1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại của nhân dân Liên Xô

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi danngoc, 04/09/2004.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Hồi ức của Mikhail Lukinov
    Phần 2: Chiến dịch Băng giá

    Và chúng tôi đã tới Leningrad ?" thành phố vĩ đại của Piotr Đại đế và Lenin, thành phố của cuộc cách mạng làm kinh động thế giới, thành phố của những dinh thự, bảo tàng và các công trình kiến trúc tuyệt đẹp. Vậy nhưng lúc này ta không cách nào nhận ra được tất cả những thứ ấy. Đây là một Leningrad khác, lạnh lẽo, thô lỗ, thành phố tiền tuyến, ảm đạm, u ám, dày đặc sương mù và phủ đầy tuyết. Đoàn tàu chở chúng tôi dừng tại một ga chở hàng. Súng ống, đạn dược, xe ngựa, xe goòng và tất cả những phương tiện giao thông sử dụng ngựa kéo được chuyển tới đây xuyên qua thành phố dưới màn sương dày. Các chuyến xe điện, kính bám đầy tuyết, đổ về đây đón người và đưa họ đi qua những con phố tối tăm lạnh lẽo để tới phía bắc thành phố. Chúng tôi đi qua thành phố và tập trung tại một ngôi làng ngoại ô, nơi chúng tôi được vào trú chân trong những ngôi nhà nông dân lèn chật ních người. Nhưng giờ đây, chúng tôi hài lòng với bất cứ chỗ trú thân nào trong cái giá lạnh khắc nghiệt ấy. Các sĩ quan được gọi lên để nhận chỉ thị. Chúng tôi được lệnh sáng mai bắt đầu hành quân, xuyên qua biên giới Phần Lan để tiến vào khu vực đang xảy ra chiến sự. Phải chuẩn bị sẵn sàng cho bất kỳ tình huống nào có thể xảy ra trong chiến tranh.
    Trung đoàn bộ binh 306 tham gia chiến dịch Phần Lan trong thành phần của Sư đoàn bộ binh 62. Sư đoàn này được thành lập tại Belaya Tserkov và Fastov thuộc Quân khu Kiev. Sư đoàn được biên chế trong Tập đoàn quân 13 tại bán đảo Karelia theo Mật lệnh quân sự 18.01.1940. Sư đoàn nhận lệnh tập trung quanh làng Lipola vào ngày 30 tháng Giêng năm 1940. Sư đoàn đã hành quân tới mặt trận ngày 3 tháng Hai năm 1940 và tới 17 tháng Hai được chuyển tới biên chế cho Binh đoàn Bộ binh 23 từ lực lượng dự bị của Tập đoàn quân 13. Hành quân từ Lipola tới Kangaspelto từ 17 tới 20 tháng Hai 1940. Tham gia tấn công Volossula ngày 19 tháng Hai 1940, Kelya ngày 20 tháng Hai, sau đó đóng quân tại khu vực Mutaranta trong thời gian từ 21 tới 23 tháng Hai 1940. Lên xe lửa ngày 21 tháng Ba năm 1940 và di chuyển tới Quân khu Kiev từ Leningrad. Các thông tin trên lấy từ tập 1 bộ ?oHãy đón chào chúng tôi, hỡi Phần Lan xinh đẹp?. St.Petersburg 1999, ISBN 5-8172-0022-8, chủ bút - Yevgeniy Balashov, NXB OOO Galea Print. (Theo Bair Irincheev).
    Vào lúc tảng sáng, chúng tôi lập thành một đội hình hành quân và tiến về biên giới Phần Lan, cái biên giới hóa ra rất gần với ngoại ô Leningrad. Chúng tôi rất ngạc nhiên: một thành phố to lớn, là một trong những trung tâm quan trọng nhất nước ta, lại nằm gần như thế cạnh biên giới một nước thù địch. Vượt qua các cột mốc biên giới và khu ?ovành đai trắng?. Về phía biên giới của ta, các chốt canh không che bằng ván gỗ mà chăng lưới kẽm gai xen lẫn những bó cành thông và linh sam bện lại. Đó là cách nguỵ trang của lính biên phòng để chống bọn bắn tỉa của Phần Lan. Và thế là, sau khi đã vượt qua biên giới Ba Lan, chúng tôi đã vượt tiếp một dải biên giới nữa của tổ quốc. Bởi điều đó là cần thiết.
    Đất nước Phần Lan. Nhà cửa bị đốt cháy khi rút lui, cầu cống nổ tung, đó đây lỗ chỗ hố đạn và hố mìn đen ngòm. Đôi chỗ có những biển báo, yêu cầu tất cả hoạt động vận chuyển chỉ được thực hiện trên đường lộ do hai bên đường đều bị cài mìn, nguỵ trang dưới lớp tuyết. Dây điện thoại dã chiến, bị bọn Phần Lan bỏ lại, lộ ra rất rõ dưới tuyết, mảnh, nhẹ, bọc trong vỏ nhựa màu. Dây thông tin của chúng ta thì nặng, làm bằng thép và bọc lớp cách điện màu đen rất dày. Ống quấn dây cũng bằng sắt, rất nặng và rất khó cuộn lại hay rải ra.
    Sương giá thật khủng khiếp. Không tài nào cưỡi ngựa được. Chúng tôi phải đi bộ, ngựa dắt theo sau. Sương giá bám đầy trên những bộ lông ngựa. Các kỹ sư công binh phải đốt lên những đống lửa dọc hai bên đường hành quân. Bạn có thể dừng lại sưởi ấm đôi chút, mặc cho khói bốc vào mũi làm nghẹt thở. Tới cuối ngày đầu tiên chúng tôi dừng lại nghỉ đêm tại điểm trú quân của một đơn vị công binh, trông ra con đường có mấy cây cầu lắp ghép. Đó là cái kho thóc và chuồng ngựa còn lại của một trang trại, các dãy nhà chính và nhà phụ đã bị chính tay người Phần Lan đốt bỏ khi rút lui. Kho thóc và chuồng ngựa đó giờ đây chẳng khác nào cung điện đối với chúng tôi. Sự hiếu khách của đám công binh, điều hiếm khi xảy ra, thật đáng cảm động.
    Ngày hôm sau chúng tôi bắt đầu tới gần mặt trận. Điều đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là những xác chết đông cứng của binh lính và sĩ quan ta nằm rải rác, bị tuyết phủ kín. Họ nằm lại ngay nơi họ bị thần chết túm lấy, trong các tư thế khác nhau. Trước đây chúng tôi đối xử với người chết rất tôn trọng. Có áo quan, lễ tang, lễ tiễn biệt, mọi người dừng lại xung quanh để tưởng niệm, che đi những tấm gương, vặn cho đồng hồ dừng lại. Nhưng giờ đây dường như chẳng còn ai quan tâm tới những điều ấy nữa. Cứ như thể họ, những người đã đi trước, đang nói với chúng tôi rằng cái chết là điều vẫn thường xuất hiện nơi đây. Họ đã bị giết, nên cứ để họ lại, như vậy cũng là bình thường thôi. Đấy chính là chiến tranh, và mọi chuyện ở đây tất nhiên là phải khác với trong cuộc sống thời bình. Ở đây bạn phải làm quen với chuyện đó.
    Chúng tôi đã tới chiến tuyến, đằng sau là tuyến phòng thủ cuối cùng của Phần Lan. Những đơn vị phía cánh phải và cánh trái vui vẻ sắp xếp chỗ ở cho chúng tôi, giao cho sư đoàn chúng tôi phụ trách một khu vực đơn lập. Sau này tôi nghe kể các sĩ quan bộ binh đã phát biểu một cách ác ý rằng cánh ?ohàng xóm? đã giao cho chúng tôi đảm trách khu vực khốc liệt nhất để mình được rút tới nơi dễ thở hơn.
    Vâng, chúng tôi đã tới ?oPhòng tuyến Mannerheim". Những dãy lô cốt bêtông, tua tủa các họng đại bác và súng máy, nằm trên những ngọn đồi được che khuất bởi những khu rừng rậm rạp. Những ?ocửa sổ? không đóng băng khoét trên mặt băng của các đầm lầy trũng xen giữa các lô cốt, luôn được kiểm tra thường xuyên, đổ đầy dầu và rắc tuyết lên trên. Ngã vào những ?ocửa sổ? đó nghĩa là cầm chắc cái chết. Thêm vào đó, những khoảng đất trống giữa các lô cốt luôn nằm trong tầm hỏa lực chéo cánh sẻ bắn ra từ các lô cốt.
    Chúng tôi dừng lại. Trung đoàn 306 chúng tôi được đưa lên tuyến đầu, hai trung đoàn còn lại của sư đoàn chúng tôi được bố trí dự bị ở phía sau. Như thường lệ, chúng tôi lại là những kẻ ?omay mắn?. Bắt tay vào đào các công sự chiến đấu. Mặt đất bị đông cứng, chúng tôi phải cho nổ chúng lên bằng thuốc nổ TNT. Chúng tôi chặt gỗ thông để lợp mái do nơi đây có rất nhiều rừng.
    Vì lý do gì đó phải gặp chính trị viên nên tôi đi hỏi tìm anh ta. Mọi người bảo anh ta đang đi lấy vodka cho khẩu đội. Tôi không tin vào tai mình nữa. Hắn, một tay chống rượu, người đã phá hỏng bữa tiệc mừng Giao thừa của chúng tôi chỉ vì sợ chúng tôi sẽ uống một cốc rượu vang. Vậy màø bây giờ chính hắn lại là người đi lấy vodka đem về. Nhưng đời là vậy đấy. Người ta phát cho chúng tôi 100 gram vodka mỗi ngày. Nó giúp chúng tôi nóng người và cảm thấy phấn chấn trong giá rét, đồng thời nó làm chúng tôi thêm can đảm khi tấn công. Khoảng hai ngày sau khi chúng tôi tới mặt trận, chủ nhiệm pháo binh trung đoàn gọi tất cả sĩ quan của các khẩu đội lên gặp mặt. Ông thông báo rằng đợt tấn công vào các vị trí của đối phương sẽ bắt đầu vào ngày hôm sau. Hôm nay sẽ có vài sĩ quan cao cấp của ban tham mưu sư đoàn dẫn một nhóm sĩ quan chúng tôi đi trinh sát. Tôi trở về khẩu đội để bố trí người thay tôi chỉ huy trung đội trong khi tôi vắng mặt. Có hai cậu lính thông tin đề nghị tôi cho phép đi cùng để ?oxem bọn Phần Lan thế nào?. Tôi đồng ý một cách bất đắc dĩ.
  2. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Và thế là một nhóm gồm những sĩ quan bộ binh và pháo binh, khoảng 12 tới 15 người, rời khỏi doanh trại để tiến theo hướng Bắc vào khu rừng. Chúng tôi đi theo hàng một, vượt qua lối mòn tạo bởi một rãnh tuyết sâu. Người sĩ quan cấp cao dẫn đầu, chúng tôi theo sau. Mấy tay lính thông tin hiếu kỳ của tôi đi chặn hậu. Tay phải chúng tôi là một dãy đồi, còn phía tay trái là một khoảng dốc trống trải. Buổi sáng hôm đó trời rất đẹp: sương giá, trời xanh trong, mặt trời chiếu sáng và xung quanh rất yên tĩnh. Tiếng động duy nhất là tiếng tuyết kêu cót két dưới chân. Chúng tôi tiến sâu dần vào rừng. Tôi nhìn quanh và không thể nhận ra đâu là vị trí chúng tôi, đâu là chỗ bố trí bộ binh và đâu là chỗ bố trí các đơn vị tiền tiêu nữa, dù chúng tôi vừa mới rời doanh trại được không xa. Xung quanh chỉ thấy toàn rừng thông, rãnh tuyết và một sự yên tĩnh giả tạo. Một cảm giác lo sợ và cảnh giác dần dần xuất hiện. Mấy cậu thông tin đi sau chúng tôi bắt đầu bị tụt lại. Hiển nhiên họ hiểu là chúng tôi đang được dẫn thẳng tới thăm bọn Phần Lan. Đột nhiên, khu rừng kết thúc bởi một hẻm núi dốc đứng, và chúng tôi cảm thấy phấn khởi trước sự quang đãng ấy. Một con suối nhỏ đóng băng chảy dọc theo đáy hẻm núi đó. Một cây cầu bắc ngang qua nó, bị chặn bởi một đống đá to. Ở bờ bên kia của hẻm núi, ngay trước mặt chúng tôi khoảng không hơn 100 mét, chễm chệ một ụ lô cốt bê tông, chĩa thẳng những nòng đại bác và súng máy qua lỗ châu mai vào chúng tôi. Sau lô cốt thấp thoáng mấy bóng người đang đào những rãnh chiến hào sâu trong tuyết. Tôi không thể tin vào mắt mình nữa. Chúng tôi được dẫn ra giữa khoảng đất trống, ngay trước họng súng của bọn Phần Lan. Tất cả bọn tôi sẽ bị quét sạch lập tức bởi một loạt súng máy. Vài chiếc xe trượt nằm cạnh chỗ chúng tôi, trên có một chiếc chậu tráng men xanh nhạt, trông thật tương phản với màu tuyết trắng. Tất nhiên, đấy chính là cái mốc đặt sẵn làm điểm chuẩn ngắm bắn.
    Trong khi đó, ông sĩ quan chỉ huy vẫn đang lên lớp, tay khoa trong không khí: ?oPhải bố trí đại bác ở vị trí này để tăng rộng góc xạ kích, còn bộ binh thì phải tiến quân dọc theo đáy khe núi.? ?" và nói thêm mấy câu gì đó tương tự. Đầu óc tôi quýnh cả lên: ?oTại sao bọn Phần Lan không nổ súng ngay? Chúng có trông rõ chúng ta không?? Hai người trong bọn tôi, phấn khởi vì sự im lặng từ phía cái lô cốt, bắt đầu tụt xuống và ném vài hòn đá về phía cây cầu. Viên sĩ quan chỉ huy đang tiếp tục bài hướng dẫn của mình, nhưng phía địch vẫn im lặng, tại sao vậy?
    Và rồi, thình lình mấy phát súng vang lên sau lưng chúng tôi, phá vỡ sự yên tĩnh. Tôi quay lại: mấy cậu lính thông tin, đứng trên con đường mòn cách chỗ chúng tôi một quãng xa, đang nã súng về phía tay trái, vào cái khe núi. Tại đấy, giữa đám rừng, xuất hiện mấy bóng người trượt tuyết mặc đồ trắng đang phóng ra sau chúng tôi, cố gắng cắt đứt đường rút lui. ?oBọn Phần Lan? ?" tôi hét lớn, và toàn nhóm chúng tôi hốt hoảng thối lui, chân lún trong lớp tuyết dày. Thế là đã rõ lý do tại sao chúng tôi không ăn đạn từ phía lô cốt: chúng muốn bắt sống chúng tôi bằng cách chặn đường rút lui. Làm thế nào mà chúng tôi có thể xoay sở được với mấy khẩu súng ngắn, chân thì lún sâu trong tuyết, trong khi có cả một toán Phần Lan trang bị đầy đủ súng máy bao vây xung quanh? Một nửa bọn tôi sẽ bị giết, nửa còn lại sẽ bị bắt làm tù binh. Quân địch cần biết thông tin về lực lượng đối phương, và chúng sẵn sàng tra tấn những người còn sống để moi lấy nó. Thật may mắn là bọn lính trượt tuyết Phần Lan lại tiến thẳng tới chỗ mấy người lính thông tin, và họ đã nổ súng vào chúng. Tất nhiên phía Phần Lan không thể ngờ rằng chỉ có mỗi hai người đi đằng sau nhóm chúng tôi (mà ngay điều đó cũng chỉ do tình cờ), chứ không phải cả một trung đội cảnh vệ. Đấy là lý do tại sao chúng không dám khép kín vòng vây.
    Nhóm chúng tôi mau chóng quay trở về. Một vài người chửi rủa không cần giấu diếm, những người còn lại thì im lặng và buồn rầu, trong bụng hiểu rõ chuyến mạo hiểm này đáng lẽ đã kết thúc không hay thế nào. Một người trong nhóm cất tiếng cười nhạo những gì đã xảy ra, cố gắng che giấu nỗi sợ hãi của bản thân. Người sĩ quan chỉ huy cũng thử bắt chuyện sang một vấn đề khác, nhưng không còn ai lắng nghe ông ta, mọi người đều đang cố thoát khỏi khu rừng nguy hiểm này càng nhanh càng tốt. Cuối cùng chúng tôi cũng về tới doanh trại của mình. Nhưng điều đầu tiên chúng tôi nhìn thấy không phải những đội tiền tiêu hay những tuyến lính bộ binh mà là một xe nhà bếp cùng một tay anh nuôi đang trút tuyết vào nồi. Có ai đó trong nhóm bảo với tay anh nuôi rằng đang lẽ chúng tôi không nên đi xa đến thế, và rằng bọn Phần Lan đang ở rất gần. ?oBọn Phần Lan nào? Tôi mà gặp thì sẽ lấy cái muôi này choảng chúng một trận nên thân!? Thái độ lạc quan đó còn phổ biến trong phần lớn binh sĩ, cho tới khi chúng tôi phải thực sự tắm mình trong máu. Tất nhiên, không một ai ngỏ lời cám ơn tôi vì đã đem theo mấy cậu lính đã cứu mạng cả nhóm. Những trận chiến và mối hiểm nguy thực sự vẫn còn ở phía trước.
    Phần còn lại trong ngày là dành cho việc chuẩn bị cho trận đánh diễn ra vào hôm sau: tôi phải đi kiểm tra lại radio và máy điện thoại. Tới xế chiều chúng tôi gọi một lần nữa cho cấp trên để xin chỉ thị hướng dẫn. Khi về tới hầm trú ẩn vào chập tối, cởi cái áo khoác ngoài cửa và bật đèn pin lên, tôi bỗng phát hoảng. Bên trong đầy binh lính ngủ chồng chất lên nhau, cát không ngừng rơi từ nóc hầm xuống ?" căn hầm quá nhỏ. Tôi phải tới ngủ nhờ hầm của chính trị viên. Anh ta dùng một cái lều tròn xinh xinh cho riêng mình, bên trong trang bị cả lò sưởi. Tay chính trị viên đang ?osửa soạn? cho trận đánh ngày mai bằng cách khâu một cái cổ áo trắng vào bộ quân phục của mình. Tôi lăn ra ngủ tại chỗ anh ta, không cởi quần áo mà nằm ngay trên sàn làm bằng tuyết nện kỹ trên lớp cành thông.
    Buổi sáng diễn ra trận chiến đầu tiên, tôi cùng với mấy cậu lính thông tin của mình được lệnh đi theo các trung đội hỏa lực để tháp tùng một xe giàn chất radio và các thiết bị điện thoại liên lạc, khẩn trương thiết lập đường dây thông tin chỉ huy. Chúng tôi đi vào rừng, theo sau đám bộ binh. Người lính hy sinh đầu tiên của trung đoàn chúng tôi nằm đó, trên khoảng đất trống. Điều đó có nghĩa là bọn Phần Lan đã chủ động phục sẵn ở khoảng trống này từ hồi đêm để phục kích các đơn vị tấn công của chúng tôi. Một cái mũ sắt bị một viên đạn xuyên thủng và một mặt nạ phòng độc, ống thở bê bết máu, nằm lăn lóc cạnh xác người lính.
