1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại của nhân dân Liên Xô

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi danngoc, 04/09/2004.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    [center]HỒI ỨC CỦA LÍNH PHÁO BINH
    Mikhail Lukinov
    Phần 1: Ba Lan

    Những ghi chép về biến cố Ba Lan và cuộc chiến Phần Lan 1939-1940
    Được viết bởi người đã trải qua những biến cố trên, một sĩ quan Quân đội Xô-viết, M. I. Lukinov[/center]
    Trong lịch sử và văn học, các sự kiện diễn ra ở Ba Lan và Phần Lan trong thời kỳ 1939 - 1940 được thuật lại rất ngắn gọn. Có thể do chúng bị che khuất bởi tầm vóc to lớn của Cuộc Chiến tranh Vệ quốc sau đó. Dù vậy, việc ký kết Hiệp ước Không xâm lược với nước Đức, sự hủy diệt và chia cắt nhất thời pan Ba Lan (pan tiếng Ba Lan nghĩa là ?ongài? hay ?oông chủ?; bằng cách này những người ta muốn ám chỉ rằng không phải nhân dân Ba Lan mà chính giai cấp thống trị Ba Lan mới là kẻ thù. Một số ví dụ khác: phát xít Đức, samurai Nhật Bản, bôia Romania - Oleg Sheremet) và chiến tranh Phần Lan cũng là những sự kiện không thể để chìm vào lãng quên. Tác giả của những dòng hồi ký dưới đây đã vinh dự được trực tiếp tham gia chiến dịch Ba Lan cũng như cuộc chiến chống Bạch vệ Phần Lan (cụm từ này bắt nguồn từ thời Nội chiến, khi Phần Lan sát cánh với phe Bạch vệ chống lại Hồng quân - Oleg Sheremet), và đã cố gắng thuật lại tất cả những gì ông đã từng sống, nhìn thấy và nếm trải qua.
    Đó là năm 1939 đầy bất ổn. Tại Châu Âu đang có chiến tranh, bóng ma của nó đã lan dần tới biên giới nước ta. Lúc đó tôi mới 32 tuổi và, là một sĩ quan dự bị, có thể bị động viên vào quân đội bất cứ lúc nào. Nhưng vì lẽ gì đó tôi không muốn tin rằng chiến tranh sẽ nổ ra. Tôi đang làm việc, như thường lệ, với chức vụ kỹ sư tại Viện Thiết kế xí nghiệp Vật liệu xây dựng. Tôi đã được hứa thưởng một kỳ nghỉ vào cuối hè năm 1939, dự định sẽ đi nghỉ ở miền nam, trên bờ biển Hắc Hải hiền hoà. Nhưng kế hoạch của tôi bị phá nát bởi lời hiệu triệu từ dân uỷ : ?oLên đường với các vật dụng cá nhân?. Thật là một cú sốc. Tôi chạy tới Trụ sở Dâân uỷ Quận Bauman chỗ tôi và trước tiên là hỏi về giấy phép đi nghỉ, rồi kế tiếp là về ?oLên đường với các vật dụng cá nhân?. Họ nghiêm khắc bảo tôi: ?oKỳ nghỉ nào? Anh đã bị động viên. Anh không biết là chiến tranh đã bắt đầu rồi ư?!? Chiến tranh nào? Với ai? Tôi không thể hiểu nổi. Sang hôm sau tôi đã cưỡi trên chuyến tàu Matskva-Kiev với các ?ovật dụng cá nhân.?
    Mikhail Lukinov, tháng Giêng 1939.
    Vào thời đó các chuyến tàu chạy khá chậm và được kéo bởi các đầu máy hơi nước. Các toa được gắn giường ngủ ba tầng bằng gỗ sơn xanh lá cây. Tại các ga, hành khách ùa xuống lấy nước nóng vào bình toong thiếc và tín hiệu khởi hành của đoàn tàu phát ra từ cái chuông kéo tay. Mới đây thôi mà như ở thời cổ đại vậy.
    Toa tàu rất đông người, để ngủ yên tôi phải leo lên giá gỗ tầng ba, treo mình vào ống hơi nước bằng thắt lưng để khỏi ngã vì rung lắc. Nhóm sĩ quan chúng tôi được đưa từ Kiev tới Bêlaia Tserkov, thị trấn được biết tới qua trường ca ?oPoltava? của Pushkin. Nhưng chúng tôi không được thấy ?ođêm Ukraina yên tĩnh? (thơ Pushkin - LTD) nơi đây. Ngược lại, chúng tôi bị bao vây bởi sự hối hả bận rộn kinh khủng. Một sư đoàn bộ binh đang được thành lập vội vã từ những ?oông cậu?, lính dự bị Ukraina. Là sĩ quan pháo binh, tôi bị chuyển về một khẩu đội pháo cấp trung đoàn của trung đoàn súng máy 306. Một pháo thủ, lại ở trong trung đoàn bộ binh! Thật khó cho tôi, nhưng đâu thể làm gì khác được? Tôi phải tháo cái phù hiệu màu đen khỏi quân phục, và thêu cái màu đỏ với hai khẩu pháo bắt chéo thế vào. Có chín sĩ quan trong khẩu đội, tất cả trong đó, trừ tôi là sĩ quan dự bị, đều là quân nhân chuyên nghiệp, và trong thời gian đầu tôi không được nhận bất cứ nhiệm vụ cụ thể nào. Tôi phục vụ đại loại như một sĩ quan phụ tá cho khẩu đội trưởng. Vào thời gian đó các sĩ quan cấp thấp trong quân đội có trình độ học vấn không cao. Thậm chí hiếm có người học hết trung học. Họ chủ yếu là những người đã phục vụ ở cấp thấp trong nhiều năm, được huấn luyện trực tiếp hay gián tiếp về tác xạ trong những trường lớp đào tạo khác nhau. Nhưng họ luôn thuộc làu quân lệnh và kỷ luật quân sự. Nói chung họ là những người dễ mến, hầu hết đeo lon thiếu úy. Khi thấy tôi có hai khối vuông trên cổ áo (trung uý) nhưng không tỏ vẻ kênh kiệu, họ liền chấp nhận tôi vào cái gia đình chung ấy. Khẩu đội trưởng cũng cùng xuất thân như họ, nhưng đã có trên vai ba khối vuông (thượng uý). Nhằm làm cho mình trông giống chỉ huy hơn, anh ta tự tạo ra một bề ngoài khác biệt với mọi người. Gương mặt anh ta dài như mặt ngựa, bị bệnh đậu mùa hủy hoại và luôn tỏ vẻ lạnh lùng. Anh ta sợ bất cứ biểu hiện nào của sự thân thiện vì anh ta cho rằng điều đấy dẫn tới vô kỷ luật. Anh ta cư xử với tôi dè dặt cảnh giác, như thể thấy trong tôi một cái gì xa lạ, một người có học thức. Chúng tôi cũng gặp chủ nhiệm pháo binh trung đoàn, chịu trách nhiệm về các khẩu đội pháo và súng cối. Ông ta đối xử với tôi có thiện chí hơn. Chúng tôi được nhận những khẩu pháo 76 mm nhưng là loại nòng ngắn, kiểu 1927, được kéo bởi hai đôi ngựa. Chúng tôi cũng được cấp ngựa cưỡi. Tôi được nhận một con ngựa cao lớn, lông xám có tên là Doll. Chúng tôi bắt đầu tổ chức thành các trung đội, triển khai ngoài cánh đồng, tập bắn đạn thật, huấn luyện cho binh lính. Trung đoàn trưởng luôn giục giã chúng tôi gấp rút hoàn tất công việc huấn luyện nhưng tới khi chúng tôi nhận lệnh hành quân, công tác huấn luyện vẫn chưa xong. Mệnh lệnh tương tự như sau : ?oLập đội hình hành quân ! Trung đội chỉ huy dẫn đầu! Bước!? Và chúng tôi xuất phát. Đi đâu? Tại sao? Có lẽ chỉ cấp trên mới biết. Hay thậm chí chính họ cũng không được biết? Mau chóng chúng tôi nhận ra mình đang được đưa về phía tây, hướng biên giới Ba Lan.
  2. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Trong khi đó, các diễn biến chính trị phức tạp vẫn tiếp diễn. Nước Đức tiến công Ba Lan và chiếm được một phần lãnh thổ rộng lớn. Chính phủ chúng ta đã ký Hiệp ước Không xâm phạm với Đức. Molotov, trong bài diễn văn nổi tiếng của ông ta, gọi Ba Lan là ?ocái quái thai của Hiệp ước Versailles?. Hiệp ước ấy đã giải phóng vùng Tây Ukraina và Tây Belorussia, trước đây bị Bạch vệ Ba Lan chiếm đóng. Quân đội Xô viết phải mau chóng tiến về đường ranh giới chia cắt có trong thỏa thuận với nước Đức. Trước đó chúng tôi đã tiến rất gần tới lãnh thổ Ba Lan; còn bây giờ, với một lệnh báo động, chúng tôi bắt đầu vượt cái đường biên giới mà nay đã là của quá khứ.
    Các đơn vị bộ binh của trung đoàn chúng tôi hành quân phía trước, còn chúng tôi kéo pháo theo sau. Tôi còn nhớ hình ảnh một cột mốc biên giới có sơn sọc trắng với con đại bàng Ba Lan bị xô ngã xuống đất, một làng biên giới Ba Lan với những ngôi nhà trắng tinh theo một kiểu kiến trúc xa lạ thời Trung cổ cùng một nhà thờ Thiên Chúa giáo. Những người Ba Lan theo dõi cuộc xâm chiếm của chúng tôi một cách rầu rĩ và lo lắng. Thật sự thì họ đang nghĩ gì nhỉ?
    Những con đường lầy lội và các làng xóm Ukraina nghèo khổ với mái rạ và những nông dân đi chân trần dần lộ ra sau cái làng Ba Lan giàu có và tinh khiết ấy, hiển nhiên là một sự hào nhoáng bề ngoài. Người Ukraina sống rất khốn khổ dưới ách cai trị của các pan. Chúng tôi có dịp nhận ra tất cả những cái đó, sau khi chúng tôi trú chân tại một ngôi làng Ukraina. Rồi chúng tôi tiếp tục tiến qua vùng đất Ba Lan cũ về phía Tây. Lần nghỉ đêm đầu tiên. Một căn nhà Ukraina nghèo khổ : sàn bẩn, rác rưởi, gián, trẻ con ăn bận trần truồng. Tôi bắt chuyện với một bé gái khoảng 10 tuổi, lục tìm 20 kopeck trong túi và đưa tặng cô bé như một vật lưu niệm. Em nghẹn thở bởi món quà giá trị đó và kêu lên : ?oMẹ ơi, con có hai mươi kopeck đây này!? Hình như lần đầu tiên trong đời cô bé được cầm một số tiền lớn như vậy.
    Chúng tôi được lệnh mau chóng chuyển tất cả binh sĩ đi bộ của trung đoàn lên xe tải và đưa họ tới đường ranh giới chia đôi Ba Lan. Ngựa kéo xe, đoàn tàu chở hàng tiếp tế và đại bác tiếp tục hành quân với tốc độ như cũ. Chúng tôi lập ra một chi đội từ các binh lính đi bộ trong các khẩu đội có trách nhiệm hành quân cùng cánh bộ binh. Tất nhiên, tôi cũng có trong số ấy. Tới đêm, trên đường cái, tôi chặn những xe tải chở bộ binh lại và chuyển lính của mình lên sau khi bị chửi rủa hết lời. Tôi lên chiếc xe cuối cùng. Chúng tôi đi trong nhiều ngày suốt dọc Miền Tây Ukraina bằng cách đấy. Trong thời gian đó, nhiều cuộc gặp gỡ và nhiều ấn tượng đã xảy đến mà tới nay, bất hạnh thay, đã tuột khỏi trí nhớ của tôi.
    Tôi nhớ lại chúng tôi đã đến một thị trấn và dừng chân giữa một khu chợ. Những người bán rong đeo khay hàng chạy tới các xe tải từ mọi phía, chào mời chúng tôi. (Cần lưu ý rằng khi chúng tôi tiến vào vùng lãnh thổ cũ của Ba Lan, một tỷ giá trao đổi ngoại tệ tức khắc được lập ra: một zloty ăn một rúp.) Một người bán hàng rong bưng cái khay bánh pierogi tới chỗ xe chúng tôi. Tay bộ binh ngồi cạnh tôi liền hỏi giá. ?oBa kopeck, thưa pan. Tôi không thể bán rẻ hơn, đang chiến tranh mà.? Người lính rút ra một tờ ba rúp màu xanh và nói : ?oCho tôi một trăm cái.? ?oSao anh mua nhiều thế ?? Tôi hỏi. ?oKhông sao đâu, thưa đồng chí trung uý, tôi sẽ có cách dùng chúng.? Anh ta quả thật đã dùng hết tất cả số bánh đó. Anh ta ăn gần hết một trăm cái, phớt lờ những ánh mắt ghen tị và những lời đề nghị của đồng đội. Đúng là một gã kulak Ukraina.
