1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại của nhân dân Liên Xô

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi danngoc, 04/09/2004.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Ko có link nào dài đến thế trên mạng đâu, topic "tiếng Hura" thì đây:
    http://www2.ttvnol.com/gdqp/732666.ttvn
    Cám ơn bác đã vote
  2. lantuyet

    lantuyet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Hoan hô bác Maseo! Cám ơn bác nhiều. Nhưng bác maseo ơi, sao không thể download đước vậy? Không có link à?
  3. lantuyet

    lantuyet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Bác Maseo ơi. Để cám ơn sự nhiệt tình của Bác, em xin tặng bác VIDEO Clip lễ duyệt binh Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Phát-xít (ngày 9-5-2005) tại Moskva: http://folk.ntnu.no/makarov/temporary_url_20060509kctqm/v-victory-day-parade-moscow-20050509.wmv (như em đã nối ở trên là chỉ dài khoảng 37 phút nhưng download cực nhanh luôn) và Quốc ca mới của nước Nga: http://folk.ntnu.no/makarov/temporary_url_20060509kctqm/v-victory-day-parade-moscow-20050509-anthem.wmv. Không hiểu là bác đã có chưa, nếu có rồi thì em lỗi bác. Hy vong gặp lại bác với các topic về Liên Xô và nước Nga
  4. supersniper

    supersniper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2006
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Ngày 9-5 vừa rùi đài HTV9 có chiếu vài đoạn duyệt binh , đúng lúc em đi học , về nàh thì cũng gần hết .tiếc đứt ruột.à em down được 1 phần của lễ duyệt binh năm 2005 rùi , trông duyệt binh thật hùng tráng
  5. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Có link đấy chứ, Maseo post link kèm hướng dẫn sử dụng đầy đủ hẳn hoi, mọi người đều xem được lại còn vote cho Maseo nữa cơ mà, nó ko nằm ở trang 1 topic đâu, bác chịu khó tìm các trang sau. Còn cái phim lễ 60 năm của bác thì post lên cho mọi người xem là rất hay, cám ơn bác nhưng thú thật các vụ duyệt binh duyệt biếc này Maseo ko khoái lắm, chỉ tìm giúp anh em thôi. Ngày xưa có quân đội đã từng nổi tiếng duyệt binh đẹp mà chỉ đảo chính là hay chứ đánh nhau thì khó nói trên diễn đàn này lắm
    Kính bác
  6. lantuyet

    lantuyet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Bác Maseo ơi! Vậy thì bác cố gắng tìm giúp em mấy cái link về các lễ duyệt binh của Liên Xô trước đây đi. Em là thanh viên mới nên cũng không thông tỏ những kinh nghiệm tìm tòi trên mạng. Thực sự là em rất khoái cách chơi của bác, hết lòng vì mọi người. Cám ơn bác nhiều.
  7. tanlangtu

    tanlangtu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/07/2002
    Bài viết:
    213
    Đã được thích:
    0
    (tiếp tục)
    Ngay ngày hôm sau chúng tôi nhận lệnh đào công sự. Chúng tôi đào hầu như mọi thứ xung quanh: hào chiến đấu, hầm sĩ quan, mô đất che chắn quân trang. Quân lính bắt đầu cằn nhằn: "Tại sao chúng ta lại phải đào như vậy? Không phải quân ta chuẩn bị tiến công sao?" Ngay lập tức những sĩ quan bị triệu tập tại sở chỉ huy và bị chỉ trích vì sớm nói với quân lính kế hoạch sắp tới. Quân lính được lệnh chấm dứt bàn luận về việc tiến công. Các tờ báo của quân đội viết về việc phòng thủ. Tôi không biết về đội quân "samurai" nhưng chúng tôi đã không thất vọng.
    Đơn vị chúng tôi bắt đầu nhận quân thay thế. Thật khó để nhận ra trong toán quân tăng cường, những ai sinh năm 1927, tức những người ít tuổi nhất tham gia quân đội, bởi tất cả họ đều rệu rã như đến từ những đơn vị thiếu ăn trầm trọng. Còn những người lính dự bị đến từ mặt trận Trans-Baikal thì trông yếu ớt thảm hại. Họ thật hốc hác trong bộ quân phục đã sờn. Họ mang một lớp quấn ở chân, điều đó khiến chúng tôi, những người thộc mặt trận Xô-Đức, lấy làm ngạc nhiên. Chúng tôi tự chia nhau thành những "quân phía tây" và "quân phía đông". Nhưng chúng tôi không lấy đó làm phân biệt vì hiểu rằng khi chúng tôi chiến đấu ở phía Tây thì họ cũng chiến đấu hỗ trợ phía sau chúng tôi, ở phía Đông. Bọn Nhật luôn muốn thu hút việc phòng ngự của quân Xô tại đây. Liên tục xảy ra các vụ phá rối, đụng độ, báo động. Đám quân "Samurai" chỉ tạm lắng xuống sau trận Stalingrad.
    Và đời lính của "quân phía Đông" cũng không tốt hơn gì chúng tôi. Mặt trận Trans-Baikal không chỉ có nghĩa là mặt trận phía sau, mà còn là hậu phương cung cấp thực phẩm cho quân lính với tiêu chuẩn 360 gam bánh mì mỗi ngày và ít súp loãng. Nhiều người không chịu đựng nổi đã trốn thoát khỏi cái đói sang phía Tây, để chiến đấu. Họ biết mình sẽ bị tóm và bị đưa vào đơn vị trừng giới nhưng họ vẫn trốn vì thà bị chết trong chiến đấu còn hơn chết trong cái đói.