    Chúng tôi di chuyển dọc theo khu rừng về phía cái lô cốt đã trinh sát ngày hôm qua. Từ phía đó vang lên những tiếng hô "Hurrah!", tiếng nổ và tiếng súng máy. Người thương binh đầu tiên xuất hiện, mình băng trắng và đang rên rỉ. Theo cẩm nang dã chiến thì việc di chuyển thương binh phải được thực hiện trên một con đường không trùng với tuyến chuyển quân tiếp viện, nhằm không làm suy giảm ý chí chiến đấu của họ. Nhưng ai mà còn hơi sức nghĩ tới những chuyện như thế trong khi đánh nhau? Đạn cối đang bay về phía chúng tôi, nổ tung lên hàng cột đất và tuyết. Tôi đang đi bên trái của chiếc xe giàn, chân ngập trong tuyết. Đột nhiên, có một điều gì đó thúc tôi băng sang bên phải, dù đường bên đó khó đi hơn. Tôi vừa đi được mấy bước thì một quả đạn cối rít tới cắm đúng vào khoảng đất phía bên trái chiếc xe, nơi hồi nãy tôi vừa bước đi. Nó chui sâu vào tuyết nhưng không phát nổ. Nếu tôi không băng qua phía bên kia xe giàn, rất có thể tôi đã mất mạng. Nhưng ngay cả việc bước sang phía bên kia chiếc xe cũng không thể cứu mạng tôi trong trường hợp quả đạn phát nổ. May mắn thay, không phải tất cả đạn pháo của quân Phần Lan đều nổ. Về sau tôi được biết rằng có một số đạn dược được chuyển cho Phần Lan bởi chính những đồng minh phương Tây từ kho vũ khí quá hạn của họ: ?oLạy Chúa, hãy nhận lấy những thứ mà chúng tôi không dùng nữa?.
    Điều gì đã khiến tôi đổi chỗ đúng một phút trước khi quả đạn bay tới? Hình như đó là bản năng, thứ giúp một con thú rời bỏ chỗ trú ngay trước khi viên đạn bắn tới. Thôi đành cứ tạm nghĩ như vậy.
    Lính bộ binh tấn công lô cốt ngay từ chính diện, chịu tổn thất nặng. Nhưng cũng có thể đi vòng qua và tấn công từ sau lại, bởi đằng sau không có các lỗ châu mai gắn đại bác và súng máy. Nhưng anh không thể đứng ra phê phán các vị chỉ huy. Họ không thể mắc sai lầm, chẳng khác nào chính vợ của Xêda. Cuối cùng, chúng tôi cũng tìm cách chiếm được cái lô cốt. Một chiếc xe tăng phun lửa tiến tới và phụt vài cột lửa vào mấy lỗ châu mai (có thể khẳng định đó là loại tăng T-26 có gắn súng phun lửa - Valera Potapov). Bọn Phần Lan rút chạy. Đường rút của chúng được yểm trợ bởi một xạ thủ trung liên, hắn kéo khẩu súng của mình lên nóc lô cốt và đã hy sinh một cách anh hùng trong khi bắn trả quân tấn công. Khi lính bộ binh của chúng tôi đang tiến lên truy kích, tôi chạy tới thử nhìn vào trong cái lô cốt vừa chiếm được. Và sự tò mò của tôi đã được đền đáp xứng đáng. Khi lô cốt này thất thủ thì những lô cốt lân cận, vẫn còn nằm trong tay quân Phần Lan, lập tức nã pháo vào nó. Nhiều quả đạn nổ tung, nhưng may mắn là không gây tổn thất gì cho chúng tôi. Những lớp tường bê tông dày được bọc bằng nhiều tấm giáp kim loại chống chấn động. Đó là lý do tại sao các loạt đạn xuyên thép không thể bắn thủng tường mà chỉ bật đi. Xác binh lính của chúng tôi nằm ngổn ngang phía trước lô cốt, vài cái trong số đó bị cháy nám vì lửa phun ra từ chiếc xe tăng và bị xích của nó nghiền nát. Đó là vì chiếc xe tăng đã tới lô cốt sau họ (Tại sao họ không đưa nó tới sớm hơn?) và lăn lên trên mấy xác chết. Một cảnh tượng thật kinh khủng.
    Cái xác nhỏ bé của tay xạ thủ súng máy nằm lăn lóc ngay trước lối vào lô cốt, và lính của chúng tôi mỗi khi bước vào lô cốt đều căm giận đá nó một cái. Khẩu súng cũng nằm cạnh đó. Đó là một khẩu Maxim kiểu cũ. Tôi nhìn thấy trên lá chắn có dòng chữ: "Xưởng vũ khí Hoàng gia Tula. 1915." Thật là một sự trớ trêu của số phận. Vũ khí Nga được sử dụng để chống lại chính người Nga.

    Xe tăng phun lửa T-26 đang tiến công.​
    Vài thứ đồ đạc bên trong lô cốt cũng bị đốt cháy bởi họng súng phun lửa. Tôi nhìn thấy một đồng tiền kim loại nằm trên bàn, có lẽ là bùa khước của một trong những lính phòng thủ lô cốt. Tôi vội vã cầm lên. Đó là một đồng tiền cổ Thụy Điển mệnh giá ba crown. Khi rời lô cốt, tôi chạy tới khoe với khẩu đội trưởng: ?oNhìn này,? ?" tôi la lên, - "Xem tôi tìm được gì đây! Đây là đồng tiền cổ Thuỵ Điển, có lẽ từ thế kỷ XVI, rất có thể thuộc vương triều Vaaza." Tay khẩu đội trưởng giằng lấy đồng tiền, ngắm nghía rồi thình lình vung tay ném mạnh vào một đám tuyết. ?oAnh không được phép sử dụng ngoại tệ,? ?" hắn lên lớp và ngạo mạn bỏ đi. Tôi cảm thấy bị xúc phạm ghê gớm. Đã hơn bốn mươi năm kể từ ngày ấy, rất nhiều sự kiện đã qua đi, vậy mà tôi vẫn thấy điên người mỗi lần nhớ tới tay khẩu đội trưởng ngu xuẩn nọ, và vẫn còn tiếc đồng tiền ấy, đáng ra có thể trở thành một vật bổ sung có giá trị cho bộ sưu tập tiền cổ của tôi, gắn với những kỷ niệm đáng nhớ tới vậy.
    Trong suốt ngày đầu tiên, cùng với những bộ binh tấn công lô cốt còn có rất nhiều người đã cố tới để "xem bọn Phần Lan thế nào" cũng thiệt mạng. Kỹ thuật viên pháo binh của khẩu đội, người hoàn toàn không có trách nhiệm gì ngoài chiến trường, cũng chết theo kiểu ấy. Khi người ta mang anh ta, bị thương nặng, ngang qua chỗ chúng tôi, anh ta hét lên với khẩu đội trưởng rằng người anh đang bị đông cứng lại. Thực ra, băng giá dữ dội không chỉ huỷ hoại những vết thương, mà còn bởi anh sẽ phải cởi quần áo để băng bó trong giá tuyết. Người chuyên viên kỹ thuật chết vào ngày hôm sau, tại trạm quân y. Rất nhiều người trong khẩu đội tôi cũng bị trúng đạn trong khi đang cố lăn khẩu pháo tới chỗ trống để nổ súng.
    Người ta kể rằng trước trận đánh đầu tiên, một chính trị viên tới nói chuyện với những binh lính sẽ đi tấn công cái lô cốt và kêu gọi họ hãy thể hiện xuất sắc chủ nghĩa anh hùng. Tới sát giờ tiến công, tay chính trị viên chuẩn bị rút lui, có mấy người lính lên tiếng: ?oHãy cùng đi với chúng tôi, đồng chí chính uỷ.? Tôi có thấy xác viên chính uỷ ấy. Anh ta nằm úp mặt xuống đất cùng mấy xác chết khác và nổi bật giữa đám xác ấy bởi những nút mạ vàng đính trên thắt lưng áo khoác quân phục của mình.
    Trong ngày hôm đó, sau trận đánh, chỉ còn đám bộ binh là tiếp tục truy kích quân Phần Lan, khẩu đội pháo của chúng tôi đóng lại đấy một thời gian nữa. Lần đầu tiên chúng tôi qua đêm ngay dưới bầu trời rộng lớn, giữa màn sương, ngồi quanh đống lửa bởi các hầm trú ẩn đều chứa đầy thương binh. Điều đó nghĩa là trạm quân y cũng đã quá tải. Khó mà ngủ được khi đang ngồi quanh đống lửa giữa sương giá. Bạn bị cháy bỏng trước mặt, nhưng lưng bạn lại lạnh cóng. Trong lúc ngủ gà ngủ gật bạn chúi người về trước và thế là quần áo sẽ bắt lửa. Thật là một cuộc chiến tranh đáng nguyền rủa.
  3. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Và thế là một nhóm gồm những sĩ quan bộ binh và pháo binh, khoảng 12 tới 15 người, rời khỏi doanh trại để tiến theo hướng Bắc vào khu rừng. Chúng tôi đi theo hàng một, vượt qua lối mòn tạo bởi một rãnh tuyết sâu. Người sĩ quan cấp cao dẫn đầu, chúng tôi theo sau. Mấy tay lính thông tin hiếu kỳ của tôi đi chặn hậu. Tay phải chúng tôi là một dãy đồi, còn phía tay trái là một khoảng dốc trống trải. Buổi sáng hôm đó trời rất đẹp: sương giá, trời xanh trong, mặt trời chiếu sáng và xung quanh rất yên tĩnh. Tiếng động duy nhất là tiếng tuyết kêu cót két dưới chân. Chúng tôi tiến sâu dần vào rừng. Tôi nhìn quanh và không thể nhận ra đâu là vị trí chúng tôi, đâu là chỗ bố trí bộ binh và đâu là chỗ bố trí các đơn vị tiền tiêu nữa, dù chúng tôi vừa mới rời doanh trại được không xa. Xung quanh chỉ thấy toàn rừng thông, rãnh tuyết và một sự yên tĩnh giả tạo. Một cảm giác lo sợ và cảnh giác dần dần xuất hiện. Mấy cậu thông tin đi sau chúng tôi bắt đầu bị tụt lại. Hiển nhiên họ hiểu là chúng tôi đang được dẫn thẳng tới thăm bọn Phần Lan. Đột nhiên, khu rừng kết thúc bởi một hẻm núi dốc đứng, và chúng tôi cảm thấy phấn khởi trước sự quang đãng ấy. Một con suối nhỏ đóng băng chảy dọc theo đáy hẻm núi đó. Một cây cầu bắc ngang qua nó, bị chặn bởi một đống đá to. Ở bờ bên kia của hẻm núi, ngay trước mặt chúng tôi khoảng không hơn 100 mét, chễm chệ một ụ lô cốt bê tông, chĩa thẳng những nòng đại bác và súng máy qua lỗ châu mai vào chúng tôi. Sau lô cốt thấp thoáng mấy bóng người đang đào những rãnh chiến hào sâu trong tuyết. Tôi không thể tin vào mắt mình nữa. Chúng tôi được dẫn ra giữa khoảng đất trống, ngay trước họng súng của bọn Phần Lan. Tất cả bọn tôi sẽ bị quét sạch lập tức bởi một loạt súng máy. Vài chiếc xe trượt nằm cạnh chỗ chúng tôi, trên có một chiếc chậu tráng men xanh nhạt, trông thật tương phản với màu tuyết trắng. Tất nhiên, đấy chính là cái mốc đặt sẵn làm điểm chuẩn ngắm bắn.
    Trong khi đó, ông sĩ quan chỉ huy vẫn đang lên lớp, tay khoa trong không khí: ?oPhải bố trí đại bác ở vị trí này để tăng rộng góc xạ kích, còn bộ binh thì phải tiến quân dọc theo đáy khe núi.? ?" và nói thêm mấy câu gì đó tương tự. Đầu óc tôi quýnh cả lên: ?oTại sao bọn Phần Lan không nổ súng ngay? Chúng có trông rõ chúng ta không?? Hai người trong bọn tôi, phấn khởi vì sự im lặng từ phía cái lô cốt, bắt đầu tụt xuống và ném vài hòn đá về phía cây cầu. Viên sĩ quan chỉ huy đang tiếp tục bài hướng dẫn của mình, nhưng phía địch vẫn im lặng, tại sao vậy?
    Và rồi, thình lình mấy phát súng vang lên sau lưng chúng tôi, phá vỡ sự yên tĩnh. Tôi quay lại: mấy cậu lính thông tin, đứng trên con đường mòn cách chỗ chúng tôi một quãng xa, đang nã súng về phía tay trái, vào cái khe núi. Tại đấy, giữa đám rừng, xuất hiện mấy bóng người trượt tuyết mặc đồ trắng đang phóng ra sau chúng tôi, cố gắng cắt đứt đường rút lui. ?oBọn Phần Lan? ?" tôi hét lớn, và toàn nhóm chúng tôi hốt hoảng thối lui, chân lún trong lớp tuyết dày. Thế là đã rõ lý do tại sao chúng tôi không ăn đạn từ phía lô cốt: chúng muốn bắt sống chúng tôi bằng cách chặn đường rút lui. Làm thế nào mà chúng tôi có thể xoay sở được với mấy khẩu súng ngắn, chân thì lún sâu trong tuyết, trong khi có cả một toán Phần Lan trang bị đầy đủ súng máy bao vây xung quanh? Một nửa bọn tôi sẽ bị giết, nửa còn lại sẽ bị bắt làm tù binh. Quân địch cần biết thông tin về lực lượng đối phương, và chúng sẵn sàng tra tấn những người còn sống để moi lấy nó. Thật may mắn là bọn lính trượt tuyết Phần Lan lại tiến thẳng tới chỗ mấy người lính thông tin, và họ đã nổ súng vào chúng. Tất nhiên phía Phần Lan không thể ngờ rằng chỉ có mỗi hai người đi đằng sau nhóm chúng tôi (mà ngay điều đó cũng chỉ do tình cờ), chứ không phải cả một trung đội cảnh vệ. Đấy là lý do tại sao chúng không dám khép kín vòng vây.
    Nhóm chúng tôi mau chóng quay trở về. Một vài người chửi rủa không cần giấu diếm, những người còn lại thì im lặng và buồn rầu, trong bụng hiểu rõ chuyến mạo hiểm này đáng lẽ đã kết thúc không hay thế nào. Một người trong nhóm cất tiếng cười nhạo những gì đã xảy ra, cố gắng che giấu nỗi sợ hãi của bản thân. Người sĩ quan chỉ huy cũng thử bắt chuyện sang một vấn đề khác, nhưng không còn ai lắng nghe ông ta, mọi người đều đang cố thoát khỏi khu rừng nguy hiểm này càng nhanh càng tốt. Cuối cùng chúng tôi cũng về tới doanh trại của mình. Nhưng điều đầu tiên chúng tôi nhìn thấy không phải những đội tiền tiêu hay những tuyến lính bộ binh mà là một xe nhà bếp cùng một tay anh nuôi đang trút tuyết vào nồi. Có ai đó trong nhóm bảo với tay anh nuôi rằng đang lẽ chúng tôi không nên đi xa đến thế, và rằng bọn Phần Lan đang ở rất gần. ?oBọn Phần Lan nào? Tôi mà gặp thì sẽ lấy cái muôi này choảng chúng một trận nên thân!? Thái độ lạc quan đó còn phổ biến trong phần lớn binh sĩ, cho tới khi chúng tôi phải thực sự tắm mình trong máu. Tất nhiên, không một ai ngỏ lời cám ơn tôi vì đã đem theo mấy cậu lính đã cứu mạng cả nhóm. Những trận chiến và mối hiểm nguy thực sự vẫn còn ở phía trước.
    Phần còn lại trong ngày là dành cho việc chuẩn bị cho trận đánh diễn ra vào hôm sau: tôi phải đi kiểm tra lại radio và máy điện thoại. Tới xế chiều chúng tôi gọi một lần nữa cho cấp trên để xin chỉ thị hướng dẫn. Khi về tới hầm trú ẩn vào chập tối, cởi cái áo khoác ngoài cửa và bật đèn pin lên, tôi bỗng phát hoảng. Bên trong đầy binh lính ngủ chồng chất lên nhau, cát không ngừng rơi từ nóc hầm xuống ?" căn hầm quá nhỏ. Tôi phải tới ngủ nhờ hầm của chính trị viên. Anh ta dùng một cái lều tròn xinh xinh cho riêng mình, bên trong trang bị cả lò sưởi. Tay chính trị viên đang ?osửa soạn? cho trận đánh ngày mai bằng cách khâu một cái cổ áo trắng vào bộ quân phục của mình. Tôi lăn ra ngủ tại chỗ anh ta, không cởi quần áo mà nằm ngay trên sàn làm bằng tuyết nện kỹ trên lớp cành thông.
    Buổi sáng diễn ra trận chiến đầu tiên, tôi cùng với mấy cậu lính thông tin của mình được lệnh đi theo các trung đội hỏa lực để tháp tùng một xe giàn chất radio và các thiết bị điện thoại liên lạc, khẩn trương thiết lập đường dây thông tin chỉ huy. Chúng tôi đi vào rừng, theo sau đám bộ binh. Người lính hy sinh đầu tiên của trung đoàn chúng tôi nằm đó, trên khoảng đất trống. Điều đó có nghĩa là bọn Phần Lan đã chủ động phục sẵn ở khoảng trống này từ hồi đêm để phục kích các đơn vị tấn công của chúng tôi. Một cái mũ sắt bị một viên đạn xuyên thủng và một mặt nạ phòng độc, ống thở bê bết máu, nằm lăn lóc cạnh xác người lính.
    Chúng tôi di chuyển dọc theo khu rừng về phía cái lô cốt đã trinh sát ngày hôm qua. Từ phía đó vang lên những tiếng hô "Hurrah!", tiếng nổ và tiếng súng máy. Người thương binh đầu tiên xuất hiện, mình băng trắng và đang rên rỉ. Theo cẩm nang dã chiến thì việc di chuyển thương binh phải được thực hiện trên một con đường không trùng với tuyến chuyển quân tiếp viện, nhằm không làm suy giảm ý chí chiến đấu của họ. Nhưng ai mà còn hơi sức nghĩ tới những chuyện như thế trong khi đánh nhau? Đạn cối đang bay về phía chúng tôi, nổ tung lên hàng cột đất và tuyết. Tôi đang đi bên trái của chiếc xe giàn, chân ngập trong tuyết. Đột nhiên, có một điều gì đó thúc tôi băng sang bên phải, dù đường bên đó khó đi hơn. Tôi vừa đi được mấy bước thì một quả đạn cối rít tới cắm đúng vào khoảng đất phía bên trái chiếc xe, nơi hồi nãy tôi vừa bước đi. Nó chui sâu vào tuyết nhưng không phát nổ. Nếu tôi không băng qua phía bên kia xe giàn, rất có thể tôi đã mất mạng. Nhưng ngay cả việc bước sang phía bên kia chiếc xe cũng không thể cứu mạng tôi trong trường hợp quả đạn phát nổ. May mắn thay, không phải tất cả đạn pháo của quân Phần Lan đều nổ. Về sau tôi được biết rằng có một số đạn dược được chuyển cho Phần Lan bởi chính những đồng minh phương Tây từ kho vũ khí quá hạn của họ: ?oLạy Chúa, hãy nhận lấy những thứ mà chúng tôi không dùng nữa?.
    Điều gì đã khiến tôi đổi chỗ đúng một phút trước khi quả đạn bay tới? Hình như đó là bản năng, thứ giúp một con thú rời bỏ chỗ trú ngay trước khi viên đạn bắn tới. Thôi đành cứ tạm nghĩ như vậy.
