1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại của nhân dân Liên Xô

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi danngoc, 04/09/2004.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. necromancevn

    necromancevn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/03/2004
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    0
    - A.D. Sau trận Matxcơva, người ta có bổ sung xe tăng cho ông không?
    - Vâng, tất nhiên. Có bổ sung loại T-34, không may đó lại là loại T-34 Stalingrad, không có vành trên các bánh phụ. Chúng gây ồn khủng khiếp. Tôi đã phải chiến đấu trong cái thứ máy móc thế đó. Cũng được bổ sung nhiều T-60, chế tạo tại Gorky. Lúc này vẫn còn rất ít tăng KV bởi Leningrad đã ngừng sản xuất KV, còn Chelyabinsk vẫn chưa bắt tay vào sản xuất chúng, cho nên xe KV chỉ được đơn giản là lắp lại từ các bộ phận của những chiếc đã bị hư hỏng. Có rất nhiều xe T-34, tiểu đoàn của tôi có đến 30 chiếc, do đó chúng tôi thành một tiểu đoàn toàn T-34.
    Tôi nhận thấy nhiều điều sau đợt phản công của tháng 8/42. Tôi nhớ lại rằng khi đó tiểu đoàn chỉ huy có xe T-34 của lữ đoàn trưởng và hai tăng nhẹ loại T-60. Vì thế tiểu đoàn trưởng lấy một chiếc tăng nhẹ và giao cho tôi chiếc còn lại- "Anh sẽ theo sau tôi. Nhớ duy trì liên lạc với tôi. Khi tôi gọi, anh mới được tới." Tôi thực hiện đúng mệnh lệnh. Đó cũng là lần đầu tiên trong đời tôi biết sức mạnh khủng khiếp của các trận pháp dập mở màn. Rất ấn tượng. Sau đó chúng tôi tiến hành tấn công. Lúc này tôi đang ở cách đội hình tấn công khoảng 1km hay nửa km gì đó, đột nhiên tôi thấy một cánh đồng đầy binh lính chết và bị thương của chúng ta. Những chàng trai trẻ đó là lính Cận vệ, hầu như toàn là lính mới. Và tôi thấy nguyên nhân: Người Đức đã đặt một công sự có súng máy ở trên cánh đồng, từ đó quét sạch lính của chúng ta. Những người lính thì luôn sẵn sàng cho cái chết, nhưng các sĩ quan chỉ huy đã uổng phí sinh mạng của họ. Lẽ ra phải mang pháo, súng cội để bắn át khẩu súng máy đó, họ chỉ ra lệnh : "Tiến lên, tiến lên". Đó là một ngày nóng nực. Tôi thấy một y tá chạy quanh cánh đồng và khóc : "Ôi những con người tốt bụng, hãy giúp tôi! Giúp tôi với! Giúp tôi đưa họ tới bóng râm." Tôi giúp cô y tá cáng những người bị thương đi. Phần lớn số họ đều nằm im lìm nên không thể biết được ai đang bị thương hoặc ai đã chết. Khi đó tôi thấy chiến tranh thật khốc liệt. Quá nhiều chàng trai trẻ đã chết và chiến tranh còn khiến bao nhiêu người ngã xuống nữa. Và thật đáng tiếc khi những con người trẻ tuổi phải hy sinh vì những mệnh lệnh ngớ ngẩn. Có nhiều vấn đề trong những ngày đầu của chiến tranh, khi chúng ta không biết cách tiến hành chiến tranh hợp lý. Nhưng chúng tôi đã học cách chiến đấu, như Peter Đại đế I học từ người Thụy Điển, và chúng tôi đã học người Đức cho tới tận trận Stalingrad. Sau trận Stalingrad chúng tôi chẳng còn gì để học từ họ nữa vì tự chúng tôi đã biết cách thể chiến đấu.
    Tôi nhớ rằng mình đã chạy 15km liền trong xe - quân Đức bỏ lại bao nhiêu trang thiết bị: xe hậu cần, xe sửa chữa. Tôi dừng lại tại một trong số những chiếc xe như thế và nhìn thấy những chiếc khăn tắm to màu trắng. Tôi có thể dùng chúng để lau mũi, nhưng có ai đó đã dùng trước, đem toàn bộ số khăn trắng còn nguyên trong hộp ra lau phụ tùng. Tôi nghĩ bụng: "Ừ, các người chắc là sống quá khỏe rồi" Rồi tôi bước ra ngoài và nhìn thấy một chiếc xe máy hiệu BMW. Chưa bao giời nhìn thấy loại xe tương tự nên tôi cũng chẳng biết lái. Khi tôi cưỡi lên xe cũng chẳng biết cách chuyển số vì tôi không biết khớp ly hợp nằm ở đâu. Phải khi sờ sang tay số tôi mới thấy khớp ly hợp chuyển vị trí, bèn tự nhủ : "Ổn rồi, ta chỉ cần điều chỉnh tốc độ bằng tay gas là xong.". Đồng đội lái chiếc T-60, còn tôi cưỡi xe máy chạy ngay đằng sau. Tôi lái xe như thế cho tới tận tối thì bị một sĩ quan phản gián thu xe vì ?onhiệm vụ của anh là chiến đấu, chứ không phải cưỡi xe máy?, anh ta nói.
    Và cứ thế tới ngày mùng 7, chúng tôi tới gần làng Krivtsy. Thời điểm này, tiểu đoàn chỉ còn lại có 3 chiếc tăng: hai T-34 và một T-60, tất cả những xe còn lại đều đã bị bắn cháy. Trong chiến tranh có một luật lệ ngầm thế này: Lữ đoàn nhận lệnh từ trên và chiến đấu cho tới chiếc tăng cuối cùng, nếu chiếc tăng cuối cùng bị bắn cháy, lữ đoàn sẽ bị xóa sổ khỏi trận chiến và bị chuyển về hậu phương để tái thành lập khi có xe mới về. Bây giờ tôi mới biết chuyện này nhưng khi đó thì không. Tiểu đoàn trưởng gọi tôi lại và nói rằng "Con trai, ta không còn gì để chỉ huy nữa. Anh sẽ chiến đấu độc lập từ đây. Có hai chiếc T-34 dưới quyền anh - xe của tôi và xe của thiếu úy Dolgushin, bạn học với tôi từ trường Ulianovsk và chiếc T-60. Hãy cố gắng tới Krivtsy vào đêm và giữ lấy cứ điểm này, đợi cho tới sáng chờ bộ binh tới."
    Đó là toàn bộ nhiệm vụ. Trước mặt tôi lúc này là một dòng sông, và để qua sông chỉ có mỗi chiếc cầu. Theo quy ước trong chiến đấu, quân Đức có thể đã gài đầy mìn trên cái cầu đó và đi qua cầu sẽ rất nguy hiểm. Còn một hướng đi khác nhưng phải băng qua đầm lầy và anh có thể sẽ bị mắc kẹt lại trong đầm lầy, không thể thực hiện được nhiệm vụ. Vì thế tôi đã chọn cách nguy hiểm : "hy sinh" chiếc T-60, vì nếu chiếc T-60 đi qua an toàn có nghĩa cây cầu không bị gài mìn. Sự liều mạng đó đã được đền bù xứng đáng, chúng tôi đã đi qua sông an toàn trong niềm phấn khích cực độ.
    Tiến qua sông là vào tới vào làng. Quân Đức nện chúng tôi bằng súng máy và chúng tôi bắn trả. Tôi muốn bắn đạn pháo, nhưng ngay lúc đó chiếc xe của Dolgushin bùng cháy. Tôi nhủ thầm : "Sao không nhảy ra? Nhảy ra đi!" Và họ nhảy ra thật, còn tôi thở phào "Cám ơn Chúa!" Tôi thậm chí chẳng còn quan tâm tới tình hình bi đát của mình lúc này nữa. Chúng tôi chỉ còn lại có một chiếc T-34 và một chiếc T-60 ở ngoài ngôi làng.
    Tới sáng sớm, trong khi trời còn rất lạnh, quân Đức tiến hành phản công . Khi đó là 6 giờ. Lần đầu tiên trong đời tôi thấy từng đám đông lính Đức tấn công, chúng mặc quần áo ban đêm, đeo áo khoác, mang súng máy và súng trường. Tôi thấy khuôn mặt của chúng đỏ lên vì rượu. Và tôi nhấn cò súng máy, chúng đổ sụm xuống từng cụm, áo choàng trùm kín lên thân. Tôi thấy mình giống một gã đao phủ, xử bắn hết lớp này đến lớp nọ. Dùng pháo chính, tôi đã bắn cháy 5 chiếc tăng chôn dưới đất. Chúng không thể làm gì nổi tôi vì đều là loại tăng Pz.III, Pz.IV, còn tôi lái xe T-34 với lớp vỏ giáp trước rất dày mà pháo của chúng không thể xuyên thủng.
    - A.D. Nhưng chúng đã bắn trúng ông?
    Tất nhiên là có chứ. Sau buổi trưa, có tiếng động vang lên từ đáy xe tăng và một người lính nói với tôi, "Thiếu úy Bondar'''', có lệnh cho đồng chí từ Tiểu đoàn trưởng". Ông viết rằng "Con trai, tối nay người ta sẽ ?otrình diễn? Katyusha ở hướng 5 giờ. Ngay khi họ bắn, cố gắng cùng bộ binh tiến lên tới cuối làng". Đó là toàn bộ mệnh lệnh. Mọi thứ đều rõ ràng: không có thông tin chi tiết về phạm vi khu vực tấn công, điểm hội quân. Chỉ gọn lỏn mấy từ: "Con trai, cố gắng đi tới hết làng."
