdad, nơi mà cả người Hồi giáo và các học giả phi Hồi giáo tìm cách để biên dịch và thu thập tất cả kiến thức của thế giới sang Tiếng Ả Rập. Nhiều tác phẩm cổ điển của thời thượng cổ có thể sẽ bị thất truyền nếu không được dịch sang tiếng Ả Rập và Ba Tư rồi sau đó chúng lại lần lượt được dịch sang tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng Do Thái và tiếng Latin. Trong giai đoạn này thế giới Hồi giáo giống như là một cái vạc của nền văn hóa để thu thập, tổng hợp và nâng cao đáng kể các kiến thức thu được từ các nền văn minh La Mã, Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Tư, Ai Cập, Bắc Phi, Hy Lạp và Byzantine. ( đọc đến đây ta thấy tại sao người Ả rập và Batư có một nền Văn hóa + Khoa học huy hoàng vào thời đó, chứ như ở ta bậc lãnh đạo bước ra bắt tay, vỗ đầu một cái bác tên là Nờ Bờ Cờ nào đó rồi đút vào miệng bác ta một căn hộ hơn chục tỷ và coi đó là trọng tri thức thì chẳng biết đến lúc nào chúng ta mới có một nền văn hóa, khoa học huy hoàng nhỉ).

    Ở thời kỳ đỉnh cao dưới sự trị vì của Triều đình nhà Abbasid, người Hồi giáo đã phát triển mạnh mẽ các môn như khoa học, kỹ thuật, văn chương, triết học, hóa học, ngôn ngữ học ... nhưng những môn này không dính tới chủ đề nên người sưu tầm xin lược bỏ để khỏi làm mất thời gian của bạn đọc.
  4. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    Chính quyền Trung ương bị gãy xương sống

    Trung ương bị mất quyền lực trước những chính quyền tự trị

    Ngay vào năm 820, người Samanids đã bắt đầu quá trình đòi quyền độc lập cho xứ Transoxiana và vùng Đại Khorasan, cũng như người Shia Hamdanids ở miền Bắc Syria, và các triều đại Tahirid và Saffarid ở Iran. Đến thế kỷ thứ 10, nhà Abbasid đã gần như đánh mất quyền kiểm soát Iraq vào tay các tiểu vương khác nhau, và vị khalip al-Radi đã buộc phải thừa nhận quyền lực của họ bằng cách tạo ra các vị trí "Hoàng tử của Hoàng tử" (Amir al-umara). Ngay sau đó, một phe phái Ba Tư được gọi là Buwayhid đến từ Daylam đã chiếm lấy việc kiểm soát quyền lực và hệ thống hành chính quan liêu ở Baghdad. Theo nhà chép sử Miskawayh người Batư, họ bắt đầu phân phối các iqtas ( các thái ấp theo hình thức trang trại nộp thuế) cho những người ủng hộ họ.

    Bên ngoài Iraq, tất cả các tỉnh tự trị trên thực tế đã từ từ trở thành các tiểu quốc và nhà cầm quyền có quyền cha truyền con nối, có quân đội riêng và các khoản thu riêng và quyền bá chủ của khalip chỉ là trên danh nghĩa, và dường như họ không nhất thiết phải có nghĩa vụ trả bất kỳ khoản triều cống nào vào ngân sách của chính quyền Trung ương, chẳng hạn như Tiểu vương Soomro đã kiểm soát vùng Sindh và cai trị toàn tỉnh từ thủ đô của họ ở Mansura. Mahmud của Ghazni lấy danh hiệu là vua chứ không phải là danh hiệu tiểu vương vốn được sử dụng phổ biến và việc này đã đánh dấu sự ra đời của Đế quốc Ghaznavid độc lập khỏi nhà Abbasid, bất chấp việc Mahmud đã phô trương nghi lễ chính thống Sunni trước khalip này. Trong thế kỷ 11, sự mất tôn trọng vào quyền lực của khalip vẫn được tiếp tục, như việc một số nhà cai trị Hồi giáo không còn đề cập đến tên của khalip trong ngày lễ khutba hôm thứ sáu hoặc họ đã cho đúc đồng tiền riêng của họ.


    Thậm chí chính quyền của nhà Ismaili Fatimid ( theo Hồi giáo dòng Shia) đang cai trị Cairo còn tranh giành với nhà Abbasid ngay cả danh nghĩa và quyền năng của chức vị Ummah Hồi giáo. Họ có một số sự hỗ trợ trong những phần người Shia ở Baghdad (chẳng hạn như quận Karkh), bất chấp Baghdad là thành phố lớn gắn liền với quốc vương Hồi giáo, ngay cả trong Triều đại Buwayhid và Saljuq. Nhà Fatimids sử dụng cờ hiệu màu trắng để đối lập với màu đen của nhà Abbasids và những thách thức của nhà Fatimids chỉ kết thúc với sự sụp đổ của họ trong thế kỷ 12 ( mời các bác quay lại các trang trước thì sẽ thấy nhà Fatimid rơi vào tay Saladin-một tướng của nhà Ghazni và rồi thì xứ Syria của nhà Ghazni cũng rơi vào tay ông nốt)

    Bất chấp sức mạnh của các tiểu vương nhà Buwayhid, nhà Abbasid vẫn giữ được một cung đình ở Baghdad với các nghi thức rất long trọng như theo các mô tả của Hilal al-Sabi ', một quan chức của tiểu vương Buwayhid, và họ đã giữ lại được một ảnh hưởng nhất định đối với Baghdad cũng như trong đời sống tôn giáo. Khi nhà Buwayhid bị suy yếu quyền lực sau cái chết của Al Baha '-Daula, quốc vương Hồi giáo đã có thể lấy lại được một phần sức mạnh của mình. Ví dụ như vị khalip al-Qadir đã dẫn đầu cuộc đấu tranh ý thức hệ chống lại người Shia với tác phẩm Tuyên ngôn Baghdad. Các vị khalip có tầm quan trọng trong việc giữ bình yên ở chính Baghdad và cố gắng để ngăn chặn sự bùng phát nội chiến ở thủ đô.

    Quan hệ của nhà Abbasid với người Saljuq

    Với việc nhà Buwayhid trở nên suy yếu dần, vùng chân không được tạo cuối cùng đã được lấp đầy bởi các triều đại của người Oghuz Turk còn được gọi là người Saljuq. Khi vị tiểu vương kiêm cựu nô lệ Basasiri dẫn đầu đội quân của triều đình Fatimid dòng Shia tiến về Baghdad năm 1058, vị khalip al-Qa'im thấy rằng không thể đánh bại ông ta mà không có sự giúp đỡ bên ngoài. Toghril Beg-vị sultan người Saljuq đã phục hồi được Baghdad dưới quyền cai trị của người Sunni và chiếm ffice:smarttags" />Iraq cho triều đại của ông ta. Một lần nữa, nhà Abbasids lại bị buộc phải đối phó với một sức mạnh quân sự mà họ không thể đủ tầm để kháng cự mặc dù các vị khalip nhà Abbasid vẫn về danh nghĩa là người đứng đầu của cộng đồng Hồi giáo. Các nhà vua kế tiếp Alp Arslan và Malikshah, cũng như tể tướng của họ là Nizam al-Mulk đã sống ở Ba Tư, nhưng vẫn nắm quyền lực qua nhà Abbasids ở Baghdad. Khi triều đại này bắt đầu suy yếu trong thế kỷ 12, nhà Abbasids lại một lần nữa giành được nhiều độc lập hơn nữa.

    Hậu thời kỳ phục hồi sức mạnh quân sự năm 1118-1258

    Trong khi al-Mustarshid là vị khalip đầu tiên đã cố xây dựng một đội quân có khả năng đáp trả một đội quân của người Saljuq trong trận chiến, tuy nhiên ông ta đã bị đánh bại trong 1135 và bị ám sát. al-Muqtafi là vị khalip nhà Abbasid đầu tiên đã lấy lại được độc lập hoàn toàn về mặt quân sự cho quốc vương Hồi giáo với sự giúp đỡ của Ibn Hubayra-tể tướng của ông ta. Sau gần 250 năm là đối tượng chinh phục của các triều đại nước ngoài, ông bảo vệ thành công Baghdad chống lại cuộc bao vây Baghdad của người Saljuq (năm 1157), do đó ông đã giữ được Iraq cho nhà Abbasid. Triều đại al-Nasir (Mất năm 1225) mang quyền lực của quốc vương Hồi giáo đến suốt Iraq, dựa một phần lớn vào tổ chức Sufi futuwwa do các khalip đứng đầu. Al-Mustansir đã cho xây dựng Trường học Mustansiriya, Trong một nỗ lực để làm lu mờ trường Nizamiyya của người Saljuq được xây dựng bởi Nizam al-Mulk.

    Sự kết thúc của triều đại Abbasid

    Hulagu Khan công phá được Baghdad vào ngày 10 tháng 2 năm 1258 và đã tàn sát rất nhiều người dân vô tội. Người Hồi giáo sợ rằng một thảm họa siêu nhiên sẽ xảy ra nếu máu của Al-Musta'sim, một hậu duệ trực tiếp của người chú của nhà Tiên tri Muhammad và là khalip cuối cùng của nhà Abbasid giáo trị vì Baghdad sẽ đổ. Khi biết về kinh nghiệm của người Shiite Ba Tư nói rằng không có thiên tai như vậy đã xảy ra sau cái chết của Imam Hussein (lãnh đạo Hồi giáo dòng Shia), tuy nhiên, để đề phòng và phù hợp với một điều cấm kỵ của người Mông Cổ là cấm làm đổ máu người trong hoàng tộc, Hulagu đã cho bọc Al-Musta'sim vào trong một tấm thảm và cho chà đạp đến chết bởi ngựa trong ngày 20 tháng 2 năm 1258. Gia đình Al-Musta'sim cũng bị hành quyết chỉ trừ một trường hợp ngoại lệ duy nhất là người con trai út của ông đã được gửi đến Mông Cổ, và một con gái đã trở thành nô lệ trong cấm cung của Hulagu. Theo các sử gia Mông Cổ, người con trai còn sống sót đã kết hôn và là cha của những đứa trẻ. ( nhưng có vẻ như theo thực tế thì ông này sẽ thường bị thiến)

    Nhà Abbasids tiếp tục duy trì sự hiện diện quyền lực của họ, nhưng chỉ được giới hạn trong các vấn đề tôn giáo ở Ai Cập dưới sự cai trị thực sự của người Mamluk. Triều đại nhà Abbasid cuối cùng đã kết thúc với Al-Mutawakkil III, người bị bắt đi như một tù nhân bởi Selim I ( vua Thổ nhĩ kỳ) đến Constantinople nơi ông đóng một vai trò nghi lễ cho đến khi ông chết vào năm 1543.
  5. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    Người Mamluk ( Mameluk)

    Mamluk là tên để gọi một người lính có nguồn gốc nô lệ. " hiện tượng Mamluk " như nhà nghiên cứu David Ayalon gọi là sự sáng tạo của lớp chiến binh đặc biệt, là sự kiện chính trị có tầm quan trọng lớn lao và lạ thường kéo dài từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ 19. Theo thời gian, Mamluk trở thành một đẳng cấp quân sự thế lực trong nhiều xã hội Hồi giáo. Đặc biệt không chỉ ở trong Egypt mà còn trong ở các quốc gia vùng Levant, Iraq và Ấn độ, người Mamluk nắm giữ quyền lực chính trị và quân sự. Trong một số trường hợp, họ đạt được đến vị trí sultan ( vua Thổ), trong khi ở những người khác nắm quyền kiểm soát vùng của họ như các Tiểu vương hoặc Thống đốc. Đáng chú ý nhất, các phe phái Mamluk nắm lấy vương quốc cho mình trong Egypt và Syria trong một giai đoạn được gọi là Vương quốc Hồi giáo Mamluk ( năm 1250->1517). Vương quốc Hồi giáo Mamluk đã trở nên nổi tiếng vì đánh bại quân Mông Cổ và chiến đấu với quân Thập tự chinh.

    Họ có xuất xứ khác nhau nhưng thường là người Thổ Kipchak hoặc người Cumans, tùy thuộc vào thời gian và khu vực mà người ta đặt câu hỏi. Khi mà người Mamluk được mua về, đẳng cấp nô lệ của họ là cao hơn mức bình thường-những người không được phép mang vũ khí hoặc chỉ để làm những công việc nhất định. Ở những nơi như Ai Cập từ Triều đại Ayyubid đến thời gian của Muhammad Ali của Egypt, người Mamluk đã được xem là những "lãnh chúa thực sự" với những địa vị xã hội ở trên cả người Hồi giáo tự do.

    Câu chuyện về chế độ quân sự nô lệ trong các xã hội Hồi giáo bắt đầu bởi các nhà khalip Abbasid vào thế kỷ thứ 9 ở Baghdad. Những người Mamluk đầu tiên được biết đến như là ghilman (Một thuật ngữ để chỉ những người nô lệ theo nghĩa rộng) và được mua lại bởi các khalip đời đầu của nhà Abbasid. Đến giữa thế kỷ thứ 9, những người lính-nô lệ đã trở thành yếu tố thống trị trong quân đội Hồi giáo. Xung đột giữa các ghilman với dân cư của Baghdad khiến khalip al-Mu'tasim phải di chuyển thủ đô của mình đến thành phố Samarra, nhưng việc này đã không làm dịu căng thẳng, vị khalip al-Mutawakkil bị ám sát bởi một số trong những người lính-nô lệ ở năm 861. Nhà Abbasids mua binh lính-nô lệ chủ yếu là từ những vùng gần Caucasus (Chủ yếu là người Circassian đến từ Georgia), và từ các khu vực phía bắc Biển Đen ( người Kipchak và các vùng khác của Thổ Nhĩ Kỳ). Những người bị bắt có nguồn gốc không phải là Hồi giáo.

    Việc sử dụng binh lính Mamluk đã cho người cầm quân không có bất kỳ mối liên kết nào với cơ cấu quyền lực đã được thành lập. Những chiến binh Mamluk không phải là người địa phương thường trung thành hơn với những lãnh tụ Hồi giáo ở các bộ tộc của họ, gia đình của họ-những người còn có dòng máu quý tộc hơn là các sultan hoặc khalip. Nếu một viên chỉ huy có âm mưu chống lại những người cai trị, thông thường không thể đối phó với âm mưu này mà không gây ra bất ổn trong số các nhà quý tộc. Các chiến binh nô lệ Mamluk là người lạ có đẳng cấp thấp nhất ( so với quý tộc ), những người thường không thể có âm mưu chống lại nhà cai trị và có thể dễ dàng bị trừng phạt nếu họ gây ra rắc rối, đã làm cho họ thành một tài sản quân sự lớn.

    Sau khi Đế quốc Abbasid bị tan rã, nô lệ quân sự được biết đến như là Mamluk hoặc là ghilman, đã trở thành cơ sở của sức mạnh quân sự trên khắp thế giới Hồi giáo. Triều đình Fatimid ở Ai Cập đã mua các nô lệ-chiến binh Armenia, Turk và Sudan, những người đã hình thành phần lớn sức mạnh quân sự của họ và đôi khi cũng trở thành những nhà điều hành vương quốc. Ví dụ Badr al-Jamali, vị tể tướng mạnh là một lính Mamluk có nguồn gốc từ Armenia. Tại Iran và Iraq, nhà Buyid sử dụng các nô lệ gốc Thổ Nhĩ Kỳ trong suốt đế quốc của họ và rồi al-Basasiri, một chiến binh nổi loạn cuối cùng lại báo hiệu về sự trị vì của người Saljuq ở Baghdad sau khi cố gắng một cuộc nổi dậy thất bại. Sau đó khi nhà Abbasid lấy lại kiểm soát về mặt quân sự ở Iraq, họ cũng đã dựa vào một đội quân nô lệ được gọi là ghilman.