    Chúng tôi nhận thấy dấu hiệu của một cuộc công kích sớm. Đơn vị quân y xuất hiện. Chúng tôi được tiêm vắc-xin phòng bệnh dịch và truyền nhiễm bởi rất có thể "quân samurai" sẽ sử dụng vũ khí sinh học. Song không ai lại nghĩ rằng cuộc chiến lại bắt đầu sớm như vậy, vào thời điểm đầu tháng Tám.
    Sĩ quan bọn tôi phải học thuộc nằm lòng sơ đồ chiến dịch sắp tới. Trận Tamtsak-Bulak sẽ như thể trận đánh đầu tiên ở Mãn Châu. Đó là nơi lý tưởng để tiến công, bao vây, cắt đứt, và đập tan quân đội Kwan tung. Quân Nhật hiểu rõ điều đó nên đã cắt hai phần ba lực lượng sang vùng cận Khingan, chỉ để lại một lực lượng đóng giữ vùng biên giới. Chúng tôi phải tiêu diệt toán quân đóng giữ đó và băng đến núi Khingan qua một bán sa mạc rộng lớn càng sớm càng tốt để chiếm giữ hẻm núi trước khi quân chủ lực của Nhật kịp làm điều đó.
    Tối ngày 8 tháng Tám, chúng tôi nhận lệnh bắt đầu cuộc chiến với quân Nhật. Quân lính được gửi đến vùng biên giới sau khi nhận lệnh, sẵn sàng chiến đấu kể cả trong đêm. Tôi còn nhớ đêm hôm ấy rất tối. Pháo sáng tín hiệu lập loè chớp xanh chớp đỏ trên thảo nguyên lúc ở chỗ này, lúc ở chỗ khác. Chúng tôi đã thấy những vệt sáng từ rất xa, phía sau lưng quân địch, và nghe thấy tiếng ầm ầm, cạnh những đỉnh đồi. Hàng dãy dài các khẩu pháo dội xuống vùng địch nắm giữ. Tôi còn nhớ khoảng một phút yên tĩnh ngay trước biên giời. Sau đó, chúng tôi đi trên chiếc T-34 có đèn pha, dừng lại trước ngọn đồi, còn quân Mãn Châu ở phía sau và bắn xả dữ dội. Đó là ám hiệu. Ngay lập tức cả vùng thảo nguyên vang dậy tiếng động cơ và sáng rực ánh đèn pha. Ánh đèn loe loé trên mặt đất. Tôi nhìn đồng hồ, lúc này là 1 giờ rạng ngày 9 tháng Tám, 1945.
    Chúng tôi băng qua biên giới mà không có trận chiến nào xảy ra. Sau đó chúng tôi liên tục gặp các ụ sáng của quân Nhật, thường là với một chiếc súng máy, và chúng bị tiêu diệt dễ dàng. Buổi sáng bắt đầu. Chúng tôi lại gặp những ngọn đồi, và vùng đất mặn như ở Mông Cổ, nhưng đây lại là Mãn Châu. Những chiếc xe tăng nhanh chóng vuợt lên dẫn đầu. Bô binh cơ giới và những xe bồn chở xăng cố gắng không bị bỏ lại phía sau. Đoàn xe tải chạy dọc dòng sông khô kiệt trông như đường lộ. Lính bộ bị bỏ lại phía sau. Họ lại phải đối mặt với cái nóng khủng khiếp, bụi và cơn khát nước. Rất xa phía chân trời, mới thấy lãng vãng những gợn mây phía Khingan. Nhưng điều quan trọng trước tiên là đến được Khingan. Ngay cả con xe "Studebeckers" của Mỹ cũng bị trượt dài và lún xuống cát, khiến linh bộ liên tục phải đẩy xe. Nhiều quân lính bị chảy máu mũi là kết quả của sự nóng nực và mệt mỏi. Những điều tưởng tượng lại hành thêm chúng tôi. Quân lính thấy một cái hồ, liền hớn hở chạy đến mới nhận ra không có cái hồ nào cả. Bản đồ cũng không đáng tin. Nhiều chiếc hồ, được điền trên đó, đều đã khô cạn hoặc là nước mặn. Nơi chúng tôi đi qua đều không có bóng người. Quân Nhật đã di dân ra khỏi biên giời hoặc người ta tản đến nơi khác vì không có nước.
  8. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Larin Pavel Ivanovich - Phần 2
    Chúng tôi dừng lại một hay là hai ngày gì đó, rồi triển khai đội hình ở đâu đó gần phòng tuyến Mannergeim. Chúng tôi đặt đài quan sát ở một chỗ сопке trống trải. Chẳng bao lâu sau quân Phần Lan bắt đầu bắn pháo, họ bắn rất khéo, rồi bộ binh của họ xông lên. Quân ta thì im lặng, còn chúng tôi thì quan sát. Trời đất ạ, họ mặc váy! Tôi lấy ống nhòm ?" tiểu đoàn nữ của Phần Lan tấn công. Bộ binh của chúng ta để họ tới gần đến khoảng cách của tầm ném lựu đạn. Rồi họ đánh, và tôi không nhớ là có người Phần Lan nào thoát khỏi không. Tất cả nằm ở đó!