    Tôi lệnh cho xe chuẩn bị, rồi cho xe chồm lên phía trước. Tôi nhìn thấy một khu rừng nằm yên bình dưới nắng ở phía bên kia làng và trong đầu hình thành một khao khát mãnh liệt, chạy tới khu rừng đó. Nếu khu rừng không có cụm phòng ngự nào, ngôi làng sẽ thuộc về chúng tôi và ngay khi chiếm được làng tôi sẽ không tiến thêm tí nào nữa. Tôi đã thực hiện xong mệnh lệnh và tôi muốn sống. Ngay khi nghĩ tới từ ?osống?, tôi nhìn vào kính ngắm và thấy..một khẩu pháo xe tăng Đức. Rồi kế đó có tiếng anh lính lái xe khóc ầm lên: "Đồng chí chỉ huy! Chúng giết điện báo viên Tarasov rồi!" Tôi trườn tới bên Tarasov - người anh ấy đã đen lại quả đạn pháo xuyên qua người. Thêm một chấn động nữa, chiếc xe tắt máy và bắt lửa. Chúng tôi phải tự cứu mình vì xe đang cháy. Tôi nhảy ra cửa sau và hét với đồng đội : "Chạy ra ngoài ngay". Anh lính lái xe và người nạp đạn nhảy ra theo. Chúng tôi chạy vào một cánh đồng khoai tây, đạn rít bên tai. Bất ngờ tôi trúng đạn, máu túa ra từ chân trái. Anh lái xe bò tới bên tôi nói : "Thiếu úy, đưa tôi khẩu súng lục,tôi sẽ bảo vệ cả 2 chúng ta"."Thế khẩu của cậu đâu?" Tôi hỏi. "À, tôi đã làm rớt nó lại trong lúc nhảy ra ngoài xe rồi". Nhưng tôi biết anh ta luôn tháo khẩu súng ra, đặt nó trên ghế vì sợ vướng víu trong khi điều khiển xe. Cái tính đuểnh đoảng đó lần này đã hại anh ta. "Không", tôi trả lời, "Mình không thể làm thế vì đang bị thương. Với lại nếu có chuyện xấu xảy ra, mình không thể tự sát được bởi mình không muốn đầu hàng như một tên tù binh, để rồi bị tra tấn. Mà tại sao cái xe lại chết máy? " Anh ta liền kể với tôi rằng trước khi viên đạn pháo thứ 2 bắn vào xe, hộc pin dùng cho khởi động máy đã bị hỏng. "Thế sao cậu không khởi động nó bằng khí?" Tôi giận giữ. "Ồ, tôi quên béng mất?, anh ta trả lời gọn lỏn.
    Trong khi chúng tôi núp ở đó, trao đổi với nhau, chiếc xe dần ngừng bốc cháy. Tôi nằm yên lẩm nhẩm "Sao không cháy đi, cháy đi?" Nếu lửa tắt, tôi sẽ phải ra tòa án binh của tiểu đoàn vì tôi chỉ có quyền bỏ xe trong hai trường hợp: thứ nhất, xe bốc lửa và thứ hai, hệ thống vũ khí bị hỏng. Nhưng giờ chiếc xe hầu như vẫn còn nguyên vẹn, khẩo pháo vẫn nhả đạn tốt trong khi lửa đã tắt hết. Té ra, chiếc xe không hề bốc cháy, cái chúng tôi tưởng là lửa chỉ là hơi nước và khói dầu đã bốc lên từ trong xe. Tôi nằm yên, nghĩ tới những trách nhiệm khi tự ý bỏ rơi chiếc xe, điều gì sẽ xảy đến với tôi nếu tôi còn sống, rồi nói với anh lính lái xe. "Cậu bò tới đó một mình đi, bọn Đức nghĩ rằng chúng ta đã chuồn rồi. Vì thế hãy bò lại phía chiếc xe và tìm cách khởi động nó. Rồi cho xe chạy qua chỗ bọn mình, bọn mình sẽ lên xe theo đường cửa dưới". Tôi nói như vậy khi trong người cảm giác thèm sống đang bùng lên dữ dội. Khi đó tôi nghĩ rằng việc lấy lại cái xe là hoàn toàn có thể vì tôi muốn được sống, giờ tôi thấy chuyện đó là không tưởng. Cứ thử xét ra thì thấy người lính lái tăng phải là loại nào mới đủ can đảm chạy xe về phía chúng tôi và dừng lại, trong khi đạn đang bắn xối xả về phía chiếc xe của anh, sau đó lại chạy xuống mở cửa dưới của xe, đón tôi, đang bị thương, và anh lính nạp đạn lên? Hoàn toàn không thể.
    Người lính lái xe sau khi nhận lệnh đã chạy về phía chiếc. Một lát sau chiếc xe gầm lên, quay mình chuyển hướng như một chú chó nhỏ đang tìm cách gặm cái đuôi của nó, rồi chạy thẳng về phía giới tuyến quân ta. Giờ nghĩ lại tôi mới thấy anh ấy làm đúng. Nếu anh ấy quay lại đón chúng tôi, cả đội có thể đã bị bắn chết. Bằng cách đó người lính đã cứu được chiếc xe. Tình cờ sau đó tôi đọc được một bài báo trên tờ Sự thật Komsomolskaya viết về trận chiến này. Trong bài có đoạn : " 7 lần giặc Đức tìm cách đốt cháy chiếc xe và cả 7 lần chiến sĩ lái xe tăng đã dập tắt nó". Chà, tất nhiên toàn bộ điều này là dối trá. Không ai có thể làm như thế được. Người thư ký tiểu đoàn là đoàn viên Komsomol đã viết bài báo ấy, nên có thể tha thứ được cho anh ta.
    Xe chạy đi, anh lính nạp đạn Slepov và tôi nằm lại trên cánh đồng khoai tây. Trời bắt đầu tối, khi tiếng súng ngưng dần, chúng tôi bắt đầu bò đi. Chúng tôi tìm thấy một trong những chiến hào của quân mình được xây từ năm 1941 và may mắn là không có tên Đức nào trong đó bèn trườn vào trên trong. Lưng dựa vào tường, tôi nói với Slepov :"Băng bó cho tớ với, phần phía trên đầu gối ấy ". Anh liền tháo chiếc thắt lưng và buộc trên chân tôi, nhưng máuđã ngừng chảy từ trước đó rồi. Rồi chúng tôi nghe thấy tiếng bọn Đức. Chúng đã lần theo vết bò của bọn tôi, theo những vết khoai tây bị dầm nát. Hình như một tên trung sĩ chỉ huy đội này, và cả bọn đều không muốn xông vào bên trong công sự. Thế là những tên lính nhát gan thi nhau vãi đạn súng máy vào chiếc công sự tội nghiệp, đất đá rơi đầy đầu tôi, nhưng đạn thì không thể chạm tới người . Slepov ra hiệu cho tôi chuyển tới chỗ khác an toàn hơn, nhưng tôi xua tay - yên tâm đi, đạn súng máy không thể xuyên thủng được tường. Tôi cảm thấy buồn ngủ ghê gớm vì mất nhiều máu. Nhưng điều quan trọng là phải bắt mình tình táo để nếu bọn Đức xông vào chúng tôi có thể bắn trả. Bởi nếu chúng bắt được bọn tôi, chuyện tra tấn chắc chắn sẽ xẩy. Tôi nhặt lấy một cục đất lạnh, xát nó vào trán để giữ tỉnh táo .
    Được necromancevn sửa chữa / chuyển vào 21:35 ngày 19/09/2004
  2. necromancevn

    necromancevn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/03/2004
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    0

    - A.D. (Ông) Có thông tin gì về cách lính Đức tra tấn tù nhân không??
    -Có chứ, tất nhiên rồi, có nhiều thông tin về cách bọn Đức tra tấn chúng ta. Tôi chưa bao giờ thấy cảnh ấy, nhưng đã đọc chúng trên báo chí.Tôi có 7 viên đạn trong khẩu súng ngắn kiểu côn xoay cỡ ''38 của mình. Nhưng cứ cách một viên đạn tốt lại có một viên tịt, nên thực sự chỉ có 4 viên dùng được. Nắm chặt khẩu súng trong tay tôi hình dung mình sẽ bắn 3 phát súng vào những tên Đức nào cả gan chui vào trong công sự và viên thứ 4 sẽ dành cho. Nằm im trong yên lặng, tôi tự nhủ : ?oChúa ơi, hãy cứu con. Nếu người cứu con, con sẽ luôn tin người? Và mọi chuyện xảy ra đúng như lời thỉnh cầu của tôi. Tôi nghe thấy tiếng rít lên của pháo phản lực "Katyusha". Những tên Đức trúng đạn lập tức. Chúng hét lên kinh hoàng "Vai, Vai, Vai" và chạy thục mạng. Giờ thì chúng đã có mối lo khác ngoài việc truy bắt chúng tôi. Tôi nghe thấy tiếng chúng kéo một đồng đội bị thương đi.
    Nhưng ngay lúc đó, một tên Đức loạng choạng đi vào trong công sự và lăn ra ngủ. Thật là kỳ lạ. Trong ngày thứ 8 của đợt phản công, đa phần lính Đức đã say khướt, mệt mỏi và họ không thể cưỡng lại được giấc ngủ. Tôi không thể nghĩ rằng một tên Đức có thể chui vào trong công sự - hắn đã chui vào vì nghĩ rằng không có ai ở bên trong. Tôi ra hiệu với Slepov - hãy đâm tên kia bằng dao. Và anh ra hiệu lại - Tôi không biết cách xài dao. Thế là tôi chỉ cho anh cách người ta vẫn dùng dao trong các thánh đường. Anh hiểu, bò đi mang theo con dao. Tôi nghe thấy tên Đức oé lên đúng một lần duy nhất, nhưng Slepov vẫn tiếp tục cắt cổ hắn thêm một lúc.
    Chúng tôi bò ra ngoài. Đêm đã xuống, sao lấp lánh trên đầu và sương đêm đang rơi nhè nhẹ. Slepov không bị thương, còn tôi thì có. Chúng tôi phải bò về phía mình và một lần nữa tôi lại ra một mệnh lệnh hết sức vớ vẩn. "Bò đi", tôi nói, ?omột mình thôi về, bò về phía quân ta và anh chỉ chạy nếu bọn Đức bắn anh. Tới nơi hãy bảo người ta theo dấu anh tới cứu tôi?. Tôi không biết Slepov có đến được phía ta không. Anh ấy bò đi, tôi thì trườn tới một căn nhà, mang theo hy vọng rằng khi bình minh lên tôi sẽ tới được phía quân mình. Khi tới gần ngôi nhà, tôi nghe thấy tiếng bọn Đức xì xồ bên trong, một tên Đức say cất giọng gào thét. Bên cạnh nhà, một người đàn bà đang ngồi khóc. Tôi chĩa khẩu súng về phía cô ta, ra lệnh : "Bò về phía tôi". "Tại sao cô lại ở đây?!" "Bọn Đức đang ở trong nhà tôi, lũ con tôi trốn trong rừng, tôi phải làm gì với anh đây?". "Bò đi ", tôi nói, "nếu không tôi giết". Cô ta chạc tuổi mẹ tôi, tầm 37 hay 38. Cô ta bò, còn tôi ra lệnh "Hãy bò tới phía quân ta". Cô biết phía quân ta ở đâu và tới sáng thì chúng tôi chạm vị trí tiền tiêu, nghe lào xào tiếng Nga vang lên. "Nào, bây giờ cô muốn ở lại hay bò về?" Tôi hỏi. "Về thôi, con tôi đang ở phía đó." Tới giờ tôi cứ ân hận mãi vì không cám ơn cô ấy.
