1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến tranh Triều Tiên

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi 9999, 09/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NguyenQuangHuyKorea

    NguyenQuangHuyKorea Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/02/2003
    Bài viết:
    244
    Đã được thích:
    0
    1951
    Ngày 1 tháng 1 : Liên quân Trung - Triều tấn công liên tiếp những khu vực rộng lớn, trải dài theo từ bờ biển Hoàng Hải đến biển Nhật Bản khiến cho phía Liên Hiệp Quốc lúng túng vì không đủ quân số trang trải trên 1 diện rộng như vậy.
    Ngày 4 tháng 1 : Liên quân chiếm được Thủ đô Seoul.
    Ngày 7 tháng 1 : Liên quân tiếp tục tấn công và chiếm được thành phố Wonju.
    Ngày 14 tháng 1 : Lần đầu tiên trong gần 2 tháng qua, Liên Hiệp Quốc mới chặn đứng những cuộc tấn công của Liên quân Trung - Triều và cầm cự trên lằn ranh vĩ tuyến 37. Trong những ngày tiếp theo, những cuộc tấn công và phản tấn công của các bên liên tiếp diễn ra nhưng không thu lại kết quả gì.
    Ngày 25 tháng 1 : Lực lượng Liên Hiệp Quốc được sự tiếp viện về lực lượng khoảng 500.000 Bộ binh của các nước tham chiến đã tổ chức tấn công với sự yểm trợ của Không quân và Hải quân, đẩy lùi lực lượng Liên quân Trung - Triều lùi lại gần 10 km, có những nơi Liên quân Trung - Triều phải rút lui khoảng 15 km.
    Ngày 1 tháng 2 : Hội đồng Bảo An liên Hiệp Quốc Tổ chức 1 cuộc họp và tuyên bố Trung Quốc là một kẻ xâm lược Bán Đảo Triều Tiên vì thế để chống lại sự xâm lược này, Liên Hiệp Quốc phải tăng cường sử dụng vũ lực can thiệp vì nền Hoà Bình trên Bán Đảo Triều Tiên.
    Ngày 10 tháng 2 : Liên Hiệp Quốc đã chiếm lại được thành phố incheon sau nhiều cuộc giao tranh được bắt đầu từ 3 giờ sáng và nhiều giờ liên tiếp ném bom và pháo kích.
    Ngày 11 tháng 2 : Sau khi bị thất thủ tại incheon, Liên quân Trung - Triều đã tổ chức liên tiếp các cuộc phản công với quy mô lớn với Pháo binh yểm trợ liên tiếp trong suốt nhiều giờ nhưng không thu lại kết quả vì lực lượng Liên Hiệp Quốc tại incheon quá đông và được trang bị đầy đủ.
    Ngày 15 tháng 2 : Liên quân Trung - Triều đã tấn công và chiếm được Yong-ni, sáu đó Liên quân không thể tiến thêm 1 bước nào nữa.
    Ngày 18 tháng 2 : Lực lượng Liên Hiệp Quốc áp dụng Kế hoạch tấn công mới ?oKiller? nhưng không thàng công.
    Ngày 7 tháng 3 : Lực lượng Liên Hiệp Quốc áp dụng Kế hoạch tấn công mới ?oRipper? sử dụng nhiều quân đoàn Pháo binh thường xuyên pháo kích kết hợp với Không quân ném bom liên tục nhiều khu vực sau lưng quân Trung - Triều nhằm tiêu diệt các lực lượng Pháo binh của đối phương sau đó sử dụng Bộ binh và Lính thuỷ đánh bộ tấn công trực tiếp hy vọng sẽ làm suy yếu lực lượng của Liên quân Trung - Triều, rồi mới dồn toàn lực nhằm giải phóng Seoul.
    Ngày 15 tháng 3 : Liên Hiệp Quốc đã dành lại được Thủ đô Seoul.
    Ngày 21 tháng 3 : Thành phố Chunchon cách Seoul 80 km về phía Đông cũng được dành lại từ tay Liên quân.