    Dưới sự trị vì của Saladin và Triều Ayyubid ở Ai Cập, sức mạnh của người Mamluk càng tăng lên cho đến khi họ tuyên bố làm chủ Vương quốc Hồi giáo vào năm 1250, nhà cầm quyền là Mamluk Sultanate. Chế độ nô lệ quân sự vẫn tiếp tục được sử dụng trên khắp thế giới Hồi giáo cho đến thế kỷ 19. Các devşirme của Đế quốc Ottoman, hoặc việc "thu mua" những người nô lệ trẻ cho quân đoàn Janissary kéo dài cho đến tận thế kỷ thứ 17, trong khi các chế độ dựa vào nền tảng người Mamluk tiếp tục phát triển mạnh ở các tỉnh của Ottoman như Iraq và Ai Cập vào thế kỷ 19.

    Tổ chức

    Dưới thời Sultane Mamluk của Cairo, các Mamluk được mua trong khi vẫn còn rất trẻ và được nuôi dưỡng trong các doanh trại của Cổ Thành ở Cairo. Do tình trạng cụ thể của họ (không có quan hệ xã hội hoặc đả.ng phái chính trị) và quá trình đào tạo quân sự khắc khổ của họ, họ thường rất đáng tin cậy. Việc đào tạo họ bao gồm giáo dục tôn giáo và quân sự một cách chặt chẽ để giúp họ trở thành " một kỵ sỹ Hồi giáo và chiến binh chiến đấu xuất sắc" Khi công việc đào tạo của họ kết thúc họ được xuất trường, nhưng họ vẫn gắn liền với người bảo trợ-người đã mua họ. Mamluk dựa vào sự giúp đỡ của người bảo trợ của họ để có những thăng tiến trong binh nghiệp và tương tự như vậy danh tiếng và quyền lực của người bảo trợ phụ thuộc vào các tân binh của mình. Một chiến binh Mamluk cũng "bị ràng buộc bởi một tinh thần đồng đội mạnh mẽ "

    Người Mamluk lại thường tự hào về nguồn gốc nô lệ của họ và những người được mua có đủ năng lực về phẩm chất để đạt được những vị trí cao nhất. Các đặc quyền của một Mamluk đã làm cho nhiều người Ai cập tự do mong muốn được tự bán để được gia nhập vào một xã hội đặc quyền đặc lợi. Người Mamluk nói tiếng Ả Rập và tạo danh tính của họ bằng cách giữ lại một cái tên Ai Cập. Tuy nhiên bất chấp nguồn gốc khiêm tốn và đẳng cấp thấp, người Mamluk được tôn trọng bởi những đối tượng Ả Rập của họ. Họ giành được sự ngưỡng mộ và uy tín như là "người bảo vệ thực sự của đạo Hồi bởi đẩy lùi cả Thập tự quân và người Mongol.” Nhiều người đã xem họ như là một phước lành mà Chúa đã gửi đến cho các tín đồ Hồi giáo.

    Sau khi người Mamluk đã chuyển đổi sang đạo Hồi, nhiều người đã được đào tạo để trở thành các kỵ sỹ. Người Mamluk phải làm theo điều huấn thị của furusiyya, đây là một bộ luật bao gồm giá trị của lòng dũng cảm và lòng hảo tâm và cũng còn có cả chiến thuật kỵ binh, cưỡi ngựa, bắn cung và cách điều trị các vết thương, vv

    Người Mamluk sống trong đơn vị đồn trú của họ và chủ yếu dành thời gian của họ với nhau. Các cuộc vui chơi giải trí của họ bao gồm các sự kiện thể thao như các cuộc thi bắn cung và thể hiện các kỹ năng chiến đấu ít nhất một lần trong một tuần. Việc đào tạo chuyên sâu và nghiêm ngặt của từng đợt tuyển dụng mới đã giúp đảm bảo tính liên tục của người Mamluk.

    Trong khi họ không còn thực sự là nô lệ sau khi đào tạo, họ vẫn còn có nghĩa vụ để phục vụ cho Sultan. Các Sultan giữ họ như là một lực lượng bên ngoài, dưới sự chỉ huy trực tiếp của ông, để sử dụng trong trường hợp có va chạm với các bộ tộc địa phương. Các Sultan cũng có thể gửi cho họ đi viễn chinh ở xa như các khu vực Hồi giáo thuộc Xứ Iberia.

    Đương nhiên là các vị Sultan thường có số lượng Mamluk lớn nhất còn các Tiểu vương thì có ít hơn trong quân đội riêng của họ. Nhiều Mamluk đã vươn lên đến vị trí cao trong toàn đế quốc, bao gồm cả vị trí tư lệnh quân đội. Lúc đầu, vị trí của họ vẫn không cha truyền con nối và những người con trai bị ngăn cấm không được đi theo người cha của mình. Tuy nhiên qua thời gian, ở những nơi như Ai Cập, lực lượng Mamluk trở nên có liên kết với cấu trúc quyền lực hiện có và thu được một lượng đáng kể ảnh hưởng đến những quyền hạn của họ.

    Một sự tiến hóa tương tự như vậy cũng đã xảy ra trong quân đoàn Janissaries của Đế quốc Ottoman.


    Sức mạnh của người Mamluk ở Ai cập

    Thủa ban đầu của người Mamluk ở Ai cập

    Ahmed ibn Tulun là một Mamluk gốc người Turk được cha gửi đến như một món quà tặng cho vua Hồi al-Ma'mun nhà Abbasid ở khoảng năm 815-16 AD. Ibn Tulun đã được gửi đến Ai Cập năm 868 như là nhiếp chính cho thống đốc của nhà Abbasid, nhưng bằng các âm mưu về ngoại giao và quân sự, ông ta đã thành công trong việc tự dựng lên triều đại Tulunid tự chủ như một nhà cai trị người Mamluk đầu tiên ở Ai Cập. Tuy nhiên nhà Tulunid chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian khá ngắn ngủi và Ai Cập đã bị tái chiếm bởi quân đội củaà Abbassid vào mùa đông năm 904-05.

    Trong suốt các thế kỷ tiếp theo, Ai Cập đã bị kiểm soát bởi một loạt các dòng họ, nhưng trong đó đặc biệt nhất là nhà Ikhshidid và Fatimid. Trong suốt các triều đại này, hàng ngàn vệ binh và sỹ quan người Mamluk vẫn tiếp tục được sử dụng và thậm chí còn đưa lên các cao cấp, bao gồm cả chức thống đốc của Damascus. Điều này ảnh hưởng đến mức độ gia tăng sự lo ngại của những nhà người cai trị Ả Rập về thế lực của người Mamluk và nó cũng cảnh báo về sự xuất hiện của một sultan ( vua Thổ) người Mamluk.

    Nguồn gốc của Vương quốc Hồi giáo Mamluk của Ai Cập xuất phát từ Triều đại Ayyubid của Saladin ( người anh hùng của phe Hồi giáo trong cuộc chiến chống lại quân Thập tự chinh phương Tây) vốn được thành lập từ năm 1174. Với Shirkuh-người chú của mình, ông đã chinh phục Ai Cập cho vua nhà Zengid Nur ad-Din xứ Damascus trong năm 1169 ( mời các bác quay lại các trang trước để tham khảo về cuộc đời của Saladin). Vào năm 1189, sau khi chiếm được Jerusalem, Saladin đã hợp nhất kiểm soát các vương quốc trong vùng Trung Đông ( Ai cập, Syria và một phần Iraq). Sau cái chết của Saladin các con trai của ông lại quay ra hục hặc với nhau về việc phân chia lãnh thổ của đế quốc, và mỗi người cố gắng để dành về phía mình một đội quân người Mamluk càng đông càng tốt.

    Vào năm 1200 Al-Adil-người anh em của Saladin đã thành công trong việc kiểm soát toàn bộ đế chế bằng cách lần lượt đánh bại và giết chết hay bỏ tù những người anh em và cháu trai của ông. Trong mỗi chiến thắng của mình Al-Adilt đã đánh bại từng đội tùy tùng người Mamluk của họ hàng nhà mình. Quá trình này được lặp đi lặp lại sau cái chết của Al-Adil vào năm 1218 và cũng sau cái chết Al-Kamil, con trai của ông trong năm 1238. Các thành viên của nhà Ayyubids ngày càng trở nên bị bao kín bởi sức mạnh của người Mamluk, thậm chí người Mamluk còn trở thành quan chức Atabegs ( tương đương Tổng đốc) phụ trách một vùng và họ nhanh chóng tham gia vào nội bộ chính trị của triều đình của vương quốc riêng của họ.

    Năm 1315 họ xâm lư.ợc và chiếm một phần lớn vùng Nubia, nhưng một phần Nubia vẫn nằm trong quyền kiểm soát của một hoàng tử địa phương vốn đã chuyển đổi đạo giáo từ niềm tin Kitô giáo Orthodox Coptic sang Hồi giáo.

    Người Pháp tấn công và người Manluk tiếm quyền

    Trong tháng 6 năm 1249, các Thập tự quân của đợt Thập tự chinh lần thứ 7 dưới sự dẫn dắt của nhà vua Louis IX of France đã đổ bộ xuống Ai Cập và Damietta. Quân đội Ai Cập lúc đầu liên tục phải thoái lui, làm cho vị quân vương phải ra lệnh treo cổ 50 viên chỉ huy vì tội bỏ chạy. Khi sultan Ai Cập As-Salih Ayyub qua đời, trong một thời gian ngắn quyền lực được trao cho Turanshah-con trai ông và sau đó là Shajar Al-Durr ái phi của ông. Bà này nắm quyền kiểm soát với sự hỗ trợ của người Mamluk và đã phát động một cuộc phản công. Quân của vị chỉ huy Baibars xứ Bahri đã đánh bại đội quân của Louis. Nhà vua đã trì hoãn cuộc rút lui của mình quá lâu và ông ta đã bị bắt tù binh bởi người Mamluk. Tháng 3 năm 1250, người Pháp đã phải đồng ý trả một khoản tiền chuộc 400.000 đồng Livre (150.000 trong số đó là không bao giờ được giao tiền) để chuộc nhà vua về. Áp lực chính trị là cần có một nhà lãnh đạo là nam giới đã làm cho Shajar Al-Durr phải kết hôn với Aybak-vị chỉ huy của quân Mamluk, Ông này sau đó chết trong bồn tắm của mình và trong cuộc đấu tranh quyền lực xảy ra sau đó Phó nhiếp chính quan Qutuz ( cũng là một Mamluk) đã chiến thắng. Ông này chính thức thành lập vương quốc Mamluk đầu tiên và triều đại Bahri.

    Triều đại Mamluk đầu tiên được đặt tên là Bahri, đó là tên của một trong những trung đoàn quân Mamkul ( các bác này có tinh thần đồng đội quá xá ). Các trung đoàn Mamluk bao gồm chủ yếu là người Thổ Kipchak ( còn đang quấy đảo ở vùng Anatolia là người Thổ Seljuq ).


    Người Mamluk và người Mongol ( Mông cổ)

    Khi Đại quân của Đế quốc Mongol dưới sự thống lĩnh của Hulagu Khan ( Húc Liệt Ngột ) công phạt thành Baghdad vào năm 1258 và tiếp tục tiến lên để chiếm Syria, Baibars-vị tiểu vương người Mamluk( theo tiếng Circassian: Bipars, một tên phổ biến ở Circassian có nghĩa là chiến binh bảo vệ biên giới) đã rời Damascus đến Cairo nơi ông được chào đón bởi Sultan Qutuz. Sau khi chiếm Damascus, Hulagu Khan yêu cầu Qutuz đầu hàng nhưng Qutuz đã chặt đầu sứ giả của Hulagu và với sự giúp đỡ của Baibars, ông đã huy động quân đội của mình. Mặc dù lúc đó Húc Liệt Ngột đã quay về phía Đông vì Mông Kha-Khan vĩ đại đã chết trong trận chiến chống quân Nam Tống ở thành Điếu ngư, Ông để lại phó tướng là Kitbuqa-một người Kitô giáo phụ trách quân đội. Qutuz đã nhử quân đội của người Mongol vào một cuộc phục kích ở gần sông Oronte, tại đó ông đã chiến thắng trong trận chiến Ain Jalut rồi bắt sống và hành quyết Kitbuqa.

    Sau chiến thắng vĩ đại này, Qutuz bị ám sát bởi có thể là âm mưu của người Mamluk. Người ta nói rằng Baibars, người lên nắm quyền sau cái chết của Qutuz, đã tham gia vào vụ ám sát. Trong những thế kỷ sau sự cai trị của người Mamluk bị gián đoạn, với trung bình cứ khoảng bảy năm trên một thế kỷ.

    Người Mamluk đánh bại người Mông Cổ lần thứ hai trong trận Homs năm 1260 và bắt đầu đẩy họ trở lại phía đông. Trong quá trình đó họ củng cố quyền lực của họ ở Syria, hình thành các tuyến thư trạm và hình thành các kết nối ngoại giao với các hoàng tử ở địa phương. Baibars tiến hành tấn công vào Acre-thủ đô của quân Thập tự chinh trong năm 1263 rồi chiếm Caesaria trong năm 1265 và Antioch trong năm 1268.

    Người Mamluk cũng lại đánh bại những tấn công mới của quân Mông Cổ tại Syria trong các năm 1271, 1281 ( Trận Homs lần 2), 1303/1304 và 1312. Họ đã đánh bại quân Mông Cổ và đồng minh Cơ đốc giáo của họ tại Trận Wadi al-Khazandar năm 1299. Cuối cùng, quân Mông Cổ và quân Mamluk đã ký hiệp ước hòa bình vào năm 1323.

    Triều đại Burji

    Năm 1382 triều đại Bukri hay nhà Burji đã nắm lấy quyền lực khi Barkuk tuyên bố lên ngôi sultan và đây là thời điểm kết thúc của triều đại Bahri. Từ Burji là để phản ánh trung tâm của họ ( người Mamluk ) trong tòa thành của Cairo. Triều đại nay bao gồm chủ yếu là người Circassians (Trong tiếng Turk thì Bukri có nghĩa là gù lưng).

    Barkuk trở thành kẻ thù của Timur ( vua của Đế quốc Tamerlane, người bộ tộc Babur), người lúc này đe dọa xâm lược Syria. Sau đó vị Sultan của Đế quốc Ottoman Bayezid I cũng tìm cách xâm lược Syria nhưng đã bị tái chiếm bởi Faraj-sultan của Mamluk khi Timur qua đời vào năm 1405, nhưng vì liên tục phải đối mặt với các cuộc nổi loạn từ những tiểu vương người địa phương, ông đã bị buộc phải thoái vị vào năm 1412. Cũng trong năm 1421 Ai Cập bị tấn công bởi quốc vương Cyprus ( đảo Síp ), nhưng người Ai Cập đã buộc Cypriotes phải chấp nhận quyền bá chủ của Barsbay-vua Ai Cập. Trong triều đại của Barsbay, dân cư của Ai Cập đã bị giảm đi rất nhiều so với con số mà nó đã có trong một vài thế kỷ trước, với chỉ 1/ 5 dân số sống ở thành thị.

    Al-Ashraf lên nắm quyền trong năm 1453 và đã có quan hệ thân thiện với Đế quốc Ottoman, Đế quốc đã chiếm được thành phố Constantinople vào cuối năm đó, sự kiện này đã gây một sự hoan hỉ tuyệt vời ở Ai Cập. Tuy nhiên, dưới triều đại của Khoshkadam của Ai Cập, đã bắt đầu nổ ra các cuộc chiến giữa Ai Cập và các vị Sultan nhà Ottoman. Năm 1467 vua Kait Bey đã xúc phạm Bayezid II-Sultan nhà Ottoman. Bayezid II liền chiếm các vùng Adana, Tarsus và những nơi khác trong lãnh thổ Ai Cập, nhưng cuối cùng đã bị đánh bại. Kait cũng đã cố gắng để giúp đỡ những người Hồi giáo ở Tây ban nha bằng cách đe dọa các Kitô hữu ở Syria, nhưng không có hiệu lực. Ông qua đời năm 1496 và để lại món nợ trăm ngàn đồng Ducat trước các gia đình Venetian giàu có.