    Những người bán hàng nhanh chóng nắm bắt thị trường và sau mười lăm phút giá bánh pierogi đã là 15 kopeck. Bếp dã chiến cho chúng tôi ăn chủ yếu là cháo kiều mạch, bánh mì đen và trà. Có vài đơn vị kỹ thuật đi sau chúng tôi, họ được cấp gạo, bánh mì trắng và ca cao. Không thể làm gì hơn, chúng tôi là bộ binh, luôn tấn công đầu tiên và lãnh thực phẩm sau cùng. Một lần, vào cuối ngày, chúng tôi dừng lại nghỉ đêm tại một thị trấn. Chiếc xe tải chạy vào sân trường và chúng tôi nghỉ lại cho tới sáng trong các phòng học. Lúc đấy tôi đói như cào. Tôi lấy theo hai người lính (các sĩ quan bị cấm đi ra ngoài một mình) và đi kiếm một nhà hàng. Chúng tôi mau chóng tìm thấy một cái bar nhỏ dưới tầng hầm với cửa sổ sáng rực và dàn nhạc đang chơi. Vừa thấy ba người chúng tôi mặc quân phục, đội mũ sắt, đi ủng có gắn đinh thúc ngựa và mang vũ khí bước vào chỗ sảnh đón, một cơn chấn động nhẹ xảy ra. Dàn nhạc ngừng chơi. Vài thực khách sợ hãi đứng dậy. Có lẽ đây là lần đầu trong đời họ nhìn thấy những người Xô viết. Tôi lịch sự chào mọi người và đề nghị dàn nhạc tiếp tục chơi. Những người trong quán tò mò theo dõi chúng tôi. Chủ quán đứng sau quầy bar, một người to béo mặc bộ vest không cài khuy với điếu xì gà trên miệng. Tôi thấy mình như đang đóng trong một cuốn phim về thời trước Cách mạng. ?oVodka hay rượu snap?? - ông béo hỏi tôi. ?oKhông,? ?" tôi trả lời ?" ?ocho ba cà phê và ba sandwich.? Đồng hồ của tôi đã là 12 giờ, nhưng cái đồng hồ to mặt tròn trên quầy bar mới chỉ có 10 giờ. Tôi không nhận ra ngay sự khác biệt về thời gian nên ngạc nhiên bảo chủ quán rằng hiện đã 12 giờ rồi. Ông ta mỉm cười, nhấc điếu xì gà khỏi miệng và kiêu ngạo đáp lời tôi: ?oChúng tôi thuộc Châu Aâu !? Tại đất nước Ba Lan Bạch vệ khốn khổ đồng hồ chỉ lấy theo giờ London. ?oLúc này ông nên chỉnh lại đồng hồ theo giờ Maskva,? ?" Tôi đáp lại. Người chủ quán nhún vai như thể nói ?oChúng tôi sẽ xem lại.? Sau khi uống xong cà phê và thanh toán tiền, chúng tôi rời ?onhững người Châu Aâu? đấy.
    Tới đây tôi xin phép lạc đề một chút để kể lại một giai thoại khác xảy ra nhiều năm sau Chiến tranh Vệ quốc, khi nước Ba Lan đã được tái thiết và Nguyên soái Xô viết Rokossovskiy, một người gốc Ba Lan, được chỉ định làm Tổng chỉ huy quân đội Ba Lan. Ông tới Ba Lan. Đầu tiên ông được cho tham quan Varsava và một vị tướng Ba Lan hỏi ông : ?oThưa ngài Nguyên soái, ngài có thích Châu Âu không ?? Nguyên soái đã trả lời : ?oRõ ràng ông không rành địa lý học.?
    Chúng tôi hành quân nốt chặng cuối của hành trình. Một lần nữa, lại xuất hiện những ngôi làng Ukraina cùng những thị trấn nhỏ với cộng đồng người Do Thái và Ba Lan. Người Đức đã có mặt ở đây. Trước khi rút quân, chúng tiến hành cướp bóc. Nhưng chúng là một dân tộc có văn hóa nên không chĩa súng đe dọa hay đốt phá các cửa hàng. Chúng cướp bóc một cách ?ocó văn hóa?. Chúng bước vào một cửa hiệu, chọn những thứ hàng hóa tốt nhất, ra lệnh gói nó lại (?oraskep, raskep?) và mang những thứ vừa ?otậu được? bỏ đi : ?oBọn Nga đi sau sẽ trả tiền cho tất cả.?
    Tôi bước vào một cửa hiệu để mua vài thứ đồ lặt vặt. Vải dệt được trải ra trên mặt quầy, họ đang trao đổi với mấy người lính bộ binh đã vào trước đó. Tôi vuốt lên tấm vải và chợt nhận ra có cái gì đó nằm dưới mặt quầy. Một khẩu súng bị bỏ quên dưới lớp vải, có lẽ là của mấy ?oông chú? Ukraina kia. Tôi buộc phải đem khẩu súng về.
  3. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Trong khi đó, các diễn biến chính trị phức tạp vẫn tiếp diễn. Nước Đức tiến công Ba Lan và chiếm được một phần lãnh thổ rộng lớn. Chính phủ chúng ta đã ký Hiệp ước Không xâm phạm với Đức. Molotov, trong bài diễn văn nổi tiếng của ông ta, gọi Ba Lan là ?ocái quái thai của Hiệp ước Versailles?. Hiệp ước ấy đã giải phóng vùng Tây Ukraina và Tây Belorussia, trước đây bị Bạch vệ Ba Lan chiếm đóng. Quân đội Xô viết phải mau chóng tiến về đường ranh giới chia cắt có trong thỏa thuận với nước Đức. Trước đó chúng tôi đã tiến rất gần tới lãnh thổ Ba Lan; còn bây giờ, với một lệnh báo động, chúng tôi bắt đầu vượt cái đường biên giới mà nay đã là của quá khứ.
    Các đơn vị bộ binh của trung đoàn chúng tôi hành quân phía trước, còn chúng tôi kéo pháo theo sau. Tôi còn nhớ hình ảnh một cột mốc biên giới có sơn sọc trắng với con đại bàng Ba Lan bị xô ngã xuống đất, một làng biên giới Ba Lan với những ngôi nhà trắng tinh theo một kiểu kiến trúc xa lạ thời Trung cổ cùng một nhà thờ Thiên Chúa giáo. Những người Ba Lan theo dõi cuộc xâm chiếm của chúng tôi một cách rầu rĩ và lo lắng. Thật sự thì họ đang nghĩ gì nhỉ?
    Những con đường lầy lội và các làng xóm Ukraina nghèo khổ với mái rạ và những nông dân đi chân trần dần lộ ra sau cái làng Ba Lan giàu có và tinh khiết ấy, hiển nhiên là một sự hào nhoáng bề ngoài. Người Ukraina sống rất khốn khổ dưới ách cai trị của các pan. Chúng tôi có dịp nhận ra tất cả những cái đó, sau khi chúng tôi trú chân tại một ngôi làng Ukraina. Rồi chúng tôi tiếp tục tiến qua vùng đất Ba Lan cũ về phía Tây. Lần nghỉ đêm đầu tiên. Một căn nhà Ukraina nghèo khổ : sàn bẩn, rác rưởi, gián, trẻ con ăn bận trần truồng. Tôi bắt chuyện với một bé gái khoảng 10 tuổi, lục tìm 20 kopeck trong túi và đưa tặng cô bé như một vật lưu niệm. Em nghẹn thở bởi món quà giá trị đó và kêu lên : ?oMẹ ơi, con có hai mươi kopeck đây này!? Hình như lần đầu tiên trong đời cô bé được cầm một số tiền lớn như vậy.
    Chúng tôi được lệnh mau chóng chuyển tất cả binh sĩ đi bộ của trung đoàn lên xe tải và đưa họ tới đường ranh giới chia đôi Ba Lan. Ngựa kéo xe, đoàn tàu chở hàng tiếp tế và đại bác tiếp tục hành quân với tốc độ như cũ. Chúng tôi lập ra một chi đội từ các binh lính đi bộ trong các khẩu đội có trách nhiệm hành quân cùng cánh bộ binh. Tất nhiên, tôi cũng có trong số ấy. Tới đêm, trên đường cái, tôi chặn những xe tải chở bộ binh lại và chuyển lính của mình lên sau khi bị chửi rủa hết lời. Tôi lên chiếc xe cuối cùng. Chúng tôi đi trong nhiều ngày suốt dọc Miền Tây Ukraina bằng cách đấy. Trong thời gian đó, nhiều cuộc gặp gỡ và nhiều ấn tượng đã xảy đến mà tới nay, bất hạnh thay, đã tuột khỏi trí nhớ của tôi.
    Tôi nhớ lại chúng tôi đã đến một thị trấn và dừng chân giữa một khu chợ. Những người bán rong đeo khay hàng chạy tới các xe tải từ mọi phía, chào mời chúng tôi. (Cần lưu ý rằng khi chúng tôi tiến vào vùng lãnh thổ cũ của Ba Lan, một tỷ giá trao đổi ngoại tệ tức khắc được lập ra: một zloty ăn một rúp.) Một người bán hàng rong bưng cái khay bánh pierogi tới chỗ xe chúng tôi. Tay bộ binh ngồi cạnh tôi liền hỏi giá. ?oBa kopeck, thưa pan. Tôi không thể bán rẻ hơn, đang chiến tranh mà.? Người lính rút ra một tờ ba rúp màu xanh và nói : ?oCho tôi một trăm cái.? ?oSao anh mua nhiều thế ?? Tôi hỏi. ?oKhông sao đâu, thưa đồng chí trung uý, tôi sẽ có cách dùng chúng.? Anh ta quả thật đã dùng hết tất cả số bánh đó. Anh ta ăn gần hết một trăm cái, phớt lờ những ánh mắt ghen tị và những lời đề nghị của đồng đội. Đúng là một gã kulak Ukraina.
    Những người bán hàng nhanh chóng nắm bắt thị trường và sau mười lăm phút giá bánh pierogi đã là 15 kopeck. Bếp dã chiến cho chúng tôi ăn chủ yếu là cháo kiều mạch, bánh mì đen và trà. Có vài đơn vị kỹ thuật đi sau chúng tôi, họ được cấp gạo, bánh mì trắng và ca cao. Không thể làm gì hơn, chúng tôi là bộ binh, luôn tấn công đầu tiên và lãnh thực phẩm sau cùng. Một lần, vào cuối ngày, chúng tôi dừng lại nghỉ đêm tại một thị trấn. Chiếc xe tải chạy vào sân trường và chúng tôi nghỉ lại cho tới sáng trong các phòng học. Lúc đấy tôi đói như cào. Tôi lấy theo hai người lính (các sĩ quan bị cấm đi ra ngoài một mình) và đi kiếm một nhà hàng. Chúng tôi mau chóng tìm thấy một cái bar nhỏ dưới tầng hầm với cửa sổ sáng rực và dàn nhạc đang chơi. Vừa thấy ba người chúng tôi mặc quân phục, đội mũ sắt, đi ủng có gắn đinh thúc ngựa và mang vũ khí bước vào chỗ sảnh đón, một cơn chấn động nhẹ xảy ra. Dàn nhạc ngừng chơi. Vài thực khách sợ hãi đứng dậy. Có lẽ đây là lần đầu trong đời họ nhìn thấy những người Xô viết. Tôi lịch sự chào mọi người và đề nghị dàn nhạc tiếp tục chơi. Những người trong quán tò mò theo dõi chúng tôi. Chủ quán đứng sau quầy bar, một người to béo mặc bộ vest không cài khuy với điếu xì gà trên miệng. Tôi thấy mình như đang đóng trong một cuốn phim về thời trước Cách mạng. ?oVodka hay rượu snap?? - ông béo hỏi tôi. ?oKhông,? ?" tôi trả lời ?" ?ocho ba cà phê và ba sandwich.? Đồng hồ của tôi đã là 12 giờ, nhưng cái đồng hồ to mặt tròn trên quầy bar mới chỉ có 10 giờ. Tôi không nhận ra ngay sự khác biệt về thời gian nên ngạc nhiên bảo chủ quán rằng hiện đã 12 giờ rồi. Ông ta mỉm cười, nhấc điếu xì gà khỏi miệng và kiêu ngạo đáp lời tôi: ?oChúng tôi thuộc Châu Aâu !? Tại đất nước Ba Lan Bạch vệ khốn khổ đồng hồ chỉ lấy theo giờ London. ?oLúc này ông nên chỉnh lại đồng hồ theo giờ Maskva,? ?" Tôi đáp lại. Người chủ quán nhún vai như thể nói ?oChúng tôi sẽ xem lại.? Sau khi uống xong cà phê và thanh toán tiền, chúng tôi rời ?onhững người Châu Aâu? đấy.
    Tới đây tôi xin phép lạc đề một chút để kể lại một giai thoại khác xảy ra nhiều năm sau Chiến tranh Vệ quốc, khi nước Ba Lan đã được tái thiết và Nguyên soái Xô viết Rokossovskiy, một người gốc Ba Lan, được chỉ định làm Tổng chỉ huy quân đội Ba Lan. Ông tới Ba Lan. Đầu tiên ông được cho tham quan Varsava và một vị tướng Ba Lan hỏi ông : ?oThưa ngài Nguyên soái, ngài có thích Châu Âu không ?? Nguyên soái đã trả lời : ?oRõ ràng ông không rành địa lý học.?
    Chúng tôi hành quân nốt chặng cuối của hành trình. Một lần nữa, lại xuất hiện những ngôi làng Ukraina cùng những thị trấn nhỏ với cộng đồng người Do Thái và Ba Lan. Người Đức đã có mặt ở đây. Trước khi rút quân, chúng tiến hành cướp bóc. Nhưng chúng là một dân tộc có văn hóa nên không chĩa súng đe dọa hay đốt phá các cửa hàng. Chúng cướp bóc một cách ?ocó văn hóa?. Chúng bước vào một cửa hiệu, chọn những thứ hàng hóa tốt nhất, ra lệnh gói nó lại (?oraskep, raskep?) và mang những thứ vừa ?otậu được? bỏ đi : ?oBọn Nga đi sau sẽ trả tiền cho tất cả.?
    Tôi bước vào một cửa hiệu để mua vài thứ đồ lặt vặt. Vải dệt được trải ra trên mặt quầy, họ đang trao đổi với mấy người lính bộ binh đã vào trước đó. Tôi vuốt lên tấm vải và chợt nhận ra có cái gì đó nằm dưới mặt quầy. Một khẩu súng bị bỏ quên dưới lớp vải, có lẽ là của mấy ?oông chú? Ukraina kia. Tôi buộc phải đem khẩu súng về.