    Ngày 3 tháng 4 : Quân Liên Hiệp Quốc đã đẩy lui được Liên quân sang bên kia giới tuyến 38 và lúc này quan Liên Hiệp Quốc dừng lại tăng cường các hoạt động cố thủ tại đây.
    Ngày 11 tháng 4 : Tổng thống Truman đã có một hành động giải vây cho Tướng Mac Arthur, hiện là người Chỉ huy tối cao của lực lượng Liên Hiệp Quốc tại Bán đảo Triều Tiên bằng cách thay thế ông ta bằng Tướng Matthew Ridgway.
    Ngày 22 tháng 4 : Trung Quốc tiếp tục mở những cuộc tấn công xuống phía Nam, tốc độ tấn công không được nhanh như trước.
    Ngày 1 tháng 5 : Trung Quốc đã tấn công tới sát Thủ đô Seoul, nhưng họ bị chặn dừng tại đây do lực lượng Liên Hiệp Quốc đã kịp tiến hành xây dựng những lực lượng phòng thủ tại đây.
    Ngày 10 tháng 5 : Là ngày phe Liên minh Trung - Triều tổ chức tấn công nhiều nhất trong gần 1 tháng nhưng họ cũng không tiến thêm được chút nào.
    Ngày 28 tháng 5 : Liên Hiệp Quốc mở cuộc phản kích lại và nhanh chóng chiếm lại được thành phố Hwachon và inje.
    Ngày 13 tháng 6 : Liên Hiệp Quốc tiếp tục chiếm lại thành phố Chorwon và Kumhwa.
    Ngày 23 tháng 6 : Jacob Malik, Đại diện của Liên Xô tại Liên Hiệp Quốc, đề xuất một ý kiến ngưng bắn và đàm phán Hoà bình.
    Ngày 30 tháng 6 : Tướng Ridgway đề xuất nên ngưng bắn trước các tướng lĩnh của các nước tham chiến và được chấp nhận.
    Ngày 1 tháng 7 : ************* CHDCND Triều Tiên Kim il-Sung và Chỉ huy quân tinh nguyện Trung Quốc tại Bán đảo Triều Tiên Peng Teh-Haui, cũng chấp nhận ngừng bắn và ngồi vào bán đàm phán.
    Ngày 8 tháng 7 : Đại tá Andrew Kinney đến Kaesong ?" nơi được lập làm nơi Tổ chức các cuộc Đàm phán.
    Ngày 10 tháng 7 : Những cuộc đàm phán tại Kaesong được bắt đầu với Đại diện của Liên Hiệp Quốc là Phó Thuỷ sư Đô Đốc Charles Turner Joy và đại diện của Liên minh Trung - Triều là Trung uý Nam il.
    Ngày 5 tháng 8 : Liên Hiệp Quốc ngưng đàm phán vì họ cho rằng lực lượng quân sự Bắc Triều Tiên có mặt quá nhiều so với những quy định đã bàn bạc trước về số lượng lực lượng vũ trang hiện diện tại khu vực Trung lập.
    Ngày 10 tháng 8 : Những cuộc đàm phán được nối lại sau khi Triều Tiên rút những lực lượng mà phía Liên Hiệp Quốc cho rằng vượt quá quy định.
    Ngày 23 tháng 8 : phía Liên quân Trung - Triều tuyên bố ngưng tiếp tục đàm phán vì lý do Liên Hiệp Quốc tổ chức ném bom nhiều nơi (do Không quân Hoa kỳ tự quyết định), nhiều cuộc giao tranh lại nổ ra nhưng chỉ diễn ra lẻ tẻ chỉ ở mức từng khu vực.
    Ngày 25 tháng 10 : Tiếp tục ngưng bắn, hai bên ngồi vào bàn Đàm phán. Địa điểm tổ chức được chuyển sang khu vực mới là Panmunjom( Bàn Môn Điếm).
    Ngày 12 tháng 11 : Tướng Ridgway ngưng tất cả các kế hoạch Tấn công.
    Ngày 26 tháng 11 : Những cuộc Đình chiến theo từng khu vực nhỏ được diễn ra.
    Ngày 18 tháng 12 : Theo quyết định của những cuộc đàm phán trước, hai phe trao trả tù binh.
    [red]CHANCE FAVORS THE PREPARED MIND!!![red]
  2. NguyenQuangHuyKorea

