1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại của nhân dân Liên Xô

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi danngoc, 04/09/2004.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Không phải tất cả bọn Đức đều giống nhau hay tỏ ra thù địch với chúng tôi. Tôi nhớ có một hôm trời mưa và rất lạnh, khi chúng tôi, lạnh và ướt tới tận xương, đang làm việc trên đường tàu. Người thợ máy lái tàu, người được chúng tôi phục vụ, khi thấy chúng tôi trong tình trạng đáng thương như thế đã ném rất nhiều bánh than cám cho chúng tôi để có thể tự sưởi ấm sau khi trở về khu trại. Chúng tôi nhặt những bánh than đó lên và nói lời cảm ơn ông ta. Tôi trông thấy những giọt nước trong mắt ông. Để giấu chúng đi, ông ta quay lưng lại rồi vẫy tay với chúng tôi và ném thêm xuống vài bánh than nữa. Có lẽ con trai ông đã mất tích khi đang chiến đấu trên mặt trận phía Đông và ông nghĩ con mình cũng đang phải chịu giam cầm. Có lần chúng tôi phải đi sửa đoạn đường ray nằm cạnh một ngôi nhà nhỏ, có lẽ đó là nhà của một công nhân đường sắt. Một người đàn bà cùng đám con nhỏ sống ở đó. Cô ta kéo lũ trẻ lại khi chúng cố chạy tới chỗ chúng tôi, và nhìn chúng tôi với ánh mắt căm thù. Tên lính canh bảo với tôi rằng đó là một "Kriegswitwe", một góa phụ vì chiến tranh, có chồng bị giết tại mặt trận phía Đông. Cô ta nói với viên đốc công của chúng tôi và hắn ra lệnh cho chúng tôi mang tới cho cô ta một thanh tà vẹt gỗ đã cũ để làm củi đốt. Mọi người mang tới cho cô ta hai thanh tà vẹt. Dù cô ta ghét chúng tôi, chúng tôi vẫn cảm thấy thương hại người phụ nữ đó, dù chồng cô ta là kẻ thù của chúng tôi và đã phải trả giá đời mình vì điều đó.
    Tại một trong những cửa hàng bán lẻ ở Lorch (tại thị trấn đấy có rất ít hàng hóa Đức được bán công khai) có một tấm áp phích lớn sặc sỡ dán trên cửa sổ. Trên áp phích vẽ một khẩu đại bác của Đức. Ở hậu cảnh là một tên lính pháo binh Đức đang vươn dài cánh tay của hắn về phía người xem. Dòng chữ trên đó đề: ?oHãy trao đạn cho chúng tôi!? Khi chúng tôi có dịp phải đi ngang cửa hàng, một vài tù nhân kín đáo làm mấy cử chỉ lăng mạ với tên lính pháo binh Đức. Điều đó thật ngô nghê nhưng là một phản ứng rất chân thật.
    Tấùt cả mọi con đường trong khu vực chúng tôi sống đều được viền hai bên bằng những hàng cây táo. Vào mùa thu, khi táo chín, những rãnh đất dọc bên đường đều chất đầy táo, cuối cùng phải vứt cho súc vật ăn. Đôi lần chúng tôi đề nghị bọn lính và tên hạ sĩ cho phép chúng tôi lấy một chiếc xe ngựa ở chỗ Bromer cùng với hai người đi nhặt táo rụng cho cả nhóm, có một lính gác áp giải. Đấy thực sự là một dịp lễ đối với chúng tôi. Khi làm việc dọc đường tàu, chúng tôi có dịp tận mắt thấy bọn Đức đã cướp bóc các quốc gia Châu Âu như thế nào. Các toa xe mang các dấu hiệu của Ba Lan, Áo, Pháp, Ý, Bỉ, Đan Mạch, Nam Tư và nhiều nước khác. Chỉ có một lần chúng tôi được thấy toa chở hàng của đất nước mình, của nước Nga Xô viết. Có lẽ nó đã được sửa lại cho hợp với tuyến đường sắt hẹp hơn kiểu Châu Âu. Nó đứng lẻ loi trên một tuyến đường tránh, và chúng tôi âu yếm vuốt ve hai bên sườn cũ mòn của nó như một phần của tổ quốc xa xôi và mến thương của mình!
    Có lần tên hạ sĩ, chỉ huy nhóm gác, một tay hăng máu khác thường, giống như đám thượng sĩ Nga, quyết định gây ấn tượng với tôi bằng kiến thức của mình và đồng thời để chứng tỏ sự ưu việt về chủng tộc. Làm vẻ mặt đặc biệt nghiêm nghị, hắn hỏi tôi đã bao giờ được nghe về những cuộc chiến tranh Punic chưa. Dựa theo nét mặt hắn tôi có thể thấy rõ rằng hắn chắc chắn tôi sẽ trả lời là ?okhông?. Tôi quyết định mình sẽ không cho hắn niềm vui thích đấy và trả lời rằng đó là các cuộc chiến giữa La Mã và Carthage vào thế kỷ thứ ba trước Công nguyên, rằng đã diễn ra ba cuộc chiến để giành quyền kiểm soát Địa Trung Hải và rằng Carthage cuối cùng đã thua trận. Gã hạ sĩ tỏ ra bị sốc và rất thất vọng. Hắn suy nghĩ trong chốc lát, rồi mỉm một nụ cười láu cá và bảo: ?oThế thì tôi sẽ hỏi anh một câu hỏi mà anh cũng không cần phải trả lời, bởi rất ít người biết điều đó. Đấy là một cuộc chiến tranh giữa La Mã và Carthage, thế tại sao người ta lại gọi đó là cuộc chiến Punic?? ?oBởi vì người La Mã gọi người Carthage là Pune.? Thế là tên hạ sĩ cào nhàu và câm họng. Có lẽ, kiến thức về lịch sử của hắn đã cạn kiệt. Hắn phẩy tay và quay trở vào phòng gác, quên cả đóng cửa phía sau lưng. Tôi nghe tiếng hắn thất vọng nói với tên lính bên cạnh: ?oThì ra lũ Nga hèn hạ đó cũng biết về cuộc chiến Punic?. ?oVậy có thêm cuộc chiến nào nữa nổ ra hay sao?? ?" bọn lính lo lắng hỏi. ?oÔi lũ con nhà nông dân chúng mày,? ?" tên hạ sĩ khinh bỉ nói. ?oNhững cuộc chiến đó diễn ra từ thời cổ đại!? ?oNếu các cuộc chiến đó diễn ra từ lâu rồi thì tại sao chúng ta lại phải nhớ tới chúng? Tôi chỉ muốn biết lúc nào thì cuộc chiến tranh này kết thúc.? ?" tên lính phản đối. ?oĐi làm nhiệm vụ của mày đi và đừng hỏi những câu hỏi ngu ngốc nữa,? ?" tên hạ sĩ kiêu căng đáp, không hề nghi ngờ rằng những lời đó cũng rất hợp với hắn. Sau đó hắn đóng sầm cánh cửa phòng lại.
    Chạy trốn! Quay trở về với Hồng quân, cầm lấy vũ khí và trả thù cho tất cả những nhục nhã, xúc phạm và đánh đập. Chúng tôi tất cả đều quan tậm tới vấn đề đấy và bàn bạc với nhau rất nhiều về nó. Chạy trốn, nhưng chạy đi đâu? Chúng tôi đang ở phía Tây Nam nước Đức. Hàng ngàn dặm đường đất thù nghịch ngăn trở giữa chúng tôi với Đất Mẹ. Đi về phía Đông qua những vùng đất đầy người Đức sinh sống, kế đó là vùng đất Ba lan bị chiếm đóng, rồi cuối cùng là qua mảnh đất của chúng ta, vẫn còn nằm dưới ách phát xít ?" điều đó là không thể thực hiện được! Chạy trốn về phía Tây, tới nước Pháp chăng? Nước Pháp chỉ cách chúng tôi 150 kilômét. Nhưng Pháp cũng đang bị bọn Đức thống trị, và cũng bị chia cách với chúng tôi bởi sông Rein. Cách 200 kilômét về phía Nam là vùng đất Thụy Sĩ trung lập. Tại một vị trí đường biên giới khuất sau cái hồ rộng tên là Bodensee và tại nhiều nơi khác biên giới nằm sau các rặng núi. Ở trại tập trung Ludwigsburg chúng tôi đã nghe những câu chuyện về các cuộc đào thoát tới Thuỵ Sĩ. Các tù nhân chạy trốn thường trộm những chiếc xe đạp của dân địa phương, đạp tới hồ Bodensee vào ban đêm, rồi tròng vào người những cái ruột xe đã bơm căng và cố gắng bơi qua hồ. Những ai không bị giết bởi bọn lính biên phòng Đức và không chết đuối thì qua được tới Thụy Sĩ và được đưa tới một trại giam khác. Nên tất cả cũng chỉ là sự thay đổi nhà tù. Tôi có nghe câu chuyện về một người tù như thế, đã vượt qua được biên giới nhưng lại bị bọn Đức bắn bị thương. Anh ta ngã xuống ngay trên đường biên giới. Lính biên phòng Đức và Thụy Sĩ chạy tới chỗ anh ta. Người tù van xin phía Thụy Sĩ đem anh đi, nhưng họ sợ bọn Đức và từ chối. Con người tội nghiệp đó bị đưa trở lại Ludwigsburg và bị xử bắn.
    Dù vậy, hai người trong đội chúng tôi vẫn trốn đi. Tôi không còn nhớ nổi tên của họ. Không một ai trong chúng tôi biết là họ đang chuẩn bị chạy trốn. Một hôm họ đi lấy bữa sáng tại nhà bếp cùng với tên lính gác và rồi biến mất. Tên lính gác giận dữ quay về; hắn la lối rằng bây giờ hắn sẽ bị đưa ra mặt trận, rằng tất cả chúng tôi sẽ bị xử bắn và đại loại thế. Ngày hôm sau chúng tôi không được đưa đi làm. Chúng tôi không biết chuyện gì đã xảy ra. Nhanh chóng, toàn bộ cảnh sát từ thị trấn Lorch đổ tới lục soát chúng tôi, xới tung toàn bộ khu trại. Thậm chí chúng còn ra lệnh cho chúng tôi phải rút cả rơm độn các tấm nện giường lên. Chúng la mắng chúng tôi và đối xử rất thô lỗ. Nhưng tất nhiên chúng không tìm thấy bất cứ thứ gì. Khoảng một tuần sau chúng tôi được thông báo là hai người kia đã bị bắt lại. Có lẽ, chúng đã thông báo sự thật ?" dù sao họ cũng không thể đi xa được. Không có thức ăn, không có bản đồ, không có la bàn, trên người mặc bộ quần áo tù, lại không biết ngôn ngữ giữa một khu vực dân cư sinh sống đông đúc nên sự đào thoát của họ dẫn tới sự thất bại tất yếu. Tôi không nghe nói điều gì về số phận của họ, nhưng những ai thử trốn mà bị bắt lại đều bị đưa đi thủ tiêu.
    Cuộc đời của chúng tôi trong đội lao động ấy như thế nào? Làm việc nặng nhọc và thiếu thốn thức ăn, sống trong tình trạng như trong nhà tù, chịu sự cư xử thô bạo của bọn lính canh, và điều chủ yếu là một tương lai hoàn toàn không xác định. Chúng tôi không được có chút quyền hạn gì. Bọn lính canh có thể đánh nhừ tử hay thậm chí giết chết bất cứ người nào trong số chúng tôi. Đối với tổ quốc, chúng tôi là những kẻ phản bội, và khi chúng tôi trở về có lẽ sẽ phải đối diện với một toà án và sẽ bị đày đi làm việc trong các hầm mỏ ở Siberia. Chúng tôi cảm thấy mình có tội mà không phạm phải bất cứ tội nào. Chúng tôi sống trong một tình trạng tồi tệ, không quan tâm tới việc người ta trông chúng tôi như thế nào. Tôi còn nhớ rằng mình đã ghi lại những dòng nhật ký dưới đây, mà sau này đã bị tiêu hủy: "Như lũ súc vật thồ, tôi kéo cái ách của mình mà không còn nhớ tới quá khứ và cũng không còn chút hy vọng vào tương lai.? Không một ai có thể hiểu nổi cuộc sống như thế. Một số người bị đưa đi, và những tù nhận mới được gửi tới nhóm chúng tôi để thay thế họ, và qua những người mới đến chúng tôi biết được những gì đang xảy ra trên thế giới. Đây là một sự thật đáng ngạc nhiên, nhưng những người sống ở thành phố, dù có thể trạng yếu hơn, lại chịu đựng cái điều kiện tồi tệ đó tốt hơn những người nông dân.
    Vào cuối năm 1944, khi Mặt trận thứ hai được mở và nước Đức phải chiến đấu trên hai mặt trận, cả phía đông lẫn phía tây, thái độ của binh lính Đức, những kẻ canh giữ chúng tôi, bắt đầu thay đổi hoàn toàn. Như người ta vẫn nói, đôi khi ăn đòn làm cho người ta tỉnh ra. Có vài tên lính bắt đầu tuyên bố một cách thận trọng: "Cả anh lẫn tôi đều là những người tốt. Vậy sao chúng ta lại phải đánh nhau? Nước Nga có thể bán cho chúng tôi dầu hỏa và bánh mì, trong khi chúng tôi sẽ sản xuất máy móc cho nước Nga.? Tôi trả lời với hắn là sự cân nhắc ấy đáng lý phải được thực hiện từ trước chiến tranh, và hắn buồn rầu đồng ý với tôi.