  4. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330

    Binh lính Hồng quân. Luga, 1938​
    Cuối cùng chúng tôi cũng đến được đường ranh giới theo thỏa ước, vạch ra bởi sông Bug. Có thể thấy ánh loé lên của những chiếc xẻng bên kia bờ sông. Đấy là lính Đức đang củng cố vị trí phòng thủ của mình và đào các chiến hào. Tại chỗ này con sông không rộng lắm, có mấy cây cầu nằm vắt qua bờ bên kia. Có thể thấy vài bóng người đang qua cầu : một số đến phía chúng tôi, một số khác từ phía chúng tôi qua bờ bên kia. Lạ là trong những ngày đầu tiên không có ai ngăn trở điều đó. Một trong số những sĩ quan chúng tôi kể anh ta đã chứng kiến có người tiến tới các lính gác Đức và nói rằng cần qua bờ bên kia, phía chúng tôi. Tên lính gác chỉ đơn giản là đá vào mông anh ta và người đàn ông chạy qua cây cầu về phía chúng tôi. Đấy là vào ban ngày, ban đêm việc qua lại còn nhộn nhịp hơn nữa. Những tiếng la hét và tiếng súng bắt đầu vang lên.
    Họ kể rằng một người lính của chúng tôi, một ?oông cậu? Ukraina, trong khi đứng gác gần cây cầu đã lầm bầm những lời như sau: ?oHãy để những người tốt đi về phía chúng tao, còn thì đưa bọn xấu qua đi cho khuất mắt.?
    Ba, bốn ngày sau khi chúng tôi tới, những lính biên phòng đội mũ lưỡi trai màu xanh cuối cùng cũng tới, mang theo chó. Họ đóng cửa biên giới và canh phòng một cách nghiêm ngặt. Chúng tôi rút lui về phía sau khoảng vài cây số, nhưng vẫn thường bị dựng dậy bởi báo động đêm. Một đêm nọ có hai người đàn ông chạy qua phía Đức. Có một đầm nước nhỏ ở gần chỗ chúng tôi đóng quân, nơi dân chài địa phương thường ra đánh cá. Lúc này dây kẽm gai vẫn còn chăng phía trước đầm. Hai người kia tiến gần cái đầm vào ban đêm, họ cho rằng sông Bug đang ở trước mặt mình nên đã cắt rào kẽm gai và bơi qua sông. Họ bị mất phương hướng và chìm dần. Một người đánh cá nghe tiếng họ kêu cứu đã chèo thuyền tới kéo họ lên. Một trong hai người hỏi bằng tiếng Ba Lan: ?ođây có phải là bên phía Đức không ?? Người đánh cá trả lời: ?oPhải.? Anh ta kéo mạnh họ lên và đưa họ, gần chết đuối, về nhà anh ta. Vì vụ đó mà lại một lần nữa chúng tôi bị lệnh báo động dựng dậy vào ban đêm, với suy nghĩ cho rằng có hai tên do thám. Khi trời sáng, tôi trông thấy hai con người ướt sũng ấy bị dồn lên một chiếc xe để đưa về nơi quản lý họ. Hoá ra đó là những sĩ quan Ba Lan vừa trốn khỏi trại tù binh.
    Vùng biên giới không lúc nào yên tĩnh. Trong đêm, có ai đó phía bờ chúng tôi dùng đèn chiếu vẽ những đường khó hiểu lên những đám mây xám thấp. Bờ bên kia đáp lại họ cũng bằng cách thức tương tự. Vậy mà chúng tôi không bắt được ai. Các sĩ quan Đức qua bên chúng tôi, mục đích để tìm kiếm và chôn cất những người của mình, nhưng thật ra là dọ thám vị trí đóng quân và lực lượng chúng tôi. Nhưng chúng tôi cũng tìm ra cách để việc ấy không thực hiện được.
    Sau đó sư đoàn chúng tôi được rút về sâu trong hậu phương. Trung đoàn tôi đóng quân tại một thị trấn nhỏ bé bẩn thỉu ở Starưi Sambor. Ở đây gần như toàn là người Do Thái, họ làm nghề thủ công và buôn bán, cung cấp cho các làng Ukraina. Nhưng không có đủ phòng cho khẩu đội tôi cùng với pháo, xe chở đạn dược và ngựa, thậm chí ở ngay chính Starưi Sambor. Chúng tôi đóng tại làng Blazhow, cách Starưi Sambor 7 tới 8 km. Để định chỗ đóng quân, chỉ huy trưởng ra lệnh cho tôi vào làng và vẽ lại sơ đồ vị trí của nó. Một thượng sĩ đi cùng tôi với mục đích tìm nguồn tiếp tế. Hai chúng tôi cùng đi ngựa.
    Cái làng hóa ra trải rất dài. Nó có một nhà thờ thuộc giáo hội Uniate và một lãnh địa nhỏ. Người chủ của nó, một người Ba Lan, đã chạy sang phía Đức. Tôi vẽ sơ đồ của nó và, khi trở về khẩu đội, vẽ lại sạch sẽ bằng chì màu, ghi chú tất cả, thậm chí họa lại một vài ngôi nhà chính. Các chỉ huy cấp trên rất hài lòng, tuy họ không biểu lộ trên nét mặt. Họ không muốn làm hư cấp dưới: điều đó có thể làm cho cấp dưới trở nên kiêu ngạo. Nhưng tay thượng sĩ (mà tôi đã kể ở trên), khi ngồi bên đống lửa vào ban đêm, quanh đại đội của mình, ngạc nhiên kể với mọi người rằng trung uý chỉ cần đi ngang qua làng, ghi chú đôi điều lên một mảnh giấy là về vẽ lại được cả cái bản đồ tuyệt như thế: ?oCác cậu ạ, tay này khi ở nhà hẳn không phải hạng tầm thường như chúng ta.?
    Kế đó chúng tôi chuyển tới Blazhow. Chúng tôi chọn cái lãnh địa nằm giữa khu vực đóng quân và bố trí pháo bên trong sân của nó. Các sĩ quan đóng tại căn nhà của tay chúa đất, còn binh lính ?" trong những làng nông dân xung quanh. Chúng tôi nhốt ngựa trong trang trại của lãnh địa. Dinh thự của chúa đất đã bị cướp phá sạch bởùi bọn Đức và sau đó là bởi nông dân, giờ chỉ còn lại những bức tường trần trụi. Chỉ có sĩ quan lâu năm mới được nhận một bàn làm việc vớiø những ngăn kéo rỗng. Cái bàn không thể mang đi được bởi nó không lọt qua cửa hẹp của căn phòng. Lúc đầu chúng tôi phải trải rơm thay cho các đồ gỗ, chúng được dùng để thay cho cả ghế lẫn giường. Chúng tôi đặt những máy điện thoại dã chiến trên cái bàn duy nhất, nối chúng với sở chỉ huy tại Starưi Sambor.
    Tình hình lúc đó không yên tĩnh. Bọn phỉ thường bắn lén chúng tôi trong đêm khuya. Có kẻ nào đó cắt đứt đường dây điện thoại, thế là cả khẩu đội bị dựng dậy bởi lệnh báo động đêm. Chúng tôi thiết lập những biện pháp phòng vệ khắp lãnh địa khi trời bắt đầu tối, ngăn ngừa những đợt đột kích có thể xảy ra. Khi bình minh lên, sự sợ hãi của chúng tôi liền tan biến.
    Tuy vậy, chúng tôi nhận được cảnh báo từ sở chỉ huy trung đoàn yêu cầu phải luôn cảnh giác, đã có những trường hợp binh lính Xô viết bị giết chết trong ngõ tối, bị đâm trong tiệm cắt tóc và những vụ khác tương tự. Đóng quân trong một ngôi làng Ukraina, chúng tôi có điều kiện hiểu được những người dân Tây Ukraina sống nghèo khổ thế nào dưới chế độ của các pan Ba Lan. Chỉ người Ba Lan mới có quyền quyếtù định tại đất nước này. Chỉ có họ mới được làm việc trong bộ máy chính quyền. Một người Ukraina thậm chí không thể làm thợ trải nhựa đường, bởi đó là công việc của nhà nước. Một người Ukraina có thể trở thành người Ba Lan, nhưng anh ta phải cải theo Gia tô giáo. Mục đích chuyện này là chuyển dần người Ukraina sang Gia tô giáo. Đức tin Chính thống giáo bị thay thế bởi Giáo hội Uniate, một trung gian giữa Chính thống giáo và Gia tô giáo. Người Ukraina bị đè nặng bởi các thứ thuế. Thậm chí có cả loại thuế đánh lên mỗi ống khói, đến nỗi sau khi vượt qua biên giới, chúng tôi rất ngạc nhiên thấy các nóc nhà ở đây đều thiếu ống khói. Khói từ bếp lò thoát thẳng lên cái gác dưới mái nhà. Nạn cháy nhà thường xuyên xảy ra.
    Đôi lúc người dân hỏi chúng tôi là chính quyền mới có cho phép xây ống khói không. Chúng tôi trả lời không chỉ cho phép mà còn cần thiết phải xây. Vào dịp cuối thu các nông dân thường đi chân trần tới nhà thờ. Họ chùi sạch chân bẩn lên đám cỏ phía trước, xỏ giầy và bước vào nhà thờ. Khi về, họ tháo giầy ra và đeo chúng quanh cổ. Một đôi giầy được người nông dân dùng trọn đời, tới khi chết anh ta để lại nó cho con trai mình. Có một trạm bưu điện bỏ không trong làng. Nhưng vẫn còn một điện thoại viên ở lại ?" một cô gái Ba Lan rất đẹp và kênh kiệu. Luôn có một đám những anh chàng cầu hôn chạy theo cô ta. Không chỉ những binh lính và hạ sĩ quan của chúng tôi mà có cả vài tay sĩ quan độc thân cũng ở trong số đó. Giữa những kẻ cầu hôn luôn có xích mích. Người ta nói rằng một số chỉ huy cao cấp cũng từng cầu hôn cô ta. Rồi tất cả những điều đó đột ngột kết thúc theo cái cách ít được trông đợi nhất.
    Một đêm, trong khi đang thi hành nhiệm vụ tại chốt điện thoại dã chiến, một điện tín viên của chúng tôi nhận thấy rằng một trong các ngăn kéo bảo mật nông hơn những cái còn lại. Tại sao vậy nhỉ? Hóa ra có một ngăn kéo bí mật khác ở mặt sau bàn, quay về phía tường. Trong có những tờ tiền Ba Lan đã hết giá trị và một cuốn album ảnh. Những tấm ảnh cho thấy cô điện thoại viên xinh đẹp đang vui vẻ với tay chủ lãnh địa thế nào. Trong vài tấm ảnh có cảnh cô ta trần truồng nhảy múa quanh một cái bàn đầy chai lọ, còn trong các tấm khác là cảnh cô ta đang quấn chặt lấy những gã để ria mép hay những cảnh tương tự thế. Cuốn album được các binh lính chúng tôi chuyền tay nhau. Vài tay lính đang yêu trách cứ cô gái, và cô ta mau chóng biến mất khỏi ngôi làng. Khẩu đội trưởng tước cuốn album của đám lính và sau đấy đánh mất nó. Tôi không được xem cuốn album đó.
    Một tối giao lưu với dân địa phương được tổ chức. Toàn thể dân làng Blazhow tụ tập lại trong một ngôi nhà rộng. Chính uỷ của chúng tôi đọc một bài diễn văn nói về sự chấm dứt thời của các pan Ba Lan và về trách nhiệm giải phóng của Hồng quân. Vị linh mục địa phương đáp lời, nhân danh toàn thể dân làng, cám ơn chúng tôi vì đã giải phóng họ và nhấn mạnh rằng ?ochúng ta cùng một chủng tộc, chúng ta cùng một đức tin.? Ban nhạc địa phương gồm một người kéo violon, một người thổi sáo bị và một tay trống bắt đầu chơi, vũ hội bắt đầu. Mọi người hỏi chúng tôi về cuộc sống ở Liên Bang Xô viết, về những tin đồn thất thiệt họ được nghe từ Ba Lan. Ông thượng sĩ cũng nhân dịp này tìm cách chơi nổi. Vào thời điểm ấy, đám sĩ quan chúng tôi ăn mặc rất giản dị, khoác áo choàng tunic hệt như binh lính, chỉ khác là có các khối vuông gắn ở phù hiệu trên cổ áo và các vạch vải đỏ thêu ở ống tay áo. Thượng sĩ của chúng tôi mặc bộ quân phục thắt cái dây lưng màu vàng luôn kêu cót két. Trên phù hiệu ở cổ áo, cạnh những hình vuông, ông ta gắn những vạch màu vàng đã bị quân đội bỏ từ lâu. Trong mắt dân làng ông ta hẳn là chỉ huy cao cấp nhất nên họ hỏi ông ta rất nhiều. Các cô gái hỏi ông rằng có phải ở nước Nga bây giờ không còn tổ chức các đám cưới, rằng chúng đã bị huỷ bỏ và mọi người được quyền sống với bất cứ ai mà họ thích. Ông thượng sĩ trả lời một cách tự đắc: ?oNgười ta hay nói này nọ, nhưng rận chỉ thích cắn những ai luôn nhắc đến chuyện đi tắm.? Tất nhiên, câu nói đó làm mọi người xung quanh cười rộ và làm cả một số khác thẹn thùng.
    Có lần tại Starưi Sambor, tôi tới một lò rèn nhỏ đặt làm cây thông nòng cho khẩu súng ngắn của mình và tình cờ gặp các em gái của ông chủ, người Do Thái. Họ đã tốt nghiệp một trường học Ba Lan tại Nôvưi Sambor và rất thích Liên Bang Xô viết. Họ mơ được tới đó để học đại học, ?oở nơi mà ?" họ nói ?" việc học là miễn phí.? Khi tôi còn ở Starưi Sambor, tôi thường tới thăm hai chị em và dạy họ tiếng Nga, thứ tiếng mà theo họ là đơn giản và dễ hiểu. Nhưng có một lần, để chứng tỏ điều đó không đúng sự thật, tôi đọc phần đầu vở ?oEvgênhi Ônêgin? cho họ nghe, và tất nhiên là họ chẳng hiểu gì cả. Những cô gái đáng thương ấy sau này chắc bị giết hại cả. Năm 1941, khi Tây Ukraina bị bọn Đức chiếm đóng, chúng giết tất cả những người Do Thái tại đó.