    NguyenQuangHuyKorea Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/02/2003
    Bài viết:
    244
    Đã được thích:
    0
    1952
    Ngày 2 tháng 1 : Liên Hiệp Quốc đề nghị việc trao trả tù binh bằng cách đổi tù binh bằng việc tạo điều kiện để những tù binh Chiến tranh không Hồi hương mà sang sống 1 nước trung lập.
    Ngày 3 tháng 1 : Sau đề nghị trên của Liên Hiệp Quốc, Liên minh Trung - Triều tuyên bố từ chối áp dụng đề nghị này.
    Ngày 7 tháng 5 : Hài quân Trung - Triều tổ chức bắn phá vào đảo Koje. Cùng ngày Liên Hiệp Quốc thay thế vị trí chỉ huy của Tướng Ridgway bằng tướng Mark Clark.
    Ngày 22 tháng 5 : Thiếu tướng William Harrison được đề cử thay thế Phó Thuỷ Sư Đô Đốc Joy vào chức vụ Đại diện cho Liên Hiệp Quốc tại các cuộc đàm phán.
    Ngày 10 tháng 6 : Hoa Kỳ đã tấn công lực lượng Hải quân Triều Tiên tại đảo Koje. Ngay lập tức Hoa kỳ bị Liên Xô và liên minh Trung - Triều tố cáo là phá vỡ Thoả hiệp ngừng bắn và đem so sánh động thái này như Hitler phá vỡ thoả ước không xâm phạm lẫn nhau giữa Đức và Liên Xô.
    Ngày 8 tháng 10 : Liên Hiệp Quốc tuyên bố sẽ không ngồi vào bàn đàm phán nếu như Trung - Triều không chấp nhận đề nghị của Liên Hiệp Quốc về vấn đề trao đổi tù binh.
    Ngày 4 tháng 11 : Dwight Eisenhower đã trúng cử Tổng thống Hoa kỳ trong nhiệm kỳ mới.
    Ngày 17 tháng 11 : Hoa Kỳ đề nghị 2 bên tham chiến trên Bán đảo triều Tiên nên tiếp tục ngồi vào bàn đàm phán .
    Ngày 15 tháng 12 : Trung - Triều từ chối đề nghị này.
    1953
    Ngày 2 tháng 2 : Tổng thống Eisenhower tuyên bố ngưng việc chấp nhận sự trung lập của eo biển Nhật bản.
    Ngày 5 tháng 3 : Lãnh tụ Liên Bang Xô Viết Stalin qua đời.
    Ngày 28 tháng 3 : Trung - Triều tạm thời chấp nhận việc trao đổi tù binh trước đề nghị cũ của Liên Hiệp Quốc bằng việc trao trả những tù binh bị thương và bị bệnh trong thời kỳ giam giữ.
    Ngày 20 tháng 4 : Những động thái trao trả tù binh được bắt đầu .
    Ngày 26 tháng 4 : Hai bên ngồi lại vào bàn đàm phán tại Panmunjom.
    Ngày 7 tháng 5 : Trung - Triều đề nghị với Liên Hiệp Quốc việc để cho những tù binh Hồi hương về nước. Nhưng Tổng thống Hàn Quốc không chấp nhận ý kiến này.
    Ngày 25 tháng 5 : Người dân Hàn Quốc biểu tình nhằm phản đối những đề xuất mang tinh hiếu chiến của Tổng thống SyngMan Rhee trước cuộc Hội đàm ngừng bắn.
    Ngày 8 tháng 6 : Hai bên thoả thuận ngày sẽ trao trả tù binh.
    Ngày 9 tháng 6 : Quốc Hội Hàn Quốc tuyên bố sẽ chấm dứt ngừng bắn trước đề nghị của Tổng thống Syngman Rhee, ngay lập tức nhiều nơi trên những rang giới 38, Hàn Quốc đã có nhiều trận pháo kích sang phía , nhưng không có tổ chức một cuộc tấn công nào cả.
    Ngày 14 tháng 6 : Để trả lời quyết định này của Hàn Quốc, Liên quân Trung - Triều không pháo kích đáp trả, cũng không có Không quân hỗ trợ đã tấn công vào các khu vực phía Đông Hàn Quốc gây bất ngờ và chiếm được nhiều huyện lị trong những cuộc tấn công đầu tiên.
    Ngày 18 tháng 6 : Tổng thống Hàn Quốc Syngman Rhee đã quyết định thả 28.000 tù binh Bắc Hàn nhưng chỉ cho họ hoạt động trong Lãnh thô Hàn Quốc không cho Hồi hương.
    Ngày 20 tháng 6 : Trung ?" Triều tuyên bố Hàn Quốc và Liên Hiệp Quốc đã liên kết v ới nhau trong việc thả tù binh nói trên và việc ngưng bắn nói trên, nhưng Liên Hịep Quốc đã bác bỏ nhận định này và nói rằng đây là những hành động tự ý của Hàn quốc không tham khảo ý kiến của Liên Hiệp Quốc và LHQ cũng rất bất ngờ và phản đối những động thái này của Hàn quốc. LHQ đã đề nghị với Trung - Triều nên loại bỏ Hàn Quốc ra khỏi những cuộc đàm phán hoà bình giữa LHQ và Trung - Triều.
    Ngày 8 tháng 7 : Trung - Triều đã chấp nhẫn đề nghị của LHQ bằng việc chấp nhận đàm phán với Tướng Clark-Đại diện của LHQ trong cuộc đàm phán và không chấp nhận bất cứ ai đại diện cho Hàn quốc.
    Ngày 11 tháng 7 : Trước sự biểu tình của người dân Hàn QUốc và có nhiều cuộc biều tình đã biến thành các cuộc bạo động của người dân với những lực lượng Bảo vệ mà chủ yếu là Sinh viên gây nên những cuộc bao động này; cũng như sự phản đối của dư luận Quốc tế mà quan trọng nhất việc bị hất cẳng ra khỏi những cuộc đàm phán về vận mệnh Hoà Bình đất nước, Hàn quốc đành phải tuyên bố ngưng bắn và ủng hộ những diễn biến Đối thoại Hoà Bình.
    Ngày 13 tháng 7 : Quân đội Trung - Triều tổ chức 1 cuộc tấn công có quy mô lớn vào khu vực Thủ đô Seoul. Những họ bị đánh bật trở lại vị trí ban đầu nhiều km. Bên cạnh đó, Liên Xô đã chỉ trích rất nhiều động thái này của Trung Quốc, do đó sau gần 1 tuần giao tranh, hai bên đã ngừng bắn toàn diện và tiếp tục đàm phán.
    Ngày 27 tháng 7 : Hiệp ước ngừng bắn được Ký kết và Chiến tranh được kết thúc.
    Ngày 15 tháng 8 : Những cuộc trao đổi tù binh lớn được bắt đầu.
    [red]CHANCE FAVORS THE PREPARED MIND!!![red]
    Được NguyenQuangHuyKorea sửa chữa / chuyển vào 09:37 ngày 11/06/2003
  3. Tigris_Corbetti