    Còn lại mình, tôi hét về phía quân ta : "Các bạn ơi, tôi là một thiếu úy xe tăng bị thương và tôi đã chiến đấu với các bạn trong buổi sáng nay đây". Tôi nghe thấy một giọng nói của người đứng tôi già: "Tất nhiên rồi, tất cả những loại như mày đều bị thương vì trườn đi lung tung nghe ngóng. Đồ gián điệp Đức...". Tôi tiếp tục: "Tôi là một thiếu úy, tôi đã ở cùng anh trong một chiếc xe tăng"."Rồi tôi nghe thấy giọng trẻ hơn : " Các bạn bình tĩnh. Anh ấy là thiếu úy của ta thật đấy, anh ấy kia kìa". Và tôi nghe thấy mệnh lệnh: "Đứng dậy, giơ tay lên!". Tôi đáp "Tôi không đứng được, chân đang bị thương mà". Có tiếng họ trao đổi với người lính trẻ "thử bò tới chỗ hắn, nếu có chuyện gì xảy ra hãy bắn lên một loạt." Họ bò về phía tôi, nhấc tôi đứng dậy và tôi hỏi:"Còn chiếc tăng nào không?" "Còn một xe nhỏ đấy" "Hãy đưa tôi tới gặp chỉ huy". Người chỉ huy chạy tới gọi "Đồng chí thiếu úy, đồng chí thiếu úy" - "Hãy đưa tôi tới địa điểm xuất phát." Anh lính lập tức tỏ ra vui vẻ vì nhờ việc này anh có thể tới vùng hậu phương và quan trọng hơn là đã cứu được một thiếu úy; nói chung việc này có lợi cho cả 2 chúng tôi. Họ đưa tôi tới điểm xuất phát, nơi hôm trước tôi đã từ đó tiến công. Người tiểu đoàn trưởng nhìn thấy tôi mừng rỡ: ?oCon trai ạ, ta biết mọi chuyện sẽ kết thúc như thế này, nhưng nó kết thúc tốt hơn ta nghĩ. Và giờ đây anh vẫn còn sống sót sau khi trải qua chiến trận, cám ơn Chúa? . Rồi họ đưa tôi vào trong công sự. Vợ Lữ đoàn trưởng ra lệnh cho họ :"Cắt cái ủng của anh ta ra" rồi thốt lê ?oTrông các anh tệ quá, vodka nhé?. Họ cho tôi một ly vodka rồi tiến hành phẫu thuật. Ngày hôm sau tôi được đưa tới ga Shakhovskaia. Tôi không bao giờ gặp lại anh lính lái xe hoặc anh lính nạp đạn nữa. Họ chở tôi trên một cái cáng: một người lính nhỏ thó đi trước, một người cao, hơi già khiêng phía sau. Tôi nói với họ: ?oHãy đổi vị trí cáng nhé, nếu có chuyện gì xảy ra? - "Yên tâm đi thiếu uý, chúng tôi sẽ đưa anh tới nơi. " Liền đó những chiếc máy bay ném bom Junkerbắt đầu tàn phá Pogoreloe Gorodishe và Shakhovskaia, họ liền thả tôi giữa đường, lượn ngay vào một chiếc hầm ở bên rìa đường. Tôi buộc phải nói với họ : ?oSao các anh không đưa tôi vào hầm?Việc đó không cần thiết à?" - Lúc đó họ mới miễn cưỡng ra nhấc tôi lên, đặt vào bãi cỏ gần đó. Rồi từ đâu đó túa ra các cô gái trẻ tốt bụng. Họ giúp khiêng tôi lên một con tàu đi Matxcơva, không quên dặn với theo "Hãy nhanh chân lên trước khi máy bay Đức tới Matxcơva.? Khi tàu chuyển bánh, tôi nghe họ hát ở toa bên cạnh, bèn quay đầu hỏi một người lính già : ?oCái gì vậy nhỉ?" "À, các cô gái đã đưa chúng ta lên tàu ấy mà." - "Sao họ lại về Matxcơva?" "Để sinh con." "Anh nói để sinh con?" "À, hồi tháng 10, khi họ động viên toàn dân, các bà mẹ đã nói rằng, ?~Đi đi, để rồi chửa hoang và vác cái bụng về nhà?T? Và mọi việc diễn ra đúng như vậy. Đó là quy luật của cuộc sống, tôi không trách gì các cô gái cả.
    - A.D. Những ngày đó, tiểu đoàn đã thiệt hại những gì?
    Nói thật, trong vòng 8 ngày chiến đấu tiểu đoàn chúng tôi chỉ còn lại có 4 chiếc tăng: xe của tiểu đoàn trưởng, thiếu uý Dolgushin và hai tăng nhẹ T-60. Tiểu đoàn trưởng khi đó đã phải nói với tôi rằng "Con trai, ta không thể tiếp tục chiến đấu được nữa. Từ giờ anh sẽ là chỉ huy.? Chúng tôi đã thiệt hại rất nặng,phần lớn là do pháo chống tăng. Quân địch cũng trong tình trạng tương tự. Khi trên đường đuổi theo lữ đoàn, ngồi trong chiếc T-60 tôi nhìn thấy 8 chiếc tăng địch bị bắn cháy, toàn loại Pz.II và Pz.III. Binh sĩ của chúng ta dùng súng chống tăng đã bắn hạ chúng. Điều ngạc nhiên là những chiếc xe sau không hề rút lui khi xe trước bị bắn cháy. Có vẻ không giống với quân Đức vì những tay lái đi khá ngốc - Chúng chạy theo một đường thẳng vào đội hình tấn công của bộ đội ta và khi bị bắn cháy vẫn nằm nguyên trên một đường thẳng.
    - A.D. Rồi điều gì đã xảy ra?
    Thì 9 tháng nằm liệt trong các bệnh viện. Vết thương khá nghiêm trọng và lành thì rõ lâu. Đầu tiên tôi nằm ở bệnh viện dã chiến Bobylskaia, rồi tới bệnh viện thành phố Zlatoust. Sau khi hồi phục tôi phải đi bằng nạng, không thể chiến đấu được nữa. Thế là người ta điều tôi về đội huấn luyện lái tăng vì tôi biết công việc của người lái là gì và biết cách đào tạo họ.
    - A.D. Ông có được thưởng cho trận đó không??
    Có chứ, trận đó tôi được Huân chương Cờ đỏ trong khi còn đang nằm viện. Bạn tôi cho tôi biết : "Sasha! Họ viết về cậu trên tờ Sự thật Komsomolskaia đấy!" Tôi đọc thấy có đoạn :" Chiếc tăng dưới quyền chỉ huy của Thiếu úy Bondar'' là chiếc xe đầu tiên phóng tới ngôi làng". Đó là một số báo giá trị, và mọi việc đã diễn ra như một định mệnh.
    Ghi âm: Artem Drabkin
    Hiệu đính: Artem Drabkin và Ekaterina Korbut
    Dịch từ Nga sang Anh: Alyssa Nichols
    Dịch từ Anh sang Việt: Võ Hoàng Long - Lý Thế Dân
  3. necromancevn

    necromancevn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/03/2004
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    0

    - A.D. (Ông) Có thông tin gì về cách lính Đức tra tấn tù nhân không??
    -Có chứ, tất nhiên rồi, có nhiều thông tin về cách bọn Đức tra tấn chúng ta. Tôi chưa bao giờ thấy cảnh ấy, nhưng đã đọc chúng trên báo chí.Tôi có 7 viên đạn trong khẩu súng ngắn kiểu côn xoay cỡ ''38 của mình. Nhưng cứ cách một viên đạn tốt lại có một viên tịt, nên thực sự chỉ có 4 viên dùng được. Nắm chặt khẩu súng trong tay tôi hình dung mình sẽ bắn 3 phát súng vào những tên Đức nào cả gan chui vào trong công sự và viên thứ 4 sẽ dành cho. Nằm im trong yên lặng, tôi tự nhủ : ?oChúa ơi, hãy cứu con. Nếu người cứu con, con sẽ luôn tin người? Và mọi chuyện xảy ra đúng như lời thỉnh cầu của tôi. Tôi nghe thấy tiếng rít lên của pháo phản lực "Katyusha". Những tên Đức trúng đạn lập tức. Chúng hét lên kinh hoàng "Vai, Vai, Vai" và chạy thục mạng. Giờ thì chúng đã có mối lo khác ngoài việc truy bắt chúng tôi. Tôi nghe thấy tiếng chúng kéo một đồng đội bị thương đi.
    Nhưng ngay lúc đó, một tên Đức loạng choạng đi vào trong công sự và lăn ra ngủ. Thật là kỳ lạ. Trong ngày thứ 8 của đợt phản công, đa phần lính Đức đã say khướt, mệt mỏi và họ không thể cưỡng lại được giấc ngủ. Tôi không thể nghĩ rằng một tên Đức có thể chui vào trong công sự - hắn đã chui vào vì nghĩ rằng không có ai ở bên trong. Tôi ra hiệu với Slepov - hãy đâm tên kia bằng dao. Và anh ra hiệu lại - Tôi không biết cách xài dao. Thế là tôi chỉ cho anh cách người ta vẫn dùng dao trong các thánh đường. Anh hiểu, bò đi mang theo con dao. Tôi nghe thấy tên Đức oé lên đúng một lần duy nhất, nhưng Slepov vẫn tiếp tục cắt cổ hắn thêm một lúc.