    Cuộc chiến Bồ đào nha-Mamluk

    Năm 1497 Vasco da Gama đã tìm ra con đường đi qua mũi Hảo vọng để đến được Biển Ấn độ dương và cập bờ ở Malabar và Kozhikode, rồi hạm đội của Bồ đào nha đã tấn công vào tuyến đường vận chuyển hàng hóa và người Hồi giáo hành hương từ Ấn độ đến biển Hồng hải và các cuộc tấn công ăn cướp đã được tiến hành vào tất cả các vùng xung quanh. Nhiều cuộc đụng độ đã nổ ra. Sultan Mamluk Al-Ashraf Qansuh al-Ghawri của Cairo đã bị mất mặt bởi các cuộc tấn công vào Biển Đỏ, ông ta cũng bị thất thu khoản phí giao thông, đồng thời với sự lă.ng nhục mà thánh địa Mecca và hải cảng của nó đã phải chịu. Ông này thề sẽ trả thù người Bồ đào nha, đầu tiên khi ông gửi các thầy tu từ Nhà thờ Thánh Sepulchre ( như ở phần trước đã nói, nhà thờ của Kitô giáo này được phép tồn tại ở Jerusalem-thuộc quyền kiểm soát của Hồi giáo nên các thầy tu của nhà thờ này trở thành tín sứ Đông-Tây ) làm sứ giả, ông đã đe dọa Giáo hoàng ****** II rằng nếu ông không kiểm soát hành động của Manuel I của Portugal để hạn chế hành động của họ tại biển Ấn Độ Dương, ông ta sẽ cho phá hủy tất cả các những Thánh địa của Kitô giáo.

    Các vị vua của Gujarat và Yemen cũng quay sang để được sự giúp đỡ từ Vương quốc Hồi giáo Mamluke. Mối quan tâm chính của họ lúc này là tập hợp một hạm đội tại biển Hoàng Hải để bảo vệ các tuyến đường biển từ các cuộc tấn công của người Bồ Đào Nha. Jeddah nhanh chóng được tăng cường như là một bến cảng của người tị nạn Arabia và Biển Đỏ đã được bảo vệ, nhưng các đội tàu trong biển Ấn độ dương lại bị bỏ mặc cho lòng thương xót của kẻ thù.

    Sau đó Sultan Mamluk Al-Ghawri tìm được cách để vũ trang cho một hạm đội gồm 50 tàu chiến. Bởi vì người Mamluk có rất ít hiểu biết về hải chiến ( họ là những tay kỵ sỹ cự phách), cho nên các đội tầu hải quân đã được thành lập với sự giúp đỡ của Đế quốc Ottoman. Năm 1508 tại Trận Chaul hạm đội của người Mamluk đã chiến thắng hạm đội của Lourenço de Almeida-con trai của phó vương Bồ Đào Nha ( nếu không nhầm thì lúc này Bồ đào nha đang là thuộc địa của Tây ban nha nên người đứng đầu chỉ là phó vương) nhưng trong năm sau người Bồ Đào Nha lại giành chiến thắng ở Trận Diu và chiếm được thành phố cảng Diu từ quyền kiểm soát của Sultan xứ Gujarat. Một vài năm sau, Afonso de Albuquerque lại tấn công thành phố Aden ( thủ đô Yemen ngày nay), trong khi quân Ai Cập phải chịu một thảm họa ở Yemen. Al-Ghawri đã tung ra một hạm đội được trang bị vũ khí mới để trừng phạt kẻ thù và bảo vệ tuyến thương mại trên biển Ấn Độ Dương, nhưng trước khi hạm đội này tạo ra được bất cứ thay đổi nào thì Ai Cập đã mất chủ quyền của mình và biển Hoàng hải cùng với thánh địa Mecca và tất cả các lợi ích khác của người Ả Rập đã rơi vào tay của Đế quốc Ottoman.
  6. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    Đế quốc Ottoman và chấm dứt thời tự chủ của các Sultan Mamluk

    Trong lúc Sultan Bayezid II của Đế quốc Ottoman đang tham chiến tại châu Âu thì một sự thù địch mới với với Ai cập xuất hiện vào năm 1501. Mối thù này phát sinh trong quan hệ với nhà Safavid của Batư. Shah Ismail I gửi một sứ đoàn đến Venice qua ngả Syria để mời họ tham gia vào quân đội của mình và thu hồi lại những lãnh thổ của họ bị chiếm bởi Đế quốc Ottoman. sultan Mameluk của Ai Cập Al-Ghawri bị buộc tội bởi Selim là đã cho phép các phái viên của Ismail thuộc nhà Safavid đi qua Syria trên đường đến Venice và chứa chấp những người tị nạn. Để xoa dịu ông ta, Al-Ghawri đã tống vào xà lim các thương gia người Venetian lúc này đang làm ăn buôn bán ở Syria và Ai Cập, nhưng chỉ sau một năm lại phóng thích họ ra.

    Sau đó trong trận Chaldiran năm 1514, Selim I đã tấn công Bey ( Tổng đốc ) Dulkadir, một chư hầu của Ai Cập đã đứng tự lập và gửi đầu của ông này đến Mamluk Sultan Al-Ghawri. An toàn sau khi kết thúc cuộc chiến với Shah Ismail I của Batư, vào năm 1516 ông này ( Salim I) thành lập một đội quân lớn nhằm chinh phục Ai Cập nhưng để đánh lừa họ, ông làm như đối tượng của mình sẽ vẫn là người Batư và vẫn muốn tiếp tục theo đuổi cuộc chiến với Shah Ismail I. Năm 1515 bắt đầu cuộc chiến tranh mà sau này việc lập quốc của Ai Cập phải phụ thuộc Đế quốc Ottoman, lúc này các kỵ binh người Mamluk đã trở nên lỗi thời và không thể nào chống lại các khẩu đội pháo của Đế quốc Ottoman và các xạ thủ hỏa mai của quân đoàn Janissary. Ngày 24 tháng 8 năm 1515, tại trận Dabik Merj Sultan Al-Ghawri đã bị giết. Syria đã trở thành một tỉnh của Thổ Nhĩ Kỳ, người đã được chào đón ở nhiều nơi bởi việc giải thoát họ khỏi người Mameluk

    Vương quốc Hồi giáo Mamluke còn tồn tại cho đến năm 1517 lúc nó bị chinh phục hoàn toàn bởi Đế quốc Ottoman. Sultan Ottoman Selim I chiếm Cairo vào ngày 20 tháng 1 cùng năm, trung tâm quyền lực này sau đó được chuyển giao về Istanbul. Mặc dù không còn chở nên giống một dạng nào của một Vương quốc Hồi giáo, Đế quốc Ottoman vẫn giữ người Mamluk lại làm một giai cấp thống trị ở Ai Cập và người Mamluk và nhà Burji đã thành công trong việc giành lại nhiều ảnh hưởng của họ nhưng vẫn phải là một chư hầu của Đế quốc Ottoman.

    Người Mamluk đấu tranh giành độc lập từ nhà Ottoman

    Vào năm 1768, Sultan Ali Bey Al-Kabir tuyên bố độc lập khỏi Đế quốc Ottoman. Tuy nhiên, nhà Ottoman đã nghiền nát phong trào này và giữ nguyên vị trí của họ sau thất bại của ông kia. Đây cũng là thời điểm mà họ tuyển nô lệ mới từ Georgia ở vùng Caucasus.

    Napoleon đã đánh bại quân đội Mamluk trong trận Pyramid khi ông tấn công Ai Cập năm 1798 và đẩy họ lên vùng thượng Egypt ( quấn Napoleon của E. Tacle nói rằng ông này chẳng biết làm gì với đám tù binh người Makul vốn chỉ biết mỗi nghề khua gươm múa kiếm nên mang chặt đầu tuốt). Người Mamluk vẫn sử dụng chiến thuật kỵ binh của họ, các thay đổi là chỉ thêm vào những khẩu súng hỏa mai.

    Sau sự ra đi của quân đội Pháp vào năm 1801 Mamluk tiếp tục tranh đấu cho độc lập, lần này là để chống lại Đế quốc Ottoman và Ang quốc. Trong năm 1803, các nhà lãnh đạo Mamluk Ibrahim Beg và Usman Beg đã viết thư cho Tổng lãnh sự Nga và đề nghị ông ta đóng vai như là một trung gian hòa giải với Sultan Thổ nhĩ kỳ để cho họ có thể thương lượng cho một lệnh ngừng bắn và sự hồi hương của họ về Georgia ( lúc này đã nằm trong Đế quốc Nga ). Đại sứ Nga tại Istanbul dứt khoát từ chối lời hòa giải bởi vì chính phủ Nga sợ việc cho phép Mamluk trở về Georgia, nơi một phong trào giải phóng dân tộc mạnh mẽ ngày càng gia tăng và có thể họ lại được khuyến khích bởi sự trở lại người Mamluk.
    Năm 1805, dân cư của Cairo nổi loạn. Đây là cơ hội tuyệt vời cho người Mamluk nắm lấy quyền lực, nhưng những đấu đá nội bộ và sự phản bội đã làm vuột mất việc khai thác cơ hội tuyệt vời này. Trong năm 1806, người Mamluk đã nhiều lần đánh bại quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, và vào tháng 6 năm đó các đối thủ thù địch đã đi đến ký kết về một hiệp ước hòa bình mà Muhammad Ali-người được bổ nhiệm làm thống đốc của Ai Cập vào ngày 26 tháng 3 năm 1806, đã phải ra đi và chính quyền Ai Cập trở về tay người Mamluk. Tuy nhiên, họ lại không thể tận dụng cơ hội này do các cuộc xung đột giữa các gia tộc, Muhammad Ali lại chiếm lại được quyền lực của mình.

    Kết thúc quyền lực của người Mamluk tại Ai cập

    Muhammed Ali biết rằng cuối cùng thì ông vẫn sẽ phải đối phó với người Mamluk nếu ông còn muốn kiểm soát Ai Cập. Họ vẫn còn các sở hữu phong kiến của Ai Cập và đất của họ vẫn là nguồn của cải và quyền lực. Những căng thẳng liên tục vào việc duy trì nhân lực vào những hoạt động quân sự cần thiết để bảo vệ hệ thống của người Mamluk khỏi bị chiếm đóng từ người châu Âu và người Mông Cổ cuối cùng sẽ làm họ suy yếu đến độ sụp đổ.

    Ngày 01 tháng 3 1811, Muhammad Ali gửi thiệp mời tất cả những người Mamluk đến cung điện của mình để ăn mừng tuyên bố chiến tranh chống lại nhà Wahhabis của Ả Rập Saudi. Khoảng 600 -> 700 người Mamluk diễu hành đến Cairo. Gần cổng Al-Azab, trong một con đường hẹp đi xuống từ ngọn đồi Mukatam Hill, lực lượng phục kích của Muhammad Ali và giết chết tất cả những người Mamluk và vụ thảm sát này được biết đến như là Massacre of the Citadel. Theo ghi chép của thời gian đó, chỉ có một Mamluk, có tên là Amim (hoặc Amyn), hoặc Heshjukur còn sống sót sau khi ông này buộc được con ngựa của mình làm một bước nhảy vọt từ bức tường của tòa thành cổ này và con ngựa chết ngay khi nó chạm đất.

    Trong tuần sau, hàng trăm người Mamluk đã bị giết trên khắp Ai Cập, trong thành lũy của Cairo có khoảng hơn 1.000 người đã thiệt mạng. Trong toàn Ai Cập ước tính có khoảng 3000 người Mamluk và thân nhân của họ đã thiệt mạng.

    Bất chấp những cố gắng của Muhammad Ali để tận diệt người Mamluk ở Ai Cập, một toán nhỏ những người này đã trốn thoát và chạy về phía nam vào nơi mà bây giờ người ta gọi là Sudan. Năm 1811, người Mamluk thành lập một thành bang Dunqulah tại Sennar như là một căn cứ để kinh doanh nô lệ. Trong năm 1820, vị Sultan của Sennar thông báo với Muhammad Ali rằng ông không thể thực hiện yêu cầu trục xuất người Mamluk. Để đáp lại, vị pasha này (Muhammad Ali) đã gửi đi 4.000 quân để xâm lược Sudan để dọn sạch người Mamluk ở vùng này và chiếm lại nó cho Ai Cập. Quân đội của vị Pasha đã làm tan rã căn cứ của người Mamluk ở Dunqulah, chinh phục được Kordofan và chấp nhận sự đầu hàng của Badi VII-vị Sultan cuối cùng của nhà Funj ở Sennar.

    Những triêù đại khác của người Mamluk

    Nam Á

    Năm 1206, Qutb-ud-din Aybak, chỉ huy người Mamluk của các lực lượng Hồi giáo ở tiểu lục địa Ấn độ đã tự xưng vương và trở thành Sultan-e-Hind độc lập đầu tiên. Triều đại Mamluk này kéo dài cho đến năm 1290.

    Iraq

    quân đoàn Mamluk vốn là một phần trong quân đội của Pasha Hasan-Tổng đốc Iraq của triều đình Ottoman ở Baghdad từ năm 1702. Từ năm 1747->1831 ( chỉ có một vài khoảng gián đoạn ngắn) Iraq đã được cai trị bởi các sĩ quan Mamluk có nguồn gốc từ Georgia, những người này đã thành công trong việc khẳng định quyền tự chủ khỏi Đế quốc Ottoman, đàn áp thành công những cuộc nổi dậy của các bộ lạc địa phương, kiềm chế sức mạnh của quân đoàn Janissary, phục hồi và áp dụng một chương trình hiện đại hóa nền kinh tế và quân đội của Iraq. Năm 1831 Đế chế Ottoman phải rất mất nhiều công sức mới lật đổ được Daud Pasha-người Mamluk cuối cùng cai trị Iraq và nắm lấy quyền kiểm soát trực tiếp vào Iraq.

    Người Mamluk dưới thời Napoleon

    Napoleon thành lập quân đoàn Mamluk riêng của ông, lực lượng chính quy cuối cùng của người Mamluk được người ta biết đến trong những năm đầu của thế kỷ 19 và ông này đã sử dụng người Mamluk trong một số chiến dịch của mình. Ngay cả lực lượng vệ binh của Đế chế của ông cũng có những binh sĩ người Mamluk trong chiến dịch nước Bỉ, thậm trí Nalopeon còn có cả một người hầu kiêm vệ sĩ nổi tiếng-Roustam Raza vốn là một người Mamluk bị bán cho Ai Cập.

    Trong suốt thời đại của Napoleon, có một quân đoàn Mamluk đặc biệt trong quân đội Pháp. Trong quấn sách sử của ông về quân đoàn 13 Chasseurs Đại tá Desca.ves đã thuật lại chi tiết việc Napoleon đã sử dụng người Mamluk như thế nào ở Ai Cập. Trong chỉ thị mà Bonaparte trao cho tướng Kleber sau khi khởi hành, Napoleon đã viết rằng ông đã mua từ các thương gia người Syria khoảng 2.000 người Mamluk-những người mà ông dự định thành lập một đội quân đặc biệt.

    Ngày 14 tháng chín 1799 tướng Kleber thành lập một đại đội hỗn hợp gồm lính Mamluk và Janissary Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria-những người bị bắt tù binh trong cuộc vây hãm Acre. Tướng Menou biến chế lại đại đội này vào ngày 7 tháng 7 năm 1800 và hình thành lên 3 đại đội 100 người và đổi tên họ thành "Mamluk de la Republique – người Mamluk của nền cộng hòa". Năm 1801 tướng Rapp được gửi đến Marseille để biến chế một tiểu đoàn gồm khoảng 250 lính Mamluk dưới sự chỉ huy của mình. Ngày 7 tháng 1 năm 1802 biến chế trước đó đã bị hủy bỏ và các tiểu đoàn bị cắt giảm xuống còn 150 người. Danh sách các đơn vị chủ lực vào 21 tháng 4 năm 1802 cho thấy 3 sĩ quan và 155 binh sỹ người Mamluk ở các bậc khác. Theo một chỉ thị vào ngày 25 tháng 12 năm 1803 người Mamluk lại được biến chế thành một đại đội trực thuộc Cheval-à-Chasseurs của Lực lượng Vệ binh của Đế chế.