    Từ đài quan sát này có thể nhìn rõ mọi thứ, nhưng chẳng đào được ?" toàn là đá, phẳng như được mài. Nói chung là chúng tôi khuân những hòn đá kích thước 25 ?" 30 cm lại làm thành một б?fс,ве?. Pháo của đối phương lại bắn. Chẳng có chỗ nào nấp cả. Chúng tôi nằm xuống ?" hai cậu lính trinh sát của tôi, hai nhân viên topo, và tôi, cao cấp nhất trong số họ. Chúng tôi nằm giữa những hòn đá và chờ xem có quả mìn nào rơi vào chỗ chúng tôi chăng, thế là xong đấy. Nhưng mìn thì chỉ bay ngang qua. Mảnh va vào đá rất nhiều, nhưng không chạm phải chúng tôi. Tôi thấy các bạn tôi mặt mũi nhợt nhạt vì lo lắng. Pháo bắn xong, thì người Phần Lan lại xông lên, rồi cuộc tấn công bị bẻ gẫy, - chúng tôi không hề hấn gì. Sau đó tì tiểu đoàn bắt đầu bắn một ít.
    - A.D. Thế ở đó có các đội trinh sát không?
    - Có chứ. Mỗi khẩu đội có một trung đội điều khiển, còn trong mỗi trung đội điều khiển thì có một bộ phận trinh sát. Còn trong tay tôi lúc đó là bộ phận trinh sát của tiểu đoàn. Năm 1943, khi tôi được bổ nhiệm làm trung đội trưởng thì tôi là một trong số trinh sát xuất sắc nhất, thành thạo nhất. Từ trước chiến tranh, khi tôi mới nhập ngũ, thì các tiểu đội (под?азделения) trinh sát được thành lập từ những người có trình độ trung học phổ thông. Cấp trên tính rằng những anh lính ấy sẽ phải khổ luyện, nhưng sẽ thông thạo mọi chuyện, và sau nửa năm thì các anh lính này sẽ thi để trở thành thiếu úy. Quả là chúng tôi đã phải cày ra trò, và các thầy đã dạy chúng tôi chuẩn bị số liệu rất đầy đủ. Công việc đó làm mất gần nửa tiếng. Cần cả thước lôgarit, rồi phải biêt tính khoảng cách, góc положения, ,о?ки наводки по бfссоли, có tính tới các lôgarit và dữ liệu khí tượng ?" vận tốc và hướng gió ở các độ cao khác nhau. Rồi phải tính đến khối lượng đạn, trên đó có bao nhiêu dấu cộng hay trừ? Chúng tôi đã biết tất cả những điều đó. Nhưng trong chiến tranh thì có thêm nhiều lính mới, họ thì không biết những điều này.
    Sau đó thì tiểu đoàn đóng quân ở đâu đó gần vùng Vưborg. Người Phần Lan đã bị đẩy ra khỏi đây. Gần thành phố có một con kênh chảy ngang qua, kênh Sammin. Quân Phần Lan ở bờ này, chúng tôi ở bờ kia. Tôi cùng với đồng chí đội trưởng trinh sát đi tìm chỗ đặt đài quan sát. Chúng tôi thấy một ngôi nhà bốn tầng. Chúng tôi leo lên. Đấy là một ngôi nhà dùng để ở, nhưng đã chẳng còn ai trong đó. Chúng tôi trèo lên các gác xép, lấy dao găm khoét lỗ, giống như lỗ châu mai амб?азf?< trên mái. Hóa ra là chúng tôi gần hơn tất cả. Chỉ cần động đậy một tý là đối phương có thể tiêu diệt chúng tôi ngay dưới mái nhà. Không được, chúng tôi phải chuẩn bị đài chỉ huy cho tiểu đoàn trưởng, chứ không chỉ là đài quan sát. Sau đó chúng tôi leo lên cái tháp trong pháo đài Phần Lan, nhưng không có chúng tôi thì trong cái tháp đó cũng đầy lính trinh sát rồi. Độc ống nhòm không cũng có sáu cái. Mà cái mái tháp cứ y như là cái mũ trụ của hiệp sĩ thời trung cổ. Lại không ổn rồi, vì ở đây sẽ là chỗ của chỉ huy trưởng, mà chỗ này thì chẳng được bảo vệ chút nào. Lại đi tìm tiếp. Cuối cùng chúng tôi tìm được một chỗ cao ?" chỗ máy nâng. Chúng tôi leo lên đó xem xét: thật tuyệt. Nhìn rõ mọi thứ xung quanh,mà xung quanh chỗ đó lại là các bức tường bê tông cốt thép. Một chỗ tuyệt vời, mà lại có chỗ trốn khi cần nữa chứ. Mà chúng tôi lại là những người đến đầu tiên ?" chưa có ai cả. Một lúc sau thì có thêm mấy người chỗ chúng tôi nữa, kể cả lái xe là tám người. Chúng tôi sắp xếp đài quan sát, đặt người canh gác ở cổng ?" như thường lệ cần làm. Chúng tôi bắt đầu xem xét và gặp một cánh cửa đóng kín. Chúng tôi đem móc sắt đến và mở cửa. Ối trời ạ! Trong đó là cả một kho bom, có nhẽ là hai chục, hay ba chục quả ấy, mỗi quả khoảng 200 kg. Lại còn dây đẫn đi đâu đó nữa chứ. Thế là chúng tôi đưa xe ra xa hơn, và đóng cánh cửa ấy lại. Lại kéo đống của cải từ xe lên trên, sang phía đối diện máy nâng ?" xa mấy quả bom ấy ra. Chúng mà nổ thì máy nâng chẳng sao đâu, bê tông mà, mà cũng chẳng động đến chúng tôi ở trên cao.
    Chúng tôi ở đó ba hay bốn ngày gì đó. Quan sát kín đáo. Tháng bảy đã bắt đầu. Chúng tôi ngủ như khi ở nhà: ấm áp, tiện nghi: căng lều, thế là có mái che không sợ ướt. Ở đó có hai phòng nhỏ, chắc có lẽ là văn phòng, có cửa sổ nhỏ, mỗi chiều khoảng nửa mét, nhìn ra vịnh. Và chúng tôi cũng quan sát về hướng đó. Tường thì bằng bê tông cốt thép, tất cả đều ổn.