    Chúng tôi bò ra ngoài. Đêm đã xuống, sao lấp lánh trên đầu và sương đêm đang rơi nhè nhẹ. Slepov không bị thương, còn tôi thì có. Chúng tôi phải bò về phía mình và một lần nữa tôi lại ra một mệnh lệnh hết sức vớ vẩn. "Bò đi", tôi nói, ?omột mình thôi về, bò về phía quân ta và anh chỉ chạy nếu bọn Đức bắn anh. Tới nơi hãy bảo người ta theo dấu anh tới cứu tôi?. Tôi không biết Slepov có đến được phía ta không. Anh ấy bò đi, tôi thì trườn tới một căn nhà, mang theo hy vọng rằng khi bình minh lên tôi sẽ tới được phía quân mình. Khi tới gần ngôi nhà, tôi nghe thấy tiếng bọn Đức xì xồ bên trong, một tên Đức say cất giọng gào thét. Bên cạnh nhà, một người đàn bà đang ngồi khóc. Tôi chĩa khẩu súng về phía cô ta, ra lệnh : "Bò về phía tôi". "Tại sao cô lại ở đây?!" "Bọn Đức đang ở trong nhà tôi, lũ con tôi trốn trong rừng, tôi phải làm gì với anh đây?". "Bò đi ", tôi nói, "nếu không tôi giết". Cô ta chạc tuổi mẹ tôi, tầm 37 hay 38. Cô ta bò, còn tôi ra lệnh "Hãy bò tới phía quân ta". Cô biết phía quân ta ở đâu và tới sáng thì chúng tôi chạm vị trí tiền tiêu, nghe lào xào tiếng Nga vang lên. "Nào, bây giờ cô muốn ở lại hay bò về?" Tôi hỏi. "Về thôi, con tôi đang ở phía đó." Tới giờ tôi cứ ân hận mãi vì không cám ơn cô ấy.
    Còn lại mình, tôi hét về phía quân ta : "Các bạn ơi, tôi là một thiếu úy xe tăng bị thương và tôi đã chiến đấu với các bạn trong buổi sáng nay đây". Tôi nghe thấy một giọng nói của người đứng tôi già: "Tất nhiên rồi, tất cả những loại như mày đều bị thương vì trườn đi lung tung nghe ngóng. Đồ gián điệp Đức...". Tôi tiếp tục: "Tôi là một thiếu úy, tôi đã ở cùng anh trong một chiếc xe tăng"."Rồi tôi nghe thấy giọng trẻ hơn : " Các bạn bình tĩnh. Anh ấy là thiếu úy của ta thật đấy, anh ấy kia kìa". Và tôi nghe thấy mệnh lệnh: "Đứng dậy, giơ tay lên!". Tôi đáp "Tôi không đứng được, chân đang bị thương mà". Có tiếng họ trao đổi với người lính trẻ "thử bò tới chỗ hắn, nếu có chuyện gì xảy ra hãy bắn lên một loạt." Họ bò về phía tôi, nhấc tôi đứng dậy và tôi hỏi:"Còn chiếc tăng nào không?" "Còn một xe nhỏ đấy" "Hãy đưa tôi tới gặp chỉ huy". Người chỉ huy chạy tới gọi "Đồng chí thiếu úy, đồng chí thiếu úy" - "Hãy đưa tôi tới địa điểm xuất phát." Anh lính lập tức tỏ ra vui vẻ vì nhờ việc này anh có thể tới vùng hậu phương và quan trọng hơn là đã cứu được một thiếu úy; nói chung việc này có lợi cho cả 2 chúng tôi. Họ đưa tôi tới điểm xuất phát, nơi hôm trước tôi đã từ đó tiến công. Người tiểu đoàn trưởng nhìn thấy tôi mừng rỡ: ?oCon trai ạ, ta biết mọi chuyện sẽ kết thúc như thế này, nhưng nó kết thúc tốt hơn ta nghĩ. Và giờ đây anh vẫn còn sống sót sau khi trải qua chiến trận, cám ơn Chúa? . Rồi họ đưa tôi vào trong công sự. Vợ Lữ đoàn trưởng ra lệnh cho họ :"Cắt cái ủng của anh ta ra" rồi thốt lê ?oTrông các anh tệ quá, vodka nhé?. Họ cho tôi một ly vodka rồi tiến hành phẫu thuật. Ngày hôm sau tôi được đưa tới ga Shakhovskaia. Tôi không bao giờ gặp lại anh lính lái xe hoặc anh lính nạp đạn nữa. Họ chở tôi trên một cái cáng: một người lính nhỏ thó đi trước, một người cao, hơi già khiêng phía sau. Tôi nói với họ: ?oHãy đổi vị trí cáng nhé, nếu có chuyện gì xảy ra? - "Yên tâm đi thiếu uý, chúng tôi sẽ đưa anh tới nơi. " Liền đó những chiếc máy bay ném bom Junkerbắt đầu tàn phá Pogoreloe Gorodishe và Shakhovskaia, họ liền thả tôi giữa đường, lượn ngay vào một chiếc hầm ở bên rìa đường. Tôi buộc phải nói với họ : ?oSao các anh không đưa tôi vào hầm?Việc đó không cần thiết à?" - Lúc đó họ mới miễn cưỡng ra nhấc tôi lên, đặt vào bãi cỏ gần đó. Rồi từ đâu đó túa ra các cô gái trẻ tốt bụng. Họ giúp khiêng tôi lên một con tàu đi Matxcơva, không quên dặn với theo "Hãy nhanh chân lên trước khi máy bay Đức tới Matxcơva.? Khi tàu chuyển bánh, tôi nghe họ hát ở toa bên cạnh, bèn quay đầu hỏi một người lính già : ?oCái gì vậy nhỉ?" "À, các cô gái đã đưa chúng ta lên tàu ấy mà." - "Sao họ lại về Matxcơva?" "Để sinh con." "Anh nói để sinh con?" "À, hồi tháng 10, khi họ động viên toàn dân, các bà mẹ đã nói rằng, ?~Đi đi, để rồi chửa hoang và vác cái bụng về nhà?T? Và mọi việc diễn ra đúng như vậy. Đó là quy luật của cuộc sống, tôi không trách gì các cô gái cả.
    - A.D. Những ngày đó, tiểu đoàn đã thiệt hại những gì?
    Nói thật, trong vòng 8 ngày chiến đấu tiểu đoàn chúng tôi chỉ còn lại có 4 chiếc tăng: xe của tiểu đoàn trưởng, thiếu uý Dolgushin và hai tăng nhẹ T-60. Tiểu đoàn trưởng khi đó đã phải nói với tôi rằng "Con trai, ta không thể tiếp tục chiến đấu được nữa. Từ giờ anh sẽ là chỉ huy.? Chúng tôi đã thiệt hại rất nặng,phần lớn là do pháo chống tăng. Quân địch cũng trong tình trạng tương tự. Khi trên đường đuổi theo lữ đoàn, ngồi trong chiếc T-60 tôi nhìn thấy 8 chiếc tăng địch bị bắn cháy, toàn loại Pz.II và Pz.III. Binh sĩ của chúng ta dùng súng chống tăng đã bắn hạ chúng. Điều ngạc nhiên là những chiếc xe sau không hề rút lui khi xe trước bị bắn cháy. Có vẻ không giống với quân Đức vì những tay lái đi khá ngốc - Chúng chạy theo một đường thẳng vào đội hình tấn công của bộ đội ta và khi bị bắn cháy vẫn nằm nguyên trên một đường thẳng.
    - A.D. Rồi điều gì đã xảy ra?
    Thì 9 tháng nằm liệt trong các bệnh viện. Vết thương khá nghiêm trọng và lành thì rõ lâu. Đầu tiên tôi nằm ở bệnh viện dã chiến Bobylskaia, rồi tới bệnh viện thành phố Zlatoust. Sau khi hồi phục tôi phải đi bằng nạng, không thể chiến đấu được nữa. Thế là người ta điều tôi về đội huấn luyện lái tăng vì tôi biết công việc của người lái là gì và biết cách đào tạo họ.
    - A.D. Ông có được thưởng cho trận đó không??
    Có chứ, trận đó tôi được Huân chương Cờ đỏ trong khi còn đang nằm viện. Bạn tôi cho tôi biết : "Sasha! Họ viết về cậu trên tờ Sự thật Komsomolskaia đấy!" Tôi đọc thấy có đoạn :" Chiếc tăng dưới quyền chỉ huy của Thiếu úy Bondar'' là chiếc xe đầu tiên phóng tới ngôi làng". Đó là một số báo giá trị, và mọi việc đã diễn ra như một định mệnh.
    Ghi âm: Artem Drabkin
    Hiệu đính: Artem Drabkin và Ekaterina Korbut
    Dịch từ Nga sang Anh: Alyssa Nichols
    Dịch từ Anh sang Việt: Võ Hoàng Long - Lý Thế Dân
  4. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    HỒI ỨC CỦA CÁC PHI CÔNG
    Vyacheslav Ivanov
    (Ông sinh năm 1921. Là thiếu úy hoa tiêu trên máy bay U-2 thuộc Phi đoàn 387 NBAP. Lần đầu tham gia chiến đấu vào tháng Sáu năm 1943, tại Phương diện quân Bryansk, ông thực hiện nhiệm vụ chiến đấu đêm đầu tiên vào đầu chiến dịch Orel-Kursk, giải phóng Orel. Tại đây, nhờ đã hoàn thành 30 phi vụ chiến đấu, ông được trao tặng Huân chương Sao Đỏ, và vào ngày mùng 9 tháng Tám năm 1943, trong khi thực hiện phi vụ thứ 37, máy bay của ông bị bắn rơi trên bầu trời thị trấn Karachev, phụ cận Bryansk. Đầu tháng Giêng năm 1944 ông tham gia chiến đấu trong thành phần Ban tham mưu Phi đoàn 715 NBAP thuộc Phương diện quân Ukraina 1. Tổng cộng, ông đã thực hiện 99 phi vụ chiến đấu. Trung đoàn ông cũng thực hiện rất nhiều phi vụ bay ngày bằng máy bay U-2 khi họ ném bom lực lượng Đức bị bao vây trong khu vực thị trấn Chertkov (phía Nam Ternopol). Phi đoàn 715 NBAP cũng đã ném bom một cây cầu bắc ngang sông Dnestr trong khu vực thị trấn Kamenets-Podol''sk. Do những chiến công đó, Phi đoàn 715 NBAP đã được nhận danh xưng Cận vệ "Kamenets-Podol''skiy".
    Cuối năm 1944 ông được chuyển tới 600 VTAP ON (Trung đoàn Vận tải đường không thực hiện Nhiệm vụ đặc biệt), thuộc Bộ Tổng Tư lệnh. Tại đây ông đã bay các loại máy bay Shche-2, Yak-6, Li-2 và (sau chiến tranh) Il-12. Tổng cộng ông đã thực hiện khoảng 3000 giờ bay. Năm 1956, do mắc bệnh thận, ông chuyển sang công tác dưới mặt đất. Sau đó ông tiếp tục phục vụ trong VVS (Không quân Liên Xô) cho tới tháng Chạp năm 1971, khi ông về hưu với chức vụ Tham mưu trưởng Đoàn Không quân 229 VTAP ON/4 AD ON.