    Lính bộ binh tấn công lô cốt ngay từ chính diện, chịu tổn thất nặng. Nhưng cũng có thể đi vòng qua và tấn công từ sau lại, bởi đằng sau không có các lỗ châu mai gắn đại bác và súng máy. Nhưng anh không thể đứng ra phê phán các vị chỉ huy. Họ không thể mắc sai lầm, chẳng khác nào chính vợ của Xêda. Cuối cùng, chúng tôi cũng tìm cách chiếm được cái lô cốt. Một chiếc xe tăng phun lửa tiến tới và phụt vài cột lửa vào mấy lỗ châu mai (có thể khẳng định đó là loại tăng T-26 có gắn súng phun lửa - Valera Potapov). Bọn Phần Lan rút chạy. Đường rút của chúng được yểm trợ bởi một xạ thủ trung liên, hắn kéo khẩu súng của mình lên nóc lô cốt và đã hy sinh một cách anh hùng trong khi bắn trả quân tấn công. Khi lính bộ binh của chúng tôi đang tiến lên truy kích, tôi chạy tới thử nhìn vào trong cái lô cốt vừa chiếm được. Và sự tò mò của tôi đã được đền đáp xứng đáng. Khi lô cốt này thất thủ thì những lô cốt lân cận, vẫn còn nằm trong tay quân Phần Lan, lập tức nã pháo vào nó. Nhiều quả đạn nổ tung, nhưng may mắn là không gây tổn thất gì cho chúng tôi. Những lớp tường bê tông dày được bọc bằng nhiều tấm giáp kim loại chống chấn động. Đó là lý do tại sao các loạt đạn xuyên thép không thể bắn thủng tường mà chỉ bật đi. Xác binh lính của chúng tôi nằm ngổn ngang phía trước lô cốt, vài cái trong số đó bị cháy nám vì lửa phun ra từ chiếc xe tăng và bị xích của nó nghiền nát. Đó là vì chiếc xe tăng đã tới lô cốt sau họ (Tại sao họ không đưa nó tới sớm hơn?) và lăn lên trên mấy xác chết. Một cảnh tượng thật kinh khủng.
    Cái xác nhỏ bé của tay xạ thủ súng máy nằm lăn lóc ngay trước lối vào lô cốt, và lính của chúng tôi mỗi khi bước vào lô cốt đều căm giận đá nó một cái. Khẩu súng cũng nằm cạnh đó. Đó là một khẩu Maxim kiểu cũ. Tôi nhìn thấy trên lá chắn có dòng chữ: "Xưởng vũ khí Hoàng gia Tula. 1915." Thật là một sự trớ trêu của số phận. Vũ khí Nga được sử dụng để chống lại chính người Nga.

    Xe tăng phun lửa T-26 đang tiến công.​
    Vài thứ đồ đạc bên trong lô cốt cũng bị đốt cháy bởi họng súng phun lửa. Tôi nhìn thấy một đồng tiền kim loại nằm trên bàn, có lẽ là bùa khước của một trong những lính phòng thủ lô cốt. Tôi vội vã cầm lên. Đó là một đồng tiền cổ Thụy Điển mệnh giá ba crown. Khi rời lô cốt, tôi chạy tới khoe với khẩu đội trưởng: ?oNhìn này,? ?" tôi la lên, - "Xem tôi tìm được gì đây! Đây là đồng tiền cổ Thuỵ Điển, có lẽ từ thế kỷ XVI, rất có thể thuộc vương triều Vaaza." Tay khẩu đội trưởng giằng lấy đồng tiền, ngắm nghía rồi thình lình vung tay ném mạnh vào một đám tuyết. ?oAnh không được phép sử dụng ngoại tệ,? ?" hắn lên lớp và ngạo mạn bỏ đi. Tôi cảm thấy bị xúc phạm ghê gớm. Đã hơn bốn mươi năm kể từ ngày ấy, rất nhiều sự kiện đã qua đi, vậy mà tôi vẫn thấy điên người mỗi lần nhớ tới tay khẩu đội trưởng ngu xuẩn nọ, và vẫn còn tiếc đồng tiền ấy, đáng ra có thể trở thành một vật bổ sung có giá trị cho bộ sưu tập tiền cổ của tôi, gắn với những kỷ niệm đáng nhớ tới vậy.
    Trong suốt ngày đầu tiên, cùng với những bộ binh tấn công lô cốt còn có rất nhiều người đã cố tới để "xem bọn Phần Lan thế nào" cũng thiệt mạng. Kỹ thuật viên pháo binh của khẩu đội, người hoàn toàn không có trách nhiệm gì ngoài chiến trường, cũng chết theo kiểu ấy. Khi người ta mang anh ta, bị thương nặng, ngang qua chỗ chúng tôi, anh ta hét lên với khẩu đội trưởng rằng người anh đang bị đông cứng lại. Thực ra, băng giá dữ dội không chỉ huỷ hoại những vết thương, mà còn bởi anh sẽ phải cởi quần áo để băng bó trong giá tuyết. Người chuyên viên kỹ thuật chết vào ngày hôm sau, tại trạm quân y. Rất nhiều người trong khẩu đội tôi cũng bị trúng đạn trong khi đang cố lăn khẩu pháo tới chỗ trống để nổ súng.
    Người ta kể rằng trước trận đánh đầu tiên, một chính trị viên tới nói chuyện với những binh lính sẽ đi tấn công cái lô cốt và kêu gọi họ hãy thể hiện xuất sắc chủ nghĩa anh hùng. Tới sát giờ tiến công, tay chính trị viên chuẩn bị rút lui, có mấy người lính lên tiếng: ?oHãy cùng đi với chúng tôi, đồng chí chính uỷ.? Tôi có thấy xác viên chính uỷ ấy. Anh ta nằm úp mặt xuống đất cùng mấy xác chết khác và nổi bật giữa đám xác ấy bởi những nút mạ vàng đính trên thắt lưng áo khoác quân phục của mình.
    Trong ngày hôm đó, sau trận đánh, chỉ còn đám bộ binh là tiếp tục truy kích quân Phần Lan, khẩu đội pháo của chúng tôi đóng lại đấy một thời gian nữa. Lần đầu tiên chúng tôi qua đêm ngay dưới bầu trời rộng lớn, giữa màn sương, ngồi quanh đống lửa bởi các hầm trú ẩn đều chứa đầy thương binh. Điều đó nghĩa là trạm quân y cũng đã quá tải. Khó mà ngủ được khi đang ngồi quanh đống lửa giữa sương giá. Bạn bị cháy bỏng trước mặt, nhưng lưng bạn lại lạnh cóng. Trong lúc ngủ gà ngủ gật bạn chúi người về trước và thế là quần áo sẽ bắt lửa. Thật là một cuộc chiến tranh đáng nguyền rủa.
  4. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Chúng tôi bắt đầu triển khai tấn công. Khi rút lui, quân Phần Lan đánh trả rất ác, đốt bỏ tất cả nhà cửa, gài mìn lại khắp mọi nơi. Trong một lần tháo chạy vội vã chúng thậm chí còn đốt bỏ cả chuồng trại còn nguyên gia súc bên trong. Chúng giết chết lũ chó không muốn rời bỏ những căn nhà đang cháy của mình. Chúng đặt mìn bên cạnh các lối mòn mà chúng sử dụng để rút lui. Khi con đường đó được sử dụng làm tuyến giao thông cho ôtô và xe tăng thì mìn phát nổ. Các đơn vị trượt tuyết trang bị nhẹ với những khẩu súng cối kéo trên những xe trượt gọn nhẹ, liên tục tấn công chúng tôi. Họ dựa vào rừng rậm và bất cứ chướng ngại vật tự nhiên nào, ví dụ như các mỏm đá granite mà ở đây rất thường gặp. Họ nã súng máy từ những vị trí được che chắn và gây thương vong rất nhiều cho các đội tiên phong của chúng tôi. Nhưng khi chúng tôi đem được pháo tới và bắt đầu nã đạn thì họ lập tức thay đổi vị trí, mò sang hai bên sườn, và tất cả mọi chuyện lặp lại từ đầu. Rồi họ bất ngờ biến mất để tiếp tục rình đánh chúng tôi cũng trên con đường đó nhưng tại một vị trí thuận lợi khác.
    Quân địch rút lui, bỏ lại cho chúng tôi không chỉ mìn mà cả những tờ truyền đơn sặc sỡ, chúng tương phản rõ nét so với tuyết trắng. Nội dung của chúng rất ngây ngô, chỉ hợp với những người kém phát triển. Vài cái thì đe dọa cả thế giới sẽ cùng dồn lại tấn công chúng tôi, những tờ khác khuyên hãy bỏ vũ khí và trở về nhà với gia đình, nơi mọi người đang chờ đợi chúng tôi, đại loại như vậy. Hiển nhiên những thứ ấy được sáng tác bởi đám Bạch vệ di tản, những kẻ tin rằng binh lính chúng tôi vẫn còn ở trình độ nông thôn trước cách mạng.
    Chiến trận diễn ra chủ yếu vào ban ngày. Mọi chuyện dừng lại khi đêm xuống, và đấy là lúc công việc của cánh lính thông tin bắt đầu. Dưới sự che chở của bóng tối, chúng tôi phải lăn cuộn dây điện thoại cũ kỹ đi, đưa thông tin tới vị trí đặt pháo mới bằng cách nối chúng tới các chốt quan trắc, nối tới sở chỉ huy trung đoàn và tới chỗ tư lệnh pháo binh. Mọi thứ phải sẵn sàng vào lúc rạng sáng. Suốt đêm không ngủ để làm những việc ấy, và khi trận chiến bắt đầu vào sáng hôm sau, thử hỏi làm cách nào anh có thể ngủ nếu việc liên lạc bị ngắt quãng chỗ này chỗ khác? Tất nhiên cũng có những tối anh có thể ngủ yên, ngồi bên đống lửa (thật tuyệt) hay cạnh đám tro của một ngôi nhà bị đốt cháy. Ở những chỗ đấy mặt đất bị hun nóng bởi đám lửa sẽ giữ được nhiệt độ ấm áp trong khoảng hai ngày, không lâu hơn.
    Chúng tôi chỉ liên lạc chủ yếu bằng điện thoại. Liên lạc bằng vô tuyến điện không ổn định. Những máy thu vô tuyến điện của chúng tôi (loại 6PK) rất cồng kềnh, khả năng thu phát kém, khoảng cách truyền tin ngắn, thường bị ngắt quãng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Thêm vào đó tất cả thông tin truyền đi phải được mã hóa, điều đó cản trở sự linh hoạt trong quá trình sử dụng chúng.
    Một vấn đề nữa đang chờ chúng tôi. Các cuộn dây điện thoại của chúng tôi bắt đầu hư hụt đi nhanh chóng, đứt gẫy và thậm chí hỏng nát. Dần dần lượng dây có thể dùng còn lại rất ít. Trưởng ban thông tin trung đoàn cũng rất cần dây điện thoại nên không thể giúp gì được cho chúng tôi. Số dây còn lại ít tới nỗi trong một số khu vực bố trí pháo, do tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng, đã phải kéo pháo từ vị trí ngụy trang ra chỗ trống để nổ súng, ngay dưới làn đạn súng máy của lính Phần Lan, và rất nhiều người đã chết một cách vô ích. Chúng tôi chỉ còn phải đặt một đường liên lạc: kéo từ vị trí chỉ huy của khẩu đội trưởng cho tới chỗ đặt pháo. Do đó, ngày càng ít công việc dành cho lính thông tin. Nhưng khẩu đội trưởng cũng nhanh chóng tìm được việc gì đó để chúng tôi luôn bận rộn. Khẩu đội pháo phải chịu rất nhiều tổn thất trong thời gian đó. Cả hai trung đội hỏa lực phải nhập làm một bởi chỉ còn hai khẩu pháo trong số bốn khẩu là còn hoạt động được. Những đơn vị khác cũng tổn thất nhiều. Lực lượng của chúng tôi tổng cộng cũng chỉ còn phân nửa so với ban đầu. Trung đội hỏa lực mới nhập lại được giao cho trung uý Kapshuk, một cậu Ukraina trẻ tuổi và là quân nhân chuyên nghiệp. Một lần tôi bị đánh thức vào ban đêm bởi cậu trực điện thoại: khẩu đội trưởng muốn gặp. Tôi nhấc máy. ?oCậu đã biết Kapshuk vừa bị giết chưa?? ?oChưa.? ?oHãy lãnh trách nhiệm chỉ huy trung đội hỏa lực, ngay sáng mai họ phải sẵn sàng để chiến đấu. Sẽ có người thay cậu phụ trách bộ phận thông tin.? Sáng hôm sau tôi đã có mặt tại điểm đặt pháo để điều khiển việc xạ kích. Khẩu đội trưởng đang điều chỉnh đường đạn tại trạm quan trắc của anh ta thông qua điện thoại. Trong khi chỉ huy, tôi đứng trước mấy phẩu pháo, tại ngay nơi Kapshuk vừa đứng cách đấy vài tiếng đồng hồ và bị giết. Còn anh chàng Kapshuk đáng thương, ngày hôm qua vẫn còn khoẻ mạnh và vui vẻ, giờ đang nằm kia, trên mặt đất sũng máu, đang chờ để được đặt lên xe trượt và đưa về trạm quân y của tiểu đoàn, nơi người ta cho nổ tung một khoảnh đất Phần Lan băng giá bằng thuốc nổ và mai táng xác chết trong những cái hố đó. Mọi chuyện trở nên đơn giản tột cùng, và số phận thì không thể trốn tránh...

    Đại bác 76.2 mm model 1927 cấp trung đoàn, đang tham gia chiến đấu.​
    Những người lính trong trung đội hỏa lực trở nên u ám, tuân lệnh tôi một cách máy móc, cố tránh không nhìn về phía có cái xác người chỉ huy quá cố của họ đang nằm. Cũng cần nói thêm là sự ?othăng tiến? của tôi không chỉ dừng lại đây. Chúng tôi phải chịu nhiều tốn thất về binh lính và sĩ quan, nên về cuối cuộc chiến tôi đã được chỉ định làm quyền khẩu đội trưởng, sẵn sàng thay thế trong trường hợp người chỉ huy bị mất khả năng điều khiển khẩu đội. May thay, điều đó cuối cùng đã không xảy ra. Khó có gì hạ gục nổi người khẩu đội trưởng sắt thép của chúng tôi.
    Trong thời gian chiến đấu tôi nhận được một lá thư của mẹ gửi từ nhà qua. Bà viết rằng có một lệnh điều động được gửi cho tôi từ trụ sở quân uỷ với lệnh phải lên đuờng ?ovới các vật dụng cá nhân?. Mẹ tôi cầm lệnh điều động lên trụ sở dân ủy và than phiền rằng con trai mình đã bị động viên được nửa năm rồi. Người ta thu lại tờ lệnh điều động và bảo rằng đó chỉ là một lầm lẫn. Nhưng vài ngày sau họ tiến hành khám xét căn hộ của chúng tôi vào ban đêm, lôi mẹ già của tôi khỏi giường, tra hỏi bà nơi trốn của con trai. Cùng lúc có những người khác thô lỗ cúi xuống lục soát dưới gầm giường, nhòm vào nhà vệ sinh và phòng tắm. Mẹ tôi nổi giận: ?oChính tôi mới phải hỏi các anh là con tôi đang ở đâu ! Các anh đã động viên nó mùa thu vừa rồi. Nó đang chiến đấu một cách trung thực ngoài chiến trường chứ không phải đang đêm đi nhòm vào gậm giường người khác.? Rồi họ nhìn thấy tấm ảnh chụp tôi đang mặc quân phục và những bức thư với con dấu quân bưu dã chiến nằm trên tủ buýp phê. Đám dạ khách bối rối rút lui, tất nhiên là quên cả xin lỗi. Cung cách hoạt động của Dâân uỷ quận Bauman thành phố Maskva là thế đó.
    Một sáng nọ tôi rời khẩu đội để lên vị trí tiền tiêu, nơi đóng trạm quan trắc của khẩu đội trưởng. Đường đi phải băng qua một khu rừng mà vào giờ đấy rất vắng vẻ. Dọc đường tôi chạm mặt một tay lính lạ. Tôi không biết anh ta mang cấp bậc gì, do trước đó chúng tôi có lệnh phải tháo bỏ mọi cấp hiệu khỏi quân phục. Khi đi ngang, tôi hỏi anh ta một cách thân mật: "Thế nào, tình hình chỗ ấy ra sao, yên tĩnh chứ?? Hắn tỏ vẻ khinh miệt ra mặt và đáp trả: "Sao vậy, anh sợ à?? Tôi phát cáu và cũng hỏi lại: "Tôi không biết ai sợ hơn ai: người đang đi ra mặt trận hay kẻ đang cố chạy cho xa.? Đáp lại tôi là mấy câu chửi thề tục tĩu. Kẻ lạ mặt cuối cùng cũng lộ nguyên hình.
    Tôi cũng từng xung đột với khẩu đội trưởng của mình. Một lần, khi tôi đang ở chỗ đóng quân trong rừng của khẩu đội, anh ta gọi điện thoại và bảo tôi phải chuyển quân ra một chỗ trống. Phía trước chúng tôi, giữa một địa hình trống trải, có một quả đồi đang bị bộ binh ta tấn công. "Hãy kéo dây liên lạc tới ngọn đồi,? ?" khẩu đội trưởng nói. - "Anh hãy đích thân tới và chỉ huy pháo kích từ vị trí đó.? "Nhưng chỗ đó vẫn còn bọn Phần Lan,? ?" Tôi trả lời, mắt quan sát qua ống nhòm dã chiến. - "Khi chúng ta chiếm được ngọn đồi ấy, tôi sẽ tới cùng một điện thoại viên và kéo dây theo sau.? ?oHãy đi ngay bây giờ?, - tay khẩu đội trưởng lạnh lùng dáp, và tay hắn đột ngột hạ xuống bao súng lục đã mở sẵn. Điều đó làm tôi nổi giận. Hắn đe dọa tôi trong khi khắp khu rừng bao quanh đều vang lên tiếng đạn réo và tiếng rít rú của đạn cối. "Đồng chí thượng uý,? ?" Tôi đáp - "Tôi xin nhắc lại là tôi sẽ tuân lệnh đồng chí ngay sau khi bộ binh chiếm được ngọn đồi đó. Còn về khẩu súng của anh thì tôi cũng có một khẩu tương tự. Nếu anh không thể chờ được,? ?" Tôi tiếp tục - "thì hãy cùng đi với tôi. Mấy khẩu súng lục của chúng ta đem lên trên đó sẽ có ích hơn đấy.? Vì lẽ nào đấy, khẩu đội trưởng không thích đề nghị của tôi, và hắn ta nín thinh. ?oHãy cho phép tôi trước tiên là ra lệnh cho khẩu đội tiến ra chỗ trống, nếu không chúng ta sẽ không thể bắn yểm trợ cho quân tấn công được.? "Làm đi," ?" khẩu đội trưởng trả lời, hình như hắn ta đã bình tĩnh lại và nhận ra là mình đã đi quá xa, rồi ưỡn ngực bỏ đi.
  5. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Chúng tôi bắt đầu triển khai tấn công. Khi rút lui, quân Phần Lan đánh trả rất ác, đốt bỏ tất cả nhà cửa, gài mìn lại khắp mọi nơi. Trong một lần tháo chạy vội vã chúng thậm chí còn đốt bỏ cả chuồng trại còn nguyên gia súc bên trong. Chúng giết chết lũ chó không muốn rời bỏ những căn nhà đang cháy của mình. Chúng đặt mìn bên cạnh các lối mòn mà chúng sử dụng để rút lui. Khi con đường đó được sử dụng làm tuyến giao thông cho ôtô và xe tăng thì mìn phát nổ. Các đơn vị trượt tuyết trang bị nhẹ với những khẩu súng cối kéo trên những xe trượt gọn nhẹ, liên tục tấn công chúng tôi. Họ dựa vào rừng rậm và bất cứ chướng ngại vật tự nhiên nào, ví dụ như các mỏm đá granite mà ở đây rất thường gặp. Họ nã súng máy từ những vị trí được che chắn và gây thương vong rất nhiều cho các đội tiên phong của chúng tôi. Nhưng khi chúng tôi đem được pháo tới và bắt đầu nã đạn thì họ lập tức thay đổi vị trí, mò sang hai bên sườn, và tất cả mọi chuyện lặp lại từ đầu. Rồi họ bất ngờ biến mất để tiếp tục rình đánh chúng tôi cũng trên con đường đó nhưng tại một vị trí thuận lợi khác.