    Thế rồi vào một trong những ngày ấy, khi tôi đang ở phía dưới thì nghe có tiếng gõ cổng! Tôi nói với cậu canh gác: nhìn xem có chuyện gì ở đó: ?oÔ! Đồng chí trung sĩ, có các tướng đến!? Chúng tôi mở cổng: một vị tướng đi vào, sau ông ta là một bầy đại tá, chắc cũng tới hai chục người. Ông tướng hỏi: ?oThế đấy, cái gì ở chỗ các anh đấy?? Tôi báo cáo, rằng ở đây là đài quan sát và đài chỉ huy phía trên máy nâng. Ở đây không còn ai, ngoài đơn vị của tôi. Người canh gác, xe cộ - đều là thuộc quyền chỉ huy của tôi cả. ?oThế à, cậu dẫn chúng tôi đi?. Tôi dẫn họ đi theo cầu thang bộ. Ông tướng và các đại tá bắt đầu thở phì phò ?" họ mệt mà, có mấy người trong số họ thì hơi béo, mà họ đã nhiều tuổi rồi. Cũng có vài người còn trẻ. Tôi dẫn họ lên trên: ?oXin các cấp trên đừng có lộ mặt. Đối phương đang ở kia, ngay sau bức tường kia, đừng để lộ?. Tôi yêu cầu họ như thế, vì dù sao cũng là các chỉ huy cao cấp mà. Tiểu đoàn trưởng của chúng tôi chỉ mới được phong hàm trung tá cách đây không lâu thôi. Còn ở đây thì toàn các đại tá. Một đại tá nhìn vào ống nhòm: ?oAnh kể xem cái gì ở chỗ nào bên kia?. Tôi kể rằng cách chỗ chúng tôi không xa có mấy hòn đảo, mà quân Phần Lan vẫn chưa bị đẩy khỏi đó, phía vịnh có một nhà ga nào đó, có những chỗ thấy được đội ngũ của đối phương, thấy cả đường sá. Ở đó thì tầm nhìn rất tốt. Tất cả như tên lòng bàn tay. Còn lúc đó là lúc đang im tiếng súng, gần như không ai bắn cả. Thế rồi ông tướng đi lùi ra: ?oNày cậu chỉ huy pháo binh, nhìn đi?. Anh ta cũng nhìn, và ông tướng nói với anh ta: ?oNào, sờ thử chỗ đó xem!? Thế là mấy dàn Kachiusa cho vài loạt sang bên kia kênh, ông tướng quan sát qua ống nhòm: ?oGiỏi, bắn tốt đấy, đủ rồi?. Còn tôi thì nhìn: một đại tá tò mò quá ra hỏi chỗ tường. Thế là chúng tôi bị lộ. Lúc đó đã là sau buổi trưa rồi. Khi mà các cấp trên đã đi khỏi, tôi nói với đám lính: ?oNày các cậu, cẩn thận nhé, chúng ta sẽ phải trả giá đấy?. Mà y như rằng. Khoảng 1 giờ đêmthì nghe tiếng pháo, đạn bắt đầu nổ. Họ bắn vào máy nâng. Tôi cúi xuống, xách súng và xuống dưới. Tôi đuổi tất cả lính xuống, mình thì đi sau. Vừa mới đến cửa căn phòng cần vào thì một quả đạn bắn trúng tường và nổ. Hóa ra tuy là tường bê tông nhưng mà mỏng dính, có 10-12 cm thôi. Viên đạn vừa rơi vào thì tạo ra một cái lỗ đường kính tới mét rưỡi ?" hai mét. Nổ xong thì tôi đi qua khói đi tiếp. Mà từ chỗ chúng tôi đến cầu thang phải đi qua mấy cái tháp силосн<е ба^ни, cao, đường kính khoảng 6m, mà qua chỗ đó có cầu: những phiến gỗ được đóng lại доски, сби,<е ?еденOко пало?ками ? Đi khe khẽ thôi chúng cũng lắc lư. Các đồng đội tôi chạy qua những cái cầu ấy, còn cậu lính gác ở chỗ ống nhòm cũng chạy đi rồi. Tôi phát hiện ra điều đó ở dưới. Cũng may mà cậu ta chạy đi, không thì chắc đã hy sinh rồi. Tôi đi xuống dưới, điểm danh, thì thấy một cậu không có ủng. ?oChân có bị thương không?? - ?oKhông, không sao ạ?. Có mấy cậu chạy chân đất, không có cả vũ khí nữa. Đợt ném bom đã qua đi, nhưng chúng tôi không biết làm gì tiếp, vì người Đức có thói quen thế này: bắn một đợt, rồi im, rồi sau khoảng 15 phút thì lại bắn, rồi lại nửa tiếng sau nữa. Bỗng chúng tôi nghe thấy một tiếng kêu gì đó, chả hiểu là tiếng gì. Mở cổng ra thì thấy một chiến hạm. Các thủy thủ đang chất củi lên tàu, và khi bắn thì một viên đạn rơi vào tàu (hơi nước), từ đó hơi thoát ra, kêu ầm ĩ ? клоко?е, с водой. Chúng tôi chạy đến chỗ các thủy thủ cạnh tàu, cũng nhiều người bị thương.