    Ông đã được tặng ba Huân chương Sao Đỏ, một Huân chương Vệ quốc và 17 huy chương các loại.)

    "Chuyện đó xảy ra vào mùng 9 tháng Tám năm 1943. Chúng tôi bay đi ném bom một nhà ga đường sắt. Pháo phòng không bắn lên dữ dội và, theo tôi nghĩ, tiêm kích Đức cũng có mặt. Tôi không biết chính xác thứ gì bắn hạ chúng tôi, nhưng máy bay tôi bốc cháy và bắt đầu rơi. Chúng tôi rơi xuống gần khu vực ga đường sắt Karachev. Tôi và trung úy phi công Pavel Radenko chui khỏi cái máy bay giờ đang cắm mũi xuống đất. Chúng tôi hỏi nhau tình hình thương tích và, sau khi đã chắc chắn là chúng không có gì nguy hiểm, chúng tôi quyết định rời khỏi nơi máy bay rơi. Nhưng trước tiên chúng tôi phải cởi áo bay. Anh ấy cởi áo thật nhanh và bắt đầu giục giã tôi. Nhưng tôi vẫn còn loay hoay với cái áo của mình, rồi lại tìm túi cứu hộ và tháo lấy la bàn, rồi mới trườn ra để đuổi theo anh ta. Lúc này trời đã tối, tôi không thể đuổi kịp. Tất cả nỗ lực của tôi để tìm người chỉ huy trong đêm tối đều thất bại. Tôi đi mãi tới khi gặp một nhà ga xe lửa. Tôi định băng qua dải đường sắt về phía Bắc, nơi có một cánh rừng, nhưng ý định đó thất bại khi tôi kịp phát hiện một nhóm gác đang tuần tra trên đường. Một lần nữa tôi lại bắt đầu đi tìm dấu vết chỉ huy của mình. Chủ yếu tôi bò trườn sát đất do sợ gây chú ý cho những người mà chốc chốc tôi lại nghe thấy tiếng trò chuyện. Bọn họ nói với nhau bằng tiếng Đức. Tôi trườn mãi tới khi nhận thấy có người đang tiến thẳng lại gần mình. Chờ hắn tới thật gần, tôi bật nhanh dậy và hỏi rất to tên của hắn. Hắn trả lời bằng tiếng Đức: ?oHalt?. Thế là tôi bắn thẳng vào hắn và vội quay lại chạy vọt đi. Trời bắt đầu sáng và tôi ẩn mình vào đám cỏ cao mọc trong cái rãnh ven đường. Tôi ở đấy trong suốt ngày đầu tiên. Một chiếc môtô ba bánh chở một xạ thủ trung liên và một tên lính nữa ngồi sau thằng lái chạy qua con đường. Chúng cứ chạy đi chạy lại như thế mấy lần nên tôi phải nằm chờ đến khi trời tối hẳn. Đêm tới, tôi chui khỏi cái rãnh, thận trọng lảng xa thị trấn ấy và đi về phía đông, định hướng nhờ cái la bàn. Chiến tuyến hiện ở gần khu vực ga đường sắt Naryshkino, cách thị trấn Karachev 50 km và cách Orel khoảng 30 km. Tôi biết lúc này Orel đã được giải phóng và quân đội ta đang tiến quân về Bryansk. Do đó, tôi đi về hướng mặt trận với hy vọng vượt chiến tuyến về phía quân ta.
    Tôi bước gần miệng của một cái hố lớn ?" đó là cái hố tạo ra bởi vụ nổ của một quả bom hạng nặng. Tôi quyết định dừng lại đây để chờ cho hết ngày thứ hai. Suốt đêm lẫn ngày của hôm đầu tiên mưa rơi rả rích nên giờ đây, nằm trong cái hố, tôi phơi người dưới nắng để hong cho khô và cố chợp mắt một chút. Tôi thức dậy do một cú chạm nhẹ và, hé mắt ra đôi chút, tôi thấy một người mặc quân phục Đức đứng ở miệng hố. Sau một thoáng, tôi hiểu là hắn đang ném đá vào người mình, do đó tôi phải cố giữ im lặng không động đậy. Thế rồi, qua khoé mắt, tôi thấy hắn đi tìm một hòn đá lớn và cố lăng nó vào tôi. Tôi nhắm chặt mắt lại và tự nhủ rằng, dù chuyện gì xảy ra đi nữa tôi cũng cố giữ cho người bất động. Hòn đá, may thay chỉ là một tảng đất pha cát, vỡ vụn ra sau khi trúng vào đầu tôi. Tôi chờ một chút, khi đám đất cát vụn tuôn qua mặt, mở hé mắt và nhận thấy tên Đức phẩy tay rồi bỏ đi.
    Tôi vẫn ở lại trong cái hố thêm một lúc. Chờ tới khi trời tối, tôi rời hố bom và tiến xa hơn về hướng đông. Tôi tới được một cánh đồng lúa mì đã gặt, tuốt lấy vài bông bỏ vào túi, cảm thấy mừng vì vẫn tìm được chút gì đó để nhai. Tôi ở lại cánh đồng ấy trong ngày thứ ba. Vẫn còn vài bông lúa trong túi. Đêm đã đến và tôi một lần nữa lại tiếp tục tiến về hướng đông.
    Rạng sáng ngày thứ tư, tôi lần được tới chỗ có những đống rơm khô. Vùi mình vào một trong những đống rơm đó, tôi lăn ra ngủ. Tôi bị đánh thức bởi tiếng đạn nổ trong khu vực ấy, bắn ra từ hướng quân ta. Tôi kết luận có lẽ mặt trận đang ở gần và tôi đã không lầm. Đã là cuối ngày thứ tư. Tới đêm, tôi chui khỏi đống rơm và quyết định trườn đi kiểm tra xem có gì ở phía trước mặt. Hóa ra, tôi đã tới được ngay mặt trận. Các chiến hào xuất hiện rất gần và tôi đã có thể quan sát rõ đám người và một chiếc xe ngựa đang di chuyển về hướng tây. Ngày thứ năm bắt đầu. Ngay lập tức, tôi nhận ra mình đang ở giữa mặt trận. Trong đụn rơm nơi tôi ẩn nấp, tôi nghe được một cuộc trao đổi bằng tiếng Đức và thấy có hai người đang tiến về phía mình. Chúng lại gần và bắt đầu lấy rơm ở ngay chỗ đầu tôi, một tên trong chúng đè lên vai tôi. Ôi, tôi nghĩ, thế là hết ? Tôi nắm chặt khẩu súng lục trong tay và sắn sàng nổ súng nếu chúng phát hiện ra. Điều đó nghe có vẻ ngốc nghếch, nhưng lúc đó tôi đã thực sự nghĩ như thế và đã sẵn sàng thực hiện? Bọn Đức lấy rơm khô và quay đi, nhưng tôi lại nghe và thấy chúng một lần nữa quay trở lại. Chúng bỏ đi sau khi lấy đủ rơm. Với tôi một lần nữa mọi chuyện lại kết thúc tốt đẹp: chúng chỉ đến lấy rơm để lót vào chiến hào. Tôi cẩn thận nằm lại chờ tới khi trời tối. Rồi tôi chui ra, uống no nước trong một vũng lầy, nhai nốt chỗ lúa mì còn lại và quyết dịnh nằm chờ tới lúc trời sáng bên đống rơm. Rạng sáng ngày thứ sáu của chuyến hành trình giữa hậu phương quân Đức, tôi nghe có những tiếng trò chuyện và la hét ồn ào bằng tiếng Nga. Tôi nhận ra một toán rất đông binh lính có vũ trang đang tiến về phía tây, ngang qua chỗ tôi. Ngay lúc ấy, về phía dải đường sắt chạy bên trái tôi, tôi thấy có nhiều người đang bước thẳng lưng. Tôi đã gặp đám lính bộ binh của Kapitan, trung đoàn trưởng một trung đoàn công nhân Tula, theo lời anh ấy nói.
    Đấy là ngày 15 tháng Tám năm 1943. Tổng cộng tôi đã đi được 7 cây số kể từ thị trấn Karachev. Đêm và ngày 16 tháng Tám, tôi nghỉ tại một điểm đóng quân, nơi vào ban đêm tôi nghe thấy tiếng những xã trưởng bị bắt, do trước đó đã cộng tác với quân Đức, đang bị thẩm vấn.
    Tới sáng, sau khi nhận được một túi nhỏ chứa bánh mì khô và một hộp thịt, tôi quá giang một xe tải để tới thị trấn Orel, 7 cây số cách cái sân bay mà từ đó tôi đã cất cánh ngày 9 tháng Tám năm 1943.