    Quân địch rút lui, bỏ lại cho chúng tôi không chỉ mìn mà cả những tờ truyền đơn sặc sỡ, chúng tương phản rõ nét so với tuyết trắng. Nội dung của chúng rất ngây ngô, chỉ hợp với những người kém phát triển. Vài cái thì đe dọa cả thế giới sẽ cùng dồn lại tấn công chúng tôi, những tờ khác khuyên hãy bỏ vũ khí và trở về nhà với gia đình, nơi mọi người đang chờ đợi chúng tôi, đại loại như vậy. Hiển nhiên những thứ ấy được sáng tác bởi đám Bạch vệ di tản, những kẻ tin rằng binh lính chúng tôi vẫn còn ở trình độ nông thôn trước cách mạng.
    Chiến trận diễn ra chủ yếu vào ban ngày. Mọi chuyện dừng lại khi đêm xuống, và đấy là lúc công việc của cánh lính thông tin bắt đầu. Dưới sự che chở của bóng tối, chúng tôi phải lăn cuộn dây điện thoại cũ kỹ đi, đưa thông tin tới vị trí đặt pháo mới bằng cách nối chúng tới các chốt quan trắc, nối tới sở chỉ huy trung đoàn và tới chỗ tư lệnh pháo binh. Mọi thứ phải sẵn sàng vào lúc rạng sáng. Suốt đêm không ngủ để làm những việc ấy, và khi trận chiến bắt đầu vào sáng hôm sau, thử hỏi làm cách nào anh có thể ngủ nếu việc liên lạc bị ngắt quãng chỗ này chỗ khác? Tất nhiên cũng có những tối anh có thể ngủ yên, ngồi bên đống lửa (thật tuyệt) hay cạnh đám tro của một ngôi nhà bị đốt cháy. Ở những chỗ đấy mặt đất bị hun nóng bởi đám lửa sẽ giữ được nhiệt độ ấm áp trong khoảng hai ngày, không lâu hơn.
    Chúng tôi chỉ liên lạc chủ yếu bằng điện thoại. Liên lạc bằng vô tuyến điện không ổn định. Những máy thu vô tuyến điện của chúng tôi (loại 6PK) rất cồng kềnh, khả năng thu phát kém, khoảng cách truyền tin ngắn, thường bị ngắt quãng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Thêm vào đó tất cả thông tin truyền đi phải được mã hóa, điều đó cản trở sự linh hoạt trong quá trình sử dụng chúng.
    Một vấn đề nữa đang chờ chúng tôi. Các cuộn dây điện thoại của chúng tôi bắt đầu hư hụt đi nhanh chóng, đứt gẫy và thậm chí hỏng nát. Dần dần lượng dây có thể dùng còn lại rất ít. Trưởng ban thông tin trung đoàn cũng rất cần dây điện thoại nên không thể giúp gì được cho chúng tôi. Số dây còn lại ít tới nỗi trong một số khu vực bố trí pháo, do tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng, đã phải kéo pháo từ vị trí ngụy trang ra chỗ trống để nổ súng, ngay dưới làn đạn súng máy của lính Phần Lan, và rất nhiều người đã chết một cách vô ích. Chúng tôi chỉ còn phải đặt một đường liên lạc: kéo từ vị trí chỉ huy của khẩu đội trưởng cho tới chỗ đặt pháo. Do đó, ngày càng ít công việc dành cho lính thông tin. Nhưng khẩu đội trưởng cũng nhanh chóng tìm được việc gì đó để chúng tôi luôn bận rộn. Khẩu đội pháo phải chịu rất nhiều tổn thất trong thời gian đó. Cả hai trung đội hỏa lực phải nhập làm một bởi chỉ còn hai khẩu pháo trong số bốn khẩu là còn hoạt động được. Những đơn vị khác cũng tổn thất nhiều. Lực lượng của chúng tôi tổng cộng cũng chỉ còn phân nửa so với ban đầu. Trung đội hỏa lực mới nhập lại được giao cho trung uý Kapshuk, một cậu Ukraina trẻ tuổi và là quân nhân chuyên nghiệp. Một lần tôi bị đánh thức vào ban đêm bởi cậu trực điện thoại: khẩu đội trưởng muốn gặp. Tôi nhấc máy. ?oCậu đã biết Kapshuk vừa bị giết chưa?? ?oChưa.? ?oHãy lãnh trách nhiệm chỉ huy trung đội hỏa lực, ngay sáng mai họ phải sẵn sàng để chiến đấu. Sẽ có người thay cậu phụ trách bộ phận thông tin.? Sáng hôm sau tôi đã có mặt tại điểm đặt pháo để điều khiển việc xạ kích. Khẩu đội trưởng đang điều chỉnh đường đạn tại trạm quan trắc của anh ta thông qua điện thoại. Trong khi chỉ huy, tôi đứng trước mấy phẩu pháo, tại ngay nơi Kapshuk vừa đứng cách đấy vài tiếng đồng hồ và bị giết. Còn anh chàng Kapshuk đáng thương, ngày hôm qua vẫn còn khoẻ mạnh và vui vẻ, giờ đang nằm kia, trên mặt đất sũng máu, đang chờ để được đặt lên xe trượt và đưa về trạm quân y của tiểu đoàn, nơi người ta cho nổ tung một khoảnh đất Phần Lan băng giá bằng thuốc nổ và mai táng xác chết trong những cái hố đó. Mọi chuyện trở nên đơn giản tột cùng, và số phận thì không thể trốn tránh...

    Đại bác 76.2 mm model 1927 cấp trung đoàn, đang tham gia chiến đấu.​
    Những người lính trong trung đội hỏa lực trở nên u ám, tuân lệnh tôi một cách máy móc, cố tránh không nhìn về phía có cái xác người chỉ huy quá cố của họ đang nằm. Cũng cần nói thêm là sự ?othăng tiến? của tôi không chỉ dừng lại đây. Chúng tôi phải chịu nhiều tốn thất về binh lính và sĩ quan, nên về cuối cuộc chiến tôi đã được chỉ định làm quyền khẩu đội trưởng, sẵn sàng thay thế trong trường hợp người chỉ huy bị mất khả năng điều khiển khẩu đội. May thay, điều đó cuối cùng đã không xảy ra. Khó có gì hạ gục nổi người khẩu đội trưởng sắt thép của chúng tôi.
    Trong thời gian chiến đấu tôi nhận được một lá thư của mẹ gửi từ nhà qua. Bà viết rằng có một lệnh điều động được gửi cho tôi từ trụ sở quân uỷ với lệnh phải lên đuờng ?ovới các vật dụng cá nhân?. Mẹ tôi cầm lệnh điều động lên trụ sở dân ủy và than phiền rằng con trai mình đã bị động viên được nửa năm rồi. Người ta thu lại tờ lệnh điều động và bảo rằng đó chỉ là một lầm lẫn. Nhưng vài ngày sau họ tiến hành khám xét căn hộ của chúng tôi vào ban đêm, lôi mẹ già của tôi khỏi giường, tra hỏi bà nơi trốn của con trai. Cùng lúc có những người khác thô lỗ cúi xuống lục soát dưới gầm giường, nhòm vào nhà vệ sinh và phòng tắm. Mẹ tôi nổi giận: ?oChính tôi mới phải hỏi các anh là con tôi đang ở đâu ! Các anh đã động viên nó mùa thu vừa rồi. Nó đang chiến đấu một cách trung thực ngoài chiến trường chứ không phải đang đêm đi nhòm vào gậm giường người khác.? Rồi họ nhìn thấy tấm ảnh chụp tôi đang mặc quân phục và những bức thư với con dấu quân bưu dã chiến nằm trên tủ buýp phê. Đám dạ khách bối rối rút lui, tất nhiên là quên cả xin lỗi. Cung cách hoạt động của Dâân uỷ quận Bauman thành phố Maskva là thế đó.
    Một sáng nọ tôi rời khẩu đội để lên vị trí tiền tiêu, nơi đóng trạm quan trắc của khẩu đội trưởng. Đường đi phải băng qua một khu rừng mà vào giờ đấy rất vắng vẻ. Dọc đường tôi chạm mặt một tay lính lạ. Tôi không biết anh ta mang cấp bậc gì, do trước đó chúng tôi có lệnh phải tháo bỏ mọi cấp hiệu khỏi quân phục. Khi đi ngang, tôi hỏi anh ta một cách thân mật: "Thế nào, tình hình chỗ ấy ra sao, yên tĩnh chứ?? Hắn tỏ vẻ khinh miệt ra mặt và đáp trả: "Sao vậy, anh sợ à?? Tôi phát cáu và cũng hỏi lại: "Tôi không biết ai sợ hơn ai: người đang đi ra mặt trận hay kẻ đang cố chạy cho xa.? Đáp lại tôi là mấy câu chửi thề tục tĩu. Kẻ lạ mặt cuối cùng cũng lộ nguyên hình.
    Tôi cũng từng xung đột với khẩu đội trưởng của mình. Một lần, khi tôi đang ở chỗ đóng quân trong rừng của khẩu đội, anh ta gọi điện thoại và bảo tôi phải chuyển quân ra một chỗ trống. Phía trước chúng tôi, giữa một địa hình trống trải, có một quả đồi đang bị bộ binh ta tấn công. "Hãy kéo dây liên lạc tới ngọn đồi,? ?" khẩu đội trưởng nói. - "Anh hãy đích thân tới và chỉ huy pháo kích từ vị trí đó.? "Nhưng chỗ đó vẫn còn bọn Phần Lan,? ?" Tôi trả lời, mắt quan sát qua ống nhòm dã chiến. - "Khi chúng ta chiếm được ngọn đồi ấy, tôi sẽ tới cùng một điện thoại viên và kéo dây theo sau.? ?oHãy đi ngay bây giờ?, - tay khẩu đội trưởng lạnh lùng dáp, và tay hắn đột ngột hạ xuống bao súng lục đã mở sẵn. Điều đó làm tôi nổi giận. Hắn đe dọa tôi trong khi khắp khu rừng bao quanh đều vang lên tiếng đạn réo và tiếng rít rú của đạn cối. "Đồng chí thượng uý,? ?" Tôi đáp - "Tôi xin nhắc lại là tôi sẽ tuân lệnh đồng chí ngay sau khi bộ binh chiếm được ngọn đồi đó. Còn về khẩu súng của anh thì tôi cũng có một khẩu tương tự. Nếu anh không thể chờ được,? ?" Tôi tiếp tục - "thì hãy cùng đi với tôi. Mấy khẩu súng lục của chúng ta đem lên trên đó sẽ có ích hơn đấy.? Vì lẽ nào đấy, khẩu đội trưởng không thích đề nghị của tôi, và hắn ta nín thinh. ?oHãy cho phép tôi trước tiên là ra lệnh cho khẩu đội tiến ra chỗ trống, nếu không chúng ta sẽ không thể bắn yểm trợ cho quân tấn công được.? "Làm đi," ?" khẩu đội trưởng trả lời, hình như hắn ta đã bình tĩnh lại và nhận ra là mình đã đi quá xa, rồi ưỡn ngực bỏ đi.
  6. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Đối phương gần như không có không quân, hay chúng không hoạt động trong khu vực mặt trận chúng tôi. Chỉ có một lần tôi thấy vị trí chúng tôi bị oanh kích bởi nhiều máy bay Phần Lan trông giống loại U-2 của chúng ta, thả xuống nhiều bó lựu đạn buộc thành túm. Chúng sơn chữ thập đen trên nền xanh ở hai bên cánh máy bay. Nhưng chúng tôi cũng chưa khi nào được thấy lúc máy bay ta hoạt động.
    "Cúc cu" ?" bọn bắn tỉa nấp trên cây ?" gây cản trở chúng tôi rất nhiều. Trong khi rút lui, người Phần Lan bố trí chúng núp lại trên cây với một khẩu súng và rất nhiều đạn. Một số trong chúng mỗi khi có dịp là nổ súng rồi chạy trốn bằng ván trượt tuyết để sẵn dưới gốc cây. Những tên khác thậm chí cứ bắn cho tới khi bị hạ tại chỗ, và khi rơi xuống chúng bị giết chết một cách căm hờn. Đôi khi có tới bốn tên ?ocúc cu? cùng bố trí ở bốn góc rừng, ai chẳng may đi vào khu vực đó thì cầm chắc cái chết. Rất khó để hạ gục chúng, nhất là khi chúng tập trung hỏa lực của cả bốn khẩu súng vào một mục tiêu trong trường hợp như trên. Chúng luôn thay đổi vị trí mỗi khi đêm xuống, chuyển tới một khoảnh rừng khác. Quân Phần Lan lấy đi giầy ủng khỏi một số xạ thủ khi đưa chúng lên cây để họ khỏi chạy xa, thay vào đó chúng để lại một cái chăn đắp chân. Có một trường hợp ở trung đoàn tôi khi binh lính, phát hiện ra một tên ?ocúc cu? nấp trên cây, đã bắn vào hắn. Hắn lập tức ném khẩu súng xuống và chiếc chăn rơi khỏi chân. Hóa ra tên ?ocúc cu? lại là một cô gái tóc đỏ còn trẻ, đang trắng bệch ra như sắp chết. Mọi người thương hại cô ta, và khi họ đưa cô ta mấy cái bánh valenki cháy thì cô ta đã hiểu là mình sẽ không bị giết, bèn rũ ra khóc nức nở. Người ta mủi lòng và cô được an toàn đưa về hậu phương với lính canh đi theo.
    Sự đề cập tới các nữ xạ thủ ?ocúc cu? và chuyện một lô cốt trang bị các tấm giáp kim loại để đạn pháo bắn vào bị bật ra thật đáng quan tâm và hết sức thú vị. Nó cho thấy thậm chí những người có trình độ ở thời kỳ đấy vẫn tin và tiếp tục tin vào những câu chuyện hoang đường như thế. Như trong trường hợp cái lô cốt nơi người sĩ quan này tiến công ?" nơi đây không chỉ có một triệu cái lô cốt như vậy, tất cả các lô cốt đó đều trang bị 1 tới 2 khẩu đại liên, được xây trong những năm 1930, rất chắc chắn, chất lượng rất tốt. Chuyện đề cập tới những chiếc xe tăng phun lửa là đáng tin vì xe tăng phun lửa được sử dụng nhiều để tấn công tại hai cứ điểm đó - Salmenkaita và Muolaa. Tại một ụ lô cốt thuộc phòng tuyến Muolaa, nơi tôi đã tới tham quan, toàn bộ nơi đồn trú đó đều bị thiêu rụi do xe tăng phun lửa. Bair Irincheev.
    Nhìn chung, trong khi chiến đấu người ta cho chúng tôi ăn uống khá tốt. Có xe nhà bếp chở súp và cháo kasha tới chiến tuyến, họ múc cho bất cứ ai lại gần. Đám đầu bếp quân nhu vội vàng phân phát cho hết thức ăn và quay về theo đúng con đường mà từ đó họ đi tới dưới làn đạn súng cối. Họ không được phép quay về khi trong thùng vẫn còn thức ăn. Người ta kể rằng có một tay đầu bếp bị bắn tại chỗ chỉ vì anh ta đã trút hết cái nồi trên xe xuống tuyết để mau chóng được rời xa chiến tuyến. Tất nhiên, cũng có những ngày chúng tôi phải đun tan tuyết để pha chè, hâm nóng lớp băng đá bao quanh bánh mì trên làn khói của đống lửa, và tự nấu cháo lúa mì trong một cái gà mèn thiếc dùng chung.
    Trung đoàn chúng tôi tiến công, khoét sâu thành hình mũi tên vào tuyến phòng thủ của đối phương. Những lô cốt còn chưa bị hạ vẫn hoạt động hai bên sườn, và chúng tôi thường lọt vào vùng hỏa lực bắn chéo cánh sẻ. Hai bên sườn chúng tôi được bảo vệ kém, chỉ có vài khẩu trung liên bố trí tại một số vị trí. Một đêm, khi tôi cùng các binh sĩ dưới quyền đang ngủ say trên lớp rơm trải lên tuyết, đột nhiên một khẩu súng máy khạc đạn ngay bên cạnh. Tôi bật dậy và chạy tới chỗ tay xạ thủ súng máy. Trời lúc đó tối đen. Tôi lên tiếng hỏi lý do tại sao anh ta nổ súng. Ban đầu anh ta im lặng, rồi càu nhàu: "Nếu anh không bắn, chúng sẽ mò tới đây ngay thôi.?
    Trong giá rét dữ dội, các sĩ quan chúng tôi được cấp cho những áo khoác lông cừu. Nhưng ngay lập tức chúng tôi phải cởi bỏ nó. Bọn bắn tỉa Phần Lan bắn hạ ngay các sĩ quan. Không chỉ có xạ thủ bắn tỉa, mà ngay bọn lính trượt tuyết Phần Lan cũng làm vậy, chúng bận vào quân phục Xô viết, mò tới vị trí đóng quân, đâm chết các sĩ quan rồi trốn mất. Đó là lý do chúng tôi được lệnh phải cởi bỏ không chỉ áo khoác lông cừu, mà cả những cấp hiệu trên cầu vai, những ?ovạch? đỏ trên ống tay áo, và phải thắt thắt lưng vào dưới áo choàng. Có lần tôi được lệnh đem theo một điện thoại viên và rải một đường điện thoại tới chốt chỉ huy của một đơn vị bộ binh, bản thân tôi phải ở lại đó, sẵn sàng gọi pháo bắn tới lúc cần thiết. Trạm chỉ huy bố trí trong một công sự thấp, nền rải rơm. Mọi người đều ngồi phệt trên sàn. Được một lát thì khẩu đội trưởng gọi cho tôi qua đường điện thoại của đơn vị bộ binh. Cho dù tôi đang ăn mặc như một lính trơn, anh chàng trực điện thoại của đơn vị bộ binh vẫn quay lại phía tôi: "Thưa đồng chí trung úy, có điện thoại.? "Tại sao anh lại nghĩ tôi là trung uý?? - "Tôi biết đồng chí là trung uý bởi đồng chí ăn nói khác bọn tôi.? Quả là câu tục ngữ ?oTrông mặt mà bắt hình dong? thật chính xác (Nguyên văn: Chỉ cần qua mảnh áo rách anh cũng có thể nhận ra ông thầy tu - LTD).
    Có trường hợp tại một đơn vị kế cận khi một tên Phần Lan, mặc quân phục Xô viết, trượt tới một bếp dã chiến. Đầu bếp nói rằng anh ta không biết mặt hắn và chỉ có thể cho hắn ăn nếu chính ủy cho phép. ?oThế chính uỷ ở đâu?? ?" tên Phần Lan hỏi lại. Tay đầu bếp chỉ ra chính ủy, người đang khoác một cái áo choàng của lính. Gã Phần Lan lại gần người chính ủy, đâm anh ta rồi bỏ chạy.
    Có nhiều trường hợp tàn nhẫn rất thương tâm, khi bọn Phần Lan dùng dao giết chết những thương binh của chúng tôi, những người còn kẹt lại ở chiến trường chưa đem đi được. Tôi cũng đã tận mắt chứng kiến cảnh rất nhiều xác lính ta nằm tại một vị trí trống trải không thể bò tới vì bị bọn xạ thủ ?ocúc cu? ngắm bắn. Và khi một người trong bọn họ thử đứng lên thì đạn lập tức nã vào anh ta từ những ngọn cây ven rừng. Một thương binh kể lại rằng anh ta đã phải nằm lại trên tuyết vì bị thương sau trận chiến, và rồi một tên Phần Lan trượt tuyết tới chỗ anh ta và nói bằng tiếng Nga: "Còn nằm đấy à, Ivan? Thôi được rồi, đi đi!? Thật may là hắn không giết chết anh ta, có lẽ vì đã quá nhiều những vụ như thế rồi.