    Sau đó chúng tôi chẳng ở lâu trên chỗ máy nâng nữa. Họ lại tiếp tục ném bom, chúng tôi chẳng thèm lên đó nữa, dỡ ống nhòm và dần dần dỡ tất cả của nả còn lại và để gần xe, che chắn kín đáo để không bị đa văng vào làm hỏng. Ngày 9 tháng 7, đúng ngày tôi tròn 20 tuổi, thì tiểu đoàn trưởng đến chỗ chúng tôi và trao tặng cho tôi huy chương ?oSao đỏ?. Ngày hôm sau thì người ta rút chúng tôi khỏi chỗ đó và chuyển chúng tôi đến chỗ khác, cách đường mặt trận là 12 ?" 15 km, phía sau Vưborg, trên những quả đồi. Chúng tôi đặt đài quan sát trên một trong các điểm cao ấy. Khi chúng tôi còn ở trên máy nâng thì các cậu ấy lục lọi khắp nơi, và tìm ra một cái máy đong lúa mì, trong đó còn khá nhiều bột Chúng tôi gom được gần 2 bao, một phần thì đem đến chỗ ban chỉ huy, tham mưu, một phần cho cánh lính thông tin liên lạc, còn một phần để trong thùng xe của chúng tôi. Thế rồi sáng sáng, khi mà còn yên tĩnh và có thể đốt lửa thì anh chàng trung sĩ Strelchenko rán bánh xèo. Nhưng mà như thế chẳng được bao lâu.
    Tóm lại là chúng tôi không còn chiến đấu ở chỗ đó nữa. Hòa bình đã lập lại, chúng tôi lại sống theo khẩu phần bao cấp. Chỗ cuối cùng chúng tôi để của nả của mình, đài quan sát; trước đó là một vùng trung lập ?" cánh đồng khoai tây. Đã tới lúc đào khoai tây lên được rồi, mà lúc đó đang là lúc ngừng bắn với người Phần Lan ?" không bắn nữa. Thì chúng tôi cũng không bắn: ?oĐồng chí trung sĩ, chúng tôi đi đây, chúng tôi đào khoai tây nhé?? ?oCậu nói gì thế!?? ?oNày, xung quanh chúng ta là cánh bộ binh, họ cũng đào khoai tây, mà chúng tôi thì cũng muốn?. ?oNào ?" cậu này, cậu này nữa ?" các chiến sĩ tình nguyện nhé. Chạy tới chỗ này, chỗ kia. Vũ khí đem theo nhé! Cẩn thận kẻo chạm trán kẻ địch đấy nhé?. Họ đi và nhìn thấy: cả lính Phần Lan lẫn bộ binh của quân ta đều đào khoai tây. Tôi đã dặn họ là nếu có chuyện gì thì chạy về nhà, tức là chỗ đài quan sát ấy. Họ quay về: ?oĐồng chí trung sĩ, chúng tôi chạm trán kẻ địch. Anh nói cứ y như là tiên tri ấy?. Thôi kệ kẻ địch, chúng tôi cũng không cần quá nhiều khoai tây. Chẳng bao lâu nữa thì hòa bình, máy bay cùng với các máy bay tiêm kích bay đến Hensinki và ngược lại. Ở đây chiến tranh đã kết thúc. Nhưng chúng tôi vẫn còn tiếp tục đào công sự, xây dựng fк?епления ở biên giới với Phần Lan. Chuyện đó cũng hay nhưng dài lắm. Tôi rút ngắn ở đây.
  9. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Tháng mười hai đã đến. Đầu tháng mười hai chúng tôi được chuyển ra biên giới. Sau đó thì lại rút chúng tôi ra và lại chất háng lên xe. Chúng tôi lên tàu đi đâu đó về phía nam. Đi qua Minsk, và tới gần Varsava thì xuống tàu, vài ngày đi trong rừng. Rồi sau đó ~ далO^е на пла?да?м. Там б<ло два пла?да?ма "емблинский, о, го?ода "емблин, и oагнf^евский, о, го?ода oагнf^ев. o< попали на в,о?ой. oагнf^евский пла?да?м, ở đó có con sông Visla, còn gần đó là sông Filitsa. Chúng tôi đặt đài quan sát tại một điểm cao cạnh con sông này. Mà ở điểm cao ấy mới lắm đài quan sát của quân ta chứ! Cả cánh lính thông tin lẫn cánh lính pháo binh, còn xung quanh chỗ đồng trống thì là một xâu vũ khí, gần như cứ cách 5 m lại có một cái. Độ cao thì tốt thôi, nhưng cạnh đó là rừng, làm sao mà quan sát? Chúng tôi nhờ bên công binh kéo mấy cây thông gần đó xuống, thế là họ tới, dùng đủ cách để vít ngọn ba cây thông gần nhau, lấy gậy, đinh các kiểu nối lại, thế là thành đài, và chúng tôi vác ống nhòm leo lên đó. Nhưng vẫn chẳng rõ ràng gì hơn, trước mặt là rừng mà. Thế là các anh công binh lại leo lên, chặt bớt ngọn cây, vậy là chúng tôi có đài quan sát. Hai người có thể đứng đó được, nhưng nguy hiểm, vì đối phương thường nổ súng vào những điểm cao mà, thế là tôi để một cậu trinh sát ở trên đó với điện thoại, còn lính thông tin ở dưới. Chúng tôi lấy dây buộc anh ta vào thân cây, để nếu có bị thương thì cậu ttrinh sát cũng không bị ngã. Nếu bị thương thì chúng tôi sẽ đưa ra, chứ nếu mà ngã thì nguy hiểm lắm. Độ cao cũng gần 20 m mà. Leo lên cũng khó, mà leo xuống cũng khó. Chúng tôi làm một cái luyf chắn công sự dưới đài quan sát. Ở đó đất cá, khoảng 20 cm phía trên thì lạnh đông cứng lại, rất khó đào, còn dưới nữa thì cát bở. Lũy chắn chúng tôi làm như thế này: в яме с?fб пос,авили, đào xuống, rồi để đến 5 lớp thân cây lên. Đúng là pháo đài! Phải làm như thế vì đối phương bắn mìn миноме,ов rất nhiều, chúng tôi gọi đó là vĩ cầm ?" những khẩu súng Đức 6 nòng. Mìn của họ mỗi quả chắc nặng khoảng 50 kg mỗi quả, cứ nổ một cái là tạo ra một cái phễu đường kính 5 m. Chúng tôi thì ngồi trong lũy, mìn có rơi vào lũy cũng chẳng sao. Nhưng người ngỗi trên cây thì làm gì được, nếu mìn nổ anh ta sẽ nghĩ rằng: ?oBây giờ mảnh sẽ văng vào lưng, vào chân người đứng trên cây thôi?. Tôi thường xuyên thay đổi nhân viên thông tin. Ở trên cao vừa nguy hiểm vừa lạnh vì gió thổi. Chúng tôi ở đó khoảng 10 ?" 