    Người Mamluk cũng đã tham gia chiến đấu trong trận Austerlitz vào ngày 02 tháng 12 năm 1805, và trung đoàn của người Mamluk cũng được cấp cờ hiệu và đội ngũ của nó cũng được tăng lên để phù hợp với số cờ hiệu và nhạc hiệu được cấp. Một mệnh lệnh vào ngày 15 tháng tư năm 1806 đã xách định rõ ràng rằng một bán tiểu đoàn của người Mamluk sẽ bao gồm 13 sĩ quan và 147 quân nhân. Một bức tranh nổi tiếng của họa sỹ Francisco de Goya cho thấy một đợt tấn công của người Mamluk vào Madrilene ngày 2 tháng năm 1808.

    Mặc dù Mệnh lệnh được ra vào ngày 21 tháng ba năm 1815 có nói rằng người nước ngoài không được nhận vào lực lượng vệ binh của Đế quốc nhưng chỉ thị của Napoleon vào ngày 24 tháng tư lại quy định một số những điều khác hẳn, trong đó nói rằng Lực lượng Chasseurs-à-Cheval của vệ binh Đế chế sẽ bao gồm một bán tiểu đoàn gồm hai đại đội Mamluk cho Chiến dịch Bỉ. Sau sự phục hồi đầu tiên, đại đội Mamluk thuộc lực lượng vệ binh cũ được hợp nhất trong trung đoàn Royal des Chasseurs de France. Những Mamluk của lực lượng vệ binh trẻ được tập hợp vào quân đoàn thứ 7 Chasseurs-à-Cheval.
  7. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    Những trận đánh nổi tiếng của người Hồi giáo thời Trung cổ


    Trận Yarmouk

    Trận Yarmouk là một trận đánh lớn giữa Lực lượng Hồi giáo của quốc vương Ả Rập Hồi giáo Rashidun với quân đội của Đế quốc Đông La Mã Byzantine. Trận chiến bao gồm một loạt các cuộc đụng độ kéo dài sáu ngày trong tháng 8 năm 636 ở gần Sông Yarmouk, đây là biên giới ngày nay giữa Syria và Jordan, phía đông nam của biển Galilee. Kết quả của trận đánh là một chiến thắng hoàn toàn của người Hồi giáo và chấm dứt vĩnh viễn sự cai trị của Đế quốc Byzantine ở phía nam vùng Anatolia. Trận Yarmouk được coi là một trong những trận đánh quyết định nhất trong lịch sử quân sự và nó đánh dấu làn sóng đầu tiên của cuộc chinh phục của người Hồi giáo sau cái chết của nhà Tiên tri Muhammad, nó cũng báo hiệu những bước tiến nhanh chóng của người Hồi giáo vào quốc gia vùng cận động theo Kitô giáo.

    Với mục đích chặn đứng bước tiến của người Hồi giáo và thu hồi các vùng lãnh thổ đã bị mất, Hoàng đế Heraclius đã gửi một đoàn quân chinh phạt lớn đến vùng Levant ( vùng Cận đông) vào tháng 5 năm 636. Khi quân đội Byzantine đến gần, người Hồi giáo rút lui khỏi Syria và tập hợp lại tất cả các lực lượng của họ ở vùng đồng bằng sông Yarmouk, sau khi được tăng cường quân tiếp viện họ đã đánh bại quân đội có ưu thế hơn của người Byzantine. Cuộc chiến cũng được coi là một trong những chiến thắng quân sự lớn nhất của Khalid ibn al-Walid. Nó củng cố uy tín của ông ta như là một trong những nhà chiến thuật và chỉ huy kỵ binh tài tình nhất trong lịch sử.

    Khúc dạo đầu

    Trong thời gian cuối của cuộc chiến Byzantine-Sassanid năm 610 ( chiến tranh giữa Đế quốc Byzantin và Ba tư, mời các bác quay lại các trang trước để xem thêm chi tiết), Heraclius trở thành hoàng đế của đế quốc Byzantine sau khi lật đổ nhà Phocas. Trong khi đó, đế quốc Sassanid-Ba Tư đã chinh phục được Lưỡng Hà và trong năm 611 và tràn vào Syria rồi xâm nhập vào Anatolia, chiếm thành phố Caesarea Mazaca. Heraclius trong năm 612 đã cố gắng để trục xuất người Ba Tư khỏi Tiểu Á nhưng đã bị đánh bại trong năm 613 khi ông phát động một cuộc tấn công lớn ở Syria để chống lại người Ba Tư. Trong thập kỷ sau người Ba Tư đã chinh phục Palestine và Ai Cập. Trong khi đó Heraclius chuẩn bị phản công và xây dựng lại quân đội của mình. Chín năm sau đó vào năm 622, cuối cùng Heraclius đã phát động cuộc tấn công của mình. Sau chiến thắng áp đảo của ông trước người Ba Tư và các đồng minh người Caucasus và Armenia của họ, năm 627 Heraclius lại tiếp tục phát động một cuộc tấn công mùa đông vào người Ba Tư ở vùng Lưỡng Hà và giành một chiến thắng quyết định ở Trận Nineveh do đó đe dọa thành phố Ctesiphon-thủ đô của người Ba Tư. Bị mất uy tín bởi những loạt những thất bại, Khosrau II bị lật đổ và giết chết trong một cuộc đảo chính do Kavadh II-con trai ông cầm đầu, và vị hoàng đế Batư mới chấp nhận các điều kiện hòa bình của Byzantine, đồng ý rút ra khỏi tất cả các vùng lãnh thổ xâm chiếm của đế quốc Byzantine. Heraclius phục hồi được chiếc thập giá True Cross ở Jerusalem với một buổi lễ hoành tráng vào năm 629.

    Trong khi đó có một phong trào chính trị nhanh chóng phát triển ở Arabia, nơi nhà Tiên Tri Mohammad đã rao giảng về đạo Hồi vào 630, và thành công nhất của ông là thâu tóm phần lớn vùng Arabia vào một quyền lực chính trị duy nhất. Khi nhà tiên tri chết đi vào tháng 6 năm 632, Abu Bakr được bầu làm Caliph và trở thành người kế nhiệm về mặt chính trị của ông. Khó khăn liên tục xuất hiện ngay sau khi Abu Bakr lên nắm quyền thừa kế, khi một số bộ tộc Ả rập công khai nổi dậy chống lại Abu Bakr, người đã tuyên chiến chống lại các phiến quân. Trong cuộc chiến Ridda ( người Ả Rập gọi cuộc chiến chống lại những người bội đạo từ năm 632-> 33), Abu Bakr đã cố gắng đoàn kết người Arabia dưới sự kiểm soát của Medina.

    Sau khi phiến quân đã bị đè bẹp, Abu Bakr bắt đầu mở một cuộc chiến chinh phạt, mở đầu với Iraq-tỉnh giàu có nhất của Đế quốc Ba Tư. Ông cử Khalid ibn al-Walid, vị tướng tài danh nhất của mình làm tư lệnh chiến dịch, Iraq đã bị chinh phục trong một loạt các chiến dịch thành công chống lại Đế quốc Sassanid của Ba Tư, Sự tự tin của Abu Bakr ngày càng tăng lên và khi này Khalid bắt đầu xây dựng các cứ điểm thành trì của ông ở Iraq, Abu Bakr đã đưa ra một lời kêu gọi xâm chiếm Syria trong tháng 2 năm 634. Cuộc xâm lược của người Hồi giáo vào Syria là một loạt các kế hoạch được lập một cách cẩn thận và được điều phối tốt, các hoạt động quân sự sử dụng các chiến thuật tinh tế thay vì sử dụng thần túy sức mạnh để đối phó với các biện pháp phòng thủ của người Byzantine. Tuy nhiên quân đội Hồi giáo đã ngay lập tức được chứng minh là quá nhỏ để đáp trả các phản ứng của người Byzantine và các chỉ huy của họ kêu gọi tăng quân tiếp viện. Khalid đã được gửi bởi Abu Bakr từ Iraq đến Syria với quân tiếp viện và dẫn đầu cuộc xâm lược. Trong tháng 7 năm 634, người Byzantine đã bị đánh bại tại trận Ajnadayn. Damascus thất thủ trước người Hồi giáo vào tháng 9 năm 634, tiếp theo là trận Fahl-vị trí đồn trú quan trọng nhất của Palestine đã bị thất thủ.

    Vua Hồi giáo Abu Bakr đã qua đời trong năm 634. Umar-người kế nhiệm ông đã xác định là mở rộng hơn nữa ảnh hưởng của Đế chế Hồi giáo vào Syria. Mặc dù các chiến dịch trước đó của Khalid đã thành công, ông vẫn bị thay thế bởi Abu Ubaidah. Chiếm được phía nam Palestine, lực lượng Hồi giáo tiếp tục tiến lên con đường thương mại và đên Tiberias và Baalbek, các thành phố này thất thủ mà không phải chiến đấu nhiều và người Hồi giáo tiếp tục chinh phục Emesa vào đầu năm 636. Từ đó người Hồi giáo tiếp tục cuộc chinh phục của họ trên toàn các quốc gia vùng cận động.

    Người Byzantine phản công

    Chiếm được Emesa, người Hồi giáo hành quân ra xa khỏi Aleppo-một thành trì kiên cố của Byzantine và Antioch-nơi mà Heraclius đang đóng quân. Bị báo động một cách nghiêm trọng bởi hàng loạt những thất bại, Heraclius đã chuẩn bị cho một cuộc phản công để tái chiếm lại các vùng bị mất. Trong năm 635 Yazdegerd III- Hoàng đế Ba Tư đã tìm cách liên minh với hoàng đế Byzantine. Heraclius gả Manyanh-con gái của mình cho Yazdegerd III, một truyền thống cổ của La Mã để tạo sự vững chắc cho liên minh. Trong khi Heraclius chuẩn bị cho một cuộc tấn công lớn ở vùng Cận Đông, Yazdegerd cũng phối hợp bằng một đòn phản công đồng thời tại Iraq, trên lý thuyết thì đây là một nỗ lực phối hợp quá tốt. Tuy nhiên, Umar có thể đã có điệp viên nằm sâu trong chính quyền Ba tư và tìm cách phá hoại liên minh này bằng cách mời Yazdegerd III tham gia vào các cuộc đàm phán hòa bình và dường như là mời ông này ra nhập Hồi giáo. Khi Heraclius phát động các cuộc tấn công của mình trong tháng 5 năm 636, Yazdegerd đã không hề phối hợp với các chiến dịch của ông ta, có lẽ do tình trạng kiệt sức của Đế quốc của ông này hay là những gì mà người ta gọi là một kế hoạch quyết định bị xịt ngòi. Umar đã giành một chiến thắng quyết định trước Heraclius tại Yarmouk và sử dụng chiến thuật khéo léo vừa tấn công vừa lừa phỉnh Yazdegerd. Ba tháng sau Yazdegerd mất quân đội của ông tại trận Qadisiyah vào tháng 636 và sự kiện này đã kết thúc sự kiểm soát vùng phía tây của Đế quốc Sassanid Ba Tư.

    Đế quốc Byzantine bắt đầu chuẩn bị vào cuối năm 635 và vào tháng 5 năm 636 Heraclius đã có một lực lượng quân sự lớn được tập trung tại Antioch ở miền Bắc Syria. Quân đội được tập hợp của người Byzantine bao gồm những người Slav, Frank, Gruzia, Armenia và Kitô hữu người Ả Rập. Lực lượng này được tổ chức thành năm đạo quân, chỉ huy việc liên kết năm đạo binh là Theodore Trithourios vùng Sakellarios. Vahan-một người Armenia và là người chỉ huy đơn vị đồn trú trước đây ở Emesa đã được chỉ định làm tư lệnh chiến trường trên tổng thể và cũng chỉ huy trực tiếp một đội quân toàn người Armenia của ông. Buccinator (Qanateer)-một hoàng tử Slavic chỉ huy lực lượng người Slav, Jabalah ibn al-Aiham-vua của người Ả Rập Ghassanid chỉ huy một lực lượng riêng rẽ người Ả Rập theo Kitô giáo. Phần còn lại gồm những người đến từ châu Âu, được đặt dưới sự chỉ huy của Gregory và Dairjan. Bản thân Heraclius đứng ra giám sát các hoạt động của chiến dịch từ Antioch. Các nguồn tài liệu của Byzantine cũng đề cập đến Niketas, con trai của Shahrbaraz-một vị tướng Ba Tư trong số các chỉ huy nhưng nói rõ ông ta chỉ huy đội quân nào.

    Cũng vào thời gian đó, quân đội của nhà Rashidun được chia thành bốn đạo binh: một đạo quân dưới sự chỉ huy của Amr đóng ở Palestine, một đạo quân khác dưới sự chỉ huy của Shurahbil đóng tại Jordan, một đạo quân nữa dưới sự chỉ huy của Yazid đóng ở vùng Damascus-Caesarea và một đạo quân cuối cùng dưới sự chỉ huy của Abu Ubaidah và Khalid đóng tại Emesa. Khi lực lượng Hồi giáo bị chia rẽ theo địa lý, Heraclius đã tìm cách khai thác tình hình này và dự định tấn công. Ông không muốn tham gia vào một trận chiến mà hai bên đều dàn đầy đủ lực lượng mà muốn sử dụng chiến thuật tấn công vào vị trí trung tâm và chiến đấu chống lại một kẻ thù cụ thể bằng cách tập trung lực lượng lớn tấn công vào từng đội quân Hồi giáo riêng lẻ trước khi họ có thể củng cố lại quân đội của họ. Bằng cách buộc các tín đồ Hồi giáo phải rút lui, hoặc bằng cách tiêu diệt từng lực lượng Hồi giáo riêng biệt, ông sẽ thực hiện được mục tiêu chiến lược của mình là chiếm lại các vùng lãnh thổ đã bị mất. Quân tiếp viện tiếp tục được gửi tới vùng Caesarea dưới sự chỉ huy của Constantine III-con trai của Heraclius có lẽ để gây sức ép vào đạo quân của Yazid lúc này đang bao vây thị trấn. Các đội quân của đế quốc Byzantine di chuyển ra khỏi Antioch và miền Bắc Syria vào khoảng giữa tháng 6 năm 636.