    Tigris_Corbetti Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2003
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    1
    các bạn cho hỏi, thế trước khi có cuộc chiến Triều Tiên thì đã có phân chia hai miền rồi, vậy thì hoàn cảnh lịch sử nào lại có sự
    phân chia hai miền đó? Cảm ơn.

    Tigris Corbetti
  4. NguyenQuangHuyKorea

    NguyenQuangHuyKorea Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/02/2003
    Bài viết:
    244
    Đã được thích:
    0
    Đúng là trước khi nổ ra chiến tranh Triều Tiên 1950, thì Triều Tiên đã bị phân chia ra làm 2 miền rồi!!! Nhưng đấy chỉ là tạm thời cho nên Liên Hiệp Quốc đã lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới quân sự để sau khi tình hhình 2 nước ổn định rồi mới tiến hành Bầu cử thống nhất đất nước. Trường hợp này cũng gần giống Việt Nam khi lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tiến hành giải giáp quân Pháp thì tại Triều Tiên là để Giải giáp quân phát xít Nhật. Phía Bắc Triều Tiên là do Liên Xô giữ trách nhiệm quản lý còn miền Nam thì do Hoa Kỳ như các bạn đã biết!!!
    [red]CHANCE FAVORS THE PREPARED MIND!!![red]
  5. NguyenQuangHuyKorea