    Tổn thất của khẩu đội chúng tôi thật đáng kể. Tôi nhớ lại một trong các lính thông tin dưới quyền mình, một anh chàng trẻ tuổi, vừa tốt nghiệp phổ thông. Anh ta vẽ rất đẹp, thực sự có tài, luôn mơ sẽ được vào Học viện Mỹ thuật. Tôi thường trò chuyện với anh ta, xem các bức tranh của anh, khuyên bảo anh. Tôi đã thương tiếc khôn nguôi khi anh chết tại trạm quân y tiểu đoàn vì một vết thương. Tổn thất của bộ binh còn nghiêm trọng hơn nhiều. Đã có quá nhiều thảm kịch xảy ra. Người ta kể rằng có một trung uý còn trẻ bị thương vào mặt, mất cả hai mắt. Người ta không có thời gian để lấy đi khẩu súng của anh, nên anh đã tự sát ngay trong chiến hào, khi vừa nhận ra mình đã bị mù.
    Một đêm tôi phải băng qua khu rừng để kiểm tra lại đường dây điện thoại. Tôi vượt qua một khoảng đất trống để tới một khu rừng kế tiếp. Địa điểm cần tới nằm rất gần đâu đây thôi. Ánh trăng rực rỡ rọi vào mặt tôi, làm chói cả mắt, phản chiếu lấp loáng lên tuyết. Lại qua một khu rừng nữa, tôi bắt gặp một người vận áo choàng trắng, sát gần và đột ngột tới nỗi tôi vung tay về phía trước và đẩy vào ngực anh ta. Tôi cảm thấy tim mình như ngừng đập vì sợ. Lập tức một tiếng chửi rủa tục tĩu chọc vào tai tôi nghe tựa như một điệu nhạc tuyệt diệu: ?oQuân ta, người Nga.? Đấy là một lính trinh sát của ta, thấy tôi băng qua bãi trống từ xa, bèn quyết định ẩn vào màn sương để chờ xem. Quân địch sẽ không nã súng cối vào một người, nhưng nếu là hai người thì chúng có thể bắn ngay.
    Trong một lần khác, sau khi chiếm giữ vị trí chỉ huy mới, khẩu đội trưởng gọi điện cho tôi và yêu cầu tôi rời khẩu đội để tới chỗ anh ta. Anh ta đã tới đấy vào ban đêm, đi cùng cánh bộ binh. Nhưng sang ngày hôm sau tình hình đã thay đổi. Đường đi phải vượt qua một dòng sông đã đóng băng, và điểm vượt sông đó lại bị một tên bắn tỉa Phần Lan chốt giữ. Hắn ta núp trên một mỏm đá nhỏ giữa dòng sông và nã tiểu liên vào bất cứ ai cố gắng vượt qua lớp băng. Không có cách nào để lén băng qua chỗ hắn, tên bắn tỉa có một tầm xạ kích rất rộng, gần như thành một vòng tròn. Những tảng đá lớn chắn cho hắn khỏi trúng đạn. Rất nhiều binh lính và sĩ quan cần vượt qua sông đang phải nép vào cánh rừng ở hai bên bờ. Chốc chốc lại có người quyết định chạy nhanh qua bên kia dưới làn đạn, và đã thành công. Nhưng cũng có đôi người trúng đạn ngã gục trên lớp băng. Họ cố trườn sang bờ đối diện. Cái che chắn duy nhất cho những người băng qua là xác một chiếc xe tăng Xô viết bị cháy rụi nằm giữa dòng sông. Tất nhiên, nếu có trong tay một khẩu súng cối thì chúng tôi đã nhanh chóng bắt hắn câm họng. Nhưng lúc đấy không có súng cối, mà lại chẳng ai nghĩ ra điều đó cả.
    Tôi cũng bắt buộc phải vượt qua sông. Tên bắn tỉa nã hai phát và dừng lại từng chặp. Tôi nấp sau một cái cây gần bờ và chờ đợi. Sau mỗi lần súng nổ, tôi lại chạy thật nhanh tới chỗ cái xe tăng. Ngay khi tôi bám được vào nó, những viên đạn lại nã loảng xoảng vào vỏ thép xe. Chờ một chút để lấy lại hơi, tôi chờ tới loạt đạn kế tiếp, và khi chúng vừa dứt thì chạy thục mạng. Quãng đường này xa hơn, và rồi thế là tôi đã an toàn nấp mình sau đám cành lá của cái cây đầu tiên nơi bờ sông bên kia. Phù ? nhiều ngày sau, khi bọn Phần Lan đã bị đẩy lùi và chúng tôi kéo pháo ngang qua địa điểm đáng nguyền rủa đó, tôi tới nhòm xem cái mỏm đá nọ ra sao. Chỗ đó có một cái hố đào giữa những tảng đá lớn, phủ đầy cành thông, với một lỗ châu mai chĩa vào các lối qua lại. Những vỏ bao thuốc lá có in dòng chữ "Sport" nằm rải rác cùng rất nhiều vỏ đạn rỗng. Những vỏ đạn mà tên bắn tỉa đã dùng để bắn vào tôi chắc hẳn nằm lẫn lộn đâu đó chỗ này.
    Vào thời điểm trước khi bắt đầu giao chiến, họ thông báo cho chúng tôi, các sĩ quan, rằng ba trung đoàn của mỗi sư đoàn sẽ tham chiến trong vòng mười ngày rồi được rút ra. Chúng tôi đã khát khao chờ đợi cho mười ngày đó kết thúc biết bao nhiêu. Chúng tôi chờ, ngập ngụa trong máu của chính mình, lần lượt gửi các đồng đội của mình hết về trạm quân y lại ra nghĩa địa. Nhưng, lạy trời chứng giám, chúng tôi đã không được thay ra thậm chí sau cả hơn chục ngày. Khi sư đoàn trưởng phát hiện ra tổn thất quá lớn của trung đoàn 306, ông ta quyết định rằng sẽ không huỷ diệt nốt hai trung đoàn còn lại theo cách đó nữa. Sau khi thay đổi quyết định chính thức của mình, ông ta phát biểu: "Khi nào tôi sử dụng tới kiệt hết trung đoàn 306, tôi sẽ nghĩ tới chuyện thay nó ra.? Thật ra, chúng tôi đã không được thế chỗ cho tới tận cuối cuộc chiến, và đã kiệt lực tới mức chỉ còn sót lại có "móng với sừng? mà thôi.
    Điều khủng khiếp ấy, những trận chiến liên miên ấy, diễn ra trong suốt 22 ngày đêm. Chúng tôi trở thành những loại nửa người nửa thú: bị sương giá ăn cháy da cháy thịt, bẩn thỉu, lúc nhúc chấy rận, râu ria xồm xoàm, quần áo cháy sém lỗ chỗ, câu nào nói ra cũng kèm thêm mấy lời chửi rủa tục tằn. Và luôn đắm trong nỗi lo sợ sẽ bị thương hay bị giết chết.
  7. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Đối phương gần như không có không quân, hay chúng không hoạt động trong khu vực mặt trận chúng tôi. Chỉ có một lần tôi thấy vị trí chúng tôi bị oanh kích bởi nhiều máy bay Phần Lan trông giống loại U-2 của chúng ta, thả xuống nhiều bó lựu đạn buộc thành túm. Chúng sơn chữ thập đen trên nền xanh ở hai bên cánh máy bay. Nhưng chúng tôi cũng chưa khi nào được thấy lúc máy bay ta hoạt động.
    "Cúc cu" ?" bọn bắn tỉa nấp trên cây ?" gây cản trở chúng tôi rất nhiều. Trong khi rút lui, người Phần Lan bố trí chúng núp lại trên cây với một khẩu súng và rất nhiều đạn. Một số trong chúng mỗi khi có dịp là nổ súng rồi chạy trốn bằng ván trượt tuyết để sẵn dưới gốc cây. Những tên khác thậm chí cứ bắn cho tới khi bị hạ tại chỗ, và khi rơi xuống chúng bị giết chết một cách căm hờn. Đôi khi có tới bốn tên ?ocúc cu? cùng bố trí ở bốn góc rừng, ai chẳng may đi vào khu vực đó thì cầm chắc cái chết. Rất khó để hạ gục chúng, nhất là khi chúng tập trung hỏa lực của cả bốn khẩu súng vào một mục tiêu trong trường hợp như trên. Chúng luôn thay đổi vị trí mỗi khi đêm xuống, chuyển tới một khoảnh rừng khác. Quân Phần Lan lấy đi giầy ủng khỏi một số xạ thủ khi đưa chúng lên cây để họ khỏi chạy xa, thay vào đó chúng để lại một cái chăn đắp chân. Có một trường hợp ở trung đoàn tôi khi binh lính, phát hiện ra một tên ?ocúc cu? nấp trên cây, đã bắn vào hắn. Hắn lập tức ném khẩu súng xuống và chiếc chăn rơi khỏi chân. Hóa ra tên ?ocúc cu? lại là một cô gái tóc đỏ còn trẻ, đang trắng bệch ra như sắp chết. Mọi người thương hại cô ta, và khi họ đưa cô ta mấy cái bánh valenki cháy thì cô ta đã hiểu là mình sẽ không bị giết, bèn rũ ra khóc nức nở. Người ta mủi lòng và cô được an toàn đưa về hậu phương với lính canh đi theo.
    Sự đề cập tới các nữ xạ thủ ?ocúc cu? và chuyện một lô cốt trang bị các tấm giáp kim loại để đạn pháo bắn vào bị bật ra thật đáng quan tâm và hết sức thú vị. Nó cho thấy thậm chí những người có trình độ ở thời kỳ đấy vẫn tin và tiếp tục tin vào những câu chuyện hoang đường như thế. Như trong trường hợp cái lô cốt nơi người sĩ quan này tiến công ?" nơi đây không chỉ có một triệu cái lô cốt như vậy, tất cả các lô cốt đó đều trang bị 1 tới 2 khẩu đại liên, được xây trong những năm 1930, rất chắc chắn, chất lượng rất tốt. Chuyện đề cập tới những chiếc xe tăng phun lửa là đáng tin vì xe tăng phun lửa được sử dụng nhiều để tấn công tại hai cứ điểm đó - Salmenkaita và Muolaa. Tại một ụ lô cốt thuộc phòng tuyến Muolaa, nơi tôi đã tới tham quan, toàn bộ nơi đồn trú đó đều bị thiêu rụi do xe tăng phun lửa. Bair Irincheev.
    Nhìn chung, trong khi chiến đấu người ta cho chúng tôi ăn uống khá tốt. Có xe nhà bếp chở súp và cháo kasha tới chiến tuyến, họ múc cho bất cứ ai lại gần. Đám đầu bếp quân nhu vội vàng phân phát cho hết thức ăn và quay về theo đúng con đường mà từ đó họ đi tới dưới làn đạn súng cối. Họ không được phép quay về khi trong thùng vẫn còn thức ăn. Người ta kể rằng có một tay đầu bếp bị bắn tại chỗ chỉ vì anh ta đã trút hết cái nồi trên xe xuống tuyết để mau chóng được rời xa chiến tuyến. Tất nhiên, cũng có những ngày chúng tôi phải đun tan tuyết để pha chè, hâm nóng lớp băng đá bao quanh bánh mì trên làn khói của đống lửa, và tự nấu cháo lúa mì trong một cái gà mèn thiếc dùng chung.
    Trung đoàn chúng tôi tiến công, khoét sâu thành hình mũi tên vào tuyến phòng thủ của đối phương. Những lô cốt còn chưa bị hạ vẫn hoạt động hai bên sườn, và chúng tôi thường lọt vào vùng hỏa lực bắn chéo cánh sẻ. Hai bên sườn chúng tôi được bảo vệ kém, chỉ có vài khẩu trung liên bố trí tại một số vị trí. Một đêm, khi tôi cùng các binh sĩ dưới quyền đang ngủ say trên lớp rơm trải lên tuyết, đột nhiên một khẩu súng máy khạc đạn ngay bên cạnh. Tôi bật dậy và chạy tới chỗ tay xạ thủ súng máy. Trời lúc đó tối đen. Tôi lên tiếng hỏi lý do tại sao anh ta nổ súng. Ban đầu anh ta im lặng, rồi càu nhàu: "Nếu anh không bắn, chúng sẽ mò tới đây ngay thôi.?
    Trong giá rét dữ dội, các sĩ quan chúng tôi được cấp cho những áo khoác lông cừu. Nhưng ngay lập tức chúng tôi phải cởi bỏ nó. Bọn bắn tỉa Phần Lan bắn hạ ngay các sĩ quan. Không chỉ có xạ thủ bắn tỉa, mà ngay bọn lính trượt tuyết Phần Lan cũng làm vậy, chúng bận vào quân phục Xô viết, mò tới vị trí đóng quân, đâm chết các sĩ quan rồi trốn mất. Đó là lý do chúng tôi được lệnh phải cởi bỏ không chỉ áo khoác lông cừu, mà cả những cấp hiệu trên cầu vai, những ?ovạch? đỏ trên ống tay áo, và phải thắt thắt lưng vào dưới áo choàng. Có lần tôi được lệnh đem theo một điện thoại viên và rải một đường điện thoại tới chốt chỉ huy của một đơn vị bộ binh, bản thân tôi phải ở lại đó, sẵn sàng gọi pháo bắn tới lúc cần thiết. Trạm chỉ huy bố trí trong một công sự thấp, nền rải rơm. Mọi người đều ngồi phệt trên sàn. Được một lát thì khẩu đội trưởng gọi cho tôi qua đường điện thoại của đơn vị bộ binh. Cho dù tôi đang ăn mặc như một lính trơn, anh chàng trực điện thoại của đơn vị bộ binh vẫn quay lại phía tôi: "Thưa đồng chí trung úy, có điện thoại.? "Tại sao anh lại nghĩ tôi là trung uý?? - "Tôi biết đồng chí là trung uý bởi đồng chí ăn nói khác bọn tôi.? Quả là câu tục ngữ ?oTrông mặt mà bắt hình dong? thật chính xác (Nguyên văn: Chỉ cần qua mảnh áo rách anh cũng có thể nhận ra ông thầy tu - LTD).
    Có trường hợp tại một đơn vị kế cận khi một tên Phần Lan, mặc quân phục Xô viết, trượt tới một bếp dã chiến. Đầu bếp nói rằng anh ta không biết mặt hắn và chỉ có thể cho hắn ăn nếu chính ủy cho phép. ?oThế chính uỷ ở đâu?? ?" tên Phần Lan hỏi lại. Tay đầu bếp chỉ ra chính ủy, người đang khoác một cái áo choàng của lính. Gã Phần Lan lại gần người chính ủy, đâm anh ta rồi bỏ chạy.
    Có nhiều trường hợp tàn nhẫn rất thương tâm, khi bọn Phần Lan dùng dao giết chết những thương binh của chúng tôi, những người còn kẹt lại ở chiến trường chưa đem đi được. Tôi cũng đã tận mắt chứng kiến cảnh rất nhiều xác lính ta nằm tại một vị trí trống trải không thể bò tới vì bị bọn xạ thủ ?ocúc cu? ngắm bắn. Và khi một người trong bọn họ thử đứng lên thì đạn lập tức nã vào anh ta từ những ngọn cây ven rừng. Một thương binh kể lại rằng anh ta đã phải nằm lại trên tuyết vì bị thương sau trận chiến, và rồi một tên Phần Lan trượt tuyết tới chỗ anh ta và nói bằng tiếng Nga: "Còn nằm đấy à, Ivan? Thôi được rồi, đi đi!? Thật may là hắn không giết chết anh ta, có lẽ vì đã quá nhiều những vụ như thế rồi.
    Tổn thất của khẩu đội chúng tôi thật đáng kể. Tôi nhớ lại một trong các lính thông tin dưới quyền mình, một anh chàng trẻ tuổi, vừa tốt nghiệp phổ thông. Anh ta vẽ rất đẹp, thực sự có tài, luôn mơ sẽ được vào Học viện Mỹ thuật. Tôi thường trò chuyện với anh ta, xem các bức tranh của anh, khuyên bảo anh. Tôi đã thương tiếc khôn nguôi khi anh chết tại trạm quân y tiểu đoàn vì một vết thương. Tổn thất của bộ binh còn nghiêm trọng hơn nhiều. Đã có quá nhiều thảm kịch xảy ra. Người ta kể rằng có một trung uý còn trẻ bị thương vào mặt, mất cả hai mắt. Người ta không có thời gian để lấy đi khẩu súng của anh, nên anh đã tự sát ngay trong chiến hào, khi vừa nhận ra mình đã bị mù.
    Một đêm tôi phải băng qua khu rừng để kiểm tra lại đường dây điện thoại. Tôi vượt qua một khoảng đất trống để tới một khu rừng kế tiếp. Địa điểm cần tới nằm rất gần đâu đây thôi. Ánh trăng rực rỡ rọi vào mặt tôi, làm chói cả mắt, phản chiếu lấp loáng lên tuyết. Lại qua một khu rừng nữa, tôi bắt gặp một người vận áo choàng trắng, sát gần và đột ngột tới nỗi tôi vung tay về phía trước và đẩy vào ngực anh ta. Tôi cảm thấy tim mình như ngừng đập vì sợ. Lập tức một tiếng chửi rủa tục tĩu chọc vào tai tôi nghe tựa như một điệu nhạc tuyệt diệu: ?oQuân ta, người Nga.? Đấy là một lính trinh sát của ta, thấy tôi băng qua bãi trống từ xa, bèn quyết định ẩn vào màn sương để chờ xem. Quân địch sẽ không nã súng cối vào một người, nhưng nếu là hai người thì chúng có thể bắn ngay.
    Trong một lần khác, sau khi chiếm giữ vị trí chỉ huy mới, khẩu đội trưởng gọi điện cho tôi và yêu cầu tôi rời khẩu đội để tới chỗ anh ta. Anh ta đã tới đấy vào ban đêm, đi cùng cánh bộ binh. Nhưng sang ngày hôm sau tình hình đã thay đổi. Đường đi phải vượt qua một dòng sông đã đóng băng, và điểm vượt sông đó lại bị một tên bắn tỉa Phần Lan chốt giữ. Hắn ta núp trên một mỏm đá nhỏ giữa dòng sông và nã tiểu liên vào bất cứ ai cố gắng vượt qua lớp băng. Không có cách nào để lén băng qua chỗ hắn, tên bắn tỉa có một tầm xạ kích rất rộng, gần như thành một vòng tròn. Những tảng đá lớn chắn cho hắn khỏi trúng đạn. Rất nhiều binh lính và sĩ quan cần vượt qua sông đang phải nép vào cánh rừng ở hai bên bờ. Chốc chốc lại có người quyết định chạy nhanh qua bên kia dưới làn đạn, và đã thành công. Nhưng cũng có đôi người trúng đạn ngã gục trên lớp băng. Họ cố trườn sang bờ đối diện. Cái che chắn duy nhất cho những người băng qua là xác một chiếc xe tăng Xô viết bị cháy rụi nằm giữa dòng sông. Tất nhiên, nếu có trong tay một khẩu súng cối thì chúng tôi đã nhanh chóng bắt hắn câm họng. Nhưng lúc đấy không có súng cối, mà lại chẳng ai nghĩ ra điều đó cả.
    Tôi cũng bắt buộc phải vượt qua sông. Tên bắn tỉa nã hai phát và dừng lại từng chặp. Tôi nấp sau một cái cây gần bờ và chờ đợi. Sau mỗi lần súng nổ, tôi lại chạy thật nhanh tới chỗ cái xe tăng. Ngay khi tôi bám được vào nó, những viên đạn lại nã loảng xoảng vào vỏ thép xe. Chờ một chút để lấy lại hơi, tôi chờ tới loạt đạn kế tiếp, và khi chúng vừa dứt thì chạy thục mạng. Quãng đường này xa hơn, và rồi thế là tôi đã an toàn nấp mình sau đám cành lá của cái cây đầu tiên nơi bờ sông bên kia. Phù ? nhiều ngày sau, khi bọn Phần Lan đã bị đẩy lùi và chúng tôi kéo pháo ngang qua địa điểm đáng nguyền rủa đó, tôi tới nhòm xem cái mỏm đá nọ ra sao. Chỗ đó có một cái hố đào giữa những tảng đá lớn, phủ đầy cành thông, với một lỗ châu mai chĩa vào các lối qua lại. Những vỏ bao thuốc lá có in dòng chữ "Sport" nằm rải rác cùng rất nhiều vỏ đạn rỗng. Những vỏ đạn mà tên bắn tỉa đã dùng để bắn vào tôi chắc hẳn nằm lẫn lộn đâu đó chỗ này.