    Các đội quân của đế quốc Byzantine được lệnh hoạt động theo kế hoạch sau đây:
    • Lực lượng người Ả Rập Kitô giáo trang bị nhẹ của Jabalah sẽ hành quân đến Emesa từ Aleppo qua Hama và cầm chân đội quân chính của người Hồi giáo tại Emesa
    • Dairjan sẽ để tấn công vào sườn của quân Hồi giáo và đạo binh của ông phải di chuyển ở giữa bờ biển và đường bộ của Aleppo để tiếp cận Emesa từ phía tây, tấn công vào sườn trái của người Hồi giáo trong khi họ đang đối mặt với đội quân của Jabalah.
    • Gregory sẽ tấn công vào sườn phải của người Hồi giáo bằng cách tiếp cận Emesa từ phía đông bắc qua Lưỡng Hà.
    • Qanateer sẽ hành quân dọc theo tuyến đường ven biển và chiếm Beirut, từ đó ông sẽ tấn công quân phòng thủ Damascus từ phía tây và chia cắt cánh quân chính của người Hồi giáo tại Emesa.
    • Đạo quân của Vahan sẽ hoạt động như lực lượng dự bị và sẽ tiếp cận Emesa qua Hama.
    Chiến lược của người Hồi giáo

    Người Hồi giáo đã phát hiện ra kế hoạch của Heraclius ở Shaizar qua tù binh La Mã. Cảnh giác với khả năng bị tóm gọn và từng lực lượng riêng rẽ có thể bị tiêu diệt, Khalid yêu cầu tập hợp một hội đồng quân sự. Ở đó, ông khuyên Abu Ubaidah nên rút các binh sĩ trở về từ Palestine và từ miền Bắc và miền Trung Syria và sau đó tập trung toàn bộ quân đội nhà Rashidun ở một nơi. Abu Ubaidah ra lệnh tập trung quân ở vùng đồng bằng rộng lớn gần Jabiya, đồng thời để kiểm soát khu vực này và lấy làm nơi để sử dụng kỵ binh khi có thể và tạo điều kiện cho sự xuất hiện của quân tiếp viện từ Umar để có một lực lượng mạnh nhất có thể để chống lại quân đội Byzantine một cách hiệu quả. Vị trí cũng có một lợi là ở gần với thành lũy Najd của nhà Rashidun trong trường hợp cần phải rút lui. Mệnh lệnh cũng đã được ban bố là trả lại tiền cống những người đã nộp chúng. Tuy nhiên, khi tập trung tại Jabiya, người Hồi giáo đã phải nhận cuộc tấn công từ lực lượng Ghassanid thân Byzantine. Đóng trại trong một khu vực rất bấp bênh bởi vì có một lực lượng mạnh Byzantine đang đồn trú tại Caeseara và có thể tấn công vào phía sau của người Hồi giáo sau khi họ đối mặt với quân đội Byzantine. theo lời khuyên của Khalid lực lượng Hồi giáo rút lui đến Dara'ah (hoặc Dara) và Dayr Ayyub, đây là khoảng cách giữa hẻm núi Yarmouk và đồng bằng Harra đầy dung nham và thành lập một đường các doanh trại ở phía đông của đồng bằng Yarmouk. Đây là một vị trí phòng thủ mạnh mẽ và sau một loạt các cuộc vận động câu nhử giữa người Hồi giáo và Byzantine, họ đã bước vào một trận đánh quyết định mà một bên trong đó sau này đã cố gắng để tránh. Trong các cuộc vận động đã không nổ một cuộc đụng độ nhỏ nào giữa kỵ binh hạng nhẹ tinh nhuệ của Khalid và quân tiên phong của Byzantine.
  8. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    Trận Yarmouk ( tiếp)


    Bãi chiến trường


    [​IMG]

    Bãi chiến trường nằm khoảng 65 km (40 dặm) về phía tây nam của Cao nguyên Golan, Một khu vực miền núi hiện nay nằm ở biên giới giữa Israel, Jordan và Syria, phía đông biển Galilee. Cuộc chiến đã nổ ra trên đồng bằng của Yarmouk, ở gần về phía cạnh phía tây của nó có một khe núi sâu được gọi là Wadi-ur-Raqad, sâu khoảng 200 m (660 ft). khe núi này cũng đổ vào sông Yarmouk-một nhánh của Sông Jordan ở phía Nam. Dòng sông có các bờ rất dốc, có chiều cao từ 30 m (98 ft) -200 m (660 ft). Về phía bắc là con đường Jabiya và phía đông là ngọn đồi Azra, mặc dù ngọn đồi là nằm ngoài khu vực thực tế nổ tra trận chiến. Một ngọn đồi nhô lên nổi bật trong chiến trường và có tính chiến lược: có độ cao 100 m (330 ft) được gọi là Tel al Jumm'a (Tiếng Ả Rập là đồi tập hợp), và là chỗ để các binh sĩ Hồi giáo tập trung ở đó, ngọn đồi đã tạo ra một tầm quan sát tốt vào đồng bằng của Yarmouk. Chiếc khe núi ở phía tây của chiến trường cũng có thể được trèo tới tại một vài nơi vào năm 636 AD và có một lối chính để đến đó qua một cây cầu gần làng Kafir-ul-Ma hiện nay. Về vấn để hậu cần, vùng đồng bằng Yarmouk đã cung cấp đủ nước và đồng cỏ để duy trì cả hai quân đội. Đồng bằng đã được cho là nơi quá lý tưởng để thao luyện kỵ binh.

    Triển khai quân đội

    Hầu hết các tài liệu ban đầu của người Hồi giáo đều cho rằng số lượng của quân Hồi giáo là ở khoảng giữa 24.000 và 40.000 người và số lượng của lực lượng Byzantine từ là từ 100.000 đến 200.000 người. Ước tính hiện đại về các đội quân tương ứng khá khác nhau: có ước tính rằng quân đội Byzantine chủ yếu là từ 80.000 và 120.000 người, nhưng cũng có số ước tính thấp hơn khoảng dưới 50.000 và từ 15.000-> 20.000 người. Ước tính cho quân nhà Rashidun là từ 25.000 đến 40.000 người. Những con số này đến từ việc nghiên cứu các khả năng hậu cần của các đạo quân, tính bền vững của các căn cứ hoạt động và những hạn chế về nhân lực tổng thể ảnh hưởng đến người La Mã và người Ả Rập. Tuy nhiên hầu hết các học giả đềù đồng ý rằng quân đội Byzantine và đồng minh của họ đông hơn người Ả Rập Hồi giáo khá nhiều.

    Quân đội Hồi giáo Rashidun

    Sau một cuộc họp hội đồng quân sự, quyền chỉ huy quân đội Hồi giáo đã được chuyển giao cho Khalid từ Abu Ubaidah-Tổng chỉ huy quân đội Hồi giáo. Sau khi nắm quyền chỉ huy, Khalid tổ chức lại quân đội thành 36 chiến đoàn bộ binh và bốn chiến đoàn kỵ binh, với lực lượng kỵ binh tinh nhuệ của mình làm lực lượng cơ, được bố trí làm lực lượng dự bị. Quân đội được tổ chức thành đội hình Tabi'a , một đội hình bộ binh phòng ngự chặt chẽ. Quân đội Hồi giáo đã tạo thành một mặt trận dài 12 km (7,5 dặm), đối diện với phía tây, với sườn trái của nó nằm ở phía nam trên Sông Yarmouk trước chỗ bắt đầu của khe núi Wadi al Allan một dặm. Cánh phải của họ nằm trên đường Jabiya ở phía bắc trên đỉnh của ngọn đồi Tel al Jumm'a, giữa các chiến đoàn có một khoảng cách đáng kể để phù hợp với trận chiến đội hình dòng của người Byzantine kéo dài 13 km (8,1 dặm). Cánh trung quân nằm dưới sự chỉ huy của Abu Ubaidah ibn al-Jarrah ( chếch về phía trái) và Shurahbil bin Hasana (chếch về phía phải). Cánh trái dưới sự chỉ huy của Yazid và cánh phải dưới sự chỉ huy của Amr ibn al-A'as. ở trung tâm, cánh trái và cánh phải đều có các chiến đoàn kỵ binh được sử dụng như là lực lượng dự trữ cho các cuộc phản công trong trường hợp họ bị đẩy trở lại bởi người Byzantine. Đằng sau cánh trung tâm là lực lượng kỵ binh tinh nhuệ cơ động nằm dưới sự chỉ huy của cá nhân Khalid. Trong trường hợp Khalid quá bận rộn trong việc lãnh đạo quân đội, Dharar ibn al-Azwar sẽ nhận nhiệm vụ chỉ huy lực lượng cơ động. Trong suốt trận đánh, Khalid nhiều lần phải sử dụng lực lượng kỵ binh dự bị có tính chất quan trọng chiến lược này. Khalid tung ra một số kỵ binh trinh sát để bám sát tình hình của quân đội Byzantine. Vào cuối tháng 7 năm 636, Vahan gửi cho Jabalah các lính thiết giáp hạng nhẹ người Kitô giáo Ả Rập của ông để làm nhiệm vụ do thám, nhưng họ bị đẩy lùi bởi lực lượng tinh nhuệ cơ động. Sau cuộc giao tranh này không có cuộc đụng độ nào xảy ra trong vòng một tháng.

    Vũ khí

    Mũ sắt của người Hồi giáo sử dụng được mạ vàng tương tự như loại mũ sắt được mạ bạc của đế quốc Sassanid. Áo giáp lưới thường được sử dụng để bảo vệ mặt, cổ và má, hoặc như là những lưới sắt rủ xuống từ mũ, hoặc như là một kiểu mũ bảo vệ đầu bằng lưới sắt. Kiểu dép sandal hạng nặng bằng da kiểu La Mã cũng là loại được sử dụng điển hình ở binh sĩ Hồi giáo thời đầu. Thiết giáp bao gồm các loại da cứng hoặc phiến giáp mỏng và giáp lưới sắt. Bộ binh được trang bị hạng nặng hơn so với kỵ binh thiết giáp. Khiên lớn được sử dụng làm bằng gỗ hoặc bằng cây liễu gai. Giáo được sử dụng là loại Long-shafted, bộ binh mang giáo dài 2,5 m (8,2 ft) và kỵ binh mang giáo dài đến 5,5 m (18 ft). Kiếm ngắn giống như đoản kiếm của bộ binh La Mã và thanh kiếm Sassanid đã được sử dụng một thời gian dài trước đó; Trường kiếm thường được sử dụng bởi các kỵ sỹ. Kiếm được buộc trong những dây buộc chéo qua vai. Cung dài khoảng 2 m (6,6 ft) ở trạng thái chưa lắp tên-có kích thước tương tự như các cây trường cung Anh nổi tiếng. Phạm vi sát thương tối đa của các cây cung Ả Rập truyền thống thường là khoảng 150 m (490 ft). Các cung thủ Hồi giáo thủa ban đầu chỉ là những tay bộ cung chứ không phải quân cung kỵ những họ đã tự chứng minh là rất có hiệu quả trong việc bảo vệ chống lại các cuộc tấn công của kỵ binh hạng nhẹ và không được thiết giáp.

    Quân đội Byzantine

    Một vài ngày sau khi người Hồi giáo đóng trại tại đồng bằng Yarmouk, quân đội Byzantine xuất hiện với người Ghassanids vũ trang nhẹ của Jabalah làm tiên phong, di chuyển về phía trước và lập các các doanh trại có hệ thống phòng thủ kiên cố ở phía bắc của Wadi ar-Raqqad. Sườn phải của quân đội Byzantine ở cuối phía nam của vùng đồng bằng gần sông Yarmouk và khoảng một dặm trước khi bắt đầu khe núi Wadi al Allan. Cánh trái của Byzantine ở phía bắc, chỉ cách chỗ bắt đầu ngọn đồi Jabiya một khoảng cách ngắn và khá là lộ liễu. Vahan triển khai quân của Đế quốc đối mặt với phía đông, với một mặt trận dài khoảng 13 km (8,1 dặm), dường như ông cố gắng bao vây toàn bộ khu vực giữa hẻm núi Yarmouk ở phía nam và con đường La Mã dẫn đến Ai Cập ở phía Bắc và một khoảng cách đáng kể được tạo ra giữa các binh đội của người Byzantine. Cánh phải được chỉ huy bởi Gregory và cánh trái được chỉ huy bởi Qanateer. Cánh trung tâm này được lập nên bởi các đội quân người Châu Âu của Dairjan và người Armenia của Vahan, cả hai đội quân đều nằm dưới sự chỉ huy chung của Dairjan. Người La Mã thường xuyên có lực lượng kỵ binh hạng nặng-cataphract và lực lượng này được chia ra thành bốn đội kỵ binh có số lượng ngang bằng, các đội bộ quân được triển khai tại hàng đầu và có một đội kỵ binh làm lực lượng dự bị ở phía sau. Vahan triển khai lực lươngh Kitô giáo người Ả Rập của Jabalah, cưỡi ngựa và lạc đà, làm một lực lượng khinh binh để che chắn cho quân đội chính cho đến khi họ đến đầy đủ. Các nguồn tài liệu đầu tiên của người Hồi giáo nói rằng quân đội của Gregory đã sử dụng các chuỗi dây xích sắt để nối chân của các chiến binh với nhau, những người đã thề thà chết chứ không bỏ chạy. Các chuỗi xích cứ nối 10 người làm một và được sử dụng như là một bằng chứng của lòng can đảm của những người lính, họ cho thấy sẵn sàng chết ở nơi họ đứng và không bao giờ rút lui. Các sợi dây xích cũng đóng vai trò như vũ khí để chống lại các cuộc đột phá của kỵ binh đối phương. Tuy nhiên, các sử gia hiện đại cho rằng quân Byzantine đã sử dụng testudo của Hy Lạp-La Mã, trong đội hình này binh sĩ sẽ đứng vai kề vai với lá chắn được giơ cao và sắp xếp cứ một đội có từ 10 đến 20 người, loại đội hình này có thể hướng các tấm lá chắn tới mọi phía để che tên bắn, mỗi người lính phải che chở cho một đồng đội đứng liền kề.

    Vũ khí

    Kỵ binh Byzantine được trang bị một thanh trường kiếm được gọi là spathion. Họ cũng có một cây thương hạng nhẹ bằng gỗ được gọi là kontarion và một cây cung toxarion, mỗi người có bốn mươi mũi tên trong một chiếc bao được treo ở yên ngựa hoặc ở đai dây cương.Lực lượng bộ binh hạng nặng được gọi là skoutatoi được trang bị một thanh đoản kiếm và một ngọn giáo ngắn. Lực lượng hạng nhẹ của quân đội Byzantine và các cung thủ mang một lá chắn nhỏ với một cây cung và bao tên. Kỵ binh thiết giáp trang bị áo giáp sắt dài đan bắng lưới sắt một với một mũ sắt có phần bảo về cổ họng, cằm và má. Bộ binh được trang bị tương tự với một áo giáp bằng lưới sắt, mũ sắt và áo giáp chân. Giáp phiến mỏng và giáp vảy cá cũng được sử dụng trong quân đội Byhzantine.

    Căng thẳng trong quân đội Byzantine

    Chiến thuật của là Khalid rút lui khỏi các vùng chiếm đóng và tập trung tất cả quân của mình vào một trận chiến quyết định buộc người Byzantine phản ứng bằng cách phải tập trung năm đội quân của họ lại. Trong nhiều thế kỷ người Byzantine đã tránh né tham gia vào những trận chiến quy mô lớn có ý nghĩa quyết định, bởi vì việc tập trung một lực lượng quá lớn sẽ gây áp lực vào hệ thống hậu cần của đế quốc vốn được chuẩn một cách bị kém. Damascus là căn cứ hậu cần gần gũi nhất, nhưng Mansur-nhà cầm quyền của Damascus, không thể cung cấp đầy đủ cho các đội quân lớn Byzantine lúc này đang tập trung tại vùng đồng bằng Yarmouk. Một số vụ đụng độ đã xảy ra với dân địa phương trong khi trưng dụng nhiều thực phẩm hơn nữa, vào lúc này mùa hè đã qua và có sự sụt giảm của mùa vụ. Triều đình Byzantine buộc Vahan vào tội phản bội vì bất tuân lệnh của Heraclius và không chịu tham gia vào các trận chiến quy mô lớn với người Ả Rập. Với việc quân đội Hồi giáo đã dàn sẵn tại Yarmouk, thì Vahan khó mà có sự lựa chọn nào khác, tuy nhiên phản ứng ông này tương đối là mơ hồ. Quan hệ giữa các chỉ huy khác của Byzantine cũng đầy căng thẳng. Có một cuộc đấu giành quyền lực nổ ra giữa Trithurios và Vahan, Jarajis, và Qanateer. Jabalah-chỉ huy lực lượng Kitô giáo người Ả Rập đã im lặng không chịu nói ra những hiểu biết của ông về địa hình tại Yarmouk bất chấp những thiệt hại mà Byzantine sẽ phải chịu. Một sự thiếu tin tưởng đã tồn tại giữa người Byzantine, người Armenia và người Ả Rập. Những tranh chấp lâu đời về tôn giáo giữa phe Monophysite và Chalcedonian ( các phe phái trong giáo hội Kitô chính thống ?) vì những lý do nhỏ nhặt chắc chắn đã tạo ra sự căng thẳng tiềm ẩn. Hậu quả là những mối hận thù này đã làm suy yếu sự điều phối và kế hoạch chiến đấu trở nên không còn phù hợp, đây là một trong những lý do cho sự thất bại thảm khốc của người Byzantine.