    Tại Orel tôi gặp một chuyên viên mặc quân phục không quân cư xử rất lịch sự, nhưng đó chính là một sỹ quan "Smersh" (mật vụ quân đội) và quá trình thẩm tra tôi bắt đầu. Thật khổ cho bất cứ ai sống ở thị trấn này. Đơn giản là tay chuyên viên đó từ chối tin việc tôi là phi công thuộc sân bay đóng tại khu vực ga xe lửa Stish. Đã ba lần họ lôi tôi ra sau một đống rác nhỏ, để làm gì không hiểu? ? Tới tận bây giờ, tôi vẫn không thể trả lời chắc chắn cho câu hỏi đó. Mỗi lần tới sau đống rác, họ, lần lượt người này kế tiếp người kia, và cuối cùng là bốn người một lúc, cố gắng bắt tôi kể tên thư ký của nhóm sinh hoạt Đoàn Thanh niên Komsomol đầu tiên mà tôi từng tham gia. Nhưng làm sao tôi nhớ nổi cái tên đó, nhất là trong tình huống thế này? Trong suốt thời gian diễn ra câu chuyện khó chịu đó, tôi vẫn giữ được cái thẻ Đoàn và tất nhiên là chìa nó ra cho đám ?oCận vệ? đầây tinh thần cảnh giác kia. Sau khoảng ba tiếng đồng hồ, sức kiên nhẫn của tôi đã cạn và tôi buông ra những từ ngữ gay gắt để bộc lộ sự căm phẫn về cách cư xử quái gở của họ. Tôi bảo họ rằng sân bay chúng tôi chỉ nằm cách ga Stish (tức làng Mikhailovka) có 7 cây số, hãy tới đó mà kiểm tra và, nếu thấy tôi sai thì cứ việc đem tôi ra làm bất cứ điều gì họ muốn. Sau khi nghe tôi nói thế, họ đề nghị tôi bình tĩnh lại và bỏ tôi một mình trong phòng. Nửa tiếng sau, một nhân vật hoàn toàn mới bước vào, bảo tôi cầm theo cái túi đựng bánh khô của mình và chờ một chiếc xe tải sắp khởi hành để tôi quá giang về hướng ga Stish. Lúc này trời đã gần về chiều, chúng tôi bắt đầu lên đường. Chúng tôi rời thị trấn và chiếc xe dừng lại. Không gian xung quanh chúng tôi im ắng không một tiếng động. Tôi được yêu cầu phải xuống xe. Rồi tôi được chỉ cho phương hướng cần đi. Tôi rời chiếc xe và đi theo hướng được chỉ. Tôi tự ra lệnh cho bản thân tuyệt đối không được quay lại nhìn. Lúc đó trong đầu tôi tràn ngập những ý nghĩ trái ngược, thậm chí là những ý nghĩ cực đoan nhất, nhưng tôi chẳng làm gì khác được. Chờ một lúc khá lâu, tôi từ từ ngoái đầu lại. Chiếc xe tải đã đi một quãng xa và tôi không thấy dấu hiệu gì đe dọa nữa. Thở phào nhẹ nhõm, tôi bước nhanh theo hướng đã được chỉ. Mau chóng, tôi đón được một chiếc xe cho tôi quá giang tới tận nơi sân bay chúng tôi. May mắn cho tôi, đấy cũng chính là lúc chiếc xe cuối cùng ở đó khởi hành để tới vị trí đóng quân mới của Phi đoàn 387 NBAP chúng tôi. Ngay buổi chiều cùng ngày, trong vòng tay anh em đồng chí cùng trung đoàn, tôi thuật lại cho họ về những gian nan vất vả của mình. Tôi được cấp một kỳ phép hàng tháng theo quy định của đơn vị. Khoảng 10 ngày sau, thị trấn Karachev được giải phóng và chúng tôi, dẫn đầu bởi các kỹ thuật viên trung đoàn, mang theo cuốn nhật ký làm việc của sân bay, tiến vào Karachev. Tại đấy tôi mau chóng tìm ra chiếc máy bay của mình. Nó đã cháy rụi hoàn toàn. So sánh số serie máy với các ghi chép trong nhật ký hành trình, chúng tôi đã xác định đó đúng là máy bay của mình.
    Số phận chỉ huy của tôi, trung úy Pavel Rodenko, chỉ được xác định vào năm 1946. Vào đêm ấy, một ông lão đã gặp anh và đưa anh về, giấu anh vào một hầm chứa. Nhưng tay xã trưởng ở đấy biết được và báo cho bọn Đức đến giết anh. Sau này, khi quân đội ta giải phóng Karachev, một tháp tưởng niệm vong hồn anh đã được dựng lên tại thị trấn đấy.
    Lyubertsy
    09.09.2000
    Người phỏng vấn: Artem Drabkin.
    Dịch từ tiếng Anh: Lý Thế Dân
  5. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    HỒI ỨC CỦA CÁC PHI CÔNG
    Vyacheslav Ivanov
    (Ông sinh năm 1921. Là thiếu úy hoa tiêu trên máy bay U-2 thuộc Phi đoàn 387 NBAP. Lần đầu tham gia chiến đấu vào tháng Sáu năm 1943, tại Phương diện quân Bryansk, ông thực hiện nhiệm vụ chiến đấu đêm đầu tiên vào đầu chiến dịch Orel-Kursk, giải phóng Orel. Tại đây, nhờ đã hoàn thành 30 phi vụ chiến đấu, ông được trao tặng Huân chương Sao Đỏ, và vào ngày mùng 9 tháng Tám năm 1943, trong khi thực hiện phi vụ thứ 37, máy bay của ông bị bắn rơi trên bầu trời thị trấn Karachev, phụ cận Bryansk. Đầu tháng Giêng năm 1944 ông tham gia chiến đấu trong thành phần Ban tham mưu Phi đoàn 715 NBAP thuộc Phương diện quân Ukraina 1. Tổng cộng, ông đã thực hiện 99 phi vụ chiến đấu. Trung đoàn ông cũng thực hiện rất nhiều phi vụ bay ngày bằng máy bay U-2 khi họ ném bom lực lượng Đức bị bao vây trong khu vực thị trấn Chertkov (phía Nam Ternopol). Phi đoàn 715 NBAP cũng đã ném bom một cây cầu bắc ngang sông Dnestr trong khu vực thị trấn Kamenets-Podol''sk. Do những chiến công đó, Phi đoàn 715 NBAP đã được nhận danh xưng Cận vệ "Kamenets-Podol''skiy".
    Cuối năm 1944 ông được chuyển tới 600 VTAP ON (Trung đoàn Vận tải đường không thực hiện Nhiệm vụ đặc biệt), thuộc Bộ Tổng Tư lệnh. Tại đây ông đã bay các loại máy bay Shche-2, Yak-6, Li-2 và (sau chiến tranh) Il-12. Tổng cộng ông đã thực hiện khoảng 3000 giờ bay. Năm 1956, do mắc bệnh thận, ông chuyển sang công tác dưới mặt đất. Sau đó ông tiếp tục phục vụ trong VVS (Không quân Liên Xô) cho tới tháng Chạp năm 1971, khi ông về hưu với chức vụ Tham mưu trưởng Đoàn Không quân 229 VTAP ON/4 AD ON.
    Ông đã được tặng ba Huân chương Sao Đỏ, một Huân chương Vệ quốc và 17 huy chương các loại.)

    "Chuyện đó xảy ra vào mùng 9 tháng Tám năm 1943. Chúng tôi bay đi ném bom một nhà ga đường sắt. Pháo phòng không bắn lên dữ dội và, theo tôi nghĩ, tiêm kích Đức cũng có mặt. Tôi không biết chính xác thứ gì bắn hạ chúng tôi, nhưng máy bay tôi bốc cháy và bắt đầu rơi. Chúng tôi rơi xuống gần khu vực ga đường sắt Karachev. Tôi và trung úy phi công Pavel Radenko chui khỏi cái máy bay giờ đang cắm mũi xuống đất. Chúng tôi hỏi nhau tình hình thương tích và, sau khi đã chắc chắn là chúng không có gì nguy hiểm, chúng tôi quyết định rời khỏi nơi máy bay rơi. Nhưng trước tiên chúng tôi phải cởi áo bay. Anh ấy cởi áo thật nhanh và bắt đầu giục giã tôi. Nhưng tôi vẫn còn loay hoay với cái áo của mình, rồi lại tìm túi cứu hộ và tháo lấy la bàn, rồi mới trườn ra để đuổi theo anh ta. Lúc này trời đã tối, tôi không thể đuổi kịp. Tất cả nỗ lực của tôi để tìm người chỉ huy trong đêm tối đều thất bại. Tôi đi mãi tới khi gặp một nhà ga xe lửa. Tôi định băng qua dải đường sắt về phía Bắc, nơi có một cánh rừng, nhưng ý định đó thất bại khi tôi kịp phát hiện một nhóm gác đang tuần tra trên đường. Một lần nữa tôi lại bắt đầu đi tìm dấu vết chỉ huy của mình. Chủ yếu tôi bò trườn sát đất do sợ gây chú ý cho những người mà chốc chốc tôi lại nghe thấy tiếng trò chuyện. Bọn họ nói với nhau bằng tiếng Đức. Tôi trườn mãi tới khi nhận thấy có người đang tiến thẳng lại gần mình. Chờ hắn tới thật gần, tôi bật nhanh dậy và hỏi rất to tên của hắn. Hắn trả lời bằng tiếng Đức: ?oHalt?. Thế là tôi bắn thẳng vào hắn và vội quay lại chạy vọt đi. Trời bắt đầu sáng và tôi ẩn mình vào đám cỏ cao mọc trong cái rãnh ven đường. Tôi ở đấy trong suốt ngày đầu tiên. Một chiếc môtô ba bánh chở một xạ thủ trung liên và một tên lính nữa ngồi sau thằng lái chạy qua con đường. Chúng cứ chạy đi chạy lại như thế mấy lần nên tôi phải nằm chờ đến khi trời tối hẳn. Đêm tới, tôi chui khỏi cái rãnh, thận trọng lảng xa thị trấn ấy và đi về phía đông, định hướng nhờ cái la bàn. Chiến tuyến hiện ở gần khu vực ga đường sắt Naryshkino, cách thị trấn Karachev 50 km và cách Orel khoảng 30 km. Tôi biết lúc này Orel đã được giải phóng và quân đội ta đang tiến quân về Bryansk. Do đó, tôi đi về hướng mặt trận với hy vọng vượt chiến tuyến về phía quân ta.
    Tôi bước gần miệng của một cái hố lớn ?" đó là cái hố tạo ra bởi vụ nổ của một quả bom hạng nặng. Tôi quyết định dừng lại đây để chờ cho hết ngày thứ hai. Suốt đêm lẫn ngày của hôm đầu tiên mưa rơi rả rích nên giờ đây, nằm trong cái hố, tôi phơi người dưới nắng để hong cho khô và cố chợp mắt một chút. Tôi thức dậy do một cú chạm nhẹ và, hé mắt ra đôi chút, tôi thấy một người mặc quân phục Đức đứng ở miệng hố. Sau một thoáng, tôi hiểu là hắn đang ném đá vào người mình, do đó tôi phải cố giữ im lặng không động đậy. Thế rồi, qua khoé mắt, tôi thấy hắn đi tìm một hòn đá lớn và cố lăng nó vào tôi. Tôi nhắm chặt mắt lại và tự nhủ rằng, dù chuyện gì xảy ra đi nữa tôi cũng cố giữ cho người bất động. Hòn đá, may thay chỉ là một tảng đất pha cát, vỡ vụn ra sau khi trúng vào đầu tôi. Tôi chờ một chút, khi đám đất cát vụn tuôn qua mặt, mở hé mắt và nhận thấy tên Đức phẩy tay rồi bỏ đi.
    Tôi vẫn ở lại trong cái hố thêm một lúc. Chờ tới khi trời tối, tôi rời hố bom và tiến xa hơn về hướng đông. Tôi tới được một cánh đồng lúa mì đã gặt, tuốt lấy vài bông bỏ vào túi, cảm thấy mừng vì vẫn tìm được chút gì đó để nhai. Tôi ở lại cánh đồng ấy trong ngày thứ ba. Vẫn còn vài bông lúa trong túi. Đêm đã đến và tôi một lần nữa lại tiếp tục tiến về hướng đông.