    Đôi khi tôi phải tới Nôvưi Sambor vì mục đích công việc. Đó là một thị trấn Ba Lan thanh nhã, có một nhà hàng và các cửa hiệu đẹp. Có lần tôi bước vào một cửa hiệu quần áo đàn ông và yêu cầu họ cho xem vài kiểu cà vạt. Người chủ hiệu, nháy mắt với người phụ nữ Ba Lan đứng sau tôi như thể muốn nói ?ocái tay man rợ mặc áo choàng xám này thì hiểu gì về cà vạt nhỉ?, đưa cho tôi cái hộp bên trong có món gì đó thật thô kệch và rẻ tiền. Tôi gạt cái hộp sang bên và yêu cầu cô ta đưa cho tôi thứ gì khác khá hơn. Gương mặt người chủ hiệu lộ vẻ ngạc nhiên khi tên man rợ đó chọn ra một tá cà vạt đẹp và tao nhã nhất. Sau này, cửa hiệu của ôâng ta đã tiếp tục phục vụ tôi trong một thời gian dài.
  5. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330

    Binh lính Hồng quân. Luga, 1938​
    Cuối cùng chúng tôi cũng đến được đường ranh giới theo thỏa ước, vạch ra bởi sông Bug. Có thể thấy ánh loé lên của những chiếc xẻng bên kia bờ sông. Đấy là lính Đức đang củng cố vị trí phòng thủ của mình và đào các chiến hào. Tại chỗ này con sông không rộng lắm, có mấy cây cầu nằm vắt qua bờ bên kia. Có thể thấy vài bóng người đang qua cầu : một số đến phía chúng tôi, một số khác từ phía chúng tôi qua bờ bên kia. Lạ là trong những ngày đầu tiên không có ai ngăn trở điều đó. Một trong số những sĩ quan chúng tôi kể anh ta đã chứng kiến có người tiến tới các lính gác Đức và nói rằng cần qua bờ bên kia, phía chúng tôi. Tên lính gác chỉ đơn giản là đá vào mông anh ta và người đàn ông chạy qua cây cầu về phía chúng tôi. Đấy là vào ban ngày, ban đêm việc qua lại còn nhộn nhịp hơn nữa. Những tiếng la hét và tiếng súng bắt đầu vang lên.
    Họ kể rằng một người lính của chúng tôi, một ?oông cậu? Ukraina, trong khi đứng gác gần cây cầu đã lầm bầm những lời như sau: ?oHãy để những người tốt đi về phía chúng tao, còn thì đưa bọn xấu qua đi cho khuất mắt.?
    Ba, bốn ngày sau khi chúng tôi tới, những lính biên phòng đội mũ lưỡi trai màu xanh cuối cùng cũng tới, mang theo chó. Họ đóng cửa biên giới và canh phòng một cách nghiêm ngặt. Chúng tôi rút lui về phía sau khoảng vài cây số, nhưng vẫn thường bị dựng dậy bởi báo động đêm. Một đêm nọ có hai người đàn ông chạy qua phía Đức. Có một đầm nước nhỏ ở gần chỗ chúng tôi đóng quân, nơi dân chài địa phương thường ra đánh cá. Lúc này dây kẽm gai vẫn còn chăng phía trước đầm. Hai người kia tiến gần cái đầm vào ban đêm, họ cho rằng sông Bug đang ở trước mặt mình nên đã cắt rào kẽm gai và bơi qua sông. Họ bị mất phương hướng và chìm dần. Một người đánh cá nghe tiếng họ kêu cứu đã chèo thuyền tới kéo họ lên. Một trong hai người hỏi bằng tiếng Ba Lan: ?ođây có phải là bên phía Đức không ?? Người đánh cá trả lời: ?oPhải.? Anh ta kéo mạnh họ lên và đưa họ, gần chết đuối, về nhà anh ta. Vì vụ đó mà lại một lần nữa chúng tôi bị lệnh báo động dựng dậy vào ban đêm, với suy nghĩ cho rằng có hai tên do thám. Khi trời sáng, tôi trông thấy hai con người ướt sũng ấy bị dồn lên một chiếc xe để đưa về nơi quản lý họ. Hoá ra đó là những sĩ quan Ba Lan vừa trốn khỏi trại tù binh.
    Vùng biên giới không lúc nào yên tĩnh. Trong đêm, có ai đó phía bờ chúng tôi dùng đèn chiếu vẽ những đường khó hiểu lên những đám mây xám thấp. Bờ bên kia đáp lại họ cũng bằng cách thức tương tự. Vậy mà chúng tôi không bắt được ai. Các sĩ quan Đức qua bên chúng tôi, mục đích để tìm kiếm và chôn cất những người của mình, nhưng thật ra là dọ thám vị trí đóng quân và lực lượng chúng tôi. Nhưng chúng tôi cũng tìm ra cách để việc ấy không thực hiện được.
    Sau đó sư đoàn chúng tôi được rút về sâu trong hậu phương. Trung đoàn tôi đóng quân tại một thị trấn nhỏ bé bẩn thỉu ở Starưi Sambor. Ở đây gần như toàn là người Do Thái, họ làm nghề thủ công và buôn bán, cung cấp cho các làng Ukraina. Nhưng không có đủ phòng cho khẩu đội tôi cùng với pháo, xe chở đạn dược và ngựa, thậm chí ở ngay chính Starưi Sambor. Chúng tôi đóng tại làng Blazhow, cách Starưi Sambor 7 tới 8 km. Để định chỗ đóng quân, chỉ huy trưởng ra lệnh cho tôi vào làng và vẽ lại sơ đồ vị trí của nó. Một thượng sĩ đi cùng tôi với mục đích tìm nguồn tiếp tế. Hai chúng tôi cùng đi ngựa.
    Cái làng hóa ra trải rất dài. Nó có một nhà thờ thuộc giáo hội Uniate và một lãnh địa nhỏ. Người chủ của nó, một người Ba Lan, đã chạy sang phía Đức. Tôi vẽ sơ đồ của nó và, khi trở về khẩu đội, vẽ lại sạch sẽ bằng chì màu, ghi chú tất cả, thậm chí họa lại một vài ngôi nhà chính. Các chỉ huy cấp trên rất hài lòng, tuy họ không biểu lộ trên nét mặt. Họ không muốn làm hư cấp dưới: điều đó có thể làm cho cấp dưới trở nên kiêu ngạo. Nhưng tay thượng sĩ (mà tôi đã kể ở trên), khi ngồi bên đống lửa vào ban đêm, quanh đại đội của mình, ngạc nhiên kể với mọi người rằng trung uý chỉ cần đi ngang qua làng, ghi chú đôi điều lên một mảnh giấy là về vẽ lại được cả cái bản đồ tuyệt như thế: ?oCác cậu ạ, tay này khi ở nhà hẳn không phải hạng tầm thường như chúng ta.?
    Kế đó chúng tôi chuyển tới Blazhow. Chúng tôi chọn cái lãnh địa nằm giữa khu vực đóng quân và bố trí pháo bên trong sân của nó. Các sĩ quan đóng tại căn nhà của tay chúa đất, còn binh lính ?" trong những làng nông dân xung quanh. Chúng tôi nhốt ngựa trong trang trại của lãnh địa. Dinh thự của chúa đất đã bị cướp phá sạch bởùi bọn Đức và sau đó là bởi nông dân, giờ chỉ còn lại những bức tường trần trụi. Chỉ có sĩ quan lâu năm mới được nhận một bàn làm việc vớiø những ngăn kéo rỗng. Cái bàn không thể mang đi được bởi nó không lọt qua cửa hẹp của căn phòng. Lúc đầu chúng tôi phải trải rơm thay cho các đồ gỗ, chúng được dùng để thay cho cả ghế lẫn giường. Chúng tôi đặt những máy điện thoại dã chiến trên cái bàn duy nhất, nối chúng với sở chỉ huy tại Starưi Sambor.
    Tình hình lúc đó không yên tĩnh. Bọn phỉ thường bắn lén chúng tôi trong đêm khuya. Có kẻ nào đó cắt đứt đường dây điện thoại, thế là cả khẩu đội bị dựng dậy bởi lệnh báo động đêm. Chúng tôi thiết lập những biện pháp phòng vệ khắp lãnh địa khi trời bắt đầu tối, ngăn ngừa những đợt đột kích có thể xảy ra. Khi bình minh lên, sự sợ hãi của chúng tôi liền tan biến.
    Tuy vậy, chúng tôi nhận được cảnh báo từ sở chỉ huy trung đoàn yêu cầu phải luôn cảnh giác, đã có những trường hợp binh lính Xô viết bị giết chết trong ngõ tối, bị đâm trong tiệm cắt tóc và những vụ khác tương tự. Đóng quân trong một ngôi làng Ukraina, chúng tôi có điều kiện hiểu được những người dân Tây Ukraina sống nghèo khổ thế nào dưới chế độ của các pan Ba Lan. Chỉ người Ba Lan mới có quyền quyếtù định tại đất nước này. Chỉ có họ mới được làm việc trong bộ máy chính quyền. Một người Ukraina thậm chí không thể làm thợ trải nhựa đường, bởi đó là công việc của nhà nước. Một người Ukraina có thể trở thành người Ba Lan, nhưng anh ta phải cải theo Gia tô giáo. Mục đích chuyện này là chuyển dần người Ukraina sang Gia tô giáo. Đức tin Chính thống giáo bị thay thế bởi Giáo hội Uniate, một trung gian giữa Chính thống giáo và Gia tô giáo. Người Ukraina bị đè nặng bởi các thứ thuế. Thậm chí có cả loại thuế đánh lên mỗi ống khói, đến nỗi sau khi vượt qua biên giới, chúng tôi rất ngạc nhiên thấy các nóc nhà ở đây đều thiếu ống khói. Khói từ bếp lò thoát thẳng lên cái gác dưới mái nhà. Nạn cháy nhà thường xuyên xảy ra.
    Đôi lúc người dân hỏi chúng tôi là chính quyền mới có cho phép xây ống khói không. Chúng tôi trả lời không chỉ cho phép mà còn cần thiết phải xây. Vào dịp cuối thu các nông dân thường đi chân trần tới nhà thờ. Họ chùi sạch chân bẩn lên đám cỏ phía trước, xỏ giầy và bước vào nhà thờ. Khi về, họ tháo giầy ra và đeo chúng quanh cổ. Một đôi giầy được người nông dân dùng trọn đời, tới khi chết anh ta để lại nó cho con trai mình. Có một trạm bưu điện bỏ không trong làng. Nhưng vẫn còn một điện thoại viên ở lại ?" một cô gái Ba Lan rất đẹp và kênh kiệu. Luôn có một đám những anh chàng cầu hôn chạy theo cô ta. Không chỉ những binh lính và hạ sĩ quan của chúng tôi mà có cả vài tay sĩ quan độc thân cũng ở trong số đó. Giữa những kẻ cầu hôn luôn có xích mích. Người ta nói rằng một số chỉ huy cao cấp cũng từng cầu hôn cô ta. Rồi tất cả những điều đó đột ngột kết thúc theo cái cách ít được trông đợi nhất.
    Một đêm, trong khi đang thi hành nhiệm vụ tại chốt điện thoại dã chiến, một điện tín viên của chúng tôi nhận thấy rằng một trong các ngăn kéo bảo mật nông hơn những cái còn lại. Tại sao vậy nhỉ? Hóa ra có một ngăn kéo bí mật khác ở mặt sau bàn, quay về phía tường. Trong có những tờ tiền Ba Lan đã hết giá trị và một cuốn album ảnh. Những tấm ảnh cho thấy cô điện thoại viên xinh đẹp đang vui vẻ với tay chủ lãnh địa thế nào. Trong vài tấm ảnh có cảnh cô ta trần truồng nhảy múa quanh một cái bàn đầy chai lọ, còn trong các tấm khác là cảnh cô ta đang quấn chặt lấy những gã để ria mép hay những cảnh tương tự thế. Cuốn album được các binh lính chúng tôi chuyền tay nhau. Vài tay lính đang yêu trách cứ cô gái, và cô ta mau chóng biến mất khỏi ngôi làng. Khẩu đội trưởng tước cuốn album của đám lính và sau đấy đánh mất nó. Tôi không được xem cuốn album đó.
    Một tối giao lưu với dân địa phương được tổ chức. Toàn thể dân làng Blazhow tụ tập lại trong một ngôi nhà rộng. Chính uỷ của chúng tôi đọc một bài diễn văn nói về sự chấm dứt thời của các pan Ba Lan và về trách nhiệm giải phóng của Hồng quân. Vị linh mục địa phương đáp lời, nhân danh toàn thể dân làng, cám ơn chúng tôi vì đã giải phóng họ và nhấn mạnh rằng ?ochúng ta cùng một chủng tộc, chúng ta cùng một đức tin.? Ban nhạc địa phương gồm một người kéo violon, một người thổi sáo bị và một tay trống bắt đầu chơi, vũ hội bắt đầu. Mọi người hỏi chúng tôi về cuộc sống ở Liên Bang Xô viết, về những tin đồn thất thiệt họ được nghe từ Ba Lan. Ông thượng sĩ cũng nhân dịp này tìm cách chơi nổi. Vào thời điểm ấy, đám sĩ quan chúng tôi ăn mặc rất giản dị, khoác áo choàng tunic hệt như binh lính, chỉ khác là có các khối vuông gắn ở phù hiệu trên cổ áo và các vạch vải đỏ thêu ở ống tay áo. Thượng sĩ của chúng tôi mặc bộ quân phục thắt cái dây lưng màu vàng luôn kêu cót két. Trên phù hiệu ở cổ áo, cạnh những hình vuông, ông ta gắn những vạch màu vàng đã bị quân đội bỏ từ lâu. Trong mắt dân làng ông ta hẳn là chỉ huy cao cấp nhất nên họ hỏi ông ta rất nhiều. Các cô gái hỏi ông rằng có phải ở nước Nga bây giờ không còn tổ chức các đám cưới, rằng chúng đã bị huỷ bỏ và mọi người được quyền sống với bất cứ ai mà họ thích. Ông thượng sĩ trả lời một cách tự đắc: ?oNgười ta hay nói này nọ, nhưng rận chỉ thích cắn những ai luôn nhắc đến chuyện đi tắm.? Tất nhiên, câu nói đó làm mọi người xung quanh cười rộ và làm cả một số khác thẹn thùng.