  2. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Tình hình càng ngày càng trở nên đáng báo động hơn. Không quân Mỹ bắt đầu ném bom những thành phố gần chỗ chúng tôi, và thường phá hủy các tuyến đường sắt. Chúng tôi bị bắt buộc phải đi sửa lại chúng. Những tuyên truyền viên tới từ ROA (Quân đội Giải phóng nước Nga) bắt đầu tới thăm chúng tôi thường xuyên hơn, khuyến khích chúng tôi gia nhập quân đội của Vlasov. Chúng cũng bảo chúng tôi là ?otrong trường hợp xấu nhất, toàn thể Châu Âu sẽ mở cửa đón chúng ta?. Chúng lái chúng tôi tới chuyện nhét vũ khí Đức vào tay chúng tôi, ?otrước khi điều đấy thành quá muộn?. Những tin đồn gây hoang mang bay tới từ trại tù binh Ludwigsburg nói rằng bọn chúng đang dùng vũ lực ép buộc mọi người gia nhập vào quân đội của chúng. Tuy nhiên, còn lâu mới tìm được những kẻ ngu ngốc hay phản bội trong nhóm của chúng tôi. Vào một ngày làm việc chúng tôi không được đưa tới công trường mà ở lại trong khu trại. Chúng tôi được yêu cầu ngồi xuống quanh chiếc bàn và chờ đợi. Tất cả chúng tôi đều mất bình tĩnh vì những phỏng đoán đầy lo âu. Cuối cùng, cánh cửa thông sang phòng bọn gác mở ra, một tên hạ sĩ quan xuất hiện và ra lệnh tất cả chú ý. Chúng tôi đứng dậy. Một gã sĩ quan Đức lạ mặt bước vào phòng. Hắn khẽ nói điều gì đó với tên hạ sĩ. Tên kia chào và đi ra khỏi phòng. Tên sĩ quan đi tới giữa nhà và bắt đầu nhìn thẳng vào chúng tôi. Hắn là một người thấp, khoẻ mạnh và đã đứng tuổi, có một bộ râu mép đỏ đã bắt đầu điểm bạc, lông mày đậm và cái nhìn như khoan thẳng vào người đối diện. Sự mâu thuẫn giữa tuổi tác và chức vụ của hắn lộ rõ. Hắn chỉ được đeo lon trung uý. Các sọc vàng trên quân phục của hắn cho biết hắn là một sĩ quan kỵ binh. Nhiều phút trôi qua trong im lặng. Bất ngờ tên sĩ quan thốt lên bằng tiếng Nga rõ ràng rành mạch: ?oNghỉ, xin ngồi xuống, thưa các ngài!? Các ?oquý ngài? ngạc nhiên ngồi xuống. Tên sĩ quan bước dọc theo cái bàn và bắt đầu nói: "Thưa các ngài, tôi cũng là người Nga như các ngài, nhưng lớn tuổi hơn, và theo ý muốn của số mệnh tôi đã phải rời tổ quốc của mình. Tôi là một trung uý thuộc trung đoàn Astrakhanski, từng tham gia Thế chiến thứ nhất và cả thời kỳ Nội chiến. Như các ngài có thể đoán, tôi chiến đấu bên phe Bạch vệ.? ?oThưa các ngài,? hắn tiếp tục, ?oThế chiến thứ hai đã tiến tới giai đoạn quyết định, và không ai có thể tránh không tham gia vào đó. Các ngài cũng có thể tham dự, nhưng lần này là ở phe những người văn minh và chính nghĩa. Các ngài sẽ sớm được tuyển vào Quân đội Giải phóng nước Nga của tướng Vlasov và sẽ phục vụ vào làm lính bộ binh. Hiện tôi đang thành lập một đơn vị kỵ binh Cossack có đặc quyền và tới đây để tuyển lựa những ai từng phục vụ trong những đơn vị kỵ binh hay Cossack, những ai là người Cossack hoặc những ai mong muốn phục vụ trong một đơn vị ưu tú thay vì phải vào bộ binh.? Chúng tôi lặng người đi vì những thông tin và những lời đề nghị như thế. Sau khi dừng lại một lúc, tên sĩ quan hỏi: "Thế nào, các ngài, ai muốn gia nhập đây?" Tất cả chúng tôi đều giữ im lặng. Tên sĩ quan tiếp tục: "nếu ở đây không có người tình nguyện, tôi sẽ tự chỉ định những người mà tôi thấy là phù hợp. Nhưng tôi cảnh báo các anh là tôi sẽ chuyển những ai từ chối cho Gestapo. Các anh cũng tự biết điều đó có nghĩa gì rồi. Không ai còn sống sót và khoẻ mạnh quay về từ chỗ đấy đâu.? Sau những lời đấy hắn bắt đầu gọi lần lượt từng người, hỏi tên, chức vụ, nghề nghiệp của gia đình và v.v. Tôi muốn đứng lên và nói: ?oThưa ngài! Chúng tôi đã chiến đấu một cách trung thực, bảo vệ tổ quốc của mình và chúng tôi bị bắt làm tù binh không phải là do lỗi của bản thân. Phân nửa đất nước chúng tôi bị tàn phá bởi chiến tranh. Hàng triệu người dân nước tôi bị chết. Chúng tôi đang bị sử dụng như những nô lệ, chúng tôi bị bỏ đói, chúng tôi bị đánh đập và hạ nhục. Còn bây giờ, khi nước Đức bị đánh bại từ cả hai phía, khi chúng tôi có được hy vọng sẽ kết thúc chiến tranh, được giải phóng và quay về tổ quốc, thì ông lại ở đây và đề nghị chúng tôi mặc vào bộ quân phục Đức, cầm lấy vũ khí Đức và bảo vệ nước Đức. Ông đang đề nghị chúng tôi chiến đấu chống lại những người anh em của mình, những người đang đến để giải phóng chúng tôi. Có lẽ, ông nghĩ tất cả chúng tôi ở đây đều là lũ khờ để ông đưa ra một lời đề nghị như vậy. Ông đã từng đánh lại chính đồng bào của ông, đánh mất quê hương của ông và tự hạ mình tới mức đi mặc vào người bộ quân phục của Đức, trở thành một kẻ phản bội. Giờ đây ông muốn chúng tôi cũng làm như vậy, để cho chúng tôi (nếu chúng tôi không bị giết bởi chính những anh em của mình) sẽ lặp lại số phận của chính ông.? Mỗi người trong chúng tôi đều muốn nói như vậy, nhưng chúng tôi không thể. Chúng tôi phải đứng im lặng, bởi tên Bạch vệ mặc quân phục Đức đó có thể bắn bất cứ người nào trong số chúng tôi. Sau khi thẩm vấn, tên sĩ quan chọn ra ba người và đưa họ đi. Một trong số họ là Lisnevski, một chàng trai dễ thương thuộc gia đình trí thức; người thứ hai là Yurkin, một kẻ khó ưa đã bị mất gốc. Tôi không còn nhớ tên của người thứ ba. Một thời gian sau Lisnevski tìm được cách thoát khỏi câu chuyện bẩn thỉu đó và quay trở về nhóm chúng tôi. Chúng tôi không biết được điều gì đã xảy ra với hai người còn lại. Những lời đe dọa sẽ động viên vào quân đội của Vlasov không bao giờ trở thành sự thật. Hoặc là chúng không có đủ thời gian hoặc bọn Đức không đồng ý vũ trang cho những ai công khai tỏ ra thù địch với chúng. Hoặc tên Bạch vệ kia chỉ nói dối tất cả mọi chuyện với chúng tôi để dọa nạt mà thôi.
    Trong khi ấy, tình hình ngày càng trở nên đáng lo. Chiến tranh nhanh chóng tiến về phía chúng tôi từ hướng tây. Đấy là những tin tức vừa tốt lành lại vừa đáng lo ngại. Trước khi thất trận, bọn Đức có thể sẽ ?ođóng cửa lại? tàn sát tất cả chúng tôi. Những máy bay ném bom của người Mỹ oanh tạc các thành phố, các tuyến đường sắt và các xa lộ lân cận. Máy bay ném bom bay hàng đàn tới Stuttgart và tiến hành ?oném bom rải thảm?, thả hàng trăm quả bom cùng một lúc dựa theo các tín hiệu vô tuyến. Nhằm làm vô hiệu hóa hỏa lực phòng không của Đức, người Mỹ thả xuống từ các máy bay ném bom rất nhiều những dải kim loại. Tôi nghe những người nông dân Đức nói rằng những dải kim loại ấy được thả xuống để đầu độc tất cả các gia súc.
    Mùng một tháng Tư năm 1945 là ngày cuối cùng chúng tôi còn làm việc trên tuyến đường sắt. Sau đó chúng tôi chỉ còn ngồi trong nhà kho, bị khóa kín cửa, chờ cho mọi việc xảy đến. Tất cả chúng tôi đều rất căng thẳng. Trong một ngày như thế một máy bay tiêm kích của Mỹ đã tấn công khu trại chúng tôi và nã xuống một loạt đạn từ khẩu đại liên cỡ lớn của nó, nhưng may mắn thay, trong chúng tôi không có ai bị thương cả. Chúng tôi sớm nghe thấy tiếng đại bác nổ từ phía xa. Chúng tôi lắng nghe nó như thể đó là tiếng nhạc mừng cho sự giải thoát chính mình. Vào một trong những ngày đó chúng nhìn thấy từ cửa sổ của mình một đoàn tù binh rất đông có lính áp giải dừng lại nghỉ đêm trên cánh đồng đằng sau con sông. Rồi chúng tôi nghe thấy tiếng súng nổ. Trả lời câu hỏi của tôi về lý do tiếng súng nổ, tên hạ sĩ nói rằng một tù nhân trong đám đó cố gắng bỏ trốn, nhưng bị bắn chết.
    Cuối cùng, tới ngày thứ năm thì vụ ?ongồi trại? đó kết thúc. Trong bữa sáng ngày mùng 6 tháng Tư chúng tôi được lệnh phải sắp hàng để hành quân với hành trang cá nhân. Chúng tôi không được biết mình bị dẫn đi đâu và tại sao. Chúng tôi nghĩ ra đủ thứ ?" từ tình huống tốt nhất tới tình huống xấu nhất có thể tưởng tượng ra được. Chúng tôi sắp xếp đồ đạc nhanh chóng. Mỗi người chúng tôi có một túi xách, bên trong bỏ những vật dụng thiết yếu nhất của mình. Tôi có một quyển sách, một cuốn từ điển tiếng Đức mà tôi tự làm từ những mảnh giấy của bao đựng ximăng. Cái bìa làm từ mảnh len màu xanh lá cây sẫm được phát cho chúng tôi để vá quần áo. Cuốn sách to và nặng, trong khi tôi lại yếu sức nên tôi phải bỏ lại trong trại. Tôi vẫn còn rất tiếc vì điều đó. Chỉ huy khu đồn trú tới nói lời tạm biệt với chúng tôi, hắn ta vốn là một bác sĩ, một người thấp bé và kiêu căng. Hắn nói tạm biệt với đám lính, và chỉ ngạo mạn nhìn chúng tôi, không thèm nói một lời. Và rồi chúng đưa chúng tôi đi. ??? Vĩnh biệt công ty Lutz, Meister Riwa và cái khu trại nằm sau hàng rào dây thép gai! Chúng tôi mau chóng nhận ra rằng mình đang bị đưa về phía đông. Điều đó có nghĩa là chúng đang đưa chúng tôi rời xa mặt trận, đang ngày một tiến lại gần. Ban đầu chúng tôi đi với rất đông lính áp giải và thậm chí có cả chó canh. Nhưng sau một thời gian số lượng lính canh giảm dần, và chó thì biến mất ở một quãng nào đó. Tên hạ sĩ, chỉ huy nhóm áp giải chúng tôi, cũng biến mất. Một tên đội già (Feldwebel) được chỉ định lên thay hắn. Quân phục của hắn bốc đầy mùi nấm mốc rất khó chịu. Chúng tôi dừng lại nghỉ đêm trong những ngôi làng, ở đó chúng tôi thường bị nhốt lại trong những nhà kho, có lính Đức đứng gác. Chúng tôi được cho ăn khoai tây luộc, do bọn lính gác Đức lấy từ các nông dân. Các nông dân Đức trồng rất nhiều khoai tây. Dù tình hình rất khó khăn và sự bất lường của tương lai phía trước, chúng tôi vẫn tò mò quan sát đời sống người nông dân Đức và những ngôi nhà họ ở. Chiến tranh tới gần đưa sự hoảng loạn vào vùng hậu phương nước Đức. Chúng tôi trông thấy bọn phát xít địa phương khẩn trương sơ tán về khu vực trung tâm đất nước, và chúng tôi cũng thấy sự tổng động viên tất cả người già và trẻ em. Một lần chúng tôi trông thấy bọn lính đang áp giải những tân binh mới bị động viên, trong số đó có cả một cậu gypsy còn rất trẻ, mặc chiếc áo vét quân phục Đức choàng ra ngoài bộ quần áo dân thường.
    Nhiều ngày trôi qua trong cuộc hành trình. Nhưng một lần chúng tôi bị đánh thức bởi những dấu hiệu khác lạ vào giữa đêm khuya. Cửa nhà kho nơi chúng tôi đang nằm không bị khóa, và ở xung quanh lính gác hoàn toàn biến mất. Tất cả chúng tôi đều đứng lên vì kích động. Điều này có nghĩa gì? Chúng tôi phải làm gì đây? Vài người hăng hái đòi bỏ trốn ngay lập tức! Những người khác cho rằng đây là trò khiêu khích của bọn Đức, chúng sẽ viện cớ bỏ trốn để bắn chết tất cả mọi người. Chạy trốn trên đồng trống không có rừng rậm, giữa những cộng đồng thù địch và hàng đoàn lính địch là một việc vô vọng. Sau khi thảo luận hồi lâu chúng tôi quyết định hẵng cứ chờ đợi đã. Sáng hôm sau viên đội nọ bước vào căn nhà kho của chúng tôi. Hắn nói rằng đám lính gác bị chuyển lên mặt trận, trong khi chính hắn đứng ra bảo đảm với cấp trên là chúng tôi sẽ không trốn chạy. Hắn cũng nói rằng từ giờ phút này hắn sẽ là người gác duy nhất. Tới lúc sáng rõ, chúng tôi ra ngoài sắp hàng lại. Tên đội đi đằng trước, chúng tôi theo sau, và tất cả cùng hành quân về phía đông. Các ngả đường đều kẹt cứng các đơn vị hậu cần và dự bị của Đức đang rút lui. Lính Đức thuộc các đơn vị ấy hét với theo tên lính canh của chúng tôi: ?oViệc quái gì mà mày phải áp giải chúng nó đi như vậy? Bắn sạch chúng nó đi, trước khi chúng nó kịp bắn vào chúng ta!? Tay lính canh của chúng tôi cứ giả vờ như không nghe gì hết. Mọi người hỏi tôi xem bọn Đức đang la hét điều gì. Tôi không muốn làm họ lo lắng thêm nên trả lời: "Ồ, không có gì đâu, chỉ là trò chuyện vớ vẩn thôi, đừng để ý đến".
    Đột nhiên một nỗi sợ hãi lan đi trong khắp cái khối người ngựa và xe cộ đang rút lui ấy. Tiếng súng, sự hỗn loạn và tháo chạy vẫn tiếp tục. Chúng tôi tìm cách vượt qua đám đông đó và tiến xa hơn trên con đường. Rồi chúng tôi dừng lại ở một khoảng rừng nhỏ. Tên lính gác của chúng tôi đã hoàn toàn mất phương hướng. Để trả lời cho câu hỏi của tôi xem hắn định dẫn chúng tôi đi đâu, hắn đáp: ?oTôi chỉ là một cai đội, còn tất cả các anh đều là sĩ quan, vậy các anh tự quyết định đi!? Từ lúc đó, giữa tên gác và chúng tôi có một sự thỏa hiệp ngầm, cùng đóng giả sao cho có vẻ như chúng tôi vẫn là những tù nhân. Sau khi tham khảo ý kiến, chúng tôi quyết định đi tới một ngôi làng nhỏ, cách xa đường lớn và dừng ở đó chờ người Mỹ tới. Tay lính gác đích thân đi tìm giúp chúng tôi một ngôi làng như thế. Đấy là làng Stetten. Chúng tôi trú trong nhà kho của một nông dân giàu có. Ở đấy có một hầm chứa khoai tây nằm dưới căn nhà kho. Người Đức chủ của cái kho im lặng, không phản đối việc chúng tôi chiếm đóng tài sản của anh ta. Có lẽ anh ta sợ chúng tôi. Viên đội của chúng tôi có lẽ cũng trở nên sợ chúng tôi hơn, dù chúng tôi luôn tỏ ra rất biết điều với anh ta. Anh ta trốn trong một căn nhà trên phố và không ló mặt ra ngoài nữa. Chúng tôi sống như thế trong suốt nhiều ngày, cắt người canh gác ban đêm để tránh bị bất ngờ trước bất cứ tình huống nào xảy ra. Chúng tôi luộc khoai tây lấy trong hầm nhà bằng một cái nồi. Vài người trong chúng tôi đi vòng quanh làng và cưa cây rồi bổ củi cho nông dân để đổi lấy những thức ăn khác.
    Lính Đức, bọn cảnh binh cùng chó canh, những thường dân (có lẽ là các thành viên của Đảng Quốc xã) và thậm chí là vài tên lính đi lẻ lục đục rút qua trước mặt chúng tôi theo con đường làng. Đôi khi bọn lính Đức có bước vào cái nhà kho của chúng tôi để ở lại qua đêm hay để nghỉ chân. Tôi cũng nói chuyện với chúng. Hầu hết chúng đều đã đào ngũ và ngang nhiên nói về thất bại của nước Đức. Vài tên trong bọn chúng hy vọng rằng vào ngày 20 tháng Tư, ngày sinh nhật của Hitler, một hiệp định hòa bình sẽ được ký kết. Chúng cũng nói rằng những đơn vị chặn hậu đặc biệt được thành lập từ những binh lính của Vlasov, chúng hành quyết tất cả những binh lính rút chạy và những người tụt hậu lạc đơn vị. ?oNếu không có bọn đồng hương của chúng mày thì chúng tao đã thôi đánh nhau từ lâu rồi.? Chúng cũng cảnh báo chúng tôi rằng bọn Vlasov là những đứa rút lui cuối cùng và bắn chết tất cả mọi người, thậm chí cả tù binh Nga. ?oCho nên hãy cẩn thận với đám đồng hương của chúng mày đấy.? Sẽ là thật đáng buồn lúc này nếu phải chết dưới tay lũ kẻ cướp đó, khi giờ giải phóng đã gần kề. Chúng tôi quyết định sẽ trốn vào trong một hầm chứa bê tông chờ cho bọn Đức rút đi.