    NguyenQuangHuyKorea Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/02/2003
    Bài viết:
    244
    Đã được thích:
    0
    Em xin giới thiệu với các bác tình hình Bán đảo Triều Tiên trước Chiến tranh :
    Ngày 6 và ngày 9 tháng 8 năm 1945, Hoa kỳ đã thả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagadaki; 3 giờ sáng ngày 10 tháng 8, Chính phủ Nhật Bản gửi cho các nước Anh, Hoa kỳ, Trung Quốc và Liên Xô bản đề nghị chấp nhận đầu hàng theo Tuyên cáo Potxdam (Công bố ngày 26 tháng 7 năm 1945, kêu gọi Nhật Bản đầu hàng nhưng Nhật Bản khước từ). Và Liên xô, Trung Quốc, Hoa Kỳ và Anh đã bắt buộc Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện. Ngày 14 tháng 8 năm 1945, Nhật Hoàng tuyên bố toàn nước Nhật đầu vô điều kiện trước các nước Đồng Minh. Tuy thế, Bộ tư lệnh đạo quân Quan Đông lại không chịu đầu hàng, vẫn tiếp tục chống cự quyết liệt với quân đội Liên Xô.Ngày 15 tháng 8 năm 1945, quân đội Liên Xô đã cùng với nhân dân Triều Tiên tiêu diệt đội quân Quan Đông của phát xít Nhật, giải phóng miền Bắc Triều Tiên. Trước tình hình như vậy, do Hoa kỳ lo sợ sẽ mất quyền lợi của mình trên khu vực Viễn Đông nên đã cho quân đổ bộ lên miền Nam Triều Tiên, đầu tiên là cảng Incheon, Busan, đảo Cheju,? trước sức mạnh tấn công của Hoa Kỳ và Liên Xô nên đến ngày 19 tháng 8, Đạo quân Quan Đông buộc phải đầu hàng.
    Trong tháng 8 và tháng 9 năm 1945, nhân dân 2 miền Triều Tiên đã nổi dậy lật đổ nhiều thế lực ********* và Thành lập các Uỷ ban nhân dân.
    Nhưng theo nghị quyết của Hội nghị Ianta (tháng 2 năm 1945), Triều Tiên bị tạm thời chia làm 2 miền; miền Bắc thuộc về quyền quân quản của Liên Xô và miền Nam là miền quân quản của Hoa Kỳ. Vĩ tuyến 38 được coi là rang giới tạn thời của 2 bên quân quản.
    Tại Hội nghị ngoại trưởng 5 cường quốc Liên Xô, Anh, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Pháp họp tại Matxcova (tháng 12 năm 1945), việc giải quyết vấn đề bán đảo Triều Tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai được thoả thuận theo những quy định sau đây:
    - Xây dựng một quốc gia độc lập.
    - Thành lập một chính phủ dân chủ để đảm nhiệm việc phát triển công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, vận tải và văn hoá chung cho cả nước.
    - Uỷ ban hỗn hợp gồm đại biểu của hai bộ tư lệnh quân đội Liên Xô và Hoa Kỳ đóng tại bán đảo Triều Tiên sẽ giúp đỡ cho việc thành lập 1 Chính phủ lâm thời.
    Theo thoả thuận chung, thay mặt Đồng minh, quân đội Liên Xô và Hoa Kỳ vẫn tiếp tục đảm nhiệm quân quản tại những nơi trước đây. Tuy nhiên việc thành lập ra một chính phủ chung cho cả nước gặp rất nhiều khó khăn và không thực hiện được. sự bất đồng về quan điểm Chính trị của 2 miền đã dẫn đến sự bế tắc trong việc thành lập một chính phủ lâm thời tại Triều Tiên. Do đó, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã quyết định lập một ?oUỷ Ban tạm thời của Liên Hiệp Quốc về Triều Tiên?, có nhiệm vụ tạo điều kiên cho việc thành lập Chính phủ toàn quốc Triều Tiên sau tuyển cử và thúc đẩy nhanh chóng việc rút quân đội chiếm đóng. Uỷ Ban này bao gồm địa biểu của các nước : Australia, Canada, Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ, Phillipin, El Sanvado, Syria, Ucraina (riêng Ucraina đã từ chối tham gia hoạt động của Uỷ Ban này vì lý do Chính trị).
    Trên thực tế, Uỷ ban này chỉ thực hiện công việc này ở miền Nam. Ngày 10 tháng 5 năm 1948, cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội được thực hiện tại miền Nam, tổ chức ?oHội quốc gia nhằm thực hiện nhanh chóng nền độc lập Triều Tiên? giàng được đa số phiếu và lãng tụ của Hội là Syngman Rhee đứng ra thành lập nhà nước lấy tên là Đại Hàn Dân Quốc ?" Công Hoà Hàn Quốc.
    Đồng thời, ở Bắc Triều Tiên, ?oHội đồng nhân dân Bắc Triều Tiên? được triệu tập và lập ra Uỷ Ban chấp hành do tướng Kim Il Sung làm Chủ tịch. Uỷ ban này đã dự thảo Hiến pháp mới. Tháng 8 năm 1948, Hội nghị nhân dân toàn Triều Tiên được bầu, Hội nghị nhân dân toàn Triều Tiên được bầu, hội nghị bao gồm 300 đại biểu Nam Triều Tiên và 212 đại biểu Bắc Triều Tiên. Ngày 9 tháng 9 năm 1948, Hội nghị tuyên bố thành lập Cộng Hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên và cử chính phủ do Kim Il Sung đứng đầu. Ngay sau đó Liên Xô, các nước dân chủ nhân dân Đông Âu (kể cả Nam Tư) đã công nhận chính phủ đó. Tháng 8 năm 1950, Trung Quốc công nhận Cộng Hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên.
    Tháng 12 năm 1948, Uỷ ban tạm thời được thay thế bằng một Uỷ ban thường trực của Liên Hiệp Quốc về Triều Tiên. Cũng trong tháng 12 năm 1948, Liên Xô tuyên bố rút quân chiếm đóng khỏi Bắc Triều Tiên. Hoa Kỳ cũng hành động tương tự như Liên Xô và tháng 6 năm 1949 ở Nam Triều Tiên chỉ còn lại một phái bộ quân sự khoảng 500 người. Như vậy, do những bất đồng về quan điểm, sau hơn 50 năm ranh giới chiến tranh vẫn còn đó, mâu thuẫn giữa 2 nước vẫn còn đó. Có thể nhiều người coi rằng ranh giới Chiến tranh 38 là biên giới của hai nước nhưng trên thực tế trên Hồ sơ của Liên Hiệp Quốc chưa lúc nào ranh giới này là biên giới cả. Nó vẫn là đường ranh giới quân sự!!!
    CHANCE FAVORS THE PREPARED MIND!!!
  6. coolz