12 ngày. Tôi nghĩ, có lẽ số tôi may mắn: Chẳng ai đứng quan sát bị thương cả. Ở trong lũy chắn vừa lạnh, vừa ẩm ?" nhiệt độ khoảng âm 12 -14 ºC, đã là tháng giêng năm 45 rồi. Giá mà ở phía sau một chút thì còn có thể căng lều, đốt lửa. Còn chúng tôi thì đang ở ngay tiền tuyến, đâu có làm thế được. Mà khi anh nuôi đem đồ ăn đến cho chúng tôi thì mọi thứ đã nguội cả, có khi đóng băng luôn. Lúc đó chúng tôi có một cái lò chiến lợi phẩm của Đức, tròn, có móc. Chúng tôi chọn những cái nồi bán nguyệt (nửa tròn), để chừng 4 cái vào lò ?" cũng khá ấm. Cần phải có một cái ống cho lò ?" chúng tôi đục một cái lỗ nghiêng, nhét gậy vào đó. Tuy là gậy cũng cháy, nhưng không phải ngay lập tức. Chúng tôi thay gậy, để cho cái lỗ thông không bị tro lấp và nấu ăn ở đó. À, mà cái lũy chắn ấy thì lại quay cửa về phía địch. Tôi chỉ đạo xây dựng, nhưng rồi một lát sau thì trung đoàn trưởng đến, anh này còn trẻ và thiếu kinh nghiệm nhưng lại muốn chứng tỏ mình là chỉ huy. ?oKhông xây lũy như thế, quay lại phía này!? ?"?oBáo cáo đồng chí trung úy, tôi biết đâu là phía trước. Theo bản đồ của tôi thì quân Đức đang ở chỗ này đây?. Tôi đã ở trong quân ngũ 6 năm, suốt thời gian đó ở trong trinh sát. Tôi định vị với bản đồ tốt, và có thể làm mọi việc cần thiết khi đó. Còn anh ta thì mới ra trường, nhưng anh ta là chỉ huy. Thế là cứ bắt quay bằng được: ?oTôi không thể quay được?. ?oTôi sẽ bắn anh ngay bây giờ! Anh có nghe lệnh không đấy?? Anh ta rút súng lục ra, dọa bắn vào mũi. Thế là chúng tôi quay cửa. Thành ra lũy thì chắc chắn, nhưng bố trí tồi. Có lần một cái xe tự hành само.одка của Đức đến bắn đài quan sát, chúng tôi đã sợ là nó sẽ xông vào cái cửa ấy. Nhưng chuyện đó đã không xảy ra. Thì trong chiến tranh vẫn có những thằng ngốc mà.
    Rồi thì đến lúc tấn công ?" pháo bắn chuẩn bị. Mấy cậu lính thông tin đang sửa chữa đường dây chạy cả vào chỗ chúng tôi. Một cậu đứng ngay cửa, thế rồi có một quả mìn nổ ngay trên đầu cậu ấy.Cậu ta buông súng, mà súng lại không khóa chốt an toàn, thế là khi súng va phải đất thì cướp cò bắn phải tay cậu ta. Về sau suýt nữa cậu ta phải ra tòa án binh ?" người ta nghĩ rằng cậu này tự bắn vào tay mình. Cũng may là chúng tôi đã làm chứng. Người ta nghe theo chúng tôi, vì tôi là người có uy tín mà. Các cậu lính liên lạc của đơn vị khác cũng dựng một cái lũy cạnh chỗ chúng tôi. Họ đào một cái hào nho nhỏ, коммf,а,о? f ни. с,ои,, hai người gác cửa, phủ cả hai tấm bạt lên cửa cho đỡ lạnh. Nhưng cái lũy thì lại sơ sài - có một lớp один нака, và cây gỗ đường kính khoảng 15 cm, còn trên đó thì họ ném các cành cây và các mảnh gỗ to lên đấy ?" trông thì như là lũy ba lớp, nhưng thật ra chỉ có một ít cành và đất. Một quả mìn đã làm thủng lũy và rơi vào một chiến sĩ đang nằm cạnh máy điện thoại, mìn cắm thẳng vào bụng cậu ta nhưng không nổ. Sau khi chiếm được Varsava thì Bộ Chỉ huy tối cao đã khen thưởng chúng tôi. Sau đó thì chúng tôi được lệnh chuyển đến chỗ thành phố Radom cách Varsava về phía nam khoảng 60 km, ở có cũng tập trung pháo binh cũng kiểu như pháo binh của chúng ta. Hỏa tuyến tiến rất nhanh ?" mỗi ngày khoảng 25 ?" 30 km. Nhưng chúng tôi ở đó chẳng có việc gì làm cả. Thì cũng tham gia vào các đợt bắn chuẩn bị của pháo binh, nhưng không bắn vào các hỏa điểm, mà bắn rải thảm. Bắn vào các nút đường, vào những chiếc cầu ấy mà. Có lần các chiến sĩ trinh sát của chúng tôi đã tìm ra vị trí của một số khẩu đội bắn mìn 6 nòng. Thế là chúng tôi được lệnh bắn một cái như thế. Chúng tôi đã bắn tan tành, cả cái lũy gần đó cũng chẳng còn
    - Thế các bác có trinh sát âm thanh không?