  3. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Tình hình càng ngày càng trở nên đáng báo động hơn. Không quân Mỹ bắt đầu ném bom những thành phố gần chỗ chúng tôi, và thường phá hủy các tuyến đường sắt. Chúng tôi bị bắt buộc phải đi sửa lại chúng. Những tuyên truyền viên tới từ ROA (Quân đội Giải phóng nước Nga) bắt đầu tới thăm chúng tôi thường xuyên hơn, khuyến khích chúng tôi gia nhập quân đội của Vlasov. Chúng cũng bảo chúng tôi là ?otrong trường hợp xấu nhất, toàn thể Châu Âu sẽ mở cửa đón chúng ta?. Chúng lái chúng tôi tới chuyện nhét vũ khí Đức vào tay chúng tôi, ?otrước khi điều đấy thành quá muộn?. Những tin đồn gây hoang mang bay tới từ trại tù binh Ludwigsburg nói rằng bọn chúng đang dùng vũ lực ép buộc mọi người gia nhập vào quân đội của chúng. Tuy nhiên, còn lâu mới tìm được những kẻ ngu ngốc hay phản bội trong nhóm của chúng tôi. Vào một ngày làm việc chúng tôi không được đưa tới công trường mà ở lại trong khu trại. Chúng tôi được yêu cầu ngồi xuống quanh chiếc bàn và chờ đợi. Tất cả chúng tôi đều mất bình tĩnh vì những phỏng đoán đầy lo âu. Cuối cùng, cánh cửa thông sang phòng bọn gác mở ra, một tên hạ sĩ quan xuất hiện và ra lệnh tất cả chú ý. Chúng tôi đứng dậy. Một gã sĩ quan Đức lạ mặt bước vào phòng. Hắn khẽ nói điều gì đó với tên hạ sĩ. Tên kia chào và đi ra khỏi phòng. Tên sĩ quan đi tới giữa nhà và bắt đầu nhìn thẳng vào chúng tôi. Hắn là một người thấp, khoẻ mạnh và đã đứng tuổi, có một bộ râu mép đỏ đã bắt đầu điểm bạc, lông mày đậm và cái nhìn như khoan thẳng vào người đối diện. Sự mâu thuẫn giữa tuổi tác và chức vụ của hắn lộ rõ. Hắn chỉ được đeo lon trung uý. Các sọc vàng trên quân phục của hắn cho biết hắn là một sĩ quan kỵ binh. Nhiều phút trôi qua trong im lặng. Bất ngờ tên sĩ quan thốt lên bằng tiếng Nga rõ ràng rành mạch: ?oNghỉ, xin ngồi xuống, thưa các ngài!? Các ?oquý ngài? ngạc nhiên ngồi xuống. Tên sĩ quan bước dọc theo cái bàn và bắt đầu nói: "Thưa các ngài, tôi cũng là người Nga như các ngài, nhưng lớn tuổi hơn, và theo ý muốn của số mệnh tôi đã phải rời tổ quốc của mình. Tôi là một trung uý thuộc trung đoàn Astrakhanski, từng tham gia Thế chiến thứ nhất và cả thời kỳ Nội chiến. Như các ngài có thể đoán, tôi chiến đấu bên phe Bạch vệ.? ?oThưa các ngài,? hắn tiếp tục, ?oThế chiến thứ hai đã tiến tới giai đoạn quyết định, và không ai có thể tránh không tham gia vào đó. Các ngài cũng có thể tham dự, nhưng lần này là ở phe những người văn minh và chính nghĩa. Các ngài sẽ sớm được tuyển vào Quân đội Giải phóng nước Nga của tướng Vlasov và sẽ phục vụ vào làm lính bộ binh. Hiện tôi đang thành lập một đơn vị kỵ binh Cossack có đặc quyền và tới đây để tuyển lựa những ai từng phục vụ trong những đơn vị kỵ binh hay Cossack, những ai là người Cossack hoặc những ai mong muốn phục vụ trong một đơn vị ưu tú thay vì phải vào bộ binh.? Chúng tôi lặng người đi vì những thông tin và những lời đề nghị như thế. Sau khi dừng lại một lúc, tên sĩ quan hỏi: "Thế nào, các ngài, ai muốn gia nhập đây?" Tất cả chúng tôi đều giữ im lặng. Tên sĩ quan tiếp tục: "nếu ở đây không có người tình nguyện, tôi sẽ tự chỉ định những người mà tôi thấy là phù hợp. Nhưng tôi cảnh báo các anh là tôi sẽ chuyển những ai từ chối cho Gestapo. Các anh cũng tự biết điều đó có nghĩa gì rồi. Không ai còn sống sót và khoẻ mạnh quay về từ chỗ đấy đâu.? Sau những lời đấy hắn bắt đầu gọi lần lượt từng người, hỏi tên, chức vụ, nghề nghiệp của gia đình và v.v. Tôi muốn đứng lên và nói: ?oThưa ngài! Chúng tôi đã chiến đấu một cách trung thực, bảo vệ tổ quốc của mình và chúng tôi bị bắt làm tù binh không phải là do lỗi của bản thân. Phân nửa đất nước chúng tôi bị tàn phá bởi chiến tranh. Hàng triệu người dân nước tôi bị chết. Chúng tôi đang bị sử dụng như những nô lệ, chúng tôi bị bỏ đói, chúng tôi bị đánh đập và hạ nhục. Còn bây giờ, khi nước Đức bị đánh bại từ cả hai phía, khi chúng tôi có được hy vọng sẽ kết thúc chiến tranh, được giải phóng và quay về tổ quốc, thì ông lại ở đây và đề nghị chúng tôi mặc vào bộ quân phục Đức, cầm lấy vũ khí Đức và bảo vệ nước Đức. Ông đang đề nghị chúng tôi chiến đấu chống lại những người anh em của mình, những người đang đến để giải phóng chúng tôi. Có lẽ, ông nghĩ tất cả chúng tôi ở đây đều là lũ khờ để ông đưa ra một lời đề nghị như vậy. Ông đã từng đánh lại chính đồng bào của ông, đánh mất quê hương của ông và tự hạ mình tới mức đi mặc vào người bộ quân phục của Đức, trở thành một kẻ phản bội. Giờ đây ông muốn chúng tôi cũng làm như vậy, để cho chúng tôi (nếu chúng tôi không bị giết bởi chính những anh em của mình) sẽ lặp lại số phận của chính ông.? Mỗi người trong chúng tôi đều muốn nói như vậy, nhưng chúng tôi không thể. Chúng tôi phải đứng im lặng, bởi tên Bạch vệ mặc quân phục Đức đó có thể bắn bất cứ người nào trong số chúng tôi. Sau khi thẩm vấn, tên sĩ quan chọn ra ba người và đưa họ đi. Một trong số họ là Lisnevski, một chàng trai dễ thương thuộc gia đình trí thức; người thứ hai là Yurkin, một kẻ khó ưa đã bị mất gốc. Tôi không còn nhớ tên của người thứ ba. Một thời gian sau Lisnevski tìm được cách thoát khỏi câu chuyện bẩn thỉu đó và quay trở về nhóm chúng tôi. Chúng tôi không biết được điều gì đã xảy ra với hai người còn lại. Những lời đe dọa sẽ động viên vào quân đội của Vlasov không bao giờ trở thành sự thật. Hoặc là chúng không có đủ thời gian hoặc bọn Đức không đồng ý vũ trang cho những ai công khai tỏ ra thù địch với chúng. Hoặc tên Bạch vệ kia chỉ nói dối tất cả mọi chuyện với chúng tôi để dọa nạt mà thôi.
    Trong khi ấy, tình hình ngày càng trở nên đáng lo. Chiến tranh nhanh chóng tiến về phía chúng tôi từ hướng tây. Đấy là những tin tức vừa tốt lành lại vừa đáng lo ngại. Trước khi thất trận, bọn Đức có thể sẽ ?ođóng cửa lại? tàn sát tất cả chúng tôi. Những máy bay ném bom của người Mỹ oanh tạc các thành phố, các tuyến đường sắt và các xa lộ lân cận. Máy bay ném bom bay hàng đàn tới Stuttgart và tiến hành ?oném bom rải thảm?, thả hàng trăm quả bom cùng một lúc dựa theo các tín hiệu vô tuyến. Nhằm làm vô hiệu hóa hỏa lực phòng không của Đức, người Mỹ thả xuống từ các máy bay ném bom rất nhiều những dải kim loại. Tôi nghe những người nông dân Đức nói rằng những dải kim loại ấy được thả xuống để đầu độc tất cả các gia súc.
    Mùng một tháng Tư năm 1945 là ngày cuối cùng chúng tôi còn làm việc trên tuyến đường sắt. Sau đó chúng tôi chỉ còn ngồi trong nhà kho, bị khóa kín cửa, chờ cho mọi việc xảy đến. Tất cả chúng tôi đều rất căng thẳng. Trong một ngày như thế một máy bay tiêm kích của Mỹ đã tấn công khu trại chúng tôi và nã xuống một loạt đạn từ khẩu đại liên cỡ lớn của nó, nhưng may mắn thay, trong chúng tôi không có ai bị thương cả. Chúng tôi sớm nghe thấy tiếng đại bác nổ từ phía xa. Chúng tôi lắng nghe nó như thể đó là tiếng nhạc mừng cho sự giải thoát chính mình. Vào một trong những ngày đó chúng nhìn thấy từ cửa sổ của mình một đoàn tù binh rất đông có lính áp giải dừng lại nghỉ đêm trên cánh đồng đằng sau con sông. Rồi chúng tôi nghe thấy tiếng súng nổ. Trả lời câu hỏi của tôi về lý do tiếng súng nổ, tên hạ sĩ nói rằng một tù nhân trong đám đó cố gắng bỏ trốn, nhưng bị bắn chết.
    Cuối cùng, tới ngày thứ năm thì vụ ?ongồi trại? đó kết thúc. Trong bữa sáng ngày mùng 6 tháng Tư chúng tôi được lệnh phải sắp hàng để hành quân với hành trang cá nhân. Chúng tôi không được biết mình bị dẫn đi đâu và tại sao. Chúng tôi nghĩ ra đủ thứ ?" từ tình huống tốt nhất tới tình huống xấu nhất có thể tưởng tượng ra được. Chúng tôi sắp xếp đồ đạc nhanh chóng. Mỗi người chúng tôi có một túi xách, bên trong bỏ những vật dụng thiết yếu nhất của mình. Tôi có một quyển sách, một cuốn từ điển tiếng Đức mà tôi tự làm từ những mảnh giấy của bao đựng ximăng. Cái bìa làm từ mảnh len màu xanh lá cây sẫm được phát cho chúng tôi để vá quần áo. Cuốn sách to và nặng, trong khi tôi lại yếu sức nên tôi phải bỏ lại trong trại. Tôi vẫn còn rất tiếc vì điều đó. Chỉ huy khu đồn trú tới nói lời tạm biệt với chúng tôi, hắn ta vốn là một bác sĩ, một người thấp bé và kiêu căng. Hắn nói tạm biệt với đám lính, và chỉ ngạo mạn nhìn chúng tôi, không thèm nói một lời. Và rồi chúng đưa chúng tôi đi. ??? Vĩnh biệt công ty Lutz, Meister Riwa và cái khu trại nằm sau hàng rào dây thép gai! Chúng tôi mau chóng nhận ra rằng mình đang bị đưa về phía đông. Điều đó có nghĩa là chúng đang đưa chúng tôi rời xa mặt trận, đang ngày một tiến lại gần. Ban đầu chúng tôi đi với rất đông lính áp giải và thậm chí có cả chó canh. Nhưng sau một thời gian số lượng lính canh giảm dần, và chó thì biến mất ở một quãng nào đó. Tên hạ sĩ, chỉ huy nhóm áp giải chúng tôi, cũng biến mất. Một tên đội già (Feldwebel) được chỉ định lên thay hắn. Quân phục của hắn bốc đầy mùi nấm mốc rất khó chịu. Chúng tôi dừng lại nghỉ đêm trong những ngôi làng, ở đó chúng tôi thường bị nhốt lại trong những nhà kho, có lính Đức đứng gác. Chúng tôi được cho ăn khoai tây luộc, do bọn lính gác Đức lấy từ các nông dân. Các nông dân Đức trồng rất nhiều khoai tây. Dù tình hình rất khó khăn và sự bất lường của tương lai phía trước, chúng tôi vẫn tò mò quan sát đời sống người nông dân Đức và những ngôi nhà họ ở. Chiến tranh tới gần đưa sự hoảng loạn vào vùng hậu phương nước Đức. Chúng tôi trông thấy bọn phát xít địa phương khẩn trương sơ tán về khu vực trung tâm đất nước, và chúng tôi cũng thấy sự tổng động viên tất cả người già và trẻ em. Một lần chúng tôi trông thấy bọn lính đang áp giải những tân binh mới bị động viên, trong số đó có cả một cậu gypsy còn rất trẻ, mặc chiếc áo vét quân phục Đức choàng ra ngoài bộ quần áo dân thường.
    Nhiều ngày trôi qua trong cuộc hành trình. Nhưng một lần chúng tôi bị đánh thức bởi những dấu hiệu khác lạ vào giữa đêm khuya. Cửa nhà kho nơi chúng tôi đang nằm không bị khóa, và ở xung quanh lính gác hoàn toàn biến mất. Tất cả chúng tôi đều đứng lên vì kích động. Điều này có nghĩa gì? Chúng tôi phải làm gì đây? Vài người hăng hái đòi bỏ trốn ngay lập tức! Những người khác cho rằng đây là trò khiêu khích của bọn Đức, chúng sẽ viện cớ bỏ trốn để bắn chết tất cả mọi người. Chạy trốn trên đồng trống không có rừng rậm, giữa những cộng đồng thù địch và hàng đoàn lính địch là một việc vô vọng. Sau khi thảo luận hồi lâu chúng tôi quyết định hẵng cứ chờ đợi đã. Sáng hôm sau viên đội nọ bước vào căn nhà kho của chúng tôi. Hắn nói rằng đám lính gác bị chuyển lên mặt trận, trong khi chính hắn đứng ra bảo đảm với cấp trên là chúng tôi sẽ không trốn chạy. Hắn cũng nói rằng từ giờ phút này hắn sẽ là người gác duy nhất. Tới lúc sáng rõ, chúng tôi ra ngoài sắp hàng lại. Tên đội đi đằng trước, chúng tôi theo sau, và tất cả cùng hành quân về phía đông. Các ngả đường đều kẹt cứng các đơn vị hậu cần và dự bị của Đức đang rút lui. Lính Đức thuộc các đơn vị ấy hét với theo tên lính canh của chúng tôi: ?oViệc quái gì mà mày phải áp giải chúng nó đi như vậy? Bắn sạch chúng nó đi, trước khi chúng nó kịp bắn vào chúng ta!? Tay lính canh của chúng tôi cứ giả vờ như không nghe gì hết. Mọi người hỏi tôi xem bọn Đức đang la hét điều gì. Tôi không muốn làm họ lo lắng thêm nên trả lời: "Ồ, không có gì đâu, chỉ là trò chuyện vớ vẩn thôi, đừng để ý đến".
    Đột nhiên một nỗi sợ hãi lan đi trong khắp cái khối người ngựa và xe cộ đang rút lui ấy. Tiếng súng, sự hỗn loạn và tháo chạy vẫn tiếp tục. Chúng tôi tìm cách vượt qua đám đông đó và tiến xa hơn trên con đường. Rồi chúng tôi dừng lại ở một khoảng rừng nhỏ. Tên lính gác của chúng tôi đã hoàn toàn mất phương hướng. Để trả lời cho câu hỏi của tôi xem hắn định dẫn chúng tôi đi đâu, hắn đáp: ?oTôi chỉ là một cai đội, còn tất cả các anh đều là sĩ quan, vậy các anh tự quyết định đi!? Từ lúc đó, giữa tên gác và chúng tôi có một sự thỏa hiệp ngầm, cùng đóng giả sao cho có vẻ như chúng tôi vẫn là những tù nhân. Sau khi tham khảo ý kiến, chúng tôi quyết định đi tới một ngôi làng nhỏ, cách xa đường lớn và dừng ở đó chờ người Mỹ tới. Tay lính gác đích thân đi tìm giúp chúng tôi một ngôi làng như thế. Đấy là làng Stetten. Chúng tôi trú trong nhà kho của một nông dân giàu có. Ở đấy có một hầm chứa khoai tây nằm dưới căn nhà kho. Người Đức chủ của cái kho im lặng, không phản đối việc chúng tôi chiếm đóng tài sản của anh ta. Có lẽ anh ta sợ chúng tôi. Viên đội của chúng tôi có lẽ cũng trở nên sợ chúng tôi hơn, dù chúng tôi luôn tỏ ra rất biết điều với anh ta. Anh ta trốn trong một căn nhà trên phố và không ló mặt ra ngoài nữa. Chúng tôi sống như thế trong suốt nhiều ngày, cắt người canh gác ban đêm để tránh bị bất ngờ trước bất cứ tình huống nào xảy ra. Chúng tôi luộc khoai tây lấy trong hầm nhà bằng một cái nồi. Vài người trong chúng tôi đi vòng quanh làng và cưa cây rồi bổ củi cho nông dân để đổi lấy những thức ăn khác.