    Vào thời điểm trước khi bắt đầu giao chiến, họ thông báo cho chúng tôi, các sĩ quan, rằng ba trung đoàn của mỗi sư đoàn sẽ tham chiến trong vòng mười ngày rồi được rút ra. Chúng tôi đã khát khao chờ đợi cho mười ngày đó kết thúc biết bao nhiêu. Chúng tôi chờ, ngập ngụa trong máu của chính mình, lần lượt gửi các đồng đội của mình hết về trạm quân y lại ra nghĩa địa. Nhưng, lạy trời chứng giám, chúng tôi đã không được thay ra thậm chí sau cả hơn chục ngày. Khi sư đoàn trưởng phát hiện ra tổn thất quá lớn của trung đoàn 306, ông ta quyết định rằng sẽ không huỷ diệt nốt hai trung đoàn còn lại theo cách đó nữa. Sau khi thay đổi quyết định chính thức của mình, ông ta phát biểu: "Khi nào tôi sử dụng tới kiệt hết trung đoàn 306, tôi sẽ nghĩ tới chuyện thay nó ra.? Thật ra, chúng tôi đã không được thế chỗ cho tới tận cuối cuộc chiến, và đã kiệt lực tới mức chỉ còn sót lại có "móng với sừng? mà thôi.
    Điều khủng khiếp ấy, những trận chiến liên miên ấy, diễn ra trong suốt 22 ngày đêm. Chúng tôi trở thành những loại nửa người nửa thú: bị sương giá ăn cháy da cháy thịt, bẩn thỉu, lúc nhúc chấy rận, râu ria xồm xoàm, quần áo cháy sém lỗ chỗ, câu nào nói ra cũng kèm thêm mấy lời chửi rủa tục tằn. Và luôn đắm trong nỗi lo sợ sẽ bị thương hay bị giết chết.
  8. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Rồi bất ngờ, nếu tôi nhớ không lầm, vào buổi chiều ngày 11 tháng Ba, một trong những cậu nhân viên vô tuyến điện dưới quyền chạy tới chỗ tôi, mang theo một tin đáng quan tâm. Anh ta tình cờ nhận được một điện tín: một hiệp định đình chiến đã được ký. Tôi chạy tới chỗ chính ủy, nhưng anh ta hét lên với tôi, bảo rằng tôi luôn tin vào mọi thứ tin đồn thất thiệt và lan truyền chúng đi. Nhưng những tin như thế không thể giữ bí mật được lâu. Dựa trên thái độ của binh lính, tôi hiểu rằng tin đó sẽ lan nhanh. Vài người đến gặp để xin tôi xác nhận tin đó, nhưng tôi đáp là không có trong tay những thông tin chính thức. Rồi tới buổi sáng ngày hôm sau. Đấy là ngày 12 tháng Ba năm 1940. Mọi người cùng chờ đợi một điều gì đó. Nhưng rồi tay khẩu đội trưởng gọi tới từ chốt quan trắc tiền tiêu: ?oKhẩu đội, sẵn sàng nhả đạn !? Tôi truyền lệnh đi: ?oTất cả vào vị trí, sẵn sàng bắn, đem đạn tới và chùi sạch!? Quân lính thực hiện một cách miễn cưỡng. Có ai đó càu nhàu: "Cái thứ hoà bình của ông như thế đó.? Khẩu đội trưởng thông báo tọa độ mục tiêu, tôi điều chỉnh các khẩu pháo và hô: ?oBắn !?, rồøi lại ?oBắn !?. Quân Phần Lan bắt đầu đáp trả bằng súng cối hạng nặng. Đạn rơi sang phía bên trái, vào ngay trước mặt, rồi xuống ngã tư đường. Một con ngựa kéo xe bị trúng đạn, con vật đáng thương bụng bị xé toạc giẫy dụa trong đống ruột của chính nó: thật là một cảnh tượng kinh khủng. Nhưng khẩu đội trưởng vẫn tiếp tục ra lệnh từ vị trí quan trắc: ?oBắn !? và ?oBắn !?.
    Tới khoảng 10 giờ sáng, có một người cưỡi ngựa xuất hiện trên con đường dẫn về hậu phương, anh ta đang la hét điều gì đó và vung vẩy một cái phong bì trên tay. Mỗi lúc một gần hơn. Chúng tôi nhận ra đó là một người đưa tin của sở chỉ huy trung đoàn, một anh lính nhỏ bé vui tính, đã tới khẩu đội chúng tôi rất nhiều lần. Anh ta đang hét: "Ngừng bắn!" Điều gì xảy ra thế này! Có vài người kêu to "Hurrah!", có mấy người ôm hôn nhau, một số người thì khóc, và số khác chỉ đơn giản là ngã lăn ra tuyết. Tôi cầm lấy cái phong bì bằng bàn tay run lẩy bẩy. Nó không có niêm phong. Bên trong là mệnh lệnh yêu cầu khẩu đội trưởng ngưng bắn. Người điện thoại viên gọi tôi tới bên điện thoại. Khẩu đội trưởng đang hét lên với tôi: ?oTại sao anh lại ngừng bắn?? Tôi cũng hét lại rằng đó là do lệnh từ sở chỉ huy, họ nói là đã hoà bình rồi. ?oHòa bình cái gì? Anh mất trí rồi à !? Nhưng lúc này tiếng pháo đã yên ắng trên suốt chiều dài mặt trận. Còn nếu nghe thấy phát đạn nào nổ muộn màng, binh lính phản ứng rất giận dữ: "Bọn chúng bị làm sao vậy, chúng không biết chuyện gì đã xảy ra sao?!? Sau cơn vui mừng bột phát ban đầu là một tình trạng phản cảm diễn ra. Rũ người vì mệt, tất cả đều trở nên im lặng và cứng đờ, không biết phải làm gì tiếp theo. Một số người đã chứng kiến sau này kể lại về cảnh tin ngừng bắn được đón tiếp tại các vị trí bộ binh đóng trên tuyến đầu: những người lính lạnh cóng và kiệt sức, cả phía Phần Lan và phía quân ta, bò khỏi những hố trú ẩn của họ từ hai phía chiến tuyến, nhìn nhau một cách nghi ngờ và cùng ngạc nhiên trước những kẻ mới đây hãy còn là đối thủ của nhau. Và họ không thể hiểu nổi điều gì đã xảy ra. Chuyện gì vậy? Họ im lặng, đi đốt lửa để tự sưởi ấm. Vài người lính Phần Lan leo lên đỉnh một phiến đá lớn và hét về phía lính ta: "Ê, bọn Nga kia, chúng mày đãø từng bắn vào tao trong khi tao đang ngồi ngay dưới tảng đá này đây !? Một người lính Phần Lan khác hét qua khoảng đất chết giữa hai chiến hào: ?oĐừng đi sang phía bên phải, chúng tôi đã gài mìn chỗ ấy đấy.?
    Và thế là hoà bình. Chúng tôi rút về phía sau một chút và được lệnh đào công sự. Người ta tổ chức một nhà tắm dã chiến với một căn phòng khử chấy rận. Điều đó hết sức cần thiết. Không có gì phải giấu diếm cả, lũ rận đang ăn sống chúng tôi. Chúng tôi tắm rửa trong ba cái lều dựng liên tục sát nhau. Cái nền đầy tuyết của lều được rải một lớp cành cây còn nguyên lá xanh. Chúng tôi cởi bỏ lớp đồ lót bẩn thỉu của mình trong cái lều đầu tiên. Tại cái lều thứ hai, một hệ thống ống phun nước nóng, gần như còn đang sôi sùng sục, lên mình chúng tôi. Rồi chúng tôi chạy qua cái lều thứ ba để nhận đồ lót sạch, mặc vội lên thân người hãy còn ướt lướt thướt bởi chẳng có gì để lau mình cả. Rồi chúng tôi đứng chờ, người bị luộc chín nhừ và chỉ vận độc có đồ lót, cho tới khi quân phục của chúng tôi được hơ lửa xong. Tất cả mọi chuyện đều diễn ra trong cái lạnh cắt da, nhiệt độ ở trong cũng như ngoài lều đều gần như nhau. Tôi cũng không hiểu tại sao chúng tôi có thể chịu được mà không bị cảm lạnh hay viêm phổi. Nhưng chúng tôi cũng rất mừng vì được cho đi tắm như thế.
    Khoảng hai tuần sau khi kết thúc đánh nhau, sau khi đã nghỉ ngơi được một chút, lấy lại sức lực và lau chùi vũ khí, chúng tôi được lệnh hành quân trở về. Toàn trung đoàn lập thành một đội hình hành quân. Chỉ khi ấy chúng tôi mới thấy được chính xác những tổn thất mà trung đoàn phải chịu đựng. Trung đoàn tới đây với đầy đủ quân số thời chiến. Bộ binh bao gồm ba tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn có 700 tay lê. Giờ đây cả trung đoàn không còn đủ lính để lập thành một tiểu đoàn duy nhất. Các đại đội được giao cho các trung sĩ chỉ huy. Chúng tôi, lính pháo binh, cũng chịu tổn thất nặng. Trong số chín sĩ quan của khẩu đội chúng tôi, giờ chỉ còn có bốn. Hai người bị giết và ba bị thương. Ngay như tôi, một sĩ quan dự bị, cũng được chỉ định làm quyền khẩu đội trưởng trong trường hợp người đương nhiệm mất khả năng điều khiển khẩu đội. Tôi không nhớ nổi có bao nhiêu binh lính và hạ sĩ quan đã thiệt mạng nữa. Chúng tôi đi tới đây trong nhiều tốp, quân số trung đoàn rất đông. Bây giờ đây toàn trung đoàn chỉ còn là một đội hình duy nhất, có thể thấy và nghe tiếng ban nhạc đang chơi bài hành khúc ở phía trước. Chúng tôi hành quân ngược lại nơi trạm quân y đã đóng và nơi đặt các nghĩa trang. Trạm quân y đã dời đi nhưng nghĩa trang thì vẫn còn đó.
    Nếu chúng tôi không phải trông thấy những xác chết, chúng như những manơcanh đáng sợ làm bằng sáp bị đông cứng, thì cái chết đối với chúng tôi đã không khủng khiếp đến thế. Trong thời bình, cái chết của một người bệnh không ập tới bất thình lình. Nhưng thật là phi lý khi phải thấy cái chết đến với một người trẻ trai khoẻ mạnh, tự dưng lại ngã vào tay ta như một cái bị, gương mặt anh ta chuyển dần sang vàng ệch, hai bên mép và mi mắt của anh trễ xuống. Và ta phải quan sát toàn bộ cái diễn tiến kinh khủng ấy, sự chuyển từ một người sống sang một xác chết, cuối cùng là thành một gò đất nhỏ băng giá trên mảnh đất Phần Lan đáng nguyền rủa.
    Thật khó mà diễn tả nổi thành lời những cảm xúc xảy ra trong đầu chúng tôi khi hành quân ngang qua cái nghĩa địa ấy. Cách đây không lâu những con người ấy, những đồng chí của chúng tôi, khoẻ mạnh và trai tráng, còn ở cùng đội ngũ và trông chẳng khác gì chúng tôi. Thậm chí cho tới khi người ta đưa họ ra tới đây, vì bất kỳ người nào trong chúng tôi cũng có thể phải ra nằm đây bất cứ lúc nào, thì chúng tôi cũng vẫn chưa cảm thấy mình xa lạ đối với họ. Giờ đây chúng tôi đang rời xa họ mãi mãi, còn họ sẽ vĩnh viễn nằm lại chỗ này. Có một vực thẳm đã ngăn cách giữa chúng tôi và họ, mà chúng tôi không thể hình dung được bằng cách nào và vì sao điều đó đã xảy ra.
    Hiển nhiên chúng tôi hiểu rằng cuộc chiến này là cần thiết. Chúng ta phải bảo vệ Leningrad, cách ly nó xa khỏi đường biên giới nguy hiểm kia bằng một vùng đất Xô viết rộng lớn hơn. Chúng tôi cũng biết rằng người Phần Lan đã từ chối lời đề nghị của Chính phủ Xô viết đổi vùng đất ấy lấy bất cứ một chỗ nào khác dọc theo biên giới. Nhưng chúng tôi không hiểu nổi một điều ?" đó là cách thức mà người ta đã tiến hành chiến tranh. Tại sao chúng ta không ném bom trước những lô cốt công sự của Phần Lan, cô lập chúng, vượt qua chúng và bỏ chúng lại phía sau?! Như cách người Đức đã làm với phòng tuyến Maginot chẳng hạn? Tại sao chúng ta không thả lính nhảy dù xuống hậu phương Phần Lan, và sử dụng xe tăng nhiều hơn nữa? (Thực ra, trong chiến tranh Phần Lan người Nga đã đưa vào sử dụng rất nhiều xe tăng. Tuy vậy phần lớn chúng là loại T-26 và BT-7 đã lạc hậu, không phù hợp điều kiện chiến trường và bị bộ binh đốt cháy khá dễ dàng - LTD) Chúng tôi đã trông thấy rất nhiều những trang thiết bị quân sự ấy nằm lại tại Bologoye. Không, họ đã chọn cách ném mọi người thẳng vào làn đạn súng máy và đại bác bắn ra từ các lô cốt, dưới ánh sáng mặt trời rõ mồn một. Và thế là hàng ngàn chàng trai bị đưa thẳng xuống mồ. Tại sao vậy? Hay có lẽ họ cũng cùng kiểu suy nghĩ như "nhà chiến lược quân sự" nọ đã đưa chúng tôi tiến thẳng tới cái lô cốt ngay trước trận đánh, cũng cho rằng đó chỉ là những pháo đài bằng cát cùng những chú lính chì trong tay họ, và bản thân họ đang tập đánh trận giả chăng. Tất cả những điều đó thật không hiểu nổi và thật đáng phẫn nộ.
    Sau khi hiệp ước hòa bình được ký kết, trên báo chí người ta viết rằng thiệt hại của chúng tôi cả chết lẫn bị thương tổng cộng là khoảng năm mươi ngàn người. (Ngày nay, thống kê chính thức của cả phía Nga và Phần Lan cho biết trong chiến tranh Phần Lan quân đội Xô viết có khoảng từ 200.000 ?" 400.000 người chết và bị thương, phía Phần Lan là khoảng 66.000 người chết và bị thương - LTD) Có biết bao nhiêu bi kịch ẩn giấu đằng sau những con số ấy! Những tổn thất ấy đáng ra đã có thể giảm thiểu một cách đáng kể!
    Các trung đoàn còn lại thuộc sư đoàn chúng tôi, được bố trí dự bị phía sau trong suốt thời gian giao tranh, đã quay về từ trước và là những đơn vị đầu tiên diễu qua Leningrad như những anh hùng. Họ được nhận một lễ đón tiếp long trọng, những lời chúc mừng và quà tặng từ nhân dân Leningrad. Còn khi trung đoàn 306 chúng tôi, hay đúng hơn là phần còn lại của nó, một đơn vị đã thực sự tham chiến và phải gánh trên vai toàn bộ sức nặng của chiến tranh, đi qua thành phố, thì những lễ chào mừng đã kết thúc, và chúng tôi chẳng nhận được quà tặng lẫn những lời chúc mừng nào. Cuộc đời là thế đó.
    Sau này chúng tôi được biết rằng trung đoàn chúng tôi đã được tặng Huân chương Cờ Đỏ vì đã công phá được phòng tuyến Mannerheim. Nhiều sĩ quan của các đơn vị bộ binh của trung đoàn cũng được nhận huân chương. Phần thưởng và huân chương thời đó hãy còn rất hiếm. Cánh pháo binh chúng tôi không được nhận bất cứ thứ gì, dù danh sách khen thưởng của chúng tôi cũng được gửi đồng thời với họ. Nhưng còn được sống với nguyên vẹn cái đầu trên cổ cũng đã là một phần thưởng đáng kể rồi.
    Khi chúng tôi rời Leningrad và lên tàu ở một nhà ga, chúng tôi được mục kích một cảnh tượng khác hẳn. Rất nhiều toa tàu chở hàng, cửa sổ chăng kín dây kẽm gai, nằm tách rời trên một tuyến đường rày riêng biệt. Lính gác mang súng có gắn lưỡi lê không để bất cứ ai lại gần những toa xe ấy. Một thợ đường sắt thì thầm với tôi rằng những toa ấy tới từ Phần Lan, chở những binh lính đã từng bị bắt làm tù binh. Cho tới trước lới lúc ấy chúng tôi mới chỉ nghĩ là những người trải qua cuộc chiến được chia thành ba loại: một số người may mắn thì đã tránh đi cho xa; những người khác, bị sương giá thui chột và đầy thương tật thì được đưa tới bệnh viện; còn loại thứ ba thì vùi xương trên mảnh đất Phần Lan tuyết phủ. Nhưng hóa ra vẫn còn loại người kém may mắn thứ tư, những người còn đang chờ bị thẩm vấn và xét xử trong các nhà tù di động bằng gỗ lạnh cóng ấy. Ai đứng ra quyết định số phận của mỗi con người trong chiến tranh và phân họ thành những loại khác nhau bằng một bàn tay tàn nhẫn đến như vậy? Và dễ biết bao để có thể chuyển một con người từ loại số phận này sang loại số phận khác. Điều gì là quyết định và điều gì là tình cờ? (Ngay sau khi chiến tranh Phần Lan vừa kết thúc, khoảng 5.500 tù binh Xô viết được Phần Lan trao trả lại cho Liên Xô. Tất cả đều bị đưa vào trại tập trung để thẩm vấn. Khoảng 500 người trong số đó bị xử bắn và 4.354 người bị đưa đi lao động khổ sai từ 5-8 năm. - LTD)
    Một trong những đặc điểm của cuộc chiến tranh này là cái sự thực rằng chúng tôi chỉ chiến đấu bởi vì chúng tôi đã được ra lệnh như thế. Nó khác với cuộc Chiến tranh Vệ quốc sau này, khi chúng tôi thực sự căm thù bọn xâm lược đã tấn công quê hương chúng tôi. Lúc đó người ta chỉ cần hô: ?oXung phong !? ?" thậm chí không phải giải thích chúng tôi cần tiến lên phía nào. Chúng tôi đã chỉ đơn giản là thực hiện nghĩa vụ quân nhân của mình trong cuộc chiến Phần Lan, trong khi lại ý thức rõ sự cần thiết của cuộc chiến sau đó (Chiến tranh Vệ quốc). Từ đầu chúng tôi không thấy thù ghét người Phần Lan, mà chỉ sau này, khi đã tận mắt chứng kiến nhiều hành động tàn nhẫn của đối phương, binh lính của chúng tôi mới bắt đầu cảm thấy căm giận họ. Ví dụ như họ đã điên cuồng giết chết bọn ?ocúc cu?, những kẻ gây rất nhiều tội ác. Nhưng nhìn chung, một người Nga, một người lính Xô viết thật ra là một người có bản tính tốt, anh phải cố gắng rất nhiều mới có thể làm hắn nổi giận.
    Câu chuyện của tôi về thiên anh hùng ca Ba Lan ?" Phần Lan đã tới hồi kết. Tôi được phục viên vào mùa thu năm 1945, sau khi Chiến tranh Vệ quốc kết thúc. Một cô gái nào đó đứng ra điền vào tờ lý lịch quân nhân của tôi tại Trụ sở Quân uỷ quận Bauman. Cô ta ghi lại trên đó tất cả những rủi ro mà tôi đã gặp phải. "Xin hãy viết vào đây là tôi đã từng tham gia cuộc chiến chống lại bọn Bạch vệ Phần Lan.? "Ở đây chúng tôi không ghi lại về chiến tranh Phần Lan,? ?" cô gái nói và, rướn người qua bàn làm việc, hét về phía cô bạn bên cạnh: "Svetka, cậu có cùng đi ăn trưa không?? Đoạn kết là thế đó. Thật ra, tại sao anh lại phải ?oviết về cuộc chiến Phần Lan?, trong khi tình hình đã hoàn toàn đổi khác, và anh phải quên đi những gì về cái cuộc chiến đó càng nhanh càng tốt, vờ như nó thậm chí không hề xảy ra với một người láng giềng tốt bụng như người Phần Lan.
    Những dòng hồi ký trên hầu hết được tác giả viết khi ông phải vào bệnh viện điều trị bệnh viêm phổi vào tháng Mười năm 1981. Việc này đã giúp ông khuây khỏa qua những buổi chiều tẻ ngắt và những đêm mất ngủ tại nơi bệnh viện ảm đạm. Trong những năm về sau, tác giả chỉ phải hiệu chỉnh, bổ sung và biên tập lại những ghi chép trên.
    Dịch từ nguyên tác tiếng Nga: Bair Irincheev
    Dịch từ tiếng Anh: Lý Thế Dân
  9. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Rồi bất ngờ, nếu tôi nhớ không lầm, vào buổi chiều ngày 11 tháng Ba, một trong những cậu nhân viên vô tuyến điện dưới quyền chạy tới chỗ tôi, mang theo một tin đáng quan tâm. Anh ta tình cờ nhận được một điện tín: một hiệp định đình chiến đã được ký. Tôi chạy tới chỗ chính ủy, nhưng anh ta hét lên với tôi, bảo rằng tôi luôn tin vào mọi thứ tin đồn thất thiệt và lan truyền chúng đi. Nhưng những tin như thế không thể giữ bí mật được lâu. Dựa trên thái độ của binh lính, tôi hiểu rằng tin đó sẽ lan nhanh. Vài người đến gặp để xin tôi xác nhận tin đó, nhưng tôi đáp là không có trong tay những thông tin chính thức. Rồi tới buổi sáng ngày hôm sau. Đấy là ngày 12 tháng Ba năm 1940. Mọi người cùng chờ đợi một điều gì đó. Nhưng rồi tay khẩu đội trưởng gọi tới từ chốt quan trắc tiền tiêu: ?oKhẩu đội, sẵn sàng nhả đạn !? Tôi truyền lệnh đi: ?oTất cả vào vị trí, sẵn sàng bắn, đem đạn tới và chùi sạch!? Quân lính thực hiện một cách miễn cưỡng. Có ai đó càu nhàu: "Cái thứ hoà bình của ông như thế đó.? Khẩu đội trưởng thông báo tọa độ mục tiêu, tôi điều chỉnh các khẩu pháo và hô: ?oBắn !?, rồøi lại ?oBắn !?. Quân Phần Lan bắt đầu đáp trả bằng súng cối hạng nặng. Đạn rơi sang phía bên trái, vào ngay trước mặt, rồi xuống ngã tư đường. Một con ngựa kéo xe bị trúng đạn, con vật đáng thương bụng bị xé toạc giẫy dụa trong đống ruột của chính nó: thật là một cảnh tượng kinh khủng. Nhưng khẩu đội trưởng vẫn tiếp tục ra lệnh từ vị trí quan trắc: ?oBắn !? và ?oBắn !?.
    Tới khoảng 10 giờ sáng, có một người cưỡi ngựa xuất hiện trên con đường dẫn về hậu phương, anh ta đang la hét điều gì đó và vung vẩy một cái phong bì trên tay. Mỗi lúc một gần hơn. Chúng tôi nhận ra đó là một người đưa tin của sở chỉ huy trung đoàn, một anh lính nhỏ bé vui tính, đã tới khẩu đội chúng tôi rất nhiều lần. Anh ta đang hét: "Ngừng bắn!" Điều gì xảy ra thế này! Có vài người kêu to "Hurrah!", có mấy người ôm hôn nhau, một số người thì khóc, và số khác chỉ đơn giản là ngã lăn ra tuyết. Tôi cầm lấy cái phong bì bằng bàn tay run lẩy bẩy. Nó không có niêm phong. Bên trong là mệnh lệnh yêu cầu khẩu đội trưởng ngưng bắn. Người điện thoại viên gọi tôi tới bên điện thoại. Khẩu đội trưởng đang hét lên với tôi: ?oTại sao anh lại ngừng bắn?? Tôi cũng hét lại rằng đó là do lệnh từ sở chỉ huy, họ nói là đã hoà bình rồi. ?oHòa bình cái gì? Anh mất trí rồi à !? Nhưng lúc này tiếng pháo đã yên ắng trên suốt chiều dài mặt trận. Còn nếu nghe thấy phát đạn nào nổ muộn màng, binh lính phản ứng rất giận dữ: "Bọn chúng bị làm sao vậy, chúng không biết chuyện gì đã xảy ra sao?!? Sau cơn vui mừng bột phát ban đầu là một tình trạng phản cảm diễn ra. Rũ người vì mệt, tất cả đều trở nên im lặng và cứng đờ, không biết phải làm gì tiếp theo. Một số người đã chứng kiến sau này kể lại về cảnh tin ngừng bắn được đón tiếp tại các vị trí bộ binh đóng trên tuyến đầu: những người lính lạnh cóng và kiệt sức, cả phía Phần Lan và phía quân ta, bò khỏi những hố trú ẩn của họ từ hai phía chiến tuyến, nhìn nhau một cách nghi ngờ và cùng ngạc nhiên trước những kẻ mới đây hãy còn là đối thủ của nhau. Và họ không thể hiểu nổi điều gì đã xảy ra. Chuyện gì vậy? Họ im lặng, đi đốt lửa để tự sưởi ấm. Vài người lính Phần Lan leo lên đỉnh một phiến đá lớn và hét về phía lính ta: "Ê, bọn Nga kia, chúng mày đãø từng bắn vào tao trong khi tao đang ngồi ngay dưới tảng đá này đây !? Một người lính Phần Lan khác hét qua khoảng đất chết giữa hai chiến hào: ?oĐừng đi sang phía bên phải, chúng tôi đã gài mìn chỗ ấy đấy.?
    Và thế là hoà bình. Chúng tôi rút về phía sau một chút và được lệnh đào công sự. Người ta tổ chức một nhà tắm dã chiến với một căn phòng khử chấy rận. Điều đó hết sức cần thiết. Không có gì phải giấu diếm cả, lũ rận đang ăn sống chúng tôi. Chúng tôi tắm rửa trong ba cái lều dựng liên tục sát nhau. Cái nền đầy tuyết của lều được rải một lớp cành cây còn nguyên lá xanh. Chúng tôi cởi bỏ lớp đồ lót bẩn thỉu của mình trong cái lều đầu tiên. Tại cái lều thứ hai, một hệ thống ống phun nước nóng, gần như còn đang sôi sùng sục, lên mình chúng tôi. Rồi chúng tôi chạy qua cái lều thứ ba để nhận đồ lót sạch, mặc vội lên thân người hãy còn ướt lướt thướt bởi chẳng có gì để lau mình cả. Rồi chúng tôi đứng chờ, người bị luộc chín nhừ và chỉ vận độc có đồ lót, cho tới khi quân phục của chúng tôi được hơ lửa xong. Tất cả mọi chuyện đều diễn ra trong cái lạnh cắt da, nhiệt độ ở trong cũng như ngoài lều đều gần như nhau. Tôi cũng không hiểu tại sao chúng tôi có thể chịu được mà không bị cảm lạnh hay viêm phổi. Nhưng chúng tôi cũng rất mừng vì được cho đi tắm như thế.
    Khoảng hai tuần sau khi kết thúc đánh nhau, sau khi đã nghỉ ngơi được một chút, lấy lại sức lực và lau chùi vũ khí, chúng tôi được lệnh hành quân trở về. Toàn trung đoàn lập thành một đội hình hành quân. Chỉ khi ấy chúng tôi mới thấy được chính xác những tổn thất mà trung đoàn phải chịu đựng. Trung đoàn tới đây với đầy đủ quân số thời chiến. Bộ binh bao gồm ba tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn có 700 tay lê. Giờ đây cả trung đoàn không còn đủ lính để lập thành một tiểu đoàn duy nhất. Các đại đội được giao cho các trung sĩ chỉ huy. Chúng tôi, lính pháo binh, cũng chịu tổn thất nặng. Trong số chín sĩ quan của khẩu đội chúng tôi, giờ chỉ còn có bốn. Hai người bị giết và ba bị thương. Ngay như tôi, một sĩ quan dự bị, cũng được chỉ định làm quyền khẩu đội trưởng trong trường hợp người đương nhiệm mất khả năng điều khiển khẩu đội. Tôi không nhớ nổi có bao nhiêu binh lính và hạ sĩ quan đã thiệt mạng nữa. Chúng tôi đi tới đây trong nhiều tốp, quân số trung đoàn rất đông. Bây giờ đây toàn trung đoàn chỉ còn là một đội hình duy nhất, có thể thấy và nghe tiếng ban nhạc đang chơi bài hành khúc ở phía trước. Chúng tôi hành quân ngược lại nơi trạm quân y đã đóng và nơi đặt các nghĩa trang. Trạm quân y đã dời đi nhưng nghĩa trang thì vẫn còn đó.
    Nếu chúng tôi không phải trông thấy những xác chết, chúng như những manơcanh đáng sợ làm bằng sáp bị đông cứng, thì cái chết đối với chúng tôi đã không khủng khiếp đến thế. Trong thời bình, cái chết của một người bệnh không ập tới bất thình lình. Nhưng thật là phi lý khi phải thấy cái chết đến với một người trẻ trai khoẻ mạnh, tự dưng lại ngã vào tay ta như một cái bị, gương mặt anh ta chuyển dần sang vàng ệch, hai bên mép và mi mắt của anh trễ xuống. Và ta phải quan sát toàn bộ cái diễn tiến kinh khủng ấy, sự chuyển từ một người sống sang một xác chết, cuối cùng là thành một gò đất nhỏ băng giá trên mảnh đất Phần Lan đáng nguyền rủa.
    Thật khó mà diễn tả nổi thành lời những cảm xúc xảy ra trong đầu chúng tôi khi hành quân ngang qua cái nghĩa địa ấy. Cách đây không lâu những con người ấy, những đồng chí của chúng tôi, khoẻ mạnh và trai tráng, còn ở cùng đội ngũ và trông chẳng khác gì chúng tôi. Thậm chí cho tới khi người ta đưa họ ra tới đây, vì bất kỳ người nào trong chúng tôi cũng có thể phải ra nằm đây bất cứ lúc nào, thì chúng tôi cũng vẫn chưa cảm thấy mình xa lạ đối với họ. Giờ đây chúng tôi đang rời xa họ mãi mãi, còn họ sẽ vĩnh viễn nằm lại chỗ này. Có một vực thẳm đã ngăn cách giữa chúng tôi và họ, mà chúng tôi không thể hình dung được bằng cách nào và vì sao điều đó đã xảy ra.
    Hiển nhiên chúng tôi hiểu rằng cuộc chiến này là cần thiết. Chúng ta phải bảo vệ Leningrad, cách ly nó xa khỏi đường biên giới nguy hiểm kia bằng một vùng đất Xô viết rộng lớn hơn. Chúng tôi cũng biết rằng người Phần Lan đã từ chối lời đề nghị của Chính phủ Xô viết đổi vùng đất ấy lấy bất cứ một chỗ nào khác dọc theo biên giới. Nhưng chúng tôi không hiểu nổi một điều ?" đó là cách thức mà người ta đã tiến hành chiến tranh. Tại sao chúng ta không ném bom trước những lô cốt công sự của Phần Lan, cô lập chúng, vượt qua chúng và bỏ chúng lại phía sau?! Như cách người Đức đã làm với phòng tuyến Maginot chẳng hạn? Tại sao chúng ta không thả lính nhảy dù xuống hậu phương Phần Lan, và sử dụng xe tăng nhiều hơn nữa? (Thực ra, trong chiến tranh Phần Lan người Nga đã đưa vào sử dụng rất nhiều xe tăng. Tuy vậy phần lớn chúng là loại T-26 và BT-7 đã lạc hậu, không phù hợp điều kiện chiến trường và bị bộ binh đốt cháy khá dễ dàng - LTD) Chúng tôi đã trông thấy rất nhiều những trang thiết bị quân sự ấy nằm lại tại Bologoye. Không, họ đã chọn cách ném mọi người thẳng vào làn đạn súng máy và đại bác bắn ra từ các lô cốt, dưới ánh sáng mặt trời rõ mồn một. Và thế là hàng ngàn chàng trai bị đưa thẳng xuống mồ. Tại sao vậy? Hay có lẽ họ cũng cùng kiểu suy nghĩ như "nhà chiến lược quân sự" nọ đã đưa chúng tôi tiến thẳng tới cái lô cốt ngay trước trận đánh, cũng cho rằng đó chỉ là những pháo đài bằng cát cùng những chú lính chì trong tay họ, và bản thân họ đang tập đánh trận giả chăng. Tất cả những điều đó thật không hiểu nổi và thật đáng phẫn nộ.
    Sau khi hiệp ước hòa bình được ký kết, trên báo chí người ta viết rằng thiệt hại của chúng tôi cả chết lẫn bị thương tổng cộng là khoảng năm mươi ngàn người. (Ngày nay, thống kê chính thức của cả phía Nga và Phần Lan cho biết trong chiến tranh Phần Lan quân đội Xô viết có khoảng từ 200.000 ?" 400.000 người chết và bị thương, phía Phần Lan là khoảng 66.000 người chết và bị thương - LTD) Có biết bao nhiêu bi kịch ẩn giấu đằng sau những con số ấy! Những tổn thất ấy đáng ra đã có thể giảm thiểu một cách đáng kể!
    Các trung đoàn còn lại thuộc sư đoàn chúng tôi, được bố trí dự bị phía sau trong suốt thời gian giao tranh, đã quay về từ trước và là những đơn vị đầu tiên diễu qua Leningrad như những anh hùng. Họ được nhận một lễ đón tiếp long trọng, những lời chúc mừng và quà tặng từ nhân dân Leningrad. Còn khi trung đoàn 306 chúng tôi, hay đúng hơn là phần còn lại của nó, một đơn vị đã thực sự tham chiến và phải gánh trên vai toàn bộ sức nặng của chiến tranh, đi qua thành phố, thì những lễ chào mừng đã kết thúc, và chúng tôi chẳng nhận được quà tặng lẫn những lời chúc mừng nào. Cuộc đời là thế đó.
    Sau này chúng tôi được biết rằng trung đoàn chúng tôi đã được tặng Huân chương Cờ Đỏ vì đã công phá được phòng tuyến Mannerheim. Nhiều sĩ quan của các đơn vị bộ binh của trung đoàn cũng được nhận huân chương. Phần thưởng và huân chương thời đó hãy còn rất hiếm. Cánh pháo binh chúng tôi không được nhận bất cứ thứ gì, dù danh sách khen thưởng của chúng tôi cũng được gửi đồng thời với họ. Nhưng còn được sống với nguyên vẹn cái đầu trên cổ cũng đã là một phần thưởng đáng kể rồi.
    Khi chúng tôi rời Leningrad và lên tàu ở một nhà ga, chúng tôi được mục kích một cảnh tượng khác hẳn. Rất nhiều toa tàu chở hàng, cửa sổ chăng kín dây kẽm gai, nằm tách rời trên một tuyến đường rày riêng biệt. Lính gác mang súng có gắn lưỡi lê không để bất cứ ai lại gần những toa xe ấy. Một thợ đường sắt thì thầm với tôi rằng những toa ấy tới từ Phần Lan, chở những binh lính đã từng bị bắt làm tù binh. Cho tới trước lới lúc ấy chúng tôi mới chỉ nghĩ là những người trải qua cuộc chiến được chia thành ba loại: một số người may mắn thì đã tránh đi cho xa; những người khác, bị sương giá thui chột và đầy thương tật thì được đưa tới bệnh viện; còn loại thứ ba thì vùi xương trên mảnh đất Phần Lan tuyết phủ. Nhưng hóa ra vẫn còn loại người kém may mắn thứ tư, những người còn đang chờ bị thẩm vấn và xét xử trong các nhà tù di động bằng gỗ lạnh cóng ấy. Ai đứng ra quyết định số phận của mỗi con người trong chiến tranh và phân họ thành những loại khác nhau bằng một bàn tay tàn nhẫn đến như vậy? Và dễ biết bao để có thể chuyển một con người từ loại số phận này sang loại số phận khác. Điều gì là quyết định và điều gì là tình cờ? (Ngay sau khi chiến tranh Phần Lan vừa kết thúc, khoảng 5.500 tù binh Xô viết được Phần Lan trao trả lại cho Liên Xô. Tất cả đều bị đưa vào trại tập trung để thẩm vấn. Khoảng 500 người trong số đó bị xử bắn và 4.354 người bị đưa đi lao động khổ sai từ 5-8 năm. - LTD)
    Một trong những đặc điểm của cuộc chiến tranh này là cái sự thực rằng chúng tôi chỉ chiến đấu bởi vì chúng tôi đã được ra lệnh như thế. Nó khác với cuộc Chiến tranh Vệ quốc sau này, khi chúng tôi thực sự căm thù bọn xâm lược đã tấn công quê hương chúng tôi. Lúc đó người ta chỉ cần hô: ?oXung phong !? ?" thậm chí không phải giải thích chúng tôi cần tiến lên phía nào. Chúng tôi đã chỉ đơn giản là thực hiện nghĩa vụ quân nhân của mình trong cuộc chiến Phần Lan, trong khi lại ý thức rõ sự cần thiết của cuộc chiến sau đó (Chiến tranh Vệ quốc). Từ đầu chúng tôi không thấy thù ghét người Phần Lan, mà chỉ sau này, khi đã tận mắt chứng kiến nhiều hành động tàn nhẫn của đối phương, binh lính của chúng tôi mới bắt đầu cảm thấy căm giận họ. Ví dụ như họ đã điên cuồng giết chết bọn ?ocúc cu?, những kẻ gây rất nhiều tội ác. Nhưng nhìn chung, một người Nga, một người lính Xô viết thật ra là một người có bản tính tốt, anh phải cố gắng rất nhiều mới có thể làm hắn nổi giận.
    Câu chuyện của tôi về thiên anh hùng ca Ba Lan ?" Phần Lan đã tới hồi kết. Tôi được phục viên vào mùa thu năm 1945, sau khi Chiến tranh Vệ quốc kết thúc. Một cô gái nào đó đứng ra điền vào tờ lý lịch quân nhân của tôi tại Trụ sở Quân uỷ quận Bauman. Cô ta ghi lại trên đó tất cả những rủi ro mà tôi đã gặp phải. "Xin hãy viết vào đây là tôi đã từng tham gia cuộc chiến chống lại bọn Bạch vệ Phần Lan.? "Ở đây chúng tôi không ghi lại về chiến tranh Phần Lan,? ?" cô gái nói và, rướn người qua bàn làm việc, hét về phía cô bạn bên cạnh: "Svetka, cậu có cùng đi ăn trưa không?? Đoạn kết là thế đó. Thật ra, tại sao anh lại phải ?oviết về cuộc chiến Phần Lan?, trong khi tình hình đã hoàn toàn đổi khác, và anh phải quên đi những gì về cái cuộc chiến đó càng nhanh càng tốt, vờ như nó thậm chí không hề xảy ra với một người láng giềng tốt bụng như người Phần Lan.
    Những dòng hồi ký trên hầu hết được tác giả viết khi ông phải vào bệnh viện điều trị bệnh viêm phổi vào tháng Mười năm 1981. Việc này đã giúp ông khuây khỏa qua những buổi chiều tẻ ngắt và những đêm mất ngủ tại nơi bệnh viện ảm đạm. Trong những năm về sau, tác giả chỉ phải hiệu chỉnh, bổ sung và biên tập lại những ghi chép trên.
    Dịch từ nguyên tác tiếng Nga: Bair Irincheev
    Dịch từ tiếng Anh: Lý Thế Dân
  10. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Hồi ức của Mikhail Lukinov
    Phần 3: Bị giam cầm

    Ngày 15 tháng Bảy năm 1942 (tôi nhớ rất rõ cái ngày đáng nguyền rủa này), chúng tôi bắt gặp mấy người nông dân trong một khu rừng và hỏi xin họ một ít thức ăn. Chúng tôi đang gần như sắp chết vì đói. Mấy người nông dân không cho chúng tôi thứ gì, nhưng họ bảo rằng cư dân ở làng bên (làng Kolodezi hay Istruby gì đó) có nhiều đồ ăn do cướp được từ kho của nông trang. Họ cũng bảo chúng tôi là trong làng không có bọn Đức. Đó là một làng nhỏ với một ngôi nhà đơn độc có một dãy kho thóc nằm án đằng trước. Chúng tôi vẫn biết là bọn Đức luôn đưa lính gác tới đóng ở những ngôi làng chúng đã chiếm giữ. Phục trong rừng, chúng tôi quan sát rất lâu ngôi làng nhưng không phát hiện thấy tên lính gác nào. Một người lính dưới quyền tôi lặng lẽ lẻn tới dọc theo hàng rào của ngôi nhà đầu tiên rồi quay về báo cáo rằng nhà hoàn toàn bỏ trống. Thế là chúng tôi cẩn trọng bước ra khỏi khu rừng và hướng về phía làng. Vừa tới được ngôi nhà đầu tiên mà chúng tôi cho rằng bị bỏ trống, một đám lính Đức lập tức ùa ra, la hét và nã tiểu liên liên hồi. Chúng chặn mất đường rút của chúng tôi vào rừng. Chúng tôi đã lọt vào một cái bẫy. Tôi chỉ kịp nổ một phát súng lục thì bị một người trong nhóm túm lấy tay và quát lớn: ?oĐừng bắn, chúng sẽ giết hết chúng ta mất!? Bọn Đức nắm lấy tôi, lấy báng súng giáng tôi thật mạnh, đánh bật khẩu súng lục khỏi tay tôi, và khi tôi ngã xuống thì chúng dùng đế giầy đạp tôi liên hồi. Tôi không hiểu hết những gì chúng đang nói bởi chúng nói quá nhanh mà không phát âm cho hết từ; chúng luôn nuốt mất âm cuối. Nhưng nhờ trời, tôi vẫn hiểu được những ý chính: ?oĐấy chính là thằng vừa mới nổ súng! Phải giết chết đồ lợn này! Nhưng không phải ở đây, hãy ra sau nhà kho kia mà làm, ở đó có sẵn một cái hố.? Tôi có một cái áo khoác lính bình thường ?" tôi mặc nó bên ngoài đồng phục sĩ quan để có thể gần gũi với binh sĩ hơn. Giờ đây chúng nắm lấy cái áo khoác kéo tôi đi. Tới đâu? Có lẽ tới cái hố đằng sau nhà kho. Cái áo khoác bị bung nút. Bọn Đức trông thấy bộ đồng phục sĩ quan của tôi, cái thắt lưng sĩ quan, cấp hiệu trung uý của tôi và cái xà cột đựng bản đồ bằng da màu vàng. Chúng thôi kéo tôi và bắt đầu chằm chằm quan sát.
    "Du bist Komissar?" ("Mày có phải là chính trị viên không??o - LTD) Tôi cố gắng trả lời thật rõ ràng: "Nein, ich bin Oberleitenant" ("Không, tôi là thượng uý? - LTD). Bọn Đức cúi xuống và tiếp tục khám xét tôi, trong lúc đó tôi nằm trên mặt đất, yếu ớt và bàn quan với số phận của chính mình. Bọn Đức lặng lẽ trao đổi với nhau. Thế rồi một tên trong bọn, một hạ sĩ quan, nói: ?oHắn không nói dối đâu. Hắn là sĩ quan đấy. Chúng ta nên đưa hắn về Sở chỉ huy. Đã có lệnh nếu bắt được sĩ quan thì phải đưa về sở chỉ huy?. Chúng ngưng đánh, kéo tôi đứng dậy và đưa tôi đi, chốc chốc lại thúc báng súng vào lưng. Tôi bước đi, mặc dù rất khó khăn, người yếu lả vì đói và bi đánh. Mọi thứ trước mặt đều như trong làn sương mù và tôi cảm thấy rất chóng mặt. Mọi việc như trong một cơn ác mộng, và như đang xảy ra không phải với tôi mà với một người nào khác. Dường như tôi không còn tồn tại mà đang nằm chết ngoài rìa làng rồi. Tôi cảm thấy như bọn Đức đang dắt một ai khác về sở chỉ huy của chúng vậy.
    Tôi không còn nhớ phải mất bao lâu để tới được sở chỉ huy của chúng. Tôi cũng không nhớ nổi mình đã phải đi bộ bao xa. Lính của tôi không được đi chung với tôi. Họ bị đưa tới một chỗ nào đó và tôi không gặp lại họ nữa. Chúng đem tôi tới một ngôi làng khác. Sau này như tôi được biết, đó là làng Razboynya (Nơi trú của lũ trộm) ?" một cái tên rất hợp. Gần làng, trên một bãi đất trống, tôi trông thấy san sát nhau nhiều dãy lán trại của một đơn vị lính Đức.
    Bọn lính đưa tôi (hay đúng hơn là kéo lê tôi đi) vào một cái lán, có lẽ đó là trạm chỉ huy, trong có một bàn rộng và nhiều ghế ngồi. Chúng lột áo khoác và dây nịt của tôi, lấy mọi thứ trong túi và để tất cả lên bàn. Bọn sĩ quan Đức kéo tới. Chúng quan sát kỹ càng mọi vật dụng của tôi, các giấy tờ và mấy tấm ảnh. May thay, thẻ Đảng và thẻ sĩ quan cùng số hiệu trung đoàn đã được giấu trong ủng của tôi, bọn Đức không tìm được chúng. Đầu tiên chúng hỏi xem tôi có phải chính uỷ không. Để kiểm tra câu trả lời của tôi, chúng xăm soi thật kỹ ống tay áo quân phục của tôi, chỗ thêu ngôi sao của các chính trị viên. Ở chỗ ấy có dấu thêu của ngôi sao nào không, hay tôi chỉ vừa mới xé nó đi thôi? Rồi chúng hỏi xem tôi có phải Đảng viên Cộng sản không, tôi là sĩ quan chuyên nghiệp hay chỉ là lính quân dịch; tôi thuộc dân tộc nào, và tôi là người Nga thuần chủng phải không; vị tướng sư đoàn trưởng của tôi ở đâu. Ở chỗ nào làm sao mà tôi biết được? Tôi chật vật trả lời những câu hỏi của chúng. Tôi cảm thấy rất yếu và chóng mặt. Bọn chúng tỏ vẻ tò mò trước mấy bức ảnh của tôi. Chúng đặc biệt chú ý tới bức ảnh chụp vợ tôi đang ngồi cạnh cửa sổ. Tôi bảo chúng rằng bức ảnh ấy chụp tại căn hộ của tôi ở Matskva. Chúng hỏi lại tôi một cách giễu cợt: "Đấy có phải cái cửa sổ độc nhất trong căn hộ của mày không?? Tôi trả lời rằng ở đấy còn nhiều cửa sổ khác nữa. Chúng lấy đi tất cả trang bị của tôi, cái thắt lưng, cái bao trong có khẩu súng lục, cái xà cột đựng bản đồ và cái la bàn. Sau khi thẩm vấn chúng đưa tôi tới một nơi nào đấy, xung quanh rào đầy kẽm gai. Sau lớp kẽm gai tôi trông thấy những cái lán thảm hại làm bằng thùng và những tấm sắt rỉ sét. Tù binh Nga, những người phải làm việc phục dịch cho những đơn vị lính Đức, sống trong đó. Những con người ấy đón tiếp tôi rất nồng hậu. Họ đi tới nhà ăn của bọn Đức và đem về cho tôi một ca đầy cháo và một ổ bánh mì. Họ cũng cảnh báo tôi nên thận trọng. Ở đấy có một tên lính gác Đức luôn dò xét trong đám tù binh xem ai trông giống người Do Thái. Rồi hắn đem họ ra ngoài rừng và bắn chết họ. Những thằng Đức khác cũng không ưa hắn nhưng không ngăn hắn làm chuyện đó. Hóa ra thằng gác ấy cũng đã hỏi những tù binh khác về tôi, do mái tóc sẫm của tôi làm hắn nghi ngờ. Mọi người đã cố gắng thuyết phục hắn rằng tôi là người Nga. Sau đó thằng khốn nạn ấy lại tìm tôi sau hàng rào kẽm gai và hỏi mấy câu khiêu khích. Chật vật lắm tôi mới thoát khỏi hắn.
    Tôi rất biết ơn những tù binh Nga đã cho tôi ăn và để tôi ở lại qua đêm tại một trong những cái lán. Sáng hôm sau tôi thức dậy và trước tiên là tự hỏi không hiểu mình đang ở đâu. Nhưng những vết đánh khắp người từ trận đòn hôm qua nhắc tôi nhớ ra sự thật đáng buồn - tôi đang là tù binh! Những vị chủ nhà hiếu khách, những người lính bị bắt làm tù binh, đã bị đưa đi làm việc đâu đó từ lúc sáng sớm. Tuy vậy, họ vẫn không quên để lại cho tôi một âu cháo cùng một mẩu bánh mì. Xin cám ơn các bạn, các đồng chí của tôi!
    Qua hàng rào kẽm gai, tôi trông thấy một phần doanh trại quân Đức. Những cái lán rất đẹp được dựng thành từng hàng thẳng tắp. Trước lán trồng cả mấy luống hoa, còn những chiếc mũ sắt thì đặt thành hàng ngay ngắn trước lều. Cờ xí và các quân hiệu sặc sỡ treo khắp nơi. Như thể không hề có chiến tranh mà đang ở thời bình trong một doanh trại quân đội vậy. Chúng không thèm động một ngón tay để nguỵ trang doanh trại của mình. Chúng đủ khả năng tạo dựng một cuộc sống hòa bình như vậy chỉ vì quân đội ta không còn không quân hay xe tăng tại khu vực này của mặt trận, trong khi các lực lượng kiệt sức của ta tại vùng này đã bị bao vây hoàn toàn. Tất cả vẻ đẹp rực rỡ và thứ trật tự ngăn nắp này hoàn toàn tương phản với cảnh vật đất Nga bao quanh: những cánh rừng, những cánh đồng, những túp lều thôn quê nước Nga. Tôi cảm thấy rằng tất cả những thứ ?okỷ luật Đức? này, những thứ được đưa tới đây bằng bạo lực, sẽ không thể tồn tại lâu ở đây.
    Tôi nhanh chóng được nhập chung với một đoàn tù binh bị áp giải về phía tây. Trước khi khởi hành tôi tình cờ trông thấy một tên trong nhóm sĩ quan Đức đã tham gia hỏi cung tôi đêm trước. Hắn đeo cái xà cột đựng bản đồ bằng da vàng ưa thích của tôi bên thắt lưng ?" cái xà cột tôi đã đem theo từ kho quân trang Hồng quân ở Matskva. Tôi có thể làm gì bây giờ? Tôi hiện đang trong hoàn cảnh mà bất kỳ tên Đức nào cũng có thể tước đi bất cứ thứ gì hắn muốn, thậm chí cả mạng sống của tôi. Có người nói rằng bọn Đức thường đi săn lùng những xà cột da Xô viết. Bọn Polizei khốn nạn hèn hạ (Polizei ?" tên gọi mà người Nga dùng để chỉ những kẻ Nga gian tham gia lực lượng cảnh sát làm việc cho người Đức ?" LTD.), những kẻ luôn cố gắng hết sức để chứng tỏ lòng trung thành với những ông chủ mới của chúng, đặc biệt biết rõ điều đó.
    Vậy đấy, bị bắt làm tù binh. Chúng tôi bước đi dưới sự áp tải chặt chẽ. Những người bị thương hay kiệt sức và không thể bước đi luôn bị đe dọa xử bắn dọc đường. Tại vài nơi, trong những rãnh hai bên đường, chúng tôi trông thấy thi thể đã thối rữa của nhiều binh lính Xô viết. Bị bắt vào mùa hè là còn may cho chúng tôi. Những người bị bắt vào mùa đông kể lại rằng, trong khi đi đường bọn lính Đức áp giải thường tìm cách tước ủng dạ của mọi người. Chúng thường đánh một tù binh ngã xuống rồi lột ủng khỏi chân anh ta. Đồng đội phải đưa anh ta một mảnh giẻ để quấn chân, nhưng điều này cũng không giúp gì nhiều. Những tù binh như thế thường sẽ lạnh cóng, tụt dần lại sau, và bọn lính áp tải sẽ bắn gục anh ta. Bọn Đức cũng cướp cả những nón lông còn tốt và áo khoác lông cừu. Đi mình trần trong giá lạnh cũng đồng nghĩa với bệnh viêm phổi và cái chết. Sau nhiều chặng nghỉ chân, chúng tôi bị đưa tới một trại tù binh lớn ở thị trấn Sychevka.
    Đã đến trại tù binh ở Sychevka. Hàng đám đông những người đàn ông đói khát, râu ria lởm chởm tụ tập sau hàng rào thép gai. Những doanh trại và nhà kho, trong đó những người bị thương, người ốm và người khoẻ mạnh nằm chung với nhau trên những dãy giường tầng làm vội vàng tạm bợ. Trong trại, chúng tôi trông thấy những giá treo cổ, trên vẫn còn lủng lẳng vài đoạn thừng. Những người tù đã ở lâu trong trại kể rằng đã có một đợt hành hình xảy ra không lâu trước lúc chúng tôi tới. Điều đầu tiên chúng làm với chúng tôi là lục soát mọi người. Chúng lấy đi tất cả những giấy tờ còn lại và đốt chúng ngay trước mặt chúng tôi. Tại sao vậy? Để cho tất cả đều cảm thấy mình chỉ còn là một thằng ?oIvan vô danh?, một thứ sinh vật không còn quyền hạn gì, hoàn toàn nằm trong tay bọn Kulturtraeger (giám ngục) Đức. Cùng lúc chúng cũng lấy đi đồng hồ, dao nhíp bỏ túi, băng gạc, tiền, nhẫn ?" tất cả những gì bọn Polizei (cảnh binh) thích. Cùng ngày chúng tôi tới trại, vào ban đêm, một dãy giường nằm hai tầng đổ sụp dưới sức nặng của những tù binh đang ngủ, nghiền nát những ai nằm ở dưới cùng. Tất cả những điều đó diễn ra trong bóng tối mịt mù, hoàn toàn không chút đèn đóm. Những người bị đè nghiến và ngạt thở bị để mặc cho chết dần trong bóng tối mà không nhận được bất cứ sự hỗ trợ thuốc men nào. Tại đây tôi tình cờ gặp lại một người lính cũ của mình. Toán chúng tôi bị đưa đi dọc một dãy nhà kho, nơi ở của những người lính bị bắt. Bất ngờ một người lính hét về phía tôi, anh ta rất mừng là tôi còn sống và cám ơn tôi vì đã không bỏ rơi binh sĩ của mình như những sĩ quan khác mà ở lại cho tới lúc kết thúc. Tôi cũng nhận ra người lính. Tôi thường đối xử nghiêm khắc với anh ta vì tính vô kỷ luật, nhưng những lời anh nói ở đây, trong trại tù của Đức, thực sự đã làm tôi hết sức xúc động.
    Tình trạng ở đây thật man rợ và khủng khiếp. Đó là một thứ tự do tối thượng để bọn tội phạm hoành hành. Nạn trộm cướp và cảnh cậy mạnh hiếp yếu lan tràn khắp nơi. Hầu hết các tù nhân đều suy nhược vì giam cầm và không thể chống nổi các đợt tấn công của lũ trộm cướp và bọn Polizei. Trong tình thế như vậy mọi người bắt đầu tìm kiếm anh em đồng chí để cùng nhau chống lại lũ khốn kia. Đến đây tôi gặp được Boris Smirnov, người cũng không thể thoát khỏi vòng vây. Tôi cũng gặp Nikolai Loktev và Nikolai Semenov. Tôi chú ý đến Smirnov vì anh là một sĩ quan chuyên nghiệp. Loktev lại là một sĩ quan dự bị và đang phục vụ trong Bộ tham mưu Tập đoàn quân. Nghề nghiệp trong thời bình của anh là kỹ sư trắc đạc. Semenov cũng là sĩ quan dự bị, trước là hiệu trưởng một trường học ở Kursk. Chúng tôi đều thuộc cùng một quân đoàn pháo binh và đều là thượng úy. Chúng tôi quyết định sẽ giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau tới cùng dù có bất cứ chuyện gì xảy ra.
    Những người vừa bị bắt làm tù binh cũng không biết rõ điều gì đang xảy ra. Thảm họa phải chăng chỉ xảy ra trong khu vực mặt trận chúng tôi hay ở khắp mọi nơi? Tất cả những điều này nghĩa là gì? Quân đội ta đã thua trong cuộc chiến này chăng? Bọn Đức sẽ thống trị chúng ta chăng? Tại sao người ta lại bỏ rơi chúng tôi trong vòng vây và để mặc cho bọn Đức tàn sát? Những câu hỏi này quay cuồng trong đầu tất cả mọi người, hạ gục dần ý chí của họ. Những cuộc tranh luận căng thẳng liên tục đưa ra nhiều quan điểm và lý lẽ sắc bén. Chúng tôi cố gắng nhận ra tình thế của quân ta, đưa ra một số quan điểm lý giải cho các sự kiện. Chúng tôi chỉ trích những chỉ huy của mình và sự thiếu kỷ luật của quân đội ta.
    Một gã có râu quai nón phát biểu nhiều câu chống lại Chính quyền Xô viết. Hình như hắn là cựu thành viên thuộc phe Cách mạng Xã hội còn sót lại (phe này đã chấm dứt tồn tại kể từ cuộc chiến trong nội bộ Đảng những năm 20 ?" Bair Irincheev), cố sức rao giảng về cái gọi là ?osức mạnh của quần chúng nông dân?. Hắn la lối rằng chỉ ở đây, sau hàng rào thép gai, hắn mới có được quyền tự do ngôn luận. Tôi không thể chịu nổi và bắt đầu tranh cãi với hắn. Các đồng chí ở gần đấy vội nhắc rằng tôi nên im miệng và đi chỗ khác càng nhanh càng tốt, bởi gã kia đã bắt đầu gọi tôi là ?omột thằng chính uỷ Bolshevik?.
    Bọn do thám của Đức sục sạo khắp nơi. Một vài kẻ lắm mồm đi mọi nơi, cố tìm ra những người trước chiến tranh đã từng làm trong ngành công nghiệp quốc phòng. Trong khi tìm kiếm, chúng rêu rao là những chuyên gia quốc phòng có thể tìm được những chỗ làm tốt trong ngành công nghiệp quân sự Đức, được cấp một lượng thực phẩm phong phú và ở trong những điều kiện sinh hoạt tốt hơn nhiều so với những tù nhân khác. Một vài người đã bị chúng lừa gạt. Các thông tin cá nhân của họ bị ghi lại, và rồi những người tù đó bị đưa đi chỗ khác thẩm vấn, ở nơi đó họ sẽ bị buộc phải tiết lộ những thông tin chi tiết về nhà máy của mình, vẽ lại các bản đồ và sơ đồ bố trí của nhà máy, điểm chỉ các vị trí trên bản đồ địa hình. Các thông tin đó có lẽ phục vụ cho các đợt oanh tạc phá hoại. Một vài người tù bị đánh nhừ tử sau những cuộc thẩm vấn như thế, trong khi những người còn lại biến mất không còn một dấu vết.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này