    Có lần tại Starưi Sambor, tôi tới một lò rèn nhỏ đặt làm cây thông nòng cho khẩu súng ngắn của mình và tình cờ gặp các em gái của ông chủ, người Do Thái. Họ đã tốt nghiệp một trường học Ba Lan tại Nôvưi Sambor và rất thích Liên Bang Xô viết. Họ mơ được tới đó để học đại học, ?oở nơi mà ?" họ nói ?" việc học là miễn phí.? Khi tôi còn ở Starưi Sambor, tôi thường tới thăm hai chị em và dạy họ tiếng Nga, thứ tiếng mà theo họ là đơn giản và dễ hiểu. Nhưng có một lần, để chứng tỏ điều đó không đúng sự thật, tôi đọc phần đầu vở ?oEvgênhi Ônêgin? cho họ nghe, và tất nhiên là họ chẳng hiểu gì cả. Những cô gái đáng thương ấy sau này chắc bị giết hại cả. Năm 1941, khi Tây Ukraina bị bọn Đức chiếm đóng, chúng giết tất cả những người Do Thái tại đó.
    Đôi khi tôi phải tới Nôvưi Sambor vì mục đích công việc. Đó là một thị trấn Ba Lan thanh nhã, có một nhà hàng và các cửa hiệu đẹp. Có lần tôi bước vào một cửa hiệu quần áo đàn ông và yêu cầu họ cho xem vài kiểu cà vạt. Người chủ hiệu, nháy mắt với người phụ nữ Ba Lan đứng sau tôi như thể muốn nói ?ocái tay man rợ mặc áo choàng xám này thì hiểu gì về cà vạt nhỉ?, đưa cho tôi cái hộp bên trong có món gì đó thật thô kệch và rẻ tiền. Tôi gạt cái hộp sang bên và yêu cầu cô ta đưa cho tôi thứ gì khác khá hơn. Gương mặt người chủ hiệu lộ vẻ ngạc nhiên khi tên man rợ đó chọn ra một tá cà vạt đẹp và tao nhã nhất. Sau này, cửa hiệu của ôâng ta đã tiếp tục phục vụ tôi trong một thời gian dài.
  6. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330

    Mikhail Lukinov, 1939​
    Các đường phố ở đây đầy những người sẵn sàng bán nào đồng hồ, dao cạo, sôcôla, bít tất và các loại hàng hóa khác cho binh lính Xô viết. Một trong những tay năng nổ đó cứ bám chặt lấy tôi, đòi bán những bộ com lê thứ thiệt. Tôi tìm mọi cách xua đi, nhưng hắn vẫn không để tôi yên. Lúc ấy kiểu com lê màu xanh Boston đang thịnh hành ở Moscow. Cuối cùng tôi hỏi xem hắn có bộ Boston xanh nào không. ?oCó ạ, có chứ, thưa pan đồng chí.? Và đề nghị tôi đi theo hắn. Hắn dẫn tôi qua mấy cái sân thông với nhau, hết cái này đến cái khác làm tôi mất hết phương hướng, không xác định được đâu là phố chính nữa. Hắn dừng lại ở một tầng hầm, từ đấy dẫn tôi sang một cái khác rồi bảo tôi đứng chờ. Tôi nhìn quanh và thấy có vài khối nhà bê tông không có cửa sổ. Bóng đèn trên trần đang sáng lờ mờ. Đột nhiên, đằng sau cánh cửa mà người đàn ông kia vừa biến mất, tôi nghe tiếng kim loại chạm nhẹ, tựa như tiếng ai đó đang lên đạn, mở và đóng chốt cửa. Tôi mở nút bao da đựng súng và chạy ra sân. Tới đó tôi dừng lại nghe ngóng xem chuyện gì xảy ra tiếp theo. Nhưng mọi thứ vẫn yên lặng, còn tay bán bộ vest Boston thì biệt tăm. Tôi mau chóng thoát khỏi cái mê cung đó để ra phố chính an toàn hơn. Đến giờ, tôi vẫn không biết được lúc ấy tôi đã tránh khỏi một mối nguy hiểm chết người hay đơn giản là đánh mất cơ hội có được một bộ vest màu xanh Boston.
    Đất nước của các pan Ba Lan đã tan rã. Đồng tiền Ba Lan đang sống nốt những ngày cuối cùng của nó. Người dân địa phương cố gắng bán mọi thứ để đổi lấy đồng rúp Xô viết và đổi đi đồng tiền Ba Lan. Các cô gái Ba Lan xinh đẹp dạo trên các con phố của Nôvưi Sambor, miệng nở những nụ cười quyến rũ, đề nghị các sĩ quan Xô viết đổi giấy bạc Ba Lan có mệnh giá lớn ra tiền Xô viết. Đấy thật là một mánh khoé ngờ nghệch, ngay cả khi người đổi tiền là những người đẹp rất quyến rũ. Có cô chỉ đơn giản khoác tay tôi và hỏi xem tôi có thể đổi một trăm zloty hay không. Tôi đáp rằng tôi không đủ giàu để tặng cô món tiền cả trăm rúp.
    Giấy bạc Ba Lan được trang trí bởi chân dung của vô số đức vua và hoàng hậu Ba Lan. Có lần tôi nghe một người lính, khi đang mua thuốc lá của người bán rong bên đường, la lên: ?oTao đưa mày tờ tiền Xô viết tốt đẹp mà mày tráo (hay từ gì đó đại loại thế) lại một hoàng hậu Ba Lan như thế à?!?
    Tôi có mối quan hệ phức tạp với tham mưu trưởng trung đoàn, đại úy Severin. Anh ta là người kiêu căng, luôn yêu cầu mọi người phải tuân theo các quân lệ chính xác tới từng chữ một; anh ta không ưa chúng tôi, những sĩ quan dự bị. Có lần tôi nhận một cú điện thoại từ Starưi Sambor yêu cầu phải lên gặp Severin. Tôi báo cáo lại cho khẩu đội trưởng, đem một người lính đi theo, thắng ngựa và phóng đi dưới mưa trên con đường lầy lội. Khi tới nơi, chúng tôi ngoài áo thì ướt sũng còn bên trong lại đầm đìa mồ hôi. Sở chỉ huy đóng tại nơi trước kia là một trường học. Bên trong gian phòng lớn nóng bức, mấy cái đèn dầu hỏa đang bốc khói; Severin đang đi lại trong phòng, đọc điều gì đó cho người thư ký ghi chép. Nước mưa từ mũ ròng ròng chảy xuống, do đó tôi bỏ mũ ra và cầm nó nằm ngang trên tay trái gập lại. Cuối cùng đại uý cũng quay sang tôi, nghe tôi báo cáo có mặt. Đột nhiên Severin công kích: ?oAnh đang ở đâu vậy? Trong quán rượu hay tại chiến trường? Tại sao anh lại xử sự như thế??o và mấy câu khác tương tự. Tôi đứng đấy mà không hiểu chuyện gì xảy ra. Người thư ký đứng sau lưng Severin, nhìn thẳng vào mặt tôi mà cười khúc khích. Đại uý tiếp tục hét lên. Mọi thứ trong người tôi sôi sục cả lên. Cuối cùng, Severin nói rõ lý do mình nổi nóng: ?oTại sao anh bước vào mà lại bỏ mũ ra? Sao anh có thể báo cáo được trong tư thế đó? Anh không thấy là các cấp trên của anh đều đang đội mũ sao ? Tại sao anh báo cáo mà không đội mũ?!? Tôi không thể giữ được nữa và buột miệng: ?oĐấy là thói quen của một người có văn hóa, phải bỏ mũ ra khi bước vào phòng.? ?oThế?ế à ?!? ?" đại uý gầm lên, ?oVâng, thế đấy,? ?" tôi đáp lại. ?oĐằng sau quay ! Đi đều, bước !? ?" anh ta ra lệnh. Tôi quay lại theo đúng điều lệ quân đội, giẫm loảng xoảng đôi cựa thúc ngựa và bước ra ngoài hành lang. Tôi đứng đó, chờ một lúc lâu ?" không có gì xảy ra. Rồi chúng tôi thắt chặt đai yên ngựa và phóng trở về. Cuối cùng vẫn không biết được là tại sao Severin cho gọi tôi. Có thể là anh ta thích cái bản đồ màu mè tôi đã vẽ và muốn giao cho tôi tất cả công việc đồ họa của sở chỉ huy trung đoàn. Hoặc có thể là anh ta muốn chuyển hẳn tôi lên làm tại sở chỉ huy chăng. Tất nhiên làm việc ở đó thì nhẹ nhàng và an toàn hơn ở khẩu đội nhưng ở dưới một ông chủ như Severin cũng chẳng ngọt ngào gì. Câu chuyện vẫn chưa kết thúc ở đó. Severin không bao giờ quên lần gặp mặt ấy và từ sau anh ta luôn tìm cách nhắc lại với tôi khi có dịp.
    Trong khi đó, tình hình Châu Âu ngày càng căng thẳng. Hiển nhiên chúng tôi đang ở trong trình trạng sẵn sàng chiến tranh. Các đợt huấn luyện khắc nghiệt bắt đầu, có cả bắn đạn thật. Tôi được lệnh phải giảng cho anh em trong toàn khẩu đội về chủ nghĩa yêu nước, về trách nhiệm bảo vệ Đất Mẹ của chúng tôi. Tôi không có trong tay tài liệu cụ thể nào nên phải lục óc ra để kể cho họ nghe về lịch sử nước Nga, bắt đầu từ thời giặc Tatar xâm lược. Họ bảo rằng tôi dạy tốt, dù trình độ các giám khảo không cao lắm. Họ bắt đầu thay vũ khí của chúng tôi bằng những thứ hiện đại hơn. Nhưng khi được nhận quần áo ấm, chuẩn bị gắn thanh trượt cho pháo, xe cộ và các rơ moóc thì chúng tôi nhận ra mình đang được chuẩn bị để chiến đấu ở Phần Lan, nơi chiến tranh đã nổ ra. Nhưng đấy chỉ là giả thiết bởi thậm chí họ chẳng thông báo điều gì cho đám sĩ quan chúng tôi.
    Mọi chuyện trở nên khó khăn khi bắt đầu bước qua năm mới, năm 1940. Chúng tôi, các sĩ quan cấp dưới, quyết định tổ chức Lễ Giao thừa. Chúng tôi mua một chai rượu nhỏ, loại khai vị. Chính uỷ biết được chuyện đó và tập hợp tất cả chúng tôi lại họp chính trị buổi cuối trước Giao thừa. Trước tiên anh ta trình bày với chúng tôi về tình hình chính trị hiện tại, và rồi tuyên bố rằng Lễ Giao thừa là thói quen của bọn tư sản, không phù hợp với người Xô viết, lại càng không hợp với sĩ quan Hồng quân. Anh ta mời chúng tôi uống sữa với bánh mì đen và chỉ thả chúng tôi ra khi trời đã sáng, lúc giao thừa đã qua từ lâu.
    Mùa đông tới, tuyết bắt đầu rơi và chúng tôi đã sẵn sàng để ra trận. Tôi được phân công vào trung đội thông tin, vô tuyến điện và điện thoại. Trung đội có nhiều trang thiết bị còn binh lính thì rất ương bướng ngang ngạnh. Chúng tôi đóng lại móng ngựa, tra dầu mỡ vào súng và chất các trang thiết bị lên xe ngựa.
    Một lần, trong buổi điểm danh cuối ngày của trung đội, tôi tiến lại một người lính đứng trong hàng và chỉ cho xem đôi ủng của anh ta bẩn như thế nào. Anh ta cúi nhanh người xuống, cái lưỡi lê cắm trên khẩu súng anh ta đeo trên vai xé toạc trán và gò má tôi. Giá đứng gần người lính ấy thêm độ một hai xăngtimét nữa thì hẳn tôi đã bị khoét mất một con mắt rồi!
    Tình trạng khó khăn và u ám không chỉ ở mình khẩu đội tôi. Xung quanh chúng tôi tất cả đều như thế. Trong làng đang bước vào mùa gặt. Cuộc ?othanh trừng? bắt đầu xuất hiện trong thành phố. Bất cứ ai có lý lịch thuộc thành phần tư sản, chủ cửa hàng, thương nhân đều bị bắt và đưa đi đày. Vậy mà phần lớn cộng đồng Do Thái lại sống bằng nghề buôn bán.
    Đến giữa tháng Giêng năm 1940 chúng tôi nhận lệnh hành quân tới ga xe lửa gần nhất để lên tàu. Chúng tôi lập thành đội hình hành quân. Những con đường vào thời điểm ấy phủ đầy tuyết giá. Chúng tôi khởi hành vào sáng sớm và dự định sẽ tới nhà ga vào ban đêm để bắt đầu lên tàu. Ngày mùa đông rất ngắn và trời tối rất sớm. Chúng tôi đi ngang vài thị trấn nhỏ, bên trong hình như đang tổ chức một lễ hội địa phương. Tiếng nhạc vang lên từ nhiều ngôi nhà cửa sổ sáng đèn. Một người lính của chúng tôi, đang lạnh và đói, từ trên lưng ngựa nhòm vào một cửa sổ đang mở và la lên : ?oYến tiệc đi, lũ cặn bã, rồi chờ cho tới lúc chúng đến trừng phạt chúng mày.? Có lẽ đây là những lời tiên tri chính xác đến khủng khiếp.