    Lính Đức, bọn cảnh binh cùng chó canh, những thường dân (có lẽ là các thành viên của Đảng Quốc xã) và thậm chí là vài tên lính đi lẻ lục đục rút qua trước mặt chúng tôi theo con đường làng. Đôi khi bọn lính Đức có bước vào cái nhà kho của chúng tôi để ở lại qua đêm hay để nghỉ chân. Tôi cũng nói chuyện với chúng. Hầu hết chúng đều đã đào ngũ và ngang nhiên nói về thất bại của nước Đức. Vài tên trong bọn chúng hy vọng rằng vào ngày 20 tháng Tư, ngày sinh nhật của Hitler, một hiệp định hòa bình sẽ được ký kết. Chúng cũng nói rằng những đơn vị chặn hậu đặc biệt được thành lập từ những binh lính của Vlasov, chúng hành quyết tất cả những binh lính rút chạy và những người tụt hậu lạc đơn vị. ?oNếu không có bọn đồng hương của chúng mày thì chúng tao đã thôi đánh nhau từ lâu rồi.? Chúng cũng cảnh báo chúng tôi rằng bọn Vlasov là những đứa rút lui cuối cùng và bắn chết tất cả mọi người, thậm chí cả tù binh Nga. ?oCho nên hãy cẩn thận với đám đồng hương của chúng mày đấy.? Sẽ là thật đáng buồn lúc này nếu phải chết dưới tay lũ kẻ cướp đó, khi giờ giải phóng đã gần kề. Chúng tôi quyết định sẽ trốn vào trong một hầm chứa bê tông chờ cho bọn Đức rút đi.
  4. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Suốt đêm ngày 25 tháng Tư năm 1945 chúng tôi hoàn toàn không ngủ. Dựa theo tiếng pháo và tiếng đại liên nổ thì chiến trận đang diễn ra ở rất gần. Nhiều lính Đức đang say chếnh choáng đi vào cái nhà kho của chúng tôi. Tôi nghe tiếng chúng bảo rằng phải chuồn đi càng nhanh càng tốt. Một tên lính Đức trông thấy chúng tôi và hỏi đồng bọn của hắn: ?oChúng ta phải làm gì với lũ lợn Nga này bây giờ? Chẳng lẽ chúng ta lại bỏ mặc chúng thế kia? Tao sẽ ném một quả lựu đạn vào đấy?. May thay, một tên Đức khác phản đối: ?oĐừng làm vậy, đã có quá nhiều máu đổ ra rồi?. Tranh cãi với nhau một hồi, chúng bỏ đi. Tôi nhận ra đó là những tên lính Đức cuối cùng rút lui, và bọn Vlasov sẽ có thể xuất hiện vào bất cứ lúc nào. Tôi hét: ?oCác đồng chí, đã tới lúc phải rút xuống hầm thôi!? Tấùt cả mọi người đều chạy nhanh xuống hầm kho bằng bê tông.
    Chúng tôi đã sẵn sàng chờ lũ cướp ấy đến bất cứ lúc nào, chúng tôi cho rằng chúng sẽ bắn chết chúng tôi hay ném lựu đạn vào trong hầm chứa. Chúng tôi ước gì mình có vũ khí trong tay. Chỉ cần hai hay ba khẩu súng có kèm đạn dược. Khi đó chúng tôi sẽ không lẩn trốn nữa mà sẵn sàng đón tiếp lũ phản bội kia thật cẩn thận. Nhưng chúng tôi chẳng có gì trong tay cả. Nhiều giờ trôi qua trong căng thẳng chờ đợi, trong thời gian đó chúng tôi cảm thấy mình như đang lơ lửng giữa sống và chết vậy. Đám cháy bên ngoài tắt dần, và cuối cùng bình minh đã đến.
    Một người trong bọn tôi cẩn thận luồn ra ngoài cái sân để xem điều gì đang xảy ra bên ngoài. Lập tức anh quay lại hét lên đầy vui sướng: ?oNgười Mỹ đang ở đây, chúng ta được tự do rồi !? Tất cả chúng tôi đều chạy ùa ra ngoài. Những người lính mặc quân phục màu xanh lá cây nhạt, trông như thể những bộ đồ thể thao, đang đứng trên đường phố. Vài người trong bọn họ là da trắng, vài người khác da đen. Chúng tôi chạy tới chỗ họ, lắc tay họ, nói những lời cảm ơn với họ. Không ai trong chúng tôi biết tiếng Anh, còn những người đã giải phóng chúng tôi lại không nói được tiếng Nga, nhưng chúng tôi hiểu nhau rất rõ. Những người Mỹ cười rạng rỡ, miệng nói: ?oRussian, Russian!?, tặng chúng tôi thịt hộp, sôcôla và thuốc lá. Đấy là vào 5 giờ 30, buổi sáng ngày 25 tháng Tư năm 1945. Thật hạnh phúc làm sao !
    Dịch từ Nga sang Anh: Bair Irincheev
    Dịch từ Anh sang Việt: Lý Thế Dân

  5. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Suốt đêm ngày 25 tháng Tư năm 1945 chúng tôi hoàn toàn không ngủ. Dựa theo tiếng pháo và tiếng đại liên nổ thì chiến trận đang diễn ra ở rất gần. Nhiều lính Đức đang say chếnh choáng đi vào cái nhà kho của chúng tôi. Tôi nghe tiếng chúng bảo rằng phải chuồn đi càng nhanh càng tốt. Một tên lính Đức trông thấy chúng tôi và hỏi đồng bọn của hắn: ?oChúng ta phải làm gì với lũ lợn Nga này bây giờ? Chẳng lẽ chúng ta lại bỏ mặc chúng thế kia? Tao sẽ ném một quả lựu đạn vào đấy?. May thay, một tên Đức khác phản đối: ?oĐừng làm vậy, đã có quá nhiều máu đổ ra rồi?. Tranh cãi với nhau một hồi, chúng bỏ đi. Tôi nhận ra đó là những tên lính Đức cuối cùng rút lui, và bọn Vlasov sẽ có thể xuất hiện vào bất cứ lúc nào. Tôi hét: ?oCác đồng chí, đã tới lúc phải rút xuống hầm thôi!? Tấùt cả mọi người đều chạy nhanh xuống hầm kho bằng bê tông.
    Chúng tôi đã sẵn sàng chờ lũ cướp ấy đến bất cứ lúc nào, chúng tôi cho rằng chúng sẽ bắn chết chúng tôi hay ném lựu đạn vào trong hầm chứa. Chúng tôi ước gì mình có vũ khí trong tay. Chỉ cần hai hay ba khẩu súng có kèm đạn dược. Khi đó chúng tôi sẽ không lẩn trốn nữa mà sẵn sàng đón tiếp lũ phản bội kia thật cẩn thận. Nhưng chúng tôi chẳng có gì trong tay cả. Nhiều giờ trôi qua trong căng thẳng chờ đợi, trong thời gian đó chúng tôi cảm thấy mình như đang lơ lửng giữa sống và chết vậy. Đám cháy bên ngoài tắt dần, và cuối cùng bình minh đã đến.
    Một người trong bọn tôi cẩn thận luồn ra ngoài cái sân để xem điều gì đang xảy ra bên ngoài. Lập tức anh quay lại hét lên đầy vui sướng: ?oNgười Mỹ đang ở đây, chúng ta được tự do rồi !? Tất cả chúng tôi đều chạy ùa ra ngoài. Những người lính mặc quân phục màu xanh lá cây nhạt, trông như thể những bộ đồ thể thao, đang đứng trên đường phố. Vài người trong bọn họ là da trắng, vài người khác da đen. Chúng tôi chạy tới chỗ họ, lắc tay họ, nói những lời cảm ơn với họ. Không ai trong chúng tôi biết tiếng Anh, còn những người đã giải phóng chúng tôi lại không nói được tiếng Nga, nhưng chúng tôi hiểu nhau rất rõ. Những người Mỹ cười rạng rỡ, miệng nói: ?oRussian, Russian!?, tặng chúng tôi thịt hộp, sôcôla và thuốc lá. Đấy là vào 5 giờ 30, buổi sáng ngày 25 tháng Tư năm 1945. Thật hạnh phúc làm sao !
    Dịch từ Nga sang Anh: Bair Irincheev
    Dịch từ Anh sang Việt: Lý Thế Dân

  6. necromancevn

    necromancevn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/03/2004
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi bác danngoc vì dạo này em phải đi công tác luôn, lại có chuyện riêng hơi buồn nên đã dịch hồi ký hơi lâu. Hôm nay không thể chần chừ hơn nữa, em quyết định chỉnh lý và post lên cho các bạn xem hồi ký của anh lính lái xe tăng Bondar''''''''. Văn vẻ có thể không hay, mong bác và mọi người góp ý. Thanks
    HỒI ỨC CỦA LÍNH XE TĂNG
    Aleksandr Bodnar''''''''
    Aleksandr Vasilevich Bondar''''''''. Trường Ulianovsk 1940
    Giờ tôi đã gần 80 tuổi. Tôi mang quốc tịch Ukraina, sinh ra tại Hữu ngạn Ukraina (Bờ Tây sông Dnieper, ranh giới tự nhiên phân chia Ukraina) thuộc vùng Vinnitsa. Năm 1940, tôi tốt nghiệp lớp 10 và trong cùng năm đó tôi vào học Trường Huấn luyện Chiến xa Ulyanovsk. Tại sao tôi lại trở thành một chiến sĩ lái tăng? Tôi cần phải kể rằng trong những năm tháng khi tôi còn đang học, mọi công việc đều nhằm mục đích chuẩn bị tinh thần cho mọi người sẵn sàng với cuộc chiến hiển nhiên sẽ xảy ra với phát xít Đức. Vậy là tôi quyết định sẽ mình trở thành một chiến binh trong tương lai. Thêm vào đó, chú tôi cũng là một quân nhân, năm ?~39 ông bảo tôi: ?oSasha, cháu sắp tốt nghiệp trung học. Chú khuyên cháu nên học tiếp trong một học viện quân sự. Chúng ta không thể tránh khỏi có chiến tranh, vậy tốt hơn hết là trở thành một chỉ huy trên chiến trường ?" cháu sẽ làm được nhiều việc hơn khi đã được huấn luyện cẩn thận.? Những lời nói đó tác động một phần tới quyết định của tôi, và tôi tham gia vào một trong những trường tốt nhất - Trường Huấn luyện Chiến xa Ulyanovsk. Nhưng tôi đã không kịp kết thúc toàn bộ khóa học ?" cần học hết hai năm trong khi tôi mới học được một năm rưỡi.
    - A.D. Công việc huấn luyện tại trường này có định hướng chuẩn bị cho ông trở thành một xa trưởng không?
    Không làm xa trưởng, ở đó người ta huấn luyện chúng tôi để thành những sĩ quan chỉ huy lực lượng xe tăng, và một sĩ quan như vậy có thể trở thành cả xa trưởng, trung đội trưởng, hay trong trường hợp khá nhất, làm đại đội trưởng. Không hơn không kém. Có thể nói người ta đã huấn luyện cho chúng tôi để trở thành trung đội trưởng trung đội xe tăng hạng nhẹ. Tới năm ?~39 tại Leningrad, khi xuất hiện loại xe tăng hạng nặng KV (Klim Voroshilov), họ bắt đầu bố trí không phải hạ sĩ, mà là thiếu uý làm các xa trưởng. Đó là tại sao tôi đã trở thành xa trưởng chỉ huy xe tăng hạng nặng trong trận Maskva. Và sau trận đánh đó tôi đã là trung đội trưởng. Vị trí cao nhất tôi được giữ trong chiến tranh là đại đội trưởng một đại đội xe tăng.
    - A.D. Chương trình học trong trường gồm những gì? Loại xe nào được dùng để thực tập - T-26 hay BT-5?
    Tôi xin báo cáo: khóa học bao gồm ba đại đội 100 học viên; mỗi đại đội có bốn lớp 25 người. Do đó, 600 người học tập luân phiên thành hai khóa. Mỗi năm trường có 300 học viên tốt nghiệp. Trường được bố trí thêm một tiểu đoàn đặc biệt, nó cung cấp tất cả các loại máy móc thiết bị chúng tôi cần phải học. Tiểu đoàn này đóng tại doanh trại cách sông Volga hai mươi kilômét. Chúng tôi tới đó vào mùa đông và mùa hè. Chúng tôi lái xe tăng và tác xạ, vận hành và sửa chữa chúng, v.v. Chúng tôi học cả loại T-26 lẫn BT-5. Nói chung trường này đào tạo ra sĩ quan cho xe tăng BT. Loại xe tăng này rất phổ biến vào thời gian đó.
    - A.D. Ông có được huấn luyện lái loại xe gắn bánh hơi không (loại BT gắn bánh hơi để chạy nhanh hơn - LTD)?
    Vâng, tất nhiên. Rất bất tiện bởi bánh lái phải được lắp ráp rất phức tạp. Một trục lái nối từ hộp số tới các bánh phụ phía sau (nó có bốn bánh phụ), một cần ?oghita? đặc biệt được cài để truyền chuyển động xoay không phải tới các bánh lái điều khiển dây xích, mà tới những bánh hỗ trợ phía sau, nhưng chúng quá lớn nên việc giữ tay lái trở nên vô cùng khó khăn. Chiếc xe có thể chạy tới 90 km/h, nhưng người khỏe nhất cũng chỉ lái được tới 20-30 km/h, nếu không anh ta sẽ không thể giữ vững tay lái. Di chuyển trên bánh hơi được thiết kế chỉ cho chạy trên mặt đường nhựa hay lát đá, cho nên khả năng chạy mọi địa hình trên những chiếc bánh xe đó hầu như không tưởng.
    - A.D. Ông đã từng bắn loại pháo 45 mm chưa?
    Tất nhiên là rồi.
    - A.D. Bắn vào loại mục tiêu nào? Di chuyển hay cố định?
    Cả cố định và di động. Chúng tôi thực hiện nhiều loại bài tập khác nhau. ?oBắn khi phòng thủ? ?" là khi xe tăng được chôn dưới đất, cự ly bắn đã được tính sẵn, điểm ngắm đã được cung cấp trước nhằm có được khả năng tác xạ tốt nhất, chiếc xe tăng được nấp kín. Khi mục tiêu xuất hiện trong khu vực đã đặt điểm ngắm, nó sẽ bị bắn trúng ngay từ phát đạn đầu tiên.
    Trong khi tấn công, tác xạ được thực hiện cả trong lúc di chuyển lẫn khi dừng xe trong thời gian ngắn. Khi ta bắn khi dừng trong thời gian ngắn, xa trưởng sẽ ra lệnh cho người lái: ?oDừng ngắn.? Người lái dừng xe lại, và người xa trưởng sẽ tự đếm: ?ohai mươi mốt, hai mươi hai, hai mươi ba.? Trong lúc đó anh ta phải ngắm được khẩu pháo vào mục tiêu, xác định tốc độ di chuyển của mục tiêu, nếu như nó đang di chuyển, điều chỉnh trong kính ngắm của khẩu pháo và nã đạn. Nếu anh dừng lại lâu hơn 3-4 giây tại cùng một điểm ?" chính anh sẽ bị trúng đạn của kẻ địch. Tác xạ khi đang di chuyển không hiệu quả chút nào và thường chỉ được ngắm vào xung quanh mục tiêu.
    - A.D. Việc thực hành trên xe tăng kéo dài bao lâu?
    Thực hành đủ để biết cách điều khiển một chiếc BT. Chúng tôi phải học kỹ tới từng chi tiết nhỏ. Động cơ M-17 (của xe BT) vô cùng phức tạp, nhưng chúng tôi đã thuộc lòng chúng tới con ốc cuối cùng. Khẩu pháo, súng máy - chúng tôi đã tháo rời chúng ra rồi lắp trở lại, tổ lái phải nắm vững chiếc xe tăng. Ngày nay tổ lái không cần thiết phải nghiên cứu kỹ xe tăng. Xe tăng hiện đại rất chính xác và hoàn hảo, điều duy nhất mà tổ lái phải làm là nhấn nút điều khiển. Ngày nay tổ lái chang phải động chân động tay gì hết. Nếu chiếc xe bị hỏng - thế là chẳng còn gì để nói nữa.
    - A.D. Lái xe, tác xạ, điều khiển và chỉ huy ?" điều gì cần tập trung nhiều hơn?
    Là hai mục ?" tác xạ và lái xe.
    - A.D. Tại trường ông có chiếc T-34 hay KV nào không?
    Chúng cũng được chuyển tới trường của tôi. Ở đấy có loại T-34 và KV, nhưng chúng tôi đã chỉ nắm vững được chúng trong thời gian chiến tranh. Có ba chiếc KV được lái tới Ulianovsk, tại Quảng trường Lenin bên bờ sông Volga. Người ta cho chúng tôi chui vào trong chiếc xe tăng hạng nặng ấy và lái tới chỗ tượng đài Lenin, gài số lùi và chạy ngược lại, rồi lại chạy một lần nữa tới bên tượng đài Lenin, rồi chuyển từ số một sang số hai và quay về. Van?Tka chui ra, Mishka lại chui vào. Với mức kinh nghiệm thực tiễn như vậy tôi đã được giao cho chiếc KV của mình và chuyển tới Lữ đoàn 20 chiến đấu trên Cánh đồng Borodino. Chiến tranh đã dạy tôi phần còn lại ?