    Trận đánh

    Theo một nguồn tài liệu có sự mô tả kỹ càng về trận chiến thì đội hình chiến đấu của người Hồi giáo và Byzantine được chia thành bốn phần: cánh trái, cánh trung tâm-trái, cánh trung tâm-trái và cánh phải. Lưu ý rằng những mô tả của người Hồi giáo về đội hình chiến đấu của người Byzantine chính xác y như của phe bên kia, nghĩa là: cánh phải người Hồi giáo phải đối mặt với cánh trái Byzantine vv và vv (xem hình ảnh minh họa).


    [​IMG]
    Triển khai quân đội.

    Đỏ: Quân đội Hồi giáo
    Xanh: Quân đội Byzantine

    Vahan nhận được chỉ thị của Heraclius là không bắt đầu trận chiến cho đến khi tất cả các cánh cửa ngoại giao đã được sử dụng. Có lẽ là vì lực lượng của Yazdegerd III vẫn chưa sẵn sàng cho cuộc tấn công ở mặt trận Iraq. Vì vậy Vahan đã cử Gregory và sau đó là Jabalah đi để tiến hành thương lượng, mặc dù những nỗ lực của họ tỏ ra là vô ích. Trước khi trận chiến nổ ra, để đáp lại lời mời của Vahan, Khalid đã đến để thương lượng hòa bình, nhưng cũng chỉ thu được một kết thúc tương tự. Những cuộc đàm phán đã trì hoãn trận đánh trong vòng một tháng. Mặt khác với vua Hồi giáo Umar thì lực lượng của ông tại Qadisiyah đang bị đe dọa phải đối mặt với quân đội của Đế quốc Sassanid, đã ra lệnh Sa `d ibn Abi Waqqas tham gia vào các cuộc đàm phán với người Ba Tư và gửi sứ thần đến Yazdegerd III và chỉ huy Rostam Farrokhzād của ông ta, rõ ràng là để mời họ gia nhập đạo Hồi. Đây có lẽ là chiến thuật trì hoãn của Umar trên mặt trận Ba Tư. Trong khi đó ông này đã gửi 6.000 quân tiếp viện, chủ yếu là từ Yemen đến cho để Khalid. Lực lượng này bao gồm 1.000 người ở Sahaba (Đồng minh của Muhammad), trong số đó có 100 cựu binh của Trận Badr-trận chiến đầu tiên trong lịch sử Hồi giáo và gồm cả những quý tộc có thứ hạng cao nhất, chẳng hạn như Zubayr ibn al-Awwam, Abu Sufyan và vợ của ông-Hind bint Utbah.

    Umar, dường như muốn đánh bại với Byzantine trong một trận chiến và sử dụng quân đội Hồi giáo một cách hiệu quả nhất để chống lại họ. Quân tiếp viện của người Hồi giáo liên tục kéo đến gây lo lắng của Đế chế Byzantine, vì họ lo ngại rằng người Hồi giáo với quân tiếp viện như vậy sẽ trở nên ngày càng mạnh mẽ và quyết định rằng họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tấn công. Thực ra thì lực lượng tăng viện được gửi tới người Hồi giáo ở Yarmouk là những toán quân nhỏ, tạo ra ấn tượng về một dòng quân tiếp viện liên tục để làm mất tinh thần của người Byzantine và buộc họ phải tấn công. Chiến thuật tương tự cũng được lặp lại một lần nữa trong trận Qadisiyah ( trận này người Hồi giáo Ả râp đã đánh bại quân đội của Đế quốc Ba tư).

    Ngày thứ 1



    [​IMG]
    Ngày đầu tiên, các cuộc tấn công hạn chế của quân đội Byzantine

    Trận chiến bắt đầu vào ngày 15 tháng 8 năm 636. Vào lúc bình minh quân đội hai bên tập hợp cách nhau chưa đầy một dặm để bắt đầu trận chiến. Biên niên Hồi giáo ghi lại rằng trước khi cuộc chiến bắt đầu, George-chỉ huy của cánh trung tâm-phải của người Byzantine, phi ngựa sang phía người Hồi giáo và xin chuyển đổi sang đạo Hồi, ông này chết trong ngày hôm đó khi chiến đấu ở phe Hồi giáo. Trận chiến bắt đầu khi quân đội Byzantine gửi võ sỹ vô địch của mình để đấu với võ sỹ mubarizun của người Hồi giáo. Các võ sỹ mubarizun là những tay kiếm thủ và giáo binh được đào tạo đặc biệt, với mục tiêu để triệt hạ nhiều chỉ huy của đối phương nhất để gây thiệt hại tinh thần của họ. Vào giữa trưa, sau khi mất một số tay chỉ huy trong trận đấu, Vahan ra lệnh tấn công hạn chế với một phần ba lực lượng bộ binh của mình để thử nghiệm sức mạnh và chiến lược của quân đội Hồi giáo và, bằng cách sử dụng ưu thế áp đảo về số và vũ khí của họ và hy vọng đạt được một mũi đột phá ở bất cứ chỗ yếu nào của trận chiến của người Hồi giáo. Tuy nhiên các cuộc tấn công của người Byzantine thực sự thiếu quyết tâm, nhiều chiến binh của quân đội Đế chế không quen chiến đấu theo kiểu này và đã không thể tạo ra một cuộc tấn công dữ dội vào các cựu binh Hồi giáo. Cuộc giao tranh nói chung là ở mức độ vừa phải, mặc dù ở một số nơi nó đã nổ ra đặc biệt dữ dội. Vahan đã không tăng viện cho lực lượng xung kích của mình mà vẫn giữ hai phần ba lực lượng bộ binh làm dự bị và vào lúc hoàng hôn cả hai đội quân đã chấm dứt trận chiến và trở về trại của mình.

    Ngày thứ 2


    [​IMG]

    Ngày thứ 2, giai đoạn 1.






    [​IMG]
    Ngày thứ 2, giai đoạn 2.




    [​IMG]
    Ngày thứ 2, giai đoạn 3.

    Giai đoạn 1: Ngày 16 tháng 8 năm 636, Vahan quyết định trong một cuộc họp hội đồng quân sự là phải phát động một cuộc tấn công của mình ngay trước bình minh, để bắt lực lượng Hồi giáo chuẩn bị tham chiến trước khi tiến hành lời cầu nguyện buổi sáng của họ. Ông dự định tung hai cánh quân trung tâm của mình ra để tấn công vào các cánh quân trung tâm của người Hồi giáo trong một nỗ lực để cầm chân họ trong khi lực lượng chính sẽ tấn công vào các cánh của quân đội Hồi giáo, sau đó hoặc là sẽ bị đẩy họ ra khỏi chiến trường hoặc đẩy về họ về phía trung tâm. Để quan sát tình hình chiến trường, Vahan đã cho dựng một tháp quan sát lớn phía sau cánh phải của mình với và nó được bảo vệ bằng một lực lượng vệ binh Armenia. Ông ra lệnh cho quân đội của mình chuẩn bị cho các cuộc tấn công bất ngờ. Người Byzantine không biết rằng, Khalid cũng đã chuẩn bị cho phương án này bằng cách đặt một lực lượng tiền tuyến mạnh mẽ ở phía trước ngay trong buổi đêm để tấn công bất ngờ, chính vì vậy người Hồi giáo đã có đủ thời gian để chuẩn bị cho trận chiến. Tại phía trung tâm, người Byzantine đã không tạo được những sức ép lớn, để ghìm chân các cánh quân trung tâm của người Hồi ở vị trí của họ và ngăn ngừa họ tiếp viện cho quân Hồi giáo ở các khu vực khác. Vì vậy, các cánh quân trung tâm của người Hồi giáo vẫn ổn định. Nhưng tình hình ở các cánh là khác nhau. Qanateer, chỉ huy cánh trái của người Byzantine bao gồm chủ yếu là người Slav tấn công và bộ binh Hồi giáo ở cánh phải đã phải rút lui. Amr-người nắm quyền chỉ huy cánh Hồi giáo ra lệnh cho chiến đoàn kỵ binh của mình phản công nhằm vô hiệu hóa các đợt tiến công của người Byzantine và ổn định dòng trận chiến ở cánh phải trong một thời gian ngắn, nhưng người Byzantine với số ưu thế về số lượng đã buộc họ phải rút lui về phía trại căn cứ của người Hồi giáo.

    Giai đoạn 2: Khi Khalid biết được tình hình ở cánh phải, ông đã ra lệnh cho kỵ binh của cánh phải tấn công vào sườn phía bắc của cánh trái Byzantine trong khi chính ông với lực lượng kỵ binh cơ động của mình tấn công vào sườn phía nam của cánh trái của Byzantine, trong khi bộ binh cánh phải của người Hồi giáo tấn công từ phía trước. Cuộc tấn công bằng ba mũi nhọn vào cánh trái đã buộc người Byzantine từ bỏ vị trí của người Hồi giáo mà họ đã chiếm được và Amr lấy lại được vị trí mà ông ta đã để mất và bắt đầu tổ chức lại đội quân của ông cho trận chiến tiếp theo. Tình hình ở cánh trái của người Hồi giáo dưới sự chỉ huy của Yazid trở nên nghiêm trọng hơn một cách đáng kể. Trong khi cánh phải của người Hồi giáo được sự chi viện của đội kỵ binh cơ động thì cánh trái đã không nhận được sự chi viện này và lợi thế về quân số của người Byzantine đã làm cho một số vị trí của người Hồi giáo bị đẩy lui và binh sĩ của họ phải rút lui về phía căn cứ. Ở đây, người Byzantine đã phá vỡ được trận địa của người Hồi giáo. Các đội hình testudo trong đội quân của Gregory ( bản thân ông này chạy sang phe Hồi giáo nhưng quân của ông thì không ) đã di chuyển một cách chậm rãi nhưng cũng được bảo vệ rất tốt. Yazid sử dụng chiến đoàn kỵ binh của mình để phản công nhưng bị đẩy lui. Mặc dù đã kháng cự, nhưng cuối cùng các chiến binh ở cánh trái của Yazid đã bị đẩy trở lại căn cứ của họ và một khoảng thời gian ngắn kế hoạch của Vahan đã xuất hiện những thành công. Trung tâm của quân đội Hồi giáo đã bị ghìm chân và cánh của nó đã bị đẩy lui. Tuy nhiên, sườn của quân Hồi giáo đã không bị bẻ gãy, mặc dù tinh thần của họ đã bị suy giảm một cách nặng nề. Quân Hồi giáo rút lui đã gặp những người phụ nữ Ả Rập tàn bạo trong trại. Được chỉ huy bởi Hind, những phụ nữ Hồi giáo đã phá dỡ lều của họ và dùng những cây gậy dựng lều để đánh đập những người chồng và đồng đội của họ vừa hát một bài hát được sáng tác từ sau trận Uhud. Sự kiện này làm máu của các chiến binh Hồi giáo đang rút lui sôi lên và họ quay trở lại chiến trường. ( thế mới biết đàn ông ở bất cứ nơi đâu cũng sợ vợ hơn cả kẻ thù )


    [​IMG]
    Binh sỹ ở cánh phải của quân đội Byzantine tiến lên và bắt đầu đẩy lui cánh trái của người Hồi giáo


    [​IMG]
    Khi quân Hồi giáo ở cánh trái bị đẩy lui về đến trại nhà thì các phụ nữ Hồi giáo xông ra chửi rủa và làm nhục họ, bắt họ phải quay lại để tiếp tục chiến đấu

    Giai đoạn 3: Sau khi cố gắng để ổn định các vị trí sườn phải, Khalid đã điều lực lượng kỵ binh tinh nhuệ của mình đến và hỗ trợ cho cánh trái. Khalid tách ra một chiến đoàn thuộc sự chỉ huy của Dharar ibn al-Azwar ra và ra lệnh cho ông này tấn công vỗ mặt vào đội quân của Dairjan (cánh quân trung tâm-trái) để tạo ra một đòn vu hồi và đe dọa đánh vào cánh phải của Byzantine lúc này đang rút lui khỏi vị trí mà nó đã chiếm được. Với phần còn lại của kỵ binh dự trữ, ông tấn công sườn của lực lượng của Gregory. Một lần nữa, theo các cuộc tấn công diễn ra đồng thời từ phía trước và hai bên sườn, người Byzantine bị đẩy lui trở lại, nhưng với tốc độ chậm hơn vì họ phải duy trì đội hình của họ. Khi hoàng hôn xuống các cánh quân trung tâm của cả hai bên đã ngưng chiến và rút về vị trí ban đầu của họ và mặt trận của cả hai bên được phục hồi dọc theo tuyến đường bị chiếm đóng vào buổi sáng. Việc Dairjan bị tử trận và kế hoạch chiến đấu của Vahan bị thất bại lại làm cho quân đội của Đế chế tuy đông hơn nhưng đã trở nên mất tinh thần, trong khi cuộc phản công của Khalid đã thành công và điều này đã khuyến khích quân đội của họ dù họ có một số lượng nhỏ hơn.
  9. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    Trận Yarmouk ( tiếp theo và hết )

    Ngày thứ 3




    [​IMG]

    [FONT=border=]Ngày thứ 3, giai đoạn 1.




    [​IMG]
    Ngày thứ 3, giai đoạn 2.

    Ngày 17 tháng 8 636, Vahan suy ngẫm về thất bại của mình và những sai lầm của ngày hôm trước, nơi ông phát động các cuộc tấn công vào các cánh quân Hồi giáo tương ứng, nhưng sau thành công ban đầu, người của ông đã bị đẩy lui trở lại. Thiệt hại lớn nhất của ông là một trong những chỉ huy của đã mất mạng. Quân đội của Đế quốc Byzantine quyết định chọn một kế hoạch ít tham vọng hơn, lúc này Vahan nhằm mục đích phá vỡ quân đội Hồi giáo ở một số vị trí cụ thể. Ông quyết định cho gây sức ép vào bên sườn phải, nơi mà kỵ binh của ông có thể hoạt động một cách cơ động tự do hơn so với địa hình gồ ghề ở bên cánh trái của người Hồi giáo. Và ông đã được quyết định tấn công vào các điểm giao nhau giữa các cánh quân bên phải và trung tâm-phải của người Hồi giáo và cánh phải của người Hồi giáo bị kìm chân bởi Qanateer-người Slav, để tách họ ra làm hai và tiêu diệt họ một cách riêng biệt

    Giai đoạn 1: Cuộc chiến lại tiếp tục với các cuộc tấn công vào người Hồi giáo Byzantine bên sườn phải và cánh quân trung tâm-phải. Sau khi phải chống trả các cuộc tấn công ban đầu của người Byzantine, bên cánh phải người Hồi giáo đã bị đẩy lui trở lại, tiếp theo là cánh trung tâm-phải. Họ đã một lần nữa lại bị làm nhục bởi những mụ đàn bà của mình những người cảm thấy nhục nhã và xấu hổ cho họ. Sau đó các cánh quân của người Hồi giáo đã giữ được vị trí ở một khoảng cách gần doanh trại của họ và tái tổ chức để chuẩn bị phản công.