    Rạng sáng ngày thứ tư, tôi lần được tới chỗ có những đống rơm khô. Vùi mình vào một trong những đống rơm đó, tôi lăn ra ngủ. Tôi bị đánh thức bởi tiếng đạn nổ trong khu vực ấy, bắn ra từ hướng quân ta. Tôi kết luận có lẽ mặt trận đang ở gần và tôi đã không lầm. Đã là cuối ngày thứ tư. Tới đêm, tôi chui khỏi đống rơm và quyết định trườn đi kiểm tra xem có gì ở phía trước mặt. Hóa ra, tôi đã tới được ngay mặt trận. Các chiến hào xuất hiện rất gần và tôi đã có thể quan sát rõ đám người và một chiếc xe ngựa đang di chuyển về hướng tây. Ngày thứ năm bắt đầu. Ngay lập tức, tôi nhận ra mình đang ở giữa mặt trận. Trong đụn rơm nơi tôi ẩn nấp, tôi nghe được một cuộc trao đổi bằng tiếng Đức và thấy có hai người đang tiến về phía mình. Chúng lại gần và bắt đầu lấy rơm ở ngay chỗ đầu tôi, một tên trong chúng đè lên vai tôi. Ôi, tôi nghĩ, thế là hết ? Tôi nắm chặt khẩu súng lục trong tay và sắn sàng nổ súng nếu chúng phát hiện ra. Điều đó nghe có vẻ ngốc nghếch, nhưng lúc đó tôi đã thực sự nghĩ như thế và đã sẵn sàng thực hiện? Bọn Đức lấy rơm khô và quay đi, nhưng tôi lại nghe và thấy chúng một lần nữa quay trở lại. Chúng bỏ đi sau khi lấy đủ rơm. Với tôi một lần nữa mọi chuyện lại kết thúc tốt đẹp: chúng chỉ đến lấy rơm để lót vào chiến hào. Tôi cẩn thận nằm lại chờ tới khi trời tối. Rồi tôi chui ra, uống no nước trong một vũng lầy, nhai nốt chỗ lúa mì còn lại và quyết dịnh nằm chờ tới lúc trời sáng bên đống rơm. Rạng sáng ngày thứ sáu của chuyến hành trình giữa hậu phương quân Đức, tôi nghe có những tiếng trò chuyện và la hét ồn ào bằng tiếng Nga. Tôi nhận ra một toán rất đông binh lính có vũ trang đang tiến về phía tây, ngang qua chỗ tôi. Ngay lúc ấy, về phía dải đường sắt chạy bên trái tôi, tôi thấy có nhiều người đang bước thẳng lưng. Tôi đã gặp đám lính bộ binh của Kapitan, trung đoàn trưởng một trung đoàn công nhân Tula, theo lời anh ấy nói.
    Đấy là ngày 15 tháng Tám năm 1943. Tổng cộng tôi đã đi được 7 cây số kể từ thị trấn Karachev. Đêm và ngày 16 tháng Tám, tôi nghỉ tại một điểm đóng quân, nơi vào ban đêm tôi nghe thấy tiếng những xã trưởng bị bắt, do trước đó đã cộng tác với quân Đức, đang bị thẩm vấn.
    Tới sáng, sau khi nhận được một túi nhỏ chứa bánh mì khô và một hộp thịt, tôi quá giang một xe tải để tới thị trấn Orel, 7 cây số cách cái sân bay mà từ đó tôi đã cất cánh ngày 9 tháng Tám năm 1943.
    Tại Orel tôi gặp một chuyên viên mặc quân phục không quân cư xử rất lịch sự, nhưng đó chính là một sỹ quan "Smersh" (mật vụ quân đội) và quá trình thẩm tra tôi bắt đầu. Thật khổ cho bất cứ ai sống ở thị trấn này. Đơn giản là tay chuyên viên đó từ chối tin việc tôi là phi công thuộc sân bay đóng tại khu vực ga xe lửa Stish. Đã ba lần họ lôi tôi ra sau một đống rác nhỏ, để làm gì không hiểu? ? Tới tận bây giờ, tôi vẫn không thể trả lời chắc chắn cho câu hỏi đó. Mỗi lần tới sau đống rác, họ, lần lượt người này kế tiếp người kia, và cuối cùng là bốn người một lúc, cố gắng bắt tôi kể tên thư ký của nhóm sinh hoạt Đoàn Thanh niên Komsomol đầu tiên mà tôi từng tham gia. Nhưng làm sao tôi nhớ nổi cái tên đó, nhất là trong tình huống thế này? Trong suốt thời gian diễn ra câu chuyện khó chịu đó, tôi vẫn giữ được cái thẻ Đoàn và tất nhiên là chìa nó ra cho đám ?oCận vệ? đầây tinh thần cảnh giác kia. Sau khoảng ba tiếng đồng hồ, sức kiên nhẫn của tôi đã cạn và tôi buông ra những từ ngữ gay gắt để bộc lộ sự căm phẫn về cách cư xử quái gở của họ. Tôi bảo họ rằng sân bay chúng tôi chỉ nằm cách ga Stish (tức làng Mikhailovka) có 7 cây số, hãy tới đó mà kiểm tra và, nếu thấy tôi sai thì cứ việc đem tôi ra làm bất cứ điều gì họ muốn. Sau khi nghe tôi nói thế, họ đề nghị tôi bình tĩnh lại và bỏ tôi một mình trong phòng. Nửa tiếng sau, một nhân vật hoàn toàn mới bước vào, bảo tôi cầm theo cái túi đựng bánh khô của mình và chờ một chiếc xe tải sắp khởi hành để tôi quá giang về hướng ga Stish. Lúc này trời đã gần về chiều, chúng tôi bắt đầu lên đường. Chúng tôi rời thị trấn và chiếc xe dừng lại. Không gian xung quanh chúng tôi im ắng không một tiếng động. Tôi được yêu cầu phải xuống xe. Rồi tôi được chỉ cho phương hướng cần đi. Tôi rời chiếc xe và đi theo hướng được chỉ. Tôi tự ra lệnh cho bản thân tuyệt đối không được quay lại nhìn. Lúc đó trong đầu tôi tràn ngập những ý nghĩ trái ngược, thậm chí là những ý nghĩ cực đoan nhất, nhưng tôi chẳng làm gì khác được. Chờ một lúc khá lâu, tôi từ từ ngoái đầu lại. Chiếc xe tải đã đi một quãng xa và tôi không thấy dấu hiệu gì đe dọa nữa. Thở phào nhẹ nhõm, tôi bước nhanh theo hướng đã được chỉ. Mau chóng, tôi đón được một chiếc xe cho tôi quá giang tới tận nơi sân bay chúng tôi. May mắn cho tôi, đấy cũng chính là lúc chiếc xe cuối cùng ở đó khởi hành để tới vị trí đóng quân mới của Phi đoàn 387 NBAP chúng tôi. Ngay buổi chiều cùng ngày, trong vòng tay anh em đồng chí cùng trung đoàn, tôi thuật lại cho họ về những gian nan vất vả của mình. Tôi được cấp một kỳ phép hàng tháng theo quy định của đơn vị. Khoảng 10 ngày sau, thị trấn Karachev được giải phóng và chúng tôi, dẫn đầu bởi các kỹ thuật viên trung đoàn, mang theo cuốn nhật ký làm việc của sân bay, tiến vào Karachev. Tại đấy tôi mau chóng tìm ra chiếc máy bay của mình. Nó đã cháy rụi hoàn toàn. So sánh số serie máy với các ghi chép trong nhật ký hành trình, chúng tôi đã xác định đó đúng là máy bay của mình.
    Số phận chỉ huy của tôi, trung úy Pavel Rodenko, chỉ được xác định vào năm 1946. Vào đêm ấy, một ông lão đã gặp anh và đưa anh về, giấu anh vào một hầm chứa. Nhưng tay xã trưởng ở đấy biết được và báo cho bọn Đức đến giết anh. Sau này, khi quân đội ta giải phóng Karachev, một tháp tưởng niệm vong hồn anh đã được dựng lên tại thị trấn đấy.
    Lyubertsy
    09.09.2000
    Người phỏng vấn: Artem Drabkin.
    Dịch từ tiếng Anh: Lý Thế Dân
  6. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Hoan hô nhiệt liệt bác Đường thái tông, topic của bác hay quá nên em mạn phép kéo lên cho bàn dân đọc. Hôm qua đọc topic này mà lỡ father cái bữa ăn tối. No star where.
    Tặng bác 5*.
  7. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Hoan hô nhiệt liệt bác Đường thái tông, topic của bác hay quá nên em mạn phép kéo lên cho bàn dân đọc. Hôm qua đọc topic này mà lỡ father cái bữa ăn tối. No star where.
    Tặng bác 5*.
  8. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Để đổi không khí, tôi xin kể lại việc mình đã dịch hơn 200 trang tiếng Anh này như thế nào:
    Thực ra ban đầu tôi chưa có dũng cảm dịch thử những hồi ký này. Bởi TÔI KHÔNG PHẢI LÀ NHÀ VĂN, CŨNG KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI GIỎI ANH VĂN. Thêm nữa, vốn tiếng Nga phổ thông 7 năm của tôi nay thật thảm hại. Tuy nhiên, tôi đọc và tự sưu tầm vô cùng nhiều sách dịch của văn học Nga. Riêng trong tủ sách 2000 cuốn mà tôi tự sưu tầm, có tới 40% là loại này (cám ơn tình hình giá sách cũ rẻ mạt ở SG, có cuốn tôi mua chỉ 1000 đ). Và tôi đã lên mạng để tìm thêm về nhạc và phim của LX, những thứ gắn liền với thời thơ ấu.
    Tôi đã đọc Chiến Tranh và Hòa Bình, rồi sau đó mới đọc tới "Tuyết bỏng" của Iuri Bondarev. Tuyết bỏng đem lại cái nhìn trần trụi hơn về chiến tranh (ở đây tất nhiên ta không thể bàn tới tư tưởng của Lev Talstôi - phải đọc Talstôi mới đúng) mà tôi muốn nói tới sự kinh khủng của Chiến tranh Vệ quốc. Nó vượt hẳn tất cả những gì mà người phương tây có thể tưởng tượng ra. Và khi đọc những hồi ký này trên website Russian Battlefield, tôi liền quyết định phải dịch lại chúng. Tôi muốn giới thiệu chúng cho càng nhiều người VN càng tốt, bởi suy nghĩ: tại sao, tới giờ này ta vẫn chưa được đọc những trang viết thật sự về Chiến tranh VN của người lính VN kể? Bởi lịch sử là vô cùng cần thiết cho các thế hệ mai sau, và chỉ là lịch sử đích thực, trần trụi mà thôi.