    Vận rủi bất chợt vồ lấy tôi. Hai người lính thông tin của tôi bỗng biến mất. Tôi báo cáo điều đó cho khẩu đội trưởng. Anh ta nổi giận và ra lệnh tôi phải quay lại tìm đằng sau trung đội chứ không đi phía trước nữa. Nhưng không thấy ai đi tụt hậu cả. Anh ta lại ra lệnh cho tôi phi ngược về phía sau để tự tìm họ cho bằng được. Tôi quành con ngựa đã mệt mỏi của mình lại, nhưng không cách nào kiếm được những gã tụt hậu ấy. Tôi tới hỏi một vài đơn vị thuộc ban chỉ huy nhưng họ không biết thêm được điều gì. Tôi cũng ghé vào mấy cái làng. Con ngựa của tôi đang khát nước. Tôi lấy nước ở một cái ao cho nó, đựng bằng cái áo mưa tẩm nhựa mà tôi để trong túi trên yên ngựa. Sương mù dày đặc và trời đã bắt đầu tối. Tôi đành quay ngựa lại. Con ngựa bị trượt ở một khúc quanh và tôi, phần vì mệt và phần vì ngồi không vững, văng từ trên yên cắm xuống tuyết. Con ngựa vẫn chạy tiếp. Tôi đứng dậy từ đống tuyết, khắp mình trắng xoá, bụng nghĩ rằng chuyến này mình chắc tiêu rồi. Tôi sắp lạc mất con ngựa rồi. Ồ không, con Doll yêu quí chỉ phóng đi chừng 10 mét, đang đứng lại nhìn tôi. Tôi chạy đến bên nó, vuốt ve và áp má mình vào cổ nó. Lấy một phong sôcôla khỏi túi, chúng tôi cùng chia cho nhau. Con Doll khụt khịt và lấy môi ngoạm phần của nó từ tay tôi. Tôi lại dắt nó đi dọc con đường phủ tuyết. Tối hôm ấy trời rất tối và dày đặc sương mù. Tôi chỉ có một mình mà sức lực thì đã cạn kiệt. Bỗng tôi thấy một cái trại lẻ loi, có lẽ là trại của bọn ?okulak?, trên một ngọn đồi nằm cạnh dải rừng hoang. Không còn chọn lựa nào khác, tôi tiến lại cánh cổng và gõ cửa. Một lúc lâu không có ai đáp lại. Cuối cùng, có ai đó hỏi bằng tiếng Ba Lan rằng tôi cần gì. Tôi đáp mình là một sĩ quan Nga và xin họ cho nghỉ qua đêm. Các cửa sổ bật sáng, bên trong có vài cái bóng đi qua đi lại. Chắc họ đang cân nhắc xem có nên cho tôi vào hay không. Hay có thể họ định cho tôi vào để giết chết cũng nên?. Cuối cùng, một người đàn ông xách cái đèn ***g ra mở cửa cho tôi. Tôi dắt con ngựa của mình vào trong căn nhà kho ấm áp, nơi có mấy con bò đang rống lên, buộc con Doll vào ngăn chuồng còn trống. Tôi xoay sở một cách khó nhọc để tháo cái yên khỏi lưng nó, thay cái dây cương bằng một dây thừng buộc vào cột, trải cho một nắm rơm, rắc chút yến mạch trong túi cho nó rồi lót rơm dưới chân nó.
    Tôi bước vào căn nhà. Một ngọn đèn dầu với cái bấc cuộn xuống đang cháy lập lòe. Những người chủ nhà đang yên lặng quan sát tôi. Tôi nói rằng mình cần nghỉ ở đây cho tới sáng và hỏi xem có chút gì ăn không. Họ mang ra cái ca thiếc đựng sữa và một ít khoai tây luộc. Tôi dùng bữa ăn khiêm tốn ấy, đặt ba rúp lên bàn và ra thăm lại con ngựa của mình. Bây giờ tôi đã có thể cho nó uống nước. Uống xong, Doll nằm dài xuống đám rơm. Tôi rất muốn chợp mắt, nhưng lấy gì bảo đảm là tôi sẽ thức dậy? Đã có nhiều trường hợp binh lính Xô viết bị giết một cách lặng lẽ. Không ai biết là tôi đang ở đây. Thật dễ dàng để những người đó, những người có đủ lý do để nghĩ rằng tôi là một kẻ thù hơn một người bạn, giết tôi khi đang ngủ. Con ngựa, bộ yên cương, khẩu súng ngắn, ống nhòm, giầy bốt, quần áo ?" tất cả những cái ấy đều rất có giá trị và rất dễ lấy. Và lấy ai để trông chừng cho tôi? Khẩu đội của tôi thì đang lên tàu và có lẽ đã khởi hành, xem tôi như một kẻ lạc đơn vị. Tôi cởi áo choàng và đôi giày ra, nhét hết đồ đạc vào túi áo quân phục của mình và nằm dài trên giường sau khi đã nhét khẩu súng ngắn và cái bao da xuống dưới bụng. Rồi lăn ra ngủ như chết trong suốt mấy tiếng đồng hồ. Trời bắt đầu sáng dần. Tôi phải đi bởi có thể bị trễ lên tàu, lúc ấy biết đi đâu với con ngựa bây giờ? Làm thế nào để đuổi cho kịp tàu với con ngựa của mình đây?
    Tôi mặc áo choàng vào, gác yên con Doll và lên đường. Mặt trời đang mọc. Có vài người đang dọn tuyết trên đường. Ở đấy chính là đường ray xe lửa và nhà ga! Nhưng trời ơi, tất cả đều trống trơn. Tim tôi như đông cứng lại. Phải chăng tôi đã tới trễ và tất cả khẩu đội đều đã lên đường? Tôi đi kiếm trưởng ga và người chỉ huy an ninh. Hoá ra khẩu đội của tôi vẫn chưa tới được đây và đang dừng lại nghỉ đêm ở ngôi làng kế cận. Việc chuyển quân lên tàu chỉ được tiến hành vào lúc chiều tối. Và rồi những người lính thông tin của tôi xuất hiện. Hóa ra những tên vô lại ấy thay vì hành quân với mọi người thì lại quyết định tự đi tới nhà ga bằng cách quá giang một chiếc xe tải cùng đường. Tôi có thể phạt giam họ mười ngày cấm cố chỉ có bánh mì và nước lã. Nhưng do đang chuyển quân nên chúng tôi không có thời giờ để làm việc ấy. Trò ranh ma đê tiện của chúng dã không bị trừng trị.
    Chúng tôi được chất lên những ?oteplushkas?, các toa trần có gắn giường ngủ và cái bếp lò nhỏ bằng sắt - các chỉ huy đi chung với trung đội của mình. Khi đốt lò lên, ở trên thì nóng mà ở dưới lại lạnh. Họ đưa chúng tôi về phía bắc. Lúc này thì không còn nghi ngờ gì nữa, đúng là chúng tôi đang bị đưa đi đánh nhau ở Phần Lan. Vào thời điểm này trong năm thời tiết rất lạnh, tàu chúng tôi càng đi xa thì sương giá càng dày đặc. Chỗ tôi ở là giường tầng hai, gần một cửa kính băng giá phủ kín. Một đêm, khi đang ngủ, một nhúm tóc của tôi bị dính chặt vào lớp băng trên kính cửa. Tàu đi rất chậm nhưng điều đó không làm chúng tôi buồn chán. Chúng tôi không muốn nhanh chóng đi gặp chiến tranh. Tôi hướng dẫn anh em trong các khóa học về trang thiết bị thông tin, giảng về các chủ đề chính của tình hình chính trị hiện đại. Tại các ga chúng tôi thường được hỏi mua lại số makhorka (một loại thuốc lá Nga nặng và rẻ tiền) mà chúng tôi được phát. Tôi là người không hút thuốc nên thường phân phát hết suất makhorka của mình cho anh em binh sĩ. Nhưng có lần, tại một ga nọ, một công nhân đường sắt lớn tuổi lại gần tôi hỏi mua makhorka. Tôi đưa cái gói phần mình cho ông nhưng từ chối lấy tiền. Ông già nói với tôi một cách chân thành và tự tin ?oChúa hãy ban cho anh sống sót mà trở về.? Thật lòng, sau này tôi thường nhớ lại lời cầu phước đó, bởi sau chiến tranh bạn thường trở nên mê tín. Mỗi khi thoát khỏi những tình huống hiểm nguy mà vẫn còn nguyên vẹn, tôi lại vô tình nghĩ rằøng đã mua lấy cuộc sống của mình bằng một gói makhorka.
  7. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330

    Mikhail Lukinov, 1939​
    Các đường phố ở đây đầy những người sẵn sàng bán nào đồng hồ, dao cạo, sôcôla, bít tất và các loại hàng hóa khác cho binh lính Xô viết. Một trong những tay năng nổ đó cứ bám chặt lấy tôi, đòi bán những bộ com lê thứ thiệt. Tôi tìm mọi cách xua đi, nhưng hắn vẫn không để tôi yên. Lúc ấy kiểu com lê màu xanh Boston đang thịnh hành ở Moscow. Cuối cùng tôi hỏi xem hắn có bộ Boston xanh nào không. ?oCó ạ, có chứ, thưa pan đồng chí.? Và đề nghị tôi đi theo hắn. Hắn dẫn tôi qua mấy cái sân thông với nhau, hết cái này đến cái khác làm tôi mất hết phương hướng, không xác định được đâu là phố chính nữa. Hắn dừng lại ở một tầng hầm, từ đấy dẫn tôi sang một cái khác rồi bảo tôi đứng chờ. Tôi nhìn quanh và thấy có vài khối nhà bê tông không có cửa sổ. Bóng đèn trên trần đang sáng lờ mờ. Đột nhiên, đằng sau cánh cửa mà người đàn ông kia vừa biến mất, tôi nghe tiếng kim loại chạm nhẹ, tựa như tiếng ai đó đang lên đạn, mở và đóng chốt cửa. Tôi mở nút bao da đựng súng và chạy ra sân. Tới đó tôi dừng lại nghe ngóng xem chuyện gì xảy ra tiếp theo. Nhưng mọi thứ vẫn yên lặng, còn tay bán bộ vest Boston thì biệt tăm. Tôi mau chóng thoát khỏi cái mê cung đó để ra phố chính an toàn hơn. Đến giờ, tôi vẫn không biết được lúc ấy tôi đã tránh khỏi một mối nguy hiểm chết người hay đơn giản là đánh mất cơ hội có được một bộ vest màu xanh Boston.
    Đất nước của các pan Ba Lan đã tan rã. Đồng tiền Ba Lan đang sống nốt những ngày cuối cùng của nó. Người dân địa phương cố gắng bán mọi thứ để đổi lấy đồng rúp Xô viết và đổi đi đồng tiền Ba Lan. Các cô gái Ba Lan xinh đẹp dạo trên các con phố của Nôvưi Sambor, miệng nở những nụ cười quyến rũ, đề nghị các sĩ quan Xô viết đổi giấy bạc Ba Lan có mệnh giá lớn ra tiền Xô viết. Đấy thật là một mánh khoé ngờ nghệch, ngay cả khi người đổi tiền là những người đẹp rất quyến rũ. Có cô chỉ đơn giản khoác tay tôi và hỏi xem tôi có thể đổi một trăm zloty hay không. Tôi đáp rằng tôi không đủ giàu để tặng cô món tiền cả trăm rúp.
    Giấy bạc Ba Lan được trang trí bởi chân dung của vô số đức vua và hoàng hậu Ba Lan. Có lần tôi nghe một người lính, khi đang mua thuốc lá của người bán rong bên đường, la lên: ?oTao đưa mày tờ tiền Xô viết tốt đẹp mà mày tráo (hay từ gì đó đại loại thế) lại một hoàng hậu Ba Lan như thế à?!?
    Tôi có mối quan hệ phức tạp với tham mưu trưởng trung đoàn, đại úy Severin. Anh ta là người kiêu căng, luôn yêu cầu mọi người phải tuân theo các quân lệ chính xác tới từng chữ một; anh ta không ưa chúng tôi, những sĩ quan dự bị. Có lần tôi nhận một cú điện thoại từ Starưi Sambor yêu cầu phải lên gặp Severin. Tôi báo cáo lại cho khẩu đội trưởng, đem một người lính đi theo, thắng ngựa và phóng đi dưới mưa trên con đường lầy lội. Khi tới nơi, chúng tôi ngoài áo thì ướt sũng còn bên trong lại đầm đìa mồ hôi. Sở chỉ huy đóng tại nơi trước kia là một trường học. Bên trong gian phòng lớn nóng bức, mấy cái đèn dầu hỏa đang bốc khói; Severin đang đi lại trong phòng, đọc điều gì đó cho người thư ký ghi chép. Nước mưa từ mũ ròng ròng chảy xuống, do đó tôi bỏ mũ ra và cầm nó nằm ngang trên tay trái gập lại. Cuối cùng đại uý cũng quay sang tôi, nghe tôi báo cáo có mặt. Đột nhiên Severin công kích: ?oAnh đang ở đâu vậy? Trong quán rượu hay tại chiến trường? Tại sao anh lại xử sự như thế??o và mấy câu khác tương tự. Tôi đứng đấy mà không hiểu chuyện gì xảy ra. Người thư ký đứng sau lưng Severin, nhìn thẳng vào mặt tôi mà cười khúc khích. Đại uý tiếp tục hét lên. Mọi thứ trong người tôi sôi sục cả lên. Cuối cùng, Severin nói rõ lý do mình nổi nóng: ?oTại sao anh bước vào mà lại bỏ mũ ra? Sao anh có thể báo cáo được trong tư thế đó? Anh không thấy là các cấp trên của anh đều đang đội mũ sao ? Tại sao anh báo cáo mà không đội mũ?!? Tôi không thể giữ được nữa và buột miệng: ?oĐấy là thói quen của một người có văn hóa, phải bỏ mũ ra khi bước vào phòng.? ?oThế?ế à ?!? ?" đại uý gầm lên, ?oVâng, thế đấy,? ?" tôi đáp lại. ?oĐằng sau quay ! Đi đều, bước !? ?" anh ta ra lệnh. Tôi quay lại theo đúng điều lệ quân đội, giẫm loảng xoảng đôi cựa thúc ngựa và bước ra ngoài hành lang. Tôi đứng đó, chờ một lúc lâu ?" không có gì xảy ra. Rồi chúng tôi thắt chặt đai yên ngựa và phóng trở về. Cuối cùng vẫn không biết được là tại sao Severin cho gọi tôi. Có thể là anh ta thích cái bản đồ màu mè tôi đã vẽ và muốn giao cho tôi tất cả công việc đồ họa của sở chỉ huy trung đoàn. Hoặc có thể là anh ta muốn chuyển hẳn tôi lên làm tại sở chỉ huy chăng. Tất nhiên làm việc ở đó thì nhẹ nhàng và an toàn hơn ở khẩu đội nhưng ở dưới một ông chủ như Severin cũng chẳng ngọt ngào gì. Câu chuyện vẫn chưa kết thúc ở đó. Severin không bao giờ quên lần gặp mặt ấy và từ sau anh ta luôn tìm cách nhắc lại với tôi khi có dịp.