    - A.D. Chiến tranh xảy đến với ông như thế nào?
    Chiến tranh bắt đầu khi tôi đang ở trường, tại trại huấn luyện dã chiến. Ông hiệu trưởng, một cựu lữ đoàn trưởng trong Chiến tranh Phần Lan, bị cụt một chân, bước lên bục diễn thuyết và nói, ?oCác cậu bé của ta, chiến tranh đã bắt đầu. Nó sẽ kéo dài và rất ác liệt. Hãy học chăm chỉ và đừng để ta đưa các anh đi trong khi kinh nghiệm hãy còn non nớt. Hãy cố gắng học với tất cả khả năng của mình. Tới khi cần thiết, chúng ta sẽ đưa các anh đi chiến đấu. Đừng lo, người nào cũng sẽ được chiến đấu đủ số.?
    Tháng Mười năm ?T41, tôi tốt nghiệp với hàm thiếu uý và có mặt tại thành phố Vladimir nơi Lữ đoàn tăng 20 đang được thành lập. Tôi được giao một chiếc KV và ngày 1 tháng Mười năm 1941 tôi đã tới Cánh đồng Borodino trong thành phần của lữ đoàn. Tại thời điểm này trên Cánh đồng Borodino có mặt Lữ đoàn xe tăng 18, 19, 20 và Sư đoàn Bộ binh 32 dưới sự chỉ huy của Đại tá Polosukhin, vừa chuyển tới từ mặt trận Viễn Đông. Nếu lúc ấy không có ba lữ đoàn tăng và sư đoàn bộ binh Polosukhin thì bọn Đức hẳn sẽ thẳng tiến tới tận Naro-Fominsk bởi sau khi quân ta bị bao vây gần Viazma, tất cả mọi nẻo đường tới Matxcơva đều đã bị bỏ ngỏ. Phía Bắc bọn Đức tập trung tấn công theo hướng Klin, phía Nam theo hướng Tula. Nhưng đó là một tính toán hết sức sai lầm vì thực tế cánh cửa mở toang lại nằm ở phía Đông.
    - A.D. Lữ đoàn có được trang bị đầy đủ khi bắt đầu tham chiến tại Matxcơ va không?
    Lữ đoàn chúng tôi tới Matxcơva với rất nhiều loại tăng. Nhưng tăng hạng nặng, loại KV, thì chỉ có 7 chiếc, ngoài ra toàn lữ đoàn có gần 20 chiếc T-34 và số còn lại là T-60. Với trang bị như thế có thể nói chúng tôi khá yếu. Điều này cũng dễ hiểu vì các lữ đoàn đã được hợp thành trong vội vã. Người ta vơ lấy mọi thứ có thể và lữ đoàn của chúng tôi ra đời trong vỏn vẹn có 1 tuần. Sau 9 ngày tập đội ngũ, chúng tôi được chất lên những chiếc xe tải. Chúng tôi đón Nguyên soái Fedorenko tới tặng cho lữ đoàn lá cờ danh dự, diễu một lượt quanh thị trấn nhỏ trong sự chào mừng của nhân dân rồi họ đẩy chúng tôi lên xe, cứ thế tiến thẳng tới Matxcơva. Những chiếc xe tăng đã tới trước, chúng nằm rải rác tại Golitsyno, Dorokhovo. Khi tới nơi chúng tôi được giao xe ngay và lập tức lên đường tới Borodino.
    - A.D. Hãy kể về trận đánh đầu tiên của ông.
    Trận đầu rất khó khăn. Lữ đoàn của chúng tôi được bố trí trên Cánh đồng Borodino thuộc thê đội hai của Tập đoàn quân số 5 dưới sự chỉ huy của tướng Leliusenko. Lữ đoàn xe tăng 18 và 19 cùng Sư đoàn bộ binh 32 bị rải dài trên thê đội một, còn chúng tôi là thê đội hai. Nhưng vào ngày 15/10, khi kẻ thù chọc thủng trận địa của Sư đoàn 32 ở làng Artemkino trên Cánh đồng Borodino, lữ đoàn của chúng tôi được triển khai ngay để chặn bước quân thù. Lính tăng được lệnh chôn xe xuống đất, chiếc KV của tôi chỉ nhô lên mỗi chiếc tháp pháo 76mm. Chẳng có gì phải lo ngại nữa, tôi đã dễ dàng diệt được 2 chiếc xe chở lính (APC) từ khoảng cách 500-600 m. Khi những tên Đức lố nhố nhảy ra khỏi các xác xe, tôi dùng súng máy quét nốt.
    Trước đó 5 ngày, chúng tôi đã tới Cánh đồng Borodino Field, Lữ đoàn trưởng, Đại tá Orlenko, đi thị sát đường Old Smolensk để quyết định sẽ bố trí xe tăng ở nơi nào. Khi đó đang là ban đêm, trời tối đen như mực. Bất ngờ một chiếc xe quân sự với ánh đèn pha rọi sáng chạy nhanh tới chỗ chúng tôi từ hướng Gzhatsk. Tôi thấy Đại tá rút súng lục ra, chặn chiếc xe - phía bên trong là những anh lính Hồng quân- và hỏi người thiếu úy-sĩ quan cao nhất trên xe : "Sao các đồng chí dám vi phạm luật cấm bật đèn khi chạy xe ban đêm?" Liền đó một tiếng súng nổ vang, Lữ đoàn trưởng đổ vật xuống còn chiếc xe tăng ga chạy mất hút. Không ai biết điều gì đã xảy ra để chặn chiếc xe lại nên nó đã trốn được theo hướng Vereya. Đó là thất bại nghiêm trọng đầu tiên của chúng tôi. Lữ đoàn trưởng hy sinh, người phó của ông là Antonov lên thay. Và thế là chúng tôi tham gia trận đánh đầu tiên.
    Trận đó Lữ đoàn tăng số 20 của chúng tôi đã bắn cháy 10 chiếc tăng Đức, 1 xe bọc thép, bắn hỏng 15 khẩu pháo và 7 súng máy ngay trong trận đầu ra quân. Ngôi làng an toàn nằm trong tay chúng tôi. Chiếc KV do tôi điều khiển bắn cháy hai chiếc xe chở lính và tiêu diệt sạch chỗ bộ binh còn sống sót. Tôi không biết các cánh khác làm ăn như thế nào, nhưng ngay khi mọi việc tưởng như đang đi theo chiều hướng tốt đẹp thì tôi nhận được lệnh rút lui, về hướng Akulovo.
    Được necromancevn sửa chữa / chuyển vào 21:09 ngày 19/09/2004
    Được necromancevn sửa chữa / chuyển vào 21:23 ngày 19/09/2004
  7. necromancevn

    necromancevn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/03/2004
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi bác danngoc vì dạo này em phải đi công tác luôn, lại có chuyện riêng hơi buồn nên đã dịch hồi ký hơi lâu. Hôm nay không thể chần chừ hơn nữa, em quyết định chỉnh lý và post lên cho các bạn xem hồi ký của anh lính lái xe tăng Bondar''''''''. Văn vẻ có thể không hay, mong bác và mọi người góp ý. Thanks
    HỒI ỨC CỦA LÍNH XE TĂNG
    Aleksandr Bodnar''''''''
    Aleksandr Vasilevich Bondar''''''''. Trường Ulianovsk 1940
    Giờ tôi đã gần 80 tuổi. Tôi mang quốc tịch Ukraina, sinh ra tại Hữu ngạn Ukraina (Bờ Tây sông Dnieper, ranh giới tự nhiên phân chia Ukraina) thuộc vùng Vinnitsa. Năm 1940, tôi tốt nghiệp lớp 10 và trong cùng năm đó tôi vào học Trường Huấn luyện Chiến xa Ulyanovsk. Tại sao tôi lại trở thành một chiến sĩ lái tăng? Tôi cần phải kể rằng trong những năm tháng khi tôi còn đang học, mọi công việc đều nhằm mục đích chuẩn bị tinh thần cho mọi người sẵn sàng với cuộc chiến hiển nhiên sẽ xảy ra với phát xít Đức. Vậy là tôi quyết định sẽ mình trở thành một chiến binh trong tương lai. Thêm vào đó, chú tôi cũng là một quân nhân, năm ?~39 ông bảo tôi: ?oSasha, cháu sắp tốt nghiệp trung học. Chú khuyên cháu nên học tiếp trong một học viện quân sự. Chúng ta không thể tránh khỏi có chiến tranh, vậy tốt hơn hết là trở thành một chỉ huy trên chiến trường ?" cháu sẽ làm được nhiều việc hơn khi đã được huấn luyện cẩn thận.? Những lời nói đó tác động một phần tới quyết định của tôi, và tôi tham gia vào một trong những trường tốt nhất - Trường Huấn luyện Chiến xa Ulyanovsk. Nhưng tôi đã không kịp kết thúc toàn bộ khóa học ?" cần học hết hai năm trong khi tôi mới học được một năm rưỡi.
    - A.D. Công việc huấn luyện tại trường này có định hướng chuẩn bị cho ông trở thành một xa trưởng không?
    Không làm xa trưởng, ở đó người ta huấn luyện chúng tôi để thành những sĩ quan chỉ huy lực lượng xe tăng, và một sĩ quan như vậy có thể trở thành cả xa trưởng, trung đội trưởng, hay trong trường hợp khá nhất, làm đại đội trưởng. Không hơn không kém. Có thể nói người ta đã huấn luyện cho chúng tôi để trở thành trung đội trưởng trung đội xe tăng hạng nhẹ. Tới năm ?~39 tại Leningrad, khi xuất hiện loại xe tăng hạng nặng KV (Klim Voroshilov), họ bắt đầu bố trí không phải hạ sĩ, mà là thiếu uý làm các xa trưởng. Đó là tại sao tôi đã trở thành xa trưởng chỉ huy xe tăng hạng nặng trong trận Maskva. Và sau trận đánh đó tôi đã là trung đội trưởng. Vị trí cao nhất tôi được giữ trong chiến tranh là đại đội trưởng một đại đội xe tăng.
    - A.D. Chương trình học trong trường gồm những gì? Loại xe nào được dùng để thực tập - T-26 hay BT-5?
    Tôi xin báo cáo: khóa học bao gồm ba đại đội 100 học viên; mỗi đại đội có bốn lớp 25 người. Do đó, 600 người học tập luân phiên thành hai khóa. Mỗi năm trường có 300 học viên tốt nghiệp. Trường được bố trí thêm một tiểu đoàn đặc biệt, nó cung cấp tất cả các loại máy móc thiết bị chúng tôi cần phải học. Tiểu đoàn này đóng tại doanh trại cách sông Volga hai mươi kilômét. Chúng tôi tới đó vào mùa đông và mùa hè. Chúng tôi lái xe tăng và tác xạ, vận hành và sửa chữa chúng, v.v. Chúng tôi học cả loại T-26 lẫn BT-5. Nói chung trường này đào tạo ra sĩ quan cho xe tăng BT. Loại xe tăng này rất phổ biến vào thời gian đó.
    - A.D. Ông có được huấn luyện lái loại xe gắn bánh hơi không (loại BT gắn bánh hơi để chạy nhanh hơn - LTD)?
    Vâng, tất nhiên. Rất bất tiện bởi bánh lái phải được lắp ráp rất phức tạp. Một trục lái nối từ hộp số tới các bánh phụ phía sau (nó có bốn bánh phụ), một cần ?oghita? đặc biệt được cài để truyền chuyển động xoay không phải tới các bánh lái điều khiển dây xích, mà tới những bánh hỗ trợ phía sau, nhưng chúng quá lớn nên việc giữ tay lái trở nên vô cùng khó khăn. Chiếc xe có thể chạy tới 90 km/h, nhưng người khỏe nhất cũng chỉ lái được tới 20-30 km/h, nếu không anh ta sẽ không thể giữ vững tay lái. Di chuyển trên bánh hơi được thiết kế chỉ cho chạy trên mặt đường nhựa hay lát đá, cho nên khả năng chạy mọi địa hình trên những chiếc bánh xe đó hầu như không tưởng.
    - A.D. Ông đã từng bắn loại pháo 45 mm chưa?
    Tất nhiên là rồi.
    - A.D. Bắn vào loại mục tiêu nào? Di chuyển hay cố định?
    Cả cố định và di động. Chúng tôi thực hiện nhiều loại bài tập khác nhau. ?oBắn khi phòng thủ? ?" là khi xe tăng được chôn dưới đất, cự ly bắn đã được tính sẵn, điểm ngắm đã được cung cấp trước nhằm có được khả năng tác xạ tốt nhất, chiếc xe tăng được nấp kín. Khi mục tiêu xuất hiện trong khu vực đã đặt điểm ngắm, nó sẽ bị bắn trúng ngay từ phát đạn đầu tiên.
    Trong khi tấn công, tác xạ được thực hiện cả trong lúc di chuyển lẫn khi dừng xe trong thời gian ngắn. Khi ta bắn khi dừng trong thời gian ngắn, xa trưởng sẽ ra lệnh cho người lái: ?oDừng ngắn.? Người lái dừng xe lại, và người xa trưởng sẽ tự đếm: ?ohai mươi mốt, hai mươi hai, hai mươi ba.? Trong lúc đó anh ta phải ngắm được khẩu pháo vào mục tiêu, xác định tốc độ di chuyển của mục tiêu, nếu như nó đang di chuyển, điều chỉnh trong kính ngắm của khẩu pháo và nã đạn. Nếu anh dừng lại lâu hơn 3-4 giây tại cùng một điểm ?" chính anh sẽ bị trúng đạn của kẻ địch. Tác xạ khi đang di chuyển không hiệu quả chút nào và thường chỉ được ngắm vào xung quanh mục tiêu.
    - A.D. Việc thực hành trên xe tăng kéo dài bao lâu?
    Thực hành đủ để biết cách điều khiển một chiếc BT. Chúng tôi phải học kỹ tới từng chi tiết nhỏ. Động cơ M-17 (của xe BT) vô cùng phức tạp, nhưng chúng tôi đã thuộc lòng chúng tới con ốc cuối cùng. Khẩu pháo, súng máy - chúng tôi đã tháo rời chúng ra rồi lắp trở lại, tổ lái phải nắm vững chiếc xe tăng. Ngày nay tổ lái không cần thiết phải nghiên cứu kỹ xe tăng. Xe tăng hiện đại rất chính xác và hoàn hảo, điều duy nhất mà tổ lái phải làm là nhấn nút điều khiển. Ngày nay tổ lái chang phải động chân động tay gì hết. Nếu chiếc xe bị hỏng - thế là chẳng còn gì để nói nữa.
    - A.D. Lái xe, tác xạ, điều khiển và chỉ huy ?" điều gì cần tập trung nhiều hơn?
    Là hai mục ?" tác xạ và lái xe.
    - A.D. Tại trường ông có chiếc T-34 hay KV nào không?
    Chúng cũng được chuyển tới trường của tôi. Ở đấy có loại T-34 và KV, nhưng chúng tôi đã chỉ nắm vững được chúng trong thời gian chiến tranh. Có ba chiếc KV được lái tới Ulianovsk, tại Quảng trường Lenin bên bờ sông Volga. Người ta cho chúng tôi chui vào trong chiếc xe tăng hạng nặng ấy và lái tới chỗ tượng đài Lenin, gài số lùi và chạy ngược lại, rồi lại chạy một lần nữa tới bên tượng đài Lenin, rồi chuyển từ số một sang số hai và quay về. Van?Tka chui ra, Mishka lại chui vào. Với mức kinh nghiệm thực tiễn như vậy tôi đã được giao cho chiếc KV của mình và chuyển tới Lữ đoàn 20 chiến đấu trên Cánh đồng Borodino. Chiến tranh đã dạy tôi phần còn lại ?
    - A.D. Chiến tranh xảy đến với ông như thế nào?
    Chiến tranh bắt đầu khi tôi đang ở trường, tại trại huấn luyện dã chiến. Ông hiệu trưởng, một cựu lữ đoàn trưởng trong Chiến tranh Phần Lan, bị cụt một chân, bước lên bục diễn thuyết và nói, ?oCác cậu bé của ta, chiến tranh đã bắt đầu. Nó sẽ kéo dài và rất ác liệt. Hãy học chăm chỉ và đừng để ta đưa các anh đi trong khi kinh nghiệm hãy còn non nớt. Hãy cố gắng học với tất cả khả năng của mình. Tới khi cần thiết, chúng ta sẽ đưa các anh đi chiến đấu. Đừng lo, người nào cũng sẽ được chiến đấu đủ số.?