    Giai đoạn 2: Sau khi biết rằng quân đội Byzantine đã tập trung vào cánh phải của người Hồi giáo, Khalid phát động một cuộc tấn công với lực lượng kỵ binh tinh nhuệ của mình, cùng với lực lượng kỵ binh Hồi giáo ở cánh phải. Khalid triển khai tấn công vào sườn bên phải của cánh quân trung tâm-trái của Byzantine và lực lượng kỵ binh dự bị của cánh trung tâm-phải của người Hồi giáo tấn công vào cánh trung tâm-trái của Byzantine ở bên cánh trái của nó. Trong khi đó, ông ra lệnh cho lực lượng kỵ binh bên cánh phải của người Hồi giáo tấn công vào bên phía trái của cánh quân bên trái của người Byzantine. Trận chiến nhanh chóng chở thành một cuộc tắm máu. Rất nhiều người đã ngã gục ở cả hai phía. Các cuộc tấn công vào bên cánh của Khalid đã diễn ra kịp thời một lần nữa và đảm bảo an toàn cho trận địa của người Hồi giáo và vào lúc hoàng hôn các đạo quân của Đế quốc Byzantine đã bị đẩy trở lại các vị trí họ khi bắt đầu trận đánh.

    Ngày thứ 4

    Ngày 18 tháng 8 năm 636, ngày thứ tư, đã được chứng minh là một ngày quyết định của trận đánh.




    [​IMG]
    Ngày thứ 4, giai đoạn 1.


    [​IMG]
    Ngày thứ 4, giai đoạn 2.

    Giai đoạn 1: Vahan quyết định vẫn áp dụng kế hoạch chiến đấu của ngày hôm trước vì dường ông đã thành công trong việc gây thiệt hại cho cánh phải của người Hồi giáo. Qanateer chỉ huy hai đạo quân của người Slav tấn công vào bên cánh phải và trung tâm-phải của Hồi giáo với một số viện binh từ người Armenia và người Ả Rập Thiên chúa giáo do Jabalah chỉ huy. Các tín đồ Hồi giáo ở cánh phải và cánh trung tâm-phải một lần nữa bị đẩy trở lại. Khalid không tiếp tục tham gia vào trận chiến một lần nữa. Ông lo sợ một cuộc tấn công sẽ nổ ra trên một mặt trận rộng lớn mà ông sẽ không có khả năng đẩy lùi và để đề phòng việc này ông đã ra lệnh cho Abu Ubaidah và Yazid ở các cánh trung tâm-trái và cánh trái lần lượt tấn công quân đội Byzantine ở các mặt trận tương ứng. Các cuộc tấn công cho kết quả cầm chân quân đội Byzantine không cho họ tiến lên phía trước và ngăn chặn một bước tiến chung của quân đội Đế chế

    Giai đoạn 2: Lực lượng kỵ binh cơ động của Khalid được chia thành hai bán đội và tấn công vào sườn của cánh trung tâm-trái của người Byzantine, trong khi lực lượng bộ binh của cánh trung tâm-phải của người Hồi giáo tấn công từ phía trước. Bị ba mũi nhọn tấn công với kỵ binh tinh nhuệ cơ động của người Hồi giáo đánh tạt sườn, quân đội của Đế chế Byzantine đã bị đẩy lui trở lại. Trong khi đó, cánh phải của người Hồi giáo lại tiến hành một cuộc tấn công mới với bộ binh của nó tấn công từ phía trước và các kỵ binh dự bị tấn công vào sườn phía bắc của cánh trái của Byzantine. Cánh trung tâm-trái của Byzantine phải rút lui trước đợt tấn công ba mũi nhọn của Khalid, cánh trái của Byzantine bị đánh tạt sườn ở phía nam, cũng đã rút lui trở lại.

    Trong khi Khalid đang mải tấn công vào đội hình của quân Armenia trong suốt buổi chiều, thì tình hình cánh bên kia của quân Hồi giáo đang xấu đi. Quân cung kỵ của Byzantine đã gia nhập chiến trường và bắn tên ào ạt vào quân của Abu Ubaidah và Yazid để ngăn chặn họ chọc thủng phòng truyến của người Byzantine. Nhiều binh sĩ Hồi giáo bị mù mắt vì những mũi tên của người Byzantine vào ngày hôm đó, cái ngày mà sau đó người ta gọi là "Ngày mù mắt". Tay cựu binh Abu Sufyan cũng được cho là đã bị mất một con mắt vào ngày hôm đó. Các đội quân của người Hồi giáo đã bị đẩy lùi trở lại ngoại trừ một chiến đoàn do Ikrimah bin Abi Jahal chỉ huy ở bên trái của đạo quân của Abu Ubaidah. Ikrimah bảo vệ cuộc rút lui của người Hồi giáo với bốn trăm kỵ binh của mình bằng cách tấn công vỗ mặt vào người Byzantine, trong khi các đội quân khác tổ chức lại chính họ để phản công và giành lại các vị trí mà họ đã bị mất. Toàn bộ người của Ikrimah hoặc bị thương nặng hoặc chết trong ngày hôm đó. Ikrimah-một người bạn thời thơ ấu của Khalid nằm trong số người bị thương và chết sau đó vào buổi tối.

    Ngày thứ 5


    [​IMG]

    Triển khai quân đội của hai bên vào ngày thứ năm. Khalid tập hợp tất cả các kỵ binh của mình để triển khai một đòn quyết định vào bên cánh trái của đối phương.

    Trong bốn hành ngày liên tục tấn công, Vahan và quân đội của ông đã không đạt được bất kỳ một bước đột phá nào và đã bị thiệt hại nặng nề, đặc biệt trong phản công của lực lượng kỵ binh tinh nhuệ vào bên cánh. Sáng sớm ngày 19 tháng 8 năm 636, ngày thứ năm của trận đánh, Vahan gửi một sứ giả đến doanh trại của người Hồi giáo để yêu cầu một cuộc ngưng bắn vài ngày để có thể tiến hành một cuộc đàm phán mới. Ông được cho là muốn có thêm thời gian để tổ chức lại quân đội vốn đã bị mất tinh thần của mình. Nhưng Khalid cho là chiến thắng đã nằm trong tầm tay và ông đã từ chối ngừng bắn. Đến lúc này quân đội Hồi giáo hầu như chỉ sử dụng chiến thuật phòng thủ, nhưng khi biết rằng người Byzantine dường như không còn quyết tâm với trận đánh, lúc này Khalid quyết định chuyển sang tấn công và tổ chức lại quân đội của mình từ thế thủ sang thế công. Tất cả các chiến đoàn kỵ binh đã tập hợp lại với nhau để tạo thành một lực lượng kỵ binh hùng mạnh với lực lượng kỵ binh tinh nhuệ của ông làm nòng cốt. Về tổng số lúc này đạo kỵ binh của người Hồi giáo lên đến khoảng 8.000 kỵ sỹ, một lực lượng kỵ binh đủ hiệu quả cho một cuộc tấn công tổng lực vào ngày hôm sau. Phần còn lại của ngày hôm đó không có trận đụng độ nào xảy ra cả, kế hoạch của Khalid là đánh bẫy quân Byzantine, cắt đứt mọi tuyến đường rút lui của họ. Có ba rào cản tự nhiên, ba hẻm núi ở chiến trường với khe núi dốc đứng của nó, hẻm Wadi-ur-Raqqad ở phía tây, hẻm Wadi al Yarmouk ở phía Nam và hẻm Wadi al Allah ở phía đông. Tuyến đường phía Bắc đã bị chặn bởi kỵ binh của người Hồi giáo. Tuy nhiên, đoạn khe núi sâu trên 200 mét (660 ft) của Wadi-ur-Raqqad ở phía tây có một cây cầu chiến lược quan trọng nhất tại Ayn al Dhakar,. Khalid cử Dharar cùng với 500 kỵ binh để chiếm cây cầu vào ban đêm. Dharar di chuyển xung quanh sườn phía bắc của Đế chế Byzantine và chiếm được cây cầu. Sự cơ động này đã được chứng minh là một đòn quyết định vào ngày hôm sau.

    Ngày thứ 6

    [​IMG]
    Ngày thứ 6, giai đoạn 1.


    [​IMG]
    Ngày thứ 6, giai đoạn 2.


    [​IMG]
    Ngày thứ 6, giai đoạn 3.


    [​IMG]
    Ngày thứ 6, giai đoạn cuối.

    Ngày 20 tháng tám 636, ngày cuối cùng của trận đấu, Khalid đưa ra một kế hoạch chiến đấu đơn giản nhưng đậm chất tấn công. Với một lực lượng kỵ binh đông đảo ông dự định đẩy hoàn toàn lực lượng kỵ binh của Byzantine ra chiến trường để làm cho lực lượng bộ binh-vốn hình thành lên phần lớn quân đội Đế quốc sẽ không có sự hỗ trợ của kỵ binh và do đó sẽ bị tấn công từ hai bên sườn và phía sau. Đồng thời ông dự định tiến hành một cuộc tấn công vào bên cánh trái của quân đội Byzantine và đẩy họ tới các khe núi ở phía tây.

    Giai đoạn 1: Khalid đã ra lệnh tiến hành một cuộc tấn công vào mặt trận của quân Byzantine và cho kỵ binh của mình phi nước đại vào cánh trái của Byzantine. Một phần kỵ binh của ông ta tấn công lực lượng kỵ binh Byzantine ở cánh trái trong khi phần còn lại của nó tấn công vào phía sau cánh trái của bộ binh Byzantine. Trong khi đó, cánh phải của người Hồi giáo gây sức ép vào họ từ phía trước. Bị tấn công từ hai hướng, cánh trái Byzantine đã bị đẩy trở lại và sụp đổ và bỏ chạy vào cánh trung tâm-trái của Byzantine, tạo ra rất nhiều rối loạn này. Kỵ binh còn lại của người Hồi giáo sau đó tấn công vào kỵ binh cánh trái Byzantine từ phía sau khi họ đang giao chiến với một nửa bán đội đầu tiên của kỵ binh Hồi giáo và đẩy họ ra khỏi chiến trường từ phía bắc. Cánh phải của người Hồi giáo lúc này tấn công vào cánh trung tâm còn lại của người Byzantine ở bên cánh trái, trong khi cánh trung tâm-phải của người Hồi giáo tấn công từ phía trước.

    [FONT=border=][​IMG][/FONT]
    [FONT=border=]Tranh vẽ cảnh Khalid tập trung toàn bộ lực lượng kỵ binh Hồi giáo rồi dẫn đầu cuộc tổng phản công[/FONT]

    Giai đoạn 2: Vahan, nhận thấy chiến thuật sử dụng một số lượng rất lớn kỵ binh của người Hồi giáo, ông này liền ra lệnh cho kỵ binh của mình tập hợp lại, nhưng không còn kịp nữa rồi, trước khi Vahan có thể tổ chức lại các đội kỵ binh hạng nặng khác nhau của ông, Khalid đã điều kỵ binh của ông quay trở lại để tấn công vào nơi tập trung nhiều kỵ đội nhất của Byzantine, xông vào họ từ phía trước và các bên cánh trong khi họ vẫn còn di chuyển để tạo đội hình. Bị mất tổ chức và hhương hướng lực lượng kỵ binh hạng nặng cataphract của Byzantine đã sớm bị đẩy lui và phân tán về phía bắc, để mặc lực lượng bộ binh cho số phận của họ.

    Giai đoạn 3: Với các kỵ binh Byzantine đã hoàn toàn bị đẩy lui, Khalid đã chuyển sang tổ chức tấn công cánh trung tâm-trái Byzantine hai hướng bởi bộ binh Hồi giáo. Cánh quân trung tâm Byzantine còn lại bị tấn công từ phía sau bằng kỵ binh của Khalid và cuối cùng cũng đã bị phá vỡ.

    Giai đoạn cuối: Với việc cánh quân trung tâm-trái Byzantine bỏ chạy, một cuộc tổng rút lui của người Byzantine đã bắt đầu. Khalid đã điều kỵ binh của mình về hướng Bắc để chặn các tuyến đường thoát về phía bắc. Người Byzantine rút lui về phía tây Wadi-ur-Raqqad nơi có một cây cầu ở Ayn al Dhakar để vượt qua các hẻm núi sâu của khe núi Wadi-ur-Raqqad. Dharar đã chiếm được cây cầu như một phần của kế hoạch của Khalid vào đêm trước. Một đơn vị gồm 500 lính kỵ binh đã được gửi đến chặn lối đi này. Trong thực tế, đây là tuyến đường mà Khalid muốn tất cả binh sỹ Byzantine sẽ rút lui về đó. Vào lúc này người Byzantine bị bao vây từ tất cả các hướng. Một số người đào tẩu đã rơi vào các khe núi sâu ngoài các sườn dốc, những người khác đã cố gắng trốn thoát vào vùng biển, nhưng cũng lại rơi vào những tảng đá bên dưới và một lần nữa rất nhiều người đã thiệt mạng trong khi bỏ chạy. Tuy nhiên một số lượng lớn của các chiến binh Byzantine đã cố gắng để thoát khỏi sự tàn sát. Jonah-người lính chuyển tin của Hy Lạp đưa các thông tin về quân đội của nhà Rashidun trong quá trình chinh phục Damascus đã chết trong cuộc chiến này. Người Hồi giáo đã không bắt tù binh trong trận này, mặc dù họ có thể đã bắt giữ một số nếu họ tiếp tục truy đuổi xa hơn nữa. Theodore Trithurios đã chết trên chiến trường, trong khi Niketas ( con trai của một viên tướng người Ba tư) để thoát ra và đến được Emesa. Jabalah ibn al-Ayham cũng đã trốn thoát và sau đó, trong một thời gian ngắn, đã quy phục người Hồi giáo, nhưng ông này nhanh chóng đào thoát sang triều đình Byzantine một lần nữa.

    Hậu quả của trận đánh

    Ngay sau khi trận đánh này kết thúc, Khalid và lực lượng kỵ binh cơ động của ông nhanh chóng di chuyển về phía bắc để truy kích các binh sĩ Byzantine đang rút lui, ông gặp họ ở gần Damascus và lao vào tấn công. Trong cuộc chiến sau đó vị tướng tư lệnh của quân đội triều đình, hoàng tử Armenia Vahan-người đã thoát khỏi chung số phận với hầu hết những người mình tại Yarmouk đã bị giết. Sau đó Khalid tiến vào Damascus và tái chiếm thành phố, nơi ông được cho là đã được chào đón bởi các cư dân địa phương.

    Khi tin tức về thảm họa này đến Hoàng đế Byzantine Heraclius tại Antioch, ông ta đã tức giận đến điên khùng. Ông đã đổ lỗi nguyên nhân của thảm họa cho việc làm sai trái của mình khi tiến hành một cuộc hôn nhân loạn luân với Martina-cháu gái của ông. Ông rất còn muốn tái chiếm lại các tỉnh của mình nếu ông ta còn nguồn tài nguyên sẵn có, nhưng lúc này ông không còn người cũng chẳng còn tiền để bảo vệ các tỉnh nữa. Thay vào đó, ông rút về nhà thờ lớn của thành phố Antioch, nơi ông thấy một buổi cầu lễ long trọng. Ông cho triệu tập một cuộc họp của các cố vấn của ông tại nhà thờ và xem xét kỹ lưỡng tình hình. Tất cả mọi người gần như đều nhất trí nói rằng ông phải chấp nhận thực tế và sự thất bại đã được quyết định bởi Thiên Chúa và đó là kết quả những tội lỗi của mọi người dân của đế quốc bao gồm cả chính ông. Heraclius ra khơi trên một con tàu để đến thành phố Constantinople trong đêm hôm đó. Người ta nói rằng khi con tàu của ông căng buồm, ông đã nói lời chia tay cuối cùng với Syria rằng:

    Chia tay, chia tay lâu dài với Syria, vùng đất tươi đẹp của ta. Ngươi có thể không vào tin tôn giáo của kẻ thù ngay bây giờ. Bình an cho ngươi Ô Syria, một vùng đất xinh đẹp, ngươi sẽ được để lại cho kẻ thù. ( Thực tế thì Đế quốc Byzantine còn tồn tại gần một nghìn năm nữa những họ sẽ không bao giờ chiếm lại được chọn vẹn vùng Syria và vùng Đất thánh Palestine).