    Trong khi đó, tình hình Châu Âu ngày càng căng thẳng. Hiển nhiên chúng tôi đang ở trong trình trạng sẵn sàng chiến tranh. Các đợt huấn luyện khắc nghiệt bắt đầu, có cả bắn đạn thật. Tôi được lệnh phải giảng cho anh em trong toàn khẩu đội về chủ nghĩa yêu nước, về trách nhiệm bảo vệ Đất Mẹ của chúng tôi. Tôi không có trong tay tài liệu cụ thể nào nên phải lục óc ra để kể cho họ nghe về lịch sử nước Nga, bắt đầu từ thời giặc Tatar xâm lược. Họ bảo rằng tôi dạy tốt, dù trình độ các giám khảo không cao lắm. Họ bắt đầu thay vũ khí của chúng tôi bằng những thứ hiện đại hơn. Nhưng khi được nhận quần áo ấm, chuẩn bị gắn thanh trượt cho pháo, xe cộ và các rơ moóc thì chúng tôi nhận ra mình đang được chuẩn bị để chiến đấu ở Phần Lan, nơi chiến tranh đã nổ ra. Nhưng đấy chỉ là giả thiết bởi thậm chí họ chẳng thông báo điều gì cho đám sĩ quan chúng tôi.
    Mọi chuyện trở nên khó khăn khi bắt đầu bước qua năm mới, năm 1940. Chúng tôi, các sĩ quan cấp dưới, quyết định tổ chức Lễ Giao thừa. Chúng tôi mua một chai rượu nhỏ, loại khai vị. Chính uỷ biết được chuyện đó và tập hợp tất cả chúng tôi lại họp chính trị buổi cuối trước Giao thừa. Trước tiên anh ta trình bày với chúng tôi về tình hình chính trị hiện tại, và rồi tuyên bố rằng Lễ Giao thừa là thói quen của bọn tư sản, không phù hợp với người Xô viết, lại càng không hợp với sĩ quan Hồng quân. Anh ta mời chúng tôi uống sữa với bánh mì đen và chỉ thả chúng tôi ra khi trời đã sáng, lúc giao thừa đã qua từ lâu.
    Mùa đông tới, tuyết bắt đầu rơi và chúng tôi đã sẵn sàng để ra trận. Tôi được phân công vào trung đội thông tin, vô tuyến điện và điện thoại. Trung đội có nhiều trang thiết bị còn binh lính thì rất ương bướng ngang ngạnh. Chúng tôi đóng lại móng ngựa, tra dầu mỡ vào súng và chất các trang thiết bị lên xe ngựa.
    Một lần, trong buổi điểm danh cuối ngày của trung đội, tôi tiến lại một người lính đứng trong hàng và chỉ cho xem đôi ủng của anh ta bẩn như thế nào. Anh ta cúi nhanh người xuống, cái lưỡi lê cắm trên khẩu súng anh ta đeo trên vai xé toạc trán và gò má tôi. Giá đứng gần người lính ấy thêm độ một hai xăngtimét nữa thì hẳn tôi đã bị khoét mất một con mắt rồi!
    Tình trạng khó khăn và u ám không chỉ ở mình khẩu đội tôi. Xung quanh chúng tôi tất cả đều như thế. Trong làng đang bước vào mùa gặt. Cuộc ?othanh trừng? bắt đầu xuất hiện trong thành phố. Bất cứ ai có lý lịch thuộc thành phần tư sản, chủ cửa hàng, thương nhân đều bị bắt và đưa đi đày. Vậy mà phần lớn cộng đồng Do Thái lại sống bằng nghề buôn bán.
    Đến giữa tháng Giêng năm 1940 chúng tôi nhận lệnh hành quân tới ga xe lửa gần nhất để lên tàu. Chúng tôi lập thành đội hình hành quân. Những con đường vào thời điểm ấy phủ đầy tuyết giá. Chúng tôi khởi hành vào sáng sớm và dự định sẽ tới nhà ga vào ban đêm để bắt đầu lên tàu. Ngày mùa đông rất ngắn và trời tối rất sớm. Chúng tôi đi ngang vài thị trấn nhỏ, bên trong hình như đang tổ chức một lễ hội địa phương. Tiếng nhạc vang lên từ nhiều ngôi nhà cửa sổ sáng đèn. Một người lính của chúng tôi, đang lạnh và đói, từ trên lưng ngựa nhòm vào một cửa sổ đang mở và la lên : ?oYến tiệc đi, lũ cặn bã, rồi chờ cho tới lúc chúng đến trừng phạt chúng mày.? Có lẽ đây là những lời tiên tri chính xác đến khủng khiếp.
    Vận rủi bất chợt vồ lấy tôi. Hai người lính thông tin của tôi bỗng biến mất. Tôi báo cáo điều đó cho khẩu đội trưởng. Anh ta nổi giận và ra lệnh tôi phải quay lại tìm đằng sau trung đội chứ không đi phía trước nữa. Nhưng không thấy ai đi tụt hậu cả. Anh ta lại ra lệnh cho tôi phi ngược về phía sau để tự tìm họ cho bằng được. Tôi quành con ngựa đã mệt mỏi của mình lại, nhưng không cách nào kiếm được những gã tụt hậu ấy. Tôi tới hỏi một vài đơn vị thuộc ban chỉ huy nhưng họ không biết thêm được điều gì. Tôi cũng ghé vào mấy cái làng. Con ngựa của tôi đang khát nước. Tôi lấy nước ở một cái ao cho nó, đựng bằng cái áo mưa tẩm nhựa mà tôi để trong túi trên yên ngựa. Sương mù dày đặc và trời đã bắt đầu tối. Tôi đành quay ngựa lại. Con ngựa bị trượt ở một khúc quanh và tôi, phần vì mệt và phần vì ngồi không vững, văng từ trên yên cắm xuống tuyết. Con ngựa vẫn chạy tiếp. Tôi đứng dậy từ đống tuyết, khắp mình trắng xoá, bụng nghĩ rằng chuyến này mình chắc tiêu rồi. Tôi sắp lạc mất con ngựa rồi. Ồ không, con Doll yêu quí chỉ phóng đi chừng 10 mét, đang đứng lại nhìn tôi. Tôi chạy đến bên nó, vuốt ve và áp má mình vào cổ nó. Lấy một phong sôcôla khỏi túi, chúng tôi cùng chia cho nhau. Con Doll khụt khịt và lấy môi ngoạm phần của nó từ tay tôi. Tôi lại dắt nó đi dọc con đường phủ tuyết. Tối hôm ấy trời rất tối và dày đặc sương mù. Tôi chỉ có một mình mà sức lực thì đã cạn kiệt. Bỗng tôi thấy một cái trại lẻ loi, có lẽ là trại của bọn ?okulak?, trên một ngọn đồi nằm cạnh dải rừng hoang. Không còn chọn lựa nào khác, tôi tiến lại cánh cổng và gõ cửa. Một lúc lâu không có ai đáp lại. Cuối cùng, có ai đó hỏi bằng tiếng Ba Lan rằng tôi cần gì. Tôi đáp mình là một sĩ quan Nga và xin họ cho nghỉ qua đêm. Các cửa sổ bật sáng, bên trong có vài cái bóng đi qua đi lại. Chắc họ đang cân nhắc xem có nên cho tôi vào hay không. Hay có thể họ định cho tôi vào để giết chết cũng nên?. Cuối cùng, một người đàn ông xách cái đèn ***g ra mở cửa cho tôi. Tôi dắt con ngựa của mình vào trong căn nhà kho ấm áp, nơi có mấy con bò đang rống lên, buộc con Doll vào ngăn chuồng còn trống. Tôi xoay sở một cách khó nhọc để tháo cái yên khỏi lưng nó, thay cái dây cương bằng một dây thừng buộc vào cột, trải cho một nắm rơm, rắc chút yến mạch trong túi cho nó rồi lót rơm dưới chân nó.
    Tôi bước vào căn nhà. Một ngọn đèn dầu với cái bấc cuộn xuống đang cháy lập lòe. Những người chủ nhà đang yên lặng quan sát tôi. Tôi nói rằng mình cần nghỉ ở đây cho tới sáng và hỏi xem có chút gì ăn không. Họ mang ra cái ca thiếc đựng sữa và một ít khoai tây luộc. Tôi dùng bữa ăn khiêm tốn ấy, đặt ba rúp lên bàn và ra thăm lại con ngựa của mình. Bây giờ tôi đã có thể cho nó uống nước. Uống xong, Doll nằm dài xuống đám rơm. Tôi rất muốn chợp mắt, nhưng lấy gì bảo đảm là tôi sẽ thức dậy? Đã có nhiều trường hợp binh lính Xô viết bị giết một cách lặng lẽ. Không ai biết là tôi đang ở đây. Thật dễ dàng để những người đó, những người có đủ lý do để nghĩ rằng tôi là một kẻ thù hơn một người bạn, giết tôi khi đang ngủ. Con ngựa, bộ yên cương, khẩu súng ngắn, ống nhòm, giầy bốt, quần áo ?" tất cả những cái ấy đều rất có giá trị và rất dễ lấy. Và lấy ai để trông chừng cho tôi? Khẩu đội của tôi thì đang lên tàu và có lẽ đã khởi hành, xem tôi như một kẻ lạc đơn vị. Tôi cởi áo choàng và đôi giày ra, nhét hết đồ đạc vào túi áo quân phục của mình và nằm dài trên giường sau khi đã nhét khẩu súng ngắn và cái bao da xuống dưới bụng. Rồi lăn ra ngủ như chết trong suốt mấy tiếng đồng hồ. Trời bắt đầu sáng dần. Tôi phải đi bởi có thể bị trễ lên tàu, lúc ấy biết đi đâu với con ngựa bây giờ? Làm thế nào để đuổi cho kịp tàu với con ngựa của mình đây?
    Tôi mặc áo choàng vào, gác yên con Doll và lên đường. Mặt trời đang mọc. Có vài người đang dọn tuyết trên đường. Ở đấy chính là đường ray xe lửa và nhà ga! Nhưng trời ơi, tất cả đều trống trơn. Tim tôi như đông cứng lại. Phải chăng tôi đã tới trễ và tất cả khẩu đội đều đã lên đường? Tôi đi kiếm trưởng ga và người chỉ huy an ninh. Hoá ra khẩu đội của tôi vẫn chưa tới được đây và đang dừng lại nghỉ đêm ở ngôi làng kế cận. Việc chuyển quân lên tàu chỉ được tiến hành vào lúc chiều tối. Và rồi những người lính thông tin của tôi xuất hiện. Hóa ra những tên vô lại ấy thay vì hành quân với mọi người thì lại quyết định tự đi tới nhà ga bằng cách quá giang một chiếc xe tải cùng đường. Tôi có thể phạt giam họ mười ngày cấm cố chỉ có bánh mì và nước lã. Nhưng do đang chuyển quân nên chúng tôi không có thời giờ để làm việc ấy. Trò ranh ma đê tiện của chúng dã không bị trừng trị.
    Chúng tôi được chất lên những ?oteplushkas?, các toa trần có gắn giường ngủ và cái bếp lò nhỏ bằng sắt - các chỉ huy đi chung với trung đội của mình. Khi đốt lò lên, ở trên thì nóng mà ở dưới lại lạnh. Họ đưa chúng tôi về phía bắc. Lúc này thì không còn nghi ngờ gì nữa, đúng là chúng tôi đang bị đưa đi đánh nhau ở Phần Lan. Vào thời điểm này trong năm thời tiết rất lạnh, tàu chúng tôi càng đi xa thì sương giá càng dày đặc. Chỗ tôi ở là giường tầng hai, gần một cửa kính băng giá phủ kín. Một đêm, khi đang ngủ, một nhúm tóc của tôi bị dính chặt vào lớp băng trên kính cửa. Tàu đi rất chậm nhưng điều đó không làm chúng tôi buồn chán. Chúng tôi không muốn nhanh chóng đi gặp chiến tranh. Tôi hướng dẫn anh em trong các khóa học về trang thiết bị thông tin, giảng về các chủ đề chính của tình hình chính trị hiện đại. Tại các ga chúng tôi thường được hỏi mua lại số makhorka (một loại thuốc lá Nga nặng và rẻ tiền) mà chúng tôi được phát. Tôi là người không hút thuốc nên thường phân phát hết suất makhorka của mình cho anh em binh sĩ. Nhưng có lần, tại một ga nọ, một công nhân đường sắt lớn tuổi lại gần tôi hỏi mua makhorka. Tôi đưa cái gói phần mình cho ông nhưng từ chối lấy tiền. Ông già nói với tôi một cách chân thành và tự tin ?oChúa hãy ban cho anh sống sót mà trở về.? Thật lòng, sau này tôi thường nhớ lại lời cầu phước đó, bởi sau chiến tranh bạn thường trở nên mê tín. Mỗi khi thoát khỏi những tình huống hiểm nguy mà vẫn còn nguyên vẹn, tôi lại vô tình nghĩ rằøng đã mua lấy cuộc sống của mình bằng một gói makhorka.