    - Không, đó là звfкоме,?и?еская ?азведка trinh sát đo đạc bằng âm thanh. Đó là một bộ phận riêng, nhưng chúng tôi không có.
    Chúng tôi đóng ở Radome gần một tuần, mới dựng xong lũy thì có lệnh hành quân về phía trước. Ai đi ư? Tất nhiên là chúng tôi, những người lính trinh sát. Chúng tôi đi Poznan. Chúng tôi đi hai ngày ?" đã bị tụt lại so với hỏa tuyến tới 300 km. Hỏa tuyến đi rất nhanh, có vài đơn vị đã đến gần Oder rồi. Khi tới gần Poznan chúng tôi dừng lại ở đồn Nekv, trong ngôi nhà của một địa chủ. Chúng tôi có 3-4 người ở đó, còn lại thì đi tiếp tới Poznan, tới chỗ ban chỉ huy. Ở Poznan có một pháo đài cổ, nó đã ở đó mấy thế kỷ rồi. Quân SS và quân của Vlasov cố thủ ở đó. Chúng tôi thì có nhiệm vụ phá hủy pháo đài này. Nhìn chung thì pháo đài cũng giống như cremlin của Moskva, ở các góc tường có các tháp canh. Bên trong là trại lính, kho, hầm ngầm, vv? Tường pháo đài thì bằng gạch, dày khủng khiếp, tới 10 ?" 12 m. Chúng tôi không kiếm được chỗ nào đặt đài quan sát gần pháo đài cả, ở đó toàn là những ngôi nhà không cao. Chúng tôi đến chỗ nhà hát, thấy cửa khóa kín. Chúng tôi phá cửa vào, bên trong chẳng có ai cả, thế là chúng tôi leo lên trên và đặt đài quan sát ở đó. Chúng tôi lắp đặt kính quan sát, điện thoại; còn máy bộ đàm thì ở phía dưới. Thế rồi chúng tôi đóng tại nhà hát này. Chúng tôi chiếm một phòng rộng khoảng 20 mét vuông, dọn dẹp sạch sẽ - vì quân Đức lúc trước đóng ở đó, mà nhà hát thì không có toa lét. Hôi kinh khủng. Chúng tôi phải xách nước vào kỳ cọ. Cách đó không xa, ở gần đường sắt là một kho lạnh, cũng khá cao, thế là chúng tôi bố trí hai đài quan sát trên đó. Trong kho đầy thịt lợn, thế là chúng tôi ăn mỡ lợn thỏa thuê. Nào là luộc, nào là rán. Suốt cả cuộc chiến tranh chưa lúc nào chúng tôi được như thế cả. Chúng tôi tổ chức liên hoan, lấy rượu và sâm panh từ tiệm ăn ra. Tôi chẳng uống rượu bao giờ, những khi phát 100 gr vodka trước khi vào trận tôi toàn cho lại anh em cả, còn sâm panh thì tôi uống lần đầu tiên ở chỗ nhà hát đó. Chúng tôi lấy vải bạt phủ lên bàn ?" trông cũng lịch sự chán. Không có chỗ ngồi, chúng tôi phủ bạt và áo khoác lên các hòm rượu Chiến sĩ liên lạc trực ban cũng nhấm nháp chút chút. Giữa lúc đó thì tiểu đoàn trưởng đến: ?oỒ, phòng tốt quá, các cậu giỏi thật! Đã sắp xếp xong cả rồi?. Tôi thì đã sợ rằng nếu tiểu đoàn trưởng thấy những hòm rượu, sẽ mắng: ?oÀ, các cậu uống rượu say rồi đập phá đấy hả?. Nhưng tiểu đoàn trưởng chỉ nói là ban chỉ huy tiểu đoàn sẽ đóng ở đó và chúng tôi phải chuyển sang phòng khác.
    Chúng tôi bắn vào pháo đài, phá hủy các bức tường, tháp, tạo ra các đường tiến cho bộ binh. Tất cả các tháp canh ở góc tường đều bị chúng tôi phá hủy. Chỉ có mỗi tiểu đoàn pháo binh siêu nặng dự bị của chúng tôi là đơn vị bắn. Quân SS và quân của Vlasov thì cố thủ trong pháo đài, còn đơn vị tấn công lã các chiến sĩ quân đoàn cận vệ số 8 của Vasily Ivanovich Truikov.