    Haraclius rời bỏ Syria và di tích thánh giá True Cross cùng với các di tích khác được vốn được cất giữ tại Jerusalem đã được chuyển lên một con tàu của người Ba tư ở Jerusalem, chỉ để bảo vệ chúng khỏi những người Ả Rập xâm lược. Người ta nói rằng hoàng đế mắc bệnh sợ nước và người ta đã phải lập một chiếc cầu phao vượt qua vịnh Bosphorous để đến Constantinople để cho Hoàng đế Heraclius đi qua ( Theo ý kiến bản thân người dịch thì Hoàng đế Heraclius vốn là anh hùng trong cuộc chiến Byzantine- Batư, ông không thể nào sợ hãi người Ả rập đến vậy chỉ có điều ông ở vào tình thế lực bất tòng tâm, cuộc chiến Byzantine- Batư kéo dài hàng thế kỷ vừa kết thúc, nguyên khí của cả hai đế quốc chưa kịp hồi phục lại xuất hiện mấy tay Ả rập cũng lắm nhân tài, đúng là trâu bò húc nhau ruồi muỗi hưởng lợi ). Sau khi từ bỏ Syria, vị hoàng đế bắt đầu tập trung lực lượng còn lại của mình để bảo vệ vùng Anatolia và Ai Cập. Người Hồi giáo đã không có những nỗ lực để chiếm vùng Anatolia, nhưng nó luôn phải chịu các cuộc đột kích hàng năm, và các cuộc đột kích này đã tàn phá các hoạt động kinh tế xã hội của miền đông Anatolia. Vùng Armenia thuộc Byzantine rơi vào tay người Hồi giáo ở năm 638-39 sau đó Heraclius đã tạo ra một vùng đệm ở miền trung Anatolia bằng cách ra lệnh cho sơ tán tất cả các pháo đài ở phía đông Tarsus. Trong năm 639-642 người Hồi giáo tấn công và chiếm vùng Ai Cập thuộc Byzantine, dẫn đầu quân Ả rập là Amr ibn al-A'as-người đã chỉ huy cánh phải của quân đội Rashidun tại trận Yarmouk.

    Đánh giá

    Trận Yarmouk có thể được xem như là một ví dụ trong lịch sử quân sự nơi mà một lực lượng yếu kém hơn đã đánh bại một lực lượng vượt trội bằng những chiến thuật uyển chuyển kịp thời.

    Chỉ huy của Đế quốc Byzantine đã cho phép kẻ thù của họ lựa chọn chiến trường. Thậm chí sau đó họ cũng không có bất cứ cố gắng nào để khắc phục những bất lợi về mặt chiến thuật một cách đáng kể. Khalid đã trù liệu được tất cả những điều này và ông đã triển khai tấn công vào một lực lượng vượt trội về số lượng và cho đến trước ngày cuối cùng của trận đánh, ông đã tiến hành một chiến dịch phòng thủ cơ bản phù hợp với nguồn lực tương đối hạn chế của mình. Khi ông quyết định phải chuyển sang tấn công và đã phát động tấn công vào ngày cuối cùng của trận chiến, ông đã ra một quyết định với một tầm nhìn chiến lược và sự can đảm mà không ai trong số các chỉ huy Byzantine có thể đoán được. Mặc dù ông chỉ huy một đội quân kém xa đối phương về số lượng và rất cần thiết phải huy động toàn bộ người của mình vào trận chiến, trong ông vẫn có một sự tự tin và tầm nhìn xa để gửi đi một đội kỵ binh vào đêm trước cuộc tấn công của mình để phong tỏa một con đường rút lui quan trọng của quân đội đối phương mà ông dự đoán rằng họ sẽ cần tới.

    Khalid ibn al-Walid là một trong những chỉ huy kỵ binh tốt nhất trong lịch sử và việc ông sử dụng lực lượng kỵ binh của mình một cách hoàn toàn hiệu quả và kịp thời trong suốt cuộc chiến đã cho thấy rằng ông hiểu rõ những thế mạnh tiềm năng và điểm yếu của lực lượng này như thế nào. Lực lượng kỵ binh tinh nhuệ cơ động do chính ông phụ trách di chuyển nhanh chóng từ vị trí này tới vị trí khác, luôn luôn làm thay đổi cục diện của trận đánh ở bất cứ nơi nào họ xuất hiện và sau đó họ lại biến đi một cách nhanh chóng để làm thay đổi cục diện ở một nơi khác.

    Vahan và các chỉ huy Byzantine của ông đã không có cố gắng để đối phó với lực lượng này một cách và sử dụng lợi thế lớn về số lượng của họ. Lực lượng kỵ binh của người Byzantine không bao giờ đóng một vai trò quan trọng trong trận chiến này và được bố trí làm lực lượng dự trữ tĩnh trong hầu hết thời gian sáu ngày của trận chiến. Họ không bao giờ tiến hành một cuộc tấn công bằng kỵ binh và thậm chí ngay cả khi họ có được những gì có thể coi là một bước đột phá quyết định vào ngày thứ tư, nhưng họ đã không thể khai thác nó. Có vẻ như đây là một sự thiếu quyết tâm trong số các chỉ huy của Đế quốc, mặc dù sự kiện này có thể đã bị gây ra bởi những khó khăn trong việc chỉ huy quân đội vì các xung đột nội bộ ( đây cũng lại là một lỗi của Hoàng đế Heraclius khi ông cứ ngồi ỳ tại Antioch mà không chịu đi theo quân đội và thống suất ba quân, nếu được vậy thì chắc chắn đã không xảy ra xung đột nội bộ ). Hơn nữa, nhiều rất nhiều lính Ả Rập Thiên chúa giáo chỉ là lính nghĩa vụ, trong khi quân đội Hồi giáo Ả Rập bao gồm một phần lớn là các cựu binh.

    Chiến lược ban đầu của Heraclius là nếu muốn tiêu diệt quân Hồi giáo ở Syria thì cần phải triển khai một cách nhanh chóng và nhanh chóng tấn công, nhưng các chỉ huy trên chiến trường của ông không bao giờ cho thấy những phẩm chất này. Trớ trêu thay, trên chiến trường Yarmouk, Khalid đã thực hiện trên một quy mô nhỏ những chiến thuật mà Heraclius đã lên kế hoạch trên quy mô lớn: bằng cách nhanh chóng triển khai và cơ động lực lượng của ông, Khalid đã có thể tạm thời tập trung lực lượng đầy đủ tại các địa điểm cụ thể về một khu vực để đánh bại một đội quân Byzantine lớn hơn về số lượng. Vahan không bao giờ có thể phát huy tính ưu việt số lượng của mình, có lẽ vì địa hình không thuận lợi đã ngăn cản việc triển khai trên quy mô lớn. Tuy nhiên, Vahan đã không có một nỗ lực nào để tập trung một lực lượng có đủ ưu thế về số lượng để đạt được một bước đột phá quan trọng. Mặc dù ông đã ở thế công trong 5/ 6 ngày diễn ra trận chiến, đội hình chiến đấu của ông vẫn khá tĩnh. Sự kiện này là hoàn toàn trái ngược với kế hoạch tấn công rất thành công mà Khalid đã thực hiện vào ngày cuối cùng, khi ông tổ chức lại hầu như tất cả các kỵ binh của mình và đưa họ vào một đợt tấn công cực lớn và phối hợp nhịp nhàng dẫn đến một chiến thắng hoàn toàn. George F. Nafziger, trong cuốn sách chiến tranh Hồi giáo của mình đã đưa ra kết luận về trận chiến như sau:

    Mặc dù trận Yarmouk được rất ít người biết đến vào ngày nay, nó là một trong những trận đánh quyết định nhất trong lịch sử nhân loại...Nếu Heraclius đã có thể chiến thắng với lực lượng chiếm ưu thế của mình thì thế giới hiện đại sẽ được thay đổi đến mức mà không ai có thể đoán biết được.[/FONT]
  10. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    Trận Manzikert

    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 st1\:-*{behavior:url(#ieooui) } /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Mặc dù là về mặt chiến lược dài hạn đây là một thảm họa đối với Byzantine, nhưng trận Manzikert lại không phải là một cuộc thảm sát mà các sử gia trước đây cho là như vậy., Các học giả hiện đại ước tính rằng thiệt hại của người Byzantine là tương đối thấp, nhiều đơn vị còn sống sót nguyên vẹn sau trận chiến và lại tham chiến ở nơi khác trong vòng vài tháng. Chắc chắn, tất cả các chỉ huy ở phía Byzantine (Doukas, Tarchaneiotes, Bryennios, de Bailleul và trên tất cả là vị Hoàng đế) đều sống sót và đã tham gia vào các sự kiện sau đó.

    Doukas đã trốn thoát và không có nhiều thương vong, và nhanh chóng hành quân trở về Constantinople, nơi ông đã lãnh đạo cuộc đảo chính chống lại Romanos và tuyên bố dựng Michael VII lên làm Hoàng đế. Bryennios cũng chỉ bị mất một ít quân trong cánh của mình khi tháo chạy. Người Seljuks đã không truy đuổi đến cũng những người Byzantine đã bỏ chạy, họ cũng không chiếm lại chính Manzikert vào thời điểm này. Quân đội Byzantine tập hợp lại và đi đến Dokeia, nơi họ được gia nhập bởi Romanos khi ông được thả ra một tuần sau đó. Những mất mát nghiêm trọng về vật chất dường như lại chính là số hành lý được mang theo đến quá mức của Hoàng đế.

    Hậu quả tai hại của thất bại đơn giản nhất là sự mất mát của trung tâm phía Đông vùng Anatolia của Đế quốc La Mã. John ****** Norwich đã nói trong bộ ba tác phẩm của mình về đế chế Byzantine rằng thất bại là "cú đánh chết người, mặc dù Đế quốc vẫn còn tồn tại trong nhiều thế kỷ nữa trước khi bị sụp đổ hoàn toàn. Các quận (The themes) ở trong Anatolia được hiểu theo nghĩa đen là trung tâm của đế chế, và trong chỉ một thập kỷ sau trận Manzikert, chúng đã biến mất." Trong cuốn sách nhỏ của ông, "Một lịch sử ngắn về Byzantine", Norwich mô tả trận chiến là" thảm họa lớn nhất của Đế chế trong bảy thế kỷ rưỡi tồn tại ". Sir Steven Runciman trong chương 5-Tập Một quấn "Lịch sử của các cuộc thập tự chinh" đã lưu ý rằng "Trận Manzikert là thảm họa quyết định nhất trong lịch sử Byzantine. Bản thân người Byzantine không còn ảo tưởng vềến nó, rồi ngày lại qua ngày lịch sử của họ sẽ ti đến cái ngày đáng sợ đó"


    Nữ sử gia Anna Komnene của Byzantine một vài thập kỷ sau khi cuộc chiến nổ ra đã viết:

    ... Sở hữu của đế quốc La Mã đã bị xuống dốc tới mức thấp nhất. Quân đội của Đế quốc phương Đông đã bị phân tán theo mọi hướng, bởi vì người Thổ Nhĩ Kỳ đã loang ra quá nhanh và họ đã dành được các vùng đất giữa vùng biển Euxine [Biển Đen] và Hellespont, vùng biển Aegean và vùng biển Syria [Địa trung hải], và một loạt các vịnh đặc biệt là những vịnh của Pamphylia, Cilicia và họ còn tiến vào biển Ai Cập [Địa Trung Hải]. ( và như vậy là người Thổ Nhĩ Kỳ có cơ hội để bao vây thành phố Constantinople bằng đường biển rồi đến thế kỷ 16 họ đã trở thành bá chủ biển Địa Trung Hải )

    Nhiều năm và nhiều thập kỷ sau đó, Manzikert đã được xem như là một thảm họa cho đế quốc, do đó nhiều nguồn sau này đã phóng đại số lượng của quân và con số thương vong. Các sử gia người Byzantine thường nhìn lại và than thở về "thảm họa" của ngày hôm đó, và xác định nó như là khởi đầu cho sự suy tàn của Đế chế. Nó không phải là một thảm họa trước mắt, nhưng thất bại này làm cho người Seljuk thấy rằng người Byzantine không phải là bất khả chiến bại, họ không phải là không thể thắng nổi Đế quốc La Mã nghìn năm tuổi (như cả Byzantine và Seljuk đều vẫn gọi như vậy). Cuộc soán ngôi của Andronikos Doukas càng làm mất ổn định tình hình chính trị của đế quốc và gây ra nhiều khó khăn cho việc tổ chức kháng cự lại sự kiên dân Thổ Nhĩ Kỳ di cư ồ ạt tiếp sau cuộc chiến. Trong vòng một thập kỷ gần như toàn bộ vùng Tiểu Á đã bị tàn phá. Đó là một phần quá trình biến "đồng bằng trung tâm của Anatolia thành vùng trắng và biến các trang trại chăn cừu của người Byzantine thành tài sản của họ-người Thổ" (theo Runciman). Cuối cùng, sau khi âm mưu và việc truất ngôi Hoàng đế đã xảy ra, số phận của Romanos trở nên đặc biệt bi đát và những bất ổn được gây ra bởi sự kiện này cũng lan truyền qua nhiều thế kỷ.

    Những gì xảy ra sau trận chiến là một chuỗi các sự kiện, trong đó trận chiến là sự kiện mở màn màn là suy yếu Đế chế trong những năm tới.

    Bao gồm cả âm mưu soán ngôi cùng với số phận khủng khiếp của Romanos và Roussel de Bailleul đã cố gắng tạo cho mình một vương quốc độc lập ở Galatia với 3.000 lính đánh thuê người Frank, Norman và Đức. Ông đã đánh bại người chú của Hoàng đế John Doukas người đến để ngăn chặn ông ta, rồi tiến về hướng phía thủ đô để tiêu diệt vương quốc Chrysopolis (Üsküdar) trên bờ biển châu Á của vịnh Bosphorus. Cuối cùng Đế quốc đã phải quay sang cầu viện người Seljuk để tiêu diệt kẻ nổi loạn này (và họ đã làm). Tuy nhiên người Thổ Nhĩ Kỳ đã cho ông được trả tiền chuộc để trở về với vợ mình, và phải đến khi viên tướng trẻ Alexios Komnenos truy đuổi thì ông này mới bị bắt. Sự kiện này và tất cả các chuỗi sự việc tiếp theo đã tạo ra một khoảng trống mà người Thổ Nhĩ Kỳ đã lấp đầy. Lựa chọn của họ trong việc xây dựng thủ đô ở Nikaea (Iznik) trong năm 1077 có thể được giải thích bởi một mong muốn để xem các cuộc tranh giành nội bộ của đế quốc có thể mang lại cơ hội mới.


    Trong nhận thức sau này, cả các sử gia Byzantine và sử gia đương đại đều nhất trí rằng trận chiến ngày hôm đó đã làm suy giảm tài sản được sở hữu bởi người Byzantine. Như Paul K. Davis viết, " Người Byzantine bị đánh bại trong việc sức mạnh của họ bị hạn chế và họ phải từ bỏ quyền kiểm soát đối với vùng Anatolia, một vùng đất có thể tuyển dụng được một số lượng lớn binh sĩ cho Đế quốc. Từ lúc này, người Hồi giáo kiểm soát vùng Anatolia. Đế chế Byzantine chỉ còn được giới hạn ở những khu vực sát ngay xung quanh Constantinople và Đế quốc Byzantine không bao giờ còn có lại một lực lượng quân sự hùng hậu nữa ". Trận chiến này cũng còn được hiểu như là một trong những nguyên nhân gốc rễ cho các cuộc Thập tự chinh sau này, đặc biệt là cuộc Thập tự chinh đầu tiên trong năm 1095 đã được coi như là một phản ứng của thế giới phương Tây trước lời kêu gọi hỗ trợ về quân sự của hoàng đế Byzantine sau khi họ bị mất Anatolia. Từ góc độ khác, thế giới phương Tây đã thấy Manzikert là một tín hiệu rằng Byzantine không còn có đủ khả năng để bảo vệ người Kitô giáo phương Đông và người Kitô giáo hành hương tới Đất Thánh tại Trung Đông.

Chia sẻ trang này