    Tháng Mười năm ?T41, tôi tốt nghiệp với hàm thiếu uý và có mặt tại thành phố Vladimir nơi Lữ đoàn tăng 20 đang được thành lập. Tôi được giao một chiếc KV và ngày 1 tháng Mười năm 1941 tôi đã tới Cánh đồng Borodino trong thành phần của lữ đoàn. Tại thời điểm này trên Cánh đồng Borodino có mặt Lữ đoàn xe tăng 18, 19, 20 và Sư đoàn Bộ binh 32 dưới sự chỉ huy của Đại tá Polosukhin, vừa chuyển tới từ mặt trận Viễn Đông. Nếu lúc ấy không có ba lữ đoàn tăng và sư đoàn bộ binh Polosukhin thì bọn Đức hẳn sẽ thẳng tiến tới tận Naro-Fominsk bởi sau khi quân ta bị bao vây gần Viazma, tất cả mọi nẻo đường tới Matxcơva đều đã bị bỏ ngỏ. Phía Bắc bọn Đức tập trung tấn công theo hướng Klin, phía Nam theo hướng Tula. Nhưng đó là một tính toán hết sức sai lầm vì thực tế cánh cửa mở toang lại nằm ở phía Đông.
    - A.D. Lữ đoàn có được trang bị đầy đủ khi bắt đầu tham chiến tại Matxcơ va không?
    Lữ đoàn chúng tôi tới Matxcơva với rất nhiều loại tăng. Nhưng tăng hạng nặng, loại KV, thì chỉ có 7 chiếc, ngoài ra toàn lữ đoàn có gần 20 chiếc T-34 và số còn lại là T-60. Với trang bị như thế có thể nói chúng tôi khá yếu. Điều này cũng dễ hiểu vì các lữ đoàn đã được hợp thành trong vội vã. Người ta vơ lấy mọi thứ có thể và lữ đoàn của chúng tôi ra đời trong vỏn vẹn có 1 tuần. Sau 9 ngày tập đội ngũ, chúng tôi được chất lên những chiếc xe tải. Chúng tôi đón Nguyên soái Fedorenko tới tặng cho lữ đoàn lá cờ danh dự, diễu một lượt quanh thị trấn nhỏ trong sự chào mừng của nhân dân rồi họ đẩy chúng tôi lên xe, cứ thế tiến thẳng tới Matxcơva. Những chiếc xe tăng đã tới trước, chúng nằm rải rác tại Golitsyno, Dorokhovo. Khi tới nơi chúng tôi được giao xe ngay và lập tức lên đường tới Borodino.
    - A.D. Hãy kể về trận đánh đầu tiên của ông.
    Trận đầu rất khó khăn. Lữ đoàn của chúng tôi được bố trí trên Cánh đồng Borodino thuộc thê đội hai của Tập đoàn quân số 5 dưới sự chỉ huy của tướng Leliusenko. Lữ đoàn xe tăng 18 và 19 cùng Sư đoàn bộ binh 32 bị rải dài trên thê đội một, còn chúng tôi là thê đội hai. Nhưng vào ngày 15/10, khi kẻ thù chọc thủng trận địa của Sư đoàn 32 ở làng Artemkino trên Cánh đồng Borodino, lữ đoàn của chúng tôi được triển khai ngay để chặn bước quân thù. Lính tăng được lệnh chôn xe xuống đất, chiếc KV của tôi chỉ nhô lên mỗi chiếc tháp pháo 76mm. Chẳng có gì phải lo ngại nữa, tôi đã dễ dàng diệt được 2 chiếc xe chở lính (APC) từ khoảng cách 500-600 m. Khi những tên Đức lố nhố nhảy ra khỏi các xác xe, tôi dùng súng máy quét nốt.
    Trước đó 5 ngày, chúng tôi đã tới Cánh đồng Borodino Field, Lữ đoàn trưởng, Đại tá Orlenko, đi thị sát đường Old Smolensk để quyết định sẽ bố trí xe tăng ở nơi nào. Khi đó đang là ban đêm, trời tối đen như mực. Bất ngờ một chiếc xe quân sự với ánh đèn pha rọi sáng chạy nhanh tới chỗ chúng tôi từ hướng Gzhatsk. Tôi thấy Đại tá rút súng lục ra, chặn chiếc xe - phía bên trong là những anh lính Hồng quân- và hỏi người thiếu úy-sĩ quan cao nhất trên xe : "Sao các đồng chí dám vi phạm luật cấm bật đèn khi chạy xe ban đêm?" Liền đó một tiếng súng nổ vang, Lữ đoàn trưởng đổ vật xuống còn chiếc xe tăng ga chạy mất hút. Không ai biết điều gì đã xảy ra để chặn chiếc xe lại nên nó đã trốn được theo hướng Vereya. Đó là thất bại nghiêm trọng đầu tiên của chúng tôi. Lữ đoàn trưởng hy sinh, người phó của ông là Antonov lên thay. Và thế là chúng tôi tham gia trận đánh đầu tiên.
    Trận đó Lữ đoàn tăng số 20 của chúng tôi đã bắn cháy 10 chiếc tăng Đức, 1 xe bọc thép, bắn hỏng 15 khẩu pháo và 7 súng máy ngay trong trận đầu ra quân. Ngôi làng an toàn nằm trong tay chúng tôi. Chiếc KV do tôi điều khiển bắn cháy hai chiếc xe chở lính và tiêu diệt sạch chỗ bộ binh còn sống sót. Tôi không biết các cánh khác làm ăn như thế nào, nhưng ngay khi mọi việc tưởng như đang đi theo chiều hướng tốt đẹp thì tôi nhận được lệnh rút lui, về hướng Akulovo.
    Được necromancevn sửa chữa / chuyển vào 21:09 ngày 19/09/2004
    Được necromancevn sửa chữa / chuyển vào 21:23 ngày 19/09/2004
  8. necromancevn

    necromancevn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/03/2004
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    0

    Tăng KV tấn công tại bặt trận Karelia năm 1944
    Tăng KV gây thêm cho tôi rất nhiều ấn tượng, đặc biệt khi chúng tôi bắt đầu phản công. Lữ đoàn của tôi đang tìm cách đánh chiếm Ruza. Chúng tôi tới thị trấn này ngày 21/1. Cả thị trấn nằm trên một quả đồi, quả đồi này gối lên một quả đồi khác liền với bờ tây của con sông cũng tên là Ruza. Hỏa lực của địch khiến cánh bộ binh phải chui vào hầm trú ẩn suốt ngày và không thể nhích thêm một bước nào. Lúc này lữ đoàn chúng tôi đang có trong tay 4 chiếc KV, số còn lại toàn là tăng nhẹ T-26 cùng BT. Thật sự lúc đó tôi thấy mình như một trụ cột trong đội hình chiến đấu. Những chiếc tăng nhẹ chẳng làm được trò chống gì cả, chúng rất dễ bốc cháy như những bó đuốc mỗi khi trúng đạn của địch. Nhưng với KV thì khác, người Đức vẫn chưa biết cách làm sao để hạ tăng KV từ phía trước. Vì thế sư đoàn trưởng, Lữ đoàn tăng 20 của chúng tôi cũng nằm dưới sự quản lý của ông, đã ra lệnh "Đưa những chiếc KV lên phía trước để bảo vệ bộ binh, chúng ta sẽ vượt qua băng và tấn công Ruza." Và Lữ đoàn trưởng đã truyền lại mệnh lệnh cho tôi :
    -"Này con trai, anh sẽ phải lái xe đi trên băng."
    -"Vâng, nhưng thủ trưởng biết rằng chiếc KV nặng tới 48 tấn và bây giờ là ngày 21/1, nghĩa là băng chỉ còn dày có 40cm thôi, tôi sợ nó quá mỏng để giữ chiếc xe", tôi trả lời.
    -"Con trai ạ, cứ tin một điều thế này này, đảm bảo anh sẽ không đi được xa đâu, nên khi xe bắt đầu chìm thì anh vẫn còn ối thời gian để nhảy ra ngoài."
    Thế là chúng tôi phải thi hành mệnh lệnh, bằng không bộ binh sẽ không thể tiến lên và Ruza vẫn nằm yên trong tay quân thù. Tôi nói với tay lái xe Miroshnikov, vốn là một cựu diễn viên của nhà hát Voroshilovograd hơn tôi 4 tuổi (anh không bao giờ gọi tôi là "Đồng chí Thiếu úy" mà chỉ gọi lỏn: "Tới đây, thiếu úy, tới đây". Tôi cho chuyện đó là bình thường vì tôi là lính mới trong khi anh ấy đã chiến đấu ở biên giới phía Tây và đã được tặng thưởng Huân chương Cờ đỏ).
    -"Miroshnikov, anh phải đảm bảo rằng sẽ đẩy số xe về "mo" nếu chúng ta chìm để khi người ta tìm cách kéo cái xe lên, nó sẽ không bị mắc kẹt lại dưới lòng sông.
    -"Tôi biết rồi, Thiếu úy ạ, tôi biết rồi"
    Tôi cũng nhắc nhở những người còn lại trên xe:
    -"Đừng đóng nắp phía trên tháp pháo. Nếu xe chìm, chúng ta vẫn có thể thoát ra ngoài nhanh chóng.
    Và rồi mọi chuyện diễn ra đúng như dự tính. Chúng tôi chỉ tiến được độ 7-8 m thì chiếc xe chìm nghỉm xuống đáy sông. Khổ sở lắm chúng tôi mới lên bờ được. Bộ binh đã chiếm được bờ sông của quân địch, vì thế chẳng có loạt súng máy nào từ phía đó nhằm vào chúng tôi. Họ lột chúng tôi trần như nhộng ngay trên bờ sông, cuốn cho mỗi anh một cái áo khoác da cừu, nhét vào tay chúng tôi mỗi người một ly vodka và ra lệnh :"Ngủ đi!" Chúng tôi ngủ suốt đêm, tới sáng, chỉ huy trưởng Lữ đoàn sửa chữa đánh thức tôi dậy và nói : "Bondar'', hãy phóng tới Matxcơva, lấy về đây ít dây cáp để kéo cái xe lên nào. Họ cho chúng tôi một chiếc xe tải và chúng tôi về Matxcơva, kiếm được nhiều đoạn cáp nhỏ của người Mỹ-loại cáp này rất nhẹ và bền. Ngay chiều đó chúng tôi trở về Ruza, lòng hân hoan. Cánh sửa chữa lôi chiếc tăng lên bờ, lau khô nó, thay thế các cục pin (dùng cho khởi động xe) và chỉ trong 3 ngày, tôi lại có thể tiếp tục tham chiến."
    - A.D. Ông còn nhớ trận đánh nào khác giữa khoảng tháng 10 và tháng Giêng không?
    -Một trong những kỷ niệm buồn là việc chúng tôi phải rút lui vì quân Đức đã cài một lực lượng mạnh vào khu vực giữa Cánh đồng Borodino. Chúng tôi buộc phải bỏ vành đai phòng thủ đầu tiên để rút về vành đai thứ 2 ở Vereya. Trung đoàn chúng tôi băng qua đường cao tốc Old Minsk. Dọc đường rất nhiều binh lính đã hy sinh. Bây giờ vẫn còn nhiều ngôi mộ vô danh ở các nghĩa trang trong vùng Vereya và những khu khác nữa, nơi các chiến sĩ của chúng ta yên nghỉ. Trong trận ấy tôi không bị thương. Tuy nhiên cũng chẳng có gì đặc biệt để nhớ cả.
    - A.D. Thế là họ cho ông nghỉ ngơi có 3 ngày và sau đó lại tiếp tục chiến đấu?
    -Đúng, vấn đề chính là anh lính lái xe đã tin lời tôi, đẩy số xe về "mo" trước khi chúng tôi nhảy ra ngoài. Khi chúng tôi dùng đoạn cáp Mỹ kéo chiếc xe lên, nó đã chuyển động một cách dễ dàng. Tuy nhiên quan trọng nhất là anh tài đã nhanh tay tắt động cơ xe. Nếu không làm như thế, động cơ sẽ hút nước vào thay vì không khí và sự giãn nở nhiệt sẽ phá vỡ những chiếc xi lanh xe.
    - A.D. Rồi sao nữa?
    -Chúng tôi tiến tới Gzhatsk, địa điểm ngày nay được gọi là Gagarin và tổ chức phòng ngự ở đây. Khi đó đã là tháng Tư, nhiệm vụ của chúng tôi là chặn đứng đợt phản công mới của quân Đức. Tại Bộ Tổng tư lệnh, ở mặt trận phía Tây dưới quyền chỉ huy của Nguyên soái Zhukov, đã có những lo ngại cho rằng quân Đức sẽ trả đũa chúng tôi vì cắt đứt sợi dây liên hệ giữa cánh quân phía Nam và cánh quân phía Bắc của chúng sau khi chiếm Kalinin cùng Tula, không những thế còn đẩy quân Đức từ Naro-Fominsk tới tận Gzhatsk. Thông tin tình báo cho biết quân đội Hitle đang điều nhiều sư đoàn, lữ đoàn từ Pháp sang mặt trận phía Đông để chuẩn bị cho một đợt tấn công mới. Biết rằng chúng tôi đã thiệt hại nặng sau khi tổ chức phản công, chúng sẽ càng quyết tâm phản công, từ đó tiến thẳng tới đánh chiếm Matxcơva.
    Tình hình đó buộc Lữ đoàn của chúng tôi cùng các sư, lữ đoàn khác cấp tốc tiến tới Gzhatsk. Khu vực Uvarovka nằm phía sau vùng này cũng được lệnh sẵn sàn phòng ngự, để khi kẻ thù chọc thủng phòng tuyến của chúng tôi sẽ vấp ngay phải sức kháng cự của Uvarovka. Chúng tôi được phân tới mặt trận Kalinin, tăng viện cho nhà ga Shakovskaia.
    - A.D. Ông nói rằng ông từng bị thương nhẹ?
    À, tôi bị thương trong một lần đi trinh sát để tìm chỗ bố trí xe tăng. Chúng tôi đang đi phía trước đội hình bộ binh thì tôi trúng một viên đạn vào tay phải. Họ đã băng bó cho tôi. Một tuần sau tôi được về với chiếc xe yêu quý của mình, mọi việc lại ổn thỏa. Thật sự tôi chỉ bị thương nặng khi đang tham chiến tại Rzhev.
    Mùa xuân năm ''42, Mặt trận phía Tây đã tiến thêm gần 250 km. Lúc này Matxcơva đã được an toàn, nhưng Stalin và Bộ chỉ huy vẫn e ngại khả năng quân Đức sẽ tổ chức tiến công một lần nữa vào Matxcơva, vì thế họ vẫn đưa mặt trận này lên hàng quan tâm số 1. Họ tổ chức phòng ngự và ra lệnh toàn mặt trận chuyển sang phòng ngự. Mặc dù thế, mặt trận này vẫn thiếu thốn đạn dược, pháo nhỏ và vấn đề quan trọng là Bộ chỉ huy không hay biết gì về kế hoạch mùa hè của quân Đức. Stalin và Zhukov bị thuyết phục rằng trong mùa hè, quân Đức sẽ cố gắng đánh chiếm Matxcơva. Nhưng người Đức không phải những thằng ngốc, họ hiểu rằng khi âm mưu đánh choếm Matxcơva bị thất bại, người Nga sẽ phòng ngự cẩn thận. Quân Đức quyết định tấn công từ hướng Nam. Zhukov, khi đó đã đồng ý với Stalin bắt đầu cho phản công từ giới tuyến mà chúng tôi giành được trong đợt phản công mùa đông năm 1941. để ngăn cản quân Đức không chuyển thêm quân tới Stalingrad.
    Họ chuyển chúng tôi tới mặt trận Kalinin. Chúng tôi hành quân mất 150 km. Khi đó tôi đã là chỉ huy một trung đội thuộc Lữ đoàn tăng của đại tá Medvedev. Lữ đoàn này trang bị chủ yếu là T-34. Trong một lần thiếu may mắn, chiếc KV của tôi vấp phải mìn chống tăng, bị nổ tung. Khi đó tôi không ở trên xe và cũng từ đó tôi không biết gì về số phận của những người còn lại nữa.