  10. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Vào một ngày trong thời gian đó thì tiểu đoàn trưởng cũng tới đây và gọi điện đến khẩu đội: ?oNày hãy gọi cậu này đến cạo mặt cho tôi?. Thế là anh chàng thợ cạo David từ chỗ khẩu đội đến chỗ chúng tôi, tôi quên mất họ của anh ta rồi. Anh ta không biết đường, người ta chỉ đường cho anh ta trên bản đồ, và chắc là anh ta bị lạc ở đâu đó và đến muộn. Tiểu đoàn trưởng chửi um: ?oCấp trên gọi tôi lên họp, vậy mà cậu dám đến muộn, tôi điều cậu đến tiểu đội kỷ luật!?. Lúc đó chúng tôi đã có tiểu đoàn trưởng mới là Mikhailovsky Pavel Bogdanovich, đen như một người di gan, chửi tục thì phải biết. Anh ấy cạo râu, rồi lên xe đi họp. Có thể là anh ta đến muộn mà cũng có thể là không, nhưng anh ấy không về một mình, mà về với một ông tướng và một đoàn tùy tùng. Ông tướng ấy là trưởng Bộ phận trực chiến của Quân đoàn 8. Chúng tôi đưa họ đến một phòng sạch ?" căn phòng lớn trên tầng ba. Đầy cả người: ông tướng này, tùy tùng này, xe hơi Chevrolet với lại súng? Súng trường tự động ấy. Tiểu đoàn trưởng dẫn ông tướng đến chỗ chúng tôi và nói rằng đây là sở chỉ huy của anh ta, còn chúng tôi là cấp dưới đứng bên tường trong căn phòng đó. Tất cả đều đi vào đó. Thế rồi trước khi đi thì tiểu đoàn trưởng ngửi thấy mùi thịt rán. ?oCác cậu kiếm được thịt lợn ở đâu vậy??. ?" ?oChúng tôi lấy ở kho lạnh, thưa đồng chí tiểu đoàn trưởng?. Thế là anh ấy ra lệnh cho cậu thợ cạo: ?oNày cậu, đã đến muộn thì phải chuộc lỗi nhé, đem thịt lợn về cho tôi. Mà chọn miếng nào ngon ngon nhé?. Thế là cậu David ấy chọn một súc thịt to, tới nhà hát rồi hỏi xem chúng tôi ở đâu. Rồi cậu ta vác súc thịt ấy đi loanh quanh trong nhà hát. Thế nào mà cậu ta lại đụng phải các sếp. Ông tướng và đám tùy tùng, ngài trung tá thủ trưởng của chúng tôi, thiếu tá tham mưu trưởng, chỉ huy trinh sát. Rồi thì lính trinh sát nữa chứ. Có khoảng 2-3 người lính liên lạc, còn trinh sát của chúng tôi thì có 8-10 người. Anh nghĩ xem, cánh cửa bỗng nhiên mở ra và một chiến sĩ bước vào. Mặt thì đỏ gay, mồ hôi nhễ nhại và vác một súc thịt lợn to trên vai đi vào. Anh ta nhìn xem có chuyện gì, xung quanh toàn chân là chân, ủng thì cứ gọi là bóng loáng; người thì đầy, anh ta tự hỏi mình đang ở đâu. Hé mắt nhìn qua súc thịt, chẳng thấy chúng tôi đâu cả. Mà là khách của chúng tôi. Chỉ huy nơi khác. Thế là anh ấy quay lưng lại và đi ra cửa. Còn tôi thì nhìn vị tướng. Trời đất ạ, chuyện gì sẽ xảy ra đây. Dù gì thì chiến sĩ ấy cũng là của chúng tôi. Mà là tên oа?оде?. Có nghĩa là chúng tôi cũng thế! Nhục thật! Chúng tôi đã được dạy là không được lấy gì ở bất cứ chỗ nào . Chưa ai lấy thậm chí là mảnh giẻ rách ở đâu đó. Thế mà cậu này lại vác một súc thịt lớn. Chúng tôi sẽ bị gì bây giờ? Vị tướng thì vẫn đứng, miệng há hốc, không nói được lời nào. ?oChiến sĩ của đơn vị các anh đấy à?? ?" Tiểu đoàn trưởng: ?oKhông, không phảo đơn vị chúng tôi?. Còn cậu David ấy, rúm ró cả lại, rồi lại còn súc thịt với lại súng carbin nữa? Không ai nhìn thấy rõ quân hàm của cậu ta, nên không thể biết chính xác rằng cậu ta là lính pháo binh. Không ai giữ cậu ta lại cả. Tùy tùng của vị tướng cũng khá đông: nào là đại tá, nào là thiếu tá. Ít nhất thì ngoài phố cũng có gần năm chục khẩu súng. Thế nhưng David trốn đi đâu mất, và người ta cũng cho qua chuyện này?
    Gần như ngày nào thì pháo của chúng tôi cũng bắn, đã gần tới Ngày Quân đội Xô viết ?" 23 tháng hai. Chúng tôi đã xua hết đám lính Đức và lính Vlasov ở trong các chiến hào trước pháo đài. Đối phương chỉ còn ở phía sau tường, rất khó vào đó, đối phương cũng phòng thủ rất quyết liệt. Có lần các chiến ssĩ trinh sát vào được trong đó và bắt được 4 lính SS đem về. Chúng tôi đang đứng nói chuyện trên tầng ba, bỗng thấy có người đang rơi từ trên xuống, anh ta đang nhào lộn trong không khí. Oạch một cái xuống đất. Chuyện gì xảy ra vậy? Các cậu trinh sát dẫn đám lính đến cho trưởng bộ phận trực chiến о,дела hỏi cung (đấy là các chiến sĩ trong đơn vị đó kể lại, không phải các chiến sĩ của chúng tôi). Hỏi cung người thứ nhất: đơn vị nào, vv ?" anh ta im lặng. ?oNói đi, không thì chúng tôi quẳng ra ngoài cửa sổ đấy?. Vẫn không trả lời. Thế là các chiến sĩ của ta túm lấy anh ta và quăng ra ngoài cửa sổ. Anh có thể tưởng tượng được họ là những kẻ cuồng tín thế không? Không ai trong số họ trả lời một câu hỏi nào cả. Tất cả bị quăng ra ngoài cửa sổ. Tất nhiên là không ai sống sót.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này