    MỘt lý do nữa thôi thúc tôi là tình yêu với văn hóa Nga, mà tôi coi là mẹ tinh thần thứ hai của mình. Rất nhiều lần tôi tự hỏi tại sao lại thế, và sau cùng tôi nghiệm ra. Hãy nghe đây hỡi những ai sùng Mỹ: tôi yêu nước Nga vì nó vô cùng hoà hợp với bản tính VN trong tôi, tôi trung thành với nước Nga không phải vì nó có những kỹ thuật chiến tranh tiên tiến, vì nó có những chiến thắng vĩ đại, mà vì tôi yêu nó bằng con tim mình.
    Bây giờ tôi xin kể về việc dịch :
    Hồi ký đầu tiên trong loạt này là về anh lính bộ binh Ivan Shelepov. (nhân đây xin hỏi, A la Guerre Comme a la Guerre có thể dịch là "Chiến tranh là chiến tranh" không nhỉ?). Tôi cố gắng giữ nguyên giọng văn của người lính này và giữ cả những lòng thòng trong câu cú. Tuy nhiên, tôi đã dựng cả tóc gáy khi biết được tới tận năm 1950 mà các tướng lĩnh Hồng quân vẫn tập trận đạn thật theo kiểu đổ máu thật như Võ sĩ giác đấu như thế !
    Hồi ức công phu nhất là của Mikhail Lukinov. Tôi vẫn còn 3 phần bằng tiếng Nga của ông này, nói về thời klỳ đầu chiến tranh 41-42 (khi chưa bị làm tù binh). Xin các bạn gíup đỡ, bởi khi dùng phần mềm chuyển từ Nga sang Anh thì đọc còn khó nói chi là dịch.
    Ngoài ra, các hồi ức của lính thông tin (Josef Finkenstien và Iurii Koriakin) là những phần thú vị nhất, có lẽ do lính thông tin có trình độ học thức khá cao. Những phần này cũng đề cập tới dợt hãm hiếp của Hồng quân khi tiến vào nước Đức mà phương Tây có nói tới. MỘt hồi ức cũng khá nhiều thông tin là của Vladimir Dolmatov.
    Nói chung khi dịch, tôi cố gắng giữ một giọng văn và dùng những từ ngữ rất gần với các sách dịch văn học Nga của các bậc lão thành để ta có cảm nhận gần gũi hơn.
  9. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Để đổi không khí, tôi xin kể lại việc mình đã dịch hơn 200 trang tiếng Anh này như thế nào:
    Thực ra ban đầu tôi chưa có dũng cảm dịch thử những hồi ký này. Bởi TÔI KHÔNG PHẢI LÀ NHÀ VĂN, CŨNG KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI GIỎI ANH VĂN. Thêm nữa, vốn tiếng Nga phổ thông 7 năm của tôi nay thật thảm hại. Tuy nhiên, tôi đọc và tự sưu tầm vô cùng nhiều sách dịch của văn học Nga. Riêng trong tủ sách 2000 cuốn mà tôi tự sưu tầm, có tới 40% là loại này (cám ơn tình hình giá sách cũ rẻ mạt ở SG, có cuốn tôi mua chỉ 1000 đ). Và tôi đã lên mạng để tìm thêm về nhạc và phim của LX, những thứ gắn liền với thời thơ ấu.
    Tôi đã đọc Chiến Tranh và Hòa Bình, rồi sau đó mới đọc tới "Tuyết bỏng" của Iuri Bondarev. Tuyết bỏng đem lại cái nhìn trần trụi hơn về chiến tranh (ở đây tất nhiên ta không thể bàn tới tư tưởng của Lev Talstôi - phải đọc Talstôi mới đúng) mà tôi muốn nói tới sự kinh khủng của Chiến tranh Vệ quốc. Nó vượt hẳn tất cả những gì mà người phương tây có thể tưởng tượng ra. Và khi đọc những hồi ký này trên website Russian Battlefield, tôi liền quyết định phải dịch lại chúng. Tôi muốn giới thiệu chúng cho càng nhiều người VN càng tốt, bởi suy nghĩ: tại sao, tới giờ này ta vẫn chưa được đọc những trang viết thật sự về Chiến tranh VN của người lính VN kể? Bởi lịch sử là vô cùng cần thiết cho các thế hệ mai sau, và chỉ là lịch sử đích thực, trần trụi mà thôi.
    MỘt lý do nữa thôi thúc tôi là tình yêu với văn hóa Nga, mà tôi coi là mẹ tinh thần thứ hai của mình. Rất nhiều lần tôi tự hỏi tại sao lại thế, và sau cùng tôi nghiệm ra. Hãy nghe đây hỡi những ai sùng Mỹ: tôi yêu nước Nga vì nó vô cùng hoà hợp với bản tính VN trong tôi, tôi trung thành với nước Nga không phải vì nó có những kỹ thuật chiến tranh tiên tiến, vì nó có những chiến thắng vĩ đại, mà vì tôi yêu nó bằng con tim mình.
    Bây giờ tôi xin kể về việc dịch :
    Hồi ký đầu tiên trong loạt này là về anh lính bộ binh Ivan Shelepov. (nhân đây xin hỏi, A la Guerre Comme a la Guerre có thể dịch là "Chiến tranh là chiến tranh" không nhỉ?). Tôi cố gắng giữ nguyên giọng văn của người lính này và giữ cả những lòng thòng trong câu cú. Tuy nhiên, tôi đã dựng cả tóc gáy khi biết được tới tận năm 1950 mà các tướng lĩnh Hồng quân vẫn tập trận đạn thật theo kiểu đổ máu thật như Võ sĩ giác đấu như thế !
    Hồi ức công phu nhất là của Mikhail Lukinov. Tôi vẫn còn 3 phần bằng tiếng Nga của ông này, nói về thời klỳ đầu chiến tranh 41-42 (khi chưa bị làm tù binh). Xin các bạn gíup đỡ, bởi khi dùng phần mềm chuyển từ Nga sang Anh thì đọc còn khó nói chi là dịch.
    Ngoài ra, các hồi ức của lính thông tin (Josef Finkenstien và Iurii Koriakin) là những phần thú vị nhất, có lẽ do lính thông tin có trình độ học thức khá cao. Những phần này cũng đề cập tới dợt hãm hiếp của Hồng quân khi tiến vào nước Đức mà phương Tây có nói tới. MỘt hồi ức cũng khá nhiều thông tin là của Vladimir Dolmatov.
    Nói chung khi dịch, tôi cố gắng giữ một giọng văn và dùng những từ ngữ rất gần với các sách dịch văn học Nga của các bậc lão thành để ta có cảm nhận gần gũi hơn.
  10. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Dưới đây là những người thực hiện: Valeriy Potapov, Eugene Boldyrev, Artem Drabkin, Oleg Sheremet, Bair Irincheev và một số cộng sự khác.

    VALERIY POTAPOV
    Chủ nhiệm thực hiện
    Sinh tại Maskva. Tốt nghiệp Đại học Kỹ thuật Maskva. Hiện làm trưởng phòng thiết kế của Cục Thiết kế Nội thất. Say mê nghiên cứu về lịch sử nước Nga, đặc biệt là lịch sử của cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại. Khởi xướng thực hiện sưu tầm này từ tháng Giêng 1998. Mục đích nhằm chia sẻ kiến thức của mình với mọi người và giới thiệu với bạn bè nước ngoài về lịch sử nước Nga.
    EUGENE BOLDYREV
    Cố vấn về tăng và pháo tự hành
    Sinh năm 1970 tại Maskva. Tốt nghiệp Học viện Luật pháp Quốc gia Maskva. Hiện đang hành nghề luật sư, chuyên về bảo vệ tác quyền. Say mê lịch sử quân sự Nga và các mô hình thu nhỏ (tỷ lệ 1:35). Tham gia nhóm thực hiện bắt đầu từ tháng Ba 1998.
    ARTEM DRABKIN
    Phụ trách điều hành
    Sinh năm 1971 tại Maskva. Tốt nghiệp Khoa Sinh hóa của Đại học Sư phạm Maskva. Phó tiến sĩ vi sinh học. Hiện làm giám đốc kinh doanh của chi nhánh Công ty Lytech tại Nga. Tham gia nhóm khi cảm thấy bản thân đang mất dần mối liên hệ với thế hệ đã nuôi dưỡng mình, nhờ vậy đã trở nên rất gần gũi và thân thiện.​
    LỜI NGƯỜI DỊCH
    ?oKý ức chiến tranh? là một tập hợp những hồi ức trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại của các quân nhân Xôviết thuộc mọi binh chủng: bộ binh, pháo binh, lính xe tăng, phi công, lính thông tin, cứu thương, biệt kích ? thuộc mọi cấp bậc từ binh nhất cho tới các chỉ huy đơn vị, tham gia đủ loại nhiệm vụ chiến đấu. ?oKý ức chiến tranh? mô tả đến từng chi tiết cuộc sống ngoài chiến trường và cuộc sống nơi hậu phương, những trận chiến ác liệt và cảnh giam cầm trong trại tù binh, những chiến công và những thất bại, những đau khổ mất mát, cảnh tuyệt vọng, những vui buồn của đời lính, niềm vui chiến thắng tột cùng, là cuộc đời của biết bao con người trong chiến tranh. ?oKý ức chiến tranh? ca ngợi chiến thắng phát xít của nhân dân Liên Xô, đồng thời nói lên một sự thật: chiến tranh, dù đứng ở phía người chiến thắng cũng như về phía kẻ chiến bại, cũng là một công việc kinh khủng, đau đớn và vô nghĩa lý của loài người. Thông qua ?oKý ức chiến tranh?, ta cũng hiểu thêm về dân tộc Nga, vừa vĩ đại lại vừa man rợ, vừa gần gũi lại vừa xa lạ, dân tộc đã dang tay giúp đỡ chúng ta chiến thắng ngoại xâm, gánh đỡ trách nhiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới, dân tộc hiện đang trải qua bao khó khăn để xây dựng lại đất nước.
    Mong rằng sẽ có nhiều bạn đọc, nhất là những du học sinh Nga và những người từng học tiếng Nga, quan tâm và trao đổi để giúp tôi dịch hoàn thiện bộ ?oKý ức chiến tranh?.
    Sài Gòn, tháng 7, 2004
    Lý Thế Dân
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này