  8. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330

    Bologoye nằm giữa chặng đường từ Maskva tới Leningrad. Chúng tôi tới đây từ sáng sớm, mọi người vẫn còn đang ngủ trên các toa. Mọi nhánh đường đều kẹt cứng các đoàn tàu chất đầy trang thiết bị quân sự. Chúng tôi tới một trạm dừng gần một đoàn tàu chở các máy bay đã tháo rời. Tôi là sĩ quan chịu trách nhiệm tới gặp người chỉ huy quân sự ở đây để báo cáo về sự có mặt của chúng tôi. Nhìn những khẩu pháo trên phù hiệu của tôi, người chỉ huy cho rằng tôi thuộc trung đoàn pháo binh vừa tới nên mỉm cười thân mật: ?oVừa đến hả? Nào, bây giờ anh phải ở lại với chúng tôi một lúc đã. Chúng tôi sẽ xếp cho các anh sang tuyến tránh ngay bây giờ. Hãy đưa cho tôi xem giấy tờ nào.? Tôi đưa cho anh ta. Đọc xong số hiệu đoàn tàu, trong đó cái từ ?obộ binh? khắc nghiệt được viết dưới dạng mật mã, tay chỉ huy liền cau mày. Nụ cười biến mất trên gương mặt và anh ta đổi sang một giọng khác, lạnh lùng : ?oVề bảo với mọi người không được ra khỏi các toa xe. Chúng tôi sẽ gửi các anh đi ngay lập tức.? Và tàu chúng tôi chuyển bánh đi Leningrad ngay lập tức. Chúng tôi cho rằng trong các khu rừng và đầm lầy Phần Lan thì bộ binh chắc hẳn phải là lực lượng được sử dụng chủ yếu và sẽ chịu những tổn thất to lớn. Do đó chúng tôi không ngạc nhiên khi bị chuyển thẳng tới tuyến đường sắt chính dẫn ra mặt trận. Nơi đấy cần có bộ binh ở tuyến đầu. Bộ binh ?" đấy là chúng tôi. ?
  9. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330

    Bologoye nằm giữa chặng đường từ Maskva tới Leningrad. Chúng tôi tới đây từ sáng sớm, mọi người vẫn còn đang ngủ trên các toa. Mọi nhánh đường đều kẹt cứng các đoàn tàu chất đầy trang thiết bị quân sự. Chúng tôi tới một trạm dừng gần một đoàn tàu chở các máy bay đã tháo rời. Tôi là sĩ quan chịu trách nhiệm tới gặp người chỉ huy quân sự ở đây để báo cáo về sự có mặt của chúng tôi. Nhìn những khẩu pháo trên phù hiệu của tôi, người chỉ huy cho rằng tôi thuộc trung đoàn pháo binh vừa tới nên mỉm cười thân mật: ?oVừa đến hả? Nào, bây giờ anh phải ở lại với chúng tôi một lúc đã. Chúng tôi sẽ xếp cho các anh sang tuyến tránh ngay bây giờ. Hãy đưa cho tôi xem giấy tờ nào.? Tôi đưa cho anh ta. Đọc xong số hiệu đoàn tàu, trong đó cái từ ?obộ binh? khắc nghiệt được viết dưới dạng mật mã, tay chỉ huy liền cau mày. Nụ cười biến mất trên gương mặt và anh ta đổi sang một giọng khác, lạnh lùng : ?oVề bảo với mọi người không được ra khỏi các toa xe. Chúng tôi sẽ gửi các anh đi ngay lập tức.? Và tàu chúng tôi chuyển bánh đi Leningrad ngay lập tức. Chúng tôi cho rằng trong các khu rừng và đầm lầy Phần Lan thì bộ binh chắc hẳn phải là lực lượng được sử dụng chủ yếu và sẽ chịu những tổn thất to lớn. Do đó chúng tôi không ngạc nhiên khi bị chuyển thẳng tới tuyến đường sắt chính dẫn ra mặt trận. Nơi đấy cần có bộ binh ở tuyến đầu. Bộ binh ?" đấy là chúng tôi. ?
  10. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Hồi ức của Mikhail Lukinov
    Phần 2: Chiến dịch Băng giá

    Và chúng tôi đã tới Leningrad ?" thành phố vĩ đại của Piotr Đại đế và Lenin, thành phố của cuộc cách mạng làm kinh động thế giới, thành phố của những dinh thự, bảo tàng và các công trình kiến trúc tuyệt đẹp. Vậy nhưng lúc này ta không cách nào nhận ra được tất cả những thứ ấy. Đây là một Leningrad khác, lạnh lẽo, thô lỗ, thành phố tiền tuyến, ảm đạm, u ám, dày đặc sương mù và phủ đầy tuyết. Đoàn tàu chở chúng tôi dừng tại một ga chở hàng. Súng ống, đạn dược, xe ngựa, xe goòng và tất cả những phương tiện giao thông sử dụng ngựa kéo được chuyển tới đây xuyên qua thành phố dưới màn sương dày. Các chuyến xe điện, kính bám đầy tuyết, đổ về đây đón người và đưa họ đi qua những con phố tối tăm lạnh lẽo để tới phía bắc thành phố. Chúng tôi đi qua thành phố và tập trung tại một ngôi làng ngoại ô, nơi chúng tôi được vào trú chân trong những ngôi nhà nông dân lèn chật ních người. Nhưng giờ đây, chúng tôi hài lòng với bất cứ chỗ trú thân nào trong cái giá lạnh khắc nghiệt ấy. Các sĩ quan được gọi lên để nhận chỉ thị. Chúng tôi được lệnh sáng mai bắt đầu hành quân, xuyên qua biên giới Phần Lan để tiến vào khu vực đang xảy ra chiến sự. Phải chuẩn bị sẵn sàng cho bất kỳ tình huống nào có thể xảy ra trong chiến tranh.
    Trung đoàn bộ binh 306 tham gia chiến dịch Phần Lan trong thành phần của Sư đoàn bộ binh 62. Sư đoàn này được thành lập tại Belaya Tserkov và Fastov thuộc Quân khu Kiev. Sư đoàn được biên chế trong Tập đoàn quân 13 tại bán đảo Karelia theo Mật lệnh quân sự 18.01.1940. Sư đoàn nhận lệnh tập trung quanh làng Lipola vào ngày 30 tháng Giêng năm 1940. Sư đoàn đã hành quân tới mặt trận ngày 3 tháng Hai năm 1940 và tới 17 tháng Hai được chuyển tới biên chế cho Binh đoàn Bộ binh 23 từ lực lượng dự bị của Tập đoàn quân 13. Hành quân từ Lipola tới Kangaspelto từ 17 tới 20 tháng Hai 1940. Tham gia tấn công Volossula ngày 19 tháng Hai 1940, Kelya ngày 20 tháng Hai, sau đó đóng quân tại khu vực Mutaranta trong thời gian từ 21 tới 23 tháng Hai 1940. Lên xe lửa ngày 21 tháng Ba năm 1940 và di chuyển tới Quân khu Kiev từ Leningrad. Các thông tin trên lấy từ tập 1 bộ ?oHãy đón chào chúng tôi, hỡi Phần Lan xinh đẹp?. St.Petersburg 1999, ISBN 5-8172-0022-8, chủ bút - Yevgeniy Balashov, NXB OOO Galea Print. (Theo Bair Irincheev).
    Vào lúc tảng sáng, chúng tôi lập thành một đội hình hành quân và tiến về biên giới Phần Lan, cái biên giới hóa ra rất gần với ngoại ô Leningrad. Chúng tôi rất ngạc nhiên: một thành phố to lớn, là một trong những trung tâm quan trọng nhất nước ta, lại nằm gần như thế cạnh biên giới một nước thù địch. Vượt qua các cột mốc biên giới và khu ?ovành đai trắng?. Về phía biên giới của ta, các chốt canh không che bằng ván gỗ mà chăng lưới kẽm gai xen lẫn những bó cành thông và linh sam bện lại. Đó là cách nguỵ trang của lính biên phòng để chống bọn bắn tỉa của Phần Lan. Và thế là, sau khi đã vượt qua biên giới Ba Lan, chúng tôi đã vượt tiếp một dải biên giới nữa của tổ quốc. Bởi điều đó là cần thiết.
    Đất nước Phần Lan. Nhà cửa bị đốt cháy khi rút lui, cầu cống nổ tung, đó đây lỗ chỗ hố đạn và hố mìn đen ngòm. Đôi chỗ có những biển báo, yêu cầu tất cả hoạt động vận chuyển chỉ được thực hiện trên đường lộ do hai bên đường đều bị cài mìn, nguỵ trang dưới lớp tuyết. Dây điện thoại dã chiến, bị bọn Phần Lan bỏ lại, lộ ra rất rõ dưới tuyết, mảnh, nhẹ, bọc trong vỏ nhựa màu. Dây thông tin của chúng ta thì nặng, làm bằng thép và bọc lớp cách điện màu đen rất dày. Ống quấn dây cũng bằng sắt, rất nặng và rất khó cuộn lại hay rải ra.
    Sương giá thật khủng khiếp. Không tài nào cưỡi ngựa được. Chúng tôi phải đi bộ, ngựa dắt theo sau. Sương giá bám đầy trên những bộ lông ngựa. Các kỹ sư công binh phải đốt lên những đống lửa dọc hai bên đường hành quân. Bạn có thể dừng lại sưởi ấm đôi chút, mặc cho khói bốc vào mũi làm nghẹt thở. Tới cuối ngày đầu tiên chúng tôi dừng lại nghỉ đêm tại điểm trú quân của một đơn vị công binh, trông ra con đường có mấy cây cầu lắp ghép. Đó là cái kho thóc và chuồng ngựa còn lại của một trang trại, các dãy nhà chính và nhà phụ đã bị chính tay người Phần Lan đốt bỏ khi rút lui. Kho thóc và chuồng ngựa đó giờ đây chẳng khác nào cung điện đối với chúng tôi. Sự hiếu khách của đám công binh, điều hiếm khi xảy ra, thật đáng cảm động.
    Ngày hôm sau chúng tôi bắt đầu tới gần mặt trận. Điều đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là những xác chết đông cứng của binh lính và sĩ quan ta nằm rải rác, bị tuyết phủ kín. Họ nằm lại ngay nơi họ bị thần chết túm lấy, trong các tư thế khác nhau. Trước đây chúng tôi đối xử với người chết rất tôn trọng. Có áo quan, lễ tang, lễ tiễn biệt, mọi người dừng lại xung quanh để tưởng niệm, che đi những tấm gương, vặn cho đồng hồ dừng lại. Nhưng giờ đây dường như chẳng còn ai quan tâm tới những điều ấy nữa. Cứ như thể họ, những người đã đi trước, đang nói với chúng tôi rằng cái chết là điều vẫn thường xuất hiện nơi đây. Họ đã bị giết, nên cứ để họ lại, như vậy cũng là bình thường thôi. Đấy chính là chiến tranh, và mọi chuyện ở đây tất nhiên là phải khác với trong cuộc sống thời bình. Ở đây bạn phải làm quen với chuyện đó.
    Chúng tôi đã tới chiến tuyến, đằng sau là tuyến phòng thủ cuối cùng của Phần Lan. Những đơn vị phía cánh phải và cánh trái vui vẻ sắp xếp chỗ ở cho chúng tôi, giao cho sư đoàn chúng tôi phụ trách một khu vực đơn lập. Sau này tôi nghe kể các sĩ quan bộ binh đã phát biểu một cách ác ý rằng cánh ?ohàng xóm? đã giao cho chúng tôi đảm trách khu vực khốc liệt nhất để mình được rút tới nơi dễ thở hơn.
    Vâng, chúng tôi đã tới ?oPhòng tuyến Mannerheim". Những dãy lô cốt bêtông, tua tủa các họng đại bác và súng máy, nằm trên những ngọn đồi được che khuất bởi những khu rừng rậm rạp. Những ?ocửa sổ? không đóng băng khoét trên mặt băng của các đầm lầy trũng xen giữa các lô cốt, luôn được kiểm tra thường xuyên, đổ đầy dầu và rắc tuyết lên trên. Ngã vào những ?ocửa sổ? đó nghĩa là cầm chắc cái chết. Thêm vào đó, những khoảng đất trống giữa các lô cốt luôn nằm trong tầm hỏa lực chéo cánh sẻ bắn ra từ các lô cốt.
    Chúng tôi dừng lại. Trung đoàn 306 chúng tôi được đưa lên tuyến đầu, hai trung đoàn còn lại của sư đoàn chúng tôi được bố trí dự bị ở phía sau. Như thường lệ, chúng tôi lại là những kẻ ?omay mắn?. Bắt tay vào đào các công sự chiến đấu. Mặt đất bị đông cứng, chúng tôi phải cho nổ chúng lên bằng thuốc nổ TNT. Chúng tôi chặt gỗ thông để lợp mái do nơi đây có rất nhiều rừng.
    Vì lý do gì đó phải gặp chính trị viên nên tôi đi hỏi tìm anh ta. Mọi người bảo anh ta đang đi lấy vodka cho khẩu đội. Tôi không tin vào tai mình nữa. Hắn, một tay chống rượu, người đã phá hỏng bữa tiệc mừng Giao thừa của chúng tôi chỉ vì sợ chúng tôi sẽ uống một cốc rượu vang. Vậy màø bây giờ chính hắn lại là người đi lấy vodka đem về. Nhưng đời là vậy đấy. Người ta phát cho chúng tôi 100 gram vodka mỗi ngày. Nó giúp chúng tôi nóng người và cảm thấy phấn chấn trong giá rét, đồng thời nó làm chúng tôi thêm can đảm khi tấn công. Khoảng hai ngày sau khi chúng tôi tới mặt trận, chủ nhiệm pháo binh trung đoàn gọi tất cả sĩ quan của các khẩu đội lên gặp mặt. Ông thông báo rằng đợt tấn công vào các vị trí của đối phương sẽ bắt đầu vào ngày hôm sau. Hôm nay sẽ có vài sĩ quan cao cấp của ban tham mưu sư đoàn dẫn một nhóm sĩ quan chúng tôi đi trinh sát. Tôi trở về khẩu đội để bố trí người thay tôi chỉ huy trung đội trong khi tôi vắng mặt. Có hai cậu lính thông tin đề nghị tôi cho phép đi cùng để ?oxem bọn Phần Lan thế nào?. Tôi đồng ý một cách bất đắc dĩ.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này