    coolz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2003
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Hoan hô bác QuangHuy,rất hay,nhưng tiếc là ko có hình minh hoạ nhỉ
  7. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Bài viết:
    2.543
    Đã được thích:
    127
    Các bác ra ngay 135 hàng Bông đang bán DVD tư liệu về Korea war. Giá rất hạt dẻ chỉ 18K/cái. Xem tàn bạo khinh khủng.
    ** : Có bán cả Gufl War 2 tư liệu do CNN và HBO cung cấp.
    Ăn xong liếm mép quèn quẹt!
    http://www.ttvnol.com/forum/t_158262/2a?0.2200878
  8. nmt83

    nmt83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    0
    Nói là quân của LHQ thì chỉ là cách nói của các nước phương Tây thôi, LX và TQ lúc đó không công nhận đó là quân LHQ
    Đối với những vấn đề về an ninh thế giới thì phải có sự đồng thuận của 5 nước thường trực thì mới được đưa ra giải quyết
    Còn những vấn đề thuộc loại cực kì đặc biệt thì chỉ cần 9 nước thành viên của HĐBA thông qua, và không bị phủ quyết, Ở vấn đề Triều Tiên LX không phải là không muốn phủ quyết mà là không thể phủ quyết cho nên họ mới tức giận bỏ họp ra về
    tuy nhiên , thủ tục 9 nước thành viên HĐBA thông qua và không bị phủ quyết có 1 hạn chế là nó chỉ được áp dụng cho các biện pháp tư pháp điều tra , không áp dụng cho hành động can thiệp quân sự hay cấm vận
    Sau khi Hoa kì đưa được đoàn điều tra vào Triều Tiên, thì theo sau đoàn điều tra ấy là rất nhiều lính của Hoa Kì và đồng minh .Chính vì vậy LX và Trung Hoa mới cho rằng, đội quân đó là bất hợp pháp , và sau lời tuyên bố ấy, quân Trung Hoa , phi công và vũ khí LX mới ồ ạt đổ vào bắc Triều
  9. amourunique

    amourunique Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Thực ra về vấn đề có Nghị quyết của Hội ĐỒng Bảo An gồm 5 nước thường trực thì vào thời điểm đó, Liên Xô trước đó "dỗi" vì vấn đề khác, nên ko tham gia họp và bỏ phiếu ( có thể vào trang Web chính thức của ONU để xem cụ thể vấn đề này!)
    Còn Trung Cộng lúc đó chưa "trấn" được tư cách thành viên thường trực,đang ở trong tay Taiwan, mãi đến 1972 mới lấy lại được cơ !
    Cho nên đưa ra một bản Nghi quyết nhân danh LHQ chơi lại Bắc Triều là điều quá đơn giản!
    j'adore la solitude quand même je suis seul
  10. lamole

    lamole Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    1
    nghe nói phía Bắc hàn lúc đó đào hầm xuyên giới tuyến. Hầm lớn tới mức xe tăng đi lọt. HIện giờ Nam Hàn trưng dụng làm bảo tàng cho khách tham quan. Bắc hàn thì chống chế là....nam hàn đào rồi đổ cho thừa.

Chia sẻ trang này