    Chúng tôi bắt đầu đợt phản công tháng 8/1942 từ nhà ga Shakovskaia, ở Pogoreloe Gorodishe, theo hướng Rzhev. Zhukov đã tính toán rằng chúng tôi sẽ chiếm được Rzhev và cắt đứt cái gọi là "Ban công Rzhev " - một trong những điểm mấu chốt quan trọng để từ đó quân Đức làm bàn đạp đánh chiếm Matxcơva. Tuy nhiên dự định không thành- chúng tôi đã không thể chiếm "ban công" cho tới tận năm 1943. Nói thực, chúng tôi quá yếu để có thể làm một cuộc tấn công ra trò. Tôi nhớ khi đó Lữ đoàn trưởng Medvedev đã tập trung chúng tôi -các trung đội trưởng và đại đội trưởng - rồi truyền đạt : " Trong đợt tấn công này, người Đức chắc chắn sẽ tìm mọi cách tới Smolensk. (Đó sẽ là cái đích tới của chúng ta-ND). Hãy tiến lên. Hãy hoàn thành tốt nhiệm vụ của các anh?. Nhưng nhìn chung chúng tôi tiến công khá chậm. Dù vậy, trong 5 hay 6 ngày giao tranh đầu tiên kết quả tương đối khả quan, thậm chí có nơi chúng tôi đã đẩy lùi quân Đức tới 70km. Phải thừa nhận rằng đây là đợt phản công đầu tiên của Hồng quân trong mùa hè, nếu không tính tới chiến dịch El''na trong năm 1941. Cho đến tận lúc này chúng tôi vẫn không biết cách tấn công quân Đức trong mùa hè.Tôi nhận thấy khi phản công chúng tôi đã ở điểm xuất phát cách xa mặt trận tới 3km. Tất nhiên điều này là không đúng, lẽ ra bộ binh chỉ được ở cách mặt trận trên dưới 1km mà thôi. Tới mùa thu, sau khi tôi bị thương, lữ đoàn của tôi đã tới Karmanovo, nhưng những gì lữ đoàn trưởng nói đã không xảy ra, quân Đức không tới Smolensk.
    Thời kỳ đầu, chúng ta yếu cả lực lượng và phương thức chiến đấu. Khi tấn công vào các tuyến phòng ngự của người Đức tôi nhận thấy họ không dải ra thành một hàng dài mà quy về các cụm phòng ngự. Chiến tranh dạy chúng ta khôn ra. Chúng ta đã học cách xây dựng phòng ngự từ phía họ, và ở Stalingrad người ta đã xây dựng phòng ngự theo tập đoàn quân. Trong quá khứ, cách phòng ngự của ta là dải ra trên một chiến hào dài 3km, trang bị nhiều súng máy, tiểu liên. Hồi đầu chiến tranh, chúng ta có 150 sư đoàn, dải ra thành một hàng nối tiền từ Murmansk tới Odessa, trong khi người Đức chia quân đội họ ra 3 cánh quân: Trung tâm, Nam và Bắc. Mỗi cánh quân đó cũng được trang bị hỏa lực cực mạnh và họ không hề rải quân ra như chúng ta. Tôi đã nhận thấy điều này rất rõ khi chúng tôi phản công Rzhev.
  9. necromancevn

    necromancevn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/03/2004
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    0

    Tăng KV tấn công tại bặt trận Karelia năm 1944
    Tăng KV gây thêm cho tôi rất nhiều ấn tượng, đặc biệt khi chúng tôi bắt đầu phản công. Lữ đoàn của tôi đang tìm cách đánh chiếm Ruza. Chúng tôi tới thị trấn này ngày 21/1. Cả thị trấn nằm trên một quả đồi, quả đồi này gối lên một quả đồi khác liền với bờ tây của con sông cũng tên là Ruza. Hỏa lực của địch khiến cánh bộ binh phải chui vào hầm trú ẩn suốt ngày và không thể nhích thêm một bước nào. Lúc này lữ đoàn chúng tôi đang có trong tay 4 chiếc KV, số còn lại toàn là tăng nhẹ T-26 cùng BT. Thật sự lúc đó tôi thấy mình như một trụ cột trong đội hình chiến đấu. Những chiếc tăng nhẹ chẳng làm được trò chống gì cả, chúng rất dễ bốc cháy như những bó đuốc mỗi khi trúng đạn của địch. Nhưng với KV thì khác, người Đức vẫn chưa biết cách làm sao để hạ tăng KV từ phía trước. Vì thế sư đoàn trưởng, Lữ đoàn tăng 20 của chúng tôi cũng nằm dưới sự quản lý của ông, đã ra lệnh "Đưa những chiếc KV lên phía trước để bảo vệ bộ binh, chúng ta sẽ vượt qua băng và tấn công Ruza." Và Lữ đoàn trưởng đã truyền lại mệnh lệnh cho tôi :
    -"Này con trai, anh sẽ phải lái xe đi trên băng."
    -"Vâng, nhưng thủ trưởng biết rằng chiếc KV nặng tới 48 tấn và bây giờ là ngày 21/1, nghĩa là băng chỉ còn dày có 40cm thôi, tôi sợ nó quá mỏng để giữ chiếc xe", tôi trả lời.
    -"Con trai ạ, cứ tin một điều thế này này, đảm bảo anh sẽ không đi được xa đâu, nên khi xe bắt đầu chìm thì anh vẫn còn ối thời gian để nhảy ra ngoài."
    Thế là chúng tôi phải thi hành mệnh lệnh, bằng không bộ binh sẽ không thể tiến lên và Ruza vẫn nằm yên trong tay quân thù. Tôi nói với tay lái xe Miroshnikov, vốn là một cựu diễn viên của nhà hát Voroshilovograd hơn tôi 4 tuổi (anh không bao giờ gọi tôi là "Đồng chí Thiếu úy" mà chỉ gọi lỏn: "Tới đây, thiếu úy, tới đây". Tôi cho chuyện đó là bình thường vì tôi là lính mới trong khi anh ấy đã chiến đấu ở biên giới phía Tây và đã được tặng thưởng Huân chương Cờ đỏ).
    -"Miroshnikov, anh phải đảm bảo rằng sẽ đẩy số xe về "mo" nếu chúng ta chìm để khi người ta tìm cách kéo cái xe lên, nó sẽ không bị mắc kẹt lại dưới lòng sông.
    -"Tôi biết rồi, Thiếu úy ạ, tôi biết rồi"
    Tôi cũng nhắc nhở những người còn lại trên xe:
    -"Đừng đóng nắp phía trên tháp pháo. Nếu xe chìm, chúng ta vẫn có thể thoát ra ngoài nhanh chóng.
    Và rồi mọi chuyện diễn ra đúng như dự tính. Chúng tôi chỉ tiến được độ 7-8 m thì chiếc xe chìm nghỉm xuống đáy sông. Khổ sở lắm chúng tôi mới lên bờ được. Bộ binh đã chiếm được bờ sông của quân địch, vì thế chẳng có loạt súng máy nào từ phía đó nhằm vào chúng tôi. Họ lột chúng tôi trần như nhộng ngay trên bờ sông, cuốn cho mỗi anh một cái áo khoác da cừu, nhét vào tay chúng tôi mỗi người một ly vodka và ra lệnh :"Ngủ đi!" Chúng tôi ngủ suốt đêm, tới sáng, chỉ huy trưởng Lữ đoàn sửa chữa đánh thức tôi dậy và nói : "Bondar'', hãy phóng tới Matxcơva, lấy về đây ít dây cáp để kéo cái xe lên nào. Họ cho chúng tôi một chiếc xe tải và chúng tôi về Matxcơva, kiếm được nhiều đoạn cáp nhỏ của người Mỹ-loại cáp này rất nhẹ và bền. Ngay chiều đó chúng tôi trở về Ruza, lòng hân hoan. Cánh sửa chữa lôi chiếc tăng lên bờ, lau khô nó, thay thế các cục pin (dùng cho khởi động xe) và chỉ trong 3 ngày, tôi lại có thể tiếp tục tham chiến."
    - A.D. Ông còn nhớ trận đánh nào khác giữa khoảng tháng 10 và tháng Giêng không?
    -Một trong những kỷ niệm buồn là việc chúng tôi phải rút lui vì quân Đức đã cài một lực lượng mạnh vào khu vực giữa Cánh đồng Borodino. Chúng tôi buộc phải bỏ vành đai phòng thủ đầu tiên để rút về vành đai thứ 2 ở Vereya. Trung đoàn chúng tôi băng qua đường cao tốc Old Minsk. Dọc đường rất nhiều binh lính đã hy sinh. Bây giờ vẫn còn nhiều ngôi mộ vô danh ở các nghĩa trang trong vùng Vereya và những khu khác nữa, nơi các chiến sĩ của chúng ta yên nghỉ. Trong trận ấy tôi không bị thương. Tuy nhiên cũng chẳng có gì đặc biệt để nhớ cả.
    - A.D. Thế là họ cho ông nghỉ ngơi có 3 ngày và sau đó lại tiếp tục chiến đấu?
    -Đúng, vấn đề chính là anh lính lái xe đã tin lời tôi, đẩy số xe về "mo" trước khi chúng tôi nhảy ra ngoài. Khi chúng tôi dùng đoạn cáp Mỹ kéo chiếc xe lên, nó đã chuyển động một cách dễ dàng. Tuy nhiên quan trọng nhất là anh tài đã nhanh tay tắt động cơ xe. Nếu không làm như thế, động cơ sẽ hút nước vào thay vì không khí và sự giãn nở nhiệt sẽ phá vỡ những chiếc xi lanh xe.
    - A.D. Rồi sao nữa?
    -Chúng tôi tiến tới Gzhatsk, địa điểm ngày nay được gọi là Gagarin và tổ chức phòng ngự ở đây. Khi đó đã là tháng Tư, nhiệm vụ của chúng tôi là chặn đứng đợt phản công mới của quân Đức. Tại Bộ Tổng tư lệnh, ở mặt trận phía Tây dưới quyền chỉ huy của Nguyên soái Zhukov, đã có những lo ngại cho rằng quân Đức sẽ trả đũa chúng tôi vì cắt đứt sợi dây liên hệ giữa cánh quân phía Nam và cánh quân phía Bắc của chúng sau khi chiếm Kalinin cùng Tula, không những thế còn đẩy quân Đức từ Naro-Fominsk tới tận Gzhatsk. Thông tin tình báo cho biết quân đội Hitle đang điều nhiều sư đoàn, lữ đoàn từ Pháp sang mặt trận phía Đông để chuẩn bị cho một đợt tấn công mới. Biết rằng chúng tôi đã thiệt hại nặng sau khi tổ chức phản công, chúng sẽ càng quyết tâm phản công, từ đó tiến thẳng tới đánh chiếm Matxcơva.
    Tình hình đó buộc Lữ đoàn của chúng tôi cùng các sư, lữ đoàn khác cấp tốc tiến tới Gzhatsk. Khu vực Uvarovka nằm phía sau vùng này cũng được lệnh sẵn sàn phòng ngự, để khi kẻ thù chọc thủng phòng tuyến của chúng tôi sẽ vấp ngay phải sức kháng cự của Uvarovka. Chúng tôi được phân tới mặt trận Kalinin, tăng viện cho nhà ga Shakovskaia.
    - A.D. Ông nói rằng ông từng bị thương nhẹ?
    À, tôi bị thương trong một lần đi trinh sát để tìm chỗ bố trí xe tăng. Chúng tôi đang đi phía trước đội hình bộ binh thì tôi trúng một viên đạn vào tay phải. Họ đã băng bó cho tôi. Một tuần sau tôi được về với chiếc xe yêu quý của mình, mọi việc lại ổn thỏa. Thật sự tôi chỉ bị thương nặng khi đang tham chiến tại Rzhev.
    Mùa xuân năm ''42, Mặt trận phía Tây đã tiến thêm gần 250 km. Lúc này Matxcơva đã được an toàn, nhưng Stalin và Bộ chỉ huy vẫn e ngại khả năng quân Đức sẽ tổ chức tiến công một lần nữa vào Matxcơva, vì thế họ vẫn đưa mặt trận này lên hàng quan tâm số 1. Họ tổ chức phòng ngự và ra lệnh toàn mặt trận chuyển sang phòng ngự. Mặc dù thế, mặt trận này vẫn thiếu thốn đạn dược, pháo nhỏ và vấn đề quan trọng là Bộ chỉ huy không hay biết gì về kế hoạch mùa hè của quân Đức. Stalin và Zhukov bị thuyết phục rằng trong mùa hè, quân Đức sẽ cố gắng đánh chiếm Matxcơva. Nhưng người Đức không phải những thằng ngốc, họ hiểu rằng khi âm mưu đánh choếm Matxcơva bị thất bại, người Nga sẽ phòng ngự cẩn thận. Quân Đức quyết định tấn công từ hướng Nam. Zhukov, khi đó đã đồng ý với Stalin bắt đầu cho phản công từ giới tuyến mà chúng tôi giành được trong đợt phản công mùa đông năm 1941. để ngăn cản quân Đức không chuyển thêm quân tới Stalingrad.
    Họ chuyển chúng tôi tới mặt trận Kalinin. Chúng tôi hành quân mất 150 km. Khi đó tôi đã là chỉ huy một trung đội thuộc Lữ đoàn tăng của đại tá Medvedev. Lữ đoàn này trang bị chủ yếu là T-34. Trong một lần thiếu may mắn, chiếc KV của tôi vấp phải mìn chống tăng, bị nổ tung. Khi đó tôi không ở trên xe và cũng từ đó tôi không biết gì về số phận của những người còn lại nữa.
    Chúng tôi bắt đầu đợt phản công tháng 8/1942 từ nhà ga Shakovskaia, ở Pogoreloe Gorodishe, theo hướng Rzhev. Zhukov đã tính toán rằng chúng tôi sẽ chiếm được Rzhev và cắt đứt cái gọi là "Ban công Rzhev " - một trong những điểm mấu chốt quan trọng để từ đó quân Đức làm bàn đạp đánh chiếm Matxcơva. Tuy nhiên dự định không thành- chúng tôi đã không thể chiếm "ban công" cho tới tận năm 1943. Nói thực, chúng tôi quá yếu để có thể làm một cuộc tấn công ra trò. Tôi nhớ khi đó Lữ đoàn trưởng Medvedev đã tập trung chúng tôi -các trung đội trưởng và đại đội trưởng - rồi truyền đạt : " Trong đợt tấn công này, người Đức chắc chắn sẽ tìm mọi cách tới Smolensk. (Đó sẽ là cái đích tới của chúng ta-ND). Hãy tiến lên. Hãy hoàn thành tốt nhiệm vụ của các anh?. Nhưng nhìn chung chúng tôi tiến công khá chậm. Dù vậy, trong 5 hay 6 ngày giao tranh đầu tiên kết quả tương đối khả quan, thậm chí có nơi chúng tôi đã đẩy lùi quân Đức tới 70km. Phải thừa nhận rằng đây là đợt phản công đầu tiên của Hồng quân trong mùa hè, nếu không tính tới chiến dịch El''na trong năm 1941. Cho đến tận lúc này chúng tôi vẫn không biết cách tấn công quân Đức trong mùa hè.Tôi nhận thấy khi phản công chúng tôi đã ở điểm xuất phát cách xa mặt trận tới 3km. Tất nhiên điều này là không đúng, lẽ ra bộ binh chỉ được ở cách mặt trận trên dưới 1km mà thôi. Tới mùa thu, sau khi tôi bị thương, lữ đoàn của tôi đã tới Karmanovo, nhưng những gì lữ đoàn trưởng nói đã không xảy ra, quân Đức không tới Smolensk.
    Thời kỳ đầu, chúng ta yếu cả lực lượng và phương thức chiến đấu. Khi tấn công vào các tuyến phòng ngự của người Đức tôi nhận thấy họ không dải ra thành một hàng dài mà quy về các cụm phòng ngự. Chiến tranh dạy chúng ta khôn ra. Chúng ta đã học cách xây dựng phòng ngự từ phía họ, và ở Stalingrad người ta đã xây dựng phòng ngự theo tập đoàn quân. Trong quá khứ, cách phòng ngự của ta là dải ra trên một chiến hào dài 3km, trang bị nhiều súng máy, tiểu liên. Hồi đầu chiến tranh, chúng ta có 150 sư đoàn, dải ra thành một hàng nối tiền từ Murmansk tới Odessa, trong khi người Đức chia quân đội họ ra 3 cánh quân: Trung tâm, Nam và Bắc. Mỗi cánh quân đó cũng được trang bị hỏa lực cực mạnh và họ không hề rải quân ra như chúng ta. Tôi đã nhận thấy điều này rất rõ khi chúng tôi phản công Rzhev.
  10. necromancevn

    necromancevn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/03/2004
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    0
    - A.D. Sau trận Matxcơva, người ta có bổ sung xe tăng cho ông không?
    - Vâng, tất nhiên. Có bổ sung loại T-34, không may đó lại là loại T-34 Stalingrad, không có vành trên các bánh phụ. Chúng gây ồn khủng khiếp. Tôi đã phải chiến đấu trong cái thứ máy móc thế đó. Cũng được bổ sung nhiều T-60, chế tạo tại Gorky. Lúc này vẫn còn rất ít tăng KV bởi Leningrad đã ngừng sản xuất KV, còn Chelyabinsk vẫn chưa bắt tay vào sản xuất chúng, cho nên xe KV chỉ được đơn giản là lắp lại từ các bộ phận của những chiếc đã bị hư hỏng. Có rất nhiều xe T-34, tiểu đoàn của tôi có đến 30 chiếc, do đó chúng tôi thành một tiểu đoàn toàn T-34.
    Tôi nhận thấy nhiều điều sau đợt phản công của tháng 8/42. Tôi nhớ lại rằng khi đó tiểu đoàn chỉ huy có xe T-34 của lữ đoàn trưởng và hai tăng nhẹ loại T-60. Vì thế tiểu đoàn trưởng lấy một chiếc tăng nhẹ và giao cho tôi chiếc còn lại- "Anh sẽ theo sau tôi. Nhớ duy trì liên lạc với tôi. Khi tôi gọi, anh mới được tới." Tôi thực hiện đúng mệnh lệnh. Đó cũng là lần đầu tiên trong đời tôi biết sức mạnh khủng khiếp của các trận pháp dập mở màn. Rất ấn tượng. Sau đó chúng tôi tiến hành tấn công. Lúc này tôi đang ở cách đội hình tấn công khoảng 1km hay nửa km gì đó, đột nhiên tôi thấy một cánh đồng đầy binh lính chết và bị thương của chúng ta. Những chàng trai trẻ đó là lính Cận vệ, hầu như toàn là lính mới. Và tôi thấy nguyên nhân: Người Đức đã đặt một công sự có súng máy ở trên cánh đồng, từ đó quét sạch lính của chúng ta. Những người lính thì luôn sẵn sàng cho cái chết, nhưng các sĩ quan chỉ huy đã uổng phí sinh mạng của họ. Lẽ ra phải mang pháo, súng cội để bắn át khẩu súng máy đó, họ chỉ ra lệnh : "Tiến lên, tiến lên". Đó là một ngày nóng nực. Tôi thấy một y tá chạy quanh cánh đồng và khóc : "Ôi những con người tốt bụng, hãy giúp tôi! Giúp tôi với! Giúp tôi đưa họ tới bóng râm." Tôi giúp cô y tá cáng những người bị thương đi. Phần lớn số họ đều nằm im lìm nên không thể biết được ai đang bị thương hoặc ai đã chết. Khi đó tôi thấy chiến tranh thật khốc liệt. Quá nhiều chàng trai trẻ đã chết và chiến tranh còn khiến bao nhiêu người ngã xuống nữa. Và thật đáng tiếc khi những con người trẻ tuổi phải hy sinh vì những mệnh lệnh ngớ ngẩn. Có nhiều vấn đề trong những ngày đầu của chiến tranh, khi chúng ta không biết cách tiến hành chiến tranh hợp lý. Nhưng chúng tôi đã học cách chiến đấu, như Peter Đại đế I học từ người Thụy Điển, và chúng tôi đã học người Đức cho tới tận trận Stalingrad. Sau trận Stalingrad chúng tôi chẳng còn gì để học từ họ nữa vì tự chúng tôi đã biết cách thể chiến đấu.
    Tôi nhớ rằng mình đã chạy 15km liền trong xe - quân Đức bỏ lại bao nhiêu trang thiết bị: xe hậu cần, xe sửa chữa. Tôi dừng lại tại một trong số những chiếc xe như thế và nhìn thấy những chiếc khăn tắm to màu trắng. Tôi có thể dùng chúng để lau mũi, nhưng có ai đó đã dùng trước, đem toàn bộ số khăn trắng còn nguyên trong hộp ra lau phụ tùng. Tôi nghĩ bụng: "Ừ, các người chắc là sống quá khỏe rồi" Rồi tôi bước ra ngoài và nhìn thấy một chiếc xe máy hiệu BMW. Chưa bao giời nhìn thấy loại xe tương tự nên tôi cũng chẳng biết lái. Khi tôi cưỡi lên xe cũng chẳng biết cách chuyển số vì tôi không biết khớp ly hợp nằm ở đâu. Phải khi sờ sang tay số tôi mới thấy khớp ly hợp chuyển vị trí, bèn tự nhủ : "Ổn rồi, ta chỉ cần điều chỉnh tốc độ bằng tay gas là xong.". Đồng đội lái chiếc T-60, còn tôi cưỡi xe máy chạy ngay đằng sau. Tôi lái xe như thế cho tới tận tối thì bị một sĩ quan phản gián thu xe vì ?onhiệm vụ của anh là chiến đấu, chứ không phải cưỡi xe máy?, anh ta nói.
    Và cứ thế tới ngày mùng 7, chúng tôi tới gần làng Krivtsy. Thời điểm này, tiểu đoàn chỉ còn lại có 3 chiếc tăng: hai T-34 và một T-60, tất cả những xe còn lại đều đã bị bắn cháy. Trong chiến tranh có một luật lệ ngầm thế này: Lữ đoàn nhận lệnh từ trên và chiến đấu cho tới chiếc tăng cuối cùng, nếu chiếc tăng cuối cùng bị bắn cháy, lữ đoàn sẽ bị xóa sổ khỏi trận chiến và bị chuyển về hậu phương để tái thành lập khi có xe mới về. Bây giờ tôi mới biết chuyện này nhưng khi đó thì không. Tiểu đoàn trưởng gọi tôi lại và nói rằng "Con trai, ta không còn gì để chỉ huy nữa. Anh sẽ chiến đấu độc lập từ đây. Có hai chiếc T-34 dưới quyền anh - xe của tôi và xe của thiếu úy Dolgushin, bạn học với tôi từ trường Ulianovsk và chiếc T-60. Hãy cố gắng tới Krivtsy vào đêm và giữ lấy cứ điểm này, đợi cho tới sáng chờ bộ binh tới."
    Đó là toàn bộ nhiệm vụ. Trước mặt tôi lúc này là một dòng sông, và để qua sông chỉ có mỗi chiếc cầu. Theo quy ước trong chiến đấu, quân Đức có thể đã gài đầy mìn trên cái cầu đó và đi qua cầu sẽ rất nguy hiểm. Còn một hướng đi khác nhưng phải băng qua đầm lầy và anh có thể sẽ bị mắc kẹt lại trong đầm lầy, không thể thực hiện được nhiệm vụ. Vì thế tôi đã chọn cách nguy hiểm : "hy sinh" chiếc T-60, vì nếu chiếc T-60 đi qua an toàn có nghĩa cây cầu không bị gài mìn. Sự liều mạng đó đã được đền bù xứng đáng, chúng tôi đã đi qua sông an toàn trong niềm phấn khích cực độ.
    Tiến qua sông là vào tới vào làng. Quân Đức nện chúng tôi bằng súng máy và chúng tôi bắn trả. Tôi muốn bắn đạn pháo, nhưng ngay lúc đó chiếc xe của Dolgushin bùng cháy. Tôi nhủ thầm : "Sao không nhảy ra? Nhảy ra đi!" Và họ nhảy ra thật, còn tôi thở phào "Cám ơn Chúa!" Tôi thậm chí chẳng còn quan tâm tới tình hình bi đát của mình lúc này nữa. Chúng tôi chỉ còn lại có một chiếc T-34 và một chiếc T-60 ở ngoài ngôi làng.
    Tới sáng sớm, trong khi trời còn rất lạnh, quân Đức tiến hành phản công . Khi đó là 6 giờ. Lần đầu tiên trong đời tôi thấy từng đám đông lính Đức tấn công, chúng mặc quần áo ban đêm, đeo áo khoác, mang súng máy và súng trường. Tôi thấy khuôn mặt của chúng đỏ lên vì rượu. Và tôi nhấn cò súng máy, chúng đổ sụm xuống từng cụm, áo choàng trùm kín lên thân. Tôi thấy mình giống một gã đao phủ, xử bắn hết lớp này đến lớp nọ. Dùng pháo chính, tôi đã bắn cháy 5 chiếc tăng chôn dưới đất. Chúng không thể làm gì nổi tôi vì đều là loại tăng Pz.III, Pz.IV, còn tôi lái xe T-34 với lớp vỏ giáp trước rất dày mà pháo của chúng không thể xuyên thủng.
    - A.D. Nhưng chúng đã bắn trúng ông?
    Tất nhiên là có chứ. Sau buổi trưa, có tiếng động vang lên từ đáy xe tăng và một người lính nói với tôi, "Thiếu úy Bondar'''', có lệnh cho đồng chí từ Tiểu đoàn trưởng". Ông viết rằng "Con trai, tối nay người ta sẽ ?otrình diễn? Katyusha ở hướng 5 giờ. Ngay khi họ bắn, cố gắng cùng bộ binh tiến lên tới cuối làng". Đó là toàn bộ mệnh lệnh. Mọi thứ đều rõ ràng: không có thông tin chi tiết về phạm vi khu vực tấn công, điểm hội quân. Chỉ gọn lỏn mấy từ: "Con trai, cố gắng đi tới hết làng."
    Tôi lệnh cho xe chuẩn bị, rồi cho xe chồm lên phía trước. Tôi nhìn thấy một khu rừng nằm yên bình dưới nắng ở phía bên kia làng và trong đầu hình thành một khao khát mãnh liệt, chạy tới khu rừng đó. Nếu khu rừng không có cụm phòng ngự nào, ngôi làng sẽ thuộc về chúng tôi và ngay khi chiếm được làng tôi sẽ không tiến thêm tí nào nữa. Tôi đã thực hiện xong mệnh lệnh và tôi muốn sống. Ngay khi nghĩ tới từ ?osống?, tôi nhìn vào kính ngắm và thấy..một khẩu pháo xe tăng Đức. Rồi kế đó có tiếng anh lính lái xe khóc ầm lên: "Đồng chí chỉ huy! Chúng giết điện báo viên Tarasov rồi!" Tôi trườn tới bên Tarasov - người anh ấy đã đen lại quả đạn pháo xuyên qua người. Thêm một chấn động nữa, chiếc xe tắt máy và bắt lửa. Chúng tôi phải tự cứu mình vì xe đang cháy. Tôi nhảy ra cửa sau và hét với đồng đội : "Chạy ra ngoài ngay". Anh lính lái xe và người nạp đạn nhảy ra theo. Chúng tôi chạy vào một cánh đồng khoai tây, đạn rít bên tai. Bất ngờ tôi trúng đạn, máu túa ra từ chân trái. Anh lái xe bò tới bên tôi nói : "Thiếu úy, đưa tôi khẩu súng lục,tôi sẽ bảo vệ cả 2 chúng ta"."Thế khẩu của cậu đâu?" Tôi hỏi. "À, tôi đã làm rớt nó lại trong lúc nhảy ra ngoài xe rồi". Nhưng tôi biết anh ta luôn tháo khẩu súng ra, đặt nó trên ghế vì sợ vướng víu trong khi điều khiển xe. Cái tính đuểnh đoảng đó lần này đã hại anh ta. "Không", tôi trả lời, "Mình không thể làm thế vì đang bị thương. Với lại nếu có chuyện xấu xảy ra, mình không thể tự sát được bởi mình không muốn đầu hàng như một tên tù binh, để rồi bị tra tấn. Mà tại sao cái xe lại chết máy? " Anh ta liền kể với tôi rằng trước khi viên đạn pháo thứ 2 bắn vào xe, hộc pin dùng cho khởi động máy đã bị hỏng. "Thế sao cậu không khởi động nó bằng khí?" Tôi giận giữ. "Ồ, tôi quên béng mất?, anh ta trả lời gọn lỏn.
    Trong khi chúng tôi núp ở đó, trao đổi với nhau, chiếc xe dần ngừng bốc cháy. Tôi nằm yên lẩm nhẩm "Sao không cháy đi, cháy đi?" Nếu lửa tắt, tôi sẽ phải ra tòa án binh của tiểu đoàn vì tôi chỉ có quyền bỏ xe trong hai trường hợp: thứ nhất, xe bốc lửa và thứ hai, hệ thống vũ khí bị hỏng. Nhưng giờ chiếc xe hầu như vẫn còn nguyên vẹn, khẩo pháo vẫn nhả đạn tốt trong khi lửa đã tắt hết. Té ra, chiếc xe không hề bốc cháy, cái chúng tôi tưởng là lửa chỉ là hơi nước và khói dầu đã bốc lên từ trong xe. Tôi nằm yên, nghĩ tới những trách nhiệm khi tự ý bỏ rơi chiếc xe, điều gì sẽ xảy đến với tôi nếu tôi còn sống, rồi nói với anh lính lái xe. "Cậu bò tới đó một mình đi, bọn Đức nghĩ rằng chúng ta đã chuồn rồi. Vì thế hãy bò lại phía chiếc xe và tìm cách khởi động nó. Rồi cho xe chạy qua chỗ bọn mình, bọn mình sẽ lên xe theo đường cửa dưới". Tôi nói như vậy khi trong người cảm giác thèm sống đang bùng lên dữ dội. Khi đó tôi nghĩ rằng việc lấy lại cái xe là hoàn toàn có thể vì tôi muốn được sống, giờ tôi thấy chuyện đó là không tưởng. Cứ thử xét ra thì thấy người lính lái tăng phải là loại nào mới đủ can đảm chạy xe về phía chúng tôi và dừng lại, trong khi đạn đang bắn xối xả về phía chiếc xe của anh, sau đó lại chạy xuống mở cửa dưới của xe, đón tôi, đang bị thương, và anh lính nạp đạn lên? Hoàn toàn không thể.
    Người lính lái xe sau khi nhận lệnh đã chạy về phía chiếc. Một lát sau chiếc xe gầm lên, quay mình chuyển hướng như một chú chó nhỏ đang tìm cách gặm cái đuôi của nó, rồi chạy thẳng về phía giới tuyến quân ta. Giờ nghĩ lại tôi mới thấy anh ấy làm đúng. Nếu anh ấy quay lại đón chúng tôi, cả đội có thể đã bị bắn chết. Bằng cách đó người lính đã cứu được chiếc xe. Tình cờ sau đó tôi đọc được một bài báo trên tờ Sự thật Komsomolskaya viết về trận chiến này. Trong bài có đoạn : " 7 lần giặc Đức tìm cách đốt cháy chiếc xe và cả 7 lần chiến sĩ lái xe tăng đã dập tắt nó". Chà, tất nhiên toàn bộ điều này là dối trá. Không ai có thể làm như thế được. Người thư ký tiểu đoàn là đoàn viên Komsomol đã viết bài báo ấy, nên có thể tha thứ được cho anh ta.
    Xe chạy đi, anh lính nạp đạn Slepov và tôi nằm lại trên cánh đồng khoai tây. Trời bắt đầu tối, khi tiếng súng ngưng dần, chúng tôi bắt đầu bò đi. Chúng tôi tìm thấy một trong những chiến hào của quân mình được xây từ năm 1941 và may mắn là không có tên Đức nào trong đó bèn trườn vào trên trong. Lưng dựa vào tường, tôi nói với Slepov :"Băng bó cho tớ với, phần phía trên đầu gối ấy ". Anh liền tháo chiếc thắt lưng và buộc trên chân tôi, nhưng máuđã ngừng chảy từ trước đó rồi. Rồi chúng tôi nghe thấy tiếng bọn Đức. Chúng đã lần theo vết bò của bọn tôi, theo những vết khoai tây bị dầm nát. Hình như một tên trung sĩ chỉ huy đội này, và cả bọn đều không muốn xông vào bên trong công sự. Thế là những tên lính nhát gan thi nhau vãi đạn súng máy vào chiếc công sự tội nghiệp, đất đá rơi đầy đầu tôi, nhưng đạn thì không thể chạm tới người . Slepov ra hiệu cho tôi chuyển tới chỗ khác an toàn hơn, nhưng tôi xua tay - yên tâm đi, đạn súng máy không thể xuyên thủng được tường. Tôi cảm thấy buồn ngủ ghê gớm vì mất nhiều máu. Nhưng điều quan trọng là phải bắt mình tình táo để nếu bọn Đức xông vào chúng tôi có thể bắn trả. Bởi nếu chúng bắt được bọn tôi, chuyện tra tấn chắc chắn sẽ xẩy. Tôi nhặt lấy một cục đất lạnh, xát nó vào trán để giữ tỉnh táo .
    Được necromancevn sửa chữa / chuyển vào 21:35 ngày 19/